Nghị định 92/2011/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

thuộc tính Nghị định 92/2011/NĐ-CP

Nghị định 92/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/2011/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/10/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Ngày 17/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều mức phạt nặng khi cá nhân, doanh nghiệp trốn đóng BHYT.
Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế có mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng khi vi phạm đến 10 lao động; mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động… và mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng khi doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho từ 1.001 lao động trở lên. 
Doanh nghiệp, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định; buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả; buộc nộp số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT. 
Đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng khi vi phạm không đóng BHYT đối với mỗi người lao động. 
Trong công tác tổ chức khám, chữa bệnh, giám định BHYT, nếu lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 24 triệu đồng; kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng bị phạt từ 300.000 đồng đến 40 triệu đồng… 
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2011.

Xem chi tiết Nghị định92/2011/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----------

Số: 92/2011/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM Y TẾ

--------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT).
2. Hành vi vi phạm hành chính về BHYT là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về BHYT mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về đóng BHYT và thu BHYT;
b) Vi phạm các quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ và sử dụng thẻ BHYT;
c) Vi phạm các quy định về tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT, công tác giám định BHYT;
d) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng quỹ BHYT;
đ) Vi phạm các quy định về báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu về BHYT;
e) Vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra, cản trở hoạt động quản lý nhà nước về BHYT.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Lạm dụng dịch vụ y tế là việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ y tế khác trong khám bệnh, chữa bệnh quá mức cần thiết so với các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến người bệnh có thẻ BHYT, quỹ BHYT và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thông tin trên thẻ BHYT liên quan đến quyền lợi và mức hưởng BHYT là thông tin được quy định bằng số, ký hiệu, ký tự, hoặc hình thức khác trên thẻ BHYT để làm căn cứ xác định về quyền lợi và mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng tham gia BHYT.
3. Hành vi cản trở, gây khó khăn là những hành vi không hợp tác, không thực hiện yêu cầu hợp tác hoặc tự quy định, đưa ra các yêu cầu không hợp pháp trong thực hiện BHYT đối với các bên liên quan đến BHYT.
4. Mức độ vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức độ thiệt hại về tài chính (tính bằng tiền đồng Việt Nam) đối với cá nhân, tổ chức có liên quan đến BHYT.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại các Điều: 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này.
3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính về BHYT được xem xét và xử lý theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 6 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 12 tháng, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến thu, đóng và quản lý, sử dụng quỹ BHYT thì thời hiệu xử phạt là 24 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Nếu quá thời hạn nêu trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm không bị xử phạt vi phạm nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực BHYT hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.
6. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính, trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt là 03 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
7. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật BHYT nếu sau 12 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.
Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT chịu một trong các hình thức xử phạt sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng).
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thu hồi thẻ BHYT; tạm giữ thẻ BHYT;
b) Buộc truy nộp, hoàn trả số tiền vi phạm theo quy định pháp luật về BHYT vào tài khoản thu của quỹ BHYT trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm về đóng BHYT;
c) Buộc nộp số tiền lãi của số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính;
d) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt;
đ) Buộc cấp thẻ, cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT đúng quy định;
e) Buộc báo cáo, cung cấp chính xác về thông tin, số liệu về BHYT;
g) Buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về BHYT.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM VỀ ĐÓNG, THU BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 5. Hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;
b) Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 6. Hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 51 đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm từ 101 đến 500 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 501 đến 1.000 người lao động;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.001 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);
c) Buộc nộp số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 7. Hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm không đóng BHYT đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng đủ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
c) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 8. Hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
i) Từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đầy đủ số tiền phải đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động;
b) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 9. Hành vi đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia BHYT không đúng quy định, theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Phạt tiền đối với cá nhân tham gia BHYT tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ BHYT nhưng chưa sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ BHYT đã sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ BHYT đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Điều 10. Hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
i) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xác định đúng mức đóng và nộp số tiền phải đóng BHYT đúng quy định cùng lãi phát sinh của số tiền chưa đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 11. Hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế không đúng số tiền quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp, chuyển kinh phí đầy đủ theo mức đóng và số đối tượng tham gia BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm, kể cả tiền lãi phát sinh vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 12. Hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước sau khi có đủ thủ tục đề nghị cấp, chuyển kinh phí theo quy định để đóng bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định 30 ngày
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của quỹ BHYT, đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của quỹ BHYT, đối tượng tham gia BHYT theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp, chuyển kinh phí đóng BHYT đúng thời gian quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);
c) Buộc chuyển số tiền lãi của số tiền chậm chuyển vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có) trong 10 ngày kể từ ngày giao quyết định xử phạt.
MỤC 2. VI PHẠM VỀ CẤP THẺ, CẤP LẠI THẺ, ĐỔI THẺ VÀ SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 13. Hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và chuyển kịp thời danh sách đối tượng tham gia BHYT theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 14. Hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu dưới 50 người;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 100 người đến dưới 500 người;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 1.000 người trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và chuyển đủ danh sách số đối tượng tham gia BHYT theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 15. Hành vi cấp thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định.
2. Phạt tiền đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi cấp chậm từ 01 đến dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm;
b) Buộc bồi hoàn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 16. Hành vi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định.
2. Phạt tiền đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 17. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế không đúng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền khám bệnh, chữa bệnh mà quỹ BHYT đã chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 18. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc cấp lại thẻ BHYT đúng thông tin liên quan đến quyền lợi và mức hưởng của đối tượng tham gia BHYT;
c) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch quỹ BHYT đã thanh toán (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 19. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng không đúng thời gian tham gia của đối tượng tham gia BHYT
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc cấp lại thẻ BHYT có giá trị sử dụng đúng quy định;
c) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền đã sử dụng trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian có giá trị sử dụng của thẻ BHYT (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 20. Hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 21. Hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm giữ thẻ BHYT trong thời hạn 30 ngày;
b) Người sử dụng thẻ BHYT có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
c) Người cho mượn thẻ chỉ được hưởng quyền lợi BHYT sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẻ bị tạm giữ và đã nộp phạt theo quy định.
MỤC 3. VI PHẠM VỀ TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 22. Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
2. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 8.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 12.000.000 đồng đến dưới 24.000.000 đồng;
e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 24.000.000 đồng đến dưới 48.000.000 đồng;
g) Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 48.000.000 đồng đến dưới 72.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 72.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 23. Hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
g) Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng trở lên.
4. Khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 24. Hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ BHYT bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 25. Hành vi vi phạm về mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ BHYT bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 26. Hành vi cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật đầy đủ theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 27. Hành vi lạm dụng dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 28. Hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 29. Hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế sai với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có);
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 30. Hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có).
Điều 31. Hành vi vi phạm về quy chế, quy định chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng các quy chế, quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
Điều 32. Hành vi không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng các quy chế, quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho đối tượng tham gia BHYT (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 33. Hành vi cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành việc giám định BHYT theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 34. Hành vi đưa những nội dung trái với quy định của pháp luật vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ các nội dung trong hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT trái với quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
c) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có);
d) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 35. Hành vi đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT, theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký;
b) Buộc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
c) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại vào tài khoản thu của quỹ BHYT hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có).
MỤC 4. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 36. Hành vi tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng số tiền theo quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có).
Điều 37. Hành vi tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đối tượng tham gia BHYT, theo các mức sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 30 ngày;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 30 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thời gian quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 38. Hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm y tế sai quy định
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT theo các mức sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sử dụng quỹ BHYT đúng quy định;
b) Buộc nộp số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
MỤC 5. VI PHẠM VỀ BÁO CÁO, CUNG CẤP THÔNG TIN, SỐ LIỆU VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 39. Hành vi báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế không đúng thời gian quy định, không cung cấp số liệu, số liệu cung cấp không chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.
4. Khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định về báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về nội dung, đúng biểu mẫu, đúng về số liệu trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt.
Điều 40. Hành vi không cung cấp, cung cấp sai lệch thông tin, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về đối tượng tham gia BHYT, quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 41. Hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về nội dung thông tin liên quan đến việc giải quyết quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 42. Hành vi gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền đối với trường hợp tái phạm theo các mức sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 15 ngày;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 15 ngày trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thời gian quy định.
MỤC 6. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 43. Hành vi không chấp hành hoặc cản trở việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 44. Hành vi không chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng  đến dưới 40.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng  đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại đối với cá nhân, tổ chức (nếu có).
Chương 3.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 45. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT thuộc phạm vi quản lý, như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 46. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Thanh tra y tế
1. Thanh tra viên y tế khi thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế của Thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên tài chính khi thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của các cơ quan khác
1. Ngoài thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 45 và Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này, người có thẩm quyền khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này, thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Khi nhận được biên bản vi phạm hành chính và văn bản đề nghị xử phạt của Bảo hiểm xã hội, trong thời gian 10 ngày cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm theo quy định.
Điều 49. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền, có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 50. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008.
2. Mẫu biên bản, mẫu các quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 51. Trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này vào quỹ bảo hiểm y tế
1. Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào quỹ BHYT thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng tích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm nhất và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
2. Người có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này là:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chánh thanh tra Sở Y tế;
d) Chánh thanh tra Bộ Y tế;
đ) Chánh thanh tra Sở Tài chính;
e) Chánh thanh tra Bộ Tài chính;
g) Người có thẩm quyền khác theo quy định.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 52. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2011.
Điều 53. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

1. Mẫu Quyết định số 01: Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền

2. Mẫu Quyết định số 02: Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính bằng hinh thức phạt cảnh cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

3. Mẫu Quyết định số 03: Quyết định Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

4. Mẫu Quyết định số 04: Quyết định Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

5. Mẫu Biên bản số 05: Biên bản Vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế

Mẫu Quyết định số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-----------------

Số:         /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………..A2, ngày…  tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ……………………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế3;

Xét hành vi vi phạm do 4...................................................................................... thực hiện;

Tôi: ……………………………………….5; chức vụ: .............................................................. ;

Đơn vị: ................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức 6 .............................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .........................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ...........

Cấp ngày …………… Tại ................................................................................................

Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ................................................................  đồng.

(ghi bằng chữ: ................................................................................................................... ).

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính 7 ……………………………………………….. quy định tại điểm ….. khoản …… Điều ……. của Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày    tháng    năm     của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế8.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (Bà)/ Tổ chức ………………………………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày … tháng … năm … trừ trường hợp 9 …………………………………. Quá thời hạn này, nếu Ông (Bà)/Tổ chức ………………………………………. cố tình không chấp hành Quyết định này thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc điểm thu phạt số 10 …………….. Kho bạc nhà nước …………………… trong vòng mười ngày kể từ ngày giao Quyết định xử phạt.

Ông (Bà)/tổ chức …………………………………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức ...................................................................................  để chấp hành;

2. Kho bạc ....................................................................................................  để thu phạt;

3 ..........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể Điều, khoản, … của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

4 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

5 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

6 Nếu là tổ chức, ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

Ghi cụ thể từng Điều khoản, mức phạt của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

8 Ghi cụ thể từng Điều khoản, mức phạt của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

9 Ghi rõ lý do.

10 Ghi rõ tên, địa chỉ kho bạc.

Mẫu Quyết định số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-----------------

Số:         /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………..A2, ngày…  tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo về

 vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều …………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế3;

Xét hành vi vi phạm do ....................................................................................... thực hiện;

Tôi: ……………………………………….4; chức vụ: ........................................................... ;

Đơn vị: ............................................................................................................ ……………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức 5 ................................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ............................................................................... ……

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ……...

Cấp ngày …………………. Tại ..................................................................................……..

.............................................................................................................................................

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính 6 ……………………………………………….. quy định tại điểm …….. khoản …… Điều …….. của Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày    tháng    năm     của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế7.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức8 ..................................................................................  để chấp hành;

2 ..........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi cụ thể Điều, khoản, … của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

4 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

5 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

7 Ghi cụ thể Điều, khoản, mức phạt của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

8 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

Mẫu Quyết định số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
----------------

Số:         /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………..A2, ngày…  tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ Điều ……………….. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;

Xét3.......................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi4: …………………………………. chức vụ: ................................................................... ;

Đơn vị ...................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Tịch thu: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (Bà)/Tổ chức5 ..............................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .........................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/ Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ..................................................................... ....................................................................................

Cấp ngày …………………. Tại ................................................................... .......................

.............................................................................................................................................

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức6 ........................................................................................  để chấp hành;

2. .........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quyết định này gồm ………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi rõ lý do tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định để xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

4 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

5 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

6 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

Mẫu Quyết định số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
------------

Số:         /QĐ-CC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………..A2, ngày…  tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế số ……………. ngày …………. tháng …………. năm ………. của ............................................................ .................................. .................................. ............ ........

Tôi: ………………………………….3 chức vụ: ................................................................. ;

Đơn vị: ...............................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……. ngày ……… tháng ……. năm …….. của .....................................................................................................................................................
đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức4 ..............................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ........................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/ Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ........

Cấp ngày …………………. Tại ............................................................................................

Biện pháp cưỡng chế5 ........................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (Bà)/Tổ chức ……………………………………………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này và chịu mọi phí tổn về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày .......................................................................

Quyết định này gồm .......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được gửi cho:

Ông (Bà)/Tổ chức6 .............................................................................................................. 

Ông (Bà)/Tổ chức ...............................................................................................................

Ông (Bà)/Tổ chức ................................................................................................................

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Họ tên người ra quyết định cưỡng chế.

4 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

5 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

6 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

Mẫu Biên bản số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………..A2, ngày…  tháng … năm …

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế

Hôm nay, hồi …….. ngày ……… tháng ……. năm …………., tại ............................................... ...................................... ...................................... ............................

Chúng tôi gồm3:

1. …………………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;

2. …………………………………… Chức vụ: ......................................................................

Với sự chứng kiến của 4:

1. Ông (Bà) ………………… Nghề nghiệp: ………….. Chức vụ: ..................................... ;

Địa chỉ thường trú (tạm trú) tại: ..........................................................................................

2. Ông (Bà) ………………………….. Nghề nghiệp: ………….. Chức vụ: ......................... ;

Địa chỉ thường trú (tạm trú) tại: ..........................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức5 ...............................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .......................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh:...............................................

Cấp ngày …………….. Tại ................................................................................................

Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau6:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Đã có các hành vi vi phạm vào điểm …… khoản …… Điều ….. của Nghị định số …../….../NĐ-CP ngày       tháng      năm        của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế 7.

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại8:

Họ tên: .................................................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh:.......................

Cấp ngày ……………. Tại ...................................................................................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/tổ chức vi phạm hành chính: ....................

Ý kiến của người làm chứng:

.............................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):

.............................................................................................................................................

………………… 9 đã yêu cầu Ông (Bà)/tổ chức ……………………………………. đình chỉ ngay hành vi vi phạm nêu trên.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và các giấy tờ sau để chuyển về .        giải quyết.

Thứ tự

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ, thẻ BHYT … bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 10

Ghi chú11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/Tổ chức vi phạm có mặt tại 12 ………………………….. để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành ……… bản có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho người vi phạm hành chính/tổ chức vi phạm một bản và 13 ..............................................................

.............................................................................................................................................

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung Biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào Biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)14:

.............................................................................................................................................

Biên bản này gồm ……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào các trang.

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Lý do người vi phạm hành chính/tổ chức vi phạm không ký Biên bản

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Lý do Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ họ tên người lập biên bản.

4 Họ tên người làm chứng, nếu có đại diện chính quyền địa phương phải ghi rõ chức vụ.

5 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện tổ chức vi phạm.

6 Ghi rõ cụ thể ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

7 Ghi cụ thể Điều, khoản, của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

8 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện tổ chức vi phạm.

9 Ghi rõ tên của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt.

10 Nếu là phương tiện thì ghi số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi số seri của từng tờ.

11 Ghi rõ tang vật có được niêm phong không? Nếu có niêm phong thì phải có chữ ký của người vi phạm (tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (Bà) ...............................................................................................................................

12 Ghi rõ địa chỉ, trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

13 Ghi cụ thể người, tổ chức được giao biên bản.

14 Những người có ý kiến khác với nội dung của Biên bản phải ghi rõ ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký ghi rõ họ tên.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 92/2011/ND-CP

Hanoi, October 17, 2011

 

DECREE

DEFINING ON ADMINISTRATIVE SANCTIONS IN THE FIELD OF HEALTH INSURANCE

THE GOVERMENT

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Health Insurance dated November 14, 2008;

Pursuant to Ordinance No.44/2002/PL-UBTVQH10 dated July 02, 2002 of the National Assembly Standing Committee on Handling of Administrative Violations, Ordinance No.04/2008/UBTVQH12 dated April 02, 2008 of the National Assembly Standing Committee amending and supplementing some Articles of Ordinance No.44/2002/PL-UBTVQH10 dated July 02, 2002 of the National Assembly Standing Committee on Handling of administrative Violations;

At the proposal of the Minister of Health,

 

DECREES:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

1. This Decree provides for the administrative violations, forms, and levels of sanction, remedies, competence to sanction administrative violations in the field of health insurance (HI).

2. Act of administrative violation on HI is an act committed intentionally or unintentionally by individuals, agencies and organizations (hereinafter referred to as individuals and organizations) the violations of the provisions of law on HI that are not crimes and as prescribed by law, must be handled for administrative violations.

3. The administrative violations in the field of HI, include:

a) Violation of regulations on payment for HI premium and collection of HI premium;

b) Violation of regulations on the grant, re-grant, renewal of card and use of HI card;

c) Violation of regulations on organization of HI medical examination, treatment, HI appraisal;

d) Violation of regulations on management and use of HI;

đ) Violation of regulations on report, provision for information and data on HI;

e) Violation of regulations on inspection, examination, obstruction of state management activities on HI.

Article 2. Interpretation of terms

1.Abuse of health servicesmeans the appointment and use of drugs, chemicals, medical materials, technical services and other health services in medical examination and treatment in excess of the necessary level compared to the provisions of medical technical expertise damaging the patients with HI cards, HI fund, and establishments of medical examination and treatment.

2.Information on HI card relating to HI benefits and benefit levelsmeans the information specified by numbers, symbols, characters, or other forms on HI card for used as a basis for determining the HI benefits and benefit levels for each object participating in HI.

3.Acts of obstructing or causing difficultiesmean the acts failing to cooperate or failing to implement requirement of cooperation or self-regulating, making unlawful requirements in the implementation of HI for the parties involved in HI.

4.The level of administrative violations prescribed in this Decreemeans the level of financial losses (in Vietnam dong) for individuals and organizations related to HI.

Article 3. The principles for sanctioning, the prescription for sanctioning and time limit considered as not yet sanctioned for administrative violations

1. Principles for sanctioning administrative violations in the field of HI shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations No.44/2002/PL-UBTVQH10 dated July 02, 2002 and Article 3 of Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of some Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Ordinance  amending and supplementing some Articles of the 2008 Ordinance on Handling of administrative violations.

2. The sanctione of administrative violations in the field of HI implemented by the competent persons shall comply with the provisions of Articles 45, 46, 47, 48 and 49 of this Decree.

3. The extenuating, aggravating circumstances applied to sanction of administrative violations on HI are reviewed and processed under the provisions of Article 8 and Article 9 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article  6 of Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of some Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Ordinance amending and supplementing a number of Articles of the 2008 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

4. Prescription for sanctioning administrative violations in the field of HI is 12 months from the date that administrative violation is made. For administrative violations related to the collection, payment, and management, use of HI fund, the prescription shall be 24 months from the date of the administrative violation. If the time limit is over, the violating individuals and organizations shall not be sanctioned, but still subject to the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

5. Within the time limit provided for in Clause 4 of this Article, individuals and organizations commit new act of administrative violations in the field of HI or deliberately evade or delay the sanction shall not apply to the above prescription, the prescription for sanctioning administrative violation shall be recalculated from the time of the new administrative violations or time of termination of the act of evasion, delay of sanction.

6. For individuals to be sued, prosecuted or had a decision to bring the case to trial in accordance with criminal proceedings that have decided to suspend the investigation or suspend the case, they shall be subject to administrative sanctions if there is evidence of administrative violation, in this case, the prescription for sanctioning shall be 03 months from the date of the decision to suspend the investigation or suspend the case.

7. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations of HI law if after 12 months from the date of completely serving the sanctioning decisions or from the date of expiry of prescription for execution of sanctioning decisions that they do not violate again, they shall be considered as not yet been sanctioned for administrative violations in the field of HI.

Article 4. The forms of sanction and remedies

1. Form of main sanction

Individuals and organizations committing acts of administrative violations in the field of HI shall be subject to one of the following sanctions:

a) Warning;

b) Fine: The maximum fine level of handling of administrative violations in the field of HI is 40,000,000 VND (forty million VND).

2. Form of additional sanction: Confiscating material evidences and means used for administrative violations in the field of HI;

3. Remedies:

In addition to the forms of sanction specified in Clauses 1 and Clause 2 of this Article, individuals and organizations committing acts of administrative violations, shall be subject to one or more following remedies:

a) Withdrawn HI cards; temporarily kept HI cards;

b) Forced to retrospectively pay, refund the violated amounts according to provisions of law on HI into revenue account of HI fund within 10 working days from the date of delivery of the decision to sanction for violation of HI premium payment;

c) Forced to pay interest of the HI premium not yet been paid, or paid late according to the basic interest rate announced by the state bank at the time of handling administrative violations;

d) Forced to reimburse the violated amounts to the affected individuals and organizations within 10 working days from the date of delivery of the decision to sanction;

đ) Forced to regrant the HI cards, renew the HI cards in accordance with regulations;

e) Forced to report, provide for accurate information and data on HI;

g) Forced to observe the inspection, examination, and the provisions of the competent authorities on HI.

Chapter 2.

VIOLATIONS, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

SECTION 1. VIOLATIONS OF PAYMENT, COLLECTION OF HI PREMIUM

Article 5. Acts of failing to pay HI premium of the objects who are responsible for participating HI

1. A warning shall be imposed;

2. A fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed.

3. Remedies:

a) Forced to participating in HI in accordance with the law provisions on HI;

b) Forced to pay the payable amount into the revenue accounts of HI fund.

Article 6. Acts of failing to pay HI premium for all the employees who are responsible for participating in the health insurance of employers

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000, when committing violation from 01 to 10 employees;

b) Between VND 1,000,000 and 5,000,000 when committing violation from 11 to 50 employees;

c) Between VND 5,000,000 and 10,000,000 when committing violation from 51 to 100 employees;

d) Between VND 10,000,000 and 15,000,000 when committing violation from 101 to 500 employees;

đ) Between VND 15,000,000 and 20,000,000 when committing violation from 501 to 1,000 employees;

e) Between VND 20,000,000 and 30,000,000 when committing violation from 1001 employees or more.

2. Remedies:

a) Forced to pay HI premium for all the employees who are responsible for participating in the health insurance according to law provisions on HI;

b) Forced to reimburse expenses of medical examination and treatment under HI benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any);

c) Forced to make payment for the unpaid anount and interest accrued by the unpaid amount, amount of late payment into revenue account of the HI fund.

Article 7. The acts of paying health insurance premium of inadequate number of persons who are responsible for participating in the health insurance of employers

1. A fine of between 300,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed when committing violation of failing to pay HI premium for each employee.

2. Remedies:

a) Forced to pay for inadequate number of laborers who are responsible for participating in the health insuranceunder the provisions of the law on HI;

b) Forced to reimburse expenses of medical examination and treatment under HI benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any).

c) Forced to make payment for the payable amount and interest accrued by the payable amount into revenue account of the HI fund.

Article 8. The acts of paying health insurance of inadequate number of payable amount

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 for the violation valued at less than VND 5,000,000;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

c) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

d) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

đ) Between VND 4,000,000 and VND 8,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 60,000,000;

e) Between VND 8,000,000 and 12,000,000 for the violations valued at VND 60,000,000 to less than VND 80,000,000;

g) Between VND 12,000,000 and 16,000,000 VND for the violations valued at VND 80,000,000 to less than VND 120,000,000;

h) Between VND 16,000,000 and 24,000,000 VND for the violations valued at VND 120,000,000 to less than VND 160,000,000;

i) Of between VND 24,000,000 and VND 32,000,000 VND for the violation valued at VND 160,000,000 or more.

2. Remedies:

a) Forced to pay the full payable health insurance premium for the entire number of employees;

b) Forced to make payment for the payable amount and interest accrued by the payable amount into revenue account of the HI fund.

Article 9. The acts of permitting persons who are not belong to the management responsibilities to the lists of agencies and organizations to participate in health insurance

1. Fine shall be imposed for agencies and organizations permitting participants of HI not in compliance with provisions by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 calculated on each HI card in case of violation but not harming the HI fund;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 calculated on each HI card in case of used in the medical examination, treatment of HI causing damage to HI fund.

2. Fine shall be imposed for individuals participating in HI at the agency, organization not in compliance with provisions by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 1,000,000 VND calculated on each person having HI card but not using HI card for medical examination, treatment of HI;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 calculated on each person having HI card and used HI card for medical examination, treatment of HI.

3. Remedies:

a) Withdrawn HI card;

b) Forced to reimburse the amount paid to HI fund in medical examination, treatment of HI.

Article 10. Acts of confirming improper payment level of participants in health insurance

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at less than VND 10,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 VND for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

d) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 VND for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 60,000,000;

đ) Between VND 8,000,000 and 12,000,000 for the violations valued at VND 60,000,000 to less than VND 80,000,000;

e) Between VND 12,000,000 and 16,000,000 VND for the violations valued at VND 80,000,000 to less than VND 100,000,000;

g) Between VND 16,000,000 and 24,000,000 VND for the violations valued at between VND 100,000,000 to less than VND 120,000,000;

h) Between VND 24,000,000 and 32,000,000 VND for the violations valued at VND 120,000,000 to less than VND 150,000,000;

i) Between VND 32,000,000 and 40,000,000 VND for the violations valued at VND 150,000,000 or more.

2. Remedies: Forced to determine the correct payable amount of premium and to make payment for the payable amount of premium in accordance with provisions as well as interest accrued by unpaid amount into revenue account of the HI fund.

Article 11. Acts of grant, transfer of funds from the state budget for paying health insurance not in compliance with the specified amount

1. A warning shall be imposed for first violations and not causing damage to the health insurance fund, the interests of the objects participating in HI.

2. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for the cases of recidivism, but not harming the health insurance fund, the interests of the objects participating in HI.

3. A fine shall be imposed for the violations causing damage to the health insurance fund, the interests of the objects participating in HI:

a) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 VND for the violations valued at less than VND 500,000,000;

b) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 VND for the violations valued at VND 500,000,000 to less than 1.000.000.000 VND;

c) Between VND 4,000,000 and VND 8,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000,000 VND to less than 5.000.000.000 VND;

d) Between VND 8,000,000 and 16,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000,000 VND or more.

4. Remedies:

a) Forced to grant, transfer fully funding according to the premiums and the number of objects participating in HI;

b) Forced to reimburse the violated amounts, including interest incurred in revenue account of the health insurance fund (if any).

Article 12. The acts of granting, transferring funds from the state budget 30 days later than the prescribed time after having all the procedures for the issuance, transfer of funds according to provisions for paying HI premiums

1. Warning shall be imposed in case of first violations and not causing damage to the interests of health insurance fund, health insurance participants.

2. A fine of between 100,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for the cases of recidivism, but not harming the health insurance fund, the interests of health insurance participants.

3. Fine shall be imposed for violations causing damage to the interests of the health insurance fund, the interests of health insurance participants by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 VND for the violations valued at less than VND 500,000,000;

b) Between 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 500,000,000 to less than 1,000,000,000 VND;

c) Between VND 4,000,000 and VND 8,000,000 for the violations valued at 1,000,000,000 to less than 10,000,000,000 VND;

d) Between VND 8,000,000 and 16,000,000 for the violation valued at 10,000,000,000 VND or more.

4. Remedies:

a) Forced to grant, transfer funding to pay the HI in accordance with the prescribed time;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under health insurance benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any);

c) Forced to transfer the amount of interest of the late payment into the revenue account of HI fund (if any) within 10 days from the date of the sanctioning decision.

SECTION 2. VIOLATIONS ON ISSUANCE OF CARDS, RENEWAL OF CARDS, AND USE OF CARDS OF HI

Article 13. The acts of making and transferring the list of issuance of health insurance cards to the participants in health insurance who are belong to the management responsibility slower than the prescribed time

1. Warning shall be imposed in case of first violations and not causing damage to the interests of health insurance fund, health insurance participants.

2. A fine of between 100,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for the cases of recidivism, but not harming the interests of health insurance participants.

3. Fine shall be imposed for violations causing damage to the interests of health insurance participants by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 in case of late less than 10 working days as prescribed;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 VND in case of late from 10 working days or more as prescribed.

4. Remedies:

a) Force to make and transfer timely the list of HI participants under the provisions;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under health insurance benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any).

Article 14. The acts of making and transferring the list of issuance of health insurance cards to the participants in health insurance who are belong to their management responsibility inadequate number of persons as prescribed

1. Warning shall be imposed in case of first violations and not causing damage to the interests of health insurance participants.

2. A fine of between 100,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for the cases of recidivism, but not harming the interests of health insurance participants.

3. A fine shall be imposed for violations causing damage to the interests of health insurance participants by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 VND for the case of missing less than 50 persons in the list;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the case of missing 50 persons to less than 100 persons in the list;

c) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the case of missing 100 persons to less than 500 persons in the list;

d) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the case of missing 500 persons to less than 1.000 persons in the list;

đ) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the case of missing 1,000 persons or more in the list.

4. Remedies:

a) Force to make and transfer timely the list of HI participants under the provisions;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under health insurance benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any).

Article 15. The acts of issuing health insurance cards slower than the specified time

1. Caution shall be imposed in case of issuing health insurance cards late less than 10 working days compared with the prescribed time.

2. A fine shall be imposed in case of issuing health insurance cards late from 10 working days or more compared with the specified time, by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 in case of late issuance of 01 to less than 50 cards;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 in case of late issuance of 50 to less than 100 cards;

c) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 in case of late issuance of 100 to less than 500 cards;

d) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 in case of late issuance of 500 to less than 1,000 cards;

đ) Between VND 4,000,000 and VND 8,000,000 in case of late issuance of 1,000 cards or more.

2. Remedies:

a) Forced to issue health insurance cards for the HI participants within 10 working days from the date of delivery of the decision to handle violations;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under health insurance benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any).

Article 16. The acts of re-grant or renewal of health insurance cards slower than the specified time

1. Warning shall be imposed in case of late re-grant or renewal of health insurance cards less than 10 working days compared with the prescribed time.

2. A fine shall be imposed in case of late re-grant or renewal of health insurance cards from 10 working days or more compared with the specified time, by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 in case of late re-grant or renewal of health insurance cards at less than 50 cards;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 in case of late re-grant or renewal of health insurance cards from 50 to less than 100 cards;

c) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 in case of late re-grant or renewal of health insurance cards from 100 to less than 500 cards;

d) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 in case of late re-grant or renewal of health insurance cards from 500 to less than 1,000 cards;

đ) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 in case of late re-grant or renewal of health insurance cards from 1,000 cards or more.

3. Remedies:

a) Forced to issue health insurance cards for the HI participants within 10 working days from the date of delivery of the decision to handle violations;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under health insurance benefits and benefit levels that HI participants had to be paid (if any).

Article 17. The acts of issuing health insurance cards to improper objects to be issued health insurance cards

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 on each health insurance card not yet used for medical examination, treatment of health insurance;

b) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 on each health insurance card used for medical examination, treatment of health insurance.

2. Remedies:

a) Withdrawn health insurance cards;

b) Forced to reimburse amount of medical examination, treatment that health insurance fund has already paid (if any) to the revenue account of the health insurance fund.

Article 18. Acts of issuing HI cards wrongly on benefits, the levels of benefit of the HI participants

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 on each health insurance card not yet used for medical examination, treatment of health insurance;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 on each health insurance card used for medical examination, treatment of health insurance.

2. Remedies:

a) Withdrawn health insurance cards;

b) Forced to re-grant health insurance card according to the correct information regarding rights and levels of benefit for the HI participants;

c) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of rights and levels of HI benefit that the HI participants had to be paid (if any);

d) Forced to refund the difference of paid health insurance fund (if any) to the revenue account of the health insurance fund.

Article 19. The acts of issuing health insurance cards with use validity not in compliance with the participation time of HI participants

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 300,000 and 500,000 on each health insurance card not yet used for medical examination, treatment of health insurance;

b) Between VND 500,000 and 1,000,000 on each health insurance card used for medical examination, treatment of health insurance.

2. Remedies:

a) Withdrawn health insurance cards;

b) Forced to re-grant health insurance card with use validity in compliance with provisions;

c) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of rights and levels of HI benefit that the HI participants had to be paid (if any);

d) Forced to reimburse the amount used during the time of medical examination, treatment outside the valid time of using health insurance card (if any) to the revenue account of the health insurance fund.

Article 20. The acts of erasing, fixing the health insurance cards for use in medical examination and treatment of health insurance

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations but not harming the health insurance fund;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 VND for the violations causing damage to the health insurance fund.

2. Remedies:

a) Withdrawn health insurance cards;

b) Forced to reimburse the amounts that health insurance fund has paid (if any) to the revenue account of the health insurance fund.

Article 21. The acts of permitting other people to borrow health insurance cards or using health insurance cards for others to use in the medical examination and treatment

1. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations but not harming the health insurance fund;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 VND for the violations causing damage to the health insurance fund.

2. Remedies:

a) Temporarily keep health insurance cards within 30 days;

b) HI card users are responsible for paying the full cost of medical examination, treatment paid by health insurance fund (if any) to the revenue account of the health insurance fund;

c) The HI card lenders are enjoyed benefits of HI only after the time limit of 30 days from the date of temporary seizure of the card and fine was paid according to regulations.

SECTION 3. VIOLATION ON ORGANIZATION OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT, APPRAISAL OF HEALTH INSURANCE

Article 22. The acts of setting up the case history, making prescription of drug without patients in reality but not serious enough for criminal prosecution

1. Warning shall be imposed for the first violations and the violations valued at less than VND 1,000,000;

2. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 2,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 VND for the violations valued at VND 2,000,000 to less than VND 4,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 4,000,000 to less than VND 8,000,000;

d) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 VND for the violations valued at VND 8,000,000 to less than VND 12,000,000;

đ) Between VND 8,000,000 and 12,000,000 for the violations valued at VND 12,000,000 to less than VND 24,000,000;

e) Between VND 12,000,000 and 16,000,000 for the violations valued at VND 24,000,000 to less than VND 48,000,000;

g) Between VND 16,000,000 and 20,000,000 for the violations valued at VND 48,000,000 to less than VND 72,000,000;

h) Between VND 20,000,000 and 24,000,000 for the violations valued at VND 72,000,000 or more.

3. Remedies: Forced to reimburse the full violated amount into the revenue account of HI fund.

Article 23. The act of recording increase for the amount or adding volume or drugs, medical materials, technical services, costs of hospital beds and other expenses that patients do not use in reality

1. Warning shall be imposed for first violations and the violations valued at less than VND 1,000,000.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the cases of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 2,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 2,000,000 to less than VND 5,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

d) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

đ) Between VND 8,000,000 and 12,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 30,000,000;

e) Between VND 12,000,000 and 16,000,000 VND for the violations valued at VND 30,000,000 to less than VND 40,000,000;

g) Between VND 16,000,000 and 20,000,000 VND for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 50,000,000;

h) Between VND 20,000,000 and 30,000,000 VND for the violations valued at VND 50,000,000 to less than VND 60,000,000;

i) Between VND 30,000,000 and 40,000,000 VND for the violations valued at VND 60,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse the violated amount to revenue accounts of the health insurance fund;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of rights and benefit level of health insurance which the objects had to be paid (if any).

Article 24. The acts of violating the benefit levelof the participants in health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and valued at less than VND 1,000,000.

2. Fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the case of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. Fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 5,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 3,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 15,000,000;

d) Between VND 3,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 15,000,000 to less than VND 20,000,000;

đ) Between VND 4,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

e) Between VND 5,000,000 and 6,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of benefit which the objects had to be paid (if any);

b) Forced to reimburse the amount that HI fund was damaged (if any) to revenue account of the health insurance fund.

Article 25. The acts of committing violations on the HI levels of participants in health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and valued at less than VND 1,000,000.

2. Fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the case of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. Fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 2,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 2,000,000 to less than VND 5,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 3,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

d) Between VND 3,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

đ) Between VND 4,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

e) Between VND 5,000,000 and 6,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the level of HI benefit which the objects had to be paid (if any);

b) Forced to reimburse the amount that HI fund was damaged (if any) to revenue account of the health insurance fund.

Article 26. Acts of incomplete supply of drugs, chemicals, medical materials, technical services in medical examination and treatment of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and valued at less than VND 1,000,000.

2. Fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the case of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. Fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 10,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

d) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 80,000,000;

đ) Between VND 8,000,000 and 16,000,000 for the violations valued at VND 80,000,000 to less than VND 120,000,000;

e) Between VND 16,000,000 and 32,000,000 for the violations valued at VND 120,000,000 to less than VND 160,000,000;

g) Between VND 32,000,000 and 40,000,000 for the violations valued at VND 160,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to supply fully drugs, chemicals, medical materials, technical service as prescribed;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment which the objects had to be paid (if any).

Article 27. The acts of abusing medical services in the medical examination and treatment of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and valued at less than VND 1,000,000.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the case of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 5,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

d) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

đ) Between VND 8,000,000 and 16,000,000 for the the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 60,000,000;

e) Between VND 16,000,000 and 32,000,000 VND for the violations valued at VND 60,000,000 to less than VND 80,000,000;

g) Between VND 32,000,000 and 40,000,000 VND for the violations valued at VND 80,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse the amount that HI participants were damaged (if any);

b) Forced to reimburse the violated amount into the revenue account of the health insurance fund (if any).

Article 28. The acts of applying false prices, writing wrong category, unit, name of technical services in payment of the costs and medical examination, treatment of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and valued at less than VND 1,000,000.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the case of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 5,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 20,000,000;

d) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

đ) Between VND 8,000,000 and 16,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 80,000,000;

e) Between VND 16,000,000 and 32,000,000 for the violations valued at VND 80,000,000 to less than VND 120,000,000;

g) Between VND 32,000,000 and 40,000,000 for the violations valued at VND 120,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse the violated amount into the revenue account of the health insurance fund;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right and benefit level of HI which the objects had to be paid (if any).

Article 29. The acts of wrong determination of benefits in the medical examination, treatment of medical insurance compared with information in the HI card

1. Warning shall be imposed for first violations and valued at less than VND 1,000,000.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the case of recidivism and the violations valued at less than VND 1,000,000.

3. Fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 5,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 3,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 15,000,000;

d) Between VND 3,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 15,000,000 to less than VND 20,000,000;

đ) Between VND 4,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

e) Between VND 5,000,000 and 6,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right which the objects had to be paid (if any);

b) Forced to reimburse the amount that the establishments of medical examination and treatment are damaged (if any);

c) Forced to reimburse the violated amount into the revenue account of the health insurance fund (if any).

Article 30. The acts of causing difficulties or obstacles to medical examination and treatment of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment of health insurance.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment of health insurance.

3. A fine shall be imposed for violations of causing damage by the following levels:

a) Between VND 500,000 and 1,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000 to less than VND 5,000,000;

b) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 5,000,000 to less than VND 10,000,000;

c) Between VND 2,000,000 and 3,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000 to less than VND 15,000,000;

d) Between VND 3,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 15,000,000 to less than VND 20,000,000;

đ) Between VND 4,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

e) Between VND 5,000,000 and 6,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right and benefit level which the objects had to be paid (if any);

b) Forced to reimburse the amount that the establishments of medical examination and treatment are damaged (if any).

Article 31. Acts of violation of regulations, specialized regulations in the establishments of medical examination and treatment when conducting appraisal of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment.

3. A fine of between 500,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for the violations harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment.

4. Remedies:

a) Forced to comply with regulations and provisions;

b) Forced to reimburse the violated amounts to the establishments of medical examination and treatment (if any).

Article 32. The acts of not publicizing, not being transparent when conducting appraisal of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

2. Fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

3. A fine of between 500,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for the violations harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment or HI fund.

4. Remedies:

a) Forced to comply with regulations and provisions;

b) Forced to reimburse the violated amounts to the establishments of medical examination and treatment (if any);

c) Forced to reimburse the violated amounts to the HI participants (if any);

d) Forced to reimburse the violated amounts to the revenue accounts of the health insurance fund (if any).

Article 33. The acts of obstructing the appraisal of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

2. Fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

3. A fine of between 500,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for the violations harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment or HI fund.

4. Remedies:

a) Forced to comply with the appraisal of HI in accordance with provisions;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right and benefit level of HI which the objects had to be paid (if any);

c) Forced to reimburse the violated amounts to the revenue account of HI fund (if any).

Article 34. The acts of putting the contents contrary to the provisions of law into the contract of medical examination and treatment of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

2. A fine shall be imposed for violations by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at less than VND 50,000,000;

b) Between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the violations valued at VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000;

c) Between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the violations valued at VND 100,000,000 to less than VND 500,000,000;

d) Between VND 15,000,000 and 20,000,000 for the violations valued at VND 500,000,000 to less than VND 1,000,000,000;

đ) Between VND 20,000,000 and 30,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000,000 to less than VND 10,000,000,000;

e) Between VND 30,000,000 and 40,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000,000 or more.

3. Remedies:

a) Forced to cancel the contents in the contract of HI medical examination and treatment contrary to regulations;

b) Forced to reimburse the violated amounts (if any) to the revenue account of the health insurance fund;

c) Forced to reimburse the amounts that the establishments of medical examination and treatment are damaged (if any);

d) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right and benefit level of HI which the objects had to be paid (if any).

Article 35. The acts of unilaterally terminating contract of medical examination and treatment of health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

2. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment and HI fund.

3. Fine shall be imposed for cases of violation harming the interests of the HI participants, establishments of medical examination and treatment or HI fund by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at less than VND 50,000,000;

b) Between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the violations valued at VND 50,000,000 to less than VND 1,000,000,000;

c) Between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the violations valued at VND 100,000,000 to less than VND 500,000,000;

d) Between VND 15,000,000 and 20,000,000 for the violations valued at VND 500,000,000 to less than VND 1,000,000,000;

đ) Between VND 20,000,000 and 30,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000,000 to less than VND 10,000,000,000;

e) Between VND 30,000,000 and 40,000,000 for the violations valued at VND 10,000,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to comply with the contents of signed contract;

b) Forced to comply with the decision of the competent authority on settlement of dispute of contract of HI medical examination, treatment;

c) Forced to reimburse the damaged amount to revenue account of the health insurance fund or medical examination and treatment (if any);

d) Forced to reimburse the amounts that HI participants are damaged (if any).

SECTION 4. VIOLATIONS OF MANAGEMENT AND USE OF HEALTH INSURANCE FUND

Article 36. The acts of advance, payment of the costs of medical examination, treatment of health insurance to the establishments of medical examination, and treatment not in compliance with the correct amount as prescribed

1. Warning shall be imposed for first violations and the violation valued at less than VND 20,000,000.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 for the cases of recidivism and the violations are valued at less than VND 20,000,000.

3. A fine shall be imposed by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40.000.000;

b) Between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 80.000.000;

c) Between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the violations valued at VND 80,000,000 to less than VND 100.000.000;

d) Between VND 8,000,000 and 12,000,000 for the violations valued at VND 100,000,000 to less than VND 500.000.000;

đ) Between VND 12,000,000 and 16,000,000 for the violations valued at VND 500,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to make advance, payment for costs of HI medical examination, treatment according to regulations;

b) Forced to reimburse the amounts that the establishments of medical examination and treatment are damaged (if any).

Article 37. The acts of advance, payment for the costs of medical examination, treatment of health insurance for the establishments of medical examination and treatment slower than the specified time

1. Warning shall be imposed for first violations and not harming the interests of establishments of medical examination and treatment, HI participants.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the interests of establishments of medical examination and treatment, HI participants.

3. A fine shall be imposed for cases of violation harming the interests of establishments of medical examination and treatment, HI participants by the following levels:

a) Between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the cases slower than the specified time 30 days;

b) Between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the cases slower than the specified time 30 days or more.

4. Remedies:

a) Forced to make advance, payment for costs of HI medical examination, treatment according to the prescribed time;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right and benefit level of HI which the objects had to be paid (if any).

Article 38. The acts of using the health insurance fund not in compliance with provisions

1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the first violations and not causing harm to the health insurance fund.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not harming the health insurance fund.

3. A fine shall be imposed for the violations damaging the health insurance fund by the following levels:

a) Between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at less than VND 50,000,000;

b) Between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the violations valued at VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000;

c) Between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the violations valued at VND 100,000,000 to less than VND 500,000,000;

d) Between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000 for the violations valued at VND 500,000,000 to less than VND 1,000,000,000;

đ) Between VND 30,000,000 and 40,000,000 for the violations valued at VND 1,000,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to use health insurance fund in compliance with regulations;

b) Forced to remit the violated amount to the revenue account of the health insurance fund (if any).

SECTION 5. VIOLATIONS ON REPORT, PROVISION FOR INFORMATION AND DATA OF HEALTH INSURANCE

Article 39. The acts of reporting the implementation of health insurance not in compliance with the specified time, failing to provide for data and providing inaccurate data to the competent state agencies.

1. Warning shall be imposed for first violations and not affecting the management, implementation organization, and formation of health insurance policies.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not affecting the management, implementation organization, and formation of health insurance policies.

3. A fine of between 5,000,000 VND and 10,000,000 VND shall be imposed for the violations affecting the management, implementation organization, and formation of health insurance policies.

4. Remedies:

a) Forced to comply with the provisions on report of the competent state agencies;

b) Forced to provide for sufficient, accurate content, correct forms and correct data within 10 working days from the date of delivery of sanctioning decisions.

Article 40. The acts of failing to provide for information, providing for false information, providing for information not promptly on the HI participants, funds of HI medical examination and treatment used at the establishments of medical examination and treatment

1. Warning shall be imposed for first violations and not causing damages to funds of HI medical examination and treatment used at the establishments of medical examination and treatment.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not causing damages to funds of HI medical examination and treatment used at the establishments of medical examination and treatment.

3. A fine shall be imposed for the violations causing damages to funds of HI medical examination and treatment used at the establishments of medical examination and treatment by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 2,000,000 for the violations valued at less than VND 50,000,000;

b) Between 2,000,000 and 4,000,000 for the violations valued at VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000;

c) Between 4,000,000 and 8,000,000 for the violations valued at VND 100,000,000 to less than VND 200,000,000;

d) Between 8,000,000 and 16,000,000 for the violations valued at VND 200,000,000 or more.

4. Remedies:

Forced to provide for adequate and accurate information on the HI participants, funds of HI medical examination and treatment used at the establishments of medical examination and treatment.

Article 41. The acts of failing to provide for information, providing for misleading information in settling the interests of patients at the establishments of medical examination and treatment or direct payment for the participants in health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations and not causing damages tothe benefits of the HI participants.

2. A fine of between 100,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not causing damages to the interests of the HI participants.

3. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for the violations harming the interests of the HI participants.

4. Remedies:

a) Forced to provide for adequate and accurate contents of information relating to the settlement of benefits of the HI participants at the establishments of medical examination and treatment or direct payment for the HI participants;

b) Forced to reimburse expenses for medical examination and treatment under the scope of right and benefit level of HI which the objects had to be paid (if any).

Article 42. The acts of sending settlement report of costs of HI medical examination and treatment slower than the specified time

1. Warning shall be imposed for the first violations.

2. A fine shall be imposed in case of recidivism by the following levels:

a) Between VND 5,000,000 and 10,000,000 for the cases slower than the specified time 15 days;

b) Between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the cases slower than the specified time 15 days or more.

3. Remedies:

Forced to send settlement report on expenses for medical examination and treatment of health insurance according to the prescribed time.

SECTION 6. VIOLATION OF PROVISIONS ON INSPECTION, EXAMINATION CAUSING INTERFERENCE FOR THE OPERATION OF STATE MANAGEMENT ON HEALTH INSURANCE

Article 43. The acts of failing to comply with or obstructing the inspection, examination of the implementation of provisions of law on health insurance

1. Warning shall be imposed for first violations.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for the cases of recidivism.

3. Remedies: Forced to comply with the inspection, examination of the competent authorities under the provisions of law on inspection.

Article 44. The acts of failing to comply with provisions of the competent state agencies

1. Warning shall be imposed for first violations and not causing damages tothe benefits of the HI participants, the establishments of medical examination and treatment and health insurance fund.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for cases of recidivism, but not causing damages to the interests of the HI participants, the establishments of medical examination and treatment and health insurance fund.

3. Fine shall be imposed for the violations damaging the interests of the HI participants, the establishments of medical examination and treatment and health insurance fund by the following levels:

a) Between VND 1,000,000 and 5,000,000 for the violations valued at less than VND 20,000,000;

b) Between 5,000,000 and 10,000,000 for the violations valued at VND 20,000,000 to less than VND 40,000,000;

c) Between 10,000,000 and 20,000,000 for the violations valued at VND 40,000,000 to less than VND 80,000,000;

d) Between 20,000,000 and 30,000,000 for the violations valued at VND 80,000,000 to less than VND 160,000,000;

đ) Between 30,000,000 and 40,000,000 for the violations valued at VND 160,000,000 or more.

4. Remedies:

a) Forced to comply with provisions of the competent state agencies;

b) Forced to reimburse the damage caused to individuals and organizations (if any).

Chapter 3.

COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 45. Competence to sanction administrative violations in the field of HI of the Presidents of the People s Committees at all levels

Presidents of People s Committees at all levels are competent to sanction administrative violations in the field of health insurance under their management scope, as follows:

1. Presidents of commune-level People s Committees are competent to:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance valued at up to VND 2,000,000;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards.

2. Presidents of district-level People s Committees are competent to:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed at Points a, b and c, Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Presidents of provincial-level People s Committees are competent to:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 46. Competence to sanction administrative violations in the field of health insurance of health inspectorate

1. Health inspectors who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance valued at up to VND 2,000,000;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. Chief inspector of Health Department may:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Chief Inspector of the Ministry of Health may:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 47. Competence to sanction administrative violations of financial regime for health insurance, health insurance fund of financial inspectorate

1. Financial inspectors who are on duty within their scope of functions may:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance valued at up to VND 2,000,000;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. Chief Inspector of the Department of Finance may:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Chief Inspector of the Ministry of Finance:

a) Impose warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations in the field of health insurance;

d) Withdraw and temporary keep health insurance cards;

đ) Force to apply the remedies prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 48. Competence to sanction administrative violations in the field of health insurance of other agencies

1. In addition to the sanctioning competence prescribed in Article 45 and Article 46 and Article 47 of this Decree, other competent persons under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations within their functions, tasks assigned detect the administrative violations stipulated in this Decree, under the field or area of their management may sanction.

2. In cases of administrative violations under the jurisdiction of many agencies, the handling shall be conducted by the agency which first received.

3. Within the implementation of health insurance if Vietnam Social Insurance, Social Insurance at provincial and district levels detect administrative violations in the field of health insurance, they shall make minutes and recommend to the competent agencies to sanction administrative violations according to regulations. Upon receipt of the minute of administrative violation and a written request for sanctioning of Social Insurance, within 10 days the competent authorities shall handle the violations as prescribed.

Article 49. Authorization to sanction administrative violations

In the case of absence of persons who are competent to sanction administrative violations specified in Article 45, Article 46, Article 47 and Article 48 of this Decree, their authorized deputies shall have competence to sanction administrative violations and must take responsibility for their decisions.

Article 50. Procedures for sanctioning administrative violations and execution of the sanctioning decisions

1. Procedures for sanctioning administrative violations and the execution of decisions to sanction administrative violations in the field of health insurance shall comply with the Ordinance No.44/2002/PL-UBTVQH10 dated July 02, 2002 of the National Assembly Standing Committee on Handling of Administrative Violations, Ordinance No.04/2008/UBTVQH12 dated April 02, 2008 amending and supplementing some Articles of Ordinance No.44/2002/PL-UBTVQH10 dated July 02, 2002 and Decree No.128/2008/ND-CP of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations No.04/2008/UBTVQH12 dated April 02, 2008.

2. Forms of minutes, decisions used in the sanction of administrative violations in the field of health insurance are issued with this Decree.

Article 51. Deduction of money from deposit accounts of agencies, organizations, employers who are responsible for paying health insurance premiums for remittance of unpaid amount and interest of this amount to health insurance fund

1. Upon the expiry of 10 days from the date of delivery of decision to sanction  administrative violations that agencies, organizations and employers who are responsible for paying health insurance premiums do not voluntarily pay or paid voluntarily but not enough unpaid money, amount of late payment and interest incurred by them to health insurance fund, the persons who are competent to handle administrative violations require the banks, state treasuries, credit institutions to deduct money from deposit accounts of agencies, organizations, employers who are responsible for paying health insurance premiums to remit unpaid money, amount of late payment and interest incurred by them to the revenue account of the MI fund.

2. Persons who are competent to request banks, state treasuries, credit institutions to deduct money from deposit accounts of agencies, organizations, employers who are responsible for paying health insurance premiums as prescribed in Clause 1 of this Article are:

a) The Presidents of district-level People s Committees;

b) The Presidents of provincial-level People s Committees;

c) The Chief Inspectors of the Departments of Health;

d) The Chief Inspector of the Ministry of Health;

đ) The chief inspectors of the Departments of Finance;

e) The Chief Inspector of the Ministry of Finance;

g) Other competent persons as prescribed.

3. Ministry of Health shall coordinate with the Ministry of Finance, State Bank to specifically guide the order and procedures for deducting money from deposit accounts of agencies, organizations, employers who are responsible for paying health insurance premiums as prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 52. Effect

This Decree takes effect from December 01, 2011.

Article 53. Responsibility for implementation

1. Minister of Health is responsible for organizing and supervising the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, the presidents of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall implement this Decree./.

  

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 92/2011/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp