Nghị định 75/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực cạnh tranh

thuộc tính Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Nghị định 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:75/2019/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:26/09/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Đấu thầu-Cạnh tranh

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trực tiếp đưa tin không trung thực về DN khác, phạt đến 300 triệu đồng
Đây là nội dung mới được Chính phủ ban hành tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ngày 26/9/2019.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 02 tỷ đồng. Mức phạt tiền tối đa quy định dưới đây áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Cụ thể, Nghị định này dành riêng một Mục với 06 Điều để quy định về mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh. Đáng chú ý, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó hoặc tiếp cận thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật thì bị phạt tiền từ 200 – 300 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm.

Đặc biệt, phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng đối với hành vi gián tiếp và từ 200 – 300 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Phạt tiền gấp hai lần các mức trên nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/12/2019.

Xem chi tiết Nghị định75/2019/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

----------

Số: 75/2019/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh p
húc

-----------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

--------------------

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.
2. Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
c) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
d) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về cạnh tranh
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
e) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;
g) Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;
h) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
i) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
k) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 3 Điều này phải được nêu trong quyết định xử lý, xử phạt.
5. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
3. Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Điều 6. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định
1. Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
Điều 8. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
b) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Điều 9. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
Điều 10. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
Điều 11. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01 % đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.
Điều 12. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.
Điều 13. Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh,
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.
Điều 14. Hành vi không thông báo tập trung kinh tế
Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 33 của Luật Cạnh tranh.
Điều 15. Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác
1. Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
2. Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh.
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Điều 16. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 17. Hành vi ép buộc trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 18. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
Điều 19. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
Điều 21. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Mục 5
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
1. Phạt cảnh cáo đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
c) Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
d) Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu.
Điều 23. Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra;
b) Gây rối tại phiên điều trần.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 24. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 14 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 25. Hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
Chương II
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Mục 1
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
5. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Điều 27.Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm g khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm g và điểm 1 khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Đối với hành vi quy định tại Điều 25 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Mục 2
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CẠNH TRANH
Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh
1. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh, Thư ký phiên điều trần phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
Mục 3
THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ
VỤ VIỆC CẠNH TRANH, QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
VỀ HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÁC
Điều 31. Chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
1. Doanh nghiệp vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 32. Nơi nộp tiền phạt
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Điều 33. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 31 của Nghị định này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 96 của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm hành chính về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trừ quy định tại Điều 36 (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp) có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 36 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp) cho đến khi có quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 36. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;   

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

-Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

---------------

No.75/2019/ND-CP

Hanoi,September26, 2019

 

 

DECREE
on sanctioning of administrative violations in competition
-----------------------------

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law in competition dated June 12, 2018;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Enforcement of Civil Judgments dated November 14, 2008 and the Law dated November 25, 2014 amending and supplementing a number of articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments;

At the request of the Minister of Industry and Trade;

The Government promulgates a Decree on sanctioning of administrative violations in competition.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree specifies sanctioning forms and levels, remedial measures, the competence to impose sanctions, the enforcement of sanctions against acts of administrative violations in competition, other acts of administrative violations in competition and the competence to make written records for acts of administrative violation in competition.

2. Acts of administrative violations in competition include:

a) Acts of violating regulations on anti-competitive agreements;

b) Acts of violating regulations on abuse of market dominance and monopoly;

c) Acts of violating regulations on economic concentration;

d) Acts of violating regulations on unfair competition;

d) Other acts of violating law provisions on competition.

Article 2. Subjects of application

1. Business organizations and individuals (hereinafter collectively referred to as enterprises) include enterprises producing and supplying public products and services and enterprises operating in sectors and fields under the State monopoly, public service providers and foreign enterprises conducting business in Vietnam.

2. Professional associations operating in Vietnam.

3. Relevant domestic and foreign agencies, organizations and individuals.

Article 3. Sanctioning forms and remedial measures for administrative violations in competition

1. For each act of administrative violations in competition, organizations and individuals shall be sanctioned in one of the following forms:

a) Warning;

b) Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, organizations and individuals committing administrative violations in competition shall also be subject to one or several of the following additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use licenses, practice certificates or suspension of operations for 6 to 12 months;

b) Confiscation of material evidences and means used for commission of violations;

c) Confiscation of profits earned from committing acts of violation;

d) Revocation of enterprise registration certificates or equivalent documents.

3. Apart from the sanctions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, organizations and individuals committing administrative violations in competition shall also be subject to one or several of the following remedial measures:

a) Forced public rectification;

b) Forced removal of elements of violation from goods, packages, business means and items;

c) Forced restructuring of enterprises that abuse their positions of market dominance or monopoly;

d) Forced removal of illegal provisions from business contracts, agreements or transactions;

e) Forced split and resale of a portion or the entire capital and assets of the enterprise established after the economic concentration;

e) Forced to be under the control of competent state agencies on purchase and sale prices of goods or services or other transaction conditions in contracts of mergers or acquisitions or enterprises newly established after the economic concentration;

g) Forced provision of all information and documents;

h) Forced restoration of technical and technological development conditions that the enterprises have hindered;

i) Forced removal of adverse conditions imposed on customers;

k) Forced restoration of the terms or the contracts which has been changed or canceled without plausible reasons;

l) Force restoration to original states.

4. The terms for applying remedial measures specified at Point f, Clause 3 of this Article shall be stated in handling and sanctioning decisions.

5. In case the state agencies commit acts specified in Clause 1, Article 8 of the Law on Competition, the National Competition Commission shall request the state agencies to stop the acts of violations and conduct remedial measures. The State agencies shall stop their acts of violation, conduct remedial measures and compensate for damages according to law provisions.

Article 4. The levels of fines for acts of administrative violations in competition

1. The maximum fine for acts of violating regulations on anti-competitive agreements and abuse of market dominance or monopoly is 10% of the total turnover of the violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation, but it shall be lower than the lowest fine for organizations and individuals committing acts of violation as specified in the Penal Code.

2. The maximum fine for acts of violating regulations on economic concentration is 05% of the total turnover of the violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation.

3. In case the total turnover of the violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation as specified in Clauses 1 and 2 of this Article is defined as 0 (zero), the fine shall vary from VND 100,000,000 to VND 200,000,000.

4. The total turnover on the relevant market as specified in Paragraphs 1 and 2 of this Article shall be defined as the total revenue from all the markets related to violations of the following subjects:

a) Enterprises participating in economic concentration, which participate in the production, distribution and supply chains for a certain type of goods or services, or whose business lines are the inputs or complements for each other;

b) Enterprises participating in prohibited anti-competitive agreements, which are enterprises operating in different stages of the same production, distribution and supply chain for a certain type of goods or services.

5. The maximum fine for violating regulations on unfair competition is VND 2,000,000,000.

6. The maximum fine for other acts of violating the provisions of this Decree is VND 200,000,000.

7. The maximum fine specified in Chapter II of this Decree shall be applied to acts of violation of organizations; for individuals with the same acts of administrative violation in competition, the maximum fine shall be half of the maximum fine for organizations.

8. The specific fine for an act of administrative violation in competition is the average of the levels of fines for such act of violation.

If extenuating circumstances are involved, the fine shall be reduced but not lower than the minimum fine level; if aggravating circumstances are involved, the fine shall be increased but shall not exceed the maximum fine level.

For each extenuating or aggravating circumstance, the fine determined according to the provisions of this Clause shall be reduced or increased by maximum 15% of the average of the levels of fines.

Article 5. Extenuating and aggravating circumstances

1. Extenuating circumstances in sanctioning violations of law provisions on competition include:

a) The violators have prevented or reduced the consequences of the violations or voluntarily conducted remedial measures and compensated for the damages;

b) The violators have voluntarily declared and sincerely repented; actively helped the authorities to detect and handle violations;

c) Violations committed under coercion or dependency;

d) First-time violations.

2. Aggravating circumstances in sanctioning violations of law provisions on competition include:

a) Organized violations;

b) Committing violations more than once or relapse of violation;

c) Taking advantage of wars, natural disasters, catastrophic epidemics or other special difficulties of the society to commit violations;

d) Continuing to commit violations even though the President of the National Competition Commission, Council on Handling of Competition Cases or other competent authorities have requested to stop such acts of violation;

d) Evading or hiding evidences after committing acts of violation;

f) Violations in large scale or with great quantities and values of goods.

3. The circumstances according to leniency policies shall not be considered as mitigating circumstances.

 

Chapter II
ACTS OF VIOLATION, FORMS AND LEVELS OF SANCTIONING ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN COMPETITION

 

Section 1
ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON ANTI-COMPETITION AGREEMENTS

Article 6. Acts of making anti-competition agreements by enterprises on the same relevant market

1. A fine of between 1% and 10% of the total turnover of the violating enterprises on the relevant market in the financial year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed for enterprises which are the parties to one of the following agreements:

a) Agreement on fixing prices of goods and services directly or indirectly;

b) Agreement on division of customers and consumption markets, supply of goods and provision of services;

c) Agreement on limiting or controlling the quantity and volume of production, purchase and sale of goods or provision of services;

d) Agreement on winning in bidding for the supply of goods services of one or several parties;

e) Agreement on restraining or prevention of other enterprises from participating in the market or developing business;

f) Agreement on removal from the market of enterprises which are not parties to the agreements;

g) Agreement on restriction of technical and technological development or investment, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

h) Agreement on imposing conditions on signing contracts for purchase and sale of goods, provision of services to other enterprises or forcing other enterprises to accept obligations not directly related to the subjects of the contracts, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market

i) Agreement no not dealing with external parties, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

k) Agreement on restraining consumption markets of products, sources of goods or provision of services by external parties, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

l) Other agreements that cause or are likely to cause anti-competitive effects.

2. Additional sanctions:

Confiscation of profits earned from committing acts of violation as specified in Paragraph 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Forced removal of law-violated provisions from the contracts, agreements or business transactions.

4. The maximum fine for organizations and individuals committing acts of violation specified at Point d and Point e, Clause 1 of this Article shall be lower than the corresponding lowest fine according to provisions in the Penal Code for organizations and individuals committing such acts of violation. In the process of sanctioning of acts of violation specified in paragraph 1 of this Article, upon detection of criminal signs specified in Article 217 of the 2015 Penal Code (as amended and supplemented by the Law amending and supplementing a number of articles of the 2017 Penal Code), the Chairperson of the National Competition Commission shall take responsibilities for submitting a part or the whole record of criminal signs to the competent procedural authorities for execution in accordance with law provisions.

Article 7. Acts of restricting competition of enterprises at different stages of the same production, distribution and supply chain of a certain type of goods or service

1. A fine of between 1% and 5% of the total turnover of the violating enterprises on the relevant market in the financial year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed for enterprises which are the parties to one of the following agreements:

a) Agreement on fixing prices of goods and services directly or indirectly, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

b) Agreement on division of customers and consumption markets, supply of goods and provision of services, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

c) Agreement to limit or control the quantity, volume of production, purchase, sale of goods or provision of services, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

d) Agreeing to one or both parties to the agreement win the bid when participating in bidding for the supply of goods or provision of services,

d) Agreement on winning in bidding for the supply of goods services of one or several parties;

e) Agreement on restraining or prevention of other enterprises from participating in the market or developing business;

f) Agreement on removal from the market of enterprises which are not parties to the agreements;

g) Agreement on restriction of technical and technological development or investment, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

h) Agreement on imposing conditions on signing contracts for purchase and sale of goods, provision of services to other enterprises or forcing other enterprises to accept obligations not directly related to the subjects of the contracts, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market

i) Agreement no not dealing with external parties, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

k) Agreement on restraining consumption markets of products, sources of goods or provision of services by external parties, and such agreement exerts or is likely to exert significant anti-competitive impact on the market;

l) Other agreements that cause or are likely to cause anti-competitive effects.

2. Additional sanctions:

Confiscation of profits earned from committing acts of violation as specified in Paragraph 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Forced removal of law-violated provisions from the contracts, agreements or business transactions.

4. The maximum fine for organizations and individuals committing acts of violation specified at Point d and Point e, Clause 1 of this Article shall be lower than the corresponding lowest fine according to provisions in the Penal Code for organizations and individuals committing such acts of violation. In the process of sanctioning of acts of violation specified in paragraph 1 of this Article, upon detection of criminal signs specified in Article 217 of the 2015 Penal Code (as amended and supplemented by the Law amending and supplementing a number of articles of the 2017 Penal Code), the Chairperson of the National Competition Commission shall take responsibilities for submitting a part or the whole record of criminal signs to the competent procedural authorities for execution in accordance with law provisions.

 

Section 2
ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON ABUSE OF MARKET DOMINANCE AND MONOPOLY

Article 8. Acts of abusing market dominance

1. A fine of between 1% and 10% of the total turnover on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed on market dominant enterprises or each enterprise in the group of market dominant enterprises for one of  the following acts of violation:

a) Selling goods or providing services with the prices which are lower than the total costs, resulting in or possibly leading to elimination of competitors;

b) Imposing unreasonable buying and selling prices of goods and services or fixing minimum resale prices causing or likely to cause losses to customers;

c) Restricting the production and distribution of goods and services, limiting the market, restricting the technical and technological development causing or likely to cause losses to customers;

d) Applying different commercial conditions in similar transactions that prevent or likely to prevent other enterprises from participating in or expanding markets, or eliminate other enterprises;

d) Imposing conditions on other enterprises in the signing of sale and purchase contracts of goods and services or requesting other enterprises and customers to accept the obligations not directly related to the subjects of the contracts, thus preventing or likely to prevent other enterprises from participating in or expanding markets, or eliminate other enterprises;

f) Preventing other enterprises from participating in or expanding their markets;

g) Prohibited acts of abusing market dominance according to other law provisions.

2. Additional sanctions:

Confiscation of profits earned from committing acts of violation as specified in Paragraph 1 of this Article.

3. Remedial measures:

a) Forced removal of law-violated provisions from the contracts, agreements or business transactions.

b) Forced restructuring of enterprises that have abuse their market dominance.

Article 9. Acts of abusing monopoly

1. A fine of between 1% and 10% of the total turnover on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed on monopoly enterprises for one of the following acts of violation:

a) Acts of violation as specified at Points b, c, d, dd and e, Clause 1, Article 8 of this Decree;

b) Imposing unfavorable conditions on customers;

c) Abusing their monopoly to unilaterally change or cancel the signed contracts without plausible reasons;

d) Prohibited acts of abusing monopoly according to other law provisions.

2. Additional sanctions:

Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

3. Remedial measures:

a) Forced restructuring of enterprises that abuse their monopoly;

b) Forced removal of unlawful provisions from business contracts, agreements or transactions;

c) Forced restoration of technical and technological development conditions that the enterprises have hindered;

d) Forced removal of adverse conditions imposed on customers;

e) Forced restoration of the terms and contracts that has been changed or canceled without plausible reasons.

Section 3
ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON ECONOMIC CONCENTRATION

Article 10. Prohibited acts of merging enterprises

1. A fine of between 1% and 5% of the total turnover in the relevant market of the mergers and the merged enterprises in the fiscal year preceding the year of committing prohibited acts of merging enterprises as specified in Article 30 of the Law on Competition shall be imposed on the mergers.

2. Remedial measures:

a) Forced division or separation of the merged enterprises;

b) Forced being under the control of competent state agencies on the purchase and sale prices of goods or services or other transaction conditions in the contracts of merging enterprises.

Article 11. Prohibited acts of amalgamating enterprises

1. A fine of between 1% and 5% of the total turnover in the relevant market of the enterprises involved in the amalgamation in the fiscal year preceding the year of committing prohibited acts of amalgamating enterprises as specified in Article 30 of the Law on Competition shall be imposed on the amalgamated enterprises.

2. Additional sanctions:

Revocation of enterprise registration certificates granted to the amalgamated enterprises.

3. Remedial measures:

a) Forced division or separation of the amalgamated enterprises;

b) Forced being under the control of competent state agencies on the purchase and sale prices of goods or services or other transaction conditions in the contracts of enterprises which are newly established after the economic concentration.

Article 12. Prohibited acts of purchasing enterprises

1. A fine of between 1% and 5% of the total turnover in the relevant market of the purchasers and the purchased enterprises in the fiscal year preceding the year of committing prohibited acts of purchasing enterprises as specified in Article 30 of the Law on Competition shall be imposed on the purchasers.

2. Remedial measures:

a) Forced resale of a part or the whole contributed capital or assets that the enterprises have purchased;

b) Forced being under the control of competent state agencies on the purchase and sale prices of goods or services or other transaction conditions in the contracts of purchasers.

Article 13. Prohibited acts of joint venture among enterprises

1. A fine of between 1% and 5% of the total turnover in the relevant market of enterprises participating in joint-venture in the fiscal year preceding the year of committing prohibited acts of joint-venture as specified in Article 30 of the Law on Competition shall be imposed on the participants of joint-venture.

2. Additional sanctions:

Revocation of enterprise registration certificates granted to the joint-venture enterprise.

3. Remedial measures:

Forced being under the control of competent state agencies on the purchase and sale prices of goods or services or other transaction conditions in the contracts of joint-venture enterprises.

Article 14. Acts of failing to notify the economic concentration

A fine of between 1% and 5% of the total turnover in the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed on each enterprise participating in economic concentration without fulfilling the notification obligations as specified in Article 33 of the Law on Competition.

Article 15. Other acts of violating regulations on economic concentration

1. A fine of between 0.5% and 01% of the total turnover on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed on each enterprise participating in economic concentration for one of the following acts of violation:

a) Performing economic concentration without notifying the results of preliminary examination of the National Competition Commission as specified in Clause 2, Article 36 of the Law on Competition, except for the cases specified in Clause 3, Article 36 of the Law Compete;

b) Performing economic concentration without the decisions by the National Competition Commission as specified in Article 41 of the Law on Competition in case the economic concentration is subject to official examination.

2. A fine of between 1% and 3% of the total turnover on the relevant market in the fiscal year preceding the year of committing acts of violation shall be imposed on each enterprise participating in economic concentration for the following acts of violation:

a) Failing to implement or insufficiently fulfilling the conditions in the decisions on economic concentration as specified at Point b, Clause 1, Article 41 of the Law on Competition;

b) Performing economic concentration in the cases specified at Point c, Clause 1, Article 41 of the Law on Competition.

 

Section 4
ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON UNFAIR COMPETITION

Article 16. Act of infringing confidential business information

1. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Accessing and collecting confidential business information by breaking security measures of the owners;

b) 

2. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

b) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

Article 17. Acts of business coercion

1. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on acts of coercing customers or business partners of other enterprises by intimidating or forcing them to avoid or stop the business activities with such enterprises.

2. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed on acts specified in Clause 1 of this Article in case of forcing the biggest customers or business partners of competitors.

3. A fine of twice the fines specified in paragraphs 1 and 2 of this Article shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1, Clause 2 of this Article in case such acts of violation are committed in at least two provinces or municipalities.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

b) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

Article 18. Providing untruthful information on other enterprises

1. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on the act of providing untruthful information about other enterprises by indirectly giving untruthful information about such enterprises, which adversely affects their reputation, financial status or business performance.

2. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed on the act of providing untruthful information about other enterprises by directly giving untruthful information about enterprises, which negatively affects their reputation, financial status or business performance.

3. A fine of twice the fines specified in paragraphs 1 and 2 of this Article shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1, Clause 2 of this Article in case such acts of violation are committed in at least two provinces or municipalities.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

b) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

5. Remedial measures:

Forced public rectification.

Article 19. Acts of disturbing business activities of other enterprises

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on acts of indirectly obstructing or disrupting business activities of other enterprises.

2. A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on acts of directly obstructing or disrupting business activities of other enterprises.

3. A fine of twice the fines specified in paragraphs 1 and 2 of this article shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1, Clause 2 of this Article in case such acts of violation are committed in at least two provinces or municipalities.

4. Additional sanctions:

a) Deprivation of the rights to use licenses and practice certificates or suspension of operations for 6 to 12 months from the effective date of the decisions on handling of violations;

b) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

c) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

Article 20. Acts of illegally inducing customers

1. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on one of the following acts of illegally inducing customers:

a) Providing false or misleading information to customers about the enterprises or goods, services, promotions and transaction conditions related to goods and services provided by the enterprises in order to attract customers of other enterprises;

b) Comparing their goods or services with the same kinds of goods and services of other enterprises but failing to verify the contents.

2. A fine of twice the fines specified in Clause 1 of this Article shall be imposed acts of violation in Clause 1 of this Article in case such acts of violation are committed in at least two provinces or municipalities.

3. Additional sanctions:

a) Deprivation of the rights to use licenses and practice certificates or suspension of operations for a definite term;

b) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

c) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

4. Remedial measures:

a) Forced public rectification;

b) Forced removal of elements of violation from goods, packages, business means and items;

Article 21. Acts of selling goods and providing services with prices which are lower than the total cost

1. A fine of between VND 800,000,000 and VND 1,000,000,000 shall be imposed on acts of selling goods or providing services with prices which are lower than the total cost, leading to or possibly leading to the elimination of other enterprises doing business with the same categories of goods or services.

2. A fine of twice the fines specified in Clause 1 of this Article shall be imposed acts of violation in Clause 1 of this Article in case such acts of violation are committed in at least two provinces or municipalities.

3. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

b) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

 

Section 5
ACTS OF VIOLATING OF OTHER LAW PROVISIONS ON COMPETITION

Article 22. Acts of violating regulations on providing information and documents

1. A warning shall be imposed on the investigated parties and persons with relevant interests and obligations for the late provision of information and documents at the request of the National Competition Commission, the Competition Investigation Agencies and the Councils for Settlement of Anti-competitive cases.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the investigated parties and persons with relevant interests and obligations for the insufficient provision of information and documents at the request of the National Competition Commission, the Competition Investigation Agencies and the Councils for Settlement of Anti-competitive cases.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the investigated parties and persons with relevant interests and obligations for one of the following acts of violation:

a) Failing to provide information and documents at the request of the National Competition Commission, the Competition Investigation Agency and the Councils for Settlement of Anti-competitive cases;

b) Providing false information or documents or falsifying information and documents;

c) Forcing others to provide false information and documents;

d) Concealing or destroying information and documents related to the cases.

4. Remedial measures:

Forced provision of sufficient information and documents.

Article 23. Acts of violating other regulations on investigation and handling of competition cases

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall imposed on one of the following acts of violation:

a) Disclosing information and documents under investigation secrets;

b) Disturbing the hearings.

2. Additional sanctions:

Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations.

Article 24. Acts of making anti-competition agreements before competent agencies issue decisions on exemption

1. A fine of between VND 100,000,000 and 200,000,000 shall be imposed on each enterprise participating in anti-competition agreements in the cases of exemption specified in Article 14 of the Law on Competition before the Chairperson of the National Competition Commission issues decisions on exemption

2. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

b) Confiscation of profits earned from committing acts of violation.

3. Remedial measures:

Forced restoration to the original state.

Article 25. Acts ofdisseminating, mobilizing, calling on, forcing or organizing enterprises to perform acts of anti-competition and unfair competition

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of disseminating, mobilizing, calling on, forcing or organizing enterprises to perform acts of anti-competition and unfair competition.

2. Additional sanctions:

a) Deprivation of the rights to use licenses and practice certificates or suspension of operations for 6 to 12 months from the effective date of the decisions on handling of violations;

b) Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations in competition;

c) Revocation of enterprise registration certificates or equivalent documents.

3. Remedial measures:

Forced public rectification.

 

Chapter III
COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SACNTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN COMPETITION

Section 1
COMPETENCE FOR SACNTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN COMPETITION

Article 26. Competence for sanctioning administrative violations of economic concentration and unfair competition

The Chairperson of the National Competition Commission shall have the rights to impose the following sanctions:

1. Warning;

2. Fine;

3. Applying one or several additional sanctions specified at Points a, b and c, Clause 2, Article 3 of this Decree;

4. Applying one or several remedial measures specified in Points a, c, dd, e, h, i and k, Clause 3, Article 3 of this Decree;

5. Requesting competent state agencies to apply the measures specified at Point d, Clause 2, Article 3 of this Decree.

Article 27. Competence for sanctioning administrative violations of anti-competition agreements, abuse of market dominance and monopoly

The Councils for settlement of anti-competitive cases shall have the rights to impose the following sanctions:

1. Warning;

2. Fine;

3. Applying one or several additional sanctions specified at Points b and c, Clause 2, Article 3 of this Decree;

4. Applying one or several remedial measures specified in Points a, c, d, e, h, i and k, Clause 3, Article 3 of this Decree;

Article 28. Competence for sanctioning acts of violating other law provisions on competition

1. Inspectors on duty and persons assigned to perform specialized inspection tasks in competition shall have the rights to impose the following sanctions:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000 on individuals and VND 1,000,000 on organizations;

c) Confiscation of material evidences and means of administrative violations; whose value is lower than the fines specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures specified at Point g, Clause 3, Article 3 of this Decree.

2. Chief inspector of the Ministry of Industry and Trade and Chairperson of the National Competition Commission shall have the rights to impose the following sanctions:

a) Warning;

b) Imposing fines of up to VND 100,000,000 on individuals and VND 200,000,000 on organizations;

c) Applying additional penalties specified in Point b and Point c Article 2 of this Decree;

d) Applying remedial measures specified at Points a, g and 1, Clause 3, Article 3 of this Decree.

3. For acts of violation specified in Article 25 of this Decree, the Chairperson of the National Competition Commission and the Councils for settlement of anti-competitive cases shall have the rights to impose the following sanctions:

a) Warning;

b) Imposing fines of up to VND 25,000,000 on individuals and VND 50,000,000 on organizations;

c) Applying additional penalties specified at Points a, b and c, Clause 2, Article 3 of this Decree;

d) Applying remedial measures specified at Point a, Clause 3, Article 3 of this Decree;

d) Requesting the competent state agencies to apply the measures specified at Point d, Clause 2, Article 3 of this Decree.

 

Section 2
PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN COMPETITION

Article 29. Procedures for sanctioning administrative violations in competition

1. The procedures for sanctioning acts of violating the regulations on anti-competitive agreements, abuse of market dominance and monopoly, economic concentration and unfair competition shall comply with the provisions of the Law on Competition.

2. The procedures for sanctioning acts of violating the provisions of the Law on Competition shall comply with the law provisions on the handling of administrative violations.

3. The order and procedures for applying additional sanctions, remedial measures and preventive measures and ensuring the handling of administrative violations in competition shall comply with the provisions of the Law on Competition and the Law on handling of administrative violations.

Article 30. Competence to make records of administrative violations of other law provisions on competition

When acts of violating other law provisions on competition specified in Section 5, Chapter II of this Decree are detected, inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks, heads of competition investigation agencies, investigators of competition cases, secretaries of the hearings shall make records of administrative violations.

 

Section 3
PROCEDURES FOR IMPLEMENTING DECISIONS ON HANDLING OF COMPETITION CASES, DECISIONS ON ADMINISTRATIVE SANCTIONS OF OTHER LAW VIOLATIONS IN COMPETITION

Article 31. Complying with decisions on handling of competition cases and decisions on administrative sanctions of other law violations in competition

1. Violating enterprises shall abide by the decisions on handling of violations of the councils for settlement of anti-competitive cases and the chairperson of the National Competition Commission within 15 days after their effective date.

2. Organizations and individuals that violate other law provisions on competition as specified in Section 5, Chapter II of this Decree shall abide by the decisions on administrative sanctions of other law violations in competition within 10 days after receiving such decisions.

Article 32. Places of paying fines

Organizations and individuals fined in accordance with decisions on handling of competition cases and decisions on administrative sanctions of other law violations in competition shall pay fines at the State Treasury stated in such decisions.

Article 33. Execution of decisions on handling of competition cases

1. Upon the expiry of the term specified in Article 31 of this Decree, if handled organizations and individuals do not voluntarily execute the decisions or send complaints to the Chairperson of the National Competition Commission in accordance with Article 96 of the Law on Competition, the executors of the decisions shall make requests to the competent agencies as specified in Clauses 2 and 3 of this Article to organize the execution of the decisions in accordance with their functions, duties and powers.

2. Competent agencies shall revoke enterprise registration certificates or equivalent documents granted to enterprises committing administrative violations in competition at the request of the councils for settlement of anti-competitive cases and the Chairperson of the National Competition Commission as specified in the decisions on handling of competition cases.

3. Other competent agencies shall have to organize the implementation of measures on forced restructuring of enterprises that abuse market dominance and split the merged or amalgamated enterprises or forced resale of the purchased shares at the request of the councils for settlement of anti-competitive cases and the Chairperson of the National Competition Commission as specified in the decisions on handling of competition cases.

4. Civil judgment enforcement agencies of provinces or municipalities where the head offices, residential places or properties of the parties subject to civil judgement are located shall organize the execution of the parts in decisions on handling of the competition cases, which are related to the properties at the request of the parties who are entitled to execute such decisions.

Chapter IV 
IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34. Enforceability

1. This Decree takes effect from December 01, 2019.

2. This Decree replaces Decree No.71/2014/ND-CP dated July 21, 2014 of the Government detailing regulations of Law on Competition on imposition of penalties for violations against Law on Competition, except for provisions of Article 36 (amended and supplemented under Clause 1, Article 1 of the Government s Decree No.141/2018/ND-CP dated October 8, 2018 amending and supplementing a number of articles of decrees prescribing penalties for violations against regulations on multi-level marketing).

Article 35. Transitional provisions

Persons with sanctioning competence specified in Articles 101, 102 and 103 of Decree No.185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 of the Government providing the penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights(amended and supplemented under the Government s Decree No.124/2015/ND-CP dated November 19, 2015 amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No.185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 providing the penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights,and the Government s Decree No.141/2018/ND-CP dated October 8, 2018 amending and supplementing a number of articles of decrees prescribing penalties for violations against regulations on multi-level marketing) shall have the rights to sanction administrative violations for acts of violation specified in Article 36 of Decree No.71/2014/ND-CP dated July 21, 2014 of the Government detailing regulations of Law on Competition on imposition of penalties for violations against Law on Competition, except for provisions of Article 36 (amended and supplemented under Clause 1, Article 1 of the Government s Decree No.141/2018/ND-CP dated October 8, 2018 amending and supplementing a number of articles of decrees prescribing penalties for violations against regulations on multi-level marketing) until the regulations are amended, supplemented or replaced.

Article 36. Responsibility of implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial/municipal People s Committees shall implement this Decree.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 75/2019/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 75/2019/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất