Những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam bao gồm những gì?

Pháp luật về quảng cáo quy định một số quảng cáo bị cấm ở Việt Nam. Nếu thương nhân thực hiện các quảng cáo này sẽ bị xử phạt hành chính. Cùng tìm hiểu về những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam để tránh thực hiện các hành vi vi phạm.

Những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 16/2012/QH13, những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam bao gồm:

Những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam
Những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam (Ảnh minh họa)
  • Quảng cáo những hàng hóa, dịch vụ và những sản phẩm bị cấm quảng cáo (thuốc lá, thuốc kê đơn, vũ khí,...);

  • Quảng cáo gây tiết lộ các bí mật nhà nước, quảng cáo gây phương hại đến độc lập, chủ quyền của quốc gia, an ninh, quốc phòng;

  • Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, quảng cáo trái với đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam;

  • Quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, giao thông và an toàn xã hội;

  • Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

  • Quảng cáo có tính chất kỳ thị giữa các dân tộc, xâm phạm sự tự do tín ngưỡng, định kiến về giới tính và người khuyết tật;

  • Quảng cáo gây xúc phạm đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của các tổ chức và cá nhân;

  • Quảng cáo có sử dụng những hình ảnh, lời nói và chữ viết của các cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ những trường hợp được pháp luật cho phép;

  • Quảng cáo không đúng hoặc quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, cung cấp hàng hóa của các tổ chức, cá nhân kinh doanh;

  • Quảng cáo không đúng hoặc quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng, số lượng, giá cả, công dụng, xuất xứ, chủng loại, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký hoặc đã được công bố;

  • Quảng cáo bằng cách so sánh giá cả, chất lượng, hiệu quả sản phẩm của mình sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác;

  • Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ sau đây: “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc những từ ngữ có ý nghĩa tương tự nhưng không có tài liệu hợp pháp chứng minh;

  • Quảng cáo có những nội dung cạnh tranh không lành mạnh;

  • Quảng cáo vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ;

  • Quảng cáo khiến cho trẻ em có những suy nghĩ, lời nói và hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn và sự phát triển bình thường của trẻ em;

  • Quảng cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị ép thực hiện hoặc tiếp nhận trái ý muốn;

  • Quảng cáo treo, dán, dặt, vẽ sản phẩm trên các trụ điện, cột điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh tại những nơi công cộng.

Quảng cáo bị cấm ở Việt Nam bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP nếu thương nhân thực hiện những quảng cáo bị cấm theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính.

Thực hiện quảng cáo bị cấm ở Việt Nam bị phạt bao nhiêu
Thực hiện quảng cáo bị cấm ở Việt Nam bị phạt bao nhiêu (Ảnh minh họa)

Cụ thể mức phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định như sau:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Quảng cáo những hàng hóa, dịch vụ và những sản phẩm bị cấm

50 - 100 triệu đồng

  • Quảng cáo những hàng hóa, dịch vụ và những sản phẩm bị cấm quảng cáo;

50 - 70 triệu đồng

  • Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh

70 - 100 triệu đồng

Quảng cáo gây tiết lộ các bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền của quốc gia, an ninh, quốc phòng

Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước

80 - 100 triệu đồng

Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, quảng cáo trái với đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam;

Quảng cáo phim thông qua đoạn giới thiệu hoặc các thông tin liên quan vi phạm các quy định tại Luật Điện ảnh.

Quảng cáo gây xúc phạm đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của các tổ chức và cá nhân

Quảng cáo không đúng hoặc nhầm lẫn về các đặc điểm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký hoặc đã được công bố;

Quảng cáo bằng cách so sánh giá cả, chất lượng, hiệu quả sản phẩm của mình sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác.

Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn và sự phát triển bình thường của trẻ em

40 - 60 triệu đồng

Quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và an toàn xã hội

Quảng cáo phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, định kiến về giới tính, người khuyết tật

Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ sau đây: “nhất”, “tốt nhất”, “số một”,“duy nhất” hoặc những từ ngữ có ý nghĩa tương tự

10 - 20 triệu đồng

Phát tờ rơi quảng cáo ảnh hưởng mỹ quan, an toàn giao thông, xã hội;

01 - 02 triệu đồng

- Người có sản phẩm được quảng cáo trên tờ rơi ảnh hưởng mỹ quan, an toàn giao thông, xã hội.

- Quảng cáo trong các nhà thi đấu, sân vận động,… che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả;

05 - 10 triệu đồng

Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói và chữ viết của các cá nhân khác khi chưa được đồng ý

Quảng cáo vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ

Quảng cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị ép thực hiện hoặc tiếp nhận trái ý muốn

20 - 40 triệu đồng

Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh

60 - 80 triệu đồng

Quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm mỹ phẩm đó là thuốc.

30 - 40 triệu đồng

Quảng cáo có những nội dung cạnh tranh không lành mạnh (Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)

100 - 200 triệu đồng

Hành vi vi phạm được thực hiện phạm vi từ hai tỉnh, thành phố

200 - 400 triệu đồng

Quảng cáo treo, dán, dặt, vẽ sản phẩm trên các trụ điện, cột điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh tại những nơi công cộng

01 - 02 triệu đồng

Đặt, treo biển quảng cáo trên đất đường bộ đoạn đường ngoài đô thị;

500.000 đồng - 01 triệu đồng

Sử dụng trái phép lòng đường, hè phố

02 - 03 triệu đồng

Dựng biển quảng cáo trên hành lang an toàn đường bộ

10 - 15 triệu đồng

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt áp dụng với cá nhân.

Đồng thời các trường hợp sau sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 - 07 tháng hoặc tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng - 24 tháng nếu vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng:

  • Quảng cáo không đúng hoặc quảng cáo gây ra nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, cung cấp hàng hóa của các tổ chức, cá nhân;

  • Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về các đặc điểm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký hoặc đã được công bố;

  • Quảng cáo bằng cách so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác;

  • Quảng cáo sử dụng các từ ngữ: “nhất”, “tốt nhất”, “số một”, “duy nhất” hoặc những từ ngữ tương tự.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Những quảng cáo bị cấm ở Việt Nam bao gồm những gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?