Bán phá giá cây cảnh ngày Tết, bị xử lý thế nào?

Ngày Tết đang cận kề, thị trường buôn bán cây cảnh đang bước vào những ngày nhộn nhịp nhất. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bán phá giá cây cảnh ngày Tết? Liệu lý do là gì? Có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

Bán phá giá cây cảnh ngày Tết, bị xử lý thế nào?

Bán phá giá cây cảnh ngày tết nếu vì mục đích loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh bán cây cảnh thì bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 01 tỷ đồng nếu hạ giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng khiến doanh nghiệp khác cùng kinh doanh mặt hàng đó bị loại bỏ.

- Phạt tiền từ 1,6 đến 2 tỷ đồng nếu phạm vi hạ giá thành ở trên xảy ra ở hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu hàng hoá, dịch vụ và khoản lợi thu được từ hành vi bán phá giá cây cảnh nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Ngược lại, nếu hạ giá thành nhưng với mục đích khác ngoài mục đích nêu trên như để bán hết hàng, do ế ẩm quá… thì không phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh và không bị xử phạt.

Có thể kể đến một số hành vi hạ giá thành sản phẩm mà không bị coi là cạnh tranh không lành mạnh gồm:

a) Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;

b) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;

c) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;

d) Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;

đ) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;

(Quy định nêu tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Tuy nhiên, để được coi là hạ giá thành đúng luật, người bán phải niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng hoặc nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới và thời gian áp dụng việc hạ giá thành.

Bán phá giá cây cảnh ngày Tết, bị xử lý thế nào?
Bán phá giá cây cảnh ngày Tết, bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Hành vi nào bị coi là cạnh tranh không lành mạnh?

Căn cứ Điều 45 Luật Cạnh tranh 23/2018/QH14, các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh gồm:

- Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh gồm: Tiếp cận, thu thập thông tin hoặc tiết lộ, sử dụng thông tin mật không được chủ sở hữu cho phép.

- Đe dọa, cưỡng ép khách hoặc đối tác của doanh nghiệp khác không đợc giao dịch/ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

- Cung cấp thông tin không đúng làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (cản trở, gián đoạn hoạt động kinh doanh…)

- Lôi kéo khách bất chính bằng hình thức:

  • Đưa thông tin gian dối/gây nhầm lẫn cho khách về doanh nghiệp/hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại… để thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với loại cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không có bằng chứng chứng minh

- Bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành khiến/có khả năng khiến doanh nghiệp khác bị loại bỏ

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bán phá giá cây cảnh ngày Tết bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có quy định nhiều tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; Vi phạm hành chính có quy mô lớn.