Có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc?

Người lao động có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc ở công ty cũ không? Việc chuyển sang làm cho công ty đối thủ có thể đem đến nhiều nguy cơ cho công ty cũ. Vậy pháp luật có cho phép điều này không?


1. Người lao động có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc?

Hiến Pháp năm 2013 quy định công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Thêm vào đó, Điều 10 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Như vậy, người lao động có quyền tự do lựa chọn làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào mà pháp luật không cấm. Các cá nhân, tổ chức khác không được cản trở, gây khó khăn cho người lao độn (theo khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013).

Tuy nhiên, nếu công việc mà người lao động làm có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì quyền tự do làm việc sẽ bị giới hạn.

Bởi khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận bằng văn bản về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm nếu công việc của người lao động đó liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp.

Để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình, người sử dụng lao động sẽ yêu cầu người lao động làm công việc đặc thù ký thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ trong một thời gian nhất định để đảm bảo người lao động không thể tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh.

Nếu đặt bút ký thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ thì người lao động không được sang làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc.

Lưu ý: Thỏa thuận thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ được công nhận nếu công việc mà người lao động làm liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động chỉ làm công việc bình thường, không liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì doanh nghiệp không được yêu cầu ký cam kết bởi điều này xâm phạm đến quyền tự do việc làm của người lao động.

Có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc?
Có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc? (Ảnh minh họa)

2. Cam kết không làm cho công ty đối thủ nhưng vẫn làm, có phải bồi thường?

Theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, văn bản thỏa thuận về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ bao gồm các vấn đề như: Nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

Tương tự, cam kết không làm việc cho công ty đối thủ chắc chắn sẽ có thỏa thuận về thời gian không được ứng tuyển cho các công ty đối thủ và các quy định bồi thường khi người lao động vi phạm cam kết, đi làm cho công ty đối thủ trong thời hạn đã cam kết.

Đây là thỏa thuận hợp pháp nên các bên có trách nhiệm tuân thủ các cam kết. Do đó, nếu ký cam kết không làm cho công ty đối thủ mà vẫn làm cho công ty đối thủ, người lao động phải bồi thường cho công ty cũ theo mức bồi thường được ghi nhận trong văn bản cam kết.

Pháp luật hiện không giới hạn mức bồi thường trong trường hợp vi phạm cam kết không làm việc cho công ty đối thủ. Tuy nhiên nếu mức phạt đưa ra quá cao, Toà án có thể đưa ra mức phạt vi phạm khác hợp lý hơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Vi phạm cam kết làm việc cho công ty đối thủ phải bồi thường thế nào?
Vi phạm cam kết làm việc cho công ty đối thủ phải bồi thường thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Tiết lộ bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ bị xử lý thế nào?

Khi sang làm việc cho công ty đối thủ mà tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty cũ, người lao động có thể phải đối mặt với hình phạt tương đối khắt khe bởi hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty cũ.

Theo đó, ngoài việc phải bồi thường cho công ty cũ theo thỏa thuận, người lao động còn bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100 đến 150 triệu đồng về hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó (theo điểm b khoản 1 Điều 16 và khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.