Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

thuộc tính Nghị định 38/2021/NĐ-CP

Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:38/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:29/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thắp hương sai nơi quy định có thể bị phạt đến 500.000 đồng

Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2021/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Theo đó, việc thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại các lễ hội cũng có thể bị phạt từ 200 - 500 nghìn đồng. Cùng mức phạt này còn có các hành vi khác như: Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; Mặc trang phục không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Mặt khác, Nghị định cũng quy định việc sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc sẽ bị phạt từ 25-30 triệu đồng. Ngoài ra, các hành vi khác như biểu diễn nghệ thuật thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính; biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung kích động bạo lực; nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tín ngưỡng… cũng bị phạt tiền với mức này.

Về lĩnh vực kinh doanh Karaoke, vũ trường, Chính phủ cũng quy định phạt tiền từ 10-15 triệu đồng nếu cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc kinh doanh dịch vụ Karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8-24 giờ.

Nghị định có hiệu lực từ 01/6/2021.

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 28/2017/NĐ-CP và Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Xem chi tiết Nghị định38/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

________

Số: 38/2021/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo

________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
đ) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
e) Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
g) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
h) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Điều 3. Hình thức xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III, bao gồm:
1. Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm tại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng;
3. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu;
4. Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân;
5. Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm;
6. Buộc tháo gỡ phim, bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số;
7. Buộc thu hồi giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật; văn bản chấp thuận tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; văn bản chấp thuận tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
8. Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu;
9. Buộc di dời tang vật vi phạm khỏi địa điểm tổ chức triển lãm mỹ thuật hoặc tổ chức trại sáng tác điêu khắc;
10. Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi phim đã được phép phổ biến; bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã được phép lưu hành; triển lãm; triển lãm mỹ thuật, triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh, trại sáng tác điêu khắc; sản phẩm quảng cáo;
11. Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim;
12. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm;
13. Buộc bổ sung số lượng bản sách, cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc bảo đảm theo quy định;
14. Buộc bổ sung tên, địa chỉ người thực hiện quảng cáo;
15. Buộc dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet;
16. Buộc tiêu hủy phim, băng, đĩa hoặc vật liệu chứa nội dung phim; bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn;
17. Buộc công bố công khai thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; cuộc thi người đẹp, người mẫu.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Bổ sung
Bổ sung
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
Mục 1 HÀNH VI VI PHẠM VỀ ĐIỆN ẢNH
Điều 6. Vi phạm quy định về sản xuất phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim;
b) Sản xuất phim có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của người khác mà theo quy định của pháp luật phải được sự đồng ý của người đó nhưng không được sự đồng ý của người đó.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất phỉ báng, xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; kích động bạo lực; khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào phim đã được phép phổ biến;
b) Thêm, bớt làm thay đổi nội dung phim đã được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phim có nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, trừ trường hợp xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc;
b) Sản xuất phim có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; hủy hoại môi trường sinh thái; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
c) Không thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng thẩm định phim, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim; không tổ chức đấu thầu đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hợp tác, liên doanh sản xuất phim hoặc cung cấp dịch vụ sản xuất phim không đúng nội dung ghi trong giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim;
b) Hợp tác, liên doanh sản xuất phim hoặc cung cấp dịch vụ sản xuất phim mà không có giấy phép;
c) Sản xuất phim có nội dung phỉ báng, xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim của cơ sở sản xuất phim khác.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất, cung cấp dịch vụ sản xuất phim từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
nhayĐiểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, cụm từ “điểm b khoản 7 Điều 6” tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định số 128/2022/NĐ-CPnhay
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này;
e) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi phim đã được phép phổ biến đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
nhayĐiểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định số 128/2022/NĐ-CP.nhay
Điều 7. Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
b) Tẩy xoá, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo nội dung phim đã được dán nhãn kiểm soát.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành phim khi chưa được phép phổ biến, trừ trường hợp phim nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi phát hành phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu huỷ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu huỷ băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc tiêu huỷ văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim được lưu trữ trên băng, đĩa mà không có nhãn kiểm soát;
b) Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
c) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim chưa được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo;
c) Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
d) Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
đ) Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỉ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định;
e) Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày;
g) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động phổ biến phim của cơ sở chiếu phim tại địa điểm chiếu phim có hành vi vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ phim dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
d) Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, d và e khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở lưu trữ phim có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ phim;
b) Không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu cho cơ sở sản xuất phim có phim lưu trữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ phim không đủ số lượng hoặc không đúng chủng loại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ phim theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản phim chưa được phép phổ biến.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến;
b) Tàng trữ trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về hoạt động của Văn phòng đại diện của Cơ sở điện ảnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định;
b) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài mà không có văn bản chấp thuận theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam hoặc tước quyền sử dụng văn bản chấp thuận đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Điều 11. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
b) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung trong văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật;
c) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
d) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn khi đã có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người biểu biễn trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động biểu diễn để tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật mà thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật;
b) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân;
c) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận;
b)  Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
c) Sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn được cấp cho tổ chức, cá nhân khác;
d) Tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này;
d) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật; văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc công bố công khai về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
Bổ sung
Điều 12. Vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;
b) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;
c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
b) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu theo quy định;
c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan;
d) Sử dụng danh hiệu của cá nhân đạt được tại cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tham dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài mà không có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc công bố công khai về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình mà không nộp lưu chiểu theo quy định;
b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình không đúng với nội dung bản ghi âm, ghi hình đã nộp lưu chiểu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình đã có quyết định đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
d) Buộc tháo gỡ bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM VỀ TỔ CHỨC LỄ HỘI; KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG; HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA CÔNG CỘNG
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c)  Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;
b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;
c)  Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;
đ) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;
e)  Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày;
g) Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hoá dưới 200 mét.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định;
b) Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
c)  Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
8. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ vũ trường không có giấy phép theo quy định;
b) Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
c) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường để kinh doanh.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, điểm e khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Bổ sung
Điều 16. Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;
b) Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6 Điều 15; khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán hoặc phổ biến tranh, ảnh, văn hóa phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc có nội dung đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM VỀ MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
Điều 17. Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật theo quy định;
b) Tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c)  Không gửi báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc hồ sơ thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật không đúng với nội dung đã thông báo;
b) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm mỹ thuật, trại sáng tác điêu khắc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Không làm lại thủ tục xin cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật theo quy định;
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm mỹ thuật mà không có giấy phép theo quy định;
b) Tổ chức trại sáng tác điêu khắc mà không có giấy phép theo quy định;
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
d) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ không bảo đảm sự tôn kính;
đ) Tổ chức cuộc thi, sáng tác tác phẩm mỹ thuật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chấp thuận.
e) Triển lãm những tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
g) Xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Triển lãm những tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung kích động bạo lực; lối sống đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa;
b) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
c) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng không có giấy phép theo quy định;
d) Xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung kích động bạo lực; lối sống đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3, điểm c và điểm d khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ phần tượng đài, tranh hoành tráng không đúng nội dung ghi trong giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều này;
d) Buộc tháo dỡ tượng đài, tranh hoành tráng và công trình mỹ thuật đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm c và điểm d khoản 5 Điều này;
đ) Buộc di dời tang vật vi phạm khỏi địa điểm tổ chức triển lãm hoặc tổ chức trại sáng tác điêu khắc đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
e) Buộc loại bỏ phần nội dung vi phạm ra khỏi triển lãm mỹ thuật, trại sáng tác điêu khắc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
g) Buộc thu hồi giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc văn bản chấp thuận tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này.
Bổ sung
Điều 18. Vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam theo quy định;
b) Không thông báo lại trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản đã thông báo theo quy định;
c) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan theo quy định;
d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
c)  Không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép theo quy định;
b) Triển lãm những tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm phổ biến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
c) Sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xâm phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam có nội dung kích động bạo lực; khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa;
c) Mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc loại bỏ phần nội dung vi phạm ra khỏi triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 5, khoản 6 Điều này;
d) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
đ) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
g) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.
Bổ sung
Điều 19. Vi phạm quy định về hoạt động triển lãm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức triển lãm;
b) Không thông báo lại trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản đã thông báo theo quy định;
c) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép tổ chức triển lãm.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm không đúng nội dung ghi trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép triển lãm tại Việt Nam theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức triển lãm tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép theo quy định;
b) Triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung vi phạm quy định về nếp sống văn minh, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung tiết lộ bí mật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép tổ chức triển lãm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi triển lãm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Bổ sung
9. Hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này không áp dụng đối với triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/2/2019 của Chính phủ quy định hoạt động triển lãm.
Mục 5
HÀNH VI VI PHẠM VỀ DI SẢN VĂN HÓA
Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung Bảng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hoá phi vật thể;
c) Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)   Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
b)    Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
c) Sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
d)  Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định;
đ) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;
e)  Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 và điểm d khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 5, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
c)  Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, điểm c khoản 6, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều này;
đ) Buộc thu hồi giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký theo quy định;
b) Không bảo đảm số lượng tối thiểu chuyên gia giám định cổ vật về chuyên ngành trong quá trình hoạt động kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh giám định cổ vật mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo quy định;
b) Cho cơ sở kinh doanh khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật;
c) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật của cơ sở khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Bổ sung
Điều 22. Vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định, trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn;
d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Bổ sung
Điều 23. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định, trừ trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm số lượng tối thiểu người được cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong quá trình hoạt động theo quy định;
b) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định;
b) Cho tổ chức khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
c) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của tổ chức khác để hành nghề.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Bổ sung
Điều 24. Vi phạm quy định về khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không đúng nội dung quy hoạch, dự án và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không có giấy phép;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và hành vi đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 6 HÀNH VI VI PHẠM VỀ THƯ VIỆN
Điều 26. Vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh tráo tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
b) Chiếm dụng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
c) Cung cấp trái quy định thông tin về người sử dụng dịch vụ thư viện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật;
b) Làm hư hỏng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
5. Đình chỉ hoạt động của thư viện cộng đồng hoặc thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng hoặc thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thư viện để kích động bạo lực; phá hoại thuần phong mỹ tục; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện theo quy định;
b) Không bảo đảm về số lượng bản sách theo quy định trong quá trình hoạt động.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm về cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc trong thư viện theo quy định trong quá trình hoạt động của thư viện, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đồng ý bằng văn bản theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tái phạm hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung số lượng bản sách, cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc bảo đảm theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động trái với chức năng, nhiệm vụ và nội dung đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền của thư viện;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không công bố nội quy, hướng dẫn sử dụng thư viện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không công khai, minh bạch về tài nguyên thông tin theo quy định;
b) Tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp trái với quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của người làm công tác thư viện
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện;
2. Ứng xử trái với quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.
Mục 7
HÀNH VI VI PHẠM KHÁC TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
Điều 30. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về kết quả hoạt động trong năm hoặc khi có yêu cầu;
b) Không thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt chi nhánh và nơi dự kiến tổ chức các hoạt động về nội dung hoạt động và thời hạn ủy quyền cho chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở về người đại diện theo pháp luật, người quản lý, nhân viên và thời gian bắt đầu hoạt động, kết thúc làm việc của người đại diện theo pháp luật, người quản lý và nhân viên;
b) Tổ chức hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam hoặc giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại.
Điều 31. Vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có tem, nhãn kiểm soát, lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền dán trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu máy trò chơi đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ người khuyết tật, người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa khi có đủ điều kiện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối để người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa của người khuyết tật, người cao tuổi khi có đủ điều kiện.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ không bảo đảm an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 33. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;
b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;
c) Quảng cáo làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 37. Vi phạm các quy định về thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà không thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO CHÍ, SẢN PHẨM IN, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÔNG KHÁC
Điều 38. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo theo quy định về tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới;
c) Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới mà không thông qua tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;
b) Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;
c) Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.
Bổ sung
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 39. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo in
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ra phụ trương quảng cáo mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Phụ trương quảng cáo không đánh số riêng; không cùng khuôn khổ với trang báo chính; không phát hành cùng trang báo chính;
c) Quảng cáo trên bản tin.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo quá diện tích theo quy định trên một ấn phẩm báo, tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo;
b) Không có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác;
c) Không thể hiện tên tờ báo; tên, địa chỉ của cơ quan báo chí; dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán” trên trang một của phụ trương quảng cáo.
Điều 40. Vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Quảng cáo trong chương trình thời sự;
c) Quảng cáo trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc;
d) Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình;
đ) Quảng cáo quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
e)  Quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
g) Quảng cáo trên truyền hình trả tiền quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
h)  Chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có quyết định phát sóng của của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về quảng cáo trên sản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không ghi tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo, số lượng in, nơi in trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp và các sản phẩm in khác không phải là xuất bản phẩm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo ở phía dưới cùng của sản phẩm in;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung cổ động, tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo;
c) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định hoặc quảng cáo có nội dung, hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam trên từng tên xuất bản phẩm là lịch blốc;
d) Quảng cáo trên từng tên xuất bản phẩm là lịch blốc in ngày quốc lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo lẫn vào nội dung hoặc làm gián đoạn nội dung của từng tên xuất bản phẩm điện tử;
b) Quảng cáo trên một trong các bìa hai, ba và bốn của từng tên xuất bản phẩm dạng sách và tài liệu không kinh doanh dạng sách, trừ trường hợp quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, đối tác liên kết trong hoạt động xuất bản trên bìa bốn của sách và sách chuyên quảng cáo;
c) Quảng cáo trên bìa một hoặc trang nội dung của từng tên xuất bản phẩm dạng sách và tài liệu không kinh doanh dạng sách, trừ sách chuyên quảng cáo;
d) Quảng cáo tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản hoặc biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và hoạt động trên tài liệu không kinh doanh mà không phải của tổ chức, cá nhân xuất bản tài liệu đó.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các sản phẩm in là bản đồ hành chính, giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO
Điều 42. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng- rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không tự tháo dỡ băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;
b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
b) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng loa phóng thanh và các hình thức tương tự khác gắn trên phương tiện giao thông và các phương tiện di động tại nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình;
b) Khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo vượt quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trên khu vực sân khấu không bảo đảm mỹ quan và che khuất tầm nhìn của người xem;
b) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao mà che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả;
c) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu gây cản trở hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, nhân viên y tế, người phục vụ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 46. Vi phạm quy định về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo không đúng với thông báo đã gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo mà không được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo; thời gian và lộ trình thực hiện của đoàn người thực hiện quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 47. Vi phạm quy định về quảng cáo trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách mà có thời lượng vượt quá tổng thời lượng nội dung chương trình theo quy định.
Điều 48. Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Mục 4 HÀNH VI VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT
Điều 49. Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đúng quy định hoặc không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáo đối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng’’ đối với quảng cáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử;
b) Không thể hiện đầy đủ tên thuốc; tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục;
d) Chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
e) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyên luận về loại thuốc đó đã được ghi trong Dược thư quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế;
b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc;
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc;
d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
đ) Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị;
e) Quảng cáo thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 51. Vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: tên mỹ phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng không phù hợp với công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm;
b) Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn;
c) Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 52. Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đúng quy định dòng chữ và không đọc hoặc đọc không rõ ràng nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;
c) Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 53. Vi phạm các quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Quảng cáo đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng theo nội dung giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Tính năng, công dụng;
d) Lời khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong Danh mục hạn chế sử dụng”.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hoặc phát hành quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 54. Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trang thiết bị y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc Giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Thông tin không kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khách hàng về các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế;
b) Giấu giếm các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế;
c) Quảng cáo mà thiếu tên, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 55. Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ có nội dung không phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mà không bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 56. Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;
b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 57. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật không phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;
b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 58. Vi phạm quy định về quảng cáo thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 59. Vi phạm quy định về quảng cáo phân bón
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên phân bón;
b) Xuất xứ, nguyên liệu trong chế biến;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.0000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 61. Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính khi chưa tự công bố lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
b) Quảng cáo giống cây trồng nhập khẩu với mục đích triển lãm, hội chợ không đúng theo nội dung giấy phép nhập khẩu giống cây trồng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
c)  Quảng cáo giống cây trồng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống (số lượng, chất lượng, giá bán), nội dung ghi trên nhãn, nhãn hiệu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính không có Quyết định công nhận lưu hành hoặc không có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
b) Quảng cáo giống cây trồng không có một trong các nội dung: tên giống cây trồng; xuất xứ giống cây trồng; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa giống ra thị trường;
c)  Nội dung quảng cáo giống cây trồng không đúng với nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách, bản công bố các thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 62. Vi phạm các quy định về quảng cáo giống vật nuôi, giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo giống vật nuôi, giống thủy sản không có một trong các nội dung: tên giống vật nuôi, giống thủy sản; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa giống vật nuôi, giống thủy sản ra thị trường.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương IV
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO
Điều 63. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 64 đến Điều 70 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
3. Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu, thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển và phương tiện thủy nội địa.
Điều 64. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 65. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c)  Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật, thú y, chăn nuôi, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra cấp bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; khoản 1, khoản 2, các điểm a, c, d và đ khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 14; các khoản 1, 2 và 3 Điều 15; khoản 1 Điều 20; điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 26; điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 27; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28; Điều 29; khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 41; Điều 44 và Điều 46 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2 và các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; Điều 10; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12; khoản 1 Điều 13; Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; khoản 1 và khoản 2 Điều 16; khoản 1 và khoản 2 Điều 17; các khoản 1, 2 và 3 Điều 18; các khoản 1, 2 và 3 Điều 19; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 20; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 25, 26, 27, 28, 29 và 30; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 31; Điều 32; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; Điều 41; Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Công an nhân dân:
a) Chiến sỹ Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15; điểm a khoản 1 Điều 27 và Điều 29 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại điểm a khoản này xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, khoản 2 và các điểm a, c, d và đ khoản 3 Điều 14; khoản 1 và khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 1 Điều 27 và Điều 29 Nghị định này;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, khoản 2 và các điểm a, c, d và đ khoản 3 Điều 14; khoản 1 và khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 1 Điều 27; Điều 29; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 39 và khoản 1 Điều 46 Nghị định này;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; khoản 1 Điều 10; khoản 1 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1, khoản 2, các điểm a, c, d và đ khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15; điểm a khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1 và khoản 3 Điều 20; khoản 1 và khoản 2 Điều 21; khoản 1 và khoản 2 Điều 22; khoản 1 và khoản 2 Điều 23; Điều 26; Điều 27; khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 28; Điều 29; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 30; khoản 1 và khoản 3 Điều 32; khoản 1 và khoản 2 Điều 34; các Điều 35, 36, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 41; các Điều 42, 43, 44, 45, 46, 47 và 48; điểm b khoản 1 Điều 50; khoản 1 và khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 51; khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 52; khoản 1 và khoản 2 Điều 53; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 54; khoản 1 Điều 56; khoản 2 Điều 57; khoản 2 Điều 61 và Điều 62 Nghị định này;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2 và các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; Điều 10; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12; khoản 1 Điều 13; Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; khoản 1 và khoản 2 Điều 16; khoản 1 và khoản 2 Điều 17; các khoản 1, 2 và 3 Điều 18; các khoản 1, 2 và 3 Điều 19; các khoản 1, 3 và 4 Điều 20; các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm b khoản 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; Điều 25; các Điều 26, 27, 28, 29 và 30; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 31; Điều 32; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36; 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; các Điều 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49; điểm b khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 50; khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 51; khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 52; Điều 53; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 54; khoản 3 Điều 55; Điều 56; khoản 2 và khoản 3 Điều 57; khoản 2 Điều 58; khoản 3 Điều 59; khoản 2 Điều 61 và Điều 62 Nghị định này;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
3. Bộ đội biên phòng:
a) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 20; khoản 1 Điều 31; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 43 Nghị định này;
b) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.
4. Cảnh sát biển:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 20; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này;
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 20; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này;
e)   Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5, điểm c khoản 6 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 1 Điều 24; Điều 25; điểm a (trong trường hợp không phải quảng cáo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe) và điểm c khoản 2 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này;
g) Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5, điểm c khoản 6 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a và điểm đ khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.
5. Hải quan:
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 và điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.
6. Quản lý thị trường:
a)   Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 Điều 9; khoản 1 Điều 13; khoản 5, khoản 6, điểm a và điểm b khoản 7 Điều 15; khoản 2 Điều 16; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 31; khoản 1 và khoản 2 Điều 34 (trừ trường hợp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng); điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; các Điều 36; Điều 48; Điều 49 (trừ trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng); khoản 1 và khoản 2 Điều 50; các khoản 1, 2 và 3 Điều 51; các khoản 1, 2 và 3 Điều 52 (trừ trường hợp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng); khoản 1 và khoản 2 Điều 53; Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 và khoản 2 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59 và các Điều 60, 61 và 62 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; Điều 31; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thi hành công vụ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15; điểm a khoản 1 Điều 27 và Điều 29 Nghị định này;
b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2 và các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; Điều 10; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12; khoản 1 Điều 13; Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; khoản 1 và khoản 2 Điều 16; khoản 1 và khoản 2 Điều 17; các khoản 1, 2 và 3 Điều 18; các khoản 1, 2 và 3 Điều 19; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 20; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 25, 26, 27, 28, 29 và 30; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 31; Điều 32; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; Điều 41; Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
c) Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3, điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6; Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9; Điều 10; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 12; khoản 1 và khoản 2 Điều 13; Điều 14; Điều 15; các khoản 1, 2 và 3 Điều 16; các khoản 1, 2 và 3 Điều 17; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 20; các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm b khoản 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 và khoản 2 Điều 24; Điều 25; Mục 6 Chương II; Điều 30; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 31; Điều 32; khoản 1 Điều 33; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; Điều 41; Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
d) Chánh Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Trung tâm tần số khu vực xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; Điều 41 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
b) Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 8; khoản 1 Điều 33; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; Điều 41 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
c) Chánh Thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
9. Thanh tra Y tế:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Y tế và Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này;
b) Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 36; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 34; các Điều 35, 36, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này;
c) Chánh Thanh tra của Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.
10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật, thú y, chăn nuôi, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; Điều 35; Điều 36; hành vi quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này;
b) Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 33; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; Điều 35; Điều 36; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này;
c) Chánh Thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.
11. Thanh tra Xây dựng:
Chánh Thanh tra của Bộ Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.
12. Thanh tra Giao thông vận tải:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh Thanh tra Cục Hàng không xử phạt đối với các hành vi hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
b)   Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Chánh Thanh tra của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.
13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội:
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 32 Nghị định này.
14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường:
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 72. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2021.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các văn bản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa;
b) Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
c) Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
d) Khoản 1 khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Điều 73. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Điều 74. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN;

- Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (3).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

No. 38/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, March 29, 2021

DECREE

On sanctioning of administrative violations in cultural and advertising sectors

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Cultural Heritages dated June 29, 2001; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritages dated June 18, 2009;

Pursuant to the Law on Cinematography dated June 29, 2006; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cinematography dated June 18, 2009;

Pursuant to the Law on Advertising dated June 21, 2012;

Pursuant to the Law on Libraries dated November 21, 2019;

Upon the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

The Government hereby promulgates the Decree on sanctioning of administrative violations in cultural and advertising sectors.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree prescribes acts of administrative violations, sanctioning forms and levels, remedial measures, competence to make written records and sanction administrative violations in cultural and advertising sectors.

2. Administrative violations in cultural and advertising sectors other than those specified in this Decree shall be subject to regulations on handling of administrative violations in relevant state management sectors.

Article 2. Subjects of application

1. This Decree applies to:

a) Vietnamese organizations and individuals committing administrative violations in cultural and advertising sectors in Vietnam and abroad;

b) Foreign organizations and individuals committing administrative violations in cultural and advertising sectors within the territory of Vietnam;

c) Persons competent to make written records and sanction administrative violations in accordance with this Decree.

2. Organizations specified at Point a and b Clause 1 of this Article, including:

a) State agencies committing any violation that does not fall within the assigned state management tasks;

b) Vietnamese enterprises and their subordinate units (branches, representative offices), foreign enterprises operating within Vietnam; Vietnam-based branches, representative offices of foreign enterprises;

c) Cooperatives or cooperative unions;

d) Public and non-public non-business units;

dd) Socio-professional organizations operating in cultural and advertising sectors;

e) International and foreign organizations in Vietnam;

g) Foreign cultural establishments in Vietnam and their branches in Vietnam;

h) Other organizations committing acts of administrative violation in cultural and advertising sectors.

Article 3. Sanctioning forms

1. Principal sanctions:

b) Warning;

b) Fine;

c) Suspension of operation for a definite time.

2. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidence and means used in administrative violations;

b) Suspension of operation for a definite time;

c) Deprivation of the right to use licenses, practice certificates for a definite term.

Article 4. Remedial measures

In addition to the remedial measures specified at Point a, b, dd, e and i of Clause 1 Article 28 in the Law on Handling of Administrative Violations, this Decree stipulates the remedial measures applicable to violations specified in Chapters II and III, including:

1. Forcible return of encroached land at historical-cultural relics, spots of beauty;

2. Forcible return of fraudulently exchanged or appropriated information resources;

3. Forcible removal, dismantlement or deletion of advertisements or recall of print ads, including newspapers and magazines, or forcible dismantlement of signboards;

4. Forcible apology to organizations and individuals;

5. Forcible refund of money amounts gained from commission of violations;

6. Forcible removal of films, audio and video recordings, cultural products with harmful contents in electronic form, on the internet and digital environment;

7. Forcible revocation of permits for joint venture or cooperation in film production or provision of film production services; written approval for art performance; written approval for competitions and festivals for performing arts; certificates of participation in overseas beauty or model contests; certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision; permits to copy art works about cultural celebrities, national heroes or leaders; exhibition licenses; art exhibition permits; permits to build monuments and murals; written approval for art contests; photography exhibition permits; permits to make copies of national relics, antiques and treasures; certificates of eligibility for antique appraisal business; certificates of practice of preservation, rehabilitation and restoration of monuments; certificates of eligibility for practice of preservation, rehabilitation and restoration of monuments; certificates of registration of establishment and operation, licenses for establishment and operation of foreign cultural establishments in Vietnam;

8. Forcible revocation of titles and prizes that individuals win in performing arts contests, festivals, beauty and model contests;

9. Forcible removal of material evidence used for commission of violations from venues of art exhibitions or sculpture camps;

10. Forcible removal of infringement contents from films that have obtained dissemination permits; audio and video recordings of musical, dance or theater performances which have been permitted for release; exhibitions; art exhibitions, photography exhibitions, sculpture camps; advertisements;

11. Forcible satisfaction of mandatory requirements for provision of facilities and equipment in cinemas with special effects on audience;

12. Forcible destruction of material evidence used for commission of violations;

13. Forcible additional sale of books, library facilities, utilities and employees meeting regulations;

14. Forcible addition of names and addresses of advertising makers;

15. Forcible affixing of inspection and market authorization stamps, labels to electronic gaming machines not connected to the Internet;

16. Forcible destruction of films, tapes, discs or material objects containing films; audio or video recordings containing performing art works;

17. Forcible announcement of revocation of titles and prizes awarded in performing arts contests or festivals, beauty or model contests.

Article 5. Fine levels and competence to impose fines on individuals and organizations

1. The maximum fine imposed for an act of administrative violation in the culture sector is VND 50,000,000 and VND 100,000,000, for individuals and organizations, respectively. The maximum fine imposed on an individual or an organization for an administrative violation arising from advertising activities is VND 100,000,000 and VND 200,000,000, respectively.

2. The fines specified in Chapter II and Chapter III of this Decree are imposed on individuals while those specified in Clause 1, Point c Clause 4, Point a Clauses 5 and 6 Article 6; Points c, dd, e and g Clause 4 Article 8; Clauses 1, 2 and 3 Article 9; Article 10; Point a Clause 2, Clauses 3, 5 and 6, Points a, b, c and d Clause 7 Article 14; Clauses 1, 2, 3, 4 and Point b Clause 5 Article 21; Clauses 1, 2, 3, 4 and Point b Clause 5 Article 23; Clause 1 Article 24; Articles 30, 38, 39 and 40 of this Decree are imposed on organizations.

3. For the same act of administrative violation, the fine to be imposed on an organization is 2 times that of the fine imposed on an individual.

4. The competence to impose fines of the titles specified in Chapter IV of this Decree is the competence to impose fines for an act of administrative violation committed by individuals, the competence to impose fines on an organization is twice as much as the competence to fine an individual.

 

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN THE CULTURE SECTOR

 

Section 1. CINEMATOGRAPHY-RELATED VIOLATIONS

 

Article 6. Violations of regulations on film production

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failure to make truthful declarations in applications for permits for cooperation or joint venture in film production, provision of film production services.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Modifying, erasing or changing the contents of licenses for film cooperation, joint venture, and provision of film production services;

b) Producing films revealing the privacy of other people without their consent as required by laws.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Extracting, adding sounds and images that are defamatory and offend the value of the national emblem; distorting historical facts; denying revolutionary achievements; harming national sovereignty; insulting the nation, great figures and national heroes; provoking violence; containing pornography, debauchery, which is not serious enough for penal liability, to films obtaining dissemination permits;

b) Adding or removing contents of the films already obtaining dissemination permits.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Producing movies offending an organization’s reputation, or an individual’s honor and dignity, except for the case of offending great figures and national heroes;

b) Producing movies with pornographic contents which is not serious enough for penal liability; provoking violence; movies spreading social evils; destroying ecological environment; not suitable for Vietnamese fine customs and traditions;

c) Failing to establish a Script Review Council, Film Review Council and Film Production Project Selection Council; failing to invite bids for film production funded by the state budget according to regulations.

5. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Entering into cooperation or joint venture in film production or provision of film production services not in accordance with the contents stated in the licenses for cooperation or joint venture in film production or provision of film production services;

b) Entering into cooperation or joint venture in production of films or provision of film production services without license;

c) Producing films that defame and offend the value of the national emblem; distorting historical facts; denying revolutionary achievements; harming national sovereignty; insulting the nation, great figures and national heroes; containing debauchery, which is not serious enough for penal liability;

d) Using permits for cooperation or joint venture in production of films or provision of film production services that are held by other film producers.

6. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the act of allowing other organizations or individuals to use permits for cooperation or joint venture in film production, provision of film production services.

7. Additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use permits for cooperation or joint venture in film production, provision of film production services for a definite time of between 18 months and 24 months for the violations specified in Clause 6 of this Article;

b) Confiscation of permits for cooperation or joint venture in film production, provision of film production services for the violations specified at Point a of Clause 2 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible confiscation of issued permits for cooperation or joint venture in film production, provision of film production services for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible apology to organizations or individuals, for the acts specified at Point b Clause 2, Point a Clause 4 of this Article;

c) Forcible ratification of false information, for the violations specified at Point a Clause 4 of this Article;

d) Forcible destruction of films for the acts specified at Point b Clause 2, Point a Clause 4 of this Article;

dd) Forcible destruction of cultural products with harmful contents for the acts specified at Point a Clause 3, Point b Clause 4 and Point c Clause 5 of this Article;

e) Forcible removal of infringement issues from films obtaining dissemination permits for the violations specified at Point b Clause 3 of this Article.

Article 7. Violations of regulations on film distribution regulations

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Selling and renting films for internal use;

b) Erasing and modifying content of security labels or stickers on tapes and discs.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of selling or renting tapes or discs without security labels or stickers, or tapes or discs of films obtaining dissemination permits on which security labels or stickers are not the right ones.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of fraudulently swapping the contents of films with security labels or stickers.

4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of releasing films when dissemination permits are not granted, except for the case of imported films.

5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of distributing films when decisions on recall, confiscation, prohibition against dissemination or destruction of such films are already issued.

6. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 1 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible destruction of tapes or discs or materials containing films for the acts specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article;

b) Forcible destruction of cultural products with harmful contents for any violation specified in Clause 5 of this Article;

c) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 8. Violations of regulations on film dissemination

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of showing films outside the time frame between 8:00 and 24:00 each day.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Disseminating films or movies stored on tapes or discs without security labels or stickers;

b) Disseminating films in contravention of rules and regulations inscribed in film dissemination permits or broadcasting decisions;

c) Failing to meet requirements for facilities and equipment installed in cinemas with special effects on the audience when they are in operation.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of disseminating films without dissemination permits.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Disseminating films subject to decisions to revoke, confiscate, destroy, prohibit dissemination or contain pornographic, lewd or indecent content, which is not serious enough for penal liability; provoking violence, except for the case specified in Clause 5 of this Article;

b) Disseminating films without warnings required by laws;

c) Disseminating movies to the audience who are not at the legitimate age or admitting the audience at inappropriate age to cinema theaters;

d) Disseminating films in contravention of regulations specified in film dissemination permits or broadcasting decisions;

dd) Disseminating Vietnamese films or movies at theaters without meeting prescribed requirements on screening rate and show time;

e) Disseminating movies or films to children under 16 years old going to the theater outside the timeframe from 8:00 to 22:00 every day;

g) Organizing specialized and thematic film festivals without consent from competent state agencies according to regulations.

5. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of disseminating films that are subject to decisions on revocation, confiscation, destruction, or ban on dissemination or contain pornographic or indecent content, which is not serious enough for penal liability examination, or provoke violence on television in electronic forms, on the Internet and digital environment.

6. Additional sanctions:

Suspension from disseminating films at cinemas, for those committing the violations specified at Point a Clause 4 of this Article for a definite term of between 01 month to and 03 months.

7. Remedial measures:

a) Forcible destruction of tapes, discs or materials containing film content for the acts specified at Points a and b, Clauses 2 and 3 of this Article;

b) Forcible destruction of cultural products with harmful contents for the acts specified at Point a Clause 4 of this Article;

c) Forcible removal of films disseminated in electronic form, on the Internet and digital environment for the acts specified at Point b, Clause 2 and Clause 5 of this Article;

d) Forcible satisfaction of requirements on facilities and equipment in cinemas with special effects on audience for the acts specified at Point c Clause 2 of this Article;

dd) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined in Clauses 1, 2, 3, Points a, b, c, d and e Clause 4 and Clause 5 of this Article.

Article 9. Violations of regulations on deposit, archiving, duplication and storage of films

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on any film archiving establishment committing one of the following violations:

a) Failing to protect the safety of a film and its original material, and failing to meet film archiving technical standards;

b) Failing to provide copies or extracts of documents to film production establishments for archiving purposes as legally specified.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide adequate films or films of correct types for specified legal deposit or archiving purposes.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide film copies for specified legal deposit or archiving purposes.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of duplicating films not yet obtaining dissemination permits.

5. A fine ranging from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Duplicating films already receiving decisions on recall, confiscation, destruction or prohibition from dissemination;

b) Illegally storing films of which decisions on recall, confiscation, destruction or prohibition from dissemination are already issued, but not serious enough for penal liability.

6. Additional sanctions:

Confiscation of means used for commission of violations defined in Clause 4, Point a Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible destruction of tapes, discs or materials containing film content in case of committing the acts specified in Clause 4 of this Article;

b) Forcible destruction of cultural products with harmful contents in case of committing any violation specified in Clause 5 of this Article;

c) Forcible removal of cultural products with harmful contents in electronic form, on the Internet and digital environment in case of committing the acts specified at Point b Clause 5 of this Article.

Article 10. Violations of regulations on operation of representative offices of cinematographic establishments

1. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Operating in contravention of licenses;

b) Operating in contravention of written consent.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Operating without licenses as required;

b) Operating without written consent as required.

3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use licenses to set up representative offices of foreign cinematographic establishments in Vietnam or deprivation of the right to use written consent to founding overseas representative offices of Vietnamese cinematographic establishments for a definite term of between 01 month and 03 months for the acts specified in Clause 1 of this Article.

 

Section 2. VIOLATIONS RELATING TO PERFORMING ARTS ACTIVITIES

 

Article 11. Violations of regulations on performing arts, performing arts contests, festivals

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Making untruthful declarations in applications for permission for performing arts events, performing arts contests or festivals;

b) Failing to comply with notices that must be sent to competent state agencies under regulations on organization of art performances, performing arts contests and festivals for political purposes; for intra-corporate purposes;

c) Failing to comply with notices that must be sent to competent state agencies under regulations on organization of free-entrance art performances at tourism, entertainment, recreational service businesses and restaurants.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing performing arts events, performing arts contests or festivals in contravention of written consent;

b) Erasing, repairing, supplementing or changing the content of written consent to organizing performing arts events, performing arts contests or festivals;

c) Failing to notify competent state agencies though such notification is required by regulations on organizing art performances, performing arts contests and festivals for political purposes; for intra-corporate purposes;

d) Failing to notify competent state agencies though notification is required by regulations on organization of free-entrance art performances at tourism, entertainment, recreational service businesses and restaurants.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to revoke titles, prizes of performing arts contests and festivals when such revocation is required by a written request of the competent state agency;

b) Failing to publicly announce on mass media the revocation of titles, prizes of performing arts contests and festivals;

c) Using titles, awards of performing arts contests or festivals after they are revoked or decisions to cancel the results of performing arts contests or festivals are issued.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of employing performers to perform at arts events while being suspended performance by competent state agencies.

5. A fine ranging from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Performing arts in a way that does not duly respect traditional culture, is not age- and gender- appropriate as required by laws;

b) Performing arts or participating in performing arts contests or festivals in a way that incites violence; adversely affecting foreign relations; using costumes, words, sounds, images, movements, means of expression, forms of performance or acts without regard to national fine traditions and customs; causing negative impacts on ethical value, public health and social psychology; infringing upon the legitimate rights and interests of organizations and individuals;

c) Performing arts, performing arts contests and festivals that distort history, independence, sovereignty and territorial integrity; repudiate revolutionary achievements; offend beliefs, religions; insult national leaders, heroes or celebrities.

6. A fine ranging from VND 35,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing performing arts events, performing arts contests or festivals without written consent;

b) Allowing other organizations or individuals to use written consent to organizing performing arts events, performing arts contests or festivals;

c) Using written consent to organizing performing arts events, performing arts contests or festivals granted to other organizations or individuals;

d) Repeating one of the acts specified in Clause 5 of this Article.

7. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 45,000,000 shall be imposed for the act of organizing performing arts events or performing arts contests or festivals that provoke violence; adversely affect foreign relations; use costumes, words, sounds, images, movements, means of expression, forms of performance or acts without regard to national fine traditions and customs; cause negative impacts on ethical value, public health and social psychology; infringe upon the legitimate rights and interests of organizations and individuals.

8. A fine ranging from VND 45,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of organizing performing arts events, performing arts contests and festivals that distort history, independence, sovereignty and territorial integrity; repudiate revolutionary achievements; offend beliefs, religions; insult national leaders, heroes or celebrities.

9. Additional sanctions:

a) Suspension from performance for a definite time of between 6 and 12 months, for the violations specified in Clause 5 of this Article;

b) Suspension from performance for a definite time of between 12 and 18 months, for the violations specified at Point d Clause 6 of this Article;

c) Suspension from performance for a definite time of between 12 and 24 months, for the violations specified in Clauses 7 and 8 of this Article;

d) Confiscation of material evidence used in administrative violations specified at Point b Clause 2 of this Article.

10. Remedial measures:

a) Forcible withdrawal of written consent to art performance organization; written consent to organization of performing arts contests or festivals for the acts specified at Point a, Clause 1 of this Article if such written consent is already granted;

b) Forcible apology to organizations or individuals for the acts specified at Point c Clause 3 of this Article;

c) Forcible withdrawal or revocation of titles or prizes for the violations specified at Point a Clause 3 of this Article;

d) Forcible announcement of the withdrawal or revocation of titles or prizes for the violations specified at Point b Clause 3 of this Article;

dd) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined at Point a Clause 3, Clauses 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.

Article 12. Violations of regulations on beauty contests or model contests

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Making untruthful declarations in the application for the written consent to organize beauty contests or model contests;

b) Making untruthful declarations in the application for the written confirmation of participation in overseas beauty contests or model contests;

c) Failing to comply with notices sent to competent state agencies according to regulations on beauty and model contests under the internal management of agencies or organizations.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing beauty or model contests in contravention of contents stated in the written consent;

b) Failing to notify competent state agencies according to regulations on beauty and model contests under the internal management of agencies or organizations.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to withdraw or revoke titles that individuals win in beauty or model contests when such revocation or withdrawal is required in writing by competent state agencies;

b) Failing to publicly announce the withdrawal or revocation of titles, prizes of beauty or model contests on mass media according to regulations;

c) Using titles, awards of beauty or model contests after being revoked or decisions to cancel the results of contests or festivals are issued;

d) Using titles that individuals win in overseas beauty or model contests without obtaining any consent from competent state agencies.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of participating in overseas beauty or model contests without obtaining consents from competent state agencies.

5. A fine ranging from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of organizing beauty or model contests without obtaining consent.

6. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of organizing beauty or model contests that provoke violence; adversely affect foreign relations; use costumes, words, sounds, images, movements, means of expression, forms of performance or acts without regard to national fine traditions and customs; cause negative impacts on ethical value, public health and social psychology; infringe upon the legitimate rights and interests of organizations and individuals.

7. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of organizing beauty or model contests that distort history, independence, sovereignty and territorial integrity; repudiate revolutionary achievements; offend beliefs, religions; insult national leaders, heroes or celebrities.

8. Additional sanctions:

Suspension of organization of beauty or model contests for a definite time of between 6 months and 12 months, for the violations specified in Clauses 6 and 7 of this Article.

9. Remedial measures:

a) Forcible withdrawal or revocation of written consent to organizing beauty or model contests; written confirmation of participation in overseas beauty or model contests for the acts specified at Points a and b Clause 1 of this Article if these documents are already granted;

b) Forcible announcement of the withdrawal or revocation of titles or prizes for the violations specified at Point b Clause 3 of this Article;

c) Forcible withdrawal or revocation of titles or prizes for the violations specified at Point b Clause 3 of this Article;

d) Forcible apology to organizations or individuals for the acts specified at Point c Clause 3 of this Article;

dd) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined at Point a Clause 3, Clauses 5, 6 and 7 of this Article.

Article 13. Violations of regulations on circulation of audio and video recordings containing performing arts content

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Circulating audio and video recordings without legal deposit;

b) Circulating audio and video recordings different from the deposited ones.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Circulating audio and video recordings subject to decisions on revocation of circulation or forcible destruction issued by competent state agencies, except the cases specified in Clause 4 of this Article.

b) Circulating audio and video recordings that infringe upon legitimate rights and interests of organizations or individuals.

3. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on the violations relating to the circulation of audio and video recordings that provoke violence; adversely affect foreign relations; use costumes, words, sounds, images, movements, means of expression, forms of performance or acts without regard to national fine traditions and customs; cause negative impacts on ethical value, public health and social psychology.

4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on the violations relating to the circulation of audio and video recordings that distort history, independence, sovereignty and territorial integrity; repudiate revolutionary achievements; offend beliefs, religions; insult national leaders, heroes or celebrities.

5. Remedial measures:

a) Forcible destruction or elimination of audio and video recordings for the acts specified in Clause 1, Point b Clause 2 of this Article;

b) Forcible destruction or elimination of cultural products with harmful contents for the acts specified at Point a Clause 2, Clauses 3 and 4 of this Article;

c) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

d) Forcible removal of cultural products with harmful contents in electronic form, on the Internet and digital environment in case of committing the acts specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

 

Section 3. VIOLATIONS RELATING TO ORGANIZATION OF FESTIVALS; TRADING OF KARAOKE SERVICES, DISCOTHEQUE SERVICES; CULTURAL ACTIVITIES AND COMMUNITY CULTURAL SERVICES

 

Article 14. Violations of regulations on organization of festivals

1. A fine ranging from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Burning incense or burning votive paper in the wrong places;

b) Uttering profanities, swearing or insulting holy spirit, affecting the solemn atmosphere of festivals;

c) Wearing clothes which are inappropriate or do not conform to Vietnamese cultural traditions.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to submit reports on festival organization results to competent state agencies according to regulations;

b) Insisting on asking festival attendees to use services and goods.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to establish festival organizers’ boards according to regulations;

b) Selling festival tickets and collecting fees for participation in festivals;

c) Organizing festivals without toilets or with toilets that fail to meet the specified standards at areas where festivals are held or at relics;

d) Failing to disseminate and introduce purposes, meaning and value of festivals on the loudspeaker systems or signage and other forms of propaganda;

dd) Failing to publicize hotline numbers to receive feedbacks from festival participants.

4. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Exploiting festival activities to any personal advantage;

b) Joining superstitious activities in festivals.

5. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Restoring customs and practices affecting health, human personality and cultural traditions of Vietnam;

b) Forcing organizations and individuals to contribute their funds to festivals.

6. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing festivals without prior notification to competent state agencies as required by law;

b) Organizing festivals involving activities in contravention of the registered ones or those notified to competent state agencies.

7. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing festivals that are subject to registration regulations without obtaining written consents from competent state agencies;

b) Organizing traditional festivals of which historical and cultural nature and meaning are incorrect;

c) Performing rituals that are violent, offensive, contrary to the traditional peace-loving and humanitarian tradition of Vietnam;

d) Failing to delay festivals at the request of the competent state agency;

dd) Organizing superstitious activities.

8. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined at Point b Clause 3, Point a Clause 4 and Point d Clause 7 of this Article;

b) Forcible refund of illegal profits gained from commission of violations defined at Point b Clause 5 of this Article.

Article 15. Violations of regulations on karaoke and discotheque service business

1. A warning or a fine ranging from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed for the act of failing to wear costumes or name plates provided by employers.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for the act of failing to wear costumes or name plates provided by employers.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision upon receipt of revocation decisions from competent state agencies.

4. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of making untruthful declarations in applications for certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision.

5. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Providing discotheque services for persons under 18 years old;

b) Providing karaoke services outside the legitimate time frame from 8:00 to 24:00 each day;

c) Modifying, erasing, deleting, adding or changing information contained in certificates of eligibility for provision of karaoke and discotheque services.

6. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Providing karaoke and discotheque services though specified dimensional requirements are not met;

b) Mounting door latches inside karaoke or disco ballrooms;

c) Installing alarm equipment, except for fire and explosion detection systems at the places where karaoke and discotheque services are provided;

d) Failing to make photos duly fit with the lyrics shown on karaoke screens (or in other similar forms) or with the culture, moral value and fine customs of the Vietnamese people in each karaoke room;

dd) Failing to adjust certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision in case of changing the number of rooms or owners;

e) Opening discotheques outside the legitimate time frame from 02:00 to 8:00 each day;

g) Running discotheque service business at locations less than 200 meters away from schools, hospitals, religious and belief establishments, historical-cultural relics.

7. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Providing karaoke services without licenses or permits as required by law;

b) Using certificates of eligibility for provision of karaoke services held by other organizations or individuals for business purposes;

c) Letting other organizations or individuals use certificates of eligibility for provision of karaoke services for business purposes.

8. A fine ranging from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Providing discotheque services without licenses or permits as required by law;

b) Using certificates of eligibility for discotheque service provision held by other organizations or individuals for business purposes;

c) Letting other organizations or individuals use certificates of eligibility for discotheque service provision for business purposes.

9. Additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision for a definite term of between 18 months and 24 months, for the violations specified at Point c Clause 7 and Point c Clause 8 of this Article;

b) Forcible confiscation of material evidence used for commission of violations specified at Point c Clause 5 of this Article.

10. Remedial measures:

a) Forcible revocation of certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision, for the violations specified in Clause 4 of this Article if these certificates have already been issued;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined at Point b Clause 5, Point e Clause 6, Clause 7 and Clause 8 of this Article.

Article 16. Violations of regulations on public cultural and cultural service business activities

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Hanging or displaying paintings, pictures, calendars or other objects with pornographic or debauchery content but not serious enough for penal liability examination; provoking violence at discotheque service establishments, karaoke service establishments, tourist accommodation establishments, restaurants providing food and beverage services or other public cultural and cultural service business sites;

b) Organizing entertainment and recreational activities outside the timeframe from 8:00 to 24:00 each day, except for the cases specified in Clause 1, Point dd and Point e, Clause 4, Article 8; Point b Clause 5 and Point e Clause 6 Article 15; Clause 2 Article 31 of this Decree.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of selling or propagating paintings, pictures and other cultural products containing pornographic or debauching content but not serious enough for penal liability examination; provoking violence; spreading social evils; not conforming to Vietnamese customs and cultural traditions, or those with the content involved in decisions on suspension of circulation, ban on circulation, recall, confiscation or destructions issued by competent authorities.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of rendering pornographic services at club discos, karaoke bars, or tourist accommodation establishments, restaurants, other public cultural and cultural service business sites.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of rendering pornographic services at club discos, karaoke bars, or tourist accommodation establishments, restaurants, other public cultural and cultural service business sites.

5. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of allowing customers to perform naked dancing or other debauched activities at club discos, karaoke bars, or tourist accommodation establishments, restaurants, other public cultural centers and public cultural service businesses.

6. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use certificates of eligibility for karaoke or discotheque service provision for a definite term of between 18 months and 24 months, for the violations specified in Clauses 4 and 5 of this Article;

8. Remedial measures:

a) Forcible destruction or elimination of cultural products with harmful contents for the acts specified at Point a Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined at Point b Clause 1 and Clause 2 of this Article.

 

Section 4. VIOLATIONS RELATING TO ARTISTIC, PHOTOGRAPHIC AND EXHIBITION ACTIVITIES

 

Article 17. Violations of regulations on artistic activities

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to notify competent state agencies of art competitions before organizing them in accordance with regulations;

b) Organizing art competitions without obtaining required written consent from competent state agencies;

c) Failing to inform competent state agencies of results of art competitions as required;

d) Making untruthful declarations in application for licenses for reproduction of artworks about cultural celebrities, national heroes, leaders or application for art exhibition permits or application for permits for the construction of monuments, monumental paintings or artwork competition announcement dossiers.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing artwork competitions in breach of announcements;

b) Correcting, erasing, removing, adding or changing information included in art exhibition permits or licenses for reproduction of art works about cultural celebrities, national heroes, leaders or permits for construction of monuments, monumental paintings or permits for organizing sculpture camps.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing fine art exhibitions and sculpture camps without conforming to information included in permits;

b) Failing to re-apply for art exhibition permits as required by law;

c) Reproducing artworks about cultural celebrities, national heroes or leaders for business purposes or placing them in public places in contravention of contents stated in the permits.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

b) Organizing fine art exhibitions without obtaining required permits;

b) Organizing sculpture camps without obtaining permits required by law;

c) Reproducing artworks about cultural celebrities, national heroes or leaders for business purposes or placing them in public places without permits, except for the cases specified at Point c Clause 5 of this Article;

d) Duplicating artworks about cultural celebrities, national heroes or leaders without showing respect;

dd) Organizing art competitions without obtaining consent from competent state agencies.

e) Exhibiting fine artworks and other artistic products promoting obscene lifestyle, criminal acts, social evils, destroying public decency and environment; offending reputation of entities, honor and dignity of individuals;

g) Making artworks promoting obscene lifestyle, criminal acts, social evils, destroying public decency and environment; offending reputation of entities, honor and dignity of individuals.

5. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Exhibiting artworks or other artistic products provoking violence; debauched lifestyle not to the extent of being criminally prosecuted; distorting historical facts; denying revolutionary achievements; insulting the nation, national heroes and cultural celebrities;

b) Building statues and monumental pictures in breach of contents of permits;

c) Building statues and monumental pictures without obtaining required permits;

d) Making artworks provoking violence; debauched lifestyle but not serious enough for penal liability examination; distorting historical facts; denying revolutionary achievements; insulting the nation, national heroes and cultural celebrities; or different from the approved samples.

6. Additional sanctions:

Forcible confiscation of material evidence used for commission of violations specified at Point b Clause 2, Point c Clause 3, Point c and Point d Clause 4 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible destruction or elimination of cultural products with harmful contents, for the acts specified at Point a Clause 5 of this Article;

b) Forcible destruction of material evidence used for commission of violations specified at Points a and b Clause 4 of this Article;

c) Forcible demolition of statues and monumental pictures in breach of contents of permits, for the acts specified at Point c Clause 3 and Point b Clause 5 of this Article;

d) Forcible demolition of statues, monumental pictures and artworks, for the acts specified at Point g Clause 4, Point c and Point d Clause 5 of this Article;

dd) Forcible removal of material evidence used for commission of violations from exhibition venues or organizing sculpture camps in case of committing the violations specified at Points a and b Clause 1, Point a and Point b Clause 4 of this Article;

e) Forcible removal of infringement issues from exhibitions or sculpture camps for the violations specified at Point a of Clause 3 of this Article;

g) Forcible revocation of licenses for reproduction of artworks about cultural celebrities, national heroes, leaders or art exhibition permits or permits for construction of monuments, monumental paintings or written consent to artwork competitions for the violations specified at Point d Clause 1 of this Article in case they are already granted;

h) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of the act of reproducing artworks about cultural celebrities, national heroes or leaders for business purposes specified at Point c Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article.

Article 18. Violations of regulations on photography activities

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to notify competent state agencies of advertisement for photography production, production camps, competitions and festivals in Vietnam according to regulations;

b) Falling to reissue notification of any change in sent written documents according to regulations;

c) Failing to notify competent state agencies of sending photographic products from Vietnam to foreign countries to take part in contests or festivals according to regulations;

d) Making untruthful declarations in application for permits for exhibition of photographic products.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of altering or erasing the content of photographic product exhibition permits or licenses.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing photographic product exhibitions in Vietnam in contravention of the regulations stated in permits or licenses;

b) Sending photographic products from Vietnam to abroad for exhibition purposes in contravention of the regulations stated in permits or licenses;

c) Failing to carry out procedures for re-applying for licenses and permits for photographic product exhibitions held in Vietnam according to regulations.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of organizing photographic product exhibitions in Vietnam without any permit or license according to regulations.

5. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Sending photographic products from Vietnam to abroad for exhibition purposes without any permit or license according to regulations;

b) Exhibiting photographic products prohibited from propagation, except for the cases specified at Point a Clause 6 of this Article;

c) Editing and merging photographic works that falsify images to infringe upon the reputation of organizations, honor and dignity of any individual.

6. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Exhibiting photographic products provoking violence; having pornographic and debauching contents in Vietnam but not serious enough for penal liability examination;

b) Editing and merging photographic works to the extent of falsifying the contents of the images for the purpose of distorting historical truth, denying revolutionary achievements; offending great figures, national heroes, leaders or cultural celebrities;

c) Buying, selling, using or disseminating photographic works in contravention of laws or obtaining decisions on suspension of circulation, prohibition of circulation, withdrawal, confiscation or destruction from competent state agencies.

7. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 2 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible confiscation of issued permits for exhibition of photographic products, for violations specified at Point d Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal of infringing content from photography exhibitions for the violations specified at Points a and b Clause 3 of this Article;

c) Forcible destruction or elimination of cultural products with harmful contents, for the acts specified at Points b and c Clause 5 and Clause 6 of this Article;

d) Forcible apology to organizations or individuals for the acts specified at Point c Clause 5 of this Article;

dd) Forcible ratification of false information for the violations specified at Point b Clause 6 of this Article;

e) Forcible destruction or elimination of material evidence used for commission of the violations specified in Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article;

g) Compulsory refund of illegal profits earned through the commission of violations defined at Point c Clause 6 of this Article.

Article 19. Violations of regulations on exhibition activities

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to notify competent state agencies of organization of exhibitions;

b) Falling to re-notify any change in sent written notifications according to regulations;

c) Making untruthful declarations in application for permits or licenses for organization of exhibitions.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of altering or erasing the content of permits or licenses for organization of exhibitions.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Organizing exhibitions in Vietnam in contravention of the regulations stated in permits or licenses, except for the cases specified in Clause 6 of this Article;

b) Sending products, artefacts or documents abroad in contravention of the regulations stated in licenses or permits, except for the cases specified in Clause 6 of this Article;

c) Failing to apply for reissued licenses and permits for exhibitions in Vietnam according to regulations.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of organizing exhibitions in Vietnam without obtaining permit or license according to regulations.

5. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Sending products, artefacts and documents from Vietnam to abroad without obtaining permit or license according to regulations;

b) Having exhibition of products, artefacts and documents with contents violating regulations on civilized lifestyle, propagating violence, criminal acts, social evils harmful to health, and destroying the ecological environment;

c) Exhibiting products, artefacts and documents of which content discloses secrets of agencies, organizations or individuals without obtaining consent from such agencies, organizations or individuals.

6. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of exhibiting products, artefacts and documents of which content distorts historical facts, denies revolutionary achievements; offending great figures, national heroes and cultural celebrities; insulting the prestige of agencies, organizations, honor or dignity of any individual.

7. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 2 of this Article.

8. Remedial measures:

d) Forcible confiscation of issued permits or licenses for organization of exhibitions, for violations specified at Point c Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal of infringing content from exhibitions for the violations specified at Points a and b Clause 3 of this Article;

c) Forcible destruction of material evidence used for commission of the violations specified in Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article;

d) Forcible destruction of cultural products with harmful contents in case of committing the acts specified at Points b and c Clause 5 and Clause 6 of this Article.

9. The sanctions specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article shall not apply to the exhibitions specified in Clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 23/2019/ND-CP dated February 26, 2019, on exhibition.

 

Section 5. VIOLATIONS RELATING TO CULTURAL HERITAGE

 

Article 20. Violations of regulations on protection of cultural heritage

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the act of leaving writing or drawings on, soiling or spoiling historical-cultural relics or spots of beauty.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of falsely disseminating or presenting content and value of historical-cultural relics or spots of beauty.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of making untruthful declarations in applications for licenses or permits for reproduction of remains, antiques or national treasures.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to register national treasures with competent state agencies or notify competent state agencies of change of owners of national treasures;

b) Removing, modifying or altering content of certificates of ranking of historical-cultural relics or certificates of intangible cultural heritage that has been included in the List of national intangible cultural heritages or permits or license for reproduction of remains, antiques and national treasures.

5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Reproducing remains, antiques and national treasures in contravention of the regulations stated in licenses or permits;

b) Falsely propagating and practicing regulations regarding intangible cultural heritages;

c) Arbitrarily bringing in new unsuitable elements to the extent that such action causes reduction in the value of intangible cultural heritage.

6. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Damaging artifacts in museums, historical-cultural relics or spots of beauty that have been ranked or included in the List of Inventory of Local Monuments;

b) Failing to obtain written consent from Chairpersons of the provincial-level People's Committees for provincial monuments or failing to obtain written consent from the Minister of Culture, Sports and Tourism for national monuments and special national monuments when building construction works to protect and promote the value of monuments in the protected areas No. II;

c) Taking advantage of the act of protecting and upholding the value of cultural heritage for mercenary or superstitious reasons.

7. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Destroying or altering elements constituting historical-cultural relics and spots of beauty;

b) Encroaching upon land for historical-cultural relics or spots of beauty;

c) Illegally using historical-cultural relics or spots of beauty;

d) Reproducing remains, antiques and national treasures without obtaining any license or permit legally specified;

dd) Illegally buying, selling, exchanging and transporting, within the territory of Vietnam, remains, antiques and national treasures of historical-cultural relics or scenic spots and those of illegal origin;

e) Seriously damaging artifacts in museums, historical-cultural relics or spots of beauty that have been ranked or included in the List of Inventory of Local Monuments.

8. Additional sanctions:

a) Confiscation of means used for commission of the administrative violations defined at Point a Clause 5, Point d Clause 7 of this Article;

b) Confiscation of material evidence used in administrative violations specified at Point b Clause 4, Point a Clause 5, Point d and Point dd Clause 7 of this Article.

9. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state of historical-cultural relics or spots of beauty, for the act of leaving writing or drawings on, soiling or spoiling historical-cultural relics or spots of beauty specified in Clause 1 and Point c Clause 7 of this Article;

b) Forcible return of encroached land, unless such land is eligible for obtaining recognition of land use rights under Article 22 of the Government's Decree No. 43/2014/ND-CP dated May 15, 2014, detailing a number of articles of the Land Law, for the acts specified at Point b Clause 7 of this Article;

c) Forcible dismantlement of construction works for the acts specified at Point b Clause 6 of this Article;

d) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined in Clause 5, Point c Clause 6, Points d and dd Clause 7 of this Article;

dd) Forcible revocation of issued permits or licenses for reproduction of remains, antiques and national treasures, for the violations specified in Clause 3 of this Article;

e) Forcible ratification of false information for the violations specified in Clause 2, Points b and c Clause 5 of this Article.

Article 21. Violations of regulations on business conditions for expertise of antiques

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of making untruthful declarations in applications for issuance and reissuance of certificates of eligibility for provision of antique expertise service.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of altering or erasing the content of certificates of eligibility for provision of antique expertise service.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to apply for reissuance of certificates of eligibility for provision of antique expertise service.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to have expertise equipment or means appropriate for the registered activities as prescribed;

b) Failing to ensure the minimum number of professional antique experts during the period of business of expertise of antiques according to regulations.

5. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Providing antique expertise service without obtaining certificates of eligibility for antique expertise service business according to regulations;

b) Letting other businesses use certificates of eligibility for antique expertise service business;

b) Using certificates of eligibility for antique expertise service business held by other businesses.

6. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for antique expertise service business for the duration of between 1 and 3 months for the violations specified in Clause 4 of this Article;

c) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for antique expertise service business for a definite term of between 3 and 6 months for the violations specified at Point b Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible revocation of issued or reissued certificates of eligibility for antique expertise service business for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illegal profits earned through the commission of violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 22. Violations of regulations on certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of making untruthful declarations in applications for issuance and reissuance of certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to apply for reissuance of certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics according to regulations, except those that have been expired.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of altering or erasing the content of certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics.

4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Practicing preservation, renovation and restoration of relics without obtaining any certificate according to regulations;

b) Using others’ certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics;

c) Using expired certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics;

d) Letting other persons use certificates of practice in preservation, renovation and restoration of relics.

5. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics for a definite term of between 3 and 6 months for the violations specified at Point d Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible revocation of issued or reissued certificates of practicing in preservation, renovation and restoration of relics for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illegal profits earned through the commission of violations defined in Clause 4 of this Article.

Article 23. Violations of regulations on certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of making untruthful declarations in applications for issuance and reissuance of certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of altering or erasing the content of certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to apply for reissuance of certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics according to regulations, except those that have been expired.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to ensure the minimum number of persons holding certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics during the business period according to regulations;

b) Using expired certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics.

5. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Practicing preservation, renovation and restoration of relics without obtaining any certificate of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics according to regulations;

b) Letting other organizations use certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics;

c) Using other organizations’ certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics to practice.

6. Additional sanctions:

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics for a definite term of between 1 and 3 months for the violations specified at Point a Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics for a definite term of between 3 and 6 months for the violations specified at Point b Clause 5 of this Article;

c) Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 2 and Point b Clause 4 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible revocation of issued or reissued certificates of eligibility for practicing preservation, renovation and restoration of relics for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illegal profits earned through the commission of violations defined in Clause 5 of this Article.

Article 24. Violations of regulations on archaeological excavation, preservation, renovation and restoration of historical-cultural relics or spots of beauty

1. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Performing archaeological exploration and excavation activities in contravention of the contents stated in permits or licenses;

b) Preserving, renovating and restoring historical-cultural relics or spots of beauty in contravention of the approved planning schemes, projects and technical designs.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Performing archaeological exploration and excavation activities without obtaining any permit or license;

b) Preserving, renovating and restoring historical-cultural relics, spots of beauty without obtaining written consent from competent state agencies.

3. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 for illegal digging or salvage activities performed at archaeological sites.

4. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified at Point a Clause 1, Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible restoration of the original state, for the acts specified at Point a Clause 1, Point a Clause 2 and illegal digging activities performed at archaeological sites specified in Clause 3 of this Article.

Article 25. Violations of regulations on reporting and surrender of discovered remains, antiques and national treasures

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to report or surrender discovered remains and antiques.

2. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified in Clause 1 of this Article.

 

Section 6. LIBRARY-RELATED VIOLATIONS

 

Article 26. Violations against prohibitions related to library activities

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Swapping information resources, except ancient, precious and rare documents and collections of special value;

b) Appropriating information resources, except ancient, precious and rare documents and collections of special value;

c) Illegally providing information about library users.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Restricting the right to access and use resources of information about library users in contravention of law;

b) Damaging information resources, except ancient, precious and rare documents and collections of special value.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for the act of destroying information resources, except ancient, precious and rare documents and collections of special value.

4. A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of ruining or destroying library information systems and databases.

5. Suspension of operation of community libraries or private libraries providing public library services or libraries of foreign organizations and individuals providing services to Vietnamese people for a definite term of between 6 months and 12 months, for the act of taking advantage of library activities to provoke violence; undermine fine customs and traditions; drag library users into social vices.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of fraudulently exchanged or appropriated information resources specified at Points a and b Clause 1 of this Article;

b) Forcible restoration the original state, for the violations specified at Point b Clause 2 and Clause 4 of this Article.

Article 27. Violations of regulations on activities of community libraries or private libraries providing public library services or libraries of foreign organizations and individuals providing services to Vietnamese people

1. Warning or a fine ranging from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to notify competent state agencies of establishment, merger, consolidation, split-up, separation, dissolution or termination of libraries according to regulations;

b) Failing to ensure the minimum number of book volumes during the operational period of a library.

2. A fine ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for the act of failing to meet the prescribed requirements on library infrastructure, facilities and staff during the operational period, except the cases specified at Point b Clause 1 of this Article.

3. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of establishment, merger, consolidation, split-up, separation, dissolution or termination of libraries without written consent from competent state agencies according to regulations.

4. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of repeating the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible addition of the number of book volumes, facilities, utilities and staff of libraries according to regulations for the violations specified at Point b Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 28. Violations of regulations on rights and duties of community libraries or private libraries providing public library services or libraries of foreign organizations and individuals providing services to Vietnamese people

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Performing their functions, duties and activities different from those already notified to competent agencies in charge of libraries;

b) Failing to comply with regulations on reporting of library operations to competent state agencies;

c) Failing to announce internal rules, regulations and instructions for use of libraries.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to ensure public disclosure and transparency of information resources according to regulations;

b) Receiving grants, donations, aids or financial contributions in contravention of laws.

3. Remedial measures:

Forcible refund of illegal profits earned through the commission of violations defined at Point b Clause 2 of this Article.

Article 29. Violations of regulations on obligations of librarians

Warning or a fine ranging from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed on one of the following violations:

1. Treating library users in an unfair manner;

2. Behaving in contravention of the library’s code of conduct.

Section 7. OTHER VIOLATIONS ARISING IN THE CULTURAL SECTOR

 

Article 30. Violations of regulations on establishment and operation of foreign cultural institutions in Vietnam

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to submit required annual or on-demand performance reports to competent state agencies according to regulations;

b) Failing to notify competent state agencies of addresses of branches and proposed activity locations of activities and term of authorization granted to branches.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to notify competent state agencies at places where it is headquartered of legal representatives, managers, staff and time of commencement and termination of work of legal representatives, managers and staff;

b) Operating in contravention of the content stated in the certificates of registration or licenses for establishment and operation;

c) Making untruthful declarations in applications for issuance and reissuance of certificates of registration or licenses for establishment and operation.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to apply for reissuance of certificates of registration or licenses for establishment and operation of foreign cultural institutions in Vietnam or certificates of establishment and operation of branches according to regulations;

b) Erasing or altering the content of certificates of registration or licenses for establishment and operation.

4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failure to possess certificates of establishment and operation of branches according to regulations.

5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of failure to possess certificates of registration or licenses for establishment and operation of foreign cultural institutions in Vietnam.

6. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified at Point b Clause 3 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible revocation of issued or reissued certificates of registration or licenses for establishment and operation for the violations specified at Point c Clause 2 of this Article.

Article 31. Violations of regulations on offline electronic games

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of conducting business of offline electronic games at less than 200 meters from primary, lower secondary or upper secondary schools.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of conducting business of offline electronic games outside the time frame between 8:00 and 22:00 every day.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to attach security or marketing stamps or labels certified by competent state agencies according to regulations to offline electronic games.

4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of organizing offline electronic games containing pornographic content, but not serious enough for penal liability examination; or provoking violence.

5. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Providing offline electronic games containing debauching content, but not serious enough for penal liability examination;

b) Selling or renting out electronic gaming tapes or CDs having pornographic and debauching contents, but not serious enough for penal liability examination; provoking violence.

6. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of manufacturing electronic game tapes or CDs containing pornographic content, but not serious enough for penal liability examination required; or provoking violence.

7. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of manufacturing electronic game tapes or CDs containing debauching content, but not serious enough for penal liability examination; or harming national sovereignty.

8. Additional sanctions:

a) Confiscation of gaming machines, for the violations specified in Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article;

b) Confiscation of means used for commission of the violations defined in Clause 6 and Clause 7 of this Article.

9. Remedial measures:

a) Forcible sticking of security or marketing stamps or labels on offline gaming machines, for the violations specified in Clause 3 of this Article;

b) Forcible destruction of cultural products with harmful contents in case of committing any violation specified in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article;

c) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.

Article 32. Violations of regulations on cultural activities of persons with disabilities and the elderly

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the act of refusal to provide services and equipment for persons with disabilities and the elderly to help them have access to cultural activities when the conditions are fully met.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to grant service fare or charge reduction or exemption to persons with disabilities and the elderly who wish to join cultural activities according to regulations.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of preventing persons with disabilities and the elderly from participating in cultural activities to which they are admitted when the conditions are fully met.

4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of provision of unsafe services and equipment for persons with disabilities and the elderly when they join cultural activities.

5. Remedial measures:

Forcible refund of illegal profits earned through the commission of violations defined in Clause 2 of this Article.

Chapter III

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN ADVERTISING SECTOR

 

Section 1. VIOLATIONS OF GENERAL REGULATIONS

 

Article 33. Violations of regulations on advertising of products, goods and services banned from advertising

1. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising cigarettes;

b) Advertising wine that contains 15% alcohol or above;

c) Advertising dairy products being breast milk substitutes for infants under 24 months old, nutritional supplements for infants under 6 months old; feeding bottles and pacifiers;

d) Advertising prescription medicines, non-prescription medicines recommended by competent state agencies to be used restrictively or under physician’s supervision; drugs of which the periods of registration for marketing authorization are expired;

dd) Advertising other products, goods and services banned from advertising.

2. A fine ranging from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising goods and services banned from trading according to regulations;

b) Advertising pornographic products and goods;

c) Advertising hunting rifles and their bullets, sporting weapons and products and goods of violence-inciting nature.

3. Remedial measures:

Forcible removal, demolition or deletion of advertisements or forcible recall of printed newspapers and magazines with advertisements for the acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 34. Violations of regulations on prohibited acts in advertising

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for the act of hanging, placing, sticking or painting advertisements on electric poles, traffic light poles and public trees, except for the cases specified at Point d Clause 3, Point b Clause 5, and Point b Clause 8, Article 12 of the Government's Decree No. 100/2019/ND-CP dated December 30, 2019, on sanctioning administrative violations in the field of road traffic and railway.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising using the words “best”, “only”, “the best”, “number one” or words with similar meaning without lawful proving documents as prescribed;

b) Using advertisements that affect the urban scenery, traffic order and safety or social order, except for the cases specified in Clause 1 of this Article, Clauses 1 and 3 Article 43, and Clause 3 Article 48 of this Decree;

c) Using advertisements that express gender-based prejudices or prejudices about people with disabilities, or infringe upon the freedom of belief and religion;

d) Forcing other agencies, organizations and individuals to advertise or receive advertisements against their will.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Using advertisements that violate the intellectual property law;

b) Using advertisements that contain other people’s pictures, words or scripts without their consent, unless otherwise permitted by law.

4. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Using advertisements that offend the prestige, honor and dignity of other organizations or individuals;

b) Advertising using direct comparison of the prices, quality and use efficiency of one’s products, goods or services to those of others’ products, goods or services of the same type;

c) Using advertisements that make children think, speak or act against the ethics and fine traditions and customs; adversely affect children’s health, safety or normal development;

d) Using advertisements that are inartistic and contrary to Vietnam’s history, culture, ethics and fine traditions and customs.

5. A fine ranging from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the act of advertising untruthfully or causing confusion about the business competence or the ability to provide products, goods and services of organizations and individuals trading in such products, goods and services; about the quantity, quality, prices, utilities, designs, packages, brand names, origin, types, methods of service and warranty duration of products, goods and services as registered or announced, except for the cases specified in Clause 4 Article 51; Point b Clause 4 Article 52; Clause 1 Article 60; and Point c Clause 1 Article 61, of this Decree.

6. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Using advertisements that degrade the respectability of the national flag, except for the cases specified at Point b Clause 2 Article 45 of this Decree;

b) Using advertisements that degrade the national emblem, the national anthem, the Party’s flag, national heroes, cultural celebrities or state and party leaders, except for the cases specified at Point b Clause 2 Article 45 of this Decree;

c) Using advertisements that harm national sovereignty.

7. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the acknowledgement of receipt of registration for product announcement for a definite term of between 05 and 07 months; the right to use the Certificate of advertisement content for a definite term of between 22 and 24 months, for the violations specified at Point a Clause 2, Point b Clause 4 and Clause 5 of this Article, in case of commission of violations on advertising of dietary supplement 2 or more times within the period of 06 months.

8. Remedial measures:

a) Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed newspapers and magazines with advertisements, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article;

b) Forcible apology to organizations or individuals, for the violations specified at Point b Clause 3, Point a Clause 4 of this Article;

c) Forcible ratification of false information for the violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 35. Violations of regulations on words and text in advertisements

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to use advertisements of products, goods or services that are expressed in Vietnamese, except for trademarks, slogans, brand names or proper names in foreign languages or internationalized words that cannot be substituted by Vietnamese; books, newspapers, websites and publications permitted to be published in Vietnam’s ethnic languages or foreign languages; radio and television broadcasts in Vietnam’s ethnic languages or foreign languages;

b) Running advertisements for products, goods and services, that are expressed in both Vietnamese and a foreign language, with the foreign-language font size exceeding three-quarters of that of the Vietnamese text and not placed below the Vietnamese text; except for the cases specified at Points a, b, c and d Clause 2 Article 48 in this Decree;

c) Running advertisements for products, goods and services, that are broadcast on radio, television or other audio-visual media, without reading the Vietnamese before the foreign text, in cases where both Vietnamese and that foreign language are used on such advertisements.

2. Remedial measures:

Forcible removal, demolition, deletion, or recall of printed newspapers or magazines containing advertisements, for the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 36. Violations of regulations on advertising conditions

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to have documents proving the standard or regulation conformity of products, goods or services in accordance with law when advertising such products, goods or services;

b) Failing to have a title deed or a use right certificate when advertising properties which are required by law when advertising assets.

2. Remedial measures:

Forcible removal, demolition or deletion of advertisements or forcible recall of printed newspapers and magazines containing advertisements in case of committing the acts specified in Clause 1 of this Article.

Article 37. Violations of regulations on hiring of advertising service providers

A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of advertising products, commodities, services and business activities of foreign organizations or individuals not operating in Vietnam without hiring advertising service providers in Vietnam to do so.

 

Section 2. VIOLATIONS RELATING TO ADVERTISING ON PRINTED PRODUCTS, THE PRESS, ELECTRONIC EQUIPMENT, TERMINAL DEVICES AND OTHER TELECOMMUNICATIONS DEVICES

 

Article 38. Violations of regulations on advertising on electronic newspapers and websites

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to notify names, addresses, organizations and individuals providing advertising services in Vietnam to owners of websites of foreign organizations or individuals doing business of cross-border advertising services according to regulations;

b) Failing to report on rendering of advertising services of organizations and individuals providing advertising services in Vietnam to owners of websites of foreign organizations or individuals doing business of cross-border advertising services;

c) Advertising on websites of foreign organizations or individuals doing business of cross-border advertising services without obtaining consent from organizations or individuals providing advertising services that have registered for their legal operation in Vietnam.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to design unfixed advertisements so that viewers may actively activate or inactivate such advertisements;

b) The maximum activation or inactivation duration of unfixed advertisements is more than 1.5 second

c) Advertisements are designed and placed among the news sections.

3. Remedial measures:

Forcible removal of advertisements, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 39. Violations of regulations on advertising on printed newspapers

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Publishing advertising supplements without sending written notice to competent state agencies according to regulations;

b) An advertising supplement is neither separately numbered, of the same size, nor attached to the primary newspaper or magazine issue;

c) Advertising in news articles.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of putting advertisements on the front cover of a magazine or the first page of a newspaper.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertisement area exceeds the prescribed area on newspapers or magazines, except advertising newspapers or magazines;

b) Advertisements do not have a mark distinguishing them from other contents;

c) Failing to show the newspaper or magazine title; the name and address of the press agency; the words “The advertising supplement is not included in the selling price” on the first page of the advertisement supplement.

Article 40. Violations of regulations on advertisements on radio and television

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of advertising on radio and television without any mark distinguishing advertising contents from others.

2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of advertising products in the form of running texts or series of pictures if advertised products are not put at the bottom of the screen or either exceed 10% of the screen height or affect the main contents of the show.

3. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) The advertisement duration exceeds 10% of the total broadcast duration in a day of a broadcaster, other than the advertisement duration on advertising channels and programs.

b) Running advertisements in news programs;

c) Running advertisements in live radio and television broadcasts of special political events or major national anniversaries;

d) Advertising more than twice in every movie show;

dd) Advertising more than four times in each entertainment show on radio or television;

e) Running advertisements for more than 5 minutes each time in a movie program, entertainment program or game show on radio and television;

g) The advertisement duration on a pay TV channel exceeds 5% of the total broadcast duration in a day of a broadcaster, other than advertising channels and programs;

h) Showing the full movie for advertising purposes without obtaining movie circulation permits issued by competent state agencies or broadcasting decisions of the advertisements of television stations or radio - television stations.

4. A fine ranging from 1VND 50,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for the act of launching commercial channels or programs without obtaining permits or licenses from competent state agencies.

5. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 41. Violations of regulations on advertising on printed publications and electronic publications

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of advertising without stating name, address, organization or individual providing advertising services or the advertiser, print quantity, printing place on pictures, photographs, posters, catalogs, flyers, brochures and other printed publications other than publications, except for the cases specified in Clauses 2 and 4 of this Article.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to place the advertiser's symbol, logo or trademark at the bottom of a printed product;

b) Advertising in excess of the specified space on pictures, photos, posters, catalogs, flyers, leaflets or brochures propagating and disseminating information about politics, economy, culture, society, science, technology, literature, art, education and training;

c) Advertising in excess of the specified space or running advertisements of which content and images do not conform to Vietnamese fine customs and traditions on each publication which is a tear-off block calendar;

d) Advertising on each tear-off block calendar containing national holidays and major national anniversaries.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Running advertisements that mix with or interrupt the content of each electronic publication;

b) Running advertisements on one of the second, third and fourth cover page of each publication in book form and non-commercial document in book form, except in the case of placing the advertisement for the author, work, publisher, affiliated partner in publishing activities on the fourth cover page of a book and promotional book;

c) Running advertisements on the first cover pages or block text pages of each publication in book form and non-commercial document in book form, except promotional books;

d) Running advertisements for the author, work, publisher, symbol, logo or trademark of a product, commodity, service, and activities on a non-commercial document that are not under ownership of the organization or individual publishing that document.

4. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of advertising in printed publications that are administrative maps, valuable documents, certificates, diplomas and state management instruments.

5. Remedial measures:

Forcible destruction of material evidence used for the commission of the violations specified in Clause 4 of this Article.

 

Section 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS RELATING TO ADVERTISING ON MEDIA OF ADVERTISING

 

Article 42. Violations of regulations on advertising on billboards, banners and advertising screens

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Hanging, erecting, placing and installing each billboard, banner or advertising screen for outdoor advertising purposes at the locations different from the planned ones or the ones approved by competent state agencies;

b) Failing to specify the name, address of the advertising maker on each billboard or banner.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising in excess of the specified space of a billboard, banner or advertising screen at the planned position or the position approved by competent state agencies;

b) Failing to, on their own initiative, remove the banner exceeding the time limit stated in the notice; failing to, on their own initiative, remove billboards or banners that are torn, broken or unaesthetic.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Putting symbols, logos and trademarks of advertisers at the positions different from the specified ones on billboards or banners for political and social policy propaganda and advocacy;

b) Representing logos or trademarks of products covering space greater than the allowable space that they may occupy on billboards or banners for political and social policy propaganda and advocacy;

c) Displaying advertisements on billboards and banners that are in contravention of regulations on cultural and historical relic protection areas, traffic safety corridors, dikes and national electric grids; or hide traffic lights and public signs; crossroads and public signs;

d) Making modifications to falsify advertisement contents that are already notified to competent state agencies;

dd) Incorrectly notifying advertisement contents displayed on billboards or banners to competent state agencies of the places where advertising activities are carried out.

4. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following advertising acts:

a) Using sounds on outdoor advertising screens;

b) Failing to make notice of contents, time, location of advertisement, quantity of billboards or banners.

5. Remedial measures:

a) Forcible provision of information about name and address of the advertising maker on each billboard or banner, for the violations defined at Point b Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal of advertisements, for the violations specified at Point a Clause 1, Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Article 43. Violations of regulations on advertisements that affect urban scenery, traffic order and safety, social order and means of transport

1. Warning or a fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for the act of handing out flyers that affect urban scenery, traffic order and safety, social order.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Mounting advertisements on the front, back and roof of a mean of transport;

b) Placing an advertisement covering more space than the allowable space that it may occupy on each side of a mean of transport.

3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on persons whose advertisements existing in the form of flyers for their products, commodities or services affect urban scenery, traffic order and safety, social order.

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of material evidence used for commission of the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal, or deletion of advertisements, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 44. Violations of regulations on advertising using loudspeakers and similar forms

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising using loudspeakers and similar forms at offices of agencies, armed force units, schools or hospitals;

b) Advertising using loudspeakers and similar forms on audio systems serving political duties of communes, wards or townships.

2. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of advertising by using loudspeakers and similar forms attached to means of transport and other movable means in inner cities and towns.

3. Additional sanctions:

Confiscation of material evidence used in administrative violations specified at Point b Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 45. Violations of regulations on advertising in cultural or sports programs or events

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Hanging, placing, pasting or erecting advertising products at the same height or higher than the program symbol, logo or name;

b) The font size of an advertising product exceeds one half of the font size of the program name.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising on the stage area which fail to ensure the scenery and block the audience’s vision;

b) Advertising in stadiums, competition halls or places where sports events take place that hide the national flag, the national emblem, the leader pictures, the professional instruction boards and the audience’s vision;

c) Advertising in stadiums or competition halls that affect the training, competitions and performances of athletes, trainers’ instructions and the performance of organizers, referees, guides, medical staff and attendants.

3. Remedial measures:

Forcible removal, demolition, or deletion of advertisements, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 46. Violations of regulations on organization of advertising performer teams

1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising by advertising performer teams in contrast to the notices already sent to competent state agencies;

b) Advertising by advertising performer teams without approval from competent state agencies of the places where advertisements are run after they are informed of contents of advertisements.

2. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to notify the local competent agency in charge of advertising of the contents and form of the advertisements, the number of the team’s members and the time and route according to regulations.

Article 47. Violations of regulations on advertising in video tapes, discs, audio and video recordings

A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of inserting advertisements into video tapes, discs, audio and video recordings of art or stage performances, audio and video recordings used as replacement or illustration for books if the advertising duration exceeds total time length of main content according to regulations.

Article 48. Violations of regulations on signboards

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to fully display the direct managing agency’s name on the signboard; the name of the production or trading establishment as indicated in its business registration certificate or enterprise registration certificate; addresses and phone numbers;

b) Using signboards of which the size is in contravention of laws.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to correctly or sufficiently enter Vietnamese names on signboards;

b) Entering foreign language instead of Vietnamese on signboards;

c) Displaying proper names, abbreviated names or international transaction names in foreign language above names in Vietnamese on signboards;

d) Displaying proper names, abbreviated names or international transaction names in foreign language of which the font size is three-quarters more than the Vietnamese font size on signboards;

dd) The height of the vertical signboard exceeds the height of the house story at which the signboard is placed.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Hanging, erecting, placing and mounting signboards blocking  the emergency exit and firefighting space;

b) Hanging, erecting, placing or mounting signboards occupying the pavement and roadbed or affecting public traffic;

c) Hanging, erecting, placing, mounting or affixing signboards that fail to ensure the scenery.

4. Remedial measures:

Forcible removal of signboards, for the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

 

Section 4. VIOLATIONS RELATING TO ADVERTISING SPECIAL PRODUCTS, GOODS OR SERVICES

 

Article 49. Violations of regulations on certification of contents of advertisement for special products, goods or services

1. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of advertising special products, goods or services without obtaining certification of advertisement contents from competent state agencies in advance according to regulations.

2. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for pharmaceutical business, the acknowledgement of receipt of registration for product announcement, the permit for healthcare service provision for a definite term of between 01 and 03 months, for the violation specified in Clause 1 of this Article in case violation arising from advertising medicines, foods, food additives, medical examination and treatment services is repeated at least 02 times during the 6-month period.

3. Remedial measures:

Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed publications or magazines containing advertisements, for the acts specified in Clause 1 of this Article.

Article 50. Violations of regulations on advertising medicines

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Failing to properly write or clearly read the name of the medicine; the name of the active ingredient; except for herbal drugs, traditional drugs; contraindications, pre-warnings for special users and the further warning saying "Read instructions carefully before use”, in case of advertising medicines on print, audio, video and electronic newspapers;

b) Failing to display full names of medicines; names of active ingredients of medicines, except herbal medicines and traditional medicines; names and addresses of organizations or individuals responsible for bringing products to market and further warning “Read instructions carefully before use”, in case of pharmaceutical advertisements on outdoor media.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of putting advertisements for pharmaceuticals that lack one of the following information:

a) Drug name;

b) Name of active ingredient, except herbal medicines, traditional medicines;

c) Indications, except those for the treatment of tuberculosis, leprosy, sexually transmitted diseases, cancer, tumor disease, diabetes or similar metabolic disorder, chronic insomnia, and indications for sexual stimulation effects;

d) Contraindications or pre-warnings for special users, such as pregnant women, breastfeeding mothers, the elderly, children and people with chronic diseases;

dd) Name and address of the business or person responsible for bringing products to market;

e) Warning “Read carefully before use”.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of advertising drugs with content inconsistent with the marketing authorization certificate in Vietnam or the instruction leaflet approved by a competent state agency or the treatise on that drug that has been recorded in the National Pharmacopoeia or in the drug-related documents recognized by the competent agency in the country of manufacture.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising products as the ones used for disease prevention, treatment, diagnosis, alleviation and adjustment of physiological functions of the human body other than medicines, except medical equipment;

b) Using certificates not yet recognized by the Ministry of Health, using material benefits, taking advantage of names of organizations or individuals, symbols, images, status, prestige, correspondence, acknowledgement letters or acknowledgement of patients for the purposes of advertising medicines;

c) Using clinical research results, preclinical research results, testing results or bioequivalence test results not yet recognized by the Ministry of Health for the purposes of advertising medicines;

d) Making untruthful declarations in applications for certification of contents of pharmaceutical advertisements;

dd) Advertising drugs in contravention of the advertisement content certified by a competent state agency; advertising drugs within the period of processing of applications as prescribed; advertising drugs using registered information brochures that have been expired;

e) Advertising drugs of which the marketing authorization registration or certificate is expired.

5. Remedial measures:

a) Forcible ratification of false information for the violations specified at Point a Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed publications and magazines containing advertisements, for the violations specified at Point b Clause 1 and Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Article 51. Violations of regulations on advertising cosmetics

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of advertising cosmetics after receiving the acknowledgement of receipt by competent state agencies, but failing to notify this to competent state agencies at other localities where the advertisements are going to be placed.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to clearly read out one of the following information: product name, name and address of the organization or individual responsible for bringing the product to market, and pre-warnings, according to regulations when advertising on audio or video newspapers.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising cosmetic products of which effect is not consistent with those stated in the announcements of effect;

b) Advertising cosmetic products not yet obtaining the receiving number of the form of announcement of the cosmetic product or the receiving number of the form of announcement of the expired cosmetic product;

c) Advertising cosmetic products without one of the following information: product name; main uses and functions of cosmetic product, except for those shown on the product name; name and address of the organization and individual responsible for bringing the product to market; pre-warnings as prescribed.

4. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of advertising cosmetic products to the extent that they are misunderstood as medicines.

5. Remedial measures:

a) Forcible ratification of false information for the violations specified at Points a and c Clause 3 and Clause 4 of this Article;

b) Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed products and magazines containing advertisements for the acts specified in Clause 3 of this Article.

Article 52. Violations of regulations on advertising foods and food additives

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to write, read or clearly read out the warning saying “This food is not a medicine and does not substitute for a medicine” when advertising functional foods on print, audio, video and electronic media.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising food or food additives to the extent that such advertisement is not consistent with one of the specified documents;

b) Advertising food or food additives without one of the following information: product name, main and side effects of functional food; name and address of the organization and individual responsible for bringing the product to market;

c) Advertising on electronic devices installed at public places; handing out or presenting printouts, audio recordings, video recordings, devices used for storage of food introduction data that are not consistent with the applications of announcement of regulation conformity, the applications of registration of announcement of product or the dossier of self-announcement of product or the dossier of registration for confirmation of advertising contents at fairs, seminars, conferences or exhibitions.

3. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of organizing fairs, seminars, conferences or exhibitions that handing out or presenting print, audio and video recording products and devices for storage of data on introduction of food products and food additives if their content is not certified by a competent state agency according to regulations.

4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Running advertisements using images, equipment, costumes, names or letters of medical units, health facilities, doctors, pharmacists, medical staff, thank you letters or thank you notes from patients or articles of doctors, pharmacists or medical staff;

b) Using advertisements for functional foods to the extent that they are misunderstood as medicines;

c) Showing food advertisements containing posts, quotes or opinions of patients describing foods as medicines.

5. Additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use the acknowledgement of receipt of registration for announcement of product for a definite term of between 01 and 03 months, if violations arising from advertising dietary supplement are repeated twice or more times within the period of 06 months;

b) Deprivation of the right to use the acknowledgement of receipt of registration for announcement of product for a definite term of between 03 and 05 months; the right to use the Certificate of advertisement content for a definite term of between 22 and 24 months, for the violations specified in Clause 4 of this Article, if the violations relating to advertising dietary supplement are repeated twice or more times within the period of 06 months.

6. Remedial measures:

a) Forcible ratification of false information for the violations specified at Points a and b Clause 2 and Clause 4 of this Article;

b) Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed publications and magazines containing advertisements for the acts specified at Points a and b Clause 2 and Clause 4 of this Article;

c) Forcible destruction of material evidence used for commission of violations specified at Point c Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 53. Violations of regulations on advertising chemicals, pesticides or disinfectants for domestic and medical use

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising chemicals, pesticides or disinfectants for domestic and medical use of which content is inconsistent with the Circulation registration certificate issued by a competent state agency;

b) Advertising chemicals, pesticides or disinfectants for domestic and medical use of which content is inconsistent with the written certification of advertisement content issued by the Ministry of Health.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of advertising chemicals, pesticides or disinfectants for domestic and medical use in case of missing out one of the following information:

a) Product name;

b) Name and address of the business or person responsible for marketing the product;

c) Uses, functions and effects;

d) Warning: “Read the instructions carefully before use” or “Restricted use of products using chemicals in the List of Restricted Use Products”.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of advertising or releasing advertisements for chemicals, pesticides or disinfectants for domestic and medical use in case of not yet obtaining the number of circulation registration issued by the Ministry of Health.

4. Remedial measures:

Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed publications or magazines containing advertisements for the acts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 54. Violations of regulations on advertising medical equipment

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising medical equipment of which content is inconsistent with the circulation registration certificate and the acknowledgement of receipt of the dossier of announcement of applied standards or the export permit issued by competent state agencies;

b) Failing to promptly notify competent state agencies and customers of warnings related to accidents or unexpected effect of medical equipment.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following violations:

a) Advertising incorrect uses, functions and effects of medical equipment;

b) Concealing warnings related to incidents, unexpected effects of medical equipment;

c) Showing advertisements that do not include the name, category, manufacturer, country of manufacture of medical equipment, or the name and address of the organization or individual responsible for marketing the product, and the organization or individual responsible for product warranty.

3. Remedial measures:

a) Forcible ratification of false information, for the violations specified at Points a and c Clause 2 of this Article;

b) Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed publications and magazines containing advertisements for the acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 55. Violations of regulations on advertising dairy products and nutritional supplements for infants

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of advertising dairy products and nutritional supplements for children of which contents are inconsistent with the acknowledge of receipt of announcement of conformity to regulations, or the application for registration of the product announcement, or the product self-announcement dossier, or the application for registration of confirmation of advertisement content.

2. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of advertising dairy products and nutritional supplements for infants in which one of the following information is missed out:

a) Product name;

b) Name and address of the business or person responsible for marketing the product.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of advertising nutritional supplements for infants under 24 months of age without satisfying one of the following requirements:

a) The introduction of an advertisement must include the maxim: “Breast milk provides a baby with ideal nutrition and supports growth and development”;

b) The advertisement must clearly state "This product is a dietary supplement; it is recommended to use together with breast milk for infants over 6 months old".

4. Remedial measures:

a) Forcible ratification of false information, for the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Forcible removal, demolition and deletion of advertisements or forcible recall of printed publications and magazines containing advertisements for the acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

c) Forcible removal of infringing content from advertisements for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 56. Violations of regulations on advertising medical examination and treatment services

1. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on the act of advertising medical examination and treatment services without providing the information about the scope of professional operation stated in licenses for medical examination and treatment.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Advertising the diagnosis and selection of embryo or fetus sex;

b) Advertising and brokering donation, or receipt of human organs for commercial purposes.

3. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on the act of advertising medical examination and treatment services without possessing a license for medical examination and treatment or medical practice certificate.

4. Additional sanctions:

a) Depriving the right to use licenses for medical examination and treatment for a period of between 01 month and 03 months for the act of violation defined in Clause 1 of this Article;

b) Depriving the right to use licenses for medical examination and treatment for a period of between 03 months and 06 months for the acts of violation defined in Clause 2 of this Article;

5. Remedial measures:

Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines for the acts of violation defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 57. Violations of regulations on advertising pesticides or beneficial organisms for plant protection

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Advertising pesticides contrary to the contents stated in the pesticide registration certificate;

b) Advertising beneficial organisms for plant protection which are not conformity with the phytosanitary license.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Advertising pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam.

b) Advertising pesticides or beneficial organisms for plant protection without one of the following information: Product name; name and address of the organization or individual in charge of marketing the product; uses, effects and attentions relating to usage or storage.

3. A fine ranging from VND 25,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on the act of advertising pesticides banned from use in Vietnam.

4. Remedial measures:

a) Forcible correction of untruthful information, for the act of violation defined in Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines, for the acts of violation defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 58. Violations of regulations on advertising veterinary drugs, biologicals, microorganisms and chemicals used in animal health activities

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on the act of advertising veterinary drugs contrary to the contents stated in certificates of veterinary drug circulation.

2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on the act of advertising veterinary drugs without possessing a certificate of veterinary drug circulation granted by a competent agency.

3. Remedial measures:

a) Forcible correction of untruthful information, for the act of violation defined in Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines, for the acts of violation defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 59. Violations of regulations on advertising fertilizers

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on the act of advertising fertilizers contrary to the contents stated in the decision on recognition of fertilizers in circulation in Vietnam.

2. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on the act of advertising fertilizers without one of the following contents:

a) Fertilizer’s name;

b) Origin and raw materials used for manufacture of fertilizer;

c) Name and address of the organization or individual in charge of marketing the product.

3. A fine ranging from VND 20,000,000 to 30.0000.000 dong shall be imposed on the act of advertising fertilizers without possessing a decision on recognition of fertilizers in circulation in Vietnam.

4. Remedial measures:

a) Forcible correction of untruthful information, for the acts of violation defined in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines, for the acts of violation defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 60. Violations of regulations on advertising animal feeds, aquafeeds, products for improvement of the animal husbandry environment, products for improvement of the aquaculture environment

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on the act of advertising by using untruthful information related to the nature, effects, quality and origin of animal feeds, aquafeeds, products for improvement of the animal husbandry environment, products for improvement of the aquaculture environment.

2. Remedial measures:

a) Forcible correction of untruthful information, for the act of violation defined in Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines, for the act of violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 61. Violations of regulations on advertising plant varieties

1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Advertising plant varieties other than major plant species without self-declaration of circulation of plant varieties in Vietnam or without possessing a decision on recognition of circulation of plant varieties or a decision on exceptional recognition of circulation of plant varieties;

b) Advertising imported plant varieties for exhibitions or fairs without contrary to the contents stated in plant variety import permits granted by competent agencies;

c) Advertising plant varieties with untruthful information or causing confusion about the organization or individual’s business ability (i.e. quantity, quality, selling price), contents shown on labels or marks.

2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Advertising plant varieties being major plant species without obtaining a decision on recognition of circulation of plant varieties or a decision on exceptional recognition of circulation of plant varieties or not being in the list of plant varieties permitted for production and trading in Vietnam or without obtaining a decision on recognition of new plant varieties;

b) Advertising plant varieties without one of the following contents: name of plant variety; origin of plant variety; name and address of the organization or individual in charge of marketing the plant variety;

c) Advertising plant varieties contrary the contents stated in the decision on recognition of circulation, decision on exceptional recognition of circulation, or the written declaration of information about the plant variety subject to self-declaration of circulation.

3. Remedial measures:

a) Forcible correction of untruthful information, for the act of violation defined in Clause 1 of this Article;

b) Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines, for the acts of violation defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 62. Violations of regulations on advertising domestic animal breeds and aquatic breeds

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on the act of advertising domestic animal breeds or aquatic breeds without one of the following information: name of domestic animal breed or aquatic breed; name and address of the organization or individual in charge of marketing the domestic animal breed or aquatic breeds.

2. Remedial measures:

Forcible removal, demolition, erasure of advertisements or recall of printed advertisement products or magazines, for the act of violation defined in Clause 1 of this Article.


Chapter IV

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND APPLY REMEDIAL MEASURES FOR VIOLATIONS IN CULTURAL AND ADVERTISING SECTORS
 

Article 63. Competence to make written records of administrative violations

1. Persons competent to sanction administrative violations specified in Article 64 through Article 70 of this Decree may, within their assigned functions, tasks and powers, make written records of administrative violations.

2. Civil servants, public employees, people working for the People's Army and People's Public Security Forces who are performing their assigned public duties or tasks in cultural and advertising sectors may make written records of administrative violations in accordance with provisions.

3. Aircraft commanders, shipmasters and captains who are on duty may, according to their assigned functions and powers in cultural and advertising sectors, make written records of administrative violations for acts of violation occurring on aircraft, seagoing ships and inland waterway vessels.

Article 64. Competence to sanction administrative violations of Chairpersons of People’s Committees at all levels

1. Chairpersons of the commune-level People’s Committees may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a, b and dd Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for administrative violations in cultural sector; fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures defined in Article 4 hereof.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

dd) Apply the remedial measures defined in Article 4 hereof.

Article 65. Competence to sanction administrative violations of inspectorates

1. Inspectors or persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Imposing a fine of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a and dd Clause 1, Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments, Heads of provincial-level specialized inspection teams; Chief inspector of Maritime Administration, Chief inspector of Civil Aviation Authority, Directors of Food Safety and Hygiene Sub-Departments under provincial-level Departments of Health, Directors of Sub-Departments for Plant Protection, Animal Health, Livestock Production, Fisheries, Agro-Forestry Fisheries Quality Assurance, Water Resources, Dikes, Forestry under provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development and Directors of regional Frequency Centers may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures defined in Article 4 hereof.

3. Heads of ministerial-level specialized inspection teams may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 35,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to 70,000,000 dong for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures defined in Article 4 hereof.

4. Ministerial chief inspectors; Director Generals of Directorate for Roads of Vietnam, Directorate of Water Resources, Directorate of Vietnam Disaster Management Authority, Vietnam Administration of Forestry, Directorate of Fisheries, General Department of Land Administration; Directors of Vietnam Railway Authority, Vietnam Inland Waterways Administration, Vietnam Maritime Administration, Civil Aviation Authority of Vietnam, Department of Animal Health, Plant Protection Department, Department of Crop Production, Department of Livestock Production, National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Authority of Radio Frequency Management, Vietnam Telecommunications Authority, Authority of Broadcasting and Electronic Information, Authority of Press, Authority of Publication, Printing and Distribution, Drug Administration of Vietnam, Department of Medical Service Administration, Health Environment Management Agency, General Department of Preventive Medicine, Vietnam Food Administration may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

dd) Apply the remedial measures defined in Article 4 hereof.

Article 66. Competence to sanction administrative violations of the People’s Public Security forces

1. Policemen who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Station chiefs and team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 1,500,000.

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police stations and chiefs of police offices of border gates or export processing zones may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a and dd Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

4. Chiefs of district-level police offices; heads of divisions of provincial-level Departments of Public Security, including heads of Traffic Police Divisions or heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions; heads of the Internal Political Security Divisions; heads of Economic Security Divisions; heads of Police Divisions for Investigation of Social Order-Related Crimes; heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economy and Smuggling-Related Crimes; heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of CyberSecurity and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions; heads of Immigration Divisions may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 20,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

5. Directors of provincial-level Departments of Public Security may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for administrative violations in the cultural sector; VND 50,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

6. Director of the Traffic Police Department; Director of the Internal Political Security Department; Director of the Economic Security Department; Director of the Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes; Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling-Related Crimes; Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order; Director of the CyberSecurity and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department; Director of the Immigration Department may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

Article 67. Competence to sanction administrative violations of the Border Guard

1. Border-guard soldiers who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Station chiefs and team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000.

3. Heads of border-guard stations, heads of border-guard flotillas and commanders of Border Guard Commands of port border gates may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 20,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a, dd and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

4. Commanders of provincial-level border guards, chiefs of border-guard fleets under the Border Guard High Command may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

Article 68. Competence to sanction administrative violations of the Coast Guard

1. Marine policemen who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 1,500,000 for administrative violations in the advertising sector.

2. Leaders of Coast Guard operation teams may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 5,000,000 for administrative violations in the advertising sector.

3. Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 10,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

d) Apply the remedial measures defined at Points a and dd Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

4. Captains of Coast Guard flotillas may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 20,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a, dd and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

5. Captains of coast guard fleets may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 15,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 30,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a, dd and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

6. Coast Guard regional commanders may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points a, dd and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

7. The Vietnam Coast Guard Commander may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

Article 69. Competence to sanction administrative violations of Customs

1. Customs officers who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Heads of customs teams of district-level Customs Branches and of district-level Post-Customs Clearance Inspection Branches may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000.

3. Heads of district-level Customs Branches, heads of district-level Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of customs control teams of provincial, interprovincial or municipal Customs Departments, heads of Anti-Smuggling Control Teams, heads of Customs Procedures Teams, chiefs of marine control flotillas and heads of Control Teams to Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department under the General Department of Vietnam Customs may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures defined at Points dd, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

4. Director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Vietnam Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

d) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures defined at Points dd, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

5. Director General of Vietnam Customs may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

d) Apply the remedial measures defined at Points dd, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

Article 70. Competence to sanction administrative violations of the Market Surveillance Force

1. Market controllers who are on duty may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

2. Heads of market surveillance teams may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause.

d) Apply the remedial measures defined at Points a, dd, e, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

3. Directors of provincial-level Market Surveillance Departments, the director of the Professional Department of Market Surveillance under the Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations of a value not exceeding the fine level defined at Point b of this Clause;

d) Deprive of the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite term;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd, e, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

4. The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in the cultural sector; fines of up to VND 100,000,000 for administrative violations in the advertising sector;

c) Confiscate material evidence or means used in administrative violations;

d) Deprive of the right to use licenses or practice certificates for a definite term or suspend operation for a definite term;

dd) Apply the remedial measures defined at Points a, dd, e, i and k Clause 1 Article 28 of Law on Handling of Administrative Violations.

Article 71. Division of competence to sanction administrative violations

1. Chairpersons of People’s Committees at all levels:

a) Chairpersons of commune-level People's Committees shall sanction the acts of administrative violation specified in Clause 1 Article 9; Clause 1, Clause 2, Points a, c, d and dd Clause 3, Point b Clause 4 and Point a Clause 5 Article 14: Clauses 1, 2 and 3 Article 15; Clause 1 Article 20; Point c Clause 1 and Clause 2 Article 26; Point a, Clause 1 and Clause 3 Article 27; Clause 1 and Point a Clause 2 Article 28; Article 29; Clause 1, Point a and Point b Clause 2 Article 30; Clause 1 Article 32; Clause 1 Article 38; Clause 1 Article 39; Clause 1 Article 41; Article 44 and Article 46 hereof;

b) Chairpersons of district-level People's Committees shall sanction acts of administrative violation specified in Clause 1, Clause 2, Point c Clause 4 and Point a Clause 5 Article 6; Article 7; Clause 1, Clause 2 and Points c, dd, e and g Clause 4 Article 8; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 9; Article 10; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 11; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 12; Clause 1 Article 13; Article 14; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 15; Clause 1 and Clause 2 Article 16; Clause 1 and Clause 2 Article 17; Clauses 1, 2 and 3 Article 18; Clauses 1, 2 and 3 Article 19; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 20; Clauses 1, 2, 3, 4 and Point b Clause 5 Article 21; Article 22; Clauses 1, 2, 3, 4 and Point b Clause 5 Article 23; Clause 1 Article 24; Articles 25, 26, 27, 28, 29 and 30; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 31; Article 32; Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Articles 35, 36, 37, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 40; Article 41; Section 3 and Section 4 Chapter III hereof;

c) Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall sanction acts of administrative violation prescribed in Chapters II and III hereof.

2. People’s Public Security forces:

a) Policemen shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1, Point a Clause 2 Article 14; Clause 1 Article 15; Point a Clause 1 Article 27 and 29 hereof;

b) Station chiefs and team heads of the persons specified at Point a of this Clause shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1, Clause 2 and Points a, c, d and dd Clause 3 Article 14; Clause 1 and Clause 2 Article 15; Point a Clause 1 Article 27 and Article 29 hereof;

c) Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police stations and chiefs of police offices of border gates or export processing zones shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1, Clause 2 and Points a, c, d and dd Clause 3 Article 14; Clause 1 and Clause 2 Article 15; Point a Clause 1 Article 27; Article 29; Clause 1 Article 30; Clause 1 Article 39 and Clause 1 Article 46 hereof;

d) Chiefs of district-level police offices; heads of divisions of provincial-level Departments of Public Security, including heads of Traffic Police Divisions or heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions; heads of the Internal Political Security Divisions; heads of Economic Security Divisions; heads of Police Divisions for Investigation of Social Order-Related Crimes; heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economy and Smuggling-Related Crimes; heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of CyberSecurity and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions; heads of Immigration Divisions shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1 Article 6; Clauses 1, 2 and 3 Article 9; Clause 1 Article 10; Clause 1 Article 11; Clause 1 Article 12; Clause 1, Clause 2, Points a, c, d and dd Clause 3, Point b Clause 4, Clause 5, Clause 6, Points a, b, c and d Clause 7 Article 14; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 15; Point a Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 18; Clause 1 Article 19; Clauses 1 and 3 Article 20; Clause 1 and Clause 2 Article 21; Clause 1 and Clause 2 Article 22; Clause 1 and Clause 2 Article 23; Article 26; Article 27; Clause 1, Point a Clause 2 Article 28; Article 29; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 30; Clauses 1 and 3 Article 32; Clause 1 and Clause 2 Article 34; Articles 35, 36, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 41; Articles 42, 43, 44, 45, 46, 47 and 48; Point b Clause 1 Article 50; Clauses 1 and 2, Point b Clause 3 Article 51; Clause 1, Point c Clause 2 and Clause 3 Article 52; Clause 1 and Clause 2 Article 53; Clause 1 and Point b Clause 2 Article 54; Clause 1 Article 56; Clause 2 Article 57; Clause 2 Article 61 and Article 62 hereof;

dd) Directors of provincial-level Departments of Public Security shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1, Clause 2, Point c Clause 4 and Point a Clause 5 Article 6; Article 7; Clause 1, Clause 2 and Points c, dd, e and g Clause 4 Article 8; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 9; Article 10; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 11; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 12; Clause 1 Article 13; Article 14; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 15; Clause 1 and Clause 2 Article 16; Clause 1 and Clause 2 Article 17; Clauses 1, 2 and 3 Article 18; Clauses 1, 2 and 3 Article 19; Clauses 1, 3 and 4 Article 20; Clauses 1, 2, 3 and 4, Point b Clause 5 Article 21; Article 22; Clauses 1, 2, 3 and 4, Point b Clause 5 Article 23; Clause 1 Article 24; Article 25; Articles 26, 27, 28, 29 and 30; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 31; Article 32; Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Articles 35, 36; 37, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 40; Articles 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 and 49; Point b Clause 1, Clause 3 and Clause 4 Article 50; Clause 1, Clause 2 and Point b Clause 3 Article 51; Clause 1, Point c Clause 2 and Clause 3 Article 52; Article 53; Clause 1 and Point b Clause 2 Article 54; Clause 3 Article 55; Article 56; Clauses 2 and 3 Article 57; Clause 2 Article 58; Clause 3 Article 59; Clause 2 Article 61 and Article 62 hereof;

e) Director of the Traffic Police Department; Director of the Internal Political Security Department; Director of the Economic Security Department; Director of the Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes; Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling-Related Crimes; Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of the CyberSecurity and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department; Director of the Immigration Department shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Chapters II and III, except for the acts specified at Point a Clause 4 Article 6; Point c Clause 3, Point g Clause 4, Points b, c and d Clause 5 Article 17; Point b Clause 6 Article 18; Clause 2, Point b and Point c Clause 5 Article 20; Clause 5 Article 34; Point a Clause 1 and Clause 2 Article 50; Points a and c Clause 3, Clause 4 Article 51; Points a and b Clause 2, Clause 4 Article 52; Points a and c Clause 2 Article 54; Clauses 1 and 2 Article 55; Clause 1 Article 57; Clause 1 Article 58; Clause 1 and Clause 2 Article 59; Article 60; Clause 1 Article 61 hereof.

3. Border Guard:

a) Heads of border-guard stations, heads of border-guard flotillas and commanders of Border Guard Commands of port border gates shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1 Article 20; Clause 1 Article 31; Points a and b Clause 1 Article 35 and Article 43 hereof;

b) Commanders of provincial-level border guards, chiefs of border-guard fleets under the Border Guard High Command shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Points c and d Clause 2 Article 11; Point b Clause 2 Article 12; Article 13; Point c Clause 5, Point e Clause 6 Article 15; Article 16; Point b Clause 3, Point a Clause 5 Article 18; Point b Clause 3, Point a Clause 5 Article 19; Clause 1, Point a Clause 4 and Point dd Clause 7 Article 20; Point a Clause 1 and Point a Clause 2 Article 24; Articles 25, 31 and 33; Points a, b and c Clause 2, Clauses 3, 4, 5 and 6 Article 34; Points a and b Clause 1 Article 35; Article 36 and Article 43 hereof.

4. Coast Guard:

a) Marine policemen shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point c Clause 1 Article 14 hereof;

b) Leaders of Coast Guard operation teams shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point c Clause 1 Article 14 hereof;

c) Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point c Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 20 hereof;

d) Captains of Coast Guard flotillas shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point c Clause 1 Article 14; Point a Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 20; Points a and b Clause 1 Article 35 and Article 36 hereof;

dd) Captains of coast guard fleets shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point c Clause 1 Article 14; Point a Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 20; Points a and b Clause 1 Article 35 and Article 36 hereof;

e) Coast Guard regional commanders shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 5 Article 9; Point b Clause 2 Article 11; Point c Clause 1 Article 14; Point a Clause 1, Clause 2 Article 16; Point b Clause 3 and Point a Clause 5, Point c Clause 6 Article 18; Point b Clause 3 and Point a Clause 5 Article 19; Clause 1, Point dd Clause 7 Article 20; Clause 1 Article 24; Article 25; Point a (for cases other than health protection food advertisement) and Point c Clause 2 Article 34; Points a and b Clause 1 Article 35 and Article 36 hereof;

g) The Vietnam Coast Guard Commander shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 5 Article 9; Point b Clause 2 Article 11; Point c Clause 1 Article 14; Point a Clause 1, Clause 2 Article 16; Point b Clause 3 and Point a Clause 5, Point c Clause 6 Article 18; Point b Clause 3 and Point a Clause 5 Article 19; Clause 1 and Points a and dd Clause 7 Article 20; Article 24; Article 25; Article 33; Points a and c Clause 2, Clauses 3, 4 and 6 Article 34; Points a and b Clause 1 Article 35 and Article 36 hereof.

5. Customs:

a) Heads of district-level Customs Branches, heads of district-level Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of customs control teams of provincial, interprovincial or municipal Customs Departments, heads of Anti-Smuggling Control Teams, heads of Customs Procedures Teams, chiefs of marine control flotillas and heads of Control Teams to Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department under the General Department of Vietnam Customs shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 3 Article 18 and Point b Clause 3 Article 19 hereof;

b) Director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Vietnam Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 3 and Point a Clause 5 Article 18; Point b Clause 3 and Point a Clause 5 Article 19 hereof;

c) The Director General of Vietnam Customs shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 3 and Point a Clause 5 Article 18; Point b Clause 3 and Point a Clause 5 Article 19; Point dd Clause 7 Article 20 hereof.

6. Market Surveillance Force:

a) Heads of market surveillance teams shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Article 7; Clause 4 Article 9; Clause 1 Article 13; Clause 5, Clause 6, Point a and Point b Clause 7 Article 15; Clause 2 Article 16; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 31; Clauses 1 and 2 Article 34 (except for the case of health protection food advertisement that violates Point a Clause 2 of this Article twice or more within 06 months); Points a and b Clause 1 Article 35; Article 36; Article 48; Article 49 (except for the case of advertising drugs, food, food additives, medical examination and treatment services, which violates the provision twice or more within 06 months); Clauses 1 and 2 Article 50; Clauses 1, 2 and 3 Article 51; Clauses 1, 2 and 3 Article 52 (except for the case of advertising health protection foods that violates Clause 3 of this Article twice or more within a 06 months); Clause 1 and Clause 2 Article 53; Article 54; Clauses 1 and 2 Article 55; Clauses 1 and 2 Article 57; Clause 1 Article 58; Clauses 1 and 2 Article 59 and Articles 60, 61 and 62 hereof;

b) Directors of provincial-level Market Surveillance Departments, the director of the Professional Department of Market Surveillance under the Vietnam Directorate of Market Surveillance shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Article 7; Clause 4 and Clause 5 Article 9; Article 13; Clauses 5, 6, 7 and 8 Article 15; Clause 2 Article 16; Point c Clause 6 Article 18; Point dd Clause 7 Article 20; Clause 5 Article 21; Article 31; Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Points a and b Clause 1 Article 35; Article 36; Article 48 and Section 4 Chapter III hereof;

c) The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Article 7; Clause 4 and Clause 5 Article 9; Article 13; Clauses 5, 6, 7 and 8 Article 15; Clause 2 Article 16; Point c Clause 6 Article 18; Point dd Clause 7 Article 20; Clause 5 Article 21; Articles 31, 33 and 34; Points a and b Clause 1 Article 35; Article 36; Article 48 and Section 4 Chapter III hereof.

7. Specialized inspectorate of Culture, Sports and Tourism:

a) Inspectors or persons assigned to perform the task of Culture, Sports and Tourism inspection who are on duty shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1 and Point a Clause 2 Article 14; Clause 1 Article 15; Point a Clause 1 Article 27 and 29 hereof;

b) Heads of specialized inspection teams, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Culture, Sports and Tourism, provincial-level Departments of Culture and Sports shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1, Clause 2, Point c Clause 4 and Point a Clause 5 Article 6; Article 7; Clause 1, Clause 2 and Points c, dd, e and g Clause 4 Article 8; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 9; Article 10; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 11; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 12; Clause 1 Article 13; Article 14; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 15; Clause 1 and Clause 2 Article 16; Clause 1 and Clause 2 Article 17; Clauses 1, 2 and 3 Article 18; Clauses 1, 2 and 3 Article 19; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 20; Clauses 1, 2, 3, 4 and Point b Clause 5 Article 21; Article 22; Clauses 1, 2, 3, 4 and Point b Clause 5 Article 23; Clause 1 Article 24; Articles 25, 26, 27, 28, 29 and 30; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 31; Article 32; Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Articles 35, 36, 37, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 40; Article 41; Section 3 and Section 4 Chapter III hereof;

c) Head of specialized inspection team of the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Point c Clause 4 and Point a Clause 5 Article 6; Article 7; Clauses 1, 2 and 3 Article 8; Article 9; Article 10; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 11; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 12; Clauses 1 and 2 Article 13; Article 14; Article 15; Clauses 1, 2 and 3 Article 16; Clauses 1, 2 and 3 Article 17; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 18; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 19; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 20; Clauses 1, 2, 3 and 4, Point b Clause 5 Article 21; Article 22; Clauses 1, 2, 3 and 4, Point b Clause 5 Article 23; Clause 1 and Clause 2 Article 24; Article 25; Section 6 Chapter II; Article 30; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 31; Article 32; Clause 1 Article 33; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 34; Articles 35, 36, 37, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 40; Article 41; Section 3 and Section 4 Chapter III hereof;

d) Chief Inspector of the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Chapters II and III hereof.

8. Information and Communications Inspectorate:

a) Heads of specialized inspection teams, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Information and Communications and Directors of regional Frequency Centers shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 2 Article 8; Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Articles 35, 36, 37, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 40; Article 41 and Section 4 Chapter III hereof;

b) Head of specialized inspection team of the Ministry of Information and Communications shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 2, Clause 5 Article 8; Clause 1 Article 33; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 34; Articles 35, 36, 37, 38 and 39; Clauses 1, 2 and 3 Article 40; Article 41 and Section 4 Chapter III hereof;

c) Chief Inspector of the Ministry of Information and Communications; Directors of Authority of Radio Frequency Management, Vietnam Telecommunications Authority, Authority of Broadcasting and Electronic Information, Authority of Press, Authority of Publication, Printing and Distribution shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 2 and Clause 5 Article 8; Section 1, Section 2 and Section 4 of Chapter III hereof.

9. Health Inspectorate:

a) Heads of specialized inspection teams, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Health and Directors of Food Safety and Hygiene Sub-Departments under provincial-level Departments of Health shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Articles 35, 36, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 and 56 hereof;

b) Head of specialized inspection team of the Ministry of Health shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1 Article 36; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 34; Articles 35, 36, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 and 56 hereof;

c) Chief Inspector of the Ministry of Health, director of Drug Administration of Vietnam, director of Department of Medical Service Administration, director of Health Environment Management Agency, director of General Department of Preventive Medicine, director of Vietnam Food Administration shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Section 1 Chapter III; Articles 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 and 56 hereof.

10. Inspectorate of Agriculture and Rural Development:

a) Heads of specialized inspection teams, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development, Directors of Sub-Departments for Plant Protection, Animal Health, Livestock Production, Fisheries, Agro-Forestry Fisheries Quality Assurance, Water Resources, Dikes, Forestry under provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Article 35; Article 36; acts of advertising on billboards or banners contrary to provisions on dyke areas at Point c Clause 3 Article 42; Articles 49, 57, 58, 59, 60, 61 and 62 hereof;

b) Head of the specialized inspection team of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Clause 1 Article 33; Clauses 1, 2 and 3 Article 34; Article 35; Article 36; the acts of advertising on billboards or banners contrary to regulations on dyke areas at Point c Clause 3 Article 42; Articles 49, 57, 58, 59, 60, 61 and 62 hereof;

c) Chief Inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development; Director Generals of Directorate of Water Resources, Directorate of Vietnam Disaster Management Authority, Vietnam Administration of Forestry, Directorate of Fisheries; Directors of Department of Animal Health, Plant Protection Department, Department of Crop Production, Department of Livestock Production, National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Section 1 Chapter III; the acts of advertising on billboards or banners contrary to provisions on dyke areas prescribed at Point c Clause 3 Article 42; Articles 49, 57, 58, 59, 60, 61 and 62 hereof.

11. Construction inspectorate:

Chief Inspector of the Ministry of Construction shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b and Point c Clause 5 Article 17 hereof.

12. Transport inspectorate:

a) Heads of specialized inspection teams, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Transport, Chief Inspector of Maritime Administration, Chief Inspector of Civil Aviation Authority shall sanction the acts of hanging, placing, sticking or painting advertisements on traffic light poles specified in Clause 1, the act of using advertisements that affect the traffic order and safety specified at Point b Clause 2 Article 34; the act of advertising on billboards, banners without complying with regulations on traffic safety corridors; advertising on billboards, banners that hide traffic lights, or cross roads as specified at Point c Clause 3 Article 42; Article 43; Clause 2 Article 44; Clause 2 Article 46 and Point b Clause 3 Article 48 hereof;

b) Head of specialized inspection team of the Ministry of Transport shall sanction the acts of hanging, placing, sticking or painting advertisements on traffic light poles specified in Clause 1, the act of using advertisements that affect the traffic order and safety specified at Point b Clause 2 Article 34; the act of advertising on billboards, banners without complying with regulations on traffic safety corridors; advertising on billboards, banners that hide traffic lights, or cross roads as specified at Point c Clause 3 Article 42; Article 43; Clause 2 Article 44; Clause 2 Article 46 and Point b Clause 3 Article 48 hereof;

c) Chief Inspector of the Ministry of Transport, Director General of Directorate for Roads of Vietnam; Directors of Vietnam Railway Authority, Vietnam Inland Waterways Administration, Vietnam Maritime Administration, Civil Aviation Authority of Vietnam shall sanction the acts of hanging, placing, sticking or painting advertisements on traffic light poles specified in Clause 1, the act of using advertisements that affect the traffic order and safety specified at Point b Clause 2 Article 34; the act of advertising on billboards, banners without complying with regulations on traffic safety corridors; advertising on billboards, banners that hide traffic lights, or cross roads as specified at Point c Clause 3 Article 42; Article 43; Clause 2 Article 44; Clause 2 Article 46 and Point b Clause 3 Article 48 hereof.

13. Inspectorate of Labor, Invalids and Social Affairs:

Heads of specialized inspection teams, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs; Head of specialized inspection team of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; Chief Inspector of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall sanction the acts of administrative violation prescribed in Article 32 hereof.

14. Inspectorate of Natural Resources and Environment:

Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment, Director General of Land Administration shall sanction the acts of administrative violation prescribed at Point b Clause 7 Article 20 hereof.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS
 

Article 72. Effect

1. This Decree takes effect on June 01, 2021.

2. From the effective date of this Decree, the following documents and regulations shall cease to be effective:

a) Government’s Decree No. 56/2006/ND-CP dated June 06, 2006, on sanctioning of administrative violations in the cultural sector;

b) Government’s Decree No. 158/2013/ND-CP dated November 12, 2013, on sanctioning of administrative violations in cultural, sporting, tourism and advertising sectors;

c) Article 2 of the Government’s Decree No. 28/2017/ND-CP dated March 20, 2017, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 131/2013/ND-CP dated October 16, 2013, on sanctioning of administrative violations relating to copyrights and relevant rights, and the Government’s Decree No. 158/2013/ND-CP dated November 12, 2013, providing for sanctioning of administrative violations in cultural, sporting, tourism and advertising sectors;

d) Clause 1 and Clause 3 Article 23 of the Government’s Decree No. 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018, providing for sanctioning of administrative violations relating to food safety.

Article 73. Transitional provisions

1. For acts of administrative violations in cultural and advertising sectors that have been committed before the date on which this Decree takes effect but are detected or considered for handling decision after the effective date of this Decree, if this Decree does not provide for liability or impose lighter liability, this Decree shall prevail.

2. In cases sanctioned individuals and organizations lodge complaints about decisions on sanctioning of administrative violations that have been issued or whose execution has been completed before the date on which this Decree takes effect, Decree No. 158/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on sanctioning of administrative violations in cultural, sporting, tourism and advertising sectors; the Government’s Decree No. 28/2017/ND-CP dated March 20, 2017, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 131/2013/ND-CP dated October 16, 2013, defining sanctioning of administrative violations related to copyright and related rights, and Decree No. 158/2013/ND-CP dated November 12, 2013, on sanctioning of administrative violations in cultural, sporting, tourism and advertising sectors shall apply to handle them.

Article 74. Responsibilities for provision of guidance on implementation

1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, providing guidance on and organizing the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall take responsibility for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER



Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 38/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất