Xả rác sau lễ cúng ông Công bị phạt... cả tháng lương

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, khi tiễn ông Công ông Táo về trời, rất người dân xả rác bừa bãi, đặc biệt là vứt túi nilong xuống ao, hồ… mà không biết rằng mức phạt xả rác sau lễ cúng ông Công ông Táo rất cao.


Mức phạt xả rác sau lễ cúng ông Công ông Táo là bao nhiêu?

Pháp luật hiện hành đã có những quy định tương đối cụ thể về mức phạt xả rác sau lễ cúng ông Công ông Táo là mức phạt áp dụng với hành vi vứt bừa bãi rác thải ra nơi công cộng.

Cụ thể, căn cứ điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, việc vứt rác thải bừa bãi sẽ bị phạt theo các mức sau đây:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Vứt, thải, bỏ rác, đổ nước thải không đúng quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng

500.000 - 01 triệu đồng

2

Vứt, thải rác trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị/hệ thống thoát nước mặt, đổ rác thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố

01 - 02 triệu đồng

Như vậy, nếu sau lễ cúng ông Công ông Táo, người dân vứt túi nilong, xả rác bừa bãi trên vỉa hè, ao hồ… rất có thể sẽ bị xử phạt với mức phạt cao nhất đến 05 triệu đồng theo quy định nêu trên - bằng một tháng lương bình quân của nhiều người lao động.

mức phạt xả rác sau lễ cúng ông Công ông TáoNgoài ra, theo điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, sẽ phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi:

Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

Theo quy định này, nếu vứt túi nilong bừa bãi vào nhà người khác, vào người khác, vào trụ sở cơ quan hoặc nơi làm việc... thì người dân có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt với hành vi vi phạm này là từ 01 - 02 triệu đồng.

Có thể thấy, những năm gần đây, rất nhiều địa phương đã cắm biển hoặc trực tiếp nhắc nhở người dân không được xả rác ra nơi công cộng, đặc biệt là trong những ngày lễ, Tết như ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự đạt được không cao bởi ý thức của người dân về vấn đề này còn rất kém.

Lễ cúng ông Công ông táo cũng phải đốt vàng mã đúng Luật

Trong những ngày lễ cúng ông Công, ông Táo, không chỉ có tục lệ thả cá mà còn cả đốt vàng mã để mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Bên cạnh phong tục tập quán là nét đẹp của người dân Việt Nam, tình trạng đốt vàng mã quá nhiều gây ô nhiễm môi trường thậm chí còn dẫn đến cháy nổ.

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính về việc đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư trừ nơi được cho phép không còn được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư 02/2016 của Bộ Xây dựng mà căn cứ vào quyết định của Hội nghị nhà chung cư.

(Trong khi đó, theo quy định trước đây, hành vi này là một trong những hành vi bị nghiêm cấm).

Mặc dù không còn nêu cụ thể việc nghiêm cấm đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong nhà chung cư nhưng nếu trong hội nghị nhà chung cư có xem xét, quyết định đây là hành vi nghiêm cấm hoặc việc đốt vàng mã gây nguy hiểm đến việc phòng cháy chữa cháy thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt… ở nơi bị cấm thì sẽ bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng.

mức phạt xả rác sau lễ cúng ông Công ông Táo

Ngoài ra, nếu đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại lễ hội thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 200.000 - 500.000 đồng theo Điều 14 Nghị định 38 năm 2021 của Chính phủ:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

Nghiêm trọng hơn, nếu đốt vàng mã gây cháy nổ và ảnh hưởng đến tài sản của người khác, người đốt vàng mã có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản tại Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất đến 02 năm tù:

Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đồng thời, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại do việc đốt vàng mã của mình gây ra cho người khác.

Trên đây là quy định về mức phạt xả rác sau lễ cúng ông Công ông Táo. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?