Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu

thuộc tính Nghị định 138/2021/NĐ-CP

Nghị định 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:138/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:31/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nhà, kho bảo quản tang vật bị tịch thu phải đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ

Ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Theo đó, nhà, kho, bãi tạm giữ tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hệ thống hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy; nhà, kho sử dụng để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ, chất độc, chất phóng xạ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống cháy, nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường;…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở địa phương minh với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Nghị định138/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 138/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

____________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu), giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ); trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
2. Việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, mà thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.
4. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm quy định về niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mang tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, bao gồm:
a) Chi xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê nơi tạm giữ;
b) Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
c) Chi phí để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, bao gồm: Các khoản chi cho mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ được bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Chương II
QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ, TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, cảng, khu vực vùng nước cảng biển, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Nơi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ là trụ sở cơ quan của người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ.
2. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi
a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hệ thống hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy;
b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;
c) Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
d) Đối với nhà, kho sử dụng để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống cháy, nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
3. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là bến, cảng và khu vực vùng nước cảng biển
a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy và các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này trong phạm vi nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
b) Đối với nơi tạm giữ là bến thủy nội địa, khu vực vùng nước cảng biển thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, còn phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến và khu vực vùng nước cảng biển, sắp xếp, neo đậu phương tiện.
4. Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp.
5. Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu
a) Bố trí nơi tạm giữ chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
b) Bố trí nơi tạm giữ riêng: Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó;
c) Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ. Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự;
d) Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho người trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung phải bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, cụ thể như sau:
a) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
b) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trên cơ sở đề xuất thống nhất giữa các cơ quan ở địa phương.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
2. Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.
3. Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
5. Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quyết định của người có thẩm quyền; phân loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
2. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi có quyết định của người có thẩm quyền.
3. Chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền.
4. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đúng quy định.
5. Thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ; phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.
6. Vào sổ và ghi chép đầy đủ về việc tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ về:
a) Giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
b) Hiện trạng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
c) Số quyết định, thời gian, lý do tạm giữ, tịch thu và họ, tên, chức vụ của người ký quyết định, người giao, người nhận tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
7. Hàng ngày thống kê, báo cáo với người đứng đầu cơ quan nơi quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ về:
a) Số lượng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;
b) Tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã trả lại cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp;
c) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã hết thời hạn bị tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận;
d) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền;
đ) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị hư hỏng, mất, thất thoát;
e) Tổng số tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hiện còn tạm giữ.
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
2. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
4. Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
3. Chấp hành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định này.
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, người quản lý, bảo quản thực hiện các bước sau đây:
1. Kiểm tra quyết định tạm giữ, tịch thu, biên bản tạm giữ, tịch thu và những giấy tờ khác có liên quan.
2. So sánh, đối chiếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ với biên bản tạm giữ, tịch thu và bản thống kê về tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ; tình trạng niêm phong (nếu có).
3. Vào sổ theo dõi và yêu cầu bên giao ký vào sổ.
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
3. Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
4. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải đưa vào trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tạm giữ để quản lý, bảo quản và phải được bảo quản, sắp xếp gọn gàng trong tủ đựng tài liệu, bảo đảm điều kiện chống mối mọt, tránh ẩm thấp, cách xa nguồn nhiệt độ cao.
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
a) Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
2. Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính; trong đơn ghi rõ họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi tạm trú, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được người có thẩm quyền tạm giữ giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính.
Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Khi giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ; thời hạn tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe đối với phương tiện giao thông đường bộ, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt đối với phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký phương tiện) để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền tạm giữ; tên tổ chức, cá nhân bị tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân bị tạm giữ; lý do, thời hạn tạm giữ. Biên bản phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm bị tạm giữ giấy chứng nhận và người có thẩm quyền tạm giữ; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.
5. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện giao thông vi phạm hành chính về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ.
6. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
7. Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
c) Không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;
đ) Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính để được giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính; trong đơn ghi rõ họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi tạm trú, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện;
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đặt tiền để bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc cho phép đặt tiền để bảo lãnh và giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đặt tiền để bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc cho phép đặt tiền để bảo lãnh và giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không đồng ý việc đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.
Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân đặt tiền; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải chuyển số tiền đó vào bộ phận tài vụ, kế toán của cơ quan mình để quản lý; trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện để mất tiền đặt bảo lãnh hoặc sử dụng tiền đặt bảo lãnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý và phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Khi chuyển tiền vào bộ phận tài vụ, kế toán phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm chuyển tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh; mức tiền chuyển vào bộ phận tài vụ, kế toán. Biên bản phải có chữ ký của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định trả lại tiền đặt bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền bảo lãnh; lý do nhận lại tiền đặt bảo lãnh; số tiền đặt bảo lãnh được nhận lại. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
5. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp tiền đặt bảo lãnh và hoàn thành thủ tục lập biên bản theo quy định tại khoản 3 Điều này, người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản; việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính phải được lập biên bản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông, không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định này.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.
Trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì số tiền thừa còn lại sau khi đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh trước đó. Khi trả lại số tiền thừa phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại; họ, tên, chức vụ của người trả lại số tiền thừa; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền; lý do và số tiền được nhận lại. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Số tiền thừa được trả lại cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh không nhận lại số tiền thừa thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
7. Quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính đang được giao giữ, bảo quản.
8. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển số tiền xử phạt từ khấu trừ vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.
4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
c) Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
1. Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
2. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính và Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

Phạm Minh Chính

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_______

No. 138/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, December 31, 2021


DECREE

Providing the management and preservation of administrative violation material evidences, vehicles, licenses and practice certificates which are temporarily seized or confiscated according to administrative procedures

____________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

At the proposal of the Minister of Public Security;

The Government hereby promulgates the Decree providing the management and preservation of administrative violation material evidences, vehicles, licenses and practice certificates which are temporarily seized or confiscated according to administrative procedures.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides the management and preservation of administrative violation material evidences and vehicles which are temporarily seized or confiscated according to administrative procedures (below referred to as temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles), licenses or practice certificates which are temporarily seized according to administrative procedures (below referred to as temporarily seized licenses or practice certificates); the responsibilities and powers of agencies and persons managing and preserving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates; the rights and obligations of agencies, organizations and individuals with temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates.

2. This Decree does not apply to administrative violation material evidences and vehicles which are Vietnamese dong, foreign currencies, papers and documents related to assets, valuable certificates, gold, silver, gems, precious metal, drugs, weapons, explosive precursors, explosive materials, supporting tools, objects of historical or cultural value, national treasures, antiques, rare and precious forest products, flora and fauna of various kinds, perishable goods and articles, articles banned from circulation, and other special assets, which are governed by the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals with temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates.

2. Agencies, organizations and individuals involved in the management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates.

Article 3. Principles of management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. Temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles must be strictly and safely managed and preserved and properly arranged to facilitate examination and prevent confusion, environmental pollution or epidemic spread.

2. Temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles must be kept intact, regardless of the reduction in damage due to objective causes such as weather, humidity, wear and tear over time and other factors.

3. Temporarily seized licenses and practice certificates must be strictly and safely managed and preserved and properly arranged to facilitate examination, prevent confusion and ensure integrity.

4. Temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates may be received, returned or transferred and confiscated material evidences and vehicles may be received or transferred to agencies, organizations or individuals only upon decisions in writing of competent persons.

Article 4. Prohibited acts

1. Appropriating, selling, exchanging, pledging, mortgaging, fraudulently exchanging, replacing or illegally using temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates and other self-seeking acts.

2. Illegally breaking regulations on sealing of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles or bringing temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates out of their places of temporary storage without permission of competent authorities.

3. Losing, destroying or intentionally damaging temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, licenses and practice certificates.

Article 5. Funds for the management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, licenses and practice certificates

1. Funds for the management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles include:

a) Expenses for construction, repair, expansion or upgrading of physical foundations or hiring of places for temporary storage;

b) Expenses for procurement of equipment and facilities necessary for the management, preservation, transportation, handover, receipt and inspection of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles;

c) Expenses for making announcements in the mass media and informing violators, owners, managers or lawful users of seized material evidences and vehicles;

d) Other expenses as prescribed by law.

2. Funds for the management and preservation of temporarily seized licenses or practice certificates include: Expenses for procurement of equipment and facilities necessary for the management, preservation, transportation, handover, receipt and inspection of temporarily seized license or practice certificate and other expenses as prescribed by law.

3. Funds for the management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles, temporarily seized licenses or practice certificates are allocated according to the Law on the State Budget and current state budget management decentralization.

4. The Minister of Finance shall specify funds for the management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles, and temporarily seized licenses or practice certificates.

 

Chapter II

MANAGEMENT AND PRESERVATION OF TEMPORARILY SEIZED OR CONFISCATED MATERIAL EVIDENCES; TEMPORARILY SEIZED LICENSES OR PRACTICE CERTIFICATES

 

Article 6. Storage places for temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. Storage places for temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles include houses, warehouses, wharves, storing yards, ports, seaport waters, working offices or other places as decided by persons competent to temporarily seize and confiscate material evidences and vehicles and those places must ensure conditions as prescribed in Clause 2, 3 and 4 of this Article.

Storage places for temporarily seized licenses or practice certificates include the headquarters of the agencies of the persons making the seizure record or the persons issuing the custody decision.

2. Conditions of temporary storage places which are houses, warehouses, storing yards

a) Ensuring safety and security; having protecting fences, regulations for exit and entry, regulations on environmental protection, fire prevention and fighting;

b) Ensuring dry and good ventilation. In case of using the outdoor temporary storage places of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles, such places must have covering roofs or other measures to prevent rain and sunlight;

c) Have lighting equipment system; equipping measures and devices for fire prevention and fighting, appropriate technical equipment for management and preservation of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles;

d) For storage places for temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles that are substances or goods at risk of fire, explosion, toxic substances or radioactive substances, the safety conditions in terms of fire and explosion prevention and control, poison prevention, anti-radiation, prevention of environmental incidents must be satisfied.

3. Conditions for temporary storage places which are wharves, ports and seaport waters

a) Ensuring safety and security; having protecting fences, regulations for exit and entry, regulations on environmental protection, fire prevention and fighting and other conditions as prescribed at Point b, c Clause 2 of this Article within the area of temporary storage places of material evidences and vehicles;

b) For the temporary storage place which is domestic wharves or seaport waters, besides the conditions as prescribed at Point a of this Clause, it must have anchorage equipment for vehicles, have regulations for exit and entry of the wharves, for arrangement and anchorage of vehicles.

4. For temporary storage places which are agencies offices, such places must have measures to ensure safety and security, prevention of fire and explosion, ensure to be dry and have good ventilation; have lighting equipment system, equip appropriate measures and equipment.

5. Arrangement of storage places for temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles

a) Arrangement of shared temporary storage places: Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall decide to build shared storage places for material evidences and vehicles of agencies competent to seize administrative violation material evidences and vehicles in their localities with designed construction form and scale satisfies the requirements on management and preservation of material evidences and vehicles at the request of agencies competent to temporarily seize material evidences and vehicles;

b) Arrangement of particular temporary storage places: For agencies that have to regularly store material evidences and vehicles, People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall implement the construction of their own particular temporary storage places;

b) In case agencies of persons competent to seize material evidences and vehicles fail to fully satisfy conditions to build the temporary storage place or the designed construction scale is insufficient or do not meet requirement to manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles, the agencies competent to seize material evidences and vehicles may hire the temporary storage place. The hire charge and fee shall be decided upon agreement but must not exceed the price prescribed by the People's Committee of the province or centrally-run city; the hiring of the temporary storage place must be made in a contract in accordance with the Civil Code;

d) In case of seizing material evidences and vehicles in small quantity or material evidences and vehicles are small objects and considered as not necessary to transfer to temporary storage places which are houses, warehouses, wharves, storing yards, the person competent to seize material evidences and vehicles may decide to seize such material evidences and vehicles in its office. In this case, the person competent to seize material evidences and vehicles shall arrange and deliver temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles to officer to directly conduct the management and preservation.

6. People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall manage shared storage places for material evidences and vehicles or assign other agencies to do so. Agencies having storage places for material evidences and vehicles or assigned to manage shared storage places for material evidences and vehicles shall appoint officers to manage temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles as follow:

a) In case the temporary storage place of material evidences and vehicles is the particular storage place of the agency, the head of the agency shall assign persons to carry out the material evidences’ and vehicles’ management and preservation.

b) In case the temporary storage place of material evidences and vehicles is the shared storage of different agencies in the locality, the assignment of persons to carry out the material evidences’ and vehicles’ management and preservation shall comply with decision of the Chairperson of the People's Committee at the same level on the basis of the consensus proposal among the local agencies.

Article 7. Tasks and powers of heads of agencies managing and preserving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. To direct, monitor, examine and supervise the implementation of measures to manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates.

2. To assign persons to manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates suitable to the conditions of storage places.

3. To promptly notify in writing persons issuing temporary seizure decisions when the temporary seizure duration of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates expires or the statute of limitations for enforcement of the sanctioning decision expires; or when violators do not come to receive material evidences, vehicles, licenses and practice certificates after obtaining decisions on return of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates, and such material evidences, vehicles, licenses and practice certificates are lost or damaged; and to immediately report criminal signs, if any, to competent investigation agencies to conduct criminal procedures.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with local People’s Committees, people’s armed forces and related agencies and units in, transporting temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles to safe places in case of natural disasters or other cases which threaten the safety of material evidences and vehicles.

5. To propose and report the conditions of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles and plans for protecting, upgrading or repairing their storage places to the heads of their superior agencies or competent agencies.

Article 8. Tasks and powers of persons managing and preserving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. To receive temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates according to decisions of competent persons; to classify temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates and report to heads of agencies managing and preserving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates to arrange and take appropriate management and preservation measures.

2. To return temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates after obtaining decisions of competent persons.

3. To transfer temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles to agencies competent to conduct criminal proceedings or to other agencies after obtaining decisions of competent persons.

4. To manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates strictly according to regulations.

5. To regularly inspect storage places; to promptly detect lost or damaged material evidences, vehicles, licenses and practice certificates (that have been temporarily seized) or detect unsafe storage places in order to take timely remedies.

6. To fully record the receipt, return, and transfer of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates:

a) The hours and dates of receipt, return and transfer of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates;

b) The conditions of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates;

c) The serial numbers of decisions on, time of and reasons for temporary seizure or confiscation of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates and full names and positions of persons signing the decisions and persons handing and receiving such material evidences, vehicles, licenses and practice certificates.

7. To make daily statistics of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates and report to the heads of their agencies on:

a) Quantities of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates;

b) Temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates already returned to their owners, managers or lawful users;

c) Quantities of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates whose owners, managers or lawful users do not come to receive them back at the expiration of their temporary seizure duration;

d) Quantities of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates already transferred to competent agencies;

dd) Quantities of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates already damaged or lost;

e) Total quantities of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates still temporarily seized.

Article 9. Responsibility for managing and preserving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. Persons making seizure records shall manage and preserve temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates until handing over the material evidences, vehicles, licenses and practice certificates to persons directly managing and preserving.

2. Persons issuing decisions on temporary seizure or confiscation of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates shall manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates. In case temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates are lost, illegally sold, fraudulently exchanged, damaged or have their parts lost or replaced, persons issuing decisions on temporary seizure or confiscation of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates shall pay compensations and be handled in accordance with law.

3. Persons managing and preserving temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates shall take responsibility for directly managing and preserving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates. In case temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates are lost, illegally sold, fraudulently exchanged, damaged or have their parts lost or replaced, the persons managing and preserving shall take responsibility before law and persons issuing decisions on temporary seizure or confiscation of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates for the management and preservation of the temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates.

4. In case vehicles involved in administrative violations are assigned to violating organizations or individuals for keeping and preservation in accordance with Articles 14 and 15 of this Decree, persons competent to seize or confiscate administrative violation vehicles shall manage and preserve such vehicles until handing them to violating organizations or individuals for keeping and preservation.

Article 10. Rights of organizations and individuals with temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. To lodge complaints, denunciations, recommendations and reflections against illegal acts or decisions of competent persons to seize or confiscate material evidences, vehicles, licenses and practice certificates in accordance with the law on complaints and denunciations.

2. To inspect material evidences, vehicles, licenses and practice certificates upon receiving them back at the expiration of the temporary seizure duration.

3. To request persons managing temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates to make written records of the loss, fraudulent exchange, damage or deficit of such material evidences, vehicles, licenses and practice certificates during temporary seizure period, and request agencies of the persons managing material evidences, vehicles, licenses and practice certificates to pay compensations in accordance with law.

Article 11. Obligations of organizations and individuals with temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

1. To strictly observe decisions on temporary seizure or confiscation of material evidences, vehicles, licenses and practice certificates.

2. To receive back temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates within the time limit written in temporary seizure decisions.

3. To comply with the provisions of Point a Clause 4 Article 16 of this Decree.

Article 12. Receipt of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

When receiving temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates, persons assigned to manage and preserve material evidences, vehicles, licenses and practice certificates shall:

1. Examine temporary seizure or confiscation decisions, temporary seizure or confiscation written records and other relevant papers.

2. Compare material evidences, vehicles, licenses and practice certificates with temporary seizure or confiscation written records and lists of their names, quantities, quality, volumes, types, trademarks and origin; the state of sealing (if any).

3. Record them in the monitoring book and request the persons handing over material evidences, vehicles, licenses and practice certificates to sign in the book.

Article 13. Management, preservation, handover and receipt of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates

Heads of agencies managing and preserving shall, based on the nature of each type of temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, temporarily seized licenses and practice certificates, arrange and take proper measures to facilitate management and preservation.

1. For temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles which are machinery or vehicles using petrol and oil or flammable and explosible fuel, when bringing in the storage place must be distanced from other material evidences, vehicles and fire sources, heat sources, fire or heat generating devices, ensuring to prevent and control fire and explosion, prepare conditions for firefighting.

2. For temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles which are products and goods potential to cause environmental pollution, such products and goods must be stored in houses, warehouses or other storage places, ensuring safety without causing environmental pollution during storage period;

3. For temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles which are dangerous flammable or explosible products and goods, toxic substances, radiative substances, such products and goods must be stored in houses, warehouses or other storage places, satisfying conditions for fire prevention and fighting, explosion and intoxication prevention, and prevention of radiation and environmental incidents.

4. Temporarily seized licenses or practice certificates shall be managed and preserved at the headquarters of agencies competent to temporarily seize and must be preserved and neatly arranged in document cabinets, ensuring anti-termite conditions, avoiding moisture, and away from high-temperature sources.

Article 14. Handover of vehicles involved in administrative violations to violators for storage and preservation

1. Except for cases prescribed in Clause 7 of this Article, persons competent to seize vehicles involved in administrative violations which are subject to temporary seizure to ensure execution of administrative sanctioning decisions may hand such vehicles to violating individuals or organizations for storage and preservation under the management of agencies competent to seize vehicles, if such violators satisfy either of the following conditions:

a) Violating individuals have permanent residence places or valid temporary residence books or written certifications of the agencies or units where they work; violating organizations have specific and clear operation addresses. Violating individuals and organizations have places for vehicle storage and preservation;

b) Violators have financial capability to deposit a bail.

2. Procedure of handover of vehicles involved in administrative violations to violators for storage and preservation

a) Violating individual or organization must make a written proposal and send it to the persons competent to seize to propose for keeping and preserving vehicles involved in administrative violations; clearly indicating the full name, personal identification number or identity card number, permanent and temporary residence address, occupation of the violating individual or name, address of violating organization, names, quantities, characteristics, types, numbers, trademarks, symbols, origins, manufacturing year, engine numbers, chassis numbers, capacity (if any), state of vehicles, places for storage and preservation as proposed by the organization or individual after being handed the vehicles for storage and preservation by the competent persons.

The violating individual must send the copy with the origin for comparison, or send notarized or certified copy of identity card or citizen’s identity card or written certification of the agency or organization where such individual is working; for violating organization, it must produce evidence papers on the address of its headquarter.

b) Within 02 working days after receiving the written proposal, the person competent to seize the vehicle shall consider handing over the vehicle to violating organization or individual for storage and preservation. For cases with complicated details that require longer time for verifying, within 03 working days after receiving the written proposal, the person competent to seize the vehicle shall consider handing over the vehicle to violating organization or individual for storage and preservation. In case of refusing to hand over the vehicle to violating organization or individual for storage and preservation, the reason must be clearly indicated;

c) Upon handover the vehicle for violating organization or individual for storage and preservation, the person competent to seize the vehicle must make a written record in which clearly indicating the name, quantity, origin, place for storage and preservation, state of the vehicle (if any) with the signatures of the violating organization or individual and the person competent to seize the vehicle; the term of storage and preservation of the vehicle by the violating organization or individual. Such a written record must be made in two copies, each party shall keep one copy.

Along with making the report of vehicle handover, the person competent to seize the vehicle shall temporarily seize the vehicle registration certificate for road vehicles, the railway vehicle registration certificate for railway vehicles and the domestic waterway vessel registration certificate for domestic waterway transport vessels (hereinafter referred to as the vehicle registration certificate) to ensure the execution of sanctioning decision, except for case the violating organization or individual has paid the bail. A written record must be made upon temporarily seizure of the vehicle registration certificate, clearly stating date of the seizure; full name and position of the person competent to seize the vehicle; name of organization or individual having its/his/her vehicle registration certificate seized, personal identification number or identity card number of the individual having his/her vehicle registration certificate seized; reason and term of the seizure. The written record must be made in two copies, each party shall keep one copy with the signature of both violating organization or individual and the person competent to seize.

The person competent to seize the vehicle involved in administrative violations shall hand over the vehicle to the violating organization or individual after completing the record and violating organization or individual comes to receive the vehicle for storage and preservation. An organization or individual assigned to store and preserve the vehicle shall take responsibility for bringing the vehicle to the place of preservation.

3. Within 02 working days from the date of handing over the vehicle to the violating organization or individual for storage and preservation, the agency of the person competent to seize the vehicle shall notify such storage and preservation to the People’s Committee of commune, ward or township where the vehicle is stored and preserved for coordinating in supervision and management.

4. During the storage and preservation period, the violating organization or individual is not allowed to use such vehicle to join traffic; or deliberately change the place of vehicle storage and preservation without the written approval of the person competent to seize the vehicle.

In case of natural disaster, fire or other risks that cause the situation that if not promptly transfer or change the storage and preservation place of the vehicle shall cause damage to the vehicle, such place of vehicle storage and preservation may be changed but after that, the person competent to seize the vehicle must be informed.

5. Within the vehicle storage and preservation period, if the organization or individual violates the regulations of Clause 4 of this Article, the person competent to seize the vehicle shall consider and decide to move such vehicle to the storage and preservation place of his/her agency.

The violating organization or individual shall take responsibility to take the vehicle to the temporary storage place in accordance with law provisions. In case the violating organization or individual is unable to take the vehicle to the temporary storage place or fails to voluntarily do so, the person competent to seize the vehicle shall organize the movement of the vehicle to the temporary storage place; the violating organization or individual shall have to cover the charge of vehicle movement to the temporary storage place.

6. During the period of storage and preservation of the vehicle involved in administrative violations, the violating organization or individual shall take responsibility for the loss, fraudulent exchange, sale, exchange, pledge, replacement, destruction or damage of vehicles, and be handled in accordance with law provisions.

7. Cases not subject to handover of vehicles involved in administrative violations to violators for storage and preservation:

a) Vehicles involved in violations are material evidences of criminal cases;

b) Vehicles have been used for illegal racing, resisting persons on duty, or causing public disorder or traffic accidents;

c) Vehicles have not been vehicle registration certificates or their registration certificates are forged or tampered;

d) Vehicles’ number plates are fake, or their chassis and engine numbers are illegally changed or removed;

dd) Vehicles will be subject to the additional sanction of confiscation of vehicles according to regulations.

Article 15. Deposition of a bail for vehicles temporarily seized according to administrative procedures

1. Violators that have financial capability to deposit a bail may be considered for vehicle storage and preservation.

2. Persons competent to seize vehicles involved in administrative violations may allow violators to deposit a bail for such vehicles.

3. Procedure of the deposit of a bail

a) Violating individual or organization must make a written proposal for deposit a bail for the vehicle and send to the person competent to seize to propose for keeping and preserving vehicle; clearly indicating the full name, personal identification number or identity card number, permanent and temporary residence addresses, occupation of the violating individual or name, address of violating organization, name, quantity, characteristic, type, numbers, trademark, symbol, origin, manufacturing year, engine and chassis numbers, capacity (if any), state of vehicle, place for storage and preservation as proposed by the organization or individual after being handed the vehicles for storage and preservation by the competent person.

b) Within 02 working days from the day of receipt of the written proposal for the deposit of a bail, the person competent to seize the vehicle shall consider and decide to allow the deposit of a bail or hand over the vehicle to violating organization or individual for storage and preservation. For cases with complicated details that require longer time for verifying, within 03 working days after receiving the written proposal for the deposit of a bail, persons competent to seize the vehicle shall consider and decide to allow the deposit of a bail or hand over the vehicle to violating organization or individual for storage and preservation. In case of refusing the deposit of a bail for temporarily seized vehicle, the reason must be clearly indicated.

After the person competent to seize the vehicle issues the decision on allowing the deposit of the bail, an organization or individual may deposit the bail directly or transfer it via the bank account of the agency competent to seize the vehicle. The bail must at least equal to the maximum fine of the fine bracket prescribed for the act of violation; if the violator commits many administrative violations in a case, the bail must at least equal to the total of maximum fine brackets prescribed for those acts of violation.

Written records must be made upon deposition of bails. The record must clearly state the place of making the record, date, month, year of depositing the bail, full name and position of person deciding to approve the bail; name of organization or individual depositing the bail, personal identification number or identity card number of individual depositing the bail; reason of the bail, the bail amount; term of the bail; responsibility of organization or individual depositing the bail. The record must bear the signature of the person deciding to approve the bail and the organization or individual depositing the bail. Such a written record must be made in two copies, and be kept by each party.

4. Within 02 days, from the receipt date of the bail, the person competent to seize the vehicle shall transfer the bail amount to the finance or accounting division for management; in case such person lets the bail lost or personally uses the bail, upon the characteristic and level of the violation, he/she shall be handled and reimburse such amount in accordance with law provisions. The written record shall be made upon the bail transfer to the finance or accounting divisions; stating the place of making the record, date, month, year of the bail transfer; full name and position of the transferor and the receiver; the amount transferred to the finance or accounting division. Such record must contain signatures of the bail transferor and the receiver. Such a written record must be made in two copies, kept by each party.

The deposited bail shall be returned to violators after they have completely executed sanctioning decisions. Written records must be made upon the return of bails. The record must clearly state the place of making the record, date, month, year of the bail return, full name and position of person deciding to return the bail; name of organization, individual receiving the bail, personal identification number or identity card number of the person receiving the bail; reason for receipt of the bail; amount of the received bail. The record must bear the signature of the person deciding to approve the bail and the organization or individual receiving the bail. Such a written record must be made in two copies, kept by each party.

5. After the organization or individual deposits the bail and completes the record as prescribed in Clause 3 of this Article, the person competent to seize the vehicle shall hand over the vehicle to the violating organization or individual; a written record must be made upon the handover of vehicle to violating organization or individual for storage and preservation as prescribed at Point c Clause 2 Article 14 of this Decree. During the storage and preservation period, the violating organization or individual who deposits the bail is not allowed to use such vehicle in transportation; or deliberately change the place of vehicle storage and preservation without the written approval of the person competent to seize the vehicle. If the organization or individual violates this regulation, the person competent to seize the vehicle shall consider and decide to move the vehicle to the temporary storage place as prescribed in Clause 5 Article 14 of this Decree.

6. Within 10 days from the expiry date of the sanctioning decision, if the organization or individual fails to comply with the sanctioning decision, the person with sanctioning competence shall issue a decision on deducting the guarantee deposit.

Within 02 working days from the date of issuing the decision to deduct the guarantee deposit, the person with sanctioning competence must send the decision to deduct the guarantee deposit to the sanctioned organization or individual at the address specified in the sanction decision.

In case the amount of guarantee deposit is larger than the fine amount, the remaining amount after deducting the fine amount shall be returned to the organization or individual that has deposit the bail. Written records must be made upon return of bails. The record must clearly state the place of making the record, date, month, year of return; full name and position of the person paying the excess amount; name of organization or individual receiving the money, personal identification number or identity card number of the person receiving the money; reason and amount received. Such written record must be made in two copies, kept by each party. The excess money shall be returned to the sanctioned organization or individual at the address indicated in the sanctioning decision. In case the organization or individual remitted the bail does not receive the excess amount, the bail shall be handled in accordance with relevant laws.

7. The decision on deduction of the deposited bail shall be used as a basis for identifying violating organization or individual who has complied with the decisions on sanctioning of administrative violations and being allowed to put the violating vehicle under storage and preservation in to use.

8. Within 05 working days after issuing a decision to deduct the deposited bail, the person with sanctioning competence must transfer the fine amount from the deduction into the state budget revenue account opened at the State Treasury.

Article 16. Returning temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates or transferring temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles; charges for storage and preservation of temporarily seized material evidences and vehicles

1. The return of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses and practice certificates or transfer of temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles must be specified in the written decision of the persons competent to issue the temporary seizure decision.

2. Persons assigned to manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, licenses and practice certificates shall return or transfer material evidences, vehicles, if obtaining the decision on returning material evidences, vehicles, licenses or practice certificates, or the decision on transferring material evidences, vehicles according to the following order:

a) Check the decision on returning temporarily seized material evidences, vehicles, licenses or practice certificates or transferring material evidences, vehicles; check the citizen's identity card or identity card of the receiving person.

The person who receives the material evidences, vehicles, licenses or practice certificates must be the violator or the owner of the temporarily seized material evidences, vehicles, licenses or practice certificates, or the representative of the violating organization stated in the decision on temporary seizure of administrative violations material evidences, vehicles, licenses or practice certificates. If the owner, individual or organization authorizes another person to receive the material evidences, vehicles, licenses or practice certificates, he/she must make an authorization document in accordance with law provisions;

b) Request the recipients of temporarily seized material evidences, vehicles, licenses or practice certificates to check the types, quantities, volumes, quality, characteristics and conditions of material evidences, vehicles, licenses or practice certificates against the temporary seizure written records in the witness of managing persons. Written records must be made upon the handover and receipt of temporarily seized material evidences and vehicles;

c) If transferring temporarily seized or confiscated material evidences and vehicles to investigation agencies, specialized state management agencies or assessment agencies, persons managing and preserving such material evidences and vehicles shall make written records of their quantities, volumes, weight, characteristics, types, trademarks, origin and conditions of material evidences and vehicles. Written records shall be made in two copies to be signed and kept by the transferring and receiving parties;

d) For confiscated material evidences and vehicles, which have been established with public ownership or have plans on handling of properties approved by competent agencies or persons, agencies of persons who have issued confiscation decisions, shall coordinate with agencies assigned to assume the prime responsibility for handling properties, organizing the transfer of properties and dossiers and papers related to properties to receiving agencies or organizations.

3. Persons assigned to manage and preserve temporarily seized or confiscated material evidences, vehicles, licenses or practice certificates after returning seized material evidences and vehicles or after having transferred the material evidences, vehicles, licenses or practice certificates shall report to competent persons has previously issued the decision on temporary seizure or confiscation on the results of implementation.

4. Charges for storage and preservation of temporarily seized material evidences and vehicles

a) Violating organizations and individuals, when returning to take back temporarily seized material evidences and vehicles which are not subject to confiscation shall have to pay the expenses for storage and preservation of temporarily seized material evidences and vehicles for the temporary seizure period.

Owners of material evidences and vehicles do not have to pay the expenses for storage and preservation of temporarily seized material evidences and vehicles for the temporary seizure period if they are not at fault for administrative violations, or when material evidences and vehicles are confiscated, or when violators themselves store and preserve vehicles according to Articles 14 and 15 of this Decree.

b) Agencies of persons issuing the decision on temporary seizure of material evidences and vehicles in case of self-storing and preserving temporarily seized material evidences and vehicles or organizations hired by agencies of persons that issue the decision on temporary seizure of material evidences and vehicles for storage and preservation material evidences and vehicles shall be paid the expenses for storage and preservation of temporarily seized material evidences and vehicles for the temporary seizure period.

c) The expenses for storage and preservation of temporarily seized material evidences and vehicles during the temporary seizure period shall comply with the law on prices.

Article 17. Handling of material evidences, vehicles, licenses or practice certificates at the expiration of their temporary seizure duration

1. Handling of material evidences, vehicles, licenses or practice certificates at the expiration of their temporary seizure duration shall comply with Clauses 4, 4a and 4b Article 126 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations (amended and supplemented in 2020).

2. Persons issuing the decision on temporary seizure of material evidences, vehicles, licenses or practice certificates shall continue managing and preserving material evidences, vehicles, licenses or practice certificates in case of expiry of the temporarily seize duration but violators that are owners, managers or lawful users fail to come to receive or the violators cannot be identified and during the period of notification on the mass media until such material evidences and means are confiscated and handled as prescribed; and licenses and practice certificates are transferred to competent agencies for revocation in accordance with law.

3. After the administrative violation material evidences and vehicles have been confiscated under decisions of competent agencies or persons according to the provisions of law on handling of administrative violations, such material evidences and vehicles shall be handled according to the law on management and use of public property.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 18. Effect

1. This Decree takes effect from January 01, 2022.

2. This Decree replaces Decree No. 115/2013/ND-CP dated October 3, 2013, providing the management and preservation of administrative violation material evidences and vehicles which are temporarily seized or confiscated according to administrative procedures and Decree No. 31/2020/ND-CP dated March 5, 2020, on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No 115/2013/ND-CP dated October 3, 2013, providing the management and preservation of administrative violation material evidences and vehicles which are temporarily seized or confiscated according to administrative procedures.

Article 19. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities and concerned agencies shall be responsible for implementing this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

 

Pham Minh Chinh


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 138/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 138/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất