Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 90/2017/NĐ-CP

thuộc tính Nghị định 04/2020/NĐ-CP

Nghị định 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:03/01/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mang sản phẩm động vật từ vùng có dịch vào Việt Nam bị phạt đến 30 triệu đồng

Đây là mức phạt mới được Chính phủ bổ sung tại Nghị định 04/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y ngày 03/01/2020.

Theo đó, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu. Cụ thể, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với người nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.

Bên cạnh đó, kể từ ngày Nghị định mới có hiệu lực, thêm trường hợp bị phạt tiền từ 10 - 15% trị giá lô hàng (nhưng không vượt quá 50 triệu đồng) đó là đối với một trong các hành vi: Nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Ngoài ra, Nghị định cũng tăng mức phạt tiền lên 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không được phép của cơ quan thú y có thẩm quyền.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 18/02/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 90/2017/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định04/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

------------

Số: 04/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06
tháng năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định
số 90/2017/NĐ-CP ngày 
31 tháng năm 2017 của Chính phủ quy định
xử phạt 
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

--------------------

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nhiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
nhayNội dung quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng quy định nêu tại Điều này bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.nhay
2. Một số khoản, điểm của Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung điểm d Khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng.”
b) Bổ sung khoản 5a Điều 19 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Điểm b, điểm c khoản 6 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc tiêu hủy giống cây, vật liệu làm giống, sinh vật gây hại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 5a Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều này.”
3. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 20 như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu, trừ trường hợp được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận;
đ) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng.”
b) Bổ sung điểm e khoản 5 Điều 20 như sau:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Điểm a, điểm b, điểm đ khoản 6 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm d khoản 5 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 trong trường hợp vi phạm từ lần thứ ba trở lên, điểm c khoản 2, điểm c khoản 5 Điều này; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này trong trường hợp tái phạm. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vẫn chưa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định này ra quyết định tiêu hủy, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
đ) Buộc xử lý triệt để vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật bằng một trong các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4 và điểm đ, điểm e khoản 5 Điều này.”
4. Một số khoản, điểm của Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7điểm c khoản 8 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm.
7. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
b) Bổ sung điểm d khoản 9 Điều 24 như sau:
“9. Biện pháp khắc phục hậu quả
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5.000.000 đồng;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
d) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
d) Bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người không có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
e) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc;
g) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Buôn bán thu ốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
9. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 và điểm b, điểm c khoản 6 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2; điểm b, c, g khoản 3; điểm b, c khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b, c khoản 7 và khoản 8 Điều này.”
6. Một số khoản của Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tiêu đề khoản 3 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
b) Tiêu đề khoản 4 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
7. Khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; điểm d, đ khoản 2 Điều 12; Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 28 và Điều 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều 19; Điều 20; Điều 27; khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều 19; Điều 20; Điều 27; khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
nhayNội dung quy định về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giống cây trồng nêu tại Điều này bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.nhay
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:
1. Bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 2 như sau:
“3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nhiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 6 như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 6 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
5b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
b) Điểm b khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật và chất thải của động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 5a và khoản 5b Điều này.”
3. Tiêu đề khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:”
4. Một số khoản, điểm của Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 8 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
5b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
b) Bổ sung khoản 6a và khoản 6b Điều 8 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
6b. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
c) Bổ sung khoản 7a, khoản 7b Điều 8 như sau:
“7a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
7b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
d) Điểm b khoản 8 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a và khoản 7b Điều này.”
5. Một số điểm của khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm a khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Buộc thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 (trừ giống động vật thủy sản); khoản 1 Điều này;”
b) Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 12 như sau:
“c) Buộc tiêu hủy giống động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
6. Một số khoản, điểm của Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở gia công, chế biến không đúng nơi đăng ký;
b) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì không ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;
c) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất không theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;
d) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số không đúng với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.”
b) Bổ sung khoản 6a Điều 15 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.”
c) Bổ sung điểm c khoản 7 Điều 15 như sau:
“7. Phạt tiền từ 10% đến 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.”
d) Khoản 10 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Phạt tiền đối với hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không được phép của cơ quan thú y có thẩm quyền như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà chưa gây thiệt hại về tài sản;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
đ) Điểm b, điểm c điểm e khoản 11 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tiêu huỷ sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm d khoản 4 và khoản 6a Điều này;
c) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều này;
e) Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật, bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.”
7. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này (trừ giống động vật thủy sản);
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp là giống động vật thủy sản; trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
8. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 10 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.”
b) Điểm b khoản 12 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“12. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này;”
c) Điểm c khoản 13 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều này.”
9. Một số khoản của Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 7 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
b) Khoản 8 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
c) Bổ sung điểm c khoản 10 Điều 33 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.”
10. Một số khoản của Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 3 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
b) Khoản 5 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam như sau:
a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
c) Bổ sung điểm d khoản 7 Điều 36 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này.”
11. Một số khoản của Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tiêu đề khoản 3 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
b) Tiêu đề khoản 4 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
12. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 50. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường
1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; điểm b khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 7; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 11; khoản 2 Điều 12; Điều 17; khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 27; khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 36 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; Điều 14; khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 15; Điều 16; Điều 18; Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; điểm a khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18, Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38; khoản 1 Điều 39 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; khoản 5, khoản 7 Điều 7; Điều 8; Điều 11; Điều 12; Điều 17; khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 40; khoản 2, khoản 3 Điều 42 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.”
Điều 3.
1. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 19, điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bãi bỏ điểm d khoản 13 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
3. Thay đổi từ “thức ăn chăn nuôi” thành từ “thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản” tại khoản 6 Điều 15; từ “chăn nuôi” thành từ “chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” tại điểm a khoản 9, khoản 11 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 02 năm 2020.
Điều 5. Quy định chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

------------

No. 04/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

----------------------

Hanoi, March 01, 2020

 

 

DECREE

On amending and supplementing a number of Articles of the Government’s Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine and the Government’s Decree No.  90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 on penalties for administrative violations against regulations on animal health

--------------------

Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Plant Protection and Quarantine dated November 25, 2013;

Pursuant to the Law on Animal Health dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government hereby promulgates the Decree on amending and supplementing a number of Articles of the Government’s Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine and the Government’s Decree No.  90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 on penalties for administrative violations against regulations on animal health.

 

Article 1. To amend and supplement a number of Articles of the Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 on penalties for administrative violations againstregulations on plant varieties, plant protection and quarantine:

1. To amend and supplement Article 2 as follows:

Article 2. Subjects sanctioned for administrative violations

1. Organizations and individuals committing administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine in the territory of Vietnam.

2. Organizations specified in Clause 1 of this Article include:

a) State agencies committing violations and such violations are not subject to the assigned State management tasks;

b) Economic organizations established under the Law on Enterprises include: Sole proprietorships; join stock companies; limited liability companies; partnerships and units subject to enterprises (branches and representative offices);

c) Economic organizations established under the Law on Cooperatives include: Cooperatives and unions of cooperatives;

d) Organizations established under the Law on Investment include: Domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

dd) Social organizations, socio-political organization, socio-political-professional organizations and social-professional organizations;

e) Public non-business units and other organizations in accordance with law provisions.

3. Households and individual business households that violate the provisions of this Decree shall be sanctioned as for violating individuals.”

2. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 19 as follows:

a) To add Point d, Clause 4, Article 19 as follows:

“4. A fine of from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

d) Bringing objects subject to plant quarantine infected with harmful organisms from epidemic declaration areas to other regions, spreading pests causing damage to property under VND 100,000,000.”

b) To add Clause 5a, Article 19 as follows:

“5a. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of bringing objects subject to plant quarantine infected with harmful organisms from epidemic declaration areas to other regions, spreading pests causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

c) To amend and supplement Points b and c, Clause 6, Article 19 as follows:

“6. Remedial measures

b) Compelling to destruct plant varieties, planting materials, and plant pests if any of the violations mentioned in Clauses 4, 5 and 5a of this Article is committed.

c) Compelling to return illegal benefits obtained from the violation mentioned in Point d, Clauses 4, 5 and 5a of this Article.”

3. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 20 as follows:

a) To add Points d and dd, Clause 4, Article 20 as follows:

“4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

d) Carrying plant quarantine subjects into Vietnam without Phytosanitary Certificate granted in the exporting country, except for the cases where plant quarantine subjects are certified by a specialized plant protection and quarantine agency of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

dd) Carrying plant quarantine subjects into Vietnam without implementing provisions of law on plant quarantine, spreading pests causing damage to property under VND 100,000,000.”

b) To add Point e, Clause 5, Article 20 as follows:

“5. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

e) Carrying plant quarantine subjects into Vietnam without implementing provisions of law on plant quarantine, spreading pests causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

c) To amend and supplement Points a, b and dd, Clause 6, Article 20 as follows:

“6. Remedial measures

a) Compelling to re-export or destruct plant quarantine subjects if the violation mentioned in Point b, Clause 1 and Point d, Clause 5 of this Article is committed;

b) Compelling to take out of the territory of Vietnam plant quarantine subjects, for violations specified in Point d, Clause 4 in cases of violating for the third time or more; for violations specified in Point c, Clause 2 and Point c, Clause 5 of this Article; for violations specified in Point a, Clause 5 of this Article in case of recidivism. Over the period of 30 days from the date on which a competent state agency granted decision on imposition of penalties, if plant quarantine subjects are still in the territory of Vietnam, competent persons mentioned in Clause 4, Article 33 of this Decree may issue a decision on destruction of such plant quarantine subjects, except for legitimate reasons;

dd) Compelling to thorough disposal of plant quarantine subjects infected with plant quarantine objects by one of the handling measures as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 34 of the 2013 Law on Plant Protection and Quarantine for acts of violation specified at Point dd, Clause 4 and Points dd and e, Clause 5 of this Article.”

4. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 24 as follows:

a) To amend and supplement Clauses 4, 5, 6 and 7, and Point c, Clause 8, Article 24 as follows:

“4. A fine of from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for production of pesticides which are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of under VND 200,000,000 or gaining illicit profits of less than VND 100,000,000, except for the cases where an import permit is granted as regulated in Clause 2, Article 67 of the Law on Plant Protection and Quarantine.

5. A fine of from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 shall be imposed for production of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam if the amount of formulated pesticides is below 30 kilograms (or 30 liters).

6. A fine of from VND 40,000,000 to VND 45,000,000 shall be imposed for production of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam if the amount of formulated pesticides is from 30 kilograms (or 30 liters) to below 50 kilograms (or 50 liters).

7. A fine ranging from VND 45,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Production of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam if the amount of formulated pesticides is from 50 kilograms (or 50 liters) or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases;

b) Production of pesticides which are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam if the amount of formulated pesticides with a value of from VND 200,000,000 or more or gaining illicit profits of from VND 100,000,000 or more, except for the cases where an import permit is granted as regulated in Clause 2, Article 67 of the Law on Plant Protection and Quarantine when the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.

8. Additional penalties

c) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for production of pesticides for 06 - 12 months if any of the violations mentioned in Clauses 5, 6 and 7 of this Article is committed."

b) To add Point dd, Clause 9, Article 24 as follows:

“9. Remedial measures

d) Compelling to return illegal benefits obtained from the violation mentioned in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article.”

5. To amend and supplement Article 25 as follows:

“Article 25. Violations against regulations on sale of pesticides

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides together with other goods such as: Foods, foodstuffs, soft drink, animal feed, aquatic food, medicines and veterinary medicines;

b) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value less than VND 5,000,000;

c) Trading pesticides while Certificate of eligibility for sale of pesticides is expired;

d) Failing to maintain the satisfaction of conditions for sale of pesticides as regulated in Article 63 of the Law on Plant Protection and Quarantine in the business process.

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value from VND 5,000,000 to less than VND 15,000,000;

b) Trading a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is below 3 kilograms (or 3 liters);

c) Trading pesticides without obtaining a Certificate of eligibility for sale of pesticides;

d) Trading pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of less than VND 5,000,000.

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value from VND 15,000,000 to less than VND 30,000,000;

b) Trading a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 03 kilograms (or 03 liters) to below 05 kilograms (or 05 liters);

c) Trading pesticides which are packed in the form of glass syringes;

d) Trading pesticides which are used as fumigants to persons who do not obtain practicing cards for treatment of plant quarantine subjects, or entities that do not obtain practicing certificates for treatment of plant quarantine subjects;

dd) Providing false instructions for use to buyers of pesticides;

e) Trading pesticides while sale activities are suspended or certificate of eligibility for sale of pesticides is deprived or revoked;

g) Trading pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of from VND 5,000,000 to less than VND 15,000,000.

4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value from VND 30,000,000 to less than VND 50,000,000;

b) Trading a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 5 kilograms (or 5 liters) to below 10 kilograms (or 10 liters);

c) Trading pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of from VND 15,000,000 to less than VND 30,000,000.

5. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value from VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000;

b) Trading a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 10 kilograms (or 10 liters) to below 20 kilograms (or 20 liters);

c) Trading pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of from VND 30,000,000 to less than VND 50,000,000.

6. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value from VND 100,000,000 to less than VND 200,000,000;

b) Trading a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 20 kilograms (or 20 liters) to below 30 kilograms (or 30 liters);

c) Trading pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of from VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000.

7. A fine of from VND 40,000,000 to VND 45,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Trading pesticides which are expired; pesticides of not quality assurance, not conforming to relevant technical regulations with a value from VND 200,000,000 or more;

b) Trading a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 30 kilograms (or 30 liters) to below 50 kilograms (or 50 liters);

c) Trading pesticides that are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam with a value of from VND 100,000,000 to less than VND 200,000,000.

8. A fine of from VND 45,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Trading pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam if the amount of formulated pesticides is from 50 kilograms (or 50 liters) or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases;

b) Trading pesticides which are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam if the amount of formulated pesticides with a value of from VND 200,000,000 or more or gaining illicit profits of from VND 100,000,000 or more, except for the cases where an import permit is granted as regulated in Clause 2, Article 67 of the Law on Plant Protection and Quarantine when the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.

9. Additional penalties

a) Deprivation of the right to use a certificate of eligibility for production of pesticides for 01 - 03 months if any of the violations mentioned in Points b and c, Clause 4; Points b and c, Clause 5 and Points b and c, Clause 6 of this Article is committed.

b) Deprivation of the right to use a certificate of eligibility for production of pesticides for 03 - 06 months if any of the violations mentioned in Points b and c, Clause 7 and Clause 8 of this Article is committed.

10. Remedial measures

a) Compelling to recollect and return expired or unqualified pesticides, or pesticides whose quality is not conformable with corresponding technical regulations as regulated in Point b, Clause 1; Point a, Clause 2; Point a, Clause 3; Point a, Clause 4; Point a, Clause 5; Point a, Clause 6 and Point a Clause 7 of this Article to relevant producers or distributors for destruction or recycling, if possible;

b) Compelling to destruct pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam, and/or those whose commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam, and/or pesticides packed in the form of glass syringes if the violations in Points b and d, Clause 2; Points b, c and g, Clause 3; Points b and c, Clause 4; Points b and c, Clause 5; Points b and c, Clause 6; Points b and c, Clause 7 and Clause 8 of this Articles is committed.”

6. To amend and supplement some Clauses of Article 36 as follows:

a) To amend and supplement the title of Clause 3, Article 36 as follows:

"3. The Director-General of provincial Market Surveillance Agencies, the Director-General of the Market Surveillance Business Agencies of the Vietnam Directorate of Market Surveillance have the power to:”

a) To amend and supplement the title of Clause 4, Article 36 as follows:

"4. The Director-General of the Vietnam Directorate of Market Surveillance has the power to:"

7. To amend and supplement Clauses 2, 4 and 5, Article 39 as follows:

“Article 39. Determination of power to impose penalties of People’s Public Security, Customs Authorities, Market Surveillance Units, Border Guard Forces and Coast Guard Forces

2. Competent persons of Customs Authorities have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Article 8; Points d and dd, Clause 2, Article 12; Article 17; Point b, Clause 4, Article 19; Article 20; Article 22; Article 28 and Article 30 of this Decree within their competence as regulated in Article 35 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

4. Competent persons of Border Guard Forces have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Article 17; Clause 1, Article 18; Clauses 4, 5 and 5a, Article 19; Article 20; Article 27 and Clause 6, Article 28 of this Decree within their competence as regulated in Article 37 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

5. Competent persons of Coast Guard Forces have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Article 17; Clause 1, Article 18; Clauses 4, 5 and 5a, Article 19; Article 20; Article 27, and Clause 6, Article 28 of this Decree within their competence as regulated in Article 38 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.”

Article 2. To amend and supplement a number of Articles of the Decree No. 90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 on penalties for administrative violations against regulations on animal health:

1. To add Clauses 3 and 4, Article 2 as follows:

“3. Organizations specified in Clause 1 of this Article include:

a) State agencies committing violations and such violations are not subject to the assigned State management tasks;

b) Economic organizations established under the Law on Enterprises include: Sole proprietorships; join stock companies; limited liability companies; partnerships and units subject to enterprises (branches and representative offices);

c) Economic organizations established under the Law on Cooperatives include: Cooperatives and unions of cooperatives;

d) Organizations established under the Law on Investment include: Domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

dd) Social organizations, socio-political organization, socio-political-professional organizations and social-professional organizations;

e) Public non-business units and other organizations in accordance with law provisions.

4. Households and individual business households that violate the provisions of this Decree shall be sanctioned as for violating individuals.”

2. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 6 as follows:

a) To add Clauses 5a and 5b, Article 6 as follows:

“5a. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the violations as prescribed in Clause 5 of this Article that causing damage to property valued at less than VND 100,000,000.

5b. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for violations as prescribed in Clause 5 of this Article, causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

b) To amend and supplement Point b, Clause 6, Article 6 as follows:

“6. Remedial measures

b) Compelling to destruct animals, animal products and the waste from animals if any of the violations as prescribed in Clauses 4, 5, 5a and 5b of this Article is committed.”

3. To amend and supplement the title of Clause 2, Article 7 as follows:

“2. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations:’

4. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 8 as follows:

a) To add Clauses 5a and 5b, Article 8 as follows:

“5a. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the violations as prescribed in Point a, Clause 5 of this Article that causing damage to property valued at less than VND 100,000,000.

5b. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for violations as prescribed in Point a, Clause 5 of this Article, causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

b) To add Clauses 6a and 6b, Article 8 as follows:

“6a. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the violations as prescribed in Clause 6 of this Article that causing damage to property valued at less than VND 100,000,000.

6b. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for violations as prescribed in Clause 6 of this Article, causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

c) To add Clauses 7a and 7b, Article 8 as follows:

“7a. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the violations as prescribed in Clause 7 of this Article that causing damage to property valued at less than VND 100,000,000.

7b. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for violations as prescribed in Clause 7 of this Article, causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

d) To amend and supplement Point b, Clause 8, Article 8 as follows:

“8. Remedial measures

b) Compelling to destruct animals and animal products if any of the violations prescribed in Points a and dd, Clause 4 and Clauses 5, 5a, 5b, 6, 7, 7a and 7b of this Article is committed.”

5. To amend and supplement some Points of Clause 3, Article 12 as follows:

a) To amend and supplement Point a, Clause 3, Article 12 as follows:

a) Enforced quarantine of aquatic animals and products thereof if any of the violations prescribed in Point a, Clause 2 (except for aquatic animal species) and Clause 1 of this Article is committed;”

b) To add Point dd, Clause 3, Article 12 as follows:

“c) Enforced destruction of aquatic animal species if the violation prescribed in Point a, Clause 2 of this Article is committed.”

6. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 15 as follows:

a) To amend and supplement Clause 2, Article 15 as follows:

“2. A fine ranging from VND 6,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Bringing imported animals and animal products for processing exports at the establishments other than registered ones;

b) Import of animal products used as foodstuffs, without the manufacturer s name and manufacturer code on the packing labels in accordance with the list of enterprises of the countries eligible for exporting animal products to Vietnam;

c) Import of animal products used as foodstuffs, that the manufacturer s name and manufacturer code on the packing labels is contrary to the list of enterprises of countries eligible to export animal products to Vietnam;

d) Import of animal products used as foodstuffs, hat the manufacturer s name and manufacturer code on the packing labels is inconsistent with the information on the quarantine certificate of the exporting country.”

b) To add Clause 6a, Article 15 as follows:

“6a. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed upon the person who enters or transits the territory of Vietnam when carrying fresh, semi-processed or processed animal products from country or territory that is having dangerous animals diseases with that animal.”

c) To add Point c, Clause 7, Article 15 as follows:

“7. A fine ranging from 10% to 15% of the shipment’s value but not exceeding VND 50 million shall be imposed for any of the following violations:

c) Import of animal products with changes in color, taste, insect contamination, runny water that do not meet veterinary hygiene requirements.”

To amend and supplement Clause 10, Article 15 as follows:

“10. The following fines shall be imposed for transporting animal specimens and pathogens into the territory of Vietnam without permission of the competent veterinary authority:

a) A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the violations which have not caused damage to property;

b) A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the violations that causing damage to property valued at less than VND 100,000,000;

c) A fine of from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any violation that causing damage to property from VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

dd) To amend and supplement Points b, c and e, Clause 11, Article 15 as follows:

“11. Remedial measures

b) Enforced destruction of animal products and/or pathology specimens if any of the violations prescribed in Point b, Clause 1; Point d, Clause 4 and Point 6a of this Article is committed;

c) Enforced re-export of animals/animal products if the violation prescribed in Point b, Clause 3 and Point d, Clause 5 of this Article is committed;

e) Enforced re-export or destruction of animals, animal products or pathology specimens if any of the violations prescribed in Clause 6; Point c, Clause 7; Clause 8; Clause 9 and Clause 10 of this Article is committed.”

7. To amend and supplement Clause 5, Article 17 as follows:

“5. Remedial measures

a) Enforced quarantine of animals/animal products if the violation prescribed in Clause 3 of this Article is committed (except for aquatic animal species);

b) Forced destruction of animals and animal products, for acts of violations specified in Clause 3 of this Article in case of being aquatic animal species; in case of quarantine again and detecting infected animals, animal products carrying dangerous infectious pathogens on the List of animal diseases subject to epidemic declaration.”

8. To amend and supplement some Clauses and Points of Article 20 as follows:

a) To amend and supplement Clause 10, Article 20 as follows:

“10. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for transport, trading, storage or slaughter of animals, which have administered the tranquilizer inconsistently with the instructions of a drug manufacturer or the competent veterinary authority, to use as food.”

b) To amend and supplement Point b, Clause 12, Article 20 as follows:

“12. Additional penalties

b) Suspend the operation of the facilities for 01 - 03 months if any of the violations prescribed in Clauses 7, 8 and 9 of this Article is committed;”

c) To amend and supplement Points c, Clause 13, Article 20 as follows:

“13. Remedial measures

c) Enforced destruction of animals/ animal products if any of the violations prescribed in Clauses 5, 9, 10 and 11 of this Article is committed;”

9. To amend and supplement some Clauses of Article 33 as follows:

a) To amend and supplement Clause 7, Article 33 as follows:

“7. The following fines shall be imposed for production of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs permissible for sales in Vietnam or which is not yet approved by competent authorities:

a) A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for production of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs permissible for sales in Vietnam or which is not yet approved by competent authorities with a value less than VND 200,000,000 or gaining an illegal profit of under VND 100,000,000;

b) A fine of from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of production of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs permissible for sales in Vietnam or which is not yet approved by competent authorities with a value from VND 200,000,000 or more or gaining an illegal profit of VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

To amend and supplement Clause 8, Article 33 as follows:

“8. A fine shall be imposed for production of each type of veterinary drugs on the List of veterinary drugs banned from use in Vietnam as follows:

a) A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for production of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs banned from use in Vietnam with a value of less than VND 100,000,000 or gaining an illegal profit of under VND 50,000,000;

b) A fine of from VND 50,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the acts of production of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs banned from use in Vietnam with a value from VND 100,000,000 or more or gaining an illegal profit of VND 50,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

c) To add Point c, Clause 10, Article 33 as follows:

“10. Remedial measures

c) Compelling to return the illegal benefits obtained from the violation mentioned in Clauses 7 and 8 of this Article.”

10. To amend and supplement some Clauses of Article 36 as follows:

a) To amend and supplement Clause 3, Article 36 as follows:

“3. The following fines shall be imposed for trading each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs permissible for sales in Vietnam or which is not yet approved by competent authorities:

a) A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed for trading each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs permissible for sales in Vietnam or which is not yet approved by competent authorities with a value less than VND 200,000,000 or gaining an illegal profit of under VND 100,000,000;

b) A fine of from VND 12,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the acts of trading each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs permissible for sales in Vietnam or which is not yet approved by competent authorities with a value from VND 200,000,000 or more or gaining an illegal profit of VND 100,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

To amend and supplement Clause 5, Article 36 as follows:

“5. A fine shall be imposed for acts of trading each type of veterinary drugs on the List of veterinary drugs banned from use in Vietnam as follows:

a) A fine ranging from VND 25,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for trading of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs banned from use in Vietnam with a value less than VND 100,000,000 or gaining an illegal profit of under VND 50,000,000;

b) A fine of from VND 50,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of production of each type of veterinary drug which is not on the List of veterinary drugs banned from use in Vietnam with a value from VND 100,000,000 or more or gaining an illegal profit of VND 50,000,000 or more in case the proceeding-conducting agencies have decided not to prosecute the criminal cases, cancel the decision on prosecuting the criminal cases, suspend investigations or suspend cases.”

c) To add Point d, Clause 7, Article 36 as follows:

“10. Remedial measures

d) Compelling to return the illegal benefits obtained from the violation mentioned in Clauses 3 and 5 of this Article.”

11. To amend and supplement some Clauses of Article 49 as follows:

a) To amend and supplement the title of Clause 3, Article 49 as follows:

"3. The Director-General of provincial Market Surveillance Agencies, the Director-General of the Market Surveillance Business Agencies of the Vietnam Directorate of Market Surveillance have the power to:”

a) To amend and supplement the title of Clause 4, Article 49 as follows:

"4. The Director-General of the Vietnam Directorate of Market Surveillance has the power to:"

12. To amend and supplement Article 50 as follows:

“Article 50. Determination of power to impose penalties of People’s Public Security Forces, Border Guard Forces, Coast Guard Forces, Customs Authorities and Market Surveillance Units

1. Competent persons of People’s Public Security Forces shall have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations against regulations on veterinary medicine mentioned in Clauses 6, 7 and 8, Article 5; Clauses 3, 4, 5, 5a and 5b, Article 6; Point b, Clause 2 and Point a, Clause 7, Article 7; Clauses 3, 4, 5, 5a, 5b, 6, 7, 7a and 7b, Article 8; Point b, Clause 1, Clause 2 and Clause 4, Article 11; Clause 2, Article 12; Article 17; Clauses 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 and 11, Article 20; Articles 21, 22, 23 and 27; Clauses 7 and 8, Article 33 and Clauses 3, 4 and 5, Article 36 of this Decree within the ambit of assigned functions, tasks and power.

2. Competent persons of Border Guard Forces shall have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations against regulations on veterinary medicine mentioned in Clause 6, Article 5; Clauses 3, 4, 5, 5a and 5b, Article 6; Point b, Clause 4 and Clauses 5, 5a, 5b, 6, 6a, 6b, 7, 7a and 7b, Article 8; Article 14; Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 6a, 7, 8, 9 and 10, Article 15; Articles 16, 18 and 19; Clause 2, Article 37 and Clause 3, Article 38 of this Decree within the ambit of assigned functions, tasks and power.

3. Competent persons of Coast Guard Forces shall have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations against regulations on veterinary medicine in coastal areas and the continental shelve of the Socialist Republic of Vietnam as mentioned in Clause 6, Article 5; Clauses 3, 5, 5a and 5b, Article 6; Clauses 5, 5a, 5b, 6, 6a, 7, 7a and 7b, Article 8; Clauses 2, 3 and 4, Article 11; Articles 12, 13 and 14; Point a, Clause 1, Points a and b, Clause 3, Clauses 5, 6, 6a, 7, 8, 9 and 10, Article 15; Articles 16, 17, 18 and 19; Clause 2, Article 37 and Clause 3, Article 38 of this Decree within the ambit of assigned functions, tasks and power.

4. Competent persons of Customs Authorities Forces shall have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations against regulations on veterinary medicine mentioned in Articles 14, 15, 16, 18 and 19; Clause 2, Article 37; Clause 3, Article 38 and Clause, 1 Article 39 of this Decree within the ambit of assigned functions, tasks and power.

5. Competent persons of Market Surveillance Units shall have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations against regulations on veterinary medicine mentioned in Clauses 6, 7 and 8, Article 5; Clauses 3, 4, 5, 5a and 5b, Article 6; Clauses 5 and 7, Article 7; Articles 8, 11, 12 and 17; Clauses 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 and 11, Article 20; Articles 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 34, 35, 36 and 40; Clauses 2 and 3, Article 42 of this Decree within the ambit of assigned functions, tasks and power.”

Article 3.

1. To repeal Point b, Clause 2, Article 19 and Point b, Clause 2, Article 20 of the Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine.

2. To repeal Point d, Clause 13, Article 20 of the Decree No.  90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on veterinary medicine.

3. To replace the phrase “animal feed” by the phrase “animal feed, aquatic food” in Clause 6, Article 15; to replace the phrase "husbandry" by the phrase "husbandry, aquaculture” in Point a, Clause 9 and Clause 11, Article 20 of the Decree No.  90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on veterinary medicine.

Article 4. Effect

This Decree takes effect on February 18, 2020.

Article 5. Transitional provisions

For the administrative violations that are committed before the effective date of this Decree and discovered afterward or still in consideration, the regulations that are advantageous to the violators shall be applied.

Article 6. Implementation responsibility

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of the Government-attached agencies, Chairpersons of the People’s Committees of central-affiliated cities or provinces shall be responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

 

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 04/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 04/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất