Quyết định 244/QĐ-BTP Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới của ngành Tư pháp năm 2018
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 244/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 244/QĐ-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Chí Hiếu |
Ngày ban hành: | 06/02/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới của ngành Tư pháp năm 2018 đã được Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-BTP, ngày 06/02/2018.
Mục đích của Kế hoạch: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về bình đẳng giới đã được xác định tại Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Tư pháp giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm đến năm 2020 hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về bình đẳng giới đã được giao.
Mục tiêu chung của Kế hoạch: Đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa công chức, viên chức nam và nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý; trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và trong thụ hưởng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp; thực hiện hiệu quả các quy định về lồng ghép giới và bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Bộ và ngành Tư pháp.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định244/QĐ-BTP tại đây
tải Quyết định 244/QĐ-BTP
BỘ TƯ PHÁP ------------- Số: 244/QĐ-BTP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới
của ngành Tư pháp năm 2018
----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Bình đẳng giới năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020;
Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 975/QĐ-BTP ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Tư pháp giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới năm 2018 của ngành Tư pháp.Điều 1.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Điều 2.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3 (để th/hiện); - Ủy ban quốc gia VSTBPNVN (để b/c); - Bộ LĐTB&XH (để b/c); - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để biết); - Thành viên Ban VSTBPN ngành TP (để biết); - Lưu: VT, Ban VSTBPN. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Phan Chí Hiếu |
BỘ TƯ PHÁP --------------
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH
Hoạt động bình đẳng giới năm 2018 của ngành Tư pháp
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 244 /QĐ-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về bình đẳng giới đã được xác định tại Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Tư pháp giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm đến năm 2020 hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về bình đẳng giới đã được giao.
2. Yêu cầu
2. Yêu cầu
2.1. Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Tư pháp giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở kết quả hoạt động năm 2017 và phù hợp với điều kiện thực tiễn, trọng tâm công tác của Bộ, Ngành, tạo cơ sở đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2020.
2.2. Các mục tiêu, giải pháp thực hiện Kế hoạch phải bám sát và có tác động tích cực tới việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành năm 2018.
2.3. Các nhiệm vụ, giải pháp phải mang tính khả thi, rõ trách nhiệm giải trình, khắc phục trực tiếp những khó khăn, tồn tại về bình đẳng giới hiện nay của Ngành.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa công chức, viên chức nam và nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý; trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và trong thụ hưởng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp; thực hiện hiệu quả các quy định về lồng ghép giới và bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Bộ và ngành Tư pháp.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu 1: Thực hiện hiệu quả các quy định về bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật và các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp cũng như đảm bảo đúng quy định của Đảng, Nhà nước đề ra.
a) Các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành Tư pháp chủ trì soạn thảo hoặc thẩm định được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Chỉ tiêu 2: 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành Tư pháp chủ trì soạn thảo hoặc thẩm định có nội dung liên quan trực tiếp tới phụ nữ và trẻ em có sự tham gia, phản biện của các cấp hội phụ nữ, Ban VSTBPN, nữ công.
- Chỉ tiêu 3: Các đơn vị đảm bảo công chức, viên chức của Ngành làm đầu mối công tác bình đẳng giới, trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự được tập huấn nghiệp vụ về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chuyên môn.
- Chỉ tiêu 4: 100% các đơn vị thuộc ngành Tư pháp có cán bộ phụ trách và thực hiện công tác bình đẳng giới.
b) Nhiệm vụ, giải pháp
(1) Các đơn vị chủ trì soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật thực hiện đầy đủ quy trình lồng ghép giới trong quá trình soạn thảo; mời các cấp hội phụ nữ, Ban VSTBPN, tổ chức nữ công tham gia soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em.
(2) Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật, từ đó đề xuất, kiến nghị việc sửa đổi Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(3) Nâng cao năng lực lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp.
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật tiếp tục tổ chức phát hành Bộ tài liệu hướng dẫn về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thẩm định chính sách, pháp luật cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp và các Bộ, ngành thực hiện công tác xây dựng pháp luật.
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của nhóm chuyên gia về lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Vụ Phổ biến, giáo dục và pháp luật chủ trì triển khai Quyết định số 983/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 về việc phê duyệt đề án “ Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2017”.
- Các đơn vị, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tập huấn kiến thức về giới và lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự cho cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các lĩnh vực này.
(4) Tăng cường, nâng cao chất lượng lồng ghép bình đẳng giới trong công tác chuyên môn của các đơn vị.
- Các đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện bình đẳng giới năm 2018 và lồng ghép việc triển khai thực hiện trong các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác chuyên môn của đơn vị.
- Các đơn vị nghiên cứu, kịp thời có các giải pháp để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới đã được xác định; các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép giới trong lĩnh vực quản lý của đơn vị.
- Các đơn vị quan tâm bố trí kinh phí, nguồn lực phù hợp để bảo đảm thực hiện các hoạt động bình đẳng giới ở các đơn vị; tăng cường huy động sự hỗ trợ của các dự án hợp tác quốc tế cho các hoạt động chuyên môn của đơn vị có lồng ghép hoạt động bình đẳng giới, bảo đảm đúng quy định, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước.
(5) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực quản lý của ngành Tư pháp.
- Các đơn vị, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép việc kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong kế hoạch kiểm tra chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị; tổ chức kiểm tra theo chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực quản lý của các đơn vị.
- Các đơn vị mời các cấp hội phụ nữ tham gia vào hoạt động kiểm tra trong lĩnh vực quản lý của các đơn vị có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
(6) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, quy định về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp.
- Ban VSTBPN ngành Tư pháp đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị kiện toàn Ban VSTBPN và triển khai thực hiện hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2018.
- Ban VSTBPN ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tại một số đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự.
- Các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc bổ sung nội dung báo cáo kết quả thực hiện bình đẳng giới của các đơn vị trong báo cáo sơ kết, tổng kết công tác của đơn vị.
(7) Huy động tối đa các nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật của quốc tế để thực hiện hoạt động bình đẳng giới năm 2018.
- Ban VSTBPN ngành Tư pháp, các đơn vị tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới của Ngành và các đơn vị.
- Cục Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị quan tâm, bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Ban VSTBPN ngành Tư pháp, các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
- Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị quan tâm huy động, vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động về bình đẳng giới của Ngành và các đơn vị.
2.2. Mục tiêu 2: Tăng cường sự tham gia của công chức, viên chức nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, các cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, các đơn vị và tham gia vào các công việc chuyên môn quan trọng của cơ quan, đơn vị.
a) Các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Bảo đảm tỷ lệ công chức, viên chức nữ trong Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý nhìn chung đạt tối thiểu 20%.
- Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ công chức, viên chức nữ giữ các chức danh Lãnh đạo, quản lý trong Bộ Tư pháp.
- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ công chức, viên chức nữ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong Hệ thống thi hành án dân sự và cơ quan tư pháp địa phương.
- Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ công chức, viên chức nữ tham gia cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội của Bộ và trong các cơ quan, đơn vị; bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 50% công chức, viên chức nữ được kết nạp Đảng tính trên tổng số công chức, viên chức được kết nạp Đảng.
b) Nhiệm vụ, giải pháp
(1) Tổ chức quán triệt các quyết định, kế hoạch, chương trình về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho các cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị.
(2) Bổ sung công chức, viên chức nữ vào Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ và các đơn vị trong Ngành.
Các đơn vị trong Ngành quan tâm rà soát, đánh giá, giới thiệu công chức, viên chức nữ vào Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2017 - 2021, giai đoạn 2021 - 2026 và Quy hoạch của các cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch này.
(3) Quan tâm bố trí, tạo điều kiện cho công chức, viên chức nữ tham gia vào các công việc lớn, quan trọng của cơ quan, đơn vị.
(4) Đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu, bổ nhiệm công chức, viên chức nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của Bộ và các đơn vị trong Ngành.
Các đơn vị trong Ngành quan tâm rà soát, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu công chức, viên chức nữ để xem xét, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ, đơn vị trong Ngành; ưu tiên bổ nhiệm công chức, viên chức nữ trong trường hợp nam và nữ có mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm ngang nhau.
(5) Bồi dưỡng, giới thiệu công chức, viên chức nữ để xem xét kết nạp Đảng, tham gia vào các cấp ủy đảng, tổ chức chính trị - xã hội của Bộ và các đơn vị trong Ngành.
- Các đơn vị, cấp ủy đảng, tổ chức chính trị - xã hội của Bộ và ở các đơn vị quan tâm cử, tạo điều kiện cho công chức, viên chức nữ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn; giới thiệu công chức, viên chức nữ để kếp nạp Đảng, tham gia ứng cử vào cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của Bộ và các đơn vị khi tổ chức đại hội hoặc kiện toàn, bổ sung nhân sự.
- Ban VSTBPN ngành Tư pháp theo dõi, đánh giá, giới thiệu công chức, viên chức nữ trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Bộ và tham gia vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ.
2.3. Mục tiêu 3: Bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa công chức, viên chức nam và nữ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, Ngành
a) Các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ 60% công chức, viên chức nữ trên tổng số công chức, viên chức của Bộ, Ngành được chọn, cử tham gia các chương trình đào tạo sau đại học, quản lý nhà nước, lý luận chính trị.
- Chỉ tiêu 2: Bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 50% công chức, viên chức nữ trên tổng số công chức, viên chức của Bộ, Ngành tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ .
b) Nhiệm vụ, giải pháp
(1) Động viên, bố trí, sắp xếp, tạo điều kiện để công chức, viên chức nữ tham gia các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ
- Các đơn vị trong Ngành căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, viên chức, yêu cầu vị trí việc làm, tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, chuyên môn, động viên, khuyến khích và bố trí, sắp xếp công việc để tạo điều kiện cho công chức, viên chức nữ có thể tham gia các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ hoặc các Bộ, ngành, địa phương tổ chức; ưu tiên chọn, cử công chức, viên chức nữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp công chức, viên chức nam và nữ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện ngang nhau.
- Học viện Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, đổi mới phương thức tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của công chức, viên chức nữ, đặc biệt là công chức, viên chức nữ trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
- Các đơn vị trong Ngành nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ cho công chức, viên chức nữ có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong khả năng của đơn vị và quy định của pháp luật.
- Các đơn vị trong Ngành có các giải pháp hiệu quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn tại chỗ ngày trong công việc được giao cho công chức, viên chức nữ; động viên, khuyến khích công chức, viên chức nữ tăng cường tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý và các trình độ khác có liên quan.
(2) Nghiên cứu, có các quy định về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của công chức, viên chức nữ; kịp thời thông tin, phổ biến các chỉ tiêu, chế độ, chính sách mới về đào tạo, bồi dưỡng tới công chức, viên chức nữ.
- Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị trong Ngành, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của công chức, viên chức nữ vừa thực hiện thiên chức làm mẹ vừa tham gia công tác.
- Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị trong Ngành thông báo đầy đủ, kịp thời về các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng tới công chức, viên chức nói chung và công chức, viên chức nữ nói riêng.
- Các đơn vị trong Ngành tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức nói chung và công chức, viên chức nữ nói riêng.
2.4. Mục tiêu 4: Bảo đảm các chế độ, chính sách bình đẳng giới từ tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức đến việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe đối với đội ngũ cán bộ, công chức đều được Bộ và các đơn vị thực hiện tốt và kịp thời như: Tổ chức khám định kỳ trong năm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức các buổi tọa đàm, mít tinh, hội nghị nhân dịp 8/3, 20/10, ngày hạnh phúc...
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hoạt động về bình đẳng giới năm 2018 của các cơ quan, đơn vị.
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể về bình đẳng giới trong phạm vi chức năng, nhiệm của Ban được giao.
c) Tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về kết quả hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của Ngành; đề xuất khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bình đẳng giới của Ngành.
d) Định kỳ báo cáo Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả hoạt động bình đẳng giới của ngành Tư pháp hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự
a) Xây dựng Kế hoạch hoạt động về bình đẳng giới năm 2018 của hệ thống thi hành án dân sự; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự được giao tại Kế hoạch này.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thi hành án dân sự địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động về bình đẳng giới năm 2018 của các cơ quan, đơn vị.
c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống Thi hành án dân sự kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của các cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động bình đẳng giới của các cơ quan, đơn vị.
d) Quan tâm bố trí kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới của hệ thống thi hành án dân sự theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính để bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động này; huy động thêm các nguồn lực khác hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới.
đ) Tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về kết quả hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của hệ thống Thi hành án dân sự; đề xuất để Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp đề nghị khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân công chức thi hành án dân sự có thành tích xuất sắc trong hoạt động bình đẳng giới.
e) Định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp về kết quả hoạt động bình đẳng giới của hệ thống thi hành án dân sự, trong đó Báo cáo sơ kết hoạt động bình đẳng giới 06 tháng đầu năm 2018 đề nghị gửi về Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp trước ngày 15/6/2018 và Báo cáo tổng kết năm 2018 gửi trước ngày 30/11/2018.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Xây dựng Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới năm 2018 của cơ quan, đơn vị trên cơ sở bám sát nội dung Kế hoạch này và các Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới của hệ thống thi hành án dân sự và của các địa phương. Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp gửi Kế hoạch về Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp trước ngày 15/3/2018 để theo dõi; các cơ quan thi hành án dân sự địa phương gửi Kế hoạch về Tổng cục Thi hành án dân sự.
b) Lồng ghép việc tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới trong Kế hoạch công tác chuyên môn của đơn vị, bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ bình đẳng giới được giao.
c) Kịp thời kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, đơn vị; lựa chọn, bố trí công chức, viên chức có kỹ năng, tâm huyết và công chức, viên chức nam vào làm thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.
d) Quan tâm bố trí kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, đơn vị theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính để bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động này; huy động thêm các nguồn lực khác hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới.
đ) Tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về kết quả hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của hệ thống thi hành án dân sự; đề xuất để Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp đề nghị khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân công chức thi hành án dân sự có thành tích xuất sắc trong hoạt động bình đẳng giới.
e) Định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp về kết quả hoạt động bình đẳng giới của hệ thống thi hành án dân sự, trong đó Báo cáo sơ kết hoạt động bình đẳng giới 06 tháng đầu năm 2018 đề nghị gửi về Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp trước ngày 15/6/2018 và Báo cáo tổng kết năm 2018 gửi trước ngày 30/11/2018.
4. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan, đơn vị trong Ngành
a) Tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao tại điểm 2 và điểm 3 Mục 3 Kế hoạch này.
b) Chủ động nghiên cứu, tham mưu với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị về các giải pháp, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới năm 2018 của cơ quan, đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới năm 2018 của ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp đề nghị Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ban VSTBPN ngành Tư pháp để xem xét, xử lý hoặc báo cáo Bộ trưởng xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Chí Hiếu |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây