Nghị quyết 66/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 66/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 66/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 01/07/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 01/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 66/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021.
Theo đó, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ quyết định tạm ngưng áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định lắp camera trên phương tiện ô tô kinh doanh vận tải tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2021.
Ngoài ra, Chính phủ thống nhất với dự thảo Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để thay thế Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 15/7/2021.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khẩn trương chỉ đạo xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực; đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2022;…
Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Nghị quyết66/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 66/NQ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 66/NQ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021
____________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức vào ngày 29 tháng 6 năm 2021,
QUYẾT NGHỊ:
Công tác xây dựng thể chế, pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cần tập trung cao cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Các bộ, cơ quan cần tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các giải pháp để khắc phục triệt để những bất cập, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, tạo chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng bộ, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng pháp luật.
Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể như sau:
1. Về dự án Luật cảnh sát cơ động.
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và nội dung cơ bản của dự án Luật Cảnh sát cơ động, được xây dựng trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Cảnh sát cơ động hiện hành, tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động chính quy, tinh nhuệ, hiện đại nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở vững chắc để Cảnh sát cơ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước trong tình hình mới.
Chính phủ thống nhất về một số nội dung quan trọng của dự án Luật theo hướng:
- Không quy định trong Luật về cơ cấu tổ chức của Cảnh sát cơ động, chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cảnh sát cơ động Công an tỉnh;
- Quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp Cảnh sát cơ động được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ lên tàu bay, tàu thủy;
- Phân định rõ thẩm quyền, phạm vi đối với việc ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện bay không người lái;
- Để bảo đảm linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, cần giao Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp trong thực thi nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động với các lực lượng chức năng khác thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương.
Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, bảo đảm chất lượng, tính khả thi và tính thống nhất với các luật có liên quan. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội về dự án Luật tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
2. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả trong điều kiện mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế. Chính phủ thống nhất đối với nội dung cơ bản của dự án Luật và yêu cầu chỉnh lý một số nội dung theo hướng:
- Đổi tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ thành dự án Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi);
- Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước:
Đa số Thành viên Chính phủ thống nhất như quy định dự thảo Luật: tổ chức chủ trì nghiên cứu có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ) có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia do các cơ quan Nhà nước thực hiện đăng ký.
Một số Thành viên Chính phủ thống nhất theo hướng giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật, thì quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước toàn bộ hoặc một phần tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng ký và trở thành chủ văn bằng bảo hộ.
Giao Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ, trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm của cả hai phương án trên trình Quốc hội.
- Về thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính:
Đa số Thành viên Chính phủ thống nhất như quy định dự thảo Luật: biện pháp xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.
Một số Thành viên Chính phủ thống nhất theo hướng giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Giao Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ, trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm của cả hai phương án trên trình Quốc hội.
- Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy định của dự thảo Luật, bảo đảm phù hợp với Luật giá, Luật phí, lệ phí; tránh mâu thuẫn, chồng chéo về biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật; về bảo vệ quyền tác giả cần quy định một cách hài hòa, linh hoạt, bảo đảm phù hợp với Công ước Beme về bảo vệ quyền tác giả và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực này, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
3. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật thong kê:
Chính phủ cơ bản thống nhất với Tờ trình và nội dung dự án Luật. Về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật cần tiếp tục rà soát, cập nhật các chỉ tiêu phản ánh mức độ hội nhập quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; hoàn thiện các chỉ tiêu phản ánh, đánh giá để thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tập trung vào các chỉ tiêu phản ánh, đánh giá về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số...; nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu phản ánh, dự báo, đo lường sự phát triển của các loại hình kinh tế mới, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế bao trùm,..; hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thực hiện bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính... phù hợp với các cam kết quốc tế. Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia phải bảo đảm phản ảnh toàn diện, kịp thời tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và khả thi khi thực hiện, giúp Chính phủ có thông tin thống kê toàn diện, tin cậy, chính xác cho việc dự báo, xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội kịp thời, hiệu quả.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
4. Về Đề nghị xây dựng Luật đất đai (sửa đổi):
Chính phủ cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật đất đai cũng như các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đất đai (sửa đổi); Bộ TN&MT bám sát quá trình tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI để tiếp tục đề xuất, hoàn thiện các chính sách phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về chính sách phát triển đất đai trong giai đoạn mới. Giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện các nội dung chính sách, bảo đảm bao quát, khả thi, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện quy trình, thủ tục và hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật đất đai (sửa đổi) theo quy định, gửi Bộ Tư pháp. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Đề nghị xây dựng Luật đất đai (sửa đổi) báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ nhất để trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV, tháng 5 năm 2022.
5. Về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Chính phủ cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để thay thế Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 15 tháng 7 năm 2021.
6. Về đề xuất tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19:
Chính phủ quyết định tạm ngưng áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi quy định tại: điểm p Khoản 5 Điều 23; điểm c Khoản 3 Điều 24; điểm o, p Khoản 6 Điều 28 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
7. Về Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Trong thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật còn một số hạn chế, bất cập thể hiện ở tiến độ, chất lượng dự án luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; một số nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kịp thời để phù hợp với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng the chế, pháp luật như sau:
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; chủ động đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo tổ chức huy động các nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật;
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tiến độ xây dựng và chất lượng của văn bản, hạn chế tối đa việc xin điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhất là việc xin lùi, rút dự án luật, pháp lệnh; khắc phục triệt để việc chậm, nợ văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết như thời gian vừa qua.
- Tăng cường chỉ đạo việc rà soát, đánh giá, tổng kết thi hành pháp luật để chủ động tháo gỡ các vướng mắc, bất cập đang cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế, tạo động lực mới thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật; hỗ trợ, thúc đẩy các thành phần kinh tế khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, cần tiếp tục rà soát, xác định những nội dung vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo, bắt hợp lý, không còn phù hợp với thực tiễn trong các thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ để ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền trong quý III năm 2021; đối với những mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong các nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn, hoàn thành trong quý III năm 2021. Đối với những vướng mắc liên quan đến luật, pháp lệnh thuộc thầm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ tập hợp, phân tích tác động, sự cần thiết phải ban hành, sửa đổi để báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Quá trình xây dựng pháp luật cần được các bộ, cơ quan tuân thủ đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, tránh tình trạng lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, kiểm soát chặt chế các quy định, thủ tục hành chính gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Trong quá trình soạn thảo cơ quan chủ trì soạn thảo cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, các cơ quan của Quốc hội, chủ động lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, truyền thông về dự kiến chính sách mới, huy động sự tham gia có hiệu quả, thiết thực của các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, nghiên cứu tiếp thu những ý kiến xác đáng trên tinh thần cầu thị, bảo đảm sự đồng thuận cao của xã hội và tính khả thi của chính sách;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khẩn trương chỉ đạo xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực; đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, không để tiếp diễn tình trạng chậm, nợ văn bản quy định chi tiết. Định kỳ hàng tháng, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ thống kê các bộ, cơ quan ngang bộ có dự án, dự thảo văn bản xin lùi, rút hoặc chậm, nợ ban hành, báo cáo Chính phủ tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ;
- Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách thức tổ chức thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động của các cơ quan trong việc trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng, ban hành văn bản phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội, phát triển đất nước hoặc tình trạng khẩn cấp, phòng chống dịch bệnh; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm chất lượng của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thẩm định, trình Chính phủ;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ công chức làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật; tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí một cách phù hợp, thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật.
- Văn phòng Chính phủ chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, quan điểm và các nội dung của các dự ản, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chỉ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng dự án, dự thảo văn bản đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và bảo đảm chất lượng.
8. Song song với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả, công tác tổ chức thực thi pháp luật phải được coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, TGĐ Cổng TTĐTCP; - Lưu: VT, PL (3b), PC. |
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính |
THE GOVERNMENT _______ No. 66/NQ-CP |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom - Happiness _________________________ Hanoi, July 01, 2021 |
RESOLUTION
On the thematic session on law-making, June 2021
___________________
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2021 on issuing the Government’s working regulations;
On the basis of the discussions that took place between the Government’s members, and the conclusion of the Prime Minister at the thematic session on law-making, hosted on June 29, 2021;
RESOLVES:
The law-making work - which involves the building of institutions, is one of the three strategic breakthroughs, and a key task in the upcoming period. The Government directs Ministers; Heads of ministerial-level agencies; Government-attached bodies together with Chairpersons of People’s Committees at all levels to focus on the refinement of institutions and the legal system in accordance with the Resolution of the Party’s 13th National Congress. Ministries and agencies need to be proactive, innovative and resolute in order to radically rectify the shortcomings in the lawmaking process and tighten discipline in public administration, clarifying the responsibilities of each units and individualizing personal responsibilities - especially the responsibilities of leaders, thereby creating positive changes in the fulfillment of tasks, while also raising the quality and effectiveness in the activities of ministries and organs involved in lawmaking related tasks.
In particular, the Government resolves that:
1. Regarding the project to formulate Law on Mobile Police
The Government agreed on the necessity of a project to formulate the Law on Mobile Police, along with its overall content - which was built upon the foundation of the current Ordinance on Mobile Police, as this Law shall continue the process of institutionalizing the Party’s guidelines on building a regular, elite and modern mobile police force, thereby refining the legal framework; creating a solid foundation so that the Mobile Police force could effectively carry out its assigned functions, tasks and powers; satisfying the needs of constructing and perfecting the law-governed socialist state; contributing to the protection of national defense, social order and public safety in addition to meeting our country’s needs for renewal, development and integration under new conditions.
The Government has come to an agreement on some of the important ideas mapped out in the project to formulate this Law:
- This Law shall not contain provisions on the organizational structure of the Mobile Police force. Instead, the legislation shall only have provisions on the general organizational principles of the Mobile Police - which include the Mobile Police High Command and the Mobile Police forces under the management of the Provincial Public Security organs;
- There shall be specific and rigid provisions on the situations where the Mobile Police forces are allowed to bring weapons, supporting equipment and other professional technical devices onto airplanes and ships;
- With regards to acts of stopping and disabling unmanned aerial vehicles (UAVs), the scope of these actions, and the authorities to perform them shall be clearly defined;
- In order to ensure flexibility and responsiveness to practical needs, it is necessary for the Government to draw up specific provisions on the coordination between the Mobile Police and various other forces (such as those managed by the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence along with other ministries, ministry-level agencies and local governments) in the process of fulfilling duties.
The Ministry of Public Security is tasked to assume primary responsibility, and coordinate with the Ministry of National Defence, the Ministry of Justice, the Ministry of Transport, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Home Affairs and the Government’s Office in receiving feedback from the Government’s members, while continuing to adjust and refine this Law, ensuring its quality, feasibility and consistency with related laws. With the Prime Minister’s authorization, the Minister of Public Security is assigned to submit the law project to the 15th National Assembly at its next working session.
2. Regarding the project to formulate Law on the amendments and supplements to several provisions in the Intellectual Property Law
The Government agreed on the necessity and the purpose of formulating Law on the amendments and supplements to several provisions in the Intellectual Property Law - which is to institutionalize the Party’s guidelines on refining intellectual property related institutions, with an orientation towards the encouragement of innovation, as well as the maintenance of transparency and reliability, so as to effectively exercise and protect intellectual property rights in new conditions, thereby ensuring the consistency of the legal system and compliance with international commitments. The Government agreed with the basic content of the project to formulate this Law, while also requesting that several adjustments be made:
- Change the name of this Law, from “Law on the amendments and supplements to several provisions in the Intellectual Property Law” to “Intellectual Property Law” (amended);
- Concerning the rights to register patents, industrial designs and layout-designs that are the outcomes of state-funded scientific and technological projects:
The majority of Government members agreed with the draft provisions on the right to register patents, industrial designs and layout-designs (which are the outcomes of scientific and technological projects) belong to the organization that presides over the research process. The ownership of protected patents, industrial designs and layout-designs also belongs to such organizations, except in cases where the research outcomes are related to national defense and security, and thus are registered by State organs.
Some members of the Government agreed with the idea of maintaining the currently existing legal provisions on this matter. According to the current regulations, if the inventions, industrial designs and layout-designs are created through projects that receive investments from the State (either in the form of finance or technical equipment), then the right to register these patents, industrial designs and layout-designs shall fully or partially belong to the State, depending on the proportion of state capital invested into the projects.
The Minister of Science and Technology is assigned to finalize the Government’s Report on the law project and submit to the National Assembly.
- With regards to narrowing down the list of types of intellectual property rights infringements that are handled with administrative penalties:
The majority of Government members agree with the newly-drafted provisions: administrative penalties will be applied for copyright, related rights and trademark infringements; along with infringements related to geographical indicators and plant varieties. Administrative penalties shall not be applied for patent, industrial design, layout-design, trade name and trade secret infringements, as well as acts of unhealthy competition. For these types of infringements, civil measures will be used instead administrative penalties.
Some of the Government’s members agree with the idea of maintaining the currently existing legal provisions - meaning, administrative penalties shall be applied for all types of intellectual property rights infringements.
The Minister of Science and Technology is assigned to finalize the Government’s Report in this law project and submit to the National Assembly. The Report needs to cover advantages and disadvantages of both aforementioned options.
- The Ministry of Science and Technology shall continue to mull over, review and refine the provisions of the draft law, ensuring that it matches the provisions in the Law on Prices and the Law on Fees, so as to avoid overlaps and conflicts between different measures of controlling the import/export of goods, and ensure the consistency of the legal system. The provisions concerning the protection of copyright need to be harmonious and flexible, ensuring compliance with the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works, in addition to other international treaties related to this field that Viet Nam has signed. Provisions of this Law must also suit the practical conditions in Viet Nam.
The Ministry of Science and Technology is tasked to assume prime responsibility and coordinate with the Ministry of Justice, the Government’s Office as well as related ministries and organs in receiving feedback from the Government’s members - thereby making adjustments and refining the project to formulate this Law, and subsequently in reporting to Deputy Prime Minister Vu Duc Dam before reporting to the Prime Minister, so that the project can be presented to the 15th National Assembly at its upcoming working session.
3. Regarding the project to formulate Law on amendments and supplements to the Index of national statistical indicators from the Law on Statistics:
The Government generally agreed the law proposal. With regards to the specific provisions of the draft law, it is necessary to continue reviewing and updating the indicators that reflect the level of international integration, in a manner that complies with Viet Nam’s international commitments. Indicators that show or help evaluate the status of digital transformation, the development of the digital economy and the progress in building a digital society... need to be completed. It is also necessary to study and supplement indicators that show, measure or help forecast the development of new economic models, the green economy, and the circular economy, as well as the level of inclusive economic growth ... Indicators that help evaluate the environmental protection work, and the progress in reducing greenhouse gas need to be completed in a manner that complies with international commitments. The index of national statistical indicators must be able to comprehensively and promptly reflect the country’s socioeconomic situation. It is vital to ensure that this index is systematic, scientific and feasible when used in practice, in order to provide the Government with comprehensive, reliable and accurate statistical information - which is needed for forecasts and the building of timely and effective economic development strategies, policies.
The Ministry of Investment and Planning shall assume prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and organs in receiving feedback from the Government’s members - thereby refining the law project, and subsequently in reporting to Deputy Prime Minister Le Minh Khai before reporting to the Prime Minister, so that the project can be presented to the 15th National Assembly at its upcoming working session.
4. Regarding the Proposal to formulate Land Law (amended):
The Government generally agreed on the necessity and objectives of the revision of the Land Law. The Ministry of Natural Resources and Environment shall closely follow the process of reviewing Resolution 19-NQ/TW dated October 31, 2012 adopted at the 11th Party Central Committee’s 6th Plenum, so as to continue making suggestions and refining policies in a manner that aligns with the Party’s line on policies on land development policies in the new era. The Minister of Natural Resources and Environment shall assume prime responsibility and coordinate with the Minister of Justice, the Minister of National Defence, the Minister of Public Security along with related ministries and organs in receiving the Ministry of Justice’s appraisal, as well as feedback from the Government’s members, so as to urgently refine the content of policies, ensuring comprehensiveness, feasibility and suitability for practical conditions, meeting the needs of socioeconomic development. The procedures and the dossier on the Proposal to formulate the Land Law (amended) must be completed in accordance with current legal provisions; these documents must then be sent to the Ministry of Justice. With the Prime Minister’s authorization, the Minister of Justice is tasked to present (on behalf of the Government) the Proposal to formulate the Land Law (amended) to the National Assembly’s Standing Committee, making it possible for this law to be discussed at the third working session of the 15th National Assembly (May 2022).
5. Regarding the draft Decree that replaces the Decree No. 101/2015/ND-CP on renovating and reconstructing apartment buildings
The Government generally agreed with the draft Decree on renovating and reconstructing apartment buildings that replaces the Decree No. 101/2015/ND-CP dated October 20, 2015. The Ministry of Construction shall assume prime responsibility and coordinate with relevant ministries and organs in receiving feedback from the Government’s members, in order to make appropriate adjustments and complete the draft Decree, so that it could be submitted to the Prime Minister for approval and promulgation before July 15, 2021.
6. Regarding the suggestion to remove obstacles (emerged due to the impact of the COVID-19 pandemic) in implementing regulations on the installation of cameras onto automobiles used in transportation businesses:
The Government decides to temporarily stop applying (until the end of December 31, 2021) regulations on administrative penalties for individuals and organizations that conduct acts stated at point p Clause 5 Article 23; point c Clause 3 Article 24; points o and p Clause 6 Article 28 of the Decree 100/2019/ND-CP on administrative penalties for road traffic and rail transport offenses.
7. Regarding the Report on the implementation status the program on law and ordinance building and promulgation of documents detailing the implementation of laws and ordinances in 2021
In recent periods of time, there remain some shortcomings in the law-making work. These shortcomings can be seen through the fact that the progress of the law-making work, as well as the quality of law-making projects, drafts laws and legal normative documents are still inadequate. Delays still occur in the promulgation of documents detailing the implementation of laws, ordinances and resolutions passed by the National Assembly as well as the National Assembly Committee. Several decrees of the Government, along with circulars of Ministers/Heads of Ministry-level organs still have not been amended, supplemented or replaced in a timely manner, so as to respond to issues that arise in practice. The Government requests that Ministers, Heads of Ministry-level organs and Chairpersons of People’s Committees at all levels to resolutely implement solutions to overcome these shortcomings, thereby raising the quality of the law-making and the institution-building work. In particular:
- Ministers, Heads of Ministry-level organs and Chairpersons of People’s Committees at all levels shall directly be in charge of directing the law-making work; be proactive and innovative in their administration and operations so as to urgently fulfill the tasks assigned by the Government and the Prime Minister; direct the organization and mobilization of resources in order to synchronously and effectively implement solutions to improve the quality of the law-making work;
- Seriously and fully implement provisions in the Law on the promulgation of legal normative documents, and in the Directive No. 43/CT-TTg dated December 11th 2020 of the Prime Minister on raising the quality of the law-making work and the effectiveness in law enforcement. Ministers, Heads of Ministry-level organs and Chairpersons of Provincial-level People’s Committees shall be responsible for the formulation progress and the quality of legal documents. Adjustments to the Law/ordinances making Program (especially requests to delay or withdraw law/ordinance making projects) must be reduced to a minimum. Delays in the promulgation of documents detailing the implementation of laws, ordinances and resolutions (similar to what has been occurring in recent periods of time) must be radically tackled.
- Further direct the reviewing and assessment of law enforcement, so as to actively overcome difficulties and shortcomings that obstruct economic development, while also creating new momentum through amending and supplementing legal provisions. Support and promote different economic components in recovering production and commerce, in order to actualize the dual objective - combating COVID-19 and stepping up socioeconomic development simultaneously. Most notably, it is necessary to continue reviewing the circulars of ministries and ministry-level organs, in order to identify parts that are overlapping, contradicting, unreasonable or are no longer suitable, so that competent authorities can promulgate documents to amend or supplement them in the third quarter of 2021. As for parts that are contradicting, overlapping or are no longer suitable in the Government’s decrees and the Prime Minister’s Decisions, it is necessary to report them to the Government and the Prime Minister, so that amendatory or supplementary documents can be promulgated in a manner that follows simplified procedures, thereby having them completed in the third quarter of 2021. With regards to obstacles related to laws and ordinances that fall under the authority of the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee, the Government shall group them together, analyze the impact/ necessity of amendments and report/submit proposals to competent authorities for deliberation and decision.
- In the process of formulating laws, ministries and organs need to comply with the provisions in the Law on the promulgation of legal normative documents; bring into play the ultimate spirit of responsibility; act in the interests of the nation instead of local or group interests; and strictly examine regulations as well as administrative procedures that could cause people and businesses difficulties and hassles. In the process of formulating the legal documents, the organ that presides over the formulation process needs to closely coordinate with relevant ministries and organs - particularly organs of the National Assembly; actively collect opinions from stakeholders; carry out communication efforts that revolves around the new policies; mobilize the effective and substantive participation of specialists, scientists and those who conduct practical work; in addition to studying and being receptive to valid opinions, ensuring society’s consensus and the feasibility of policies;
- Ministers and Heads of Ministry-level organs shall urgently direct the formulation, promulgation or submission (to competent authorities for promulgation) of documents detailing laws already in effect; step up the formulation and promulgation of 55 documents detailing the implementation of laws and resolutions passed by the National Assembly that shall take effect beginning from January 1, 2022; prevent delays in the formulation/promulgation of such documents. On a monthly basis, the Ministry of Justice shall coordinate with the Government’s Office in collecting statistics on the ministries and ministry-level organs that ask to withdraw, or have delays in the formulation/promulgation of drafts/law-making projects/legal documents, so that they can be reported to the Government at Regular Government meetings;
- The Ministry of Justice shall continue to carry out studies, so as to renew the methods of organizing and conducting the formulation/promulgation process of legal normative documents, ensuring the flexibility and activeness of competent organs in submitting and promulgating legal normative documents, satisfying the urgent demands for the formulation/promulgation of legal documents that suit the needs of society, of socioeconomic development, of emergency situations and of the fight against pandemics; further urge, instruct and inspect the promulgation of legal normative documents; concentrate resources on raising the quality of appraisals, ensuring the quality of law-making projects and draft legal normative documents presented to the Government and the Prime Minister; timely advise the Government and the Prime Minister on legal issues that arise in the appraisal process and report them to the Government;
- The Ministry of Justice, the Ministry of Finance and the Ministry of Home Affairs shall, within the scope of their assigned authorities and tasks, coordinate with relevant organs in studying and proposing solutions to raise the capabilities of civil servants that handle the legality-related/law-making work, while also improving the remuneration policies that apply for these civil servants; create favorable conditions in terms of facilities in addition to increasing expenditure for the law-making work in an appropriate and reasonable manner.
- The Government’s Office shall proactively and closely coordinate with organs that preside over the formulation of documents, the Ministry of Justice as well as other relevant organs so as to arrive at agreements, especially regarding the content of law-making projects and draft legal normative documents; only present to the Government and the Prime Minister law-making projects/draft documents that fit in one’s scope of authority, properly follows procedures and is quality assured.
8. In parallel with stepping up the construction and refinement of the legal system in a synchronous, comprehensive, timely and effective manner, importance must also be attached to the law enforcement work, it must be seriously, effectively and efficiently conducted./.
|
FOR THE GOVERNMENT THE PRIME MINISTER Pham Minh Chinh |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây