Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ

thuộc tính Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP

Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
Cơ quan ban hành: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2015/NQ-HĐTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Trương Hòa Bình
Ngày ban hành:28/10/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Áp dụng án lệ sau 45 ngày từ khi công bố

Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là nội dung quy định tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 19/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
Theo đó, án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; có tính chuẩn mực; có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Khi áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của tòa án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Tòa án; trường hợp không áp dụng thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2015.

Từ ngày 15/7/2019, Nghị quyết này bị hết hiệu lực bởi Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP

Xem chi tiết Nghị quyết03/2015/NQ-HĐTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
Số: 03/2015/NQ-HĐTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015
 
 
-------------------------
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
 
- Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;
- Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
 
QUYẾT NGHỊ:
 
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
1. Việc rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ được thực hiện như sau:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình, các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương xem xét, đánh giá.
Trường hợp bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn để phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án mình và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xem xét, đánh giá.
Trường hợp bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này thì Chánh án Toà án nhân dân cấp cao, Chánh án Toà án quân sự trung ương gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);
c) Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Toà án khác, gửi báo cáo về Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao, trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);
d) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất lựa chọn các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này cho Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để phát triển thành án lệ.
2. Việc tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ của các Toà án được tiến hành theo định kỳ 06 tháng.
1. Ngay sau khi nhận được báo cáo kèm theo các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn để phát triển thành án lệ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao tiến hành đăng các bản án, quyết định được đề xuất, nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến trong thời hạn 02 tháng. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của Toà án nhân dân tối cao tập hợp các ý kiến góp ý; tổ chức nghiên cứu, đánh giá những nội dung trong bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ, các ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.
1. Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Toà án nhân dân tối cao thành lập theo đề nghị của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Toà án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Toà án nhân dân tối cao, 01 Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao và các thành viên là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Bộ Công an.
2. Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung của bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ.
3. Sau khi Hội đồng tư vấn án lệ được thành lập, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học gửi hồ sơ đề nghị tư vấn án lệ tới các thành viên của Hội đồng tư vấn án lệ.
Hồ sơ đề nghị tư vấn án lệ gồm có: Văn bản đề nghị tư vấn của Toà án nhân dân tối cao; Báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá về các nội dung của bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao; Bản tổng hợp ý kiến góp ý đối với các nội dung của bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ; các bản án, quyết định được đề xuất phát triển thành án lệ.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tư vấn, Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ tổ chức phiên họp để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung của bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao kết quả phiên họp tư vấn (kèm theo hồ sơ đề nghị tư vấn án lệ).
1. Trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn án lệ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để thảo luận và biểu quyết thông qua án lệ.
2. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
3. Kết quả biểu quyết thông qua án lệ phải được ghi vào biên bản phiên họp của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
1. Sau khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua án lệ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố án lệ.
2. Án lệ được công bố phải bao gồm những nội dung sau:
a) Tên của vụ việc được Toà án giải quyết;
b) Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ;
c) Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ;
d) Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ;
đ) Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ.
3. Án lệ được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Toà án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng.
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án.
3. Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ.
4. Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này.
1. Trường hợp do sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì án lệ đương nhiên bị hủy bỏ.
2. Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp nhưng chưa có quy định mới của pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm xem xét huỷ bỏ án lệ.
Những người có thẩm quyền rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này có quyền kiến nghị với Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) xem xét huỷ bỏ, thay thế án lệ.
3. Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân tích, lập luận nêu rõ lý do trong bản án, quyết định thì ngay sau khi tuyên án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) kèm theo bản án, quyết định đó.
4. Ngay sau khi nhận được kiến nghị xem xét huỷ bỏ, thay thế án lệ theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học nghiên cứu, báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét việc huỷ bỏ, thay thế án lệ.
5. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao họp biểu quyết thông qua việc huỷ bỏ, thay thế án lệ đối với trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này.
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố việc huỷ bỏ, thay thế án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị hủy bỏ, thay thế.
Quyết định huỷ bỏ hoặc thay thế án lệ phải được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân, Cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân tối cao và gửi đến các Toà án.
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 19 tháng 10 năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
 

Nơi nhận:
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội; (để giám sát)
- Uỷ ban pháp luật của Quốc hội; (để giám sát)
- Uỷ ban tư pháp của Quốc hội; (để giám sát)
- Văn phòng Trung ương Đảng; (để báo cáo)
- Văn phòng Chủ tịch nước; (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (để phối hợp)
- Bộ Tư pháp; (để phối hợp)
- Bộ Công an; (để phối hợp)
- Các TAND và TAQS các cấp; (để thực hiện)
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC; (để thực hiện)
- Lưu: VT (TANDTC, Vụ PC&QLKH).
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN





Trương Hoà Bình
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE COUNCIL OF JUSTICES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Resolution No.03/2015/NQ-HDTP dated October 28, 2015 of the Supreme People’s Court on process for selecting, publishing and adopting precedents

Pursuant to the Law on organization of People’s Court No. 62/2014/QH13;

Pursuant to the Law on promulgation of legislative documents No. 17/2008/QH12;

Upon the consensus of the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

RESOLVES:

Article 1. Precedents and legal status of precedents

Precedents are arguments and rulings written on effective judgments or decisions (hereinafter referred to as judgment) of the courts that are selected by the Council of Justices of the Supreme People s Court and published by the Chief Justice of the Supreme People’s Court in order for other courts to study and adopt them when deciding later cases.

Article 2. Criteria for selecting precedents

Each precedent to be selected must satisfy all criteria below:

1. Containing arguments to clarify the provisions of the law which have differing interpretations, analyze and explain legal issues or events, and legal principles and guidelines to be followed in a specific situation;

2. Having normative value;

3. Ensuring the consistency of law in adjudication and the same settlement results from the two cases having the same facts or events.

Article 3. Checking and selecting judgments proposed to serve as precedents

1. The judgments proposed to serve as precedents (hereinafter referred to as proposed judgments) shall be checked and selected as follows:

a) The Chief Justice of People’s Court of each central-affiliated city or province (hereinafter referred to as province), each Chief Justice of Military Court of military zones and equivalent levels (hereinafter referred to as military zones) shall summary adjudication in practice to propose the issues that need to be guided. They shall, according to the criteria prescribed in Article 2 of this Resolution, check and select their own suitable effective judgments and request Committee of Justices of People’s Court of provinces or Committee of Justices of Military Court of military zones and equivalent levels for consideration.

If a considered judgment satisfies all criteria prescribed in Article 2 of this Resolution, the Chief Justice of People’s Court of the province or the Chief Justice of Military Court of the military zone shall a report to the Supreme People’s Court (via the Department of Legislation and Science management). The report shall contain evaluation of adjudication in practice and related provisions for precedent selection proposal; the judgment containing the selected justifications or ruling to be served as a precedent (hereinafter referred to as proposed justifications or ruling); the proposal for selected judgment; and evaluation of the Committee of Justices of People’s Court of the province or the Committee of Justices of Military Court of the military region (enclosed proposed judgment/decision);

b) The Chief Justice of People’s Court of each central-affiliated city or province (hereinafter referred to as province), each Chief Justice of the Military Court of military zones and equivalent levels shall summary trial practice to propose the issues that need to be guided. They shall, according to the criteria prescribed in Article 2 of this Resolution, check and select their own suitable effective judgments and request Committee of Justices of People’s Court of provinces or Committee of Justices of Military Court of military zones and equivalent levels for consideration.

If a considered judgment satisfies all criteria prescribed in Article 2 of this Resolution, the Chief Justice of Superior People’s Court or the Chief Justice of Central Military Court shall send a report to the Supreme People’s Court (via the Department of Legislation and Science management). The report shall contain evaluation of adjudication in practice and related provisions for precedent selection proposal; the judgment containing the proposed justifications or ruling; the proposal for selected judgment; and evaluation of the Council of Justices of Supreme People’s Court or the Council of Justices of Central Military Court (enclosed proposed judgment/decision);

c) Directors of Departments of Cassation and inspection of the Supreme People’s Court shall, according to the criteria prescribed in Article 2 of this Resolution, check and select suitable effective cassation decisions of Council Of Justices of the Supreme People’s Court and judgments of other courts and send report to the Department of Legislation and Science management of the Supreme People’s Court. The report shall contain evaluation of adjudication in practice and related provisions for precedent selection proposal; the judgments containing the proposed justifications or ruling; the proposal for selected judgment (enclosed proposed judgment/decision);

d) Every individual, agency and organization may send proposal for suitable effective proposed judgments that satisfy all criteria prescribed in Article 2 of this Resolution to the Supreme People’s Court (through the Department of Legislation and Science management).

2. The checking and selecting of proposed judgments shall be carried out biannually by the courts.

Article 4. Consultation about proposed judgments

1. Upon the receipt of reports and proposed judgments prescribed in Clause 1 Article 3 of this Resolution, the Department of Legislation and Science management of the Supreme People’s Court (hereinafter referred to as the Department of Legislation and Science management) shall post those judgments on the Magazine of People’s Court, the website of the Supreme People’s Court for consultation with agencies, organizations, and individuals within 2 months. A seminar on consultation with National Assembly deputies, specialists, scientists, activists and relevant agencies and organizations.

2. Within 1 month from the deadline for consultation prescribed in Clause 1 of this Article, the Department of Legislation and Science management shall take charge and cooperate with competent units of the Supreme People’s Court in collection of opinions; study and assess the contents of proposed judgments, opinions of agencies, organizations, and individuals, and then send them to the Chief Justice of the Supreme People’s Court. The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall consider collecting opinions from Precedent advisory board.

Article 5. Precedent advisory board

1. The Precedent advisory board shall be established by the Chief Justice of the Supreme People’s Court at the request of the Department of Legislation and Science management and include at least 9 members. The Board President is the President of Science Council of the Supreme People’s Court, 1 Board Deputy President is the Deputy President of Science Council of the Supreme People’s Court, 1 Board Secretary is the leader representative of the Department of Legislation and Science management and members are representatives of the Ministry of Justice, the Supreme People’s Procuracy, the Vietnam Bar Federation and leading legal specialists and scientists and representatives of relevant agencies and organizations.

With regard to a criminal precedent, the composition of the Precedent advisory board shall include the Ministry of Public Security.

2. The Precedent advisory board must discuss and offer opinions for the contents of proposed judgments.

3. After the Precedent advisory board is established, the Department of Legislation and Science management shall documents on request for precedent advisory to the members of Precedent advisory board.

The documents on request for precedent advisory shall include: a written request for precedent advisory issued by the Supreme People’s Court; a report on results of study and assessment of proposed judgments issued by the Department of Legislation and Science management; a final report of opinions on the proposed judgments; and the proposed judgments.

4. Within 15 days, from the date on which the documents on request for precedent advisory are received, the Board President shall preside over a meeting to discuss about the proposed judgments and send a report on results of the meeting (enclosed the documents on request for precedent advisory) to Chief Justice of the Supreme People’s Court.

Article 6. Ratification of precedents

1. According to the report sent by the Precedent advisory board, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall hold a meeting of all Council of Justices of the Supreme People’s Court to discuss and vote on ratification of the precedents.

2. A meeting of the Council of Justices of the Supreme People’s Court is considered valid when it is attended by at least 2/3 of member of the Council of Justices; a decision of the Council of Justices of the Supreme People’s Court is ratified when it is voted for by more than half of the participating members.

3. The voting result of precedent ratification shall be recorded in the meeting minutes of the Council of Justices and served as the basis for the Chief Justice of the Supreme People’s Court to publish precedents.

Article 7. Publication of precedents

1. When a precedent is ratified by the Council of Justices of the Supreme People’s Court, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall publish the precedent.

2. Each precedent to be published shall contain:

a) The name of the case settled by the court;

b) Number of judgments of the court having precedential value;

c) Catchwords of resolved legal opinions in the precedent;

d) A recital of the facts in the case and ruling of the court related to the precedent;

dd) The legal opinions served as the guidelines for adjudication in the precedent.

3. The precedent shall be published in the Magazine of People’s Court and the website of the Supreme People’s Court, sent to the courts and published in the law reports annually.

Article 8. Rules for adopting precedents in adjudication

1. Each precedent shall be studied and adopted in adjudication after 45 days from the date on which it is published or written in the decision on precedent publication issued by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.

2. The judges and the jurors must study and adopt the precedent to settle similar cases so that the two cases had similar facts to one another shall have the same settlement results. If a precedent is used, all judgments of courts having precedential value, all similar facts specified in the precedent and all similar facts in the case to be solved and the legal opinion mentioned in the precedent must be cited, analyzed and specified in the judgment or the decision of the court; if the precedent is not adopted, they must provide explanation in the judgment.

3. In case a precedent is no longer suitable due to the changes in any Law or Resolution of the National Assembly, Resolution of Standing Committee of the National Assembly or Decree of the Government, the judges and the jurors shall not adopt that precedent.

4. In case a precedent is no longer suitable due to other changes, the judges and the jurors shall not adopt that precedent and immediately request the Council of Justices of the Supreme People’s Court (via the Department of Legislation and Science management) to consider annulling the precedent as prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 9 of this Resolution.

Article 9. Annulment and replacement of precedents

1. In case a precedent is no longer suitable due to the changes in any Law or Resolution of the National Assembly, Resolution of Standing Committee of the National Assembly or Decree of the Government, that precedent shall be obviously annulled.

2. In case a precedent is no longer suitable due to other changes but there is no provision regulating those issues, the Council of Justices of the Supreme People’s Court shall consider annulling that precedent.

The persons competent to check and select proposed judgments prescribed in Clause 1 Article 3 of this Decree may request the Council of Justices of the Supreme People’s Court (through the Department of Legislation and Science management) to consider annulling or replacing precedents.

3. If a jury panel does not adopt a precedent and provide explanation in the judgment/decision, it shall send a written request for replacement of the precedent to the Supreme People’s Court (through the Department of Legislation and Science management) and attach that judgment/decision after pronouncing the judgment.

4. Upon the receipt of the request for annulment or replacement of precedent prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the Department of Legislation and Science management shall study and send a report to the Chief Justice of the Supreme People’s Court. The Chief Justice shall hold a meeting with the participation of all Council of Justices of the Supreme People’s Court to consider canceling or replacing the precedent.

5. The Council of Justices of the Supreme People’s Court shall hold a meeting to vote for the annulment or replacement of the precedent prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article according to the rules prescribed in Clause 2 Article 6 of this Resolution.

According to the voting result in the meeting, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall announce the annulment or replacement of the precedent, which clarify the effective date.

The decision on annulment or replacement of the precedent shall be published in the Magazine of People’s Court and the website of the Supreme People’s Court and sent to the courts.

Article 10. Implementation effect

1. This Resolution is ratified on October 19, 2015 by the Council of Justices of the Supreme People’s Court and takes effect on December 16, 2015.

2. Any difficulties arising in the course of  implementation of this Circular should be reported to the Supreme People’s Court for consideration.

For the Council of Justices

The Chief Judge

Trung Hoa Binh

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 03/2015/NQ-HDTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất