Nghị định 37-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

thuộc tính Nghị định 37-HĐBT

Nghị định 37-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:37-HĐBT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:05/02/1990
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 37-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 37-HĐBT NGÀY 5-2-1990
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam ngày 28 tháng 6 năm 1988;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH

 

Điều 1

Quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 2 Luật quốc tịch là những quyền lợi được pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết bảo đảm và những quyền lợi khác theo pháp luật và tập quán quốc tế, nếu việc hưởng những quyền lợi ấy không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 2

Những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác (do chưa mất quốc tịch Việt Nam mà đã vào quốc tịch khác hoặc do xung đột giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sinh ra), khi ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam.

Để được thôi quốc tịch Việt Nam, những công dân đó phải tuân theo mọi thủ tục quy định trong Nghị định này.

 

Điều 3

1- Phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 6 Luật quốc tịch, trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu sinh trên lãnh thổ Việt Nam hoặc khi sinh cha mẹ đều có nơi thường trú ở Việt Nam thì:

a) Có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ không lựa chọn hoặc không nhất trí lựa chọn quốc tịch khác;

b) Có quốc tịch khác theo sự nhất trí lựa chọn của cha mẹ.

2- Trong trường hợp trẻ em có cha mẹ khác quốc tịch như trên, sinh ngoài lãnh thổ thổ Việt Nam, trừ trường hợp khi sinh cha mẹ đều có nơi thường trú ở Việt Nam, nếu cha mẹ nhấ trí lựa chọn quốc tịch Việt Nam thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

3- Quốc tịch mà cha mẹ nhất trí lựa chọn cho con theo các khoản 1 và 2 điều này phải được cha mẹ khai rõ khi đăng ký việc sinh cho con tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi khai sinh.

4- Những trẻ em sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có quốc tịch Việt Nam theo quy định của các khoản 1, 2 và 3 điều 6 Luật quốc tịch đều phải được cha mẹ khai báo và làm thủ tục đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại (dưới đây gọi tắt là cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam).

 

Điều 4

Những trường hợp được coi là có lý do chính đang theo quy định của khoản 2 điều 7 Luật quốc tịch để người xin vào quốc tịch Việt Nam được miễn giảm các điều kiện vào quốc tịch Việt Nam là:

a) Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

b) Là vợ, chồng, con, bố, mẹ (kể cả con nuôi và bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.

 

Điều 5

Công dân Việt Nam có thể được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 9 Luật quốc tịch khi có một trong các lý do sau đây:

a) Định cư ở nước ngoài và vì lý do sinh sống phải thôi quốc tịch Việt Nam để vào quốc tịch khác.

b) Định cư ở nước ngoài hoặc đã được phép xuất cảnh ra nước ngoài định cư và đồng thời có quốc tịch khác.

c) Định cư ở nước ngoài hoặc đã được phép xuất cảnh ra nước ngoài định cư và có vợ, chồng, con, bố, mẹ (kể cả con nuôi và bố mẹ nuôi) là công dân nước ngoài.

d) Có giấy chứng nhận của nước ngoài bảo đảm sẽ cho nhập quốc tịch nước ấy.

 

Điều 6

1- Những lý do chính đang nêu tại điều 11 Luật quốc tịch để người mất quốc tịch Việt Nam có thể trở lại quốc tịch Việt Nam là:

a) Các trường hợp a và b quy định tại điều 4 Nghị định này.

b) Được phép hồi hương về Việt Nam sinh sống.

c) Đương sự ở nước ngoài đã già yếu, cô đơn không nơi nương tựa, xin trở lại quốc tịch Việt Nam để được về Việt Nam sống với người thân.

2- Những người trong thời gian mất quốc tịch Việt Nam vẫn luôn hướng về Tổ quốc Việt Nam, có đóng góp cho đất nước thì được ưu tiên giải quyết.

Những người trong thời gian mất quốc tịch Việt Nam đã có hành động gây phương hại đến an ninh của nước Việt Nam thì không được trở lại quốc tịch Việt Nam.

 

II- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUỐC TỊCH

 

Điều 7

1- Những người xin vào, xin thôi hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cư trú; ở nước ngoài thì gửi đơn đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại hoặc đến Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Nếu cha, mẹ làm đơn xin cả cho con vị thành niên thì ghi tên những người con đó vào trong đơn. Nếu chỉ một người trong cha mẹ làm đơn và xin cả cho con vị thành niên thì trong đơn còn phải có ý kiến đồng ý của người kia đối với việc thay đổi quốc tịch của người con vị thành niên đó, trừ khi người kia đã bị Toà án tước quyền giáo dục con.

Người đỡ đầu của trẻ em cũng có thể làm đơn xin cả cho trẻ em đó theo quy định của khoản này.

3- Đối với việc thay đổi quốc tịch của những người con từ đủ 15 tuổi đến chưa chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn còn phải có ý kiến đồng ý của họ.

4- Các cơ quan nhận đơn nói ở khoản 1 điều này, khi nhận đơn cần kiểm tra; hướng dẫn đương sự sửa chữa bổ sung để đơn và các giấy tờ kèm theo được hợp lệ và đầy đủ theo quy định của Nghị định này.

 

Điều 8

1- Kèm theo đơn xin vào quốc tịch Việt Nam có:

- Bản khai lý lịch.

- Giấy khai sinh.

- Giấy khai sinh của các con vị thành niên (nếu đơn xin cả cho họ).

- Giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú về thời hạn đã cư trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.

- Những giấy tờ khác để chứng minh là có lý do chính đáng để được vào quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 4 Nghị định này.

2- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam có:

- Bản khai lý lịch.

- Giấy khai sinh.

- Giấy khai sinh của các con vị thành niên (nếu đơn xin cả cho họ).

- Những giấy tờ khác để chứng minh là có lý do chính đáng để được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 5 Nghị định này.

3- Kèm theo đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam có:

- Bản khai lý lịch.

- Giấy khai sinh.

- Giấy khai sinh của các con vị thành niên (nếu đơn xin cả cho họ).

- Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam trước đây (nếu có) hoặc bản khai lý do mất quốc tịch Việt Nam.

- Những giấy tờ khác để chứng minh là có lý do chính đáng để được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 6 Nghị định này.

4- Những giấy tờ kèm theo đơn nếu trong điều này nếu do cơ quan nước ngoài cấp thì cần có bản dịch hợp pháp ra tiếng Việt kèm theo giấy tờ đó.

5- Nếu người làm đơn không thể lấy đủ được những giấy tờ kèm theo như quy định tại điều này, trừ bản khai lý lịch, thì phải khai rõ lý do thiếu các giấy tờ đó để cơ quan Việt Nam có thẩm quyền nhận đơn (Bộ Ngoại giao, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam) xem xét quyết định việc miễn những giấy tờ thiếu đó và việc thay thế bằng bản khai danh dự của họ.

 

Điều 9

1- Kèm theo đơn của công dân Việt Nam xin cho con nuôi là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch vào quốc tịch Việt Nam có những giấy tờ sau đây:

- Giấy khai sinh của người con nuôi.

- Giấy giao nhận con nuôi hay giấy tờ khác chứng minh là con nuôi.

- Giấy chứng nhận quốc tịch nước ngoài của người con nuôi.

- Thẻ căn cước (hoặc chứng nhận khác) về trạng thái không quốc tịch của người con nuôi.

Nếu người con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn còn phải có ý kiến đồng ý của người đó.

2- Trong đơn của công dân nước ngoài xin cho con nuôi là công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam để vào quốc tịch khác, ngoài những giấy tờ kèm theo và điều kiện như nêu trong khoản 1 điều này, còn phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu trẻ em đó.

 

Điều 10

1- Việc khai man theo quy định tại khoản 3 điều 7 Luật quốc tịch được hiểu là sự cố ý khai báo không đúng sự thật trong những giấy tờ như quy định tại các điều 7, và điều 8 Nghị định này hoặc giả mạo những giấy tờ ấy.

2- Căn cứ vào quy định của điều 7 Luật quốc tịch, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phát hiện và lập hồ sơ và có kiến nghị cụ thể về những trường hợp có thể bị huỷ bỏ quyết định cho vào quốc tịch Việt Nam.

 

Điều 11

Căn cứ vào quy định của điều 10 Luật quốc tịch, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phát hiện và lập hồ sơ và có kiến nghị cụ thể về những trường hợp có thể bị tước quốc tịch Việt Nam.

 

Điều 12

1- Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về các trường hợp xin vào, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam hoặc từ ngày lập xong hồ sơ về các trường hợp có thể bị huỷ bỏ quyết định cho vào quốc tịch Việt Nam hay có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hồ sơ ở địa phương mình) gửi hồ sơ về Bộ ngoại giao kèm theo nhận xét; kiến nghị đối với từng trường hợp cụ thể.

2- Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có hồ sơ hợp lệ về các trường hợp xin vào, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, có thể bị huỷ bỏ quyết định định cho vào hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan hữu quan xem xét hồ sơ và làm thủ tục trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

3- Căn cứ vào hồ sơ và đề nghị của Bộ Ngoại giao, Hội đồng Bộ trưởng xem xét, quyết định trong thời hạn một tháng.

Đối với những trường hợp được chấp thuận thì quyết định của Hội đồng Bộ trưởng được chuyển đến cho đương sự thông qua Bộ Ngoại giao (nếu đương sự ở nước ngoài) và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nếu đương sự ở trong nước). Nếu có sự thay đổi quốc tịch của trẻ em phù hợp với điều 12 Luật quốc tịch thì tên của trẻ em đó được ghi kèm trong quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng tước quốc tịch Việt Nam cũng có thể chỉ thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với những trường hợp không được chấp thuận thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện ngoại gia Việt Nam ở nước ngoài thông báo lại cho đương sự biết

 

Điều 13

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Điều 14

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng các Bộ liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất