Thông tư liên tịch 473/TTLB của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ chính sách và bảo đảm kinh phí đối với lực lượng dân quân tự vệ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 473/TTLB
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 473/TTLB |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Nguyễn Thị Hằng; Nguyễn Trọng Xuyên; Phạm Văn Trọng; Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 10/03/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 473/TTLB
THÔNG TƯ
LIÊN BỘ
QUỐC PHÒNG - TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ Xà HỘI - Y TẾ SỐ 473/TTLB NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 1997
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ BẢO ĐẢM
KÍNH PHÍ ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG
DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ vào Pháp lệnh về Dân quân tự vệ ngày 9 tháng 1 năm 1996;
Thi hành Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ "Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh về Dân quân tự vệ",
Liên Bộ Quốc phòng - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Y tế hướng dẫn chế độ chính sách và kinh phí đối với lực lượng Dân quân tự vệ như sau:
MỤC I:
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
A. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ, TRỢ CẤP, PHỤ CẤP,
TRANG PHỤC:
a. Đối với dân quân:
1. Phó chỉ huy trưởng chuyên trách và bán chuyên trách ngoài các khoản sinh hoạt phí, trợ cấp, phụ cấp được hưởng theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35/CP ngày 14/6/1996 của Chính phủ "Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh về Dân quân tự vệ" (sau đây gọi tắt là Nghị định 35/CP ngày 14/6/1996) nếu được giữ chức vụ liên tục trên 5 năm thì từ năm thứ 6 được hưởng thêm phụ cấp hàng tháng bằng 5% mức sinh hoạt phí đang hưởng.
2. Phó chỉ huy trưởng chuyên trách và bán chuyên trách được hưởng sinh hoạt phí, trợ cấp, phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35/CP ngày 14/6/1996 kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Quận, Thị xã thành phố thuộc tỉnh ra quyết định bổ nhiệm. Nếu quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1 đến ngày 15 của tháng thì trong tháng đó được hưởng sinh hoạt phí, trợ cấp, phụ cấp cả tháng; nếu quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 đến ngày cuối tháng thì trong tháng đó được hưởng sinh hoạt phí, trợ cấp, phụ cấp bằng 1/2 tháng.
3. Phó chỉ huy trưởng chuyên trách và bán chuyên trách nếu có thời gian công tác liên tục từ 5 năm trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên khi nghỉ việc được trợ cấp 1 lần, mỗi năm công tác được trợ cấp 1 tháng sinh hoạt phí đang hưởng kể cả mức phụ cấp 5% (nếu có). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh ra quyết định đối với những cán bộ được hưởng khoản trợ cấp này.
4. Mức phụ cấp bằng giá trị ngày công lao động cho cán bộ, chiến sĩ Dân quân quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 thấp nhất bằng tiền ăn cơ bản một ngày của chiến sĩ bộ binh trong quân đội.
b. Đối với tự vệ:
Cán bộ, chiến sĩ tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, thường trực sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố quan trọng khác được hưởng nguyên lương và các chế độ chính sách như khi làm việc tại cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.
Trường hợp cán bộ, chiến sĩ tự vệ phải làm nhiệm vụ vào các ngày lễ, tết và trực vào ban đêm thì áp dụng Thông tư số 10/LĐTB-XH - Thông tư ngày 19/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về tiền lương.
c. Về trang phục:
Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ luân phiên thường trực sẵn sàng chiến đấu từ 6 tháng trở lên được cấp một bộ quần áo, một đôi giầy vải và một mũ cứng.
B- CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, TAI NẠN VÀ CHẾT:
a. Đối với Dân quân:
1. Dân quân khi làm nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh về Dân quân tự vệ ngày 09 tháng 1 năm 1996 và Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 nếu bị ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ y tế quy định thì được trợ cấp khám bệnh mỗi năm 1 lần bằng 20% mức tiền lương tối thiểu hàng tháng áp dụng đối với cơ quan hành chính Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố và được trợ cấp giá trị ngày công lao động trong thời gian điều trị nhưng tối đa không quá 15 ngày/năm. Dân quân vì say rượu hoặc dùng chất ma tuý và các chất huỷ hoại sức khoẻ của mình thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.
2. Dân quân khi làm nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh về Dân quân tự vệ ngày 9 tháng 1 năm 1996 và Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 nếu bị tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định tại mục III chương II Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
- Bị tai nạn trong giờ làm nhiệm vụ, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu nhiệm vụ.
- Bị tai nạn lao động ngoài nơi làm việc khi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người chỉ huy Dân quân tự vệ có thẩm quyền.
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ.
3. Trong thời gian sơ cứu, cấp cứu và điều trị ổn định thương tật do tai nạn (kể cả tái phát), Dân quân được cấp các khoản chi phí y tế và cũng được cấp giá trị ngày công lao động như quy định ở điểm 4 khoản A mục I của Thông tư này.
4. Thủ tục hồ sơ trợ cấp tai nạn lao động do Ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã nơi quản lý cán bộ, chiến sĩ Dân quân thụ lý báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét ra quyết định. Hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
+ Biên bản giám định khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa tỉnh.
+ Báo cáo thẩm định của Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã.
+ Công văn đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.
5. Uỷ ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn chi trả trợ cấp tai nạn lao động (Một lần hoặc hàng tháng) theo quyết định và mức cấp ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
6. Dân quân bị tai nạn lao động theo quy định tại điểm 2 khoản B mục I của Thông tư này mà chết thì còn được hưởng chế độ tử tuất quy định tại Mục III chương II Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ.
7. Dân quân trong thời gian làm nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh về Dân quân tự vệ ngày 9/1/1996 và Nghị định 35/CP ngày 14/6/1996 nếu bị ốm chết thì gia đình được hỗ trợ tiền mai táng bằng 3 tháng lương tối thiểu.
8. Thủ tục hồ sơ trợ cấp tử tuất do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã nơi quản lý cán bộ, chiến sĩ Dân quân thụ lý báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét ra quyết định. Hồ sơ gồm:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động (hoặc bị ốm chết)
- Giấy chứng tử
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình
- Báo cáo thẩm định của Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã
- Công văn đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.
9. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chi trả trợ cấp tử tuất theo quyết định và mức ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
b. Đối với tự vệ:
Cán bộ, chiến sĩ tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh về Dân quân tự vệ và Nghị định 35/CP ngày 14/6/1996 được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như làm việc tại cơ quan, đơn vị.
C. CHÍNH SÁCH ƯU ĐàI:
1. Dân quân tự vệ nếu đủ điều kiện quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994 và Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 thì được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định trên.
2. Thủ tục hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với Dân quân tự vệ theo Thông tư số 22/LĐTB-XH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các quy định hiện hành, các địa phương, các đơn vị quản lý dân quân tự vệ có trách nhiệm quan hệ với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp để thống nhất thực hiện.
Việc khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động và tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ theo hướng dẫn 174/TĐKT-TCCT ngày 28/7/1993 của Viện thi đua khen thưởng Nhà nước - Tổng cục Chính trị và quy định tại mục IV quyết định 320/QĐ-CT ngày 7 tháng 10 năm 1992 của TCCT - BQP ở những mức sau: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, huy chương, huân chương, tặng cờ (đối với tập thể). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các cơ quan quân sự tuỳ theo nhiệm vụ quyền hạn của mình mà khen thưởng, hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời chính xác.
MỤC II:
NGUỒN KINH PHÍ BẢO ĐẢM
A. CÁC KHOẢN CHI ĐỐI VỚI DÂN QUÂN
PHÂN CẤP NHƯ SAU:
a. Ngân sách tỉnh, thành phố chi:
1. Trợ cấp cho gia đình cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn khi đi huấn luyện tại trường quân sự tỉnh theo quy định tại điều 10 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996.
2. Chế độ chính sách ưu đãi đối với dân quân theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 và hướng dẫn ở khoản C mục I của Thông tư này.
3. Trợ cấp tai nạn lao động; các khoản chi phí y tế và trợ cấp bằng giá trị ngày công lao động trong thời gian sơ cứu, cấp cứu và điều trị ổn định thương tật do tai nạn (kể cả tái phát); chế độ tử tuất đối với Dân quân tự vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 và hướng dẫn ở Điểm 2 đến điểm 9 khoản B mục I của Thông tư này.
4. Bảo đảm trang bị vũ khí, học tập chính trị, huấn luyện quân sự, công tác phí cho Dân quân tự vệ hàng năm.
b. Ngân sách xã, phường, thị trấn chi:
1. Sinh hoạt phí hàng tháng gồm cả phụ cấp 5% thâm niên (nếu có) và trợ cấp 1 lần cho Phó chỉ huy trưởng chuyên trách và bán chuyên trách Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 và hướng dẫn ở điểm 1, 2, 3 khoản A mục I của Thông tư này.
2. Phụ cấp bằng giá trị ngày công lao động khi làm nhiệm vụ, huấn luyện quân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 và hướng dẫn ở điểm 4 khoản A mục I của Thông tư này.
3. Trợ cấp ốm đau khi làm nhiệm vụ, huấn luyện quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 và hướng dẫn ở điểm 1 khoản B mục I của Thông tư này.
4. Bảo đảm cho hoạt động đăng ký quản lý, tuyển chọn, hội họp Dân quân hàng năm.
B - CÁC KHOẢN CHI ĐỐI VỚI TỰ VỆ:
1. Ở cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc các cấp chính quyền địa phương thì do các cấp ngân sách địa phương bảo đảm trên cơ sở kế hoạch chi được duyệt thông báo hàng năm.
2. Ở cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội thuộc Bộ, Ngành và cơ quan Trung ương thì do Ngân sách Trung ương bảo đảm trong tổng mức chi Ngân sách Nhà nước hàng năm giao cho Bộ, Ngành và cơ quan Trung ương.
3. Ở doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế tính vào chi phí quản lý sản xuất của doanh nghiệp.
C. KHOẢN CHI BẢO ĐẢM KHÁC:
Trang phục quần áo nói tại phần c khoản A mục I Thông tư này; phụ cấp bằng ngày công và trợ cấp ốm đau cho Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ huấn luyện quân sự (thường trực chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chiến đấu, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai...) do ngân sách của cấp ra quyết định huy động bảo đảm (kể cả Bộ, Ngành huy động).
Hàng năm Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện, thường trực chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chiến đấu... lập dự toán chi, tổng hợp vào dự toán ngân sách của đơn vị để báo cáo xin duyệt theo quy định hiện hành và hướng dẫn ở Mục II của Thông tư này.
MỤC III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 6 năm 1996, bãi bỏ những hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương, tổ chức kinh tế - xã hội... phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng để xem xét giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây