Thông tư liên tịch 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam

thuộc tính Thông tư liên tịch 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT

Thông tư liên tịch 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:103/2008/TTLT/BTC-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:
Ngày ban hành:12/11/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý giá cước hàng không - Ngày 12/11/2008, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam. Theo đó, giá cước vận chuyển hàng không nội địa (hàng hoá, hành khách); giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam được quản lý theo các hình thức: Nhà nước quyết định giá, khung giá đối với các dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; Đơn vị thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với các dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; Hiệp thương giá đối với các dịch vụ không thuộc hai trường hợp trên... Khi giá nhiên liệu biến động vượt trên 20% mức giá đã tính trong khung giá cước, trường hợp không điều chỉnh khung giá, Bộ Tài chính chủ trì xem xét, quy định mức tối đa phụ thu xăng dầu nội địa áp dụng có thời hạn. Việc tổ chức hiệp thương giá được thực hiện đối với các dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây: Dịch vụ không thuộc danh mục do Nhà nước định giá; Dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế; Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng... Kết quả hiệp thương giá do các bên thỏa thuận được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá ban hành để thi hành. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà hai bên mua và bán không thống nhất được mức giá thì Bộ Tài chính quyết định mức giá tạm thời để hai bên thi hành, Quyết định giá tạm thời này có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên được quyền thỏa thuận giá mua, giá bán. Nếu các bên thỏa thuận được giá thì thực hiện theo giá thỏa thuận và có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương biết mức giá đã thỏa thuận, thời gian thực hiện. Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì Bộ Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá lại theo quy định và trong thời gian tổ chức hiệp thương, các bên vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định giá tạm thời... Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch103/2008/TTLT/BTC-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

_______________

Số: 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2008

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa
và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay;

Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về nguyên tắc xác định giá cước vận chuyển hàng không nội địa (hàng hoá, hành khách), giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam ngoài phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Phí và lệ phí; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá, đăng ký giá, kê khai giá.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là đơn vị) được phép cung ứng và sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam (sau đây gọi là dịch vụ hàng không).
3. Đồng tiền thanh toán
3.1. Giá cước vận chuyển hàng không nội địa bán trên lãnh thổ Việt Nam, giá dịch vụ hàng không cung ứng cho các chuyến bay nội địa được quy định bằng đồng tiền Việt Nam (VND).
3.2. Giá cước vận chuyển hàng không nội địa bán ngoài lãnh thổ Việt Nam, giá dịch vụ hàng không cung ứng cho các chuyến bay quốc tế được quy định bằng đồng Đô la Mỹ (USD). Trường hợp thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam hoặc đồng tiền nước sở tại thì quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Hình thức quản lý giá
Giá cước vận chuyển hàng không nội địa (hàng hoá, hành khách); giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam được quản lý theo các hình thức:
1.1. Nhà nước quyết định giá, khung giá đối với các dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá.
1.2. Đơn vị thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với các dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
1.3. Hiệp thương giá đối với các dịch vụ không thuộc hai trường hợp trên.
2. Nguyên tắc xác định giá cước vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ hàng không
Ngoài việc thực hiện Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Tài chính, đơn vị phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định dưới đây:
2.1. Giá cước vận chuyển hàng không nội địa: Được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong Khu vực ASEAN.
2.2. Giá dịch vụ hàng không:
2.2.1. Giá dịch vụ hàng không đối với chuyến bay quốc tế (không phân biệt tàu bay của hãng hàng không Việt Nam hay nước ngoài): Được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, tạo tích lũy cho đơn vị, phù hợp với chất lượng dịch vụ và phù hợp với mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong Khu vực ASEAN.
2.2.2. Giá dịch vụ hàng không đối với chuyến bay nội địa: Được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ, giá cả thị trường trong nước, có tính đến quan hệ giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong Khu vực ASEAN.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá dịch vụ
3.1. Bộ Tài chính:
Quyết định giá, khung giá các dịch vụ sau đây theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam):
3.1.1. Khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông trên các đường bay còn vị thế hoạt động độc quyền.
Khi giá nhiên liệu biến động vượt trên 20% mức giá đã tính trong khung giá cước, trường hợp không điều chỉnh khung giá, Bộ Tài chính chủ trì xem xét, quy định mức tối đa phụ thu xăng dầu nội địa áp dụng có thời hạn.
3.1.2. Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, bay đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách.
3.1.3. Khung giá một số dịch vụ hàng không còn vị thế hoạt động độc quyền tại cảng hàng không, sân bay gồm:
a) Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay;
b) Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách;
c) Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý;
d) Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay;
đ) Dịch vụ cho thuê mặt bằng làm văn phòng đại diện hãng hàng không trong khu vực nhà ga;
e) Giá phục vụ mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay trừ các cảng hàng không, sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh và Phú Bài;
g) Dịch vụ cung ứng, tra nạp xăng dầu hàng không đối với các chuyến bay nội địa;
h) Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.
3.1.4. Giá dịch vụ thuê tàu bay chuyên cơ thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
3.2. Bộ Giao thông vận tải:
Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thay mặt Bộ Giao thông vận tải thực hiện:
3.2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung ứng dịch vụ, lập phương án giá, khung giá, mức phụ thu nhiên liệu; tổ chức thẩm định phương án giá, khung giá, mức phụ thu nhiên liệu do đơn vị lập; có ý kiến chính thức bằng văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định giá, khung giá các dịch vụ và mức tối đa phụ thu nhiên liệu quy định tại khoản 3.1 điểm 3 Mục II Thông tư này.
3.2.2. Chủ trì rà soát Hồ sơ và nội dung mức giá do các đơn vị thực hiện đăng ký, kê khai.
3.2.3. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện quyết định giá, khung giá, mức tối đa phụ thu nhiên liệu do Nhà nước quy định; các quy định quản lý giá tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3.2.4. Định kỳ quý I hàng năm hoặc đột xuất: Công bố danh sách các đường bay nội địa còn vị thế hoạt động độc quyền quản lý theo hình thức Nhà nước quy định khung giá và các đường bay đơn vị thực hiện đăng ký giá cước.
3.2.5. Hướng dẫn cụ thể các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay quy định tại Điều 21 Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay.
3.3. Các đơn vị cung ứng dịch vụ
3.3.1. Lập phương án giá, khung giá các dịch vụ hàng không, khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa và mức tối đa phụ thu nhiên liệu quy định tại khoản 3.1 điểm 3 Mục II Thông tư này, báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam).
Phương án giá được tính toán trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại điểm 2 Mục II Thông tư này và Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính. Hồ sơ phương án giá thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
3.3.2. Quyết định mức giá vé máy bay, mức phụ thu nhiên liệu cụ thể trên các đường bay nội địa; mức giá cụ thể các dịch vụ quy định tại khoản 3.1.1 và khoản 3.1.3 điểm 3.1 Mục II Thông tư này trong phạm vi khung giá dịch vụ, mức tối đa phụ thu nhiên liệu do Bộ Tài chính quy định.
3.3.3. Quyết định giá cước vận chuyển hàng không và giá các dịch vụ hàng không khác không thuộc danh mục quy định tại khoản 3.1 điểm 3 Mục II Thông tư này.
3.4. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá và trình tự, thời hạn quyết định giá: Thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
4. Đăng ký giá dịch vụ
4.1. Đăng ký giá là việc các đơn vị cung ứng dịch vụ thực hiện đăng ký mức giá dịch vụ quy định tại khoản 4.2 điểm 4 Mục II Thông tư này với cơ quan quản lý Nhà nước.
4.2. Dịch vụ thực hiện đăng ký giá:
Dịch vụ vận chuyển hàng không trên đường bay nội địa ngoài đường bay  Nhà nước quy định khung giá.
Ngoài dịch vụ trên đây, căn cứ tình hình thực tế, Cục Hàng không Việt Nam quy định việc bổ sung, sửa đổi danh mục dịch vụ thực hiện đăng ký giá sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
4.3. Hình thức, nội dung và thủ tục đăng ký giá:
4.3.1. Đăng ký giá được thực hiện dưới hình thức đơn vị gửi văn bản đăng ký giá cho cơ quan tiếp nhận Hồ sơ đăng ký giá là Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến thực hiện. Hết thời hạn 15 ngày, nếu không có yêu cầu giải trình từ phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, đơn vị triển khai cung cấp dịch vụ theo giá đã đăng ký, đồng thời thực hiện niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
4.3.2. Hồ sơ đăng ký giá gồm:
- Văn bản đăng ký giá của đơn vị, trong đó có thời gian có hiệu lực mức giá đăng ký và các tài liệu kèm theo;
- Bảng đăng ký mức giá cụ thể;
- Thuyết minh cơ cấu tính giá theo dịch vụ đăng ký giá.
Hồ sơ đăng ký giá quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
4.3.3. Thủ tục đăng ký giá:
- Đăng ký giá lần đầu được thực hiện khi đơn vị bắt đầu đăng ký giá với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá theo quy định tại Thông tư này;
- Đăng ký lại giá được thực hiện khi đơn vị điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức của lần đăng ký liền kề trước.
4.4. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
4.4.1. Đối với đơn vị đăng ký giá:
- Thực hiện đăng ký giá dịch vụ của đơn vị theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký.
4.4.2. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá:
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá do đơn vị gửi; rà soát nội dung giá đăng ký; yêu cầu đơn vị dừng việc cung cấp dịch vụ theo giá đăng ký khi phát hiện giá do đơn vị đăng ký có những yếu tố không hợp lý và yêu cầu đơn vị đăng ký lại.
5. Kê khai giá dịch vụ
5.1. Đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện việc kê khai giá dịch vụ quy định tại khoản 5.2 điểm 5 Mục II Thông tư này với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá là Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến thực hiện giá. Hết thời hạn 15 ngày, nếu không có yêu cầu giải trình từ phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá, đơn vị triển khai cung cấp dịch vụ theo giá đã kê khai, đồng thời thực hiện niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
5.2. Giá dịch vụ thực hiện theo hình thức kê khai giá bao gồm:
- Mức giá cụ thể các dịch vụ quy định tại khoản 3.1.1 và khoản 3.1.3 điểm 3.1 Mục II Thông tư này;
- Mức giá các dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của đơn vị (trừ dịch vụ thực hiện đăng ký giá).
5.3. Hình thức, nội dung và thủ tục kê  khai giá
5.3.1. Kê khai giá được thực hiện dưới hình thức đơn vị gửi văn bản kèm theo Quyết định giá dịch vụ của đơn vị mình tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá.
5.3.2. Hồ sơ kê khai giá gồm:
- Văn bản của đơn vị trong đó có thời gian có hiệu lực mức giá kê khai và các tài liệu kèm theo;
- Bảng kê khai mức giá cụ thể;
- Phân tích nguyên nhân tăng/giảm giá so với giá đã kê khai liền kề trước.
Hồ sơ kê khai giá quy định tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.
5.3.3. Thủ tục kê khai giá:
- Kê khai giá lần đầu được thực hiện khi đơn vị bắt đầu thực hiện kê khai giá với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá theo quy định tại Thông tư này;
- Kê khai lại giá được thực hiện khi đơn vị điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức của lần kê khai liền kề trước.
5.4. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
5.4.1. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá:
Khi nhận được hồ sơ kê khai giá, không thực hiện phê duyệt giá dịch vụ do đơn vị kê khai; chỉ ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản và đóng dấu đến hồ sơ kê khai theo thủ tục hành chính; trường hợp phát hiện giá do đơn vị kê khai có những yếu tố bất hợp lý, yêu cầu đơn vị kê khai lại.
5.4.2.  Đối với đơn vị kê khai giá:
- Thực hiện kê khai giá dịch vụ của đơn vị theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá kê khai.
6. Hiệp thương giá dịch vụ hàng không
6.1. Điều kiện tổ chức hiệp thương giá:
Việc tổ chức hiệp thương giá được thực hiện đối với các dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Dịch vụ không thuộc danh mục do Nhà nước định giá;
- Dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế;
- Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.
6.2. Thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá:
Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) tổ chức hiệp thương giá đối với dịch vụ đáp ứng các quy định tại khoản 6.1 Mục II Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6.3. Hồ sơ hiệp thương giá gồm:
6.3.1. Văn bản đề nghị hiệp thương giá của một trong hai bên mua và bán hoặc yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
6.3.2. Phương án giá hiệp thương:
a) Trường hợp bên bán phải hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên bán yêu cầu hiệp thương giá thì phương án giá hiệp thương phải giải trình rõ những nội dung sau:
- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ;
- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương;
- Tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá;
- Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh;  hoạt động tài chính; đời sống người lao động trong doanh nghiệp và nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước;
- Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất;
- Các kiến nghị (nếu có).
b) Trường hợp bên mua phải hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên mua đề nghị hiệp thương giá thì phương án giá hiệp thương phải giải trình những nội dung sau:
- Tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá của hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới mà bên bán dự kiến bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá;
- Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến hoạt động tài chính, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, giá bán của sản phẩm, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, so sánh với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường và nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước;
- Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất đó;
- Các kiến nghị khác (nếu có).
6.3.3. Nếu bên mua và bên bán phải hiệp thương bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chỉ bên mua hoặc chỉ bên bán đề nghị hiệp thương giá thì cả hai bên đều phải lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên.
6.3.4. Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này và do hai bên mua và bán lập, gửi trước cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá ít nhất 03 bộ và đồng gửi cho bên đối tác mua hoặc bán.
6.4. Kết quả hiệp thương giá
6.4.1. Kết quả hiệp thương giá được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Giá. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà hai bên mua và bán không thống nhất được mức giá thì Bộ Tài chính quyết định mức giá tạm thời để hai bên thi hành.
6.4.2. Quyết định giá tạm thời do Bộ Tài chính công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên được quyền thỏa thuận giá mua, giá bán.
Nếu các bên thỏa thuận được giá thì thực hiện theo giá thỏa thuận và có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương biết mức giá đã thỏa thuận, thời gian thực hiện.
Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì Bộ Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá lại theo quy định tại khoản 6.1 Mục II Thông tư này và trong thời gian tổ chức hiệp thương, các bên vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định giá tạm thời.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị cung ứng dịch vụ
1.1. Thực hiện các quy định về quản lý giá theo hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1.2. Thực hiện việc niêm yết giá tại nơi giao dịch mua bán, cung cấp dịch vụ. Đối với dịch vụ do Nhà nước quy định mức giá cụ thể phải niêm yết đúng giá quy định. Đối với dịch vụ do đơn vị ban hành mức giá cụ thể theo khung giá Nhà nước quy định hoặc các dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của đơn vị thì niêm yết theo mức giá do đơn vị quy định.
1.3. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam), có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về tình hình thực hiện giá dịch vụ hàng không tại đơn vị. Đối với các đơn vị là thành viên của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, việc báo cáo tình hình thực hiện giá theo các quy định của Thông tư này được thực hiện tập trung qua Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
2. Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện giá dịch vụ
Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thanh tra, kiểm tra độc lập hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành mức giá và các quy định của Nhà nước về quản lý giá tại các đơn vị; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT/BTC-BGTVT ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG

 

 

Lê Mạnh Hùng

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

 

 

Trần Xuân Hà

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các Bộ: Kế hoạch đầu tư, Công thương;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Công báo, Website Chính phủ;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Lưu VT: Bộ GTVT (Vụ VT (10b), Vụ TC, Cục HKVN);

Bộ Tài chính (Cục QLG, Cục TCDN).

PHỤ LỤC SỐ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

---------------------

.........., ngày  …  tháng  …   năm  ...

 

 

 

 

 

HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với dịch vụ do Nhà nước định giá, khung giá)

 

Tên dịch vụ :…………………………………………………………

Tên đơn vị cung ứng dịch vụ:.....................................................

Địa chỉ:.......................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………………………….

Số Fax: ......................................................................................

 

 

 

 

 

 

Năm ...

 

Phụ lục 1a

Tên đơn vị
cung ứng dịch vụ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số.........../...........

V/v giá, khung giá dịch vụ

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

 

Kính gửi:

- Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Quản lý Giá.

 

Thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số .../2008/TTLT/BTC-GTVT  ngày ... tháng ... năm 2008 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

Căn cứ các chế độ chính sách của Nhà nước và mặt bằng giá hiện hành, ...  (tên đơn vị cung ứng dịch vụ đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đã xây dựng phương án giá dịch vụ … ( tên dịch vụ) và kiến nghị mức giá ... (tên dịch vụ)/ khung giá ... (tên dịch vụ)...

Đề nghị Quý cơ quan xem xét, quy định giá, khung giá để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của … (đơn vị đề nghị) (xin gửi kèm theo phương án giá dịch vụ…).

 


Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu:

Thủ trưởng đơn vị đề nghị định giá
(hoặc điều chỉnh giá)
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 1b

Tên đơn vị
cung ứng dịch vụ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Kèm theo công văn số  ... ngày  ... tháng ... năm ... của ....)

Tên dịch vụ: Giá cước vận chuyển hàng không nội địa tuyến .........

I. Bảng tổng hợp chi phí tính cho 1 chuyến (1 chiều)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Chi phí 1 chuyến bay 1 chiều

B737

A320

...

I

Một số chỉ tiêu

 

 

 

 

1

Số ghế thiết kế

Ghế

 

 

 

2

Hệ số sử dụng ghế bình quân

%

 

 

 

3

Doanh thu vận chuyển hành khách theo giá hiện hành

đ/chuyến

 

 

 

4

Doanh thu vận chuyển hàng hoá, hành lý, bưu kiện theo giá hiện hành

đ/chuyến

 

 

 

II

Chi phí

 

 

 

 

1

Chi phí trực tiếp

(Chi tiết loại chi phí tính trực tiếp cho chuyến bay)

đ/chuyến

 

 

 

2

Chi phí phân bổ

(Chi tiết các loại chi phí phải phân bổ)

đ/chuyến

 

 

 

III

Chi phí vận chuyển hành khách

đ/Hk.Km

 

 

 

IV

Giá cước vận chuyển (đã bao gồm thuế GTGT)

Đ/vé 1 chiều

 

 

 

V

Kiến nghị về khung giá cước vận chuyển

Đ/vé 1 chiều

 

 

 

II. Giải trình các khoản mục chi phí: Giải thích cụ thể và có tài liệu chứng minh về tiêu thức phân bổ chi phí (đối với các khoản mục chi phí không tính trực tiếp được), cách tính các khoản chi phí (đối với các khoản mục chi phí tính trực tiếp cho chuyến bay như nhiên liệu, khấu hao/thuế tàu bay, ...).

III. So sánh với mức giá trung bình cùng loại dịch vụ của một số nước trong Khu vực ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá cước dự kiến điều chỉnh với mức giá cước vận chuyển nội địa của các nước ASEAN (có cự ly vận chuyển tương đương cự  ly tuyến đang xây dựng phương án giá).

IV. Tính tác động của mức giá đề nghị.

Với mức giá dự kiến đề nghị của đơn vị, tổng doanh thu của đơn vị tăng  hoặc giảm…tỷ đồng/năm (bằng …%) so với giá hiện hành.

Phụ lục 1c

Tên đơn vị
cung ứng dịch vụ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Kèm theo công văn số  ... ngày  ... tháng ... năm ... của ....)

Tên dịch vụ hàng không:  ……………………………………...........

Đơn vị cung ứng:……………………………………………………..

I. Bảng tổng hợp giá dịch vụ:

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

3

Chi phí sản xuất chung

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất

 

 

4

Chi phí bán hàng

 

 

5

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

6

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

7

Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

Giá bán đã có thuế

 

 

 

Khung giá đề nghị

 

 

II. Giải trình các khoản mục chi phí (cơ sở tính toán, phương pháp phân bổ để xác định từng khoản mục chi phí):

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2. Chi phí nhân công trực tiếp

3. Chi phí sản xuất chung (Chi phí nhân viên phân xưởng, vật liệu, dụng cụ sản xuất, KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác)

4. Chi phí bán hàng

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

III. So sánh mức giá đề nghị với mức giá trung bình của cùng dịch vụ của các nước ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá dự kiến điều chỉnh với mức giá cùng loại dịch vụ của các nước ASEAN.

IV. Tính tác động của mức giá đề nghị: Với mức giá dự kiến đề nghị của đơn vị, tổng doanh thu của đơn vị tăng hoặc giảm … tỷ đồng/năm (bằng …%) so với giá hiện hành.

PHỤ LỤC SỐ 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
-------------------

.........., ngày  …  tháng  …   năm  ...



 

 

 

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIÁ

 

Tên dịch vụ đăng ký giá:...............................................................

Tên đơn vị cung ứng dịch vụ:.......................................................

Địa chỉ:..........................................................................................

Số điện thoại:................................................................................

Số Fax: ………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

Thực hiện từ ngày .... tháng   ...  năm ...

Phụ lục 2a

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số ........./ .....

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

V/v đăng ký giá dịch vụ

 

Kính gửi:

- Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Quản lý Giá.

Thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số .../2008/TTLT/BTC-GTVT  ngày ... tháng ... năm 2008 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

... (tên đơn vị đăng ký) gửi Hồ sơ đăng ký giá kèm theo các tài liệu sau:

1. Bảng đăng ký mức giá dịch vụ;

2. Thuyết minh cơ cấu giá thành, giá bán (theo biểu mẫu tại Phụ lục 1b và Phụ lục 1c); phân tích nguyên nhân tăng hoặc giảm giá;

3. Mức giá tại Hồ sơ gửi kèm theo công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... / ... / ...  .

... (tên đơn vị đăng ký) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã đăng ký.

Đề nghị Quý cơ quan ghi nhận ngày nộp Hồ sơ đăng ký giá của ... (tên đơn vị đăng ký) theo quy định./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đơn vị đăng ký giá)

Ghi nhận ngày nộp Hồ sơ đăng ký giá của cơ quan quản lý Nhà nước

(Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Hồ sơ và đóng dấu công văn đến)

Phụ lục 2b

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ CỤ THỂ

(Kèm theo công văn số  ... ngày  ... tháng ... năm ... của ....)

STT

Tên dịch vụ

Đơn vị tính

Mức giá liền kề trước

Mức giá đăng ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2c

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ DỊCH VỤ  ĐĂNG KÝ GIÁ

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

Tên dịch vụ: Giá cước vận chuyển hàng không nội địa tuyến .........

I. Bảng tổng hợp chi phí tính cho 1 chuyến (1 chiều)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Chi phí 1 chuyến bay 1 chiều

B737

A320

...

I

Một số chỉ tiêu

 

 

 

 

1

Số ghế thiết kế

Ghế

 

 

 

2

Hệ số sử dụng ghế bình quân

%

 

 

 

3

Doanh thu vận chuyển hành khách theo giá hiện hành

đ/chuyến

 

 

 

4

Doanh thu vận chuyển hàng hoá, hành lý, bưu kiện theo giá hiện hành

đ/chuyến

 

 

 

II

Chi phí

 

 

 

 

1

Chi phí trực tiếp

(Chi tiết loại chi phí tính trực tiếp cho chuyến bay)

đ/chuyến

 

 

 

2

Chi phí phân bổ

(Chi tiết các loại chi phí phải phân bổ)

đ/chuyến

 

 

 

III

Chi phí vận chuyển hành khách

đ/Hk.Km

 

 

 

IV

Giá cước vận chuyển (đã bao gồm thuế GTGT)

Đ/vé 1 chiều

 

 

 

V

Kiến nghị về khung giá cước vận chuyển

Đ/vé 1 chiều

 

 

 

 

II. Giải trình các khoản mục chi phí: Giải thích cụ thể và có tài liệu chứng minh về tiêu thức phân bổ chi phí (đối với các khoản mục chi phí không tính trực tiếp được); cách tính các  khoản  chi phí (đối với các khoản mục chi phí tính trực tiếp cho chuyến bay như nhiên liệu, khấu hao/thuế tàu bay, ...); nguyên nhân tăng hoặc giảm giá.

III. So sánh với mức giá trung bình cùng loại dịch vụ của một số nước trong Khu vực ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá cước dự kiến điều chỉnh với mức giá cước vận chuyển nội địa của các nước ASEAN (có cự ly vận chuyển tương đương cự  ly tuyến đang xây dựng phương án giá).

IV. Tính tác động của mức giá đề nghị.

Với mức giá dự kiến đề nghị của đơn vị, tổng doanh thu của đơn vị tăng hoặc giảm…tỷ đồng/năm (bằng …%) so với giá hiện hành.

PHỤ LỤC SỐ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------------

........., ngày …  tháng …    năm ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ KÊ KHAI GIÁ

 

Tên hàng hóa, dịch vụ:.............................................................

Tên đơn vị cung ứng dịch vụ:...................................................

Địa chỉ:......................................................................................

Số điện thoại:............................................................................

Số Fax: ……………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện từ ngày    ...   tháng   ...   năm  ....

Phụ lục 3a

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số ........./ .....
V/v kê khai giá dịch vụ

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

 

Kính gửi:

- Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Quản lý Giá.

 

Thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số .../2008/TTLT/BTC-GTVT  ngày ... tháng ... năm 2008 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

... (tên đơn vị ) gửi Hồ sơ kê khai giá kèm theo gồm các tài liệu sau:

1. Bảng kê khai mức giá cụ thể;

2. Phân tích nguyên nhân tăng hoặc giảm giá.

3. Quyết định của Thủ trưởng đơn vị về giá dịch vụ.

4.  Mức giá tại Hồ sơ gửi kèm theo công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... / ... / ...  .

... (tên đơn vị kê khai) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã kê khai.

Đề nghị Quý cơ quan ghi nhận ngày nộp Hồ sơ kê khai giá của ... (tên đơn vị kê khai) theo quy định./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi nhận ngày nộp Hồ sơ kê khai giá của cơ quan tiếp nhận Hồ sơ

(Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kê khai giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Hồ sơ kê khai giá và đóng dấu công văn đến)

Phụ lục 3b

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ CỤ THỂ

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

1/ Mức giá dịch vụ:

STT

Tên dịch vụ

Đơn vị tính

Mức giá

liền kề trước

Mức giá kê khai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3c

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ DỊCH VỤ  KÊ KHAI GIÁ

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

 

Tên dịch vụ hàng không:  ……………………………………...........

Đơn vị cung ứng:……………………………………………………..

I. Bảng tổng hợp giá dịch vụ:

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

3

Chi phí sản xuất chung

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất

 

 

4

Chi phí bán hàng

 

 

5

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

6

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

7

Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

Giá bán đã có thuế

 

 

 

Khung giá đề nghị

 

 

II. Giải trình các khoản mục chi phí: Giải thích cụ thể và có tài liệu chứng minh về tiêu thức phân bổ chi phí (đối với các khoản mục chi phí không tính trực tiếp được); cách tính các  khoản chi phí trực tiếp; phân tích nguyên nhân tăng hoặc giảm giá.

III. So sánh mức giá đề nghị với mức giá trung bình của cùng dịch vụ của các nước ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá dự kiến điều chỉnh với mức giá cùng loại dịch vụ của các nước ASEAN.

IV. Tính tác động của mức giá đề nghị: Với mức giá dự kiến đề nghị của đơn vị, tổng doanh thu của đơn vị tăng hoặc giảm … tỷ đồng/năm (bằng …%) so với giá hiện hành.

PHỤ LỤC SỐ 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
--------------------

.........., ngày …  tháng …    năm ...

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ

 

Tên hàng hóa, dịch vụ:.............................................................

Tên đơn vị đề nghị hiệp thương:..............................................

Địa chỉ:......................................................................................

Số điện thoại: ………………………………………………………

Số Fax: ....................................................................................

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 4a

Tên đơn vị
đề nghị hiệp thương giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số ........./ .....
V/v hiệp thương giá dịch vụ

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

Kính gửi:

- Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá);
- Cục Hàng không Việt Nam.

Thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số .../2008/TTLT/BTC-GTVT  ngày ... tháng ... năm 2008 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

Căn cứ các chế độ chính sách của Nhà nước và mặt bằng giá hiện hành;

(tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) đề nghị (tên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá) tổ chức hiệp hiệp thương giá (tên dịch vụ đề nghị hiệp thương giá) do (tên đơn vị cung ứng dịch vụ)  (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ thể như sau:

1. Bên bán:……………………………………………………………….

2. Bên mua:………………………………………………………………

3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:……………………………

- Quy cách, phẩm chất:………………………………………………….

- Mức giá đề nghị của bên bán………………………………………….

- Mức giá đề nghị của bên mua………………………………………….

- Thời điểm thi hành mức giá……………………………………………

- Điều kiện thanh toán……………………………………………………

4. Nội dung chính của phương án gía hiệp thương:……….

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………

Nợi nhận
- Như trên
- Lưu:

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 4b

Tên đơn vị
đề nghị hiệp thương giá
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

...    , ngày   ....     tháng   ...   .năm 200...

PHƯƠNG ÁN GIÁ  HIỆP THƯƠNG

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

Tên dịch vụ :  ………………………………………………..

I. Bảng tổng hợp giá dịch vụ:

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

3

Chi phí sản xuất chung

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất

 

 

4

Chi phí bán hàng

 

 

5

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

6

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

7

Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

Giá bán đã có thuế

 

 

II. Giải trình các khoản mục chi phí (cơ sở tính toán, phương pháp phân bổ để xác định từng khoản mục chi phí):

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2. Chi phí nhân công trực tiếp

3. Chi phí sản xuất chung (Chi phí nhân viên phân xưởng, vật liệu, dụng cụ sản xuất, KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác)

4. Chi phí bán hàng

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

III. So sánh mức giá đề nghị với mức giá trung bình của cùng dịch vụ của các nước ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá dự kiến điều chỉnh với mức giá cùng loại dịch vụ của các nước ASEAN (nếu có).

IV. Tính tác động của mức giá đề nghị: Với mức giá dự kiến đề nghị của đơn vị, tổng doanh thu của đơn vị tăng hoặc giảm … tỷ đồng/năm (bằng …%) so với giá hiện hành.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MLNISTRY OF TRANSPORT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness 

No. 103/2008/TTLT-BTC-BGTVT

Hanoi, November 12, 2008

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT OF DOMESTIC AIR FARE AND FREIGHT RATES AND AIR SERVICE CHARGE RATES AT VIETNAMESEAIRPORTS AND AIRFIELDS

Pursuant to June 29, 2006 Law No. 66/2006/QH11 on Vietnam Civil Aviation;

Pursuant to April 26, 2002 Ordinance No. 40/2002/UBTVQH10 on Prices;

Pursuant to the Government s Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Prices, and Decree No. 75/2008/ND-CP of June 9, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Prices;

Pursuant to the Governments Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Governments Decree No. 51/2008/ND-CP of April 22, 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Governments Decree No. 83/2007/ND-CP of May 25, 2007. on management of operation of airports and oilfields;

The Finance Ministry and the Transport Ministry jointly guide the management of domestic airfares and freight rates arid air service charge rates at Vietnamese airports and oilfields as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of regulation

This Circular guides the principles for determining domestic air fare and freight rates (for cargoes and passengers) and air service charge rates (below collectively referred to as charge rates) at Vietnamese airports and airfields beyond the scope of regulation of the Ordinance on Charges and Fees; the competence and responsibility of agencies and units for elaborating, submitting and evaluating charge rate plans and deciding on, registering and declaring charge rates.

2. Subjects of application

This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals (below collectively referred to as entities) licensed to provide or allowed to use domestic air transport services and air services at Vietnamese airports and airfields (below referred to as air services).

3. Currencies for payment

3.1. Rates of domestic air fares and freight sold in the Vietnamese territory and charge rates of air services provided for domestic flights are prescribed in Vietnam dong (VND).

3.2. Rates of domestic air fares and freight sold outside the Vietnamese territory and charge rates of air services provided for international flights are prescribed in US dollar (USD). In case payments are made in Vietnam dong or currencies of host countries, these payments must be converted into USD at average exchange rates on the inter-bank foreign currency market announced by the State Bank of Vietnam at the time of payment.

II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Modes of price management

Domestic air fare and freight rates (for cargoes and passengers); air service charges rates at Vietnamese airports and airfields shall be managed by the following modes:

1.1. The State decides on charge rates and charge rate brackets of services on the list of services with charge rates prescribed by the State.

1.2. Entities register and declare charge rates for services falling under their competence with competent state management agencies.

1.3. Charge rates for services other than those specified above can be negotiated.

2. Principles for determining domestic air fare and freight rates and air service charges rates

Apart horn complying with the Regulation on calculation of asset and goods prices and service charge rates and relevant guiding documents of the Finance Ministry, entities shall comply with the following principles and regulations:

2.1. Domestic air fare and freight rates: These rates shall be determined on the basis of reasonable expenses, service quality, demand-supply balance and socio-economic development policies in each period, and suitable to the average charge, rate for the same type of service applied within the ASEAN.

2.2. Air service charge rates:

2.2.1. Air service charge rates for international flights, regardless of whether these flights are made by aircraft of Vietnamese or foreign airlines, shall be determined on the basis of reasonable expenses to ensure investment capital recovery and capital accumulation of service providers and service quality, and suitable to the average charge rate for the same type of service applied within the ASEAN.

2.2.2. Air service charge rates for domestic flights shall be determined on the basis of reasonable expenses, service quality and domestic market prices, taking into account the relationship between domestic and international charge rates for the same type of service, and socio-economic development policies in each period, and suitable to the average charge rate for the same type of service applied within the ASEAN.

3. Competence and responsibility of agencies and service providers for elaborating, submitting and evaluating charge rate plans and deciding on service charge rates

3.1. The Finance Ministry shall decide on charge rates and charge rate brackets of the following services at the request of the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam):

3.1.1. The bracket of domestic air fare rates applicable to economic-class passengers on air routes on which a sole service provider operates.

When fuel prices rise by more than 20% over those used for the calculation of the fare rate bracket and the bracket is not adjusted, the Finance Ministry shall consider and set the maximum domestic fuel surcharge level to be applied for a definite time.

3.1.2. Rates of takeoff and landing; air traffic management; flight operation assurance assistance; security screening; and passenger services.

3.1.3. The bracket of charge rates of a number of air services which are still provided by a sole provider at airports and airfields, including:

a/ Apron hire service;

b/ Passenger check-in counter hire service;

c/ Baggage conveyor belt lease service;

d/ Mobile passenger stairs hire service;

dd/ Service of lease of spaces for representative offices of airlines within terminals;

e/ Ground package service at airports and airfields other than Noi Bai, Tan Son Nhat, Da Nang, Cam Ranh and Phu Bai;

g/ Service of supply and pumping of aviation fuel for domestic flights;

h/ Service of automated classification of check-in baggage.

3.1.4. Special-purpose aircraft charter rates shall be determined according to state-placed orders or state-assigned tasks funded with the state budget.

3.2. The Transport Ministry:

The Civil Aviation Administration of Vietnam, an agency under the Transport Ministry, shall perform on the latters behalf the following tasks:

3.2.1. Directing and guiding service providers in working out charge rates plans and brackets and setting fuel surcharges; organizing the evaluation of charge rates plans and brackets and fuel surcharges elaborated and set by service providers; and making written official proposals on service charge rates and charge rate brackets and the maximum fuel charge level specified at Item 3.1, Point 3, Section II of this Circular to the Finance Ministry for decision.

3.2.2. Assuming the prime responsibility for reviewing dossiers and details of charge rates registered and declared by service providers.

3.3.3. Guiding service providers in executing the States decisions on charge rates, charge rate brackets and the maximum fuel surcharges and complying with the provisions on management of charge rates in this Circular and relevant legal documents.

3.2.4. Publicly notifying in the first quarter every year or extraordinarily upon request, the list of domestic air routes on which a sole service provider operates and charge rate brackets are prescribed by the State and air routes on which charge rates are registered by service providers.

3.2.5. Specifically guiding air services at airports and airfields specified in Article 21 of the Governments Decree No. 83/2007/ND-CP of May 25, 2007, on management of operation of airports and airfields.

3.3. Service providers shall:

3.3.1. Elaborate charge rate plans and brackets for air services, brackets of domestic passenger fare rates and the maximum fuel surcharge specified at Item 3.1, Point 3, Section II of this Circular, then report them to the Finance Ministry and the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam).

Charge rate plans shall be based on the principles specified at Point 2, Section II of this Circular and the regulations on calculation of assets and goods prices and service charge rates promulgated by the Finance Ministry. Charge rate plan dossiers shall be made according to Appendix 1 to this Circular (not printed herein).

3.3.2. Decide on specific air ticket prices and fuel surcharge rates applicable to domestic air routes; specific charge rates for services specified at Items 3.1.1 and 3.1.3, Point 3.1, Section II of this Circular within the service charge rate bracket and the maximum fuel surcharge prescribed by the Finance Ministry.

3.3.3. Decide on air fare and freight rates and charge rates of other air services not on the list specified at Item 3.1, Point 3. Section II of this Circular.

3.4. Adjustment of charge rates prescribed by the State and the procedures and time limit for deciding on charge rates: To comply with Articles 9 and 10 of the Governments Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Prices.

4. Registration of service charge rates

4.1. Charge rate registration means that service providers register charges rates of services specified at Item 4.2, Point 4, Section II of this Circular with state management agencies.

4.2. Services subject to charge rate registration:

Air transport services on domestic air routes for which the charge rate bracket is not prescribed by the State.

In addition to the above services, the Civil Aviation Administration of Vietnam may base itself on the practical situation to permit the modification and supplementation of the list of services subject to charge rate registration after obtaining the Finance Ministrys agreement.

4.3. Mode and details of and procedures for charge rate registration:

4.3.1. Charge rate registration shall be made by service providers by sending their written registrations to the charge rate registration dossier-receiving agencies being the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam) and the Finance Ministry (the Price Management Department) at least 15 days before the planned date of application. Past the 15-day time limit, if the charge rate registration dossier-receiving agencies make no request for explanation, service providers may start providing services at registered charge rates and publicly post up charge rates under law.

4.3.2. A dossier of charge rate registration comprises:

- A written registration of charge rates, stating the time when these charge rates become effective, enclosed with relevant documents;

- A table of specific charge rates for registration;

- An explanation of the calculation of charge rates for services subject to charge rate registration.

Forms of charge rate registration dossier documents are provided in Appendix 2 to this Circular.

4.3.3. Procedures for charge rate registration:

- First-time charge rate registration shall be made when service providers register for the first time charge rates with the charge rate registration dossier-receiving agencies specified in this Circular;

- Charge rate re-registration shall be made when service providers increase or reduce charge rates compared to the last registration.

4.4. Powers and responsibilities of agencies and service providers:

4.4.1. Service providers registering charge rates shall:

- Register charge rates of their services under this Circular and relevant legal documents;

- Be held responsible before law for registered charge rates.

4.4.2. The charge rate registration dossier-receiving agencies shall receive charge rate registration dossiers sent by service providers; examine details of to-be-registered charge rates; when detecting that registered charge rates involve unreasonable factors, request service providers to stop providing services at these charge rates, and to make re-registration.

5. Declaration of service charge rates

5.1. Service providers shall declare service charge rates specified at Item 5.2, Point 5, Section II of this Circular, to the charge rate declaration dossier-receiving agencies being the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam) and the Finance Ministry (the Price Management Department) at least 15 days before the planned date of application. Past the 15-day time limit, if the charge rate declaration dossier-receiving agencies make no request for explanation, service providers may start providing services at declared charge rates and publicly post up charge rates under law.

5.2. Service charge rates subject to declaration include:

- Specific charge rates of services specified at Items 3.1.1 and 3.1.3, Point 3.1, Section II of this Circular;

- Charge rates of services for which service providers are competent to set charge rates (except for services subject to charge rate registration).

5.3. Mode and details of and procedures for charge rate declaration:

5.3.1. Charge rate declaration shall be made by service providers by sending their written declarations enclosed with the decisions on charge rates of their services to the charge rate declaration dossier-receiving agencies.

5.3.2. A dossier of charge rate declaration comprises:

- A written declaration of charge rates, stating the time when declared charge rates become effective, enclosed with relevant documents;

- A table of declared specific charge rates;

- Analysis of reasons for charge rate increase/reduction compared to the last charge rate declaration.

Forms of charge rate declaration dossier documents are provided in Appendix 3 to this Circular.

5.3.3. Procedures for charge rate declaration:

- First-time charge rate declaration shall be made when service providers declare for the first time charge rates to the charge rate declaration dossier-receiving agencies specified in this Circular;

- Charge rate re-declaration shall be made when service providers increase or reduce charge rates compared to the last declaration.

5.4. Powers and responsibilities of concerned organizations and individuals:

5.4.1. Charge rate declaration dossier-receiving agencies:

Upon receiving charge rate declaration dossiers, these agencies shall, instead of approving charge rates declared by service providers, only write, the date of receipt of dossiers and append an arrival stamp on declaration dossiers according to administrative procedures. If detecting that charge rates declared by service providers involve unreasonable factors, they shall request service providers to make re-declaration.

5.4.2. Service providers declaring charge rates shall:

- Declare charge rates of their services under this Circular and relevant legal documents;

- Be held responsible before law for declared charge rates.

6. Negotiations on air service charge rates

6.1. Conditions on organization of negotiations on charge rates:

Negotiations on charge rates may be organized for the following services:

- Services not on the list of services with their charge rates prescribed by the State;

- Important services produced or provided in particular conditions or by sole providers or purchasers, and service providers and purchasers are interdependent and irreplaceable and competition on the market is limited;

- At the request of either of service providers or purchasers when these parties cannot reach agreement on service sale and purchase prices for signing contracts.

6.2. Competence to organize negotiations on charge rates:

The Finance Ministry (the Price Management Department) shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam) in, organizing negotiations on charge rates for services satisfying the conditions specified at Item 6.1, Section II of this Circular or at the request of the Prime Minister, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies.

6.3. A dossier for charge rate negotiation comprises:

6.3.1. A written request for a charge rate negotiation made by either of the service provider or purchaser or a competent state management agency.

6.3.2. A charge rate plan for negotiation:

a/ In case the charge rate negotiation is conducted by the service provider at its own will or the request of a competent agency, its charge rate plan for negotiation must clearly state:

- The situation of production or provision and consumption or use, supply and demand of goods or services;

- Analysis of the charge rate proposed for negotiation;

- The charge rate calculation structure with charge constituents, and analysis and explanation of this structure;

- Analysis of effects of the new charge rate on production or business efficiency; financial operation; living conditions of the service providers employees; and the service providers obligation toward the state budget;

- Matters on which the service provider and purchaser cannot reach agreement yet; the service providers arguments on these matters;

- Proposals (if any).

b/ In case the charge rate negotiation is conducted by service purchaser at its own will or the request of a competent agency, a plan on charge rate subject to negotiation must clearly state:

- The charge rate calculation structure with elements constituting prices or charge rates of goods or services it produces or provides according to new input service charge rates offered by the service provider. Explanation of this structure;

- Analysis of effects of the new charge rate on production or business efficiency; financial operation; living conditions of the purchasers employees; sale price of its products, possibility of customer acceptance and comparison with prices of products of the same type on the market; and its obligation toward the state budget;

- Matters on which the service provider and purchaser cannot reach agreement yet; the purchasers arguments on these matters;

- Other proposals (if any).

6.3.3. In case the service provider and purchaser are requested by a competent agency to conduct a compulsory negotiation or only either of them requests a charge rate negotiation, both parties shall make charge rate negotiation dossiers under the above guidance.

6.3.4. A charge rate negotiation dossier shall be made according to a set form (not printed herein) by the service provider or purchaser and sent (at least in three sets) in advance to the agency competent to organize charge rate negotiations and concurrently to the other party.

6.4. Results of charge rate negotiation

6.4.1. Results of a charge rate negotiation are obtained under Article 12 of the Ordinance on Prices. In case a charge rate negotiation has been organized but the service provider and purchaser cannot reach agreement on a charge rate, the Finance Ministry shall decide on a temporary charge rate for application by these parties.

6.4.2. A decision on a temporary charge rate issued by the Finance Ministry is valid for no more than six months. While executing the temporary charge rate decision, the parties may still negotiate on sale or purchase prices.

If the parties can agree on a charge rate, they may apply this charge rate and shall report the agreed charge rate and duration of application to the agency competent to organize charge rate negotiations.

Past the six-month time limit, if the parties cannot reach agreement on a charge rate, the

Finance Ministry shall organize a charge rate re-negotiation under Clause 6.1, Section II of this Circular and shall continue executing the temporary charge rate decision in the course of re-negotiation.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Service providers shall:

1.1. Comply with the provisions on management on charge rates guided in this Circular and relevant legal documents.

1.2. Post up charge rates at places where transactions on service provision and purchase are conducted. For services with charge rates prescribed by the State, their state-prescribed charge rates shall be posted up. For services with specific charge rates set by service providers according to charge rate brackets set by the State or services falling under service providers competence to set charge rates, charge rates set by service providers shall be posted up.

1.3. When necessary, at the request of the Finance Ministry and the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam), make and send reports on the application of air service charge rates at their units. For service providers being members of Vietnam Airlines, the reporting on the application of charge rates under this Circular shall be made through Vietnam Airlines.

2. Control and inspection of application of service charge rates

The Finance Ministry, the Transport Ministry and the Civil Aviation Administration of Vietnam shall organize independent or coordinated control and inspection of the observance of service charge rates and the States regulations on management of charge rates at service providers; and promptly handle violations under current regulations.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces Joint Circular No. 22/2007/TTLT/BTC-BGTVT of March 21, 2007, of the Finance Ministry and the Transport Ministry, guiding the management of domestic air fare and freight charge rates and air service charge rates at Vietnamese airports and airfields.

2. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Finance Ministry and the Transport Ministry (the Civil Aviation Administration of Vietnam) for study and settlement.

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Tran Xuan Ha

FOR THE MINISTER OF TRANSPORT
VICE MINISTER





Le Manh Hung

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất