Thông tư 57/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006

thuộc tính Thông tư 57/2006/TT-BTC

Thông tư 57/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/2006/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:23/06/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Kinh phí điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản - Ngày 23/6/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 57/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006. Theo đó, trường hợp cán bộ công chức nhà nước đi chỉ đạo giám sát ở cơ sở không đủ điều kiện thanh toán tiền công tác phí theo quy định nhưng phải đạt tối thiểu là 6 giờ/ngày thực tế đi cơ sở thì được thanh toán theo mức khoán tối đa là 20.000 đồng/người/ngày đối với cán bộ đi công tác tại các vùng núi cao, biên giới, hải đảo... Mức chi thù lao cho giảng viên tham gia tập huấn nghiệp vụ điều tra từ 70.000 đến 150.000 đồng/buổi... Đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác điều tra được hưởng mức chi 30.000 đồng/người/ngày... Chi xây dựng phương án Tổng điều tra: mức 1.000.000 đồng/ phương án... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư57/2006/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 57/2006/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 57/2006/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2006

 

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn c Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 26/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006;

Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kinh phí để thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 do ngân sách trung ương bảo đảm, được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách năm 2006 của Tổng cục Thống kê.

2. Trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước về kinh phí Tổng điều tra đã được giao, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc để tổ chức thực hiện.

3. Kết thúc cuộc Tổng điều tra, các đơn vị phải thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung chi gồm:

a) Chi xây dựng phương án, biểu mẫu, quy trình điều tra và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ;

b) Chi dịch, biên soạn tài liệu nước ngoài phục vụ cho Tổng điều tra (nếu có);

c) Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra;

d) Chi hoạt động của Ban Chỉ đạo điều tra các cấp;

đ) Chi công tác tuyên truyền về điều tra các cấp;

e) Chi in, vận chuyển phiếu điều tra và các tài liệu nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều tra;

g) Chi vẽ sơ đồ địa bàn điều tra ở những địa bàn xét thấy cần thiết do Tổng cục Thống kê xem xét, quyết định;

h) Chi lập danh sách các đơn vị điều tra;

i) Chi trả công thuê phiên dịch tiếng dân tộc và người dẫn đường tại địa bàn điều tra;

k) Chi công tác phí cho cán bộ trong biên chế tham gia Tổng điều tra;

l) Chi trả công thuê điều tra, thu thập số liệu;

m) Chi văn phòng phẩm phục vụ Tổng điều tra;

n) Chi tổng hợp nhanh số liệu cấp huyện, cấp tỉnh;

o) Chi xử lý kết quả điều tra và lập báo cáo kết quả điều tra;

p) Chi xuất bản kết quả điều tra cho đối tượng phải cung cấp.

q) Chi thuê bảo quản phiếu điều tra;

r) Chi tổng kết, khen thưởng;

s) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác Tổng điều tra.

2. Một số mức chi cụ thể:

Mức chi, chế độ chi cho cuộc Tổng điều tra thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền quy định hiện hành; Một số mức chi được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Về chế độ công tác phí, hội nghị phí:

- Đối với cán bộ công chức thuộc Tổng cục Thống kê đi công tác, hội nghị tập huấn phục vụ cho công tác điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mức thanh toán tiền công tác phí và chi tiêu hội nghị thực hiện theo mức quy định của Tổng cục Thống kê trên cơ sở cụ thể hóa mức chi quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.

- Đối với cán bộ công chức thuộc các địa phương đi công tác; các cuộc hội nghị tập huấn phục vụ cho công tác điều tra do địa phương thực hiện, mức thanh toán tiền công tác phí và chi tiêu hội nghị theo mức quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở cụ thể hóa mức chi quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 nêu trên của Bộ Tài chính.

- Trường hợp cán bộ công chức nhà nước đi chỉ đạo giám sát ở cơ sở không đủ điều kiện thanh toán tiền công tác phí theo quy định nhưng phải đạt tối thiểu là 6 giờ/ngày thực tế đi cơ sở thì được thanh toán theo mức khoán tối đa là 20.000 đồng/người/ngày đối với cán bộ đi công tác tại các vùng núi cao, biên giới, hải đảo. Đối với các vùng khác mức chi cụ thể do Tổng cục Thống kê quyết định cho phù hợp trong phạm vi dự toán đã được giao.

Khi thực hiện thanh toán theo mức khoán này, cán bộ đi công tác không được thanh toán tiền công tác phí và thanh toán khoán theo quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính.

b) Chi xây dựng phương án Tổng điều tra: Mức 1.000.000 đồng/ phương án;

c) Chi hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan về phương án, biểu mẫu, quy trình điều tra, mức chi cho từng thành viên như sau:

- Chủ trì hội thảo: 100.000 đồng/lần hội thảo;

- Thư ký hội thảo: 70.000 đồng/lần hội thảo;

- Người dự hội thảo: 50.000 đồng/lần hội thảo.

d) Chi in ấn tài liệu, hướng dẫn phiếu điều tra, biểu mẫu, sổ tay nghiệp vụ của điều tra viên phục vụ cho công tác điều tra:

Việc in ấn tài liệu, phiếu, biểu mẫu điều tra, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên phải thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định hiện hành.

đ) Mức chi thù lao cho giảng viên tham gia tập huấn nghiệp vụ điều tra:

- Giảng viên, báo cáo viên là lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, tiến sỹ, chuyên viên cao cấp, Tỉnh ủy viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương: 150.000 đồng/buổi.

- Giảng viên là phó các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và chuyên viên cấp Bộ, cơ quan Trung ương; chuyên viên cấp tỉnh: 100.000 đồng/buổi;

- Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ cấp huyện, thị xã: 70.000 đồng/buổi.

e) Chi công điều tra:

- Đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác điều tra được hưởng mức chi 30.000 đồng/người/ngày.

- Chi thuê phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường mức 30.000 đồng/người/ngày (nếu có).

- Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch) mức: 20.000 đồng/người/ngày.

- Đối với những trường hợp làm đêm, thêm giờ được thanh toán tiền làm đêm, thêm giờ theo quy định hiện hành trên cơ sở có bảng chấm công làm đêm, thêm giờ được thủ trưởng đơn vị duyệt.

3. Phân bổ, giao dự toán và thanh, quyết toán kinh phí:

a)      Việc phân bổ, giao dự toán kinh phí Tổng điều tra:

Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phân bổ kinh phí Tổng điều tra cho các đơn vị trực thuộc cùng với kinh phí chi thường xuyên năm 2006 trong phạm dự toán ngân sách nhà nước về kinh phí Tổng điều tra đã được giao để tổ chức thực hiện.

b) Kết thúc cuộc Tổng điều tra: Tổng cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí điều tra cùng với quyết toán chi quản lý hành chính theo quy định hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và những quy định tại Thông tư này trong phạm vi dự toán ngân sách được giao về Tổng điều tra theo Quyết định số 4059/QĐ-BTC ngày 10/11/2005 và công văn số 1675/BTC-HCSN ngày 9/2/2006 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và thẩm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2006.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất