Thông tư 10/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc kê khai nộp thuế thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác và xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 10/2000/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/2000/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 01/02/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 10/2000/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 10/2000/TT-BTC NGÀY 01 THÁNG 2 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH XUẤT BÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC VÀ XUẤT BÁN QUA ĐẠI LÝ BÁN
ĐÚNG GIÁ HƯỞNG HOA HỒNG
Căn cứ Luật thuế GTGT; Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;
Nhằm hướng dẫn việc thực hiện kê khai nộp thuế GTGT phù hợp với tổ chức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh và phù hợp với Thông tư số 140/1999/TT-BTC ngày 2/12/1999 hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Thông tư số 73/TC/TCT ngày 20/10/1997 và Thông tư số 17/1999/TT-BTC ngày 5/2/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường; việc kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác và xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng như sau:
I. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH XUẤT BÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC NƠI ĐẶT VĂN PHÒNG
TRỤ SỞ CHÍNH CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH:
1- Lập và luân chuyển hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá xuất kho và tiêu thu nội bộ:
a. Khi cơ sở sản xuất kinh doanh xuất hàng hoá đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng... ở các tỉnh, thành phố khác nơi đặt văn phòng trụ sở chính phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kèm theo lệnh điều động nội bộ của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b. Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc bao gồm chi nhánh và cửa hàng... khi bán hàng hoá phải lập hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra theo quy định.
Đối với hàng hoá bán ra hàng hoá do Công ty, đơn vị cấp trên điều động, giao bán thì các đơn vị trực thuộc căn cứ vào số lượng, giá bán của hàng hoá đã bán lập Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra chuyển về Công ty, đơn vị cấp trên để lập hoá đơn cho hàng hoá theo quy định tại điểm 1c mục này, Bảng kê hoá đơn của hàng hoá điều động nội bộ tiêu thụ trong tháng được lập theo mẫu hoá đơn của hàng hoá điều động nội bộ tiêu thụ trong tháng được lập theo mẫu số 02/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính) thành 02 bản: 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi về đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ sở sản xuất kinh doanh. Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra được lập cho từng tháng. Trường hợp số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, đơn vị lập bảng kê theo định kỳ cho 5 hay 10 ngày do đơn vị kinh doanh quy định, để đảm bảo kê khai nộp thuế kịp thời.
c. Căn cứ vào số hàng hoá các đơn vị trực thuộc đã bán ra, cơ sở kinh doanh lập hoá đơn GTGT phản ánh hàng hoá tiêu thụ nội bộ cho các đơn vị trực thuộc. Giá bán ghi trên hoá đơn là giá bán nội bộ hoặc giá bán cho người mua do đơn vị quyết định. Căn cứ để lập hoá đơn là Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra do các đơn vị trực thuộc lập và gửi về cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm 1b mục này. Hoá đơn được lập tổng hợp cho 1 Bảng kê trừ trường hợp Bảng kê lập cho các sản phẩm, nhóm sản phẩm có thuế suất khác nhau. Hoá đơn GTGT lập thành 03 liên: liên 1 lưu tại đơn vị chính, liên 2 giao cho đơn vị trực thuộc tiêu thụ hàng hoá, liên 3 làm chứng từ hạch toán. Hoá đơn phải ghi rõ vào dưới cột B (tên hàng hoá, dịch vụ): "Hàng bán điều chuyển nội bộ". Hoá đơn này không sử dụng thay thế chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.
2- Kê khai, nộp thuế:
a. Đối với văn phòng chính của các cơ sở kinh doanh:
Văn phòng chính của cơ sở kinh doanh hàng tháng kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở theo quy định hiện hành, Doanh thu kê khai nộp thuế GTGT bao gồm doanh thu bán hàng theo hoá đơn GTGT do văn phòng chính của cơ sở kinh doanh trực tiếp bán và doanh thu hàng hoá xuất bán tại các đơn vị trực thuộc theo hoá đơn GTGT xuất cho đơn vị trực thuộc theo quy định tại điểm 1c Mục này (kèm theo Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá điều chuyển nội bộ đã tiêu thụ do các đơn vị trực thuộc báo cáo - Bản sao có xác nhận và đóng dấu của cơ sở kinh doanh). Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa tổng hợp đầy đủ và kịp thời số lượng hàng hoá điều chuyển nội bộ cho các đơn vị trực thuộc đã tiêu thụ trong tháng để lập hoá đơn GTGT và kê khai nộp thuế thì số hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng chưa lập hoá đơn sẽ chuyển sang để lập hoá đơn và kê khai nộp thuế vào tháng kế tiếp.
b. Đối với các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc:
Hàng tháng các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như chi nhánh, cửa hàng... phải kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi chi nhánh, cửa hàng... đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định tại Mục II Phần C Thông tư số 89/1998/TT-BTC (bao gồm cả hàng hoá điều chuyển nội bộ và hàng hoá khác do đơn vị trực tiếp mua bán), kèm theo Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá điều chuyển nội bộ đã tiêu thụ do các đơn vị trực thuộc báo cáo (nếu có).
Ví dụ: Công ty xi măng A có trụ sở chính tại Hải phòng. Công ty có chi nhánh B là đơn vị hạch toán phụ thuộc đóng tại Hà Nội và có cửa hàng C đóng tại Hà Tây là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc chi nhánh B. Trong tháng Công ty A xuất điều chuyển nội bộ cho chi nhánh B là 1000 tấn xi măng. Trong tháng chi nhánh B đã trực tiếp bán được 500 tấn và xuất điều chuyển cho cửa hàng C là 300 tấn. Trong tháng cửa hàng C đã tiêu thụ được 150 tấn. Việc lập hoá đơn, chứng từ và kê khai nộp thuế của các đơn vị như sau:
- Khi Công ty A, chi nhánh B xuất hàng điều chuyển nội bộ cho các đơn vị trực thuộc sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Cửa hàng C khi tiêu thụ xi măng phải xuất hoá đơn cho khách hàng và phải kê khai nộp thuế GTGT tại Hà Tây cho hàng hoá bán ra bao gồm cả xi măng do chi nhánh B điều chuyển đã tiêu thụ (150 tấn) đồng thời lập Bảng kê hoá đơn xi măng đã bán (150 tấn) gửi về chi nhánh B để chi nhánh B làm cơ sở lập hoá đơn GTGT của số xi măng điều chuyển cho cửa hàng C đã tiêu thụ tại Hà Tây (150 tấn). Căn cứ vào hoá đơn GTGT do chi nhánh B lập, cửa hàng C kê khai thuế GTGT đầu vào cho số xi măng đã tiêu thụ.
- Chi nhánh B tại Hà Nội phải kê khai nộp thuế GTGT tại Hà Nội cho hàng hoá bán ra trong tháng bao gồm cả số xi măng do Công ty A điều chuyển đã tiêu thụ (650 tấn - gồm 500 tấn tiêu thụ tại Hà Nội và 150 tấn tiêu thụ tại cửa hàng Hà Tây). Đồng thời chi nhánh B lập Bảng kê hoá đơn cho số xi măng do Công ty điều chuyển đã tiêu thụ là 650 tấn gửi về công ty A tại Hải Phòng để Công ty A lập hoá đơn GTGT cho số xi măng đã tiêu thụ 650 tấn. Hoá đơn thuế GTGT do Công ty A lập làm cơ sở để chi nhánh B kê khai thuế GTGT đầu vào đối với số xi măng đã tiêu thụ (650 tấn).
- Công ty xi măng A tại Hải Phòng kê khai nộp thuế GTGT tại Hải Phòng cho số lượng xi măng Công ty trực tiếp bán và số xi măng điều chuyển cho chi nhánh B đã tiêu thụ (650 tấn).
II. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CÁC ĐƠN VỊ BÁN THÔNG QUA
ĐẠI LÝ HOA HỒNG
1- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh (đơn vị là chủ hàng giao đại lý) khi xuất hàng hoá giao cho cơ sở bán hàng đại lý đúng giá hưởng hoa hồng (đơn vị đại lý hoa hồng) theo quy định của Luật thương mại phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định tại Thông tư số 140/1999/TT-BTC ngày 2/12/1999 của Bộ Tài chính kèm hợp đồng đại lý hoa hồng.
Căn cứ vào hàng hoá thực tế đã tiêu thụ qua đại lý hoa hồng, đơn vị giao đại lý lập hoá đơn GTGT phản ánh hàng hoá đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý hoa hồng.
Căn cứ để lập hoá đơn là Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá bán ra qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng do các đơn vị đại lý hoa hồng lập gửi về theo quy định tại điểm 2 mục này. Hoá đơn được lập tổng hợp vào một Bảng kê, trường hợp các sản phẩm, nhóm sản phẩm bán ra có thuế suất khác nhau thì lập riêng các bảng kê theo loại hàng hoá có cùng thuế suất. Hoá đơn lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại đơn vị giao đại lý, liên 2 giao cho đơn vị đại lý, liên 3 dùng làm chứng từ hạch toán.
Hoá đơn này phải ghi rõ ở dưới cột B (tên hàng hoá, dịch vụ): "Hàng bán đại lý hưởng hoa hồng". Hoá đơn này không sử dụng thay thé chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.
Định kỳ hàng tháng đơn vị giao đại lý thực hiện kê khai nộp thuế đối với hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng, trong đó có hàng hoá bán qua đại lý hoa hồng theo quy định hiện hành kèm theo bản sao Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã tiêu thụ qua đại láy hưởng hoa hồng do đại lý lập có xác nhận và đóng dấu của đơn vị giao đại lý. Trường hợp đến thời gian kê khai nộp thuế, đơn vị giao đại lý chưa nhận và tập hợp kịp Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã tiêu thụ qua đại lý hoa hồng để lập hoá đơn GTGT giao cho đại lý hoa hồng chưa kê khai thuế GTGT đầu ra thì số hàng hoá bán qua đại lý đã tiêu thụ, được lập hoá đơn GTGT và kê khai nộp thuế vào tháng kế tiếp.
2- Các đơn vị đại lý hoa hồng khi tiêu thụ hàng phải lập hoá đơn. Việc sử dụng hoá đơn đối với hàng bán thông qua đại lý hưởng hoa hồng như sau:
a. Các cơ sở đại lý hoa hồng là đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng đại lý sử dụng hoá đơn GTGT của đại lý. Việc ghi hoá đơn thực hiện như quy định đối với bên có hàng đưa đi bán đại lý thống nhất về giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất, mức thuế GTGT.
Đối với hàng hoá đại lý không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán đại lý thuộc diện chịu thuế GTGT của bên giao đại lý là đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp cũng sử dụng hoá đơn GTGT, trên hoá đơn chỉ ghi dòng giá bán là giá theo quy định của bên giao đại lý, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT không ghi và gạch chéo. Trường hợp hàng hoá bán đại lý là mặt hàng chịu thuế TTĐB thì đơn vị đại lý hoa hồng phải đăng ký với cơ quan thuế để sử dụng hoá đơn bán hàng.
b. Cơ sở đại lý hoa hồng là đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp sử dụng hoá đơn bán hàng (áp dụng cho cả hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế GTGT), trên hoá đơn ghi giá bán theo giá quy định của bên có hàng đưa đi bán đại lý. Nếu hàng hoá bán đại lý thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá bán ghi trên hoá đơn là giá bao gồm cả thuế GTGT.
3- Đơn vị đại lý hoa hồng khi thanh toán tiền hoa hồng, đơn vị đại lý phải xuất hoá đơn cho bên giao đại lý. Nếu đơn vị đại lý là đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì sử dụng hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là tiền hoa hồng, không ghi và gạch chéo dòng thuế GTGT; nếu đơn vị đại lý là đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì sử dụng hoá đơn bán hàng (hoá đơn thông thường).
4- Hết tháng các đơn vị đại lý hoa hồng lập Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng theo mẫu số 02/GTGT ban hành tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC gửi về cho đơn vị giao đại lý làm cơ sở để đơn vị giao đại lý lập hoá đơn GTGT cho đơn vị đại lý hoa hồng đối với hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng.
Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá bán đại lý đã tiêu thụ trong tháng được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi cho đơn vị giao đại lý, 01 bản gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế cùng với tờ kê khai nộp htuế của đơn vị. Trường hợp lượng hàng hoá bán ra lớn thì đơn vị giao đại lý quy định 5 hay 10 ngày định kỳ lập bảng kê để lập hoá đơn cho phù hợp, đảm bảo kê khai nộp thuế kịp thời.
5- Các đại lý hoa hồng không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền thu về hoa hồng nhưng hàng tháng, chậm nhất là 10 ngày đầu tháng sau phải lập Bảng kê hoá đơn bán ra đối với hàng hoá bán đại lý đã tiêu thụ theo quy định tại điểm 4 mục này và Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào theo mẫu số 03/GTGT đối với hàng hoá đại lý hoa hồng ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị đại lý.
- Các đại lý hoa hồng theo quy định của Luật thương mại không phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền thu về hoa hồng phải có đủ điều kiện sau:
+ Có hợp đồng bán đại lý trong đó quy định rõ: hoa hồng được hưởng, giá bán theo quy định của bên giao đại lý.
+ Hoá đơn lập cho hàng hoá bán đại lý đúng quy định tại Thông tư này.
+ Việc thanh toán tiền hàng và hoa hồng đại lý được thực hiện từng đợt sau khi đã hoàn thành việc bán số lượng hàng hoá nhất định.
- Các đại lý hoa hồng nếu không đủ các điều kiện trên thì phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT cho hàng hoá bán đại lý áp dụng như trường hợp hàng hoá mua đứt, bán đoạn. Tiền thu về hoa hồng hạch toán thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các trường hợp đại lý bán hàng hoá không đúng giá quy định của bên giao đại lý phải kê khai nộp thuế GTGT cho hàng hoá bán đại lý. Nếu đơn vị phát sinh thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra do giá bán thấp hơn giá quy định của bên giao đại lý thì đơn vị không đủ cơ sở để được hoàn thuế GTGT.
III. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho việc kê khai nộp thuế GTGT từ 1/1/2000.
Đối với các đơn vị do điều kiện, yêu cầu quản lý và hạch toán nếu không muốn sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoặc phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý mà sử dụng ngay hoá đơn GTGT khi xuất hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương hoặc cho đại lý hoa hồng thì đơn vị sử dụng hoá đơn GTGT. Văn phòng chính của đơn vị và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương căn cứ vào hoá đơn GTGT để kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở theo quy định điểm 1, Mục II, Phần C Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính. Đơn vị phải đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý về loại chứng từ sử dụng. Đơn vị chỉ được sử dụng một trong hai loại hoá đơn GTGT hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý khi xuất kho hàng hoá cho các đơn vị phụ thuộc ở khác địa phương hoặc đại lý hoa hồng.
Quy định việc sử dụng hoá đơn (hoá đơn bán hàng), phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hay phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý tại Thông tư này cũng áp dụng đối với các đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB khi xuất hàng chịu thuế TTĐB cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc hoặc xuất bán qua đại lý hoa hồng.
Các quy định trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Quy định về sử dụng hoá đơn, mã số thuế, đăng ký nộp thuế áp dụng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác tỉnh, thành phố; các đại lý hoa hồng vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998, Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành khác.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây