Quyết định 49/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế

thuộc tính Quyết định 49/2007/QĐ-BTC

Quyết định 49/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/2007/QĐ-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:
Ngày ban hành:15/06/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

 

Số:  49/2007/QĐ-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 6  năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Nghị định số 86 /2002/NĐ-CP, ngày 05/11/2002 của Chính phủ  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP, ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Vị trí, chức năng

Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn của tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.

Điều 2.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;

2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế;

4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;

5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố;

6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;

7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế;

9. Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế.

12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế;

13. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế;

14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

15. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước;

16. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo qui định của pháp luật; được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế;

17. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế;

20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của Cục Thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của  Cục Thuế theo quy định của nhà nước và của ngành;

21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật;

22. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Điều 3.Lãnh đạo Cục Thuế:

1. Cục Thuế có Cục trưởng và các Phó cục trưởng.

Cục trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế.

Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 4.Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế gồm:

1. Các phòng chức năng thuộc Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp việc Cục trưởng:

a) Đối với Cục Thuế TP.Hà Nội và Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, cơ cấu bộ máy gồm các phòng:

1.     Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.

2.     Phòng kê khai và kế toán thuế .

3.     Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

4.     Phòng Thanh tra thuế.

5.     Phòng Kiểm tra thuế.

6.     Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân.

7.     Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán.

8.     Phòng Pháp chế.

9.     Phòng Kiểm tra nội bộ.

10. Phòng Tổ chức cán bộ.

11. Phòng Hành chính - Lưu trữ.

12. Phòng Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ.

13. Phòng Tin học.

Quy định về cơ cấu, số lượng Phòng Kiểm tra thuế và Phòng Thanh tra thuế như sau:

- Đối với Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh,được tổ chức:

+ Không quá 05 Phòng Kiểm tra thuế;

+ Không quá 04 Phòng Thanh tra thuế. Trong đó, có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố; 02 Phòng Thanh tra thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý và 01 Phòng Thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc Cục thuế quản lý.

- Đối với Cục Thuế TP.Hà Nội, được tổ chức:

+ Không quá 04 Phòng Kiểm tra thuế;

+ Không quá 03 Phòng Thanh tra thuế. Trong đó, có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố; 01 Phòng Thanh tra thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý và 01 Phòng Thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc Cục thuế quản lý.

b) Đối với Cục Thuế các tỉnh, thành phố còn lại, cơ cấu bộ máy gồm các phòng:

1.     Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.

2.     Phòng Kê khai và kế toán thuế.

3.     Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

4.     Phòng Kiểm tra thuế.

5.     Phòng Thanh tra thuế.

6.     Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân

7.     Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán.

8.     Phòng Kiểm tra nội bộ.

9.     Phòng Tổ chức cán bộ.

10. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ -Ấn chỉ.

11. Phòng Tin học.

Quy định về cơ cấu, số lượng Phòng Kiểm tra thuế và Phòng Thanh tra thuế như sau:

- Đối với Cục Thuế tỉnh, thành phố lớn (có số thu hàng năm từ trên 3.000 tỷ/năm trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở lên) được tổ chức:

+ Không quá 03 Phòng Kiểm tra thuế;

+ Không quá 02 Phòng Thanh tra thuế. Trong đó, có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố; 01 Phòng Thanh tra thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý và các doanh nghiệp còn lại thuộc Cục thuế quản lý.

- Đối với Cục Thuế tỉnh, thành phố loại vừa (có số thu hàng năm từ 1.000tỷ đến dưới 3.000 tỷ/năm trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở xuống)  được tổ chức:

+ Không quá 02 Phòng Kiểm tra thuế;

+ 01 Phòng Thanh tra thuế.

Riêng đối với Cục thuế các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng có quy mô nhỏ(có số thu hàng năm trừ tiền thu về đất và dầu thô dưới 1.000 tỷ đồng),tuỳ theo thực tế nhiệm vụ quản lý thuế tại địa phương, có thể sắp xếp tổ chức số phòng ít hơn so với quy định nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chủ yếu: tuyên truyền-hỗ trợ, xử lý tờ khai, quản lý thu nợ, thanh tra, kiểm tra.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế và căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương quyết định cơ cấu, số lượng phòng cụ thể của từng Cục Thuế; quyết định việcviệc sáp nhập, giải thể các phòng thuộc Cục Thuếđảm bảo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế được giao.

2. Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

Điều 5.Cục Thuế là tổ chức có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Kinh phí hoạt động của Cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Tổng cục Thuế. Cục trưởng Cục Thuế có trách nhiệm lập dự toán chi và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để tổng hợp vào dự toán chung của Tổng cục Thuế.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

Điều 7.Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Lãnh đạo Bộ;

- Như Điều 7;

- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;

- Website Chính phủ;

- Công báo;

- Cục Thuế các tỉnh, thành phố;

- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, thành phố;

- Lưu: VT, TCCB (5b).Sơn

BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

 

(Đã ký)

 

Vũ Văn Ninh

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 49/2007/QD-BTC
Hanoi, June 15, 2007
 
DECISION
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, AUTHORITIES AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF PROVINCIAL/MUNICIPAL TAX OFFICES UNDER THE GENERAL DEPARTMENT OF TAXATION
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002, defining the functions, tasks, authorities and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, authorities and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 76/2007/QD-TTg of May 28, 2007, defining the functions, tasks, authorities and organizational structure of the General Department of Taxation under the Ministry of Finance;
At the proposal of the General Director of Taxation and the director of the Personnel Department,
DECIDES:
Article 1.- Position and functions
Provincial Tax Offices and those belong to centrally run cities (hereinafter collectively referred to as Provincial Tax Offices) are attached to the General Department of Taxation, functioning to organize the management of taxes, charges, fees and other state budget revenues (hereinafter collectively referred to as taxes) in provinces and centrally run cities according to laws.
Article 2.- Tasks, authorities and responsibilities
A Provincial Tax Office shall perform the tasks, authorities and responsibilities provided for by the Law on Tax Administration, tax laws and relevant laws, and the following specific tasks, authorities and responsibilities:
1. To organize, direct and guide the unified implementation of tax-related legal documents and tax administration processes in the province or centrally run city;
2. To analyze, synthesize and assess the tax administration work; to advise the local Party Committee and local goverment on the estimation of state budget revenues and administration of taxes in the locality; to closely coordinate with concerned branches, agencies and units in performing assigned tasks;
3. To manage information on taxpayers; to establish a database on taxpayers;
4. To reform the tax system towards raising the operation quality, publicizing procedures, improving tax administration processes and supplying information to taxpayers in order to facilitate their implementation of tax policies and laws;
5. To propagate, guide and explain the State’s tax policies in the province or centrally run city;
6. To assist taxpayers in the locality in performing their tax liability in accordance with laws;
7. To organize the implementation of assigned annual tax-revenue estimates and tax administration measures; to directly administer taxes on taxpayers under its management according to law and regulations and operational processes and measures of the Ministry of Finance and the General Department of Taxation;
8. To guide, direct and inspect district-level Provincial Tax Offices in performing the tax administration task;
9. To directly inspect taxes, examine and supervise tax declaration, refund, exemption, reduction, payment and finalization, and observance of tax policies and laws by taxpayers, tax collection-managing organizations and individuals, and authorised tax-collecting organizations under the management of its director;
10. To inspect the performance of tasks and duties by tax authorities and officials under the management of its director;
11. To settle tax-related complaints and denunciations and those related to the performance of duties by tax authorities and officials under the management of its director in accordance with law; to handle tax-related administrative violations and make dossiers requesting competent agencies to prosecute organizations or individuals that seriously violate the tax laws;
12. To make tax statistics and accounting and manage tax receipts and forms; to prepare reports on tax collection results and other reports in service of the direction and administration work of superior agencies, the People’s Committee of the same level and relevant agencies; to review and assess its working situation and results;
13. To propose the General Director of Taxation problems requiring amendment or supplementation of legal documents on tax and the General Department of Taxation’s regulations on professional, operational and internal management matters; to promptly report to the General Director of Taxation arising problems and issues falling beyond its settling competence;
14. To decide, or ask competent authorities to decide, on the exemption, reduction or refund of taxes, the extension of the time limit for tax declaration or payment, the retroactive payment of tax amounts, the remission of tax arrears, or the non-collection of tax fines in accordance with law;
15. To request taxpayers, state agencies and relevant organizations and individuals to promptly supply information necessary for tax collection management; to request competent agencies to handle organizations or individuals that fail to coordinate with tax authorities in remitting taxes into the state budget;
16. To assess taxes and take measures to coerce the implementation of tax-related administrative decisions in accordance with laws; to announce on the mass media taxpayers that violate the tax law;
17. To compensate to taxpayers; to keep confidential taxpayers’ information; to certify according to law the performance of the tax liability by taxpayers under its management when so requested;
18. To conduct evaluation at the request of competent state agencies in order to determine tax amounts payable by taxpayers;
19. To receive and apply scientific advances, information technology and modern management methods to its activities;
20. To manage its organizational apparatus, payrolls, officials, employees and laborers; to train and retrain its officials and employees according to the State’s and the tax branch’s regulations;
21. To manage and archive tax dossiers, documents and forms and allocated funds and assets in accordance with laws;
22. To perform other assigned tasks.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 49/2007/QD-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất