Nghị định 109/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

thuộc tính Nghị định 109/2013/NĐ-CP

Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:109/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:24/09/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Vi phạm hành chính, Kế toán-Kiểm toán, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phạt đến 60 triệu đồng hành vi vi phạm quy định bình ổn giá

Ngày 24/09/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, trong đó, đáng chú ý là quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực này.
Cụ thể như: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi không trích lập Quỹ bình ổn giá, theo quy định cũ là 30 triệu đồng (tăng từ 10 - 30 triệu đồng so với trước đây); mức phạt tiền đối với các hành bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cũng tăng trung bình 5 triệu đồng đối với từng hành vi vi phạm, cụ thể: Phạt tiền lần lượt từ 25 - 30 triệu đồng và từ 30 - 35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành đúng giá do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định (mức phạt theo quy định trước đây lần lượt là 25 triệu đồng và 30 triệu đồng)…
Ngoài các mức phạt nêu trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác như: Tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử…
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09/11/2013; thay thế các Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003, Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010.

Từ ngày 05/12/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định109/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----------

Số: 109/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Bổ sung
Điều 3. Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn bao gồm:
a) Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150.000.000 đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50.000.000 đồng;
c) Tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
d) Tước Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn;
đ) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do sử dụng không đúng Quỹ bình ổn giá; nộp ngân sách nhà nước số tiền có được do hành vi vi phạm; trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra; dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định; cải chính thông tin sai lệch; tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm; hủy kết quả thẩm định giá; hủy chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; hoàn trả tiền phí, lệ phí cho người nộp; hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
2. Hình thức xử phạt quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
3. Hình thức xử phạt quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này được áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
4. Các biện pháp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này được áp dụng là biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
c) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định này.
6. Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về giá, phí, lệ phí, hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa.
Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT,
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này quá 10 ngày làm việc.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập không đúng hoặc sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không trích lập Quỹ bình ổn giá.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền do không sử dụng đúng mục đích, đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về giá tạm thời trong hiệp thương giá đã được cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định:
a) Từ chối mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá tạm thời trong hiệp thương giá;
b) Đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan tổ chức hiệp thương theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng các mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định khi đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ tiền chênh lệch giá do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này do đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.
Điều 14. Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
2. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt cảnh cáo đối với các hành vi sau:
a) Chậm cung cấp so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chậm cung cấp so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn dưới 02 ngày làm việc về số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi chậm cung cấp so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 15 ngày làm việc; cung cấp không đầy đủ; cung cấp không chính xác thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi chậm cung cấp so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn từ 02 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc; cung cấp không chính xác; cung cấp không đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi chậm cung cấp thông tin so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quá 15 ngày làm việc hoặc quá thời hạn nộp của kỳ báo cáo tiếp theo đối với các báo cáo định kỳ về giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 12.000.000 đối với hành vi chậm cung cấp so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quá 10 ngày làm việc về số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
Bổ sung
Điều 16. Hành vi gian lận về giá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian; địa điểm; điều kiện mua, bán; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Điều 17. Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi chậm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 20 ngày làm việc trong các trường hợp sau:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định pháp luật về giá;
b) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác;
d) Thay đổi về danh sách thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp (gồm: tên, năm sinh, quê quán, chức vụ, số Thẻ thẩm định viên và ngày cấp Thẻ thẩm định viên về giá);
đ) Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
e) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
g) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chậm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 35 ngày làm việc kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
b) Chậm thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
c) Chậm cung cấp chứng thư thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 40 ngày làm việc khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 45 ngày làm việc kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
c) Không thực hiện báo cáo, không cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá sau 20 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
d) Không cung cấp chứng thư thẩm định giá, hoặc báo cáo kết quả thẩm định giá, hoặc các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá;
b) Phát hành Chứng thư thẩm định giá hoặc Báo cáo thẩm định giá không có đủ các thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hồ sơ thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật về giá trừ trường hợp nêu tại Điểm d Khoản 8 Điều này;
b) Sửa chữa, thay đổi nội dung hồ sơ thẩm định giá đang được lưu;
c) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo quản, khai thác hồ sơ thẩm định giá.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá;
b) Không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
c) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
b) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
c) Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Không lưu trữ hồ sơ thẩm định giá theo thời hạn quy định của pháp luật.
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện thẩm định giá đối với các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá hoặc báo cáo kết quả thẩm định giá được ký bởi người không phải thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm phát hành.
10. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá trừ trường hợp nêu tại Khoản 13 Điều này.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp, đồng thời không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
12. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá.
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá hoặc tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép;
b) Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá;
b) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, cho thuê, cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
c) Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
d) Ký chứng thư thẩm định giá tại một doanh nghiệp thẩm định giá mà không đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp đó.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá;
b) Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá;
c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước có thời hạn từ 30 ngày đến 50 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tước có thời hạn từ 50 ngày đến 70 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Tước có thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với hành vi lựa chọn tổ chức không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi sử dụng kết quả thẩm định giá không đúng với mục đích thẩm định giá đã được ghi trong hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy kết quả thẩm định giá do hành vi vi phạm hành chính tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 21. Hành vi vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi:
a) Chậm gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật sau 05 ngày làm việc kể từ ngày quy định hoặc thời hạn xác định phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo;
b) Chậm bổ sung các tài liệu còn thiếu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính sau 05 ngày làm việc kể từ hạn nộp bổ sung tài liệu theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Tài chính theo dấu bưu điện;
c) Chậm gửi báo cáo kết quả tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá đến Bộ Tài chính sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hoặc ngày khác theo quy định của pháp luật;
d) Không thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi sau:
a) Không gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật trong vòng 30 ngày kể từ hạn cuối hoặc ngày phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo cho cơ quan có thẩm quyền;
b) Không bổ sung các tài liệu còn thiếu liên quan đến việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính sau 15 ngày làm việc kể từ hạn nộp bổ sung tài liệu theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Tài chính theo dấu bưu điện;
c) Không gửi báo cáo kết quả tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá đến Bộ Tài chính sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hoặc ngày khác theo quy định của pháp luật;
d) Vi phạm quy định về lưu giữ hồ sơ liên quan đến các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về trình tự, nội dung, chương trình và thời gian học;
b) Bố trí giảng viên không đáp ứng điều kiện theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có một trong các hành vi sau:
a) Cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho những người có tham gia khóa học nhưng không đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về thời gian học và kết quả kiểm tra;
b) Cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho những người thực tế không tham gia khóa học.
5. Biện pháp xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ từ 30 ngày đến 50 ngày hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ từ 50 ngày đến 70 ngày hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Đình chỉ từ 70 ngày đến 90 ngày hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá cấp sai quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định đăng ký, kê khai phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định công khai chế độ thu phí, lệ phí

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
1. Không công khai chế độ thu phí, lệ phí theo quy định;
2. Niêm yết hoặc thông báo không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người nộp phí, lệ phí.
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế; thời hạn nộp tiền phí, lệ phí.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về mức phí, lệ phí
1. Đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do vi phạm pháp luật về mức thu phí, lệ phí.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về miễn, giảm phí, lệ phí
1. Phạt tiền đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ để được áp dụng quy định miễn, giảm phí, lệ phí. Mức phạt là 20% tính trên số tiền được miễn, giảm. Mức phạt tối thiểu là 500.000 đồng, mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
2. Đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ để được hưởng chênh lệch từ việc thực hiện chính sách miễn, giảm phí, lệ phí:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với vi phạm có số tiền chênh lệch từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với vi phạm có số tiền chênh lệch từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 300.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước đối với trường hợp được giao, ủy quyền thu phí, lệ phí
1. Đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định pháp luật có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định của pháp luật có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai quy định có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về in chứng từ thu phí, lệ phí
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với hành vi nhận in, tự in chứng từ không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nhận in, tự in chứng từ trùng ký hiệu, trùng số.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng từ nhưng không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí
1. Đối với hành vi lập chứng từ không ghi rõ các chỉ tiêu quy định trong chứng từ, trừ các chỉ tiêu xác định số tiền phí, lệ phí:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập chứng từ khi thu phí, lệ phí, trừ trường hợp thu phí, lệ phí theo quy định không phải lập chứng từ.
3. Phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ chênh lệch giữa các liên của mỗi số chứng từ như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ khống như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi sử dụng chứng từ đã hết giá trị sử dụng.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của chứng từ đã sử dụng.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi sử dụng chứng từ giả.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về quản lý chứng từ thu phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng chứng từ chậm; lưu trữ, bảo quản chứng từ không đúng quy định; áp dụng trong trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng chứng từ chậm; lưu trữ, bảo quản chứng từ không đúng quy định; áp dụng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng chứng từ.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận chứng từ không đúng quy định cho mỗi số chứng từ sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
Điều 32. Hành vi làm mất, cho, bán chứng từ thu phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên giao cho người nộp tiền của chứng từ chưa sử dụng, áp dụng trong trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên giao cho người nộp tiền của chứng từ chưa sử dụng, áp dụng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên giao cho người nộp tiền của mỗi số chứng từ chưa sử dụng;
4. Trường hợp cho, bán chứng từ phát hiện đã sử dụng:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ từ 5.000.000 đồng trở lên.
5. Trường hợp cho, bán chứng từ chưa sử dụng thì xử phạt theo mức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP
 KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN
Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ nội dung quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định;
b) Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn;
b) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn giả.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này phải hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.
Điều 35. Hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm chế độ báo cáo việc in hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành;
b) Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định;
b) Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn giả.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này còn bị đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này phải hủy các hóa đơn cho bán hoặc hóa đơn giả.
Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm Khoản 1 và Khoản 3 Điều này buộc phải hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng; hóa đơn đã mua và chưa lập.
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.
Bổ sung
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
đ) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
Bổ sung
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Điều 40. Hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định.
Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị phạt tiền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Bổ sung
Chương 5.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 41. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này khi đang thi hành công vụ.
b) Công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý giá, quản lý thị trường, phí, lệ phí, hóa đơn.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
5. Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định tại Nghị định này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá quy định tại Điều 12 Nghị định này tại địa bàn thuộc quyền quản lý hành chính cấp huyện, cấp xã.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 triệu đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
4. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
5. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
8. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
9. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25.
10. Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 triệu đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
11. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 triệu đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 44. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bổ sung
6. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn không nêu tại Nghị định được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 46. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013 of the Government prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of price, charges, fees and invoices

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Law on handling the administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on tax management dated November 29, 2006 and the Law on amending, supplementing a number of Articles of the Law on tax management dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on price dated June 20, 2012;

Pursuant to the Ordinance on charges and fees dated August 28, 2001;

At the proposal of the Minister of Finance;

The Government prescribes the Decree regulating the sanctioning of administrative violations in the field of price, charges, fees and invoices,

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

1. This Decree prescribes the acts of administrative violation;forms and rates of sanctions, remedial measures for every single act of administrative violation; competence for sanctioning against administrative violations in the field of state management on prices, charges, fees, invoices.

2.Regarding administrative violations related to the state management on prices, charges, fees, invoices as regulated under other Decrees of the Government, the provisions of these Government’s Decrees shall apply.

Article 2. Subjects of application

This Decree shall be applied for the following subjects:

1. Organizations, individuals have the acts of administrative violation in the field of price, chargers, fees, invoices.

2. Organizations, individuals that have competence tosanction administrative violations as regulated under this Decree.

3. Other subjects related to administrative violations as stipulated under this Decree.

Article 3. Sanctioning forms and sanctioning principles

1. Forms of sanctioning administrative violations and remedial measures in the field of price management, charges, fees, invoices:

a) Caution for the acts of violation that do not cause serious consequences or acts of violation for the first time;

b. Fine, the maximum fine level for individuals violating in the field of price management is 150,000,000 VND; in the field of charge, fee, invoice management is 50,000,000 VND;

c) Deprivation of the certificate of eligibility for business of price valuation services;

d) Deprivation of the valuer’s card for individuals; suspending the business operation of price valuation services; suspending the training and granting of the valuation professional training and refreshing certificate; suspending the right to self-print and create e-invoices; suspending the invoice elf-printing;

dd) Forced to remit to price stabilization fund the entire amount obtained from failing to use price stabilization fund properly; remit to the state budget the money amount obtained from administrative violations; return to customers the difference amounts due to charging higher than the regulated price and all expenses arising due to their violations; suspend the implementation of price level regulated by organizations, individuals; re-publish the misleading information; destroy the products having contents in contravention of regulations; cancel the valuation results; cancel the valuation professional training and refreshing certificate; return charges and fees to the payer; cancel the invoices; issue invoices as stipulated.

2. Sanctioning forms as stipulated under Point a and b of Clause 1 under this Article shall be applied as the main sanctioning forms.

3. Sanctioning forms as stipulated under Point c and d of Clause 1 under this Article shall  be applied as the supplemental sanctioning forms.

4. Measures stipulated under Point dd Clause 1 of this Article shall be applied as the remedial measures.

5. For the same act of administrative violation, the fine level for organizations shall be twice as much as the fine level for individuals.

a) The fine level as stipulated from Article 5 to Article 17, Article 20, from Article 22 to Article 32 of this Decree shall be applied for individuals.

b) The fine level as stipulated from Article 33 to Article 40 of this Decree shall be applied for organizations.

c) The fine level for other violations shall be regulated in each specific clause, article under this Decree.

6. When imposing fine for acts of violating regulations on price, charges, fees and invoices; the fine level for a single act of administrative violation without involving aggravating or mitigating circumstances is the average of the fine bracket corresponding to the act as defined under the law; the average of the fine bracket is determined by dividing the sum of minimum level and maximum level.

If the violation involves aggravating circumstances or mitigating circumstances, it shall be applied the average of aggravating or mitigating level. The average of aggravating level is determined by dividing the sum of maximum level and the average level; the average of mitigating level is determined by dividing the sum of minimum level and average level.

If there are from over two aggravating factors, it shall apply the maximum level of fine bracket. If there are from over two mitigating factors, it shall apply the minimum level of fine bracket.

If violation involves both aggravating and mitigating factors, it shall be applied according to the compensation rule, one aggravating factor for one mitigating factor.

Article 4. Statute of limitation for sanctioning

1.The statute of limitation for sanctioning administrative violations in the field of invoices shall be one year, in the field of charge and fee shall be two years.

2. For administrative violations on invoices causing tax fraud, late payment of tax, failing to declare tax obligations, statute of limitation for sanctioning shall be applied in accordance with the law on tax.

Chapter 2

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS, REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF PRICE MANAGEMENT

Article 5. Acts of violating regulations on price stabilization

1. Caution forreporting late within 5 working days compared with regulations at the request of state competent agencies to serve for price stabilization.

2.A fine of from VND 1,000,000 to VND 5,000,000 for acts of reporting late as stipulated under Clause 1 of this Article within 5 working days to 10 working days

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for acts of reporting late as stipulated under Clause 1 of this Article exceeding 10 working days

4. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for acts of improperly performing one of measures of price stabilization provided by the competent authorities.

5. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for acts of failing to perform one of one of measures of price stabilization provided by the competent authorities.

6. A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND for acts of violating regulations on setting up and use of the price stabilization fund.

7. A fine of from 40,000,000 VND to 60,000,000 VND for acts of not setting up the price stabilization fund.

8. Remedial measures:

a) Forced to pay to the Price Stabilization Fund the entire amount that obtained from failing to use the price stabilization fund in accordance with Clause 6 of this Article;

b) Forced to pay the pay to the Price Stabilization Fund the entire amount that obtained from failure to set up the price stabilization fund in accordance with Clause 6 and 7 of this Article;

Article 6. Acts of violating the policies on subsidies and freight subsidies

1.A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for acts of perjuring, making up payment records for the purpose of receiving subsidies, subsidies for transport of goods and subsidies for implementation of price and freight subsidy policies; improper use of and applying to wrong objectives the subsidies, subsidies for transport of goods and subsidies for implementation of the price and freight subsidy policies,

2. Remedial measures:

a) Forced to remit to the state budget the entire amount obtained from perjuring, making up payment records of subsidies, subsidies for transport of goods, subsidies for implementation of the price and freight subsidy policies.

b) Forced to remit to the state budget the entire amount obtained from improper use of and applying to wrong objectives the subsidies, subsidies for transport of goods and subsidies for implementation of the price and freight subsidy policies.

Article 7. Acts of violating regulations on negotiated price

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for failing to comply with provisions on temporary price in price negotiation promulgated by competent:

a) Refuse to buy or sell goods and services according to the temporary price in price negotiation;

b) Reach an agreement on price and implement according to the agreed price but not report to the negotiating agency as stipulated;

2. A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 for acts of failing to comply with price negotiation as the request of competent agency;

Article 8. Acts of failing to comply with price decided by the competent agency

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 for acts of selling goods, providing services inconsistent with pricelevel decided by competent agency, except for acts as stipulated under Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article;

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 25,000,000for acts of selling goods, providing services inconsistent with price level decided by People s Committees of provinces and central-affiliated cities.

3. A fine from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 for acts of selling goods, providing services inconsistent with specific price level or not falling in price brackets or higher than the maximum price level or lower than the minimum price level decided by ministers, heads of ministerial-level agencies.

4.  A fine from VND 30,000,000 to VND 35,000,000 for acts of selling goods, providing services inconsistent with specific price level or not falling in price brackets or higher than the maximum price level or lower than the minimum price level decided by the Government, the Prime Minister.

5. Remedial measures: forced to refundthe entire amount due to selling at prices higher than regulated for acts of violations under Clause 1, Clause 3 and Clause 4 of this Article. if it is difficult or unable to identify object of the compensation, the amount shall be remitted to the state budget;

Article 9. Acts of violating regulations on calculation of goods and services price

1. A fine from VND 10,000,000 to 20,000,000 for acts of calculating price of goods and services inconsistent with guidance on the Pricing Regulations issued by the state competent agencies;

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for acts of not calculating price of goods and services at the request of the state competent agencies;

Article 10. Acts of violating regulations on price in exporting rice as prescribed by the Government

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for acts of failing to report the buying price of exported rice, publishing untruthful information on the price of exported rice; not reporting or failing to report the right amount of inventory of businessmen doing rice business with the state competent agency.

2. A fine from VND 80,000,000 to VND 120,000,000 for acts of exporting rice with the price lower than the floor price of exported rice decided by the competent agency;

Article 11. Acts of violating regulations on registration and declaration of goods and service prices

1. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for acts of failing to declare price in accordance with the regulations issued by the competent authorities;

2. A fine from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 for violations of building price level for price registration inconsistently with instructions on the Pricing Regulation issued by the competent authorities;

3.  A fine from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 for acts of failing to declare price with the competent State management authorities under the regulations;

4. A fine from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 for acts of failing to register the prices of goods and services with the competent State management authorities as prescribed.

5. Remedial measures:

a) Forced to suspend the implementation of price level regulated by organizations and individuals when failing to register in accordance with guidance on pricing methods issued by competent agency for acts of violating regulations under Clause 2 of this Article;

b) Forced to remit to the state budget the entire amount obtained from price difference due to administrative violations prescribed in Clause 2 of this Article due to failure to comply with guidance on pricing methods issued by the competent agencies;

Article 12. Acts of violating regulations on publishing information about prices of goods and services

1. Caution for the following acts:

a) Failing to post prices of goods and services at places that need posting as stipulated by the Law;

b) Failing to post prices in accordance with regulations, or post unclear price that confuses customers.

2. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 for acts under Clause 1 of this Article violating the second time;

3. A finebetween VND 5,000,000 and VND 10,000,000 forselling goods and charging for services at the price higher than the posted prices;

4. A fine between VND 10,000,000 to VND 15,000,000 for acts of failing to publish information on goods and services by other forms as stipulated by the Law besides posting for goods and services in the list of goods and services valued by the State; the list of the price stabilization;

5. A fine between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 for acts of selling goods and services higher than the posted prices for goods and services under the list of price stabilization, the list of goods and services that limit doing business or doing business with conditions.

6. A fine between VND 30,000,000 and 40,000,000 for acts of failing to publish the price stabilization fund at the request of competent agency;

7. Remedial measures: Forced to return to the customers the collected money in excess of the posted price for acts of violating regulations under Clause 3 and 5 of this Article. When customers are unable to identify, the amount shall be remitted to the State budget.

Article 13. Acts of excessively increasing or decreasing price

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 when the total value of goods and services sold at excessive price is up to VND 50,000,000, for the following acts:

a) Increase the price of goods and services to higher than the one declared or registered with the state management authorities in accordance with law;

b) Increase the price that have been registered or declared with the state management authority, but the state management authority issued a written request asking for the explanation of the registered or declared price or a written request asking for suspension of the new price application and execution of price re-registration and re-declaration.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of violation defined in Clause 1 of this Article if the total value of goods or services is from over VND 50,000,000 to 100,000,000.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article if the total value of goods or services is from over VND 100,000,000 to 200,000,000.

4. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 for acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article if the total value of goods or services is from over VND 200,000,000 to 500,000,000.

5. A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 for acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article if the total value of goods or services is over VND 500,000,000.

6. A fine of between VND 25,000,000 and 55,000,000 for acts of excessively increasing or decreasing goods and services when checking the factors to form the price at the request of the Prime Minister, Ministers, heads of ministerial – level agencies, chairmen of Provincial People’s Committee.

7. Remedial measures: Forced to remit to the State budget the collected money due to administrative violations for acts regulated under this Article;

Article 14. Acts ofpublishing false information about markets, prices of goods and services

1. A fine of between VND 10,000,000 VND to 15,000,000 for acts of fabricating or spreading and/or publishing untruthful information about the market situation, prices of goods and services, which induce confusion in society and market instability.

2. A fine of between VND 75,000,000 and 100,000,000 for acts of violating regulations under Clause 1 of this Articleon mass media e.g. newspapers in forms of printed, talking, pictures, electronic or other publications.

3. Remedial measures:

a) Being compelled to correct information regarding violations prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Being compelled to destruct or recall for disposal publications with false information regarding violations prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 15. Acts of violating regulations on providing related data, documents at the request of the State competent agency

1. Caution for the following acts:

a) Providing information on goods, services later than 05 working days at the written request of the State competent agency;

b) Provide related data, documents later than under 2 months at the written request of the State competent agency in the case that the State value, examine the factors that form the price for goods and services of organizations, individuals doing business.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 8,000,000 for acts of late provision compared with the request of the State competent agency from 5 to 10 working days; provide insufficiently information on price of goods and services at the written request of the state competent agency.

3. A fine of between VND 6,000,000 and 9,000,000 for acts of late provision from 2 to 10 working days at the request of the State competent agency; provide related data and documents insufficiently at the written request of the state competent agency if the State execute the valuation, examination of forming the price for goods, services of organizations, individuals.

4. A fine of between VND 8,000,000 and 11,000,000 for acts of late provision exceeding 15 working days at the request of the state competent agency or exceeding the due submission date of the next reporting period for quarterly reports on prices of goods and services at the written request of the state competent agency.

5. A fine of between VND 9,000,000 and 12,000,000 for acts of providing related data, documents late exceeding 10 working days at the written request of the state competent agency if the State executes the valuation, examination of forming the prices for goods, services of organizations, individuals.

Article 16. Acts of fraudulence on price

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of price fraud by changing the committed contents without notifying to customers on time, place, buying and selling conditions, quality of goods and services at the time of delivering goods and providing services.

2. Remedial measures: forced to return to the customers all arising expenses due to administrative violations.

Article 17. Acts of taking advantage of economic crisis, natural disasters, fire, epidemic and abnormal conditions, state policies to value the selling and buying price of goods and services unreasonably

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of taking advantage of economic crisis, natural disasters, fire, epidemic and abnormal conditions, state policies to value the selling and buying price of goods and services unreasonably.

2. Remedial measures: forced to remit to the state budget the money amount obtained from the unreasonable valuation.

Article 18. Acts of violating regulations of valuation enterprises

1. A fine of between VND 5,000,000 to 10,000,000 for failing to notify in writing the Ministry of Finance within 20 working days in the following cases:

a) Not guaranteeing one of the conditions to grant the certificate of eligibility for doing business on price valuation according to regulations on price

b) Having the change on contents of the certificate of eligibility for doing business on price valuation

c) The certificate of eligibility for doing business on price valuation is lost, fired due to natural disaster, fire or other unavoidable reasons.

d) Changing the list of valuation members on practice registration price at enterprise (includes: name, date of birth, permanent address, title, valuers card number, date of issuing the card).

dd) Merger, acquisition and transfer of ownership of enterprises.

e) Enterprise is bankruptcy, suspended, terminating the business on price valuation service.

g) The certificate of business registration, the certificate of enterprise registration are revoked.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for the following acts:

a)Failing to notify in writing the Ministry of Finance after 35 working days since the day setting up the business or terminating the operation of branch doing business on valuation service in foreign country

b) Failing to report, provide information as prescribed by the law on providing valuation service within 5 working days since the day that must report and provide information on the operation of providing valuation service.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for the following acts:

a) Failing to notify in writing the Ministry of Finance within 40 days when changing one of the contents regulated under Clause 1 of this Article.

b) Failing to notify in writing the Ministry of Finance within 45 working days since the day setting up the branch or terminating the operation of branch doing business on price valuation in foreign country

c) Failing to report and provide information to the state competent agency as stipulated by law on report regime regarding the operation of providing price valuation services within 20 working days since the day that must report and provide information on the operation of providing price valuation service.

d) Failing to provide certificates of valuation or report the valuation results or related documents at the request of the state competent agency within 15 working days since the day that must report, and provide information on the operation of providing price valuation service at the written request of the state competent agency.

4. A fine of from VND 20,000,000 and 30,000,000 for the following acts:

a) Conducting the price valuation without entering into a contract to provide valuation services and having the written request of valuation from customers

b) Issuing the certificate of valuation or reporting on valuation without having enough basic information according to the guidance under the Vietnam valuation standards.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for the following acts:

a) Attracting customers by competing unfairly; provide improper information on ability, experience and capacity to provide service of price valuer, price valuation enterprise, branches of price valuation enterprise.

b) Causing the interruption on the execution of organizations, individuals that are in needs of valuation when performing the assigned tasks as stipulated by the law.

c) Disclosing information about dossiers, customers and assets of valuation unless agreed by the customer or permitted by law.

6. A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 for the following acts:

a) Failing to retain records and documents on valuation dossiers according to regulations prescribed by law on price except for cases under Point d Clause 8 of this Article

b) Changing the content of valuation dossiers that are being saved

c) Failing to comply with regulations on retaining and using the valuation dossier

7. A fine of between VND 60,000,000 and 80,000,000 for the following acts:

a) Failing to comply with the orders of valuation

b) Failing to comply with the valuation methods in accordance with the guidelines of the Vietnam valuation standards

c) Failing to apply valuation methods as stipulated by the law on price

8. A fine of between VND 80,000,000 and 100,000,000 for the following acts:

a) Falsifying, renting, borrowing the valuer’s card

b) Misleading the dossier for qualifying an enterprise to conduct valuation

c) Receiving from organizations and individuals in needs of valuation any amount of money or other benefits other than the service price agreed upon in the contract

d) Failing to retain records and documents on valuation as stipulated by the law

9.  A fine of from VND 100,000,000 and 120,000,000 for the following acts:

a) Conducting the valuation for cases that valuation enterprises are not allowed to value according to the law

b) Issuing the certificate of valuation or reporting the valuation result signed by the persons who are not valuers registered at valuation enterprise at the time of issue.

10. A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for acts of misleading the valuated property dossier or misleading information related to valuated property except the cases under Clause 13 of this Article.

11. A fine of between VND 150,000,000 and 180,000,000 for acts of failing to set up occupational risk reserve fund and buy the occupation insurance as prescribed by law.

12.  A fine of between VND 180,000,000 and 220,000,000 for acts of collusion with property owners, customers, concerned persons while conducting valuation with the purpose of falsifying the results

13. A fine of between VND 220,000,000 and 260,000,000 for acts of falsifying dossiers of valuated property or misleading information relating to valuated property, which results 10% higher or lower than the final valuation results conducted by competent State management authorities regarding property being real estate, equipment, transport means, and 15% regarding property being materials and good if valuation enterprise and the state competent agency use the same method.

14. Forms of additional sanction:

a) Suspending from 30 days to 40 days the business operation of price valuation services for acts of violating regulations under Clause 6 of this Article;

b) Suspending from 50 days to 60 days the business operation of price valuation services for acts of violating regulations under Clause 7, Clause 8, Clause 9, Clause 10, Clause 11, Clause 12 and Clause 13 of this Article

Valuation enterprise suspended for 2 months under Point b Clause 14 of this Article and unable to recover consequences due to violations shall be revoked the certificate of eligibility for valuation as stipulated under Clause 40 of the law on price.

Article 19. Acts of violating regulations on valuation regarding valuer

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for the following acts:

a) Disclosing information about dossiers, customers and assets of valuation unless agreed by the customer or permitted by law.

b) Receiving from organizations and individuals in needs of valuation any amount of money or other benefits other than the service price agreed upon in the contract

2. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for the following acts:

a) Failing to comply with the guidelines under the Vietnam valuation standard on valuation orders and valuation methods

b) Failing to apply valuation methods as stipulated by law

3. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for the following acts:

a) Falsifying, renting, lending the valuer’s card;

b) Registering for two or more valuation enterprises in the same period of time

c) Practicing valuation for two or more valuation enterprise in the same period of time

d) Sign the certificate of valuation at valuation enterprise without registering valuation practice at that enterprise

4. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for the following acts:

a) Colluding with property owners, customers, concerned persons while conducting valuation for the purpose of falsifying the results of valuation

b) Falsifying dossiers of valuated property or misleading information relating to valuated property, which results in falsifying the results of valuation

c) Conducting the valuation for units being valued that the valuers have the relationship of contributing, purchasing shares, bonds or have father, mother, wife, husband, and brothers, sisters who are member in the management board or chief accountant of unit being evaluated.

5. Forms of additional sanction:

a) Depriving 30 to 50 days the right to use price valuers’ card for acts of violating regulations under Clause 2 of this Article

b) Depriving 50 to 70 days the days the right to use price valuers’ card for acts of violating regulations under Clause 3 of this Article

c) Depriving 70 to 90 days the right to use price valuers’ card for acts of violating regulations under Clause 4 of this Article

6. Remedial measures: Forced to remit to the state budget the entire amount obtained due to colluding with the client, the amount of illicit profits obtained for acts of violating regulations under Point b Clause 1, Clause 2, Point a Clause 3, Clause 4 of this Article

Article 20. Acts of violating regulations of persons having asset valuated and persons using the valuation results

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of selecting unqualified organizations to perform the valuation to enter a contract

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of using the valuation results inconsistent with the purpose of valuation stated in the contract

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of providing data, documents related to the valuated property untruthfully and insufficiently as stated in the contract;

4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of colluding with the price valuer, valuation enterprise for falsifying the valuation results

5. Remedial measures: Delete the valuation results due to acts of administrative violations under Clause 1, Clause 3 and Clause 4 of this Article

Article 21. Acts of violating regulations regardingorganizations functioning valuation professional training and refreshing

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 regarding organizations functioning valuation professional training and refreshing for the following acts:

a) Failing to send dossiers, documents related to organizing the training and refreshing courses as stipulated by the law within 5 working days since the day of regulating or the time determined must send dossiers, documentsengaging in training and refreshing.

b) Failing to supplement the documents related to training and refreshing courses at the written request of the Finance Ministry within 5 working days since the due date of submitting the supplemental documents at the written request of the Finance Ministry or since the day of receiving the dispatch of the Finance Ministry by post.

c) Failing to send the result report on organizing the valuation professionaltraining and refreshing course to the Finance Ministry within 10 working days since the ending day of the course or other days as stipulated.

d) Failing to take opinions of learners about the quality of the course through the evaluation paper

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 regarding organizations functioning valuation professional training and refreshing for the following acts:

a) Failing to send dossiers, documents related to organizing the training and refreshing courses as stipulated by the law within 30 days since the due date or the day that must send the dossier, documents related to the organization of the training and refreshing courses to the competent agency.

b) Failing to supplement the documents related totraining and refreshing courses at the written request of the Finance Ministry within 15 working days since the due date of submitting the supplemental documents at the written request of the Finance Ministry or since the day of receiving the dispatch of the Finance Ministry by post.

c) Failing to send the result report on organizing the valuation professionaltraining and refreshing course to the Finance Ministry within 30 working days since the ending day of the course or other days as stipulated.

d) Violating regulations on saving documents related to valuation professional training and refreshing courses

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 regarding valuation professional training and refreshing organizations for the following acts:

a) Violating regulations on orders, contents, programs and time of studying

b) Arranging lectures who fail to meet conditions as stipulated

4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 regarding valuation professional training and refreshing organizations for the following acts:

a) Granting the valuation professional training and refreshing certificate for learners but not meeting the requirements on studying time and test results as stipulated

b) Granting the valuation professional training and refreshing certificate for persons not attending the course

5. Forms of additional sanction:

a) Suspend from 30 days to 50 days the valuation professional training and refreshing for violations under Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b)  Suspend from 50 days to 70 days the valuation professional training and refreshing for violations under Point 1 Clause 4 of this Article;

c) Suspend from 70 days to 90 days the valuation professional training and refreshing for violations under Point b Clause 4 of this Article;

6. Remedial measures:

a) Cancel the valuation professional training and refreshing certificate that are granted inconsistent with the law for acts of violating regulations under Clause 4 of this Article.

b) Forced to remit to the state budget the money amount obtained from administrative violations under Clause 4 of this Article

Chapter 3

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF CHARGE AND FEE MANAGEMENT

Article 22. Acts of violating regulations on charge and fee registration, declaration

1. Caution for first-time violations for acts of making registration, declaration later than the time limits prescribed by legislation on charges and fees.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for the acts of violation for the second time for acts of making registration, declaration later than the time limits prescribed by legislation on charges and fees

3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of declaring untruthfully, declaring incompletely the items prescribed in the charge and fee declaration forms or in the accounting documents for supplying to the State management bodies according to regulations.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of failing to register, declare the charge and fee collection and payment with the State management bodies according to regulations.

Article 23. Acts of violating regulations on publicizing the charge and fee collection regime

A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the following acts:

1. Failing to publish the charge and fee collection regime as stipulated

2. Failing to post in accordance with regulations or notifying unclearly which confuse payer

Article 24. Acts of violating regulations on charge and fee payment

1. Caution for acts of failing to comply with the notification of tax agency on charge and fee payment; time of charge and fee payment.

2. A fine from one to three times higher than the charge and fee fraud for acts of failing to pay charge and fee as prescribed by the law. The maximum sanctioning level is VND 50,000,000.

Article 25. Acts of violating regulations on charge and fee level

1. For acts of failing to collect charge and fee in accordance with the law:

a) A fine of between VND 500,000 and under 1,000,000 for violations having the violated money amount under VND 10,000,000

b) A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for violations having the violated money amount from VND 10,000,000 to under 30,000,000

c) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for violations having the violated money amount from VND 30,000,000 to under 50,000,000

d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violations having the violated money amount from VND 50,000,000 to under 100,000,000

dd) A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for violations having the violated money amount from VND 100,000,000 to under VND 300,000,000

e) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for violations having the violated money amount from VND 300,000,000 or over

2. Remedial measures:

a) It is forced to return to payer the entire charge and/or fee money due to violations on the charge and fee law. If it is impossible to identify the person to return, it shall be remitted to the state budget.

b) The entire money obtained due to violations of the law on the charge, fee level shall be remitted to the state budget.

Article 26. Acts of violating regulations on charge and/or fee exemption, reduction

1.  Fine shall be applied for acts of falsely declaring or making unreal dossiers to enjoy the application of policy on charge and/or fee exemption or reduction. Fine level shall be 20% of the money amount exempted or reduced. The minimum fine level is VND 500,000; the maximum fine level is VND 50,000,000.

2. For acts of falsely declaring or making unreal dossiers to enjoy differences from the implementation of charge and/or fee exemption and reduction policy:

a) A fine of between VND 500,000 and under VND 1,000,000 for acts of violation with the difference amount being under VND 10,000,000;

b) A fine of between VND 1,000,000 and under VND 3,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000;

c) A fine of between VND 3,000,000 and under VND 5,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 30,000,000 and under VND 50,000,000;

d) A fine of between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 50,000,000 and under VND 100,000,000;

dd) A fine of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 100,000,000 and under VND 300,000,000;

e) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for acts of violation with the difference amount of VND 300,000,000 or over.

3. Remedial measures: Forced to remit to the state budget the entire money amount obtained due to violation stipulated under Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 27. Acts of violating regulations on the management, use of State budget charges and/or fees for cases that are authorized to collect charge and fee

1. For acts of usingState budget charges and/or fees for wrong purposes, the fines shall be as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of under VND 10,000,000;

b) A fine of between VND 1,000,000 and under VND 3,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 10,000,000 and under 30,000,000;

c) A fine of between VND 3,000,000 and under VND 5,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 30,000,000 and under VND 50,000,000;

d) A fine of between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 50,000,000 and under VND 100,000,000;

dd) A fine of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 100,000,000 and under VND 300,000,000;

e) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of VND 300,000,000 or over

2. Remedial measures: forced to remit to the state budget the entire money amount obtained due to violations as stipulated under the law.

Article 28. Acts of violating regulations on charge and fee collection voucher printing

1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of ordering, accepting the voucher printing inconsistent with the law

2. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for acts of printing, accepting the voucher printing with identical signs and/or identical serial numbers

3. Remedial measures: forced to remit to the state budget the entire money obtained due to violations as regulated under Clause 1 and 2 of this Article

Article 29. Acts of violating regulations on registration of charge and fee voucher use:

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for using vouchers without making registration with competent State bodies as stipulated.

2. Remedial measures: forced to remit to the state budget the entire money obtained due to violations as regulated under Clause 1 of this Article.

Article 30. Acts of violating regulations on charge and fee voucher use

1.For acts of compiling vouchers without inscribing clearly the indexes prescribed in the vouchers, except for indexes of determining the charge or fee amounts:

a) Caution for acts of first-time violation;

b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of violation for the second time on

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of failing to write vouchers when collecting charges or fees, except for cases of charge or fee collection according to regulations, require no voucher writing.

3. Fines shall be imposed on acts of writing vouchers with differences in amounts between copies of each voucher as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for each voucher with difference valued at under VND 1,000,000;

b) A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for each voucher with difference valued at between VND 1,000,000 and under VND 5,000,000;

c) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for each voucher with difference valued at between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000;

d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for each voucher with difference valued at VND 10,000,000 or over.

4. Fines shall be imposed on acts of making blank vouchers as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for each issue of voucher with value of under VND 2,000,000;

b) A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for each issue of voucher with value of between VND 2,000,000 and under VND 5,000,000;

c) A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for each issue of voucher with value of VND 5,000,000 or over

5. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for each issue of voucher for acts of using expired vouchers

6. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for each issue of voucher for acts or erasing, modifying contents of indexes of the used vouchers

7. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for each issue of voucher for acts of using fake vouchers

8. Remedial measures: forced to remit to the state budget the entire money amount obtained due to violations as stipulated under Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6 and Clause 7 of this Article.

Article 31. Acts of violating regulations on charge and fee voucher management

1. Caution for acts oflate reporting on the use, clearance and settlement of vouchers; archiving, preserving vouchers in contravention of regulations; applied for the first violation.

2. A fine of between VND 100,000 and 500,000 for late reporting on the use, clearance and settlement of vouchers; archiving, preserving vouchers in contravention of regulations; applied for the first violation.

3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for failing to report on the use, clearance and settlement of vouchers;

4. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for acts of receiving vouchers in contravention of regulations for each issue of voucher; the maximum fine level is VND 50,000,000.

Article 32. Acts of losing, giving or selling vouchers

1. Caution for acts of losing copies of each issue of voucher; except for the copy to be handed over to the payer of unused voucher; applied for the first time violation.

2. A fine of between VND 100,000 and 300,000 for acts of losing copies of each issue of voucher, except for the copy to be handed over to the payer of unused voucher; applied for the second time violation.

3. A fine of between VND 300,000 and 500,000 for acts of losing copies of each issue of unused voucher handed over to customer;

4. For acts of giving, selling vouchers:

a) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for each issue of voucher with the money amount in the voucher under VND 2,000,000.

b) A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for each issue of voucher with the money amount in the voucher from VND 2,000,000 to 5,000,000.

c) A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for each issue of voucher with the money amount in the voucher from VND 5,000,000 or over.

5. In case of giving, selling vouchers which are not yet used, fine level shall be applied under Clause 1 and Clause 2 of this Article.

6. Remedial measures: forced to remit to the state budget the entire amount of money obtained due to violations as regulated under Clause 1, Clause 2, Clause 4 and Clause 5 of this Article.

Chapter 4

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMSM REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF INVOICES

Article 33. Acts of violating regulations on self-printing and creating e-invoices

1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of self-printing and creating e-invoices in contravention of regulations

2. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for the following acts:

a) Self-printing invoices or creating e-invoices while conditions specified are not fully satisfied.

b) Providing self-printing software not fully complying with the principles as stipulated or invoices when being printed not fully meeting sufficient contents as stipulated

3. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for acts of self-printing counterfeit invoices (except for cases of determining that errors are subject to self-printing software) and acts of creating counterfeit e-invoices

4. Forms of additional sanctions: organizations and individuals that violate the regulations under Clause 3 of this Article shall be suspended the right to self-print invoices and create e-invoices from 1 month to 3 months since the effective day of the sanctioning decision.

5. Remedial measures: organizations and individuals that violate regulations under Clause 1, Point a Clause 2, 3 of this Article shall be forced to cancel invoices that are printed and created in contravention of regulations.

Article 34. Acts of violating regulations on ordering of invoice printing

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 for acts of ordering the printing of invoices without signing written contracts on the printing

2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 8,000,000 for the following acts:

a/ Failing to liquidate printing contracts if exceeding the liquidity time as stipulated under the contract of ordering invoice printing or the time of ending the contracts after invoice issuance notices are made

b/ Failing to destroy under Article 27 of this Decree invoices printed on order which are no longer used before their issuance.

3. A fine of between VND 6,000,000 and 18,000,000 for acts of failing to declare under regulations the loss of invoices before notification of their issuance

4, A fine of between VND 15,000,000 and 45,000,000 for acts of giving away or selling invoices printed on order and not yet issued to other organizations or individuals for use.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for acts of ordering the printing of counterfeit invoices

6. Remedial measures: organizations and individuals that violate regulations under Clause 4 and Clause 5 of this Article shall be forced to destroy invoices printed on order in contravention of regulations.

Article 35. Acts of violating regulations on printing of invoices on order

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 for acts of failing to destroy expired bought invoices.

2. A fine of between VND 6,000,000 and VND 8,000,000 for acts of failing to declare the loss of bought invoices not yet made out.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 50,000,000 for acts of giving away or selling bought invoices not yet made out.

4. Remedial measures: Organizations, individuals that violate Clause 1 and Clause 3 of this Article must destroy expired bought invoices; bought invoices not yet made out.

Article 37. Acts of violating regulations on invoice issuance

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 for the following acts:

a/ Making issuance notices with insufficient contents as stipulated;

b/ Failing to post up invoice issuance notices under regulations.

2. A fine of between VND 6,000,000 and VND 18,000,000 for acts of failing to make invoice issuance notices before invoices have been used if these invoices attach with arising economic techniques that already declare and pay tax as stipulated.

3. Remedial measures: Organizations, individuals that violate regulations under this Article must carry out invoice issuance procedures under the regulation.

Article 38. Acts of violating regulations on the use of invoices when selling goods and services

1. A fine of between VND 200.000 and VND 1,000,000 for acts of failing to fully fill in compulsory contents when making out invoices except the cases that invoices do not need to fully fill in sufficient contents under the guidelines of the Finance Ministry.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 for acts of not destroying invoices or destroying invoices which are not yet made out or no longer valid in contravention of regulations.

3. A fine of between VND 4,000,000 and VND 8,000,000 for the following acts:

a/ Making out invoices without complying with regulations on the time as stipulated by the law on invoices for selling goods and providing services.

b/ Making out invoices with serial numbers not in ascending order.

c) Date written in the made-out invoices before the date of buying invoice of tax agency

d) Making out invoices but not handle them to buyers, except the cases that it specifies clearly in the invoice that buyer shall not take the invoice or invoices are made out according to the list.

dd) Failing to make out general invoices as stipulated under the law on invoices for selling goods and providing services.

e) Making out false invoices according to the regulations on invoices for selling goods and providing services and already handling them to buyer or declare tax.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the following acts:

a) Losing issued invoices but not yet made out or made out (copies to be handed to buyers) but buyer has not received invoice, except for the loss, due to the natural disasters, fire. Invoice is lost, fired or damaged, except the copy handed to buyer; it shall be sanctioned in accordance with the accounting law if it is within the time of reserve.

b) Failing to make out invoices when selling goods, services valued at over VND 200.000 for buyers. At the same time, business organizations or individuals shall make out and hand invoices to buyers.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for acts of using unlawful invoices, except the case specified in Clause 2 of Article 37 under this Decree) and acts of using unlawful invoices.

6. Remedial measures: Organizations and individuals that violate regulations under Clause 2 of this Article must destroy invoices issued but not yet made out, and no longer valid.

Article 39. Acts of violating regulations on invoice use of buyers

1. A fine of between VND two million and VND four million for acts of losing, firing or damaging made-out invoices (copies to be handed to buyers) which serve as a basis for accounting, tax declaration and budget capital payment, except loss, fire, damage due to natural disaster, conflagration.

If the buyer finds the lost invoices when tax agency has not announced the sanctioning decision yet, the buyer shall not be fined.

2. A fine of between VND 20 and 50 million for acts of using invoices illegally and using unlawful invoices

Article 40. Acts of violating regulations on making out, sending the notices and report (except the invoice issuance notice) to the tax agency

1. A fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of making out false invoices or making out insufficient contents of notice, report sent to tax agency, except the invoice issuance notice as stipulated.

Apart from being fined, organizations and individuals must make out, re-send the notice, and report to the tax agency according to the regulations. If organizations and individuals detect the errors, re-make out the notice, report, and send to the tax agency within the time limit shall not be fined.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of submitting the notice, report sent to the tax agency later than 10 days since the due date as stipulated, except the invoice issuance notice.

3. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for acts of failing to submit the notice, report to the tax agency. Acts of failing to submit to the tax agency, except the invoice issuance notice, shall be calculated after 20 days since the due date as stipulated.

Chapter 5

COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 41. Competence to make a record of administrative violations

1. Persons having the competence to make a record regulated under this Article shall have the right to make a record on administrative violations under the execution of obligations and assigned tasks according to the regulations and shall be responsible for making the record.

2. The following persons shall have the competence to make a record on administrative violations:

a) Persons having the competence to sanction as stipulated under this Decree when performing the task.

b) Public servants when performing the task of state management in the field of price management, charge and fee, invoice.

Article 42. Competence to sanction administrative violations in the field of price management

1. Inspectorate of Ministry of Finance shall have competence to:

a) Impose the maximum fine level for acts of violating in the field of price management as stipulated under this Decree and other related regulations.

b) Impose forms of additional sanctions and remedial measures specified in this Decree.

2. The leader of inspection team shall have the competence:

a) Impose fine up to VND 200,000 for acts of violating in the field of price management according to the regulations under this Decree and other related regulations.

b) Impose forms of additional sanctions and remedial measures specified in this Decree.

3. Inspectorate of Department of Finance shall have competence to:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 on the violations of price regulated in this Decree;

b) Impose forms of additional sanctions and remedial measures specified in this Decree in accordance with current law.

4. Member of inspection team, Inspectorate of ministry and ministry-level agency and equivalent titles have the competence to sanction administrative violations on price under the state management of ministry and ministry-level agency.

5.The competent person of the market management agency defined in Article 45 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations shall have competence to impose sanctions on administrative violations specified in Article 5, Article 8, Article 10, Article 12, Article 13, Article 14, Article 16 and Article 17 of this Decree, have the right to apply forms of additional sanction and remedial measures regarding administrative violations prescribed in this Decree at their respective areas of management.

6. President of provincial People s Committee, within their competence specified in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, have competence to impose sanctions on administrative violations of pricing as prescribed in this Decree.

7. President of People s Committees of districts and communes, within their scope of competence defined in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, have competence to impose sanctions on administrative violations of price prescribed in Article 12 of this Decree at the respective area of districts and communes level administrative management.

Article 43. Competence to impose sanction on administrative violations in the field of charge and fee

1. President of People s Committees of communes shall have the competence:

a) Caution;

b) A fine of up to VND 5,000,000

c) Impose the remedial measures as stipulated under Point a Clause 3 Article 25 of this Decree

2. President of People s Committees of districts shall have the competence:

a) Caution;

b) A fine of up to VND 25,000,000

c) Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

3. President of People s Committees of provinces shall have the competence:

a) Caution;

b) A fine of up to VND 50,000,000;

c) Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

4. Tax officers who are performing the task shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 500,000;

5. The chief person of tax team shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 2,500,000

6. The chairperson of tax agency shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 25,000,000;

c) Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

7. The Director of tax department shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 50,000,000;

c) Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

8. The general director of taxation shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 50,000,000

c) Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

9. Inspectorspersons who are assigned to perform price shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 500,000

c) Impose the remedial measures stipulated under Point a Clause 2 Article 25.

10. Inspectorate of Department and other equivalent titles assigned to perform inspection by the Government shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 25,000,000;

c)Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

11. Inspectorate of ministers, ministerial-level agencies and other equivalent titles assigned to perform inspection by the Government shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 50,000,000;

c)Impose the remedial measures as stipulated under Point b Clause 2 Article 25, Clause 3 Article 26, Clause 2 Article 27, Clause 3 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 8 Article 30 and Clause 6 Article 32 of this Decree.

Apart from persons competent to sanction administrative violations as prescribed under this Decree, persons competent to sanction administrative violations of other agencies defined in the Ordinance on handling administrative violations under the scope of their functions and assigned tasks if detecting acts of administrative violations as stipulated in this Decree at their respective areas of management shall have competence to sanction according to the Ordinance on handling administrative violation.

Article 44. Competence to sanction administrative violations in the field of invoices

1. Tax officers performing the task shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 500,000;

2. The leader of tax team shall have the competence:

a) Caution

b) Fine VND 2,500,000

3. The chairperson of tax department shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 25,000,000;

c) Impose the remedial measures as stipulated under Clause 5 Article 33, Clause 6 Article 34, Clause 8 Article 35, Clause 4 Article 36, Clause 3 Article 37and Clause 6 Article 38 of this Decree.

4. The director of tax department shall have the competence:

a) Caution;

b) Fine up to VND 70,000,000;

c) Impose the remedial measures as stipulated under Clause 5 Article 33, Clause 6 Article 34, Clause 8 Article 35, Clause 4 Article 36, Clause 3 Article 37and Clause 6 Article 38 of this Decree.

5. Goods that are being transported and don’t have invoice and legal documents when being examined and detected administrative violations by the state management agency, apart from fines due to administrative violations on invoices as stipulated, tax payer shall be fined on acts of tax fraud according to the law on tax management and other documents.

6. Upon considering that violations on invoices show criminal signs, persons having competence on sanctioning administrative violation must promptly transfer the dossier to the agency competent to conduct criminal proceedings according to law provisions.

 

 

 

 

Chapter 6

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 45. Effect

1. This Decree takes effect on November 9, 2013 and replaces the Decree 106/2003/ND-CP dated September 23, 2003 of the Government prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of charge and fee; the Decree No. 84/2011/ND-CP dated September 20, 2011 of the Government promulgating sanctions against administrative violations of pricing and chapter V of the Decree No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010 on providing for goods sale and service provision invoices.

2. Other regulations on administrative violations in the field of prices, charges, fees and invoices not stipulated under this Decree shall be implemented according to the Ordinance on handling administrative violations.

Article 46.  Organization of implementation
1. The Minister of Finance shall instruct to implement this Decree.

2. The ministers, ministerial-level agency, heads of Governmental agencies, presidents of Provincial People s Committee, central-affiliated cities and other concerned agencies, organizations and individuals shall be liable to implement this Decree.

For the Government

Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 109/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất