Nghị định 05/CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 05/CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 05/CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/01/1995 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 05/CP
NGHị địNH
CủA CHíNH PHủ Số 05/CP NGàY 20 THáNG 1 NăM 1995
QUY địNH CHI TIếT THI HàNH PHáP LệNH THUế THU NHậP
đốI VớI NGườI Có THU NHậP CAO.
CHíNH PHủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 5 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHị địNH
CHươNG I
PHạM VI áP DụNG
Điều 1.- Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập), các cá nhân có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập bao gồm:
1/ Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài;
2/ Cá nhân khác định cư tại Việt Nam là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam;
3/ Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Điều 2.- Thu nhập thuộc diện chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên, trừ các khoản thu nhập quy định tại Điều 4 Nghị định này.
1/ Thu nhập thường xuyên gồm :
- Các khoản thu nhập dưới các hình thức: tiền lương, tiền công, tiền thù lao.
- Các khoản thu nhập được chi trả hộ về tiền nhà, điện, nước. Riêng tiền nhà tính theo số thực chi trả hộ, nhưng không quá 15% tổng số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao.
- Các khoản thưởng bằng tiền và hiện vật từ các nguồn khác nhau.
- Các khoản thu nhập khác do tham gia các hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị ...
- Các khoản thu nhập của cá nhân do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế lợi tức như: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy nghề, dạy học, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật.
2/ Thu nhập không thường xuyên:
- Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc bằng hiện vật do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân ở Việt Nam dưới mọi hình thức.
- Thu nhập về chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng, bao gồm: Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá...; thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, chuyển giao việc sử dụng hoặc quyền sử dụng các thiết bị công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học.
- Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Thu nhập về thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp và dịch vụ khác.
- Trúng thưởng xổ số.
Điều 3.- Tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu.
Điều 4.- Các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế:
1/ Các khoản thu nhập dưới đây do Nhà nước Việt Nam quy định đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam:
- Phụ cấp làm đêm (không bao gồm lương ca ba);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại nguy hiểm như hầm lò, giàn khoan ngoài biển...;
- Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với một số đảo xa và vùng biên giới.
- Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề: pháp y, mổ;
- Các khoản phụ cấp của công chức Nhà nước và các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước; Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945;
- Tiền công tác phí;
- Tiền ăn định lượng của một số ngành nghề đặc biệt;
- Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội;
- Trợ cấp thôi việc một lần của cán bộ công nhân viên nhà nước;
- Trợ cấp điều động về cơ sơ sản xuất theo quy định của Nhà nước;
- Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản;
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận;
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng như Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2/ Lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể đã thuộc diện chịu thuế lợi tức theo Luật Thuế lợi tức (thu nhập của họ không được tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế).
3/ Thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam dưới 30 ngày trong phạm vị 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam .
CHươNG II
CăN Cứ TíNH THUế Và BIểU THUế
Điều 5.- Căn cứ tính thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Điều 6.- Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định này, tính bình quân tháng trong năm, cụ thể là:
1/ Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc công tác, lao động ở nước ngoài; cá nhân khác định cư tại Việt Nam lấy tổng thu nhập thu được trong năm chia cho 12 tháng (theo năm dương lịch).
2/ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên lấy tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng. Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn ở Việt Nam mà không chứng minh được, thì căn cứ vào thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để tính cho thời gian ở nước ngoài. Tháng tính thuế quy ước là 30 ngày.
3/ Người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Điều 7.- Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên như sau:
1/ Công dân Việt Nam ở trong nước và cá nhân khác định cư tại Việt Nam áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Khoản 1, Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập; sau khi nộp thuế thu nhập theo Biểu này nếu thu nhập còn lại trên 5.000.000đ/tháng thì nộp bổ sung 30% số vượt trên 5.000.000đ.
2/ Công dân Việt Nam có thu nhập phát sinh trong nước và thu nhập phát sinh ở nước ngoài; trong năm tính thuế thì lấy tổng thu nhập trong nước và nước ngoài chia cho 12 tháng và áp dụng theo biểu thuế tương ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập.
3/ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập.
4/ Người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày áp dụng thuế suất thống nhất quy định tại Khoản 3 Điều 10 pháp lệnh Thuế thu nhập là 10% trên tổng thu nhập.
Điều 8.- Thu nhập không thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân trong từng lần phát sinh thu nhập theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
Thu nhập về quà biếu, quà tặng được tính cho người đứng tên nhận quà, kể cả trường hợp người nhận là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thu nhập về chuyển giao công nghệ, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp, thu nhập chịu thuế tính theo trị giá từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả.
Điều 9.- Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thuế thu nhập. Riêng đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ, thu nhập về quà biếu, quà tặng trên 2.000.000đ/lần tính theo tỷ lệ thống nhất 5% tổng số thu nhập của một lần phát sinh; thu nhập về trúng thưởng sổ số trên 12.000.000đ/lần tính theo tỷ lệ thống nhất 10% tổng số thu nhập của mỗi lần phát sinh.
Điều 10.- Các khoản thu nhập bằng ngoại tệ hoặc bằng hiện vật phải quy đổi ra tiền Việt Nam để làm căn cứ tính thuế. Hiện vật được tính theo giá trung bình trên thị trường địa phương tại thời điểm phát sinh thu nhập. Riêng quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về được tính theo giá tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhận quà. Ngoại tệ, vàng được tính theo giá bán ra do Ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập; trường hợp loại ngoại tệ chưa được Ngân hàng công bố tỷ giá thì được quy đổi theo tỷ giá chéo với Đôla Mỹ.
CHươNG III
Kê KHAI - NộP THUế
Điều 11.- Thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập hoặc cơ quan quản lý lao động (sau đây gọi là tổ chức uỷ nhiệm thu) có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập.
- Trường hợp cá nhân trong thời gian khác nhau của năm mà làm việc ở nhiều nơi thì thuế thu nhập được khấu trừ tại nguồn, hết năm phải kê khai quyết toán thuế tại nơi làm việc cuối cùng của năm.
- Trường hợp cá nhân trong cùng thời gian của năm cùng làm việc và có thu nhập từ nhiều nơi thì cá nhân phải tổng hợp và kê khai nộp thuế tại nơi có thu nhập cao nhất hoặc thuận lợi nhất.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập do tham gia các hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị hoặc thu nhập thường xuyên khác ngoài thu nhập nơi làm việc chính thì phải tự kê khai thu nhập của mình cùng với thu nhập nơi làm việc chính để nộp thuế thu nhập theo chế độ.
- Các trường hợp có thu nhập từ dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo, hội thảo khoa học chưa khấu trừ thuế thu nhập tại nguồn thì người nhận thu nhập phải kê khai, nộp thuế cho cơ quan thuế địa phương nơi làm việc.
Điều 12.- Kê khai nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên: Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được tính cho thu nhập bình quân tháng trong năm tính thuế và kê khai tạm nộp theo thu nhập thực tế hàng tháng.
1/ Đối với người Việt Nam nếu có thời gian làm việc ở nước ngoài thì kê khai thu nhập bình quân tháng trên cơ sở tổng thu nhập gồm cả thu nhập phát sinh ở nước ngoài và nộp theo Biểu thuế tương ứng.
2/ Đối với người nước ngoài:
- Nếu cư trú tại Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày thì thuế thu nhập được nộp theo Biểu thuế quy định tại Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập.
- Nếu cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kê khai nộp thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập.
- Thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được tính cho 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên, những năm sau xác định theo năm dương lịch, ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày.
Điều 13.- Kê khai nộp thuế đối với thu nhập không thường xuyên:
Thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên được nộp cho từng lần phát sinh thu nhập.
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập (kể cả khoản thu nhập của cá nhân ở nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam). Các cá nhân mang hộ quà biếu, quà tặng phải kê khai và nộp thay thuế thu nhập cho người nhận quà.
Điều 14.- Người nộp thuế phải tự giác thực hiện kê khai đầy đủ thu nhập, nộp thuế đủ, đúng thời hạn và thanh quyết toán thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 15.- Bộ Tài chính tổ chức việc thu thuế thu nhập, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức uỷ nhiệm thu thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân theo phương thức khấu trừ tiền thuế thu nhập tại nguồn trước khi chi trả thu nhập.
Các tổ chức uỷ nhiệm khấu trừ thuế thu nhập được hưởng khoản tiền thù lao từ 0,5% (năm phần trăm) đến 1% (một phần trăm) số tiền thuế thu nhập trước khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 16.- Tổ chức uỷ nhiệm thu có trách nhiệm chủ động đăng ký kê khai, khấu trừ, nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Hướng dẫn cho người có thu nhập chịu thuế kê khai thu nhập, nhận tờ khai của người nộp thuế, lập bảng kê khai tính thuế, tổng hợp và chuyển cho cơ quan thuế danh sách những người nộp thuế thu nhập chịu thuế, tiền thuế phải nộp...
- Giữ sổ sách, chứng từ có liên quan đến việc kê khai, tính thuế và nộp thuế thu nhập, thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan thuế.
- Tính thuế, khấu trừ tiền thuế tính đúng số tiền thù lao được hưởng và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Cấp biên lai cho người nộp thuế.
Điều 17.- Các tổ chức quản lý, chi trả thu nhập cho người nước ngoài có trách nhiệm hướng dẫn, hoàn tất các thủ tục nộp thuế thu nhập trước khi làm thủ tục xuất nhập cảnh cho người nước ngoài. Người nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập có trách nhiệm kê khai với cơ quan chi trả thu nhập hoặc cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế, ngày cư trú ở Việt Nam chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày đến Việt Nam phải nộp đầy đủ tiền thuế thu nhập trước khi rời khỏi Việt Nam.
CHươNG IV
GIảM THUế - MIễN THUế
Điều 18.- Những trường hợp sau đây được xét giảm thuế, miễn thuế thu nhập:
1/ Trường hợp bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn làm thiệt hại đến tài sản, thu nhập ảnh hưởng đến đời sống cả bản thân người nộp thuế thì người nộp thuế được xét miễn hoặc giảm thuế thu nhập tuỳ theo mức độ thiệt hại.
2/ Thủ tướng Chính phủ miễn giảm thuế thu nhập trong một số trường hợp liên quan đến lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.
Bộ Tài chính quy định thủ tục miễn giảm thuế thu nhập tại Điều này.
CHươNG V
ĐIềU KHOảN THI HàNH
Điều 19.- Các vi phạm về Pháp lệnh Thuế thu nhập được xử lý theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Pháp lệnh Thuế thu nhập; người có công phát hiện những vụ vi phạm Pháp lệnh Thuế thu nhập giúp cho cơ quan thuế truy thu tiền thuế được trích thưởng đến 10% số tiền thuế chi thu được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Bộ tài chính.
Điều 20.- Thu nhập đã được cam kết riêng về việc đánh thuế và việc miễn thuế được thực hiện theo các văn bản và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.
Điều 21.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 1994 và thay thế Nghị định số 119/HĐBT ngày 17 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); Nghị định số 16/CP ngày 23 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ; Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 370/HĐBT ngày 9 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quy định khoản nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Các quy định về thuế thu nhập và thu bổ sung sau khi nộp thuế thu nhập ban hành trước ngày 01 tháng 6 năm 1994 không còn hiệu lực thi hành.
Các cơ quan quản lý, đào tạo, tuyển chọn người lao động được phép trích tối đa không quá 8% trên thu nhập của người lao động để phục vụ quản lý, đào tạo, tuyển chọn. Khoản kinh phí trên được quản lý và sử dụng theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 22.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức việc thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness -------- |
No: 05-CP
|
Hanoi, January 20, 1995
|
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER Phan Van Khai |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây