Thông tư liên tịch 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV của Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin

thuộc tính Thông tư liên tịch 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV

Thông tư liên tịch 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV của Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Văn hoá-Thông tin
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Công Nghiệp; Nguyễn Trọng Điều; Trần Chiến Thắng
Ngày ban hành:24/03/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thông tin-Truyền thông, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Thông tư

liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá thông tin - Bộ Nội vụ
Số 20/2003/TTLT/BTC-BVHTT-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2003 Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong
lĩnh vực Văn hoá - Thông tin

 

Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.

Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành Văn hoá thông tin, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực văn hoá thông tin công lập như sau:

 

I- Đối tượng:

 

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các đơn vị sự nghiệp văn hoá thông tin công lập hoạt động có thu được ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi chung là cơ sở Văn hoá thông tin có thu - viết tắt là CSVHTTCT), bao gồm:

- Các đơn vị nghệ thuật: Các nhà hát theo chuyên ngành (chèo, tuồng, cải lương, ca - múa - nhạc, kịch, múa rối, xiếc...), đoàn nghệ thuật tổng hợp các cấp (bao gồm cả Dàn nhạc giao hưởng).

- Các Bảo tàng, đơn vị quản lý di tích và các đơn vị quản lý danh lam thắng cảnh.

- Các cơ quan báo, tạp chí.

- Viện Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh, Trung tâm Kỹ thuật điện ảnh, Trung tâm chiếu phim Quốc gia.

- Thư viện công cộng.

- Trung tâm Thông tin - triển lãm, Nhà triển lãm, Nhà văn hoá thông tin.

- Các đơn vị sự nghiệp có thu khác: Ban quản lý Nhà hát lớn, nhà sáng tác, Trung tâm hợp tác báo chí và truyền thông quốc tế.

- Các đơn vị sự nghiệp văn hoá thông tin đặc thù khác ở Trung ương và địa phương thuộc các lĩnh vực (nếu có): Điện ảnh, phát hành sách, thông tin tuyên truyền...

Các đơn vị sự nghiệp nêu trên thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau:

- Có quyết định thành lập đơn vị bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

- Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng;

- Có tài khoản tại Kho bạc hoặc Ngân hàng;

- Có tổ chức bộ máy tài chính, kế toán;

- Có nguồn thu hợp pháp.

Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở văn hoá thông tin thực hiện Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ.

Những đơn vị dự toán trực thuộc các CSVHTTCT như các Trung tâm đào tạo, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, các Viện nghiên cứu là đối tượng thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, được áp dụng Thông tư này và các Thông tư hướng dẫn phù hợp với các lĩnh vực hoạt động (giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học...).

Đối với các CSVHTTCT có nhiều đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định cho đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp 2 để giao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán trực thuộc.

Đối với các cơ sở văn hoá thông tin không có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ sở văn hoá thông tin không có thu do ngân sách Nhà nước cấp (ở cả trung ương và địa phương) và được quản lý theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành.

 

II- Nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở
văn hoá thông tin công lập:

 

Các cơ sở Văn hoá thông tin công lập có những nguồn thu sự nghiệp như sau:

1- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:

1.1- Phí thư viện, phí sử dụng tài liệu lưu trữ trong thư viện.

1.2- Phí thẩm định phim và kịch bản phim, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả, lệ phí cấp giấy phép hoạt động quảng cáo, lệ phí giám định nội dung và cấp giấy phép xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm, phí phát hành tem nhãn các chương trình nghệ thuật (băng từ, băng video, đĩa CD, VCD, DVD)...

2- Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:

2.1- Thu từ bán vé các buổi biểu diễn; vé xem phim; vé tham quan triển lãm, tham quan bảo tàng, di tích...

2.2- Thu từ các hợp đồng biểu diễn của đơn vị với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Thu do cán bộ, diễn viên trong đơn vị tổ chức hoạt động dịch vụ, hoạt động biểu diễn với bên ngoài nộp về đơn vị theo cơ chế khoán.

2.3- Thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động sự nghiệp của đơn vị: Khai thác cơ sở vật chất (rạp, nhà xưởng, hội trường, trang thiết bị); cung ứng dịch vụ in tráng, lồng tiếng, phục hồi phim, dịch vụ khai thác tư liệu phim; khai thác tư liệu bảo tàng, thư viện...

2.4- Các khoản thu hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, từ phát hành báo chí, tạp chí và hoạt động thông tin cổ động...

2.5- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của Nhà nước.

Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu dịch vụ, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý và có tích luỹ.

3- Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để hỗ trợ đơn vị dự toán cấp trên thực hiện các hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị cấp dưới quyết định.

4- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi Ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ...

Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các CSVHTTCT được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo quy định hiện hành.

 

III- Nội dung chi hoạt động thường xuyên:

 

Các CSVHTTCT được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:

1- Chi cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng: Chi tiền lương; tiền công; tiền thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.

2- Chi quản lý hành chính: Chi tiền điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax...

3- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của đơn vị.

5- Chi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho những người lao động trong đơn vị (không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).

6- Chi phí thuê mướn: Thuê phương tiện vận chuyển, thuê nhà, đất, thiết bị các loại; thuê chuyên gia trong và ngoài nước, thuê lao động, thuê đào cán bộ, thuê mướn khác.

7- Chi phí trực tiếp cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ của đơn vị, bao gồm: tiền công; nguyên nhiên vật liệu; khấu hao TSCĐ; hoa hồng; nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.

8- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí theo quy định hiện hành.

9- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.

10- Chi hợp tác quốc tế: Đoàn ra, đoàn vào.

11- Chi khác: Chi trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (nếu có); sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trật tự an ninh...

Các khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.

 

IV- Các cơ sở văn hoá thông tin công lập có thu được tự chủ tài chính, tự quyết định và
chịu trách nhiệm như sau:

 

1- Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:

1.1- Đối với CSVHTTCT tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị trực thuộc như sau:

a) Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Tổng số thu phí, lệ phí.

- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.

- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.

Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.

Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các CSVHTTCT, đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.

b) Giao dự toán chi:

- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài; vốn viện trợ, vốn vay; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành .

c) Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã được giao ổn định thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần để lại) nhằm bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.

Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán được giao thu phí và lệ phí (phần để lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.

Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.

1.2- Đối với CSVHTTCT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu từ nguồn thu, dự toán chi ổn định trong 3 năm như sau:

1.2.1- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Tổng số thu phí, lệ phí.

- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.

Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.

Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ. Đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.

1.2.2- Giao dự toán chi:

a) Chi hoạt động thường xuyên:

- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do cấp có thẩm quyền quyết định.

b) Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí nhà nước giao theo chế độ đặt hàng; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.

1.2.3- Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phần phí và lệ phí được để lại so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị. Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.

Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.

Sau thời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo tổng kết trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí cho thời gian tiếp theo.

 

2- Biên chế làm căn cứ xây dựng dự toán chi quỹ tiền lương là số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao đến ngày 31/12 năm trước liền kề.

Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định kế hoạch sử dụng lao động như sau:

2.1- Sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức (kể cả những người đã ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) được giao để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chế độ theo quy định hiện hành;

2.2- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

2.3- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động nhưng phải phù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành; những người được ký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

2.4- Thủ trưởng các CSVHTTCT được chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người do đơn vị ký hợp đồng lao động. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2.5- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.

3- Quỹ tiền lương và thu nhập: Quỹ tiền lương và thu nhập của CSVHTTCT được sử dụng từ hai nguồn:

3.1- Nguồn NSNN cấp để chi quỹ tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.

3.2- Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên) và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của CSVHTTCT được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.

Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàng tháng của từng người.

3.3- Cuối năm các CSVHTTCT chi không hết tiền lương được đưa vào quỹ dự phòng thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.

4- Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:

- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp), Thủ trưởng đơn vị CSVHTT CT xây dựng tiêu chuẩn định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.

- Trong chế độ chi tiêu nội bộ, CSVHTTCT cần ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động chuyên môn văn hoá thông tin của đơn vị;

- Các tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công khai trong đơn vị, chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.

5- Cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước:

Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước giao, cơ quan tài chính cấp kinh phí thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí) qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" theo từng loại khoản tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước.

Trường hợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách nhà nước, Thủ trưởng đơn vị đã được giao quyền chủ động được quyền điều chỉnh các mục chi trong tổng số kinh phí chi thường xuyên đã cấp.

Đối với các khoản kinh phí chi không thường xuyên, cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

6- Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định: Các CSVHTTCT hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định dựa theo quy định tại Quyết định số 166/199/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành quy chế quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

Trường hợp đặc biệt Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp với thời gian, khả năng kỹ thuật của tài sản và khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.

Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí dịch vụ trong các hợp đồng giữa CSVHTTCT với các bên yêu cầu sản xuất dịch vụ.

7- Các CSVHTTCT có nhu cầu thanh lý tài sản: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Số tiền thu do thanh lý tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý (cân, đong, đo, đếm, vận chuyển, xác định các thông số kỹ thuật, tiền công làm thêm giờ (nếu có)...), CSVHTTCT được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Trường hợp thanh lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, nếu chưa trả hết vốn vay, đơn vị sử dụng số tiền thu được do thanh lý (sau khi trừ chi phí thanh lý) để trả vốn vay, trường hợp trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

8- Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ NSNN cấp và thu sự nghiệp của CSVHTTCT nếu chi không hết được chuyển sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho Bạc Nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho CSVHTTCT theo Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/9/2002 của Bộ Tài chính, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.

9- Các đơn vị CSVHTTCT thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.

 

V- Điều khoản thi hành:

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003.

Các nội dung khác về quản lý tài chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.

Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tài chính riêng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các CSVHTTCT phản ánh về Liên Bộ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION
THE MINISTRY OF HOME AFFAIR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 20/2003/TTLT/BTC-BVHTT-BNV

Hanoi, March 24, 2003

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT REGIME APPLICABLE TO NON-BUSINESS UNITS WITH REVENUES WHICH OPERATE IN THE FIELD OF CULTURE AND INFORMATION

In furtherance of the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002 on the financial regime applicable to non-business units with revenues, the Ministry of Finance issued Circular No. 25/2002/TT-BTC on March 21, 2003 guiding the implementation thereof.

In order to suit the particulars of culture and information activities, the Ministry of Finance, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of the Interior hereby jointly further guide a number of contents of the financial management regime applicable to public non-business units with revenues, which are engaged in the culture and information domain, as follows:

I. SUBJECTS

Subject to this Circular are public culture and information non-business units with revenues, which are partly provided with State budget fundings for their regular activities or cover all expenditures for regular activities themselves (referred collectively to as the culture and information establishments with revenues), including:

- Art units: Specialized theatres (popular opera, classical opera, reformed opera, song-dance-music, drama, puppet shows, circus,...), general art troupes of all levels (including symphony orchestras).

- Museums, relics-managing units and scenic places-managing units.

- Press agencies and journals.

- The Art and Cinematographic Archival Institute, the Cinematographic Technique Center, and the National Film Projection Center.

- Public libraries.

- The information-exhibition centers, the exhibition houses, and the culture and information houses.

- Other non-business units with revenues: The Opera House Managing Board, the Writing House, and the International Press Cooperation and Communication Center.

- Other central and local specific culture and information non-business units engaged in the following domains (if any): Cinematography, book distribution, information and propagation,...

The above-said non-business units shall be subject to Decree No. 10/2002/ND-CP when they fully meet the following conditions:

- Having the competent agencies’ written decisions on the establishment of the units;

- Having legal person status and their own seals;

- Having accounts at the State treasuries or banks;

- Having finance and accounting organizational apparatuses;

- Having lawful revenue sources.

The competent agencies shall have to create favorable conditions for the culture and information establishments to implement the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002.

The cost-estimating units under the culture and information establishments with revenues such as the training centers, the centers for research and application of sciences and techniques and the research institutes shall be subject to the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002, this Circular and guiding circulars suitable to their operation domains (education and training, scientific research,...).

For the culture and information establishments with revenues with many independent-accounting attached units, they shall be assigned by competent agencies stable estimates for grade 1- or grade 2-cost-estimating units in order to assign the autonomy to attached cost-estimating units.

The culture and information establishments without revenue sources from non-business activities shall not be subject to this Circular. Fundings for regular activities of the culture and information establishments without revenues shall be allocated by the State budget (at both central and local levels) and managed according to the current financial management mechanism.

II. NON-BUSINESS REVENUE SOURCES OF PUBLIC CULTURE AND INFORMATION ESTABLISHMENTS

Public culture and information establishments shall have the following non-business revenue sources:

1. The current assorted charges and fees according to regulations:

1.1. Library charges and charges for use of documents archived in libraries.

1.2. Charges for evaluation of films and film scripts, fees for copyright registration, fees for granting of advertising permits, fees for expertise of contents of cultural products and granting of permits for the import and export thereof, charges for issuance of art programs’ stamps and labels (magnetic tapes, video tapes, as well as CD, VCD and DVD discs),...

2. Revenues associated with the units’ activities:

2.1. Revenues from the sale of tickets for art performances; film tickets; tickets for exhibitions, museums and relics,...

2.2. Revenues from art performance contracts signed between the units and domestic as well as foreign organizations and individuals; revenues from the service and/or art performance activities organized by the units’ officials and actors and the outsiders, which are paid to the units according to the package mechanism.

2.3. Revenues from service-providing activities associated with the units’ non-business activities: The exploitation of material bases (theatres, workshops, meeting halls, equipment); the provision of film printing, developing, dubbing and restoration as well as film document-exploiting services; the exploitation of museum and library archives,...

2.4. Revenues from activities of publishing and broadcasting advertisements on newspapers, journals and publications; from the distribution of newspapers and journals, as well as information and agitation activities,...

2.5. Other lawful revenues retained at units for use according to the State regulations.

The levels of collection of the above-said revenues shall be agreed upon in contracts between the units’ heads and the service requesters according to the principles of offsetting reasonable expenditures and having accumulation.

3. Revenues from attached units in support of common activities: Attached cost-estimating units may deduct part of the units’ non-business revenue sources to support the superior cost-estimating units in the implementation of common activities, the deduction percentage shall be decided by the heads of the subordinate units.

4. Other revenues as prescribed by law such as interests on bank deposits from production and service provision revenues,...

Apart from the above-said non-business revenues, the culture and information establishments with revenues may mobilize lawful capital from domestic and foreign organizations and individuals in service of their production and service-providing activities according to the current regulations.

III. CONTENTS OF EXPENDITURES ON REGULAR ACTIVITIES

The culture and information establishments with revenues may use the State budget-allocation sources and the units’ non-business revenue sources to spend on their regular activities according to the following contents:

1. Payment to officials, employees and contractual laborers: Payment of salaries, wages, bonuses and salary allowances; collective welfare; contributions and deductions for payment to social insurance, health insurance and trade union fee according to the current regime.

2. Administrative management expenditures: Expenses for electricity, water, petrol and oil, environmental sanitation, procurement of office supplies, public services, working-trip allowances, conference expenses, communication, propagation as well as telephone and fax charges,...

3. Direct expenses for the units’ professional operations according to the assigned functions and tasks.

4. Expenses for the units’ grassroots-level scientific and technological research.

5. Expenses for training and fostering to raise the qualifications of the units’ laborers (excluding expenses for re-training according to the State norms).

6. Rents: Expenses for renting transportation means, houses, land and assorted equipment; hiring domestic and foreign experts as well as labor, hiring the training of officials and others.

7. Direct expenditures on the units’ production and service activities, including wages; raw materials, fuel and materials; fixed asset depreciation; commissions; tax payments (if any) according to law provisions.

8. Regular expenditures related to the work of charge and fee collection according to the current regulations.

9. Expenses for procurement and regular repair: Expenses for procurement of substitute tools, regular repair of fixed assets in service of professional work as well as renovation and maintenance of infrastructural works.

10. Expenses for international cooperation: Outbound and inbound delegations.

11. Other expenses: Expenses for repayment of principals and interests of loans from domestic and foreign organizations and individuals (if any); use of non-business revenue sources for contribution to social charity, expenses for order and security,...

Irregular expenditures shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002 and the Finance Ministry’s Circular No. 25/2002/TT-BTC of March 21, 2002.

IV. PUBLIC CULTURE AND INFORMATION ESTABLISHMENTS WITH REVENUES ARE ENTITLED TO FINANCIAL AUTONOMY, MAKE THEIR OWN DECISIONS AND TAKE SELF-RESPONSIBILITY AS FOLLOWS

1. Regarding the use of State budget funding sources and non-business revenue sources:

1.1. For the culture and information establishments with revenues which cover all expenditures on their regular activities: The competent agencies shall assign stable estimates for 3 years to attached units as follows:

a/ Assignment of estimates of collected charges and fees belonging to the State budget, including:

- The total charge and fee revenue amount.

- The charge and fee amount left for the units for use under the competent State agencies’ regulations on each type of charge and fee.

- The charge and fee amount to be remitted into the State budget.

For those charges and fees retained and remitted into the State budget in percentages, annually the agencies competent to assign the revenue estimates shall adjust them to suit the units’ activities.

The managing agencies shall not assign the production and service provision revenues to the culture and information establishments with revenues, the units shall formulate the collection plans for administration in the whole year. Particularly for non-business units with only production and service provision revenue sources but without charge and fee revenue sources, the competent agencies shall assign production and service provision revenue estimates which shall serve as basis for revenue-expenditure administration.

b/ Assignment of expenditure estimates:

- To assign the total expenditures on regular activities from the charge and fee revenue sources retained at the units for use as prescribed by the competent State agencies.

- Irregular expenditures from the State budget: For funding for implementation of the State-, ministerial- or branch-level scientific research subjects; national target programs; goods-ordering funding under the State’s regime; funding for payroll streamlining; reciprocal funding of foreign projects; aid and loan capital; capital construction investment capital; funding for procurement and overhaul of fixed assets; and other irregular expenditures, the managing ministries (for centrally-run non-business units with revenues), or local managing bodies (for locally-run non-business units with revenues) shall assign estimates to non-business units according to the current regulations.

c/ In cases where the units’ revenues exceed the assigned stable charge and fee revenue, they may use the whole excess revenue amount (the retained amount) to supplement their salary funds and operation fundings according to regulations.

In cases where the units’ revenues are less than the assigned charge and fee revenue estimates (the retained amounts), they must adjust and reduce expenditures correspondingly.

For non-business units assigned the production and service provision revenues by the competent agencies, if they have excess revenues, they may use the whole excess revenues to increase income and material bases, and if they have deficient revenues, they must reduce expenditures correspondingly.

1.2. For the culture and information establishments with revenues which cover part of expenditures on regular activities by themselves: They shall be assigned by the competent agencies revenue estimates from revenue sources and stable expenditure estimates for 3 years as follows:

1.2.1. Assignment of estimates of collected charges and fees belonging to the State budget, including:

- Total charge and fee revenue.

- The charge and fee amount retained at the units for use as prescribed by the competent State agencies.

- The charge and fee amount to be remitted into the State budget.

For charges and fees retained and remitted into the State budget in percentages, annually the agencies competent to assign the revenue estimates shall adjust them to suit the units’ activities.

The managing agencies shall not assign production and service provision revenue amounts. The units shall draw up collection plans for administration in the whole year. Particularly for non-business units with only production and service provision revenue sources but without charge and fee revenue sources, the competent agencies shall assign production and service provision revenue estimates which shall serve as basis for revenue-expenditure administration.

1.2.2. Assignment of expenditure estimates:

a/ Expenditures on regular activities:

- To assign the aggregate expenditures on regular activities from the charge and fee revenue sources retained at the units for use as prescribed by the competent State agencies.

- To assign the aggregate expenditures on regular activities from the State budget source allocated for the first year of the stable period, which shall be increased every year in percentage decided by competent authorities.

b/ Irregular expenditures from the State budget: For fundings for implementation of the State-, ministerial- and/or branch-level scientific research subjects; national target programs; funding allocated by the State according to goods-ordering regime; funding for payroll streamlining; reciprocal funding of foreign projects; capital construction investment capital; funding for procurement and overhaul of fixed assets: The managing ministries (for centrally-run non-business units with revenues), or local managing agencies (for locally-run non-business units with revenues) shall assign estimates to non-business units according to the current regulations.

1.2.3. In cases where the units save regular expenditure funding or have the retained charge and fee revenue amounts increased in comparison with the assigned estimates, they may use all the saved funding sources and the increased revenue amounts to supplement their salary funds and operation fundings. In cases where the revenues are less than the assigned estimates, the units must adjust by reducing their expenditures correspondingly.

For non-business units assigned production and service provision revenues by the competent agencies, if they have excess revenues, they may use all the excess revenue amounts to increase incomes and material bases, and if revenues are deficient, they must reduce expenditures correspondingly.

After three-year funding stability period, non-business units with revenues shall make final-review reports and submit them to the competent agencies for consideration and decision on the stable assignment of fundings for the next period.

2. Payrolls serving as basis for estimation of salary expenditures are the payrolls assigned by the competent agencies by December 31 of the preceding year.

In the course of operation, the heads of non-business units with revenues may decide the plans on labor employment as follows:

2.1. To rearrange the assigned officials, public servants and employees (including those who have signed labor contracts within the payroll quotas) in order to raise the efficiency and quality of the units’ activities. Those who are subject to payroll streamlining shall be entitled to policies and regimes according to the current regulations;

2.2. For non-business units with revenues, which cover all expenditures on regular activities, basing themselves on the working demands and financial capability of the units, the heads may sign labor contracts according to the provisions of the labor legislation; those who are entitled to sign labor contracts with indefinite term must fully meet the set criteria and professional title structures according to the regulations of the branch- or domain-managing agencies, who are ranked in the non-business administrative salary scale prescribed in the Government’s Decree No. 25/ND-CP of May 23, 1995 and entitled to interests and obligations according to law provisions.

2.3. For non-business units with revenues, which cover part of expenditures on regular activities, basing themselves on the units’ working demands and financial capability, the heads may sign labor contracts according to the provisions of the labor legislation, which must suit the payroll norms set by the competent agencies; those who are entitled to sign indefinite-term labor contracts must fully meet the set criteria and professional title structures according to the regulations of the branch- or domain-managing agencies, and they shall be ranked in the non-business administrative salary scale prescribed in the Government’s Decree No. 25/ND-CP of May 23, 1993 and entitled to interests and obligations according to law provisions.

2.4. The heads of the culture and information establishments with revenues may terminate labor contracts with those who sign labor contracts with the units. The order and procedures for terminating labor contracts shall comply with the provisions of the labor legislation.

2.5. To effect the regime of democracy and publicity according to law provisions.

3. Salary and income funds: Salary and income funds of the culture and information establishments with revenues shall come from the following two sources:

3.1. The State budget source allocated for spending on salary and wage funds as well as salary allowances for payroll officials, public servants and employees as well as contractual laborers (for the units which cover part of expenditures on regular activities) shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 25/ND-CP of May 23, 1993 and the current documents guiding salary and salary allowances.

3.2. Basing themselves on the financial operation results (non-business revenue sources and regular expenditure savings) and the performance of professional tasks as well as salary and income funds of the culture and information establishments with revenues determined under the provisions at Point 1, Section IV of the Finance Ministry’s Circular No. 25/2002/TT-BTC of March 21, 2002 guiding the implementation of the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002 on the financial regime applicable to non-business units with revenues, the units shall work out the Regulation on salary and wage payment, and publicly discuss it to reach agreement at the conferences of the units’ officials, public servants and employees.

Basing themselves on the unit’s Regulation on salary and wage payment as well as the determined salary funds, the units’ heads shall decide on the levels of salary and wage payments for officials, public servants, employees and contractual laborers according to the efficiency of each person’s monthly work.

3.3. At the year-end, the culture and information establishments with revenues which have not paid up salaries may include them into the income reserve funds and transfer them to the subsequent year for further spending.

4. Formulation of internal spending regime:

- Within the scope of the units’ financial sources (including the State budget allocations and non-business revenue sources), the heads of the culture and information establishments with revenues shall set norm criteria and formulate internal spending regime on managerial and professional expenses, which are higher or lower than the spending level set by the State and suit the units’ specific activities.

- In internal spending regime, the culture and information establishments with revenues should give priority to expenses for operations in order to quantitatively and qualitatively ensure the units’ culture and information professional activities.

- The above-said spending criteria, regimes and norms shall be discussed publicly in the units, the internal spending regime shall serve as basis for the units’ heads to administer the use and settlement of fundings from the State budget sources and the units’ non-business revenue sources, and the legal base for the State treasuries to control expenditures.

5. Allocation of fundings from the State budget:

Basing themselves on the assigned State budget estimates, the finance bodies shall allocate regular fundings (to units which cover part of expenditures themselves) through the State treasuries into Section 134 "Other expenses" according to each corresponding type and item of the State Budget Index.

In cases where the allocations have been made according to the sections of the State Budget Index, the units’ heads already assigned the autonomy may adjust the spending items in the total fundings for regular expenditures already allocated.

For irregular expenditure fundings, the finance bodies shall allocate them according to the current State Budget Index.

6. Regarding the deduction for and use of fixed asset depreciation:

The culture and information establishments with revenues engaged in providing services at requests as well as production and service provision activities must depreciate fixed assets according to the provisions of the Finance Minister’s Decision No. 166/1999/QD-BTC of December 30, 1999 promulgating the Regulation on the use management and deduction for fixed asset depreciation, and the State’s current guiding documents.

In special cases, the units’ heads may decide on the application of depreciation rate which is higher than the prescribed rate in order to recover capital in time but such must suit the life and technical capability of the assets as well as repayment capability of the service beneficiaries.

The whole fixed asset depreciation money amount shall be accounted into service expenditures in contracts signed between the culture and information establishments with revenues and production- and/or service-requesting parties.

7. For the culture and information establishments with revenues wishing to liquidate assets:

To set up the Councils for Asset Liquidation under the Finance Minister’s Decision No. 55/2000/QD-BTC of April 19, 2000 promulgating the Regulation on the management of the disposal of State assets in administrative and non-business agencies. For the proceeds from asset liquidation after subtracting liquidation expenses (weighing, measuring, counting, transporting and determining technical parameters, extra-time pay (if any),...), the culture and information establishments with revenues may include them into the units’ non-business operation development funds. In cases where assets formulated from loan capital sources are liquidated, if loan capital has not yet been paid up, the units shall use the proceeds from liquidation (after subtracting liquidation expenses) to repay loan capital, if loan capital has been paid up, they may include them into the units’ non-business operation development funds.

8. At the year-end, if the State budget-allocated regular expenditures fundings and non-business revenues of the culture and information establishments with revenues have not yet been spent up, they may be transferred to the subsequent fiscal year for further spending and settlement. On the basis of comparison between the State treasuries and the units by the end of December 31, the State treasuries shall carry out procedures for transferring the fundings not yet spent up to the culture and information establishments with revenues for the subsequent year under the Finance Ministry’s Circular No. 81/2002/TT-BTC of September 16, 2002, and at the same time notify such in writing to the finance bodies of the same level for management.

9. The culture and information establishments with revenues shall conduct book-keeping accounting according to the Finance Ministry’s Circular No. 121/2002/TT-BTC of December 31, 2002 guiding the accounting regime applicable to non-business units with revenues.

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes implementation effect as from January 1, 2003

Other contents on financial management shall comply with the provisions of the Finance Ministry’s Circular No. 25/2002/TT-BTC of March 21, 2002.

The Radio Voice of Vietnam, Vietnam Television Station and Vietnam News Agency shall follow separate financial management mechanism under the Prime Minister’s decision, not complying with the guidance in this Circular.

In the course of implementation, if any problems arise, the culture and information establishments with revenues should report them to the three ministries for appropriate amendment and/or supplementation.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Nguyen Cong Nghiep

FOR THE MINISTER OF CULTURE AND INFORMATION
VICE MINISTER



Tran Chien Thang

FOR THE MINISTER OF THE INTERIOR
VICE MINISTER




Nguyen Trong Dieu

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất