Thông tư 51/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng kinh phí Đề án dạy và học ngoại ngữ

thuộc tính Thông tư 51/2018/TT-BTC

Thông tư 51/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:51/2018/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:23/05/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thù lao cho tác giả biên soạn giáo trình tối đa là 450.000 đồng/tiết

Ngày 23/05/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 51/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 2080/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

Theo đó, nội dung chi xây dựng chuong trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, tài liệu, học liệu, tài liệu hướng dẫn dạy và học ngoại ngữ, dạy các môn học bằng ngoại ngữ, dạy tích hợp ngoại ngữ và các môn học đối với giáo dục mầm non và phổ thông như sau:

- Xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học: Xây dựng chương trình tối đa 180.000 đồng/tiết; Sửa chữa, biên tập tổng thể tối đa 50.000 đồng/tiết; Thẩm định chương trình tối đa 25.000 đồng/tiết/người;

- Biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, sách giáo viên: Thù lao cho tác giả tối đa 450.000 đồng/ tiết; Thù lao cho chủ biên tối đa là 50.000 đồng/tiết; Thù lao cho tổng chủ biên tối đa là 35.000 đồng/tiết…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/07/2018.

Thông tư này làm hết hiệu lực của Thông tư liên tịch 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT; Làm hết hiệu lực một phần của Thông tư liên tịch 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT

Xem chi tiết Thông tư51/2018/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 51/2018/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2018

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

Thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 (sau đây viết tắt là Đề án).
2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân ở trung ương và địa phương tham gia triển khai thực hiện các nội dung của Đề án và các đối tượng thụ hưởng của Đề án.
3. Trường hợp Đề án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại và các nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình, đề án khác được các cấp có thẩm quyền phê duyệt có quy định riêng thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ và các văn bản hướng dẫn của các chương trình, đề án đó; nếu không có quy định riêng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hằng năm chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo phân cấp ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
Điều 3. Nhiệm vụ chi của Đề án
1. Các nhiệm vụ chi bố trí từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ toàn ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan trung ương, các đại học quốc gia thực hiện phù hợp với mục tiêu của Đề án và phân cấp ngân sách nhà nước, bao gồm:
a) Biên soạn và thí điểm, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu.
b) Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên ngoại ngữ, giáo viên dạy một số môn học khác bằng ngoại ngữ ở các trường phổ thông công lập và ngoài công lập.
c) Hỗ trợ đào tạo giáo viên ngoại ngữ; bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ, giảng viên sư phạm ngoại ngữ, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
d) Xây dựng quy trình triển khai và ngân hàng dữ liệu thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.
đ) Xây dựng quy trình mẫu thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.
e) Xây dựng và hoàn thiện công cụ chuẩn hóa đánh giá năng lực ngoại ngữ, ngân hàng đề thi, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ, hỗ trợ trang thiết bị, hệ thống tổ chức thi.
g) Xây dựng và hoàn thiện Khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo.
h) Hỗ trợ trang thiết bị, hệ thống học liệu cho các cơ sở sư phạm đào tạo giảng viên, giáo viên ngoại ngữ thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương.
i) Xây dựng hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tuyến mở quốc gia.
k) Xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc các bộ và cơ quan trung ương.
l) Thực hiện công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ.
m) Thực hiện nhiệm vụ điều tra khảo sát, tổ chức các hội thảo, hội nghị phục vụ xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ; triển khai thực hiện các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm.
n) Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai Đề án.
o) Các nhiệm vụ do các bộ, cơ quan trung ương, các đại học quốc gia thực hiện phù hợp với mục tiêu của Đề án.
2. Các nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách địa phương:
a) Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn học và môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp thuộc địa phương.
b) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp thuộc địa phương.
c) Triển khai áp dụng các hoạt động thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ; chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và hỗ trợ giáo viên tham gia triển khai thí điểm chương trình, sách giáo khoa ngoại ngữ; xây dựng ngân hàng dữ liệu thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.
d) Xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại địa phương.
đ) Tổ chức triển khai chương trình, sách giáo khoa ngoại ngữ, cấp phát sách giáo khoa cho thư viện các trường vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
e) Hỗ trợ các hoạt động xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghề nghiệp và các đơn vị khác thuộc địa phương; thực hiện công tác truyền thông về hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại địa phương.
3. Các nhiệm vụ chi từ nguồn thu của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, các môn học tự chọn về dạy và học ngoại ngữ; triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, một số hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tăng cường năng lực quản lý cho người lao động tại cơ sở đào tạo, và các nhiệm vụ khác của Đề án.
4. Các nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí khác từ tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân: Tập trung thực hiện những hoạt động đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ đa dạng của xã hội. Việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện theo yêu cầu của nhà tài tài trợ và theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Nội dung và mức chi chung
1. Chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác kiểm tra và giám sát; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm liên quan đến việc thực hiện các hoạt động chuyên môn của Đề án; biên soạn và in ấn sách chuyên khảo, kết quả của các Chương trình: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 58/2016/TT-BTC) và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
2. Chi tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BTC).
Đối với các khóa bồi dưỡng trong nước do các bộ, cơ quan trung ương tổ chức: Địa phương, đơn vị có trách nhiệm chi trả kinh phí đi lại, ăn ở cho người tham gia.
3. Chi khảo sát, điều tra, thống kê phục vụ hoạt động chuyên môn và đánh giá kết quả thực hiện Đề án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra, thống kê quốc gia.
4. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật số liệu, xử lý thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn của Đề án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
5. Chi thông tin, tuyên truyền:
a) Nội dung chi: Biên tập, biên soạn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, panô, áp phích, bảng điện tử; sản xuất, biên tập, xây dựng nội dung các chương trình, phim, phóng sự, bản tin; tổ chức đưa nội dung thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng theo các phương thức truyền thông như tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, qua báo chí, phát thanh, truyền hình, qua mạng viễn thông, Internet và qua các phương thức khác.
b) Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 145/2014/TTLT-BTC-BTTTT ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất; Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Quyết định số 382/QĐ-BTTTT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành đơn giá hỗ trợ sản xuất mới chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2012, được gia hạn tại Quyết định số 938/QĐ-BTTTT ngày 4 tháng 7 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc áp dụng đơn giá hỗ trợ sản xuất mới chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Quyết định số 382/QĐ-BTTTT và Quyết định số 938/QĐ-BTTTT)
Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải đấu thầu: Thực hiện theo quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ, quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
6. Chi thuê chuyên gia trong nước: Căn cứ vào mức độ cần thiết triển khai các hoạt động của Đề án và dự toán ngân sách được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án quyết định việc thuê chuyên gia trong nước. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Trường hợp thuê tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập, sử dụng mức chi tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH để lập giá dự toán gói thầu và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu.
7. Chi dịch tài liệu; phiên dịch tại các hội nghị, hội thảo quốc tế; tiếp khách nước ngoài phục vụ hoạt động chuyên môn của Đề án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2010/TT-BTC).
8. Đối với việc sử dụng kinh phí Đề án để in ấn, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu, sách báo, phương tiện nghe nhìn, đồ dùng dạy học; xây dựng và tuyển chọn phần mềm dạy và học ngoại ngữ: thực hiện theo quy định tại Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Thông tư số 58/2016/TT-BTC.
Điều 5. Nội dung và mức chi đặc thù của Đề án
1. Đối với giáo dục mầm non và phổ thông: Chi xây dựng chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, tài liệu, học liệu, tài liệu hướng dẫn dạy và học ngoại ngữ, dạy các môn học bằng ngoại ngữ, dạy tích hợp ngoại ngữ và các môn học:
a) Xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học:
- Xây dựng chương trình: Tối đa 180.000 đồng/tiết;
- Sửa chữa, biên tập tổng thể: Tối đa 50.000 đồng/tiết;
- Thẩm định chương trình: Tối đa 25.000 đồng/tiết/người.
b) Biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, sách giáo viên:
- Thù lao cho tác giả: Tối đa 450.000 đồng/ tiết;
- Thù lao cho chủ biên: Tối đa 50.000 đồng/tiết;
- Thù lao cho tổng chủ biên: Tối đa 35.000 đồng/tiết;
- Thù lao đọc góp ý đề cương: Tối đa 450.000 đồng/1bản đề cương/người;
- Thù lao đọc góp ý bản thảo: Tối đa 10.000 đồng/1trang bản thảo/người (trang bản thảo khổ 14,5cm x 20,5cm).
c) Biên soạn sách bài tập, tài liệu, học liệu giảng dạy, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ: Các mức chi thù lao được áp dụng tại Điểm b Khoản 1 Điều này, với số tiết được tính quy đổi 3 trang bằng 1 tiết.
d) Thù lao minh họa sách:
- Thù lao trang bìa: Tối đa 350.000 đồng/bìa;
- Thù lao can, vẽ kỹ thuật: Tối đa 15.000 đồng/hình;
- Thù lao vẽ hình minh họa có tính nghệ thuật: Tối đa 200.000 đồng/hình.
đ) Chi tổ chức trại hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu, học liệu (sau đây viết tắt là Trại hoàn thiện):
Đơn vị chủ trì quyết định tổ chức Trại hoàn thiện, thời gian tối đa không quá 5 ngày cho một lần tổ chức. Trong thời gian tổ chức Trại hoàn thiện được chi các nội dung sau:
- Chi thù lao cho tác giả, biên tập viên: Tối đa 110.000 đồng/người/ngày;
- Chi phụ cấp tiền ăn (tác giả, biên tập viên, thành viên ban tổ chức): Tối đa 150.000 đồng/người/ngày;
- Tiền nước uống: Tối đa 40.000 đồng/người/ngày;
- Tiền tàu xe: Thanh toán theo thực tế;
- Ban tổ chức thanh toán tiền thuê hội trường, phòng nghỉ tại nơi đến công tác: Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành.
e) Chi tổ chức trại thẩm định chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu, học liệu (sau đây viết tắt là Trại thẩm định):
Đơn vị chủ trì quyết định tổ chức Trại thẩm định, thời gian tối đa không quá 5 ngày cho một lần tổ chức. Trong thời gian tổ chức Trại thẩm định được chi những nội dung sau:
- Chi phụ cấp tiền ăn: Tối đa 150.000 đồng/người/ngày;
- Tiền nước uống: Tối đa 40.000 đồng/người/ngày;
- Tiền tàu xe: Thanh toán theo thực tế;
- Ban tổ chức thanh toán tiền thuê hội trường, phòng nghỉ tại nơi đến công tác: Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành;
- Chi đọc thẩm định sách: Tối đa 15.000 đồng/tiết/người;
- Chi thù lao cho các thành viên Hội đồng thẩm định:
+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi;
+ Phó chủ tịch, uỷ viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi;
+ Các thành viên khác: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi.
g. Chi in ấn sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu, học liệu, tài liệu hướng dẫn thí điểm dạy ngoại ngữ được cấp phát cho học sinh và giáo viên, giảng viên của các trường tham gia dạy thí điểm: Thực hiện theo các hợp đồng in ấn và theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Thông tư này.
2. Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên: Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn dạy các môn học khác, các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ, dạy tích hợp ngoại ngữ và các môn học khác và đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
3. Chi cho công tác khảo thí:
a) Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, đề mẫu khảo sát, kiểm tra đánh giá và tổ chức các kỳ thi thử nghiệm kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến: Nội dung và mức chi vận dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT), ngoài ra được chi các nội dung sau:
- Chấm bài thi viết, tự luận: Tối đa 65.000đ/bài thi.;
- Chấm bài thi nói: Tối đa 65.000đ/bài thi;
- Chi cho việc thuê máy chấm thi theo thực tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi cho công tác ghi âm, ghi hình và xây dựng đề thi nghe: Nội dung và mức chi được vận dụng theo Quyết định số 382/QĐ-BTTTT và Quyết định số 938/QĐ.
4. Tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT.
5. Chi thuê chuyên gia, giáo viên nước ngoài và tình nguyện viên:
a) Thuê chuyên gia nước ngoài: Việc thuê và quản lý chuyên gia nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Yêu cầu về trình độ, năng lực của chuyên gia do nhu cầu từ công việc thực tế theo nhiệm vụ Đề án, mức chi trả cho chuyên gia được xây dựng và phê duyệt trong hồ sơ chào thầu.
b) Chi thuê giáo viên bản ngữ tham gia dạy học ngoại ngữ, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ thực hiện nhiệm vụ của Đề án: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
c) Chi hỗ trợ tình nguyện viên là chuyên gia nước ngoài tham gia phát triển chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu dạy và học ngoại ngữ: Nội dung và mức chi thực hiện theo đối tượng khách hạng C quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC.
d) Chi hỗ trợ tình nguyện viên không phải là chuyên gia nước ngoài: Tình nguyện viên tham gia hỗ trợ người học thực hành ngoại ngữ, cơ sở tiếp nhận không chi lương, tiền công, thù lao. Tùy theo thỏa thuận với tình nguyện viên hoặc với tổ chức cung cấp tình nguyện viên, được chi một số khoản như tiền ăn, ở, đi lại. Nội dung và mức chi vận dụng quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
6. Chi thù lao cho giáo viên, giảng viên:
a) Chi thù lao cho giáo viên, giảng viên giảng dạy các khóa bồi dưỡng, tập huấn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
b) Chi thù lao cho giáo viên dạy thí điểm, dạy thực nghiệm tiếng Anh mầm non và ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh):
- Mầm non: Tối đa 100.000 đồng/tiết;
- Tiểu học: Tối đa 100.000 đồng/tiết;
- Trung học cơ sở: Tối đa 120.000 đồng/tiết;
- Trung học phổ thông: Tối đa 135.000 đồng/tiết.
c) Chi thù lao cho giáo viên, giảng viên giảng dạy trực tuyến: Tối đa 400.000 đồng/tiết.
d) Chi hỗ trợ tiền mua tài khoản để học trực tuyến phù hợp với chương trình đào tạo cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ thực hiện bằng phương thức lựa chọn nhà cung cấp theo quy định hiện hành.
đ) Chi thù lao cho giảng viên sư phạm dạy thí điểm các môn bằng ngoại ngữ thuộc các chuyên ngành đào tạo giáo viên: Mức chi tối đa cho 1 tiết giảng được áp dụng hệ số 3,0 so với mức chi cho 1 tiết giảng có nội dung tương đương được giảng dạy bằng tiếng Việt đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo.
7. Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ với số lượng người tham gia ít nhất từ 15 người/hoạt động, gồm:
- Chi tài liệu phục vụ buổi sinh hoạt câu lạc bộ học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên (thực hành ngoại ngữ), các cuộc thi ngoại ngữ: Thanh toán theo hoá đơn chứng từ thực tế trên cơ sở phù hợp với nội dung học ngoại ngữ và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi nước uống cho người tham gia buổi sinh hoạt: 10.000 đồng/buổi/người.
- Chi thuê hội trường, thuê loa đài, âm thanh, ánh sáng, trang trí (nếu có): Mức chi theo thực tế.
8. Đối với các mức chi khác để thực hiện Đề án không được quy định trong Thông tư này, thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ vận dụng mức chi trong các văn bản quy định hiện hành của nhà nước đối với các hoạt động tương tự để quyết định mức chi của Đề án trong phạm vi dự toán được giao.
Điều 6. Nội dung chi hoạt động thường xuyên của Ban Quản lý Đề án
1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản chi theo lương;
2. Chi kiểm tra, giám sát;
3. Chi công tác phí, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, tổ chức các hội nghị sơ kết, đánh giá;
4. Chi tiền thuê nhà;
5. Chi tiền điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, duy trì trang web; duy trì nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Đề án;
6. Chi xăng, thuê xe phục vụ công tác chuyên môn;
7. Chi nghiệp vụ chuyên môn;
8. Mua sắm trang thiết bị, tài sản, tài liệu; sửa chữa nhỏ;
9. Các khoản chi khác liên quan đến hoạt động của Ban Quản lý Đề án.
Điều 7. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và thanh, quyết toán
1. Lập dự toán:
a. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Hàng năm, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện Đề án và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 1 tháng 6. Căn cứ ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng báo cáo và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án, hoàn thành trước ngày 15 tháng 6.
Căn cứ vào đề xuất bố trí dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 8 để thẩm định, cân đối kinh phí và trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
b. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương:
Căn cứ vào mục tiêu của Đề án; kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đề án năm báo cáo; yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện Đề án năm kế hoạch; và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng báo cáo và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án, Các Bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng báo cáo và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án và tổng hợp gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20 tháng 7, đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của Bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.
c. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Căn cứ vào mục tiêu của Đề án; kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đề án năm báo cáo; yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện Đề án năm kế hoạch và hướng dẫn xây dựng báo cáo và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án theo nguồn ngân sách (ngân sách địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ, các nguồn kinh phí khác), gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Phân bổ và giao dự toán:
a. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương:
Căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện Đề án được cấp có thẩm quyền giao; các Bộ, cơ quan trung ương phân bổ, giao dự toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách gửi Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; đồng gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi tổng hợp.
Quyết định giao dự toán của Bộ, cơ quan trung ương cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo đúng tổng mức dự toán, cơ cấu kinh phí đối với từng nhiệm vụ của Đề án được cấp có thẩm quyền giao.
b. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán chi ngân sách nhà nước, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương (trong đó bao gồm cả giao dự toán bổ sung có mục tiêu cho các địa phương thực hiện Đề án); căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương bố trí thực hiện Đề án; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân bổ dự toán kinh phí thực hiện Đề án cho các đơn vị sử dụng ngân sách gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.
3. Quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí:
a) Đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ của Đề án phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, các chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
b) Việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Đề án phải đảm bảo đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật hiện hành. Kinh phí thực hiện Đề án được quyết toán phù hợp với nguồn kinh phí sử dụng và phù hợp với mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành và tổng hợp trong báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị để gửi cơ quan chủ quản tổng hợp, gửi cơ quan tài chính thẩm định theo quy định.
Điều 8. Chế độ báo cáo và kiểm tra
1. Chế độ báo cáo:
a. Các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng báo cáo tình hình thực hiện Đề án và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20 tháng 7 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện Đề án tại địa phương gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (không bao gồm các trường sư phạm); phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Kiểm tra:
a. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra định kỳ và đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án bảo đảm đúng mục tiêu, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.
b. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện Đề án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (không bao gồm các trường sư phạm).
c. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ quy định.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 07 năm 2018.
2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:
a) Thông tư liên tịch số 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
b) Thông tư liên tịch số 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 – 2015 (phần đề cập đến nội dung và mức chi đặc thù của Dự án 2: Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân).
3. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hay thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN. 350

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Hiếu

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 51/2018/TT-BTC

Hanoi, May 23, 2018

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES ON MANAGEMENT AND USE OF FUNDING FOR IMPLEMENTING DECISION NO. 2080/QD-TTG DATED DECEMBER 22, 2017 OF THE PRIME MINISTER ON APPROVING AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO THE SCHEME OF TEACHING AND LEARNING FOREIGN LANGUAGES IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM FOR THE PERIOD OF 2017-2025.

 

Pursuant to Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016 of the Government on guidelines for the Law on State budget;

Pursuant to Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

In implementation of Decision No. 1400/QD-TTg dated September 30, 2008 of the Prime Minister on approving the Scheme of "teaching and learning foreign languages in the national education system in the lesson of 2008-2020";

In implementation of Decision No. 2080/QD-TTg dated December 22, 2017 of the Prime Minister on approving amendments and supplements to the scheme of teaching and learning foreign languages in the national education system for the lesson of 2017-2025;

At the request of Director of Department of Public Expenditure;

The Minister of Finance promulgates a Circular providing guidelines on management and use of funding for implementing Decision No.2080/QD-TTg dated December 22, 2017 of the Prime Minister on approving amendments and supplements to the scheme of teaching and learning foreign languages in the national education system for the lesson of 2017-2025.

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular provides guidelines on management and use of funding for implementing Decision No. 2080/QD-TTg dated December 22, 2017 of the Prime Minister on approving amendments and supplements to the scheme of teaching and learning foreign languages in the national education system for the lesson of 2017-2025 (hereinafter referred to as the Scheme).

2. Subjects of application of this Circular are agencies, units, organizations and individuals at the central and local levels implementing the Scheme and beneficiaries of the Scheme.

3. If the Scheme uses non-refundable aid capital and capital sources integrated in other programs and schemes approved by competent authorities with specific regulations, it shall comply with the regulations of the investors and other guiding documents for such programs and projects. If there are no specific regulations, it shall comply with the provisions of this Circular.

Article 2. Funding sources for implementing the Scheme

1. State budget sources allocated annually for regular expenditures in education and vocational training according to the State budget decentralization.

2. Funding integrated in programs and schemes approved by competent authorities.

3. Revenues of educational institutions; funding and contributions of domestic and foreign organizations and individuals; other social capital sources.

Article 3. Expenditures of the Scheme

1. Expenditures allocated from the State budget for general task performances, which are set by the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other ministries, central agencies and national universities in accordance with the objectives of the scheme and state budget decentralization as follows:

a) Compiling, piloting and experimenting programs, textbooks, syllabus and learning materials.

b) Improving foreign language ability and pedagogical capability for foreign language teachers and other teacher using foreign languages to teach some subjects in public and non-public schools.

c) Training foreign language teachers; fostering the contingent of foreign language teachers, foreign language pedagogy lecturers and other lecturers of science and specialized subjects in foreign languages.

d) Developing procedures and data banks for conducting conduct regular and lessonical assessment and evaluation of teaching and learning foreign languages for general education.

e) Developing sample procedures for conducting assessment and evaluation of higher education, vocational education and regular education.

g) Developing and completing standardized tools for assessing foreign language abilities, test banks; training specialized officials in charge of foreign language testing; providing equipment and testing organization.

h) Developing and completing the efficiency framework for foreign language teachers at different educational levels.

i) Providing equipment and learning materials for foreign language pedagogical institutions of ministries and central agencies.

k) Developing a national online language learning system.

l) Developing and organizing training programs for managers of foreign language teaching and learning activities at all educational levels; improving foreign language skills for officials and civil servants of ministries and central agencies.

m) Conducting international communication and cooperation; building foreign language teaching and learning environment.

n) Performing the task of surveying and organizing seminars and conferences in building and perfecting mechanisms and policies related to the teaching and learning foreign languages; conducting vocational activities to meet job demands and support job connections.

o) Conducting management, inspection, supervision and evaluation of the implementation of the Scheme.

p) Other tasks performed by ministries, central agencies and national universities in accordance with the objectives of the Scheme.

2. Expenditures from local budget sources:

a) Developing foreign language teachers and lecturers, teachers and lecturers teaching specialized subjects in foreign languages in local educational and vocational institutions.

b) Strengthening facilities and equipment applied with information technology to ensure conditions for teaching and learning foreign languages at local educational and vocational institutions.

c) Conducting reforms in contents, curriculum and approaches of teaching and learning foreign languages; preparing facilities and supporting teachers to participate in piloting foreign language textbooks and programs; building data banks to conduct regular and lessonical inspection and evaluation in foreign language teaching and learning for general education.

d) Developing and organizing training programs to improve foreign language efficiency for local officials and civil servants.

e) Launching foreign language textbooks and curriculum; providing textbooks for libraries in mountainous areas, islands, areas of ethnic minorities and areas with difficult socio-economic conditions, disable students with economic difficulties.

g) Supporting the establishment of a foreign language teaching and learning environment in educational and vocational institutions and other local units; disseminating the work of foreign language teaching and learning in the locality.

3. Expenditures of educational and vocational institutions: Building foreign language teaching and learning environment, elective subjects on teaching and learning foreign languages; implementing activities within the framework of the Scheme according to the functions and tasks of the unit, activities of training and improving foreign language skills, strengthening management capacity for workers at educational institutions, and other tasks of the Scheme.

4. Expenditures from other budget sources funded by organizations and individuals: Focusing on implementing activities to meet the diverse needs of learning foreign languages of the society. The use of funding sources is made at the request of the contributors and in accordance with the current law provisions.

Article 4. General expenditure contents and norms

1. Expenditure for organizing conferences to review task performance, professional training courses; conducting inspection and supervision; organizing conferences and seminars related to the implementation of professional activities of the Scheme; compiling and publishing monographs and reports on results of the Programs: Expenditure contents and norms shall comply with Circular No.58/2016/TT-BTC dated March 29, 2016 of the Ministry of Finance providing detailed regulations on use of state funding for making purchases for the purpose of maintaining regular operations of state agencies, units affiliated to people s armed force, public service providers, political organizations, socio-political organizations, social-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations (hereinafter referred to as Circular No.58/2016/TT-BTC) and Circular No.40/2017/TT-BTC dated April 28, 2017 of the Ministry of Finance on work-trip allowances and conference expenditures (hereinafter referred to as Circular No.40/2017/TT-BTC).

2. Expenditures for organizing training courses to raise the qualifications of teachers, lecturers and management officials: Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Circular No.36/2018/TT-BTC dated March 30, 2018 of the Ministry of Finance providing guidelines on estimation, management, use and settlement of state budget funding for training officials and civil servants (hereinafter referred to as Circular No.36/2018/TT-BTC).

For domestic courses operated by Ministries, Central government agencies: localities and agencies shall take charge in cover the payment on travel and accommodation for participants.

3. Expenditures for statistical surveys for professional activities and assessment of implementation results of the Scheme: Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Circular No.109/2016/TT-BTC dated June 30, 2016 of the Ministry of Finance providing guidelines on management, use and settlement of funding for the implementation of national statistical surveys, censuses and statistics.

4. Expenditures for building databases, updating data, processing information and applying information technology for professional activities of the Scheme:  Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Joint Circular No. 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT dated February 15, 2012 of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Information and Communications providing guidelines for management and use of funding for implementing the National Program of applying information technology in the operation of state agencies, Circular No. 194/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance providing guidelines on maximum expenditures on the creation of electronic information to maintain operations of authorities and units funded by the state budget. In case of leasing information technology services according to the provisions of the Law on Bidding, it shall comply with Decision No.80/2014/QD-TTg dated December 30, 2014 of the Prime Minister providing for the pilot leasing of information technology services in state agencies.

5. Expenditures for dissemination of information:

a) Expenditure contents: Editing and compiling documents, leaflets, panels, posters, electronic boards; producing, editing and building programs, films, reports, newsletters; organizing information dissemination by means of communication such as via conferences, seminar and training courses, via newspapers, radio and television, via telecommunication networks, Internet and other means.

b) Expenditure norms shall comply with the provisions of Joint Circular No. 145/2014/TTLT-BTC-BTTTT dated October 3, 2014 of the Ministry of Finance and Ministry of Information and Communication regulating management and use of funding for implementing the Scheme of information and communication on digital transmission and broadcasting of terrestrial television; Decree No. 18/2014/ND-CP dated March 14, 2014 of the Government prescribing the regime of royalties in the field of press and publication; Decision No. 382/QD-BTTTT dated March 21, 2011 of the Ministry of Information and Communications promulgating unit prices to support the production of new television programs using the state budget in the lesson of 2010-2012, extended in the Decision No. 938/QD-BTTTT dated July 4, 2014 of the Ministry of Information and Communications on the application of unit prices to support the production of new television programs using the state budget (hereinafter referred to as Decision No. 382/QD-BTTTT and Decision No. 938/QD-BTTTT)

For procurement of goods and services requiring bidding: It shall comply with the regulations on invoices and vouchers, the provisions of the Law on Bidding and its guiding documents.

6. Expenditures for hiring domestic experts: Based on the level of necessity to implement activities of the Scheme and the assigned budget estimates, heads of the agencies and units implementing the Scheme shall decide to hire domestic experts. Expenditure norms shall comply with the provisions of Circular No. 02/2015/TT-BLDTBXH dated January 12, 2015 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs stipulating wages for domestic consultants serving as a basis for package estimates of providing consultant services in the form of time-based contract using state capital. In case of hiring independent organizations and consultants, it shall comply with regulations of Circular No. 02/2015/TT-BLDTBXH and the law provisions on bidding to set package estimates.

7. Expenditures for translation of documents; interpreters at international conferences and seminars; reception of foreign guests for professional activities of the Scheme: Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Circular No. 01/2010/TT-BTC dated January 6, 2010 of the ministry of finance regulating spending regimes for reception of foreign guests working in Vietnam, organization of international conferences and seminars in Vietnam and reception of domestic guests (hereinafter referred to as Circular No. 01/2010/TT- BTC).

8. For the use of funding for printing and procurement of equipment, textbooks, learning materials, books, audiovisual means and teaching aids; developing and choosing foreign language teaching and learning software: It shall comply with the provisions of the Law on Bidding and Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 of the Government detailing the implementation of several provisions of the law on bidding regarding the selection of contractors and Circular No. 58/2016/TT-BTC.

Article 5. Specific expenditure contents and norms of the scheme

1. For preschool and high school education: Expenditures for developing curriculum, textbooks, workbooks, teachers books, learning materials and instructions for teaching and learning foreign languages, teaching subjects in foreign languages, integrating teaching foreign languages in subjects:

a) Developing overall programs and curriculum:

- Developing curriculum: Maximum VND 180,000/lesson;

- General editing: Maximum VND 50,000/lesson;

- Evaluating curriculum: Maximum VND 25,000/lesson/person.

b) Compiling textbooks, syllabuses, teachers books:

- Remuneration for authors: Maximum VND 450,000/lesson;

- Remuneration for editors: Maximum VND 50,000/lesson;

- Remuneration for editor-in-chief: Maximum VND 35,000/lesson;

- Remuneration for outline commenters: Maximum VND 450,000/1 outline/person;

- Remuneration for draft commenters: Maximum 10,000 VND/1 draft page/person (format of draft page:14.5cm x 20.5cm).

c) Compiling workbooks, teaching materials and professional instructions: Remuneration norms shall comply with regulations at Point b, Clause 1 of this Article, in which every 3 pages is counted as 1 lecture.

d) Remuneration for illustrations:

- Remuneration for the cover page: Maximum VND 350,000/cover page;

- Remuneration for technical drawings: Maximum VND 15,000/picture;

- Remuneration for artistic illustrations: Maximum VND 200,000/picture.

e) Expenditures for organizing camps to finalize programs, textbooks, teachers books, workbooks and learning materials (hereinafter referred to as finalizing camps):

The hosts shall decide to organize the finalizing camps with a maximum time allowance of 5 days each time of organization. During its organization, each finalizing camp shall have expenditures as follows:

- Remuneration for authors and editors: Maximum VND 110,000/person/day;

- Food allowance (author, editor, organizer): Maximum VND 150,000/person/day;

- Drinks allowance: Maximum VND 40,000/person/day;

- Transportation allowance: Based on actual prices;

- Payment of hiring halls and rooms at the working destinations of Organizing Committees: Expenditure contents and norms shall comply with current regulations.

g) Expenditures for organizing camps to appraise curriculum, textbooks, teachers books, workbooks and learning materials (hereinafter referred to as appraisal camps):

The hosts shall decide to organize the appraisal camps with a maximum time allowance of 5 days each time of organization. During its organization, each appraisal camp shall have expenditures as follows:

- Food allowance (author, editor, organizer): Maximum VND 150,000/person/day;

- Drinks allowance: Maximum VND 40,000/person/day;

- Transportation allowance: Based on actual prices;

- Payment of hiring halls and rooms at the working destinations of Organizing Committees: Expenditure contents and norms shall comply with current regulations.

- Expenditures for proofreading and evaluating books: Maximum VND 15,000/person/session;

- Remuneration for members of the Appraisal Council:

+ Chairman of Appraisal Council: Maximum VND 200,000/person/session;

+ Vice President, member, secretary of Appraisal Council: Maximum VND 150,000/person/session;

+ Other members: Maximum VND 100,000/person/session.

h) Expenditure for printing textbooks, teachers books, workbooks, documents, learning materials and instructions for pilot teaching of foreign languages provided to students, teachers and lecturers of participating schools: It shall comply with regulations in the contracts and at Clause 8, Article 4 of this Circular.

2. For higher education, vocational education and regular education: Expenditures for compiling curriculum, syllabuses, learning materials, teachers books, workbooks, instructions for other subjects and specialized subjects in foreign languages, instructions for integrating teaching foreign languages in other subjects and teacher training in foreign languages: Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Circular No.76/2018/TT-BTC dated August 17, 2018 of the Ministry of Finance providing guidelines on expenditure contents and norms for curriculum developing and syllabus compiling of higher education and vocational education.

3. Expenditures for examination:

a) Building sample test banks and organizing direct and online tests of foreign language teaching and learning: Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Joint Circular No.66/2012/TTLT-BTC-BGDDT dated April 26, 2012 of the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training providing guidelines on expenditure contents and norms and financial management for building banks of multiple choice questions, organizing general examinations, preparing to participate in international and regional Olympic contests (hereinafter referred to as Joint Circular No.66/2012/TTLT-BTC -BGDĐT). There are also other expenditures:

- Marking writing tests and essays: Maximum 65,000 VND/exam;

- Marking speaking tests: Maximum 65,000 VND/exam;

- Expenditure for renting examination machines shall be based on the actual conditions approved by competent authorities.

b) Expenditures for recording and developing listening exams: expenditure contents and norms shall comply with Decision No.382/QD-BTTTT and Decision No.938/QD.

4. Organizing assessments of foreign language efficiency and pedagogical competence: expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Joint Circular No.66/2012/TTLT-BTC-BGDDT.

5. Expenditures for hiring experts, foreign teachers and volunteers:

a) Hiring foreign experts: The hiring and management of foreign experts shall comply with Decree No.63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 of the Government detailing the implementation of several provisions of the Law on Bidding regarding the selection of contractors. Requirements on qualifications and capacity of experts shall be based on the practical demands of the Scheme s tasks and the level of payment for experts shall be elaborated and approved in bidding dossiers.

b) Expenditures for hiring native teachers to teach foreign languages and train foreign language teachers and lecturers performing the Scheme s tasks: Expenditure contents and norms shall comply with the provisions of Circular No.36/2018/TT-BTC.

c) Expenditures for supporting volunteers who are foreign experts participating in the development of programs, textbooks, workbooks and learning materials for foreign language teaching and learning: Expenditure contents and norms shall comply with regulations for C-level guests promulgated in Circular No.01/2010/TT-BTC.

d) Expenditures for supporting volunteers who are not foreign experts: For volunteers assisting learners to practice foreign languages, the institutions shall not pay salary, wages and remuneration. Based on the agreement with the volunteer or with the organization introducing volunteers, expenditures for meals, accommodation and transportation are allowed. Expenditure contents and norms shall comply with regulations of Circular No.40/2017/TT-BTC.

6. Expenditures for teachers and lecturers:

a) Remuneration for teachers and lecturers of training courses: Expenditure contents and norms shall comply with provisions of Circular No.36/2018/TT-BTC.

b) Remuneration for teachers of pilot teaching and experimental teaching of pre-school English and other foreign languages (not English):

- Preschool: Maximum VND 100,000/lesson;

- Primary school: Maximum VND 100,000/lesson;

- Middle school: Maximum VND 120,000/lesson;

- High school: Up to VND 135,000/lesson.

c) Remuneration for online teachers and lecturers: Maximum VND 400,000/lesson.

d) Expenditures for procurement of online learning accounts suitable to foreign language teacher training programs shall be set by selecting suppliers according to current regulations.

e) Remuneration for pedagogical lecturers of pilot teaching of specialized teacher training subjects in foreign languages: The maximum expenditure for 1 lesson is applied with the coefficient of 3.0 compared to expenditure for 1 lesson with same contents in Vietnamese conducted at the educational institutions.

7. Expenditures for the organization of activities to build foreign language teaching and learning environment with the number of participants at least 15 people per activity:

- Expenditures on documents for extra-curricular activities of students, teachers, lecturers (for foreign language practice) and for foreign language contests: Based on actual vouchers matching the content of learning foreign languages and budget estimates approved by competent authorities.

- Drinks expenditures for participants of the event: VND 10,000/session/person.

- Expenditures for hiring halls, speakers, lighting and decoration (at request): Based actual payment.

8. For other expenditure norms to implement the Scheme not specified in this Circular, heads of units shall make references on the expenditure norms in the current regulations of the State on similar activities to decide the expenditure norms of the Scheme within the assigned estimates.

Article 6. Expenditures for regular activities of the Project Management Board

1. Salaries, wages and other salary-based expenditures;

2. Expenditures for inspection and supervision;

3. Expenditures for working trip allowances, organizing conferences and scientific seminars, organizing preliminary and evaluating conferences;

4. Expenditures for rent;

5. Expenditures for electricity, water, communications, stationery and website maintenance; maintaining and upgrading the information technology system for Scheme s activities;

6. Transportation expenditures for professional work;

7. Expenditures for professional operations;

8. Procurement of equipment, assets and documents; minor repair;

9. Other expenditures related to the operation of the Project Management Board.

Article 7. Budget estimation, allocation, management, payment and settlement

1. Making estimates:

a. For the Ministry of Education and Training:

Annually, based on the objectives and tasks of the Scheme, the Ministry of Education and Training shall propose principles and criteria for allocating budget for the implementation of the Scheme and submit to the Ministry of Finance before June 1. Based on the agreement with the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training shall guide ministries, central agencies and localities in elaborating reports and making and completing budget estimates for implementation of the Scheme before June 15.

Based on the drafting of budget estimates of the ministries, central agencies and localities, the Ministry of Education and Training shall summarize and submit to the Ministry of Finance before August 15 for budget appraisal and balance before submitting through the Cabinet to the National Assembly for decision.

b. For ministries and central agencies:

Based on the objectives of the Scheme; results of evaluating the implementation of the Project s tasks in the annual reports; implementation requirements and tasks of the scheme in the annual plans; and guidelines of the Ministry of Education and Training on building reports and making budget estimates for implementation of the Scheme, the ministries and central agencies shall guide their attached units in elaborating reports and making budget estimates for implementing the Scheme, summarizing and submitting to the Ministry of Education and Training before July 20, while integrating into the five-year budget plans of the ministries and central agencies submitted to the Ministry of Finance for consideration and submission to competent authorities according to the provisions of the Law on State Budget and its guiding documents.

c. For provinces and municipalities:

Based on the objectives of the Scheme; results of evaluating the implementation of the Project s tasks in the annual reports; implementation requirements and tasks of the scheme in the annual plans; and guidelines of the Ministry of Education and Training on building reports and making budget estimates for implementation of the Scheme, the Department of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Department of Labor, Invalids and Social Affairs and related agencies to make reports and budget estimates of implementing the Scheme according to budget sources (local budgets, central budget support, other funding sources), then submit to the Department of Finance for consideration and submission to the provincial People s Committees in accordance with the Law on State Budget and its guiding documents.

2. Allocating and assigning estimates:

a. For ministries and central agencies:

Based on the budget estimates assigned by competent authorities for implementing the Scheme, ministries and central agencies shall allocate budget estimates to budget-using units and submit them to the Ministry of Finance for inspection according to the provisions of the Law on State Budget and its guiding documents; concurrently submit to the Ministry of Education and Training for general monitoring.

The decision on allocation of estimates of the ministries and central agencies to the budget-using units shall ensure the accuracy of the total budget estimates and funding for each task of the Scheme assigned by the competent authority.

b. For provinces and municipalities:

Pursuant to the Prime Minister s Decision on the allocation of State budget expenditure estimates and decisions of the Minister of Finance on the allocation of local budget revenue and expenditure estimates (including the allocation of objective-attached additional estimates for localities to implement the Scheme); based on the local budget balancing ability to implement the scheme, the People s Committees of provinces and municipalities shall assign the Department of Education and Training to assume the prime responsibility and coordinate with the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Department of Finance and the relevant agencies in developing the plans of budget allocation for the implementation of the Scheme to the budget-using units and submitting them to the Department of Finance for summarizing and reporting to the People s Committees for submission to the People s Councils of the provinces and municipalities for consideration and decision.

3. Budget management, use and settlement:

a) Units assigned to perform the Scheme s tasks must strictly comply with the current regulations on management, use and settlement of budget according to the documents guiding the implementation of the Law on State Budget, current expenditure regimes and specific provisions in this Circular.

b) The use of budget for the implementation of the Scheme s tasks must ensure appropriate vouchers according to current law provisions. Funding for implementation of the Scheme shall be settled in accordance with the funding sources and the corresponding expenditure norm of the state budget index according to current regulations and summarized in the units annual final settlement reports submitted to the management agencies for summarizing and submitting to the financial agencies for evaluation according to regulations.

Article 8. Reporting and inspection regimes

1. Reporting regime:

a. The ministries, central agencies, provinces and municipalities shall elaborate reports on the implementation of the Scheme and submit them to the Ministry of Education and Training before July 20 under the guidance of the Ministry of Education and Training; periodically review, summarize and report on the results of the Scheme s implementation in localities to the Ministry of Education and Training.

b. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility, annually summarize reports on the implementation of the Scheme and periodically organize preliminary and final briefings for the Prime Minister.

c. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for evaluating and summarizing the results of implementing the scheme in the field of vocational education (not including pedagogical schools); coordinating with the Ministry of Education and Training to periodically report to the Prime Minister.

2. Inspection:

a. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in regularly and irregularly inspecting the implementation of the Scheme s tasks at the units of the ministries, central agencies and localities; supervise the management and use of the implementation budget of the Scheme according to the objectives and regulations with thriftiness and efficiency.

b. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall conduct the supervision and inspection on the results of implementation of the Scheme in the field of vocational education (excluding the pedagogical schools).

c. The Departments of Education and Training of the provinces and municipalities are responsible for coordinating with the Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Departments of Finance and relevant agencies to periodically and irregularly monitor and inspect the implementation of the Scheme s tasks in the area, ensuring the management and use of funds for the right purpose in accordance with the prescribed regulations.

Article 9. Organization of presentation

1. This Circular shall take effect on July 15, 2018.

2. The following Circulars shall be annulled when this Circular takes effect:

a) Joint Circular No.98/2012/TTLT-BTC-BGDDT dated June 18, 2012 of the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training providing guidelines on expenditure contents and norms for implementing Decision No.1400/QD-TTg dated September 30, 2008 of the Prime Minister on approving the Scheme of "teaching and learning foreign languages in the national education system in the lesson of 2008-2020";

b) Joint Circular No.40/2013/TTLT-BTC-BGDDT dated April 10, 2013 of the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training providing guidelines on management and use of funding for implementation of the National Target Program for education and training in the period of 2012 - 2015 (especially the section dealing with specific expenditure contents and norms of the Project 2: Strengthening foreign language teaching and learning in the national education system).

3. When legal documents referred to in this Circular are amended, supplemented or replaced, the new ones shall be applied.

4. Any problems arising in the implementation process should be promptly reported by the units to the Ministry of Finance for studying and settlement.

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER

Tran Van Hieu

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 51/2018/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 51/2018/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất