Thông tư 12/2018/TT-BTC về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước giữ 50%, 100% vốn điều lệ

thuộc tính Thông tư 12/2018/TT-BTC

Thông tư 12/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2018/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:31/01/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn giám sát tài chính tại tổ chức tín dụng Nhà nước

Ngày 31/01/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 12/2018/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Theo hướng dẫn của Thông tư này, việc đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng dược thực hiện thông qua đánh giá mức độ hoàn thành (A, B, C) các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và xếp loại do Ngân hàng Nhà nước giao cho tổ chức tín dụng.

Các tiêu chí bao gồm: Tổng doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn; Tình hình chấp hành pháp luật; Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có).

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/03/2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018.

Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 114/2020/TT-BTC.

Xem chi tiết Thông tư12/2018/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 12/2018/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 93/2017/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Kế hoạch tài chính, giao chỉ tiêu đánh giá xếp loại và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng
1. Nội dung kế hoạch tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, bao gồm:
a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn bao gồm cả tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn theo Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này;
b) Kế hoạch thu nhập, chi phí trong đó bao gồm một số chỉ tiêu hiệu quả: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và các chỉ tiêu khác theo Phụ lục 2 đính kèm Thông tư này;
c) Kế hoạch lao động, tiền lương theo Phụ lục 3 đính kèm Thông tư này.
2. Việc lập kế hoạch tài chính, giao chỉ tiêu đánh giá xếp loại và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 25, Điều 29, Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP.
Điều 4. Cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng
1. Tổng doanh thu: Chỉ tiêu tổng doanh thu được xác định theo báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức tín dụng.
2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
a) Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại.
b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân trong năm

Trong đó: - Lợi nhuận sau thuế xác định như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. - Vốn chủ sở hữu bình quân trong năm:

Vốn chủ sở hữu bình quân trong năm

=

Số dư vốn chủ sở hữu đầu năm + Số dư vốn chủ sở hữu cuối năm

2

Vốn chủ sở hữu được lấy từ khoản mục vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, gồm: Vốn của tổ chức tín dụng, các quỹ của tổ chức tín dụng, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản và lợi nhuận chưa phân phối.
3. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn.
a) Tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là tỷ lệ giữa số dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) so với tổng dư nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tình hình chấp hành pháp luật:
a) Chế độ, chính sách pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng, thuế (trừ thuế thu nhập cá nhân), các khoản thu nộp ngân sách nhà nước khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính, báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
b) Mức xử phạt vi phạm hành chính làm căn cứ để đánh giá xếp loại là số tiền phải nộp phạt ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm được phát hiện trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại, không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có).
Thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích là việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc cung ứng dịch vụ công theo chính sách của Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ Nhà nước giao. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lượng và chất lượng dịch vụ. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chuyên ngành, tính đặc thù, cơ quan đại diện chủ sở hữu đưa ra các tiêu chí đánh giá cho phù hợp.
6. Khi tính các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP.
Điều 5. Phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại tổ chức tín dụng
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng được thực hiện thông qua đánh giá mức độ hoàn thành (A, B, C) các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và xếp loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao cho tổ chức tín dụng, cụ thể:
1. Phương thức đánh giá đối với từng tiêu chí được thực hiện như sau:
a) Tiêu chí 1: Tổng doanh thu
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi tổng doanh thu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.
- Tổ chức tín dụng xếp loại B khi tổng doanh thu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi tổng doanh thu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.
b) Tiêu chí 2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.
- Tổ chức tín dụng xếp loại B khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 90% so với kế hoạch được giao.
- Đối với những tổ chức tín dụng có lỗ kế hoạch: Nếu lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại A; Nếu lỗ thực hiện bằng lỗ kế hoạch: Xếp loại B; Nếu lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại C. Trường hợp do thực hiện tăng thêm nhiệm vụ được loại trừ khi xác định chỉ tiêu lỗ thực hiện so với lỗ kế hoạch được giao.
c) Tiêu chí 3: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn.
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi có tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thực hiện bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao và tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn nhỏ hơn 2%.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi có tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thực hiện cao hơn 110% kế hoạch được giao hoặc tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3,5% hoặc tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lớn hơn 2,5%.
- Tổ chức tín dụng xếp loại B là các tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi:
+ Không bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở một lần bằng văn bản về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại tổ chức tín dụng, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính không đúng quy định, không đúng hạn đối với một loại báo cáo.
+ Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm chế độ, chính sách. Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì có không quá 5% số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) trên tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc bằng hình thức phạt tiền mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt không vượt quá 70.000.000 đồng.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản từ lần thứ ba trở lên đối với một loại báo cáo.
+ Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt từ trên 100.000.000 đồng.
+ Người quản lý điều hành tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của tổ chức tín dụng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tổ chức tín dụng xếp loại B là các tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
đ) Tiêu chí 5: Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (nếu có)
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
- Tổ chức tín dụng xếp loại B khi hoàn thành tối thiểu 90% kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
2. Tổng hợp kết quả xếp loại tổ chức tín dụng:
Kết quả đánh giá và xếp loại tổ chức tín dụng được phân loại: tổ chức tín dụng xếp loại A, tổ chức tín dụng xếp loại B, tổ chức tín dụng xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng tổ chức tín dụng.
Căn cứ kết quả phân loại cho từng tiêu chí 1, tiêu chí 2, tiêu chí 3 và tiêu chí 4 quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP để xếp loại cho từng tổ chức tín dụng như sau:
- Tổ chức tín dụng xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 2, tiêu chí 3 và tiêu chí 4 được xếp loại A;
- Tổ chức tín dụng xếp loại C khi có tiêu chí 2, tiêu chí 3 xếp loại C hoặc có tiêu chí 2 hoặc tiêu chí 3 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;
- Tổ chức tín dụng xếp loại B là tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
3. Xếp loại Người quản lý tổ chức tín dụng như sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ khi:
- Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Đối với tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
- Tổ chức tín dụng xếp loại A.
b) Không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Không thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Hoàn thành dưới 90% chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; Đối với tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
- Tổ chức tín dụng xếp loại C.
c) Hoàn thành nhiệm vụ: Các trường hợp còn lại không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 03 năm 2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Vụ TCNH.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





 

Trần Văn Hiếu

 

Phụ lục 1

(Ban hành kèm Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ Tài chính)

Đơn vị báo cáo:…………

KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

Năm…

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

% Kế hoạch/ Thực hiện

Kế hoạch

% Kế hoạch năm/ Kế hoạch năm trước

% Kế hoạch năm/ Thực  hiện năm trước

A

NGUỒN VỐN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Nguồn vốn huy động

 

 

 

 

 

 

1

Tiền gửi

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền gửi bằng VNĐ

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền gửi bằng ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

2

Tiền vay TCTD

 

 

 

 

 

 

3

Phát hành công cụ nợ

 

 

 

 

 

 

II

Tiền vay NHNN & Chính phủ

 

 

 

 

 

 

III

Nguồn vốn ủy thác đầu tư

 

 

 

 

 

 

IV

Vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Vốn điều lệ

 

 

 

 

 

 

 

- Vốn khác

 

 

 

 

 

 

V

Tài sản khác

 

 

 

 

 

 

B

SỬ DỤNG VỐN

 

 

 

 

 

 

I

Tiền mặt và giấy tờ có giá

 

 

 

 

 

 

II

Tiền gửi

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền gửi tại NHNN

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền gửi tại các TCTD trong nước

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền gửi ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

III

Đầu tư vào chứng khoán

 

 

 

 

 

 

IV

Góp vốn liên doanh, mua cổ phần

 

 

 

 

 

 

V

Hoạt động tín dụng

 

 

 

 

 

 

1

Cho vay các TCTD khác

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay TCKT, cá nhân trong nước

 

 

 

 

 

 

 

- Cho vay ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

- Cho vay trung, dài hạn

 

 

 

 

 

 

 

- Dự phòng

 

 

 

 

 

 

3

Trả thay trong bảo lãnh

 

 

 

 

 

 

4

Cho vay tài trợ ủy thác

 

 

 

 

 

 

5

Cho vay khác (nợ tồn đọng, nợ khoanh)

 

 

 

 

 

 

6

Tỷ lệ nợ xấu

 

 

 

 

 

 

7

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

 

 

 

 

 

 

VI

TSCĐ

 

 

 

 

 

 

VII

Tài sản có khác

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

(Ban hành kèm Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ Tài chính)

Đơn vị báo cáo:…………

KẾ HOẠCH THU NHẬP, CHI PHÍ (Năm…)

Đơn vị tính: triệu đồng, %

TT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

% Kế hoạch/ Thực hiện

Kế hoạch

% Kế hoạch năm/ Kế hoạch năm trước

% Kế hoạch năm/ Thực hiện năm trước

A

B

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Thu nhập chi phí

 

 

 

 

 

 

1

Thu nhập

 

 

 

 

 

 

1.1

Thu nhập từ hoạt động cho vay

 

 

 

 

 

 

 

Thu lãi cho vay

 

 

 

 

 

 

 

Thu về cho thuê tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

 

 

 

 

 

 

 

Thu khác về HĐ tín dụng

 

 

 

 

 

 

1.2

Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

 

 

 

 

 

 

 

Thu lãi tiền gửi

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ dịch vụ thanh toán

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ dịch vụ ngân quỹ

 

 

 

 

 

 

1.3

Thu từ các hoạt động khác

 

 

 

 

 

 

 

Thu lãi góp vốn mua cổ phần

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ tham gia thị trường tiền tệ

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ kinh doanh ngoại hối

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ nghiệp vụ đại lý ủy thác

 

 

 

 

 

 

 

Thu từ các dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

Các khoản thu khác

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí

 

 

 

 

 

 

2.1

Chi về hoạt động huy động vốn

 

 

 

 

 

 

 

Trả lãi tiền gửi

 

 

 

 

 

 

 

Trả lãi tiền vay

 

 

 

 

 

 

 

Trả lãi phát hành giấy tờ có giá

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

2.2

Chi dịch vụ TT và ngân quỹ

 

 

 

 

 

 

 

Chi về dịch vụ thanh toán

 

 

 

 

 

 

 

Cước phí bưu điện mạng viễn thông

 

 

 

 

 

 

 

Chi về ngân quỹ

 

 

 

 

 

 

 

Các khoản chi dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

2.3

Chi về hoạt động khác

 

 

 

 

 

 

 

Chi về kinh doanh ngoại hối

 

 

 

 

 

 

 

Chi về tham gia thị trường tiền tệ

 

 

 

 

 

 

 

Chi hoạt động kinh doanh khác

 

 

 

 

 

 

2.4

Chi về tài sản

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

Bảo hiểm tài sản

 

 

 

 

 

 

2.5

Chi cho nhân viên

 

 

 

 

 

 

 

Lương và phụ cấp

 

 

 

 

 

 

2.6

Chi nộp thuế, phí và các khoản lệ phí

 

 

 

 

 

 

2.7

Chi HĐ quản lý công vụ

 

 

 

 

 

 

2.8

Chi dự phòng và BHTG

 

 

 

 

 

 

 

Chi dự phòng

 

 

 

 

 

 

2.9

Chi khoản chi phí khác

 

 

 

 

 

 

II

Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

 

 

 

V

Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

 

 

 

VI

CAR

 

 

 

 

 

 

VII

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

VIII

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

 

 

 

 

 

 

nhayPhụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTC được thay thế bởi Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 114/2020/TT-BTC theo quy định tại Khoản 5 Điều 1.nhay

Phụ lục 3

(Ban hành kèm Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ Tài chính)

Đơn vị báo cáo:…………

KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

Đơn vị tính: triệu đồng, %

TT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

% Kế hoạch/ Thực hiện

Kế hoạch

% Kế hoạch năm/ Kế hoạch năm trước

% Kế hoạch năm/ Thực  hiện năm trước

A

B

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

Tổng thu

 

 

 

 

 

 

 

Tổng chi (chưa có lương)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng thu trừ tổng chi (chưa có lương)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng thu trừ tổng chi (chưa có lương) cộng thêm nguyên nhân khách quan

 

 

 

 

 

 

 

Lao động bình quân (người)

 

 

 

 

 

 

 

Đơn giá tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

Tiền lương bình quân (triệu đồng/ người/ tháng)

 

 

 

 

 

 

 

Các nguyên nhân khách quan được loại trừ khi tính năng suất lao động*

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân 1…

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân 2…

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân 3…

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất lao động bình quân theo chênh lệch thu chi không lương (triệu đồng/ người/năm) chưa tính nguyên nhân khách quan

 

 

 

 

 

 

 

Năng suất lao động bình quân theo chênh lệch thu chi không lương (triệu đồng/ người/năm) đã cộng thêm nguyên nhân khách quan

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc)

 

 

 

 

 

 

 

- Số lượng người

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng tiền thưởng

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền lương bình quân/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

Kiểm soát viên

 

 

 

 

 

 

 

- Số lượng người

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng tiền thưởng

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền lương bình quân/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân/người/tháng

 

 

 

 

 

 

* Đối với các nguyên nhân khách quan được loại trừ khi tính năng suất lao động có kèm theo báo cáo chi tiết về tình hình thực hiện kỳ trước.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE 

Circular No. 12/2018/TT-BTC dated January 31, 2018 of the Ministry of Finance on guiding the financial supervision, evaluation of the efficiency of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and credit institutions of which more than 50% charter capital is held by the state

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Credits Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law dated November 26, 2014 on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2015/ND-CP dated October 06, 2015 on supervision of state capital investment in enterprises; financial supervision, performance assessment and disclosure of financial information of state-owned and state-invested enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP dated August 07, 2017 on the financial regime applicable to credit institutions, branches of foreign banks and financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Finance;

At the request of Director of Department of Banking and Financial Institutions;

Minister of Finance promulgates a Circular to provide guidance on financial supervision, evaluation of efficiency of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and credit institutions of which more than 50% charter capital is held by the state.

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provides guidance on financial supervision and evaluation of efficiency of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and credit institutions of which more than 50% charter capital is held by the state as prescribed in the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP dated August 07, 2017 on the financial regime applicable to credit institutions, branches of foreign banks and financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions (hereinafter referred to as "Decree No. 93/2017/ND-CP”).

Article 2. Subject of application

1. Wholly state-owned credit institutions and credit institutions of which more than 50% charter capital is held by the state (hereinafter referred to as “credit institutions”).

2. Relevant authorities, organizations and individuals.

Article 3. Financial plans, establishment of criteria for evaluation, rating and financial supervision, evaluation of efficiency of state capital investment in credit institutions

1. The annual financial plan of a credit institution shall be prepared in accordance with regulations in Clause 1 Article 25 of the Decree No. 93/2017/ND-CP, and include:

a) The plan on financing and utilization of finances, including bad debt ratio and loss ratio, which is made according to the Appendix 1 enclosed herewith;

b) The plan on incomes and costs, in which the criteria for evaluation of investment efficiency, including profit before tax, net income, return on equity (ROE), return on assets (ROA) and other criteria as prescribed in the Appendix 2 enclosed herewith;

c) The plan on labor and salaries which is made according to the Appendix 3 enclosed herewith.

2. The preparation of financial plans, establishment of criteria for evaluation, rating and financial supervision, evaluation of efficiency of state capital investment in credit institutions shall be carried out in accordance with regulations in Article 25, Article 29, Article 30, Article 31 and Article 32 of the Decree No. 93/2017/ND-CP.

Article 4. Methods for determining criteria for evaluation of efficiency of state capital investment in credit institutions

1. Gross revenue:  This criterion is determined according to the annual financial statements duly audited of the credit institution.

2. Net income and return on equity:

a) Net income:  Gross profit from business activities less provisions for credit losses, the current corporate income tax and the corporate income tax deferred.

b) Return on equity (ROE):

Return on equity (ROE)

=

 Net income

Average shareholders’ equity in year

Where:

- The net income is determined in accordance with regulations in Point a Clause 2 of this Article.

- Average shareholders’ equity in year:

Average shareholders’ equity in year

=

The shareholders equity at the beginning of year + the shareholders equity at the end of year

2

The shareholders’ equity is available on the balance sheet of the credit institution, consisting of: Paid-in capital of the credit institution, its funds, exchange rate difference, differences upon asset revaluation and retained earnings.

3. Bad debt ratio and loss ratio:

a) The bad debt ratio shall follow the State Bank of Vietnam’s regulations on classification of assets, ratio and method of establishment of provisions for credit losses, and use of provisions for credit losses in the banking activities of credit institutions and foreign banks’ branches.

b) The loss ratio is the total amount of unrecoverable debt (group-5 debt) when compared to total outstanding debt in accordance with the State Bank of Vietnam’s regulations on classification of assets, ratio and method of establishment of provisions for credit losses, and use of provisions for credit losses in the banking activities of credit institutions and foreign banks’ branches.

4. Compliance with laws:

a) Policies and regulations are mentioned in Clause 1 Article 30 of the Decree No. 93/2017/ND-CP on investment, management and utilization of state capital invested in credit institutions, taxes (excluding personal income tax), payments made to state budget, and regulations on financial reporting and reporting for the purpose of financial supervision.

b) Total fine used as the basis for evaluation and rating shall be the sum of amounts payable specified in decisions on imposition of penalties for administrative violations detected in a fiscal year, excluding compulsory payments for implementing remedial measures.

5. Provision of public products and services (if any):

Provision of public products and services means the direct engagement in national defense and security or provision of public services as per the Government’s policies through tender or order placement or the Government’s assignments. This criterion shall be evaluated based on the degree of completion in terms of quantity and quality of public services. The agencies representing owners shall set up evaluation criteria in conformity with fields of operations, specialties and distinction.

6. Determination of the criteria defined in Clause 1, Clause 2, Clause 4 and Clause 5 of this Article shall eliminate the impact factors mentioned in Clause 2 Article 30 of the Decree No. 93/2017/ND-CP.

Article 5. Methods for evaluation and rating of credit institutions

The efficiency of state capital invested in a credit institution shall be evaluated according to the levels of fulfillment (A, B, C) of criteria for evaluation and rating applied to the credit institution as required by the State Bank of Vietnam. To be specific:

1. Methods for evaluation of fulfillment of each criterion:

a) Criterion 1: Gross revenue

- A credit institution is given “A” rating if its gross revenue earned is equal to or higher than the planned one.

- A credit institution is given “B” rating if its gross revenue earned is lower than but equal to at least 90% of the planned one.

- A credit institution is given “C” rating if its gross revenue earned is lower than 90% of the planned one.

b) Criterion 2: Return on equity (ROE)

- A credit institution is given “A” rating if it has attained a ROE equal to or higher than the planned one.

- A credit institution is given “B” rating if it has attained a ROE lower than but equal to at least 90% of the planned one.

- A credit institution is given “C” rating if it has attained a ROE lower than 90% of the planned one.

- With regard to credit institutions that incur planned losses:  “A” rating is given to the one incurring actual loss lower than the planned one; "B" rating is given to the one incurring actual loss as planned, and “C” rating is given to the one incurring actual loss higher than the planned one. Determination of actual loss versus the planned loss shall exclude the performance of additional duties.

c) Criterion 3: Bad debt ratio and loss ratio

- A credit institution is given “A” rating if it has actual bad debt ratio and loss ratio equal to or lower than the planned ones, and the bad debt ratio and the loss ratio lower than 3% and 2% respectively.

- A credit institution is given “C” rating if it has actual bad debt ratio and loss ratio higher than 110% of the planned ones, or the bad debt ratio higher than 3.5% or the loss ratio higher than 2.5%.

- A credit institution is given “B” rating if it is not given either “A” rating or “C” rating.

d) Criterion 4: Compliance with laws as prescribed in Clause 4 Article 4 herein

- A credit institution is given “A” rating if:

+ It is not reminded in writing or is not given 01 written reminder by the agency representing the owner or the financial authority of the invalid or late submission of supervision reports, report on credit institution rating, financial statements and any reports.

+ It is not liable to any decision on administrative penalties granted by a competent authority for violations against applicable regulations and policies. In case a credit institution faces administrative penalties, no more than 5% of its branches (including the head office) is liable to warnings or fines (each fine shall not exceed VND 70,000,000).

- A credit institution is given “C” rating if it has encountered one of the following circumstances:

+ The credit institution has not submitted supervision reports, reports on credit institution rating, financial statements or any regulated reports, or has presented invalid or late reports and has received at least three written reminders from the agency representing the owner or the financial authority.

+ It has faced fines for administrative violations, each fine of which is at least VND 100,000,000.

+ Managerial individuals of the credit institution have violated the laws during their performance of duties of the credit institutions and must face criminal prosecutions.

- A credit institution is given “B” rating if it is not given either “A” rating or “C” rating.

dd) Criterion 5: Provision of public products and services (if any)

- A credit institution is given “A” rating if it has fulfilled or surpassed the planned quantity and maintained the quality of public products or services in conformity to regulated standards;

- A credit institution is given “B” rating if it has fulfilled at least 90% of the planned quantity and maintained the quality of public products or services in conformity to regulated standards;

- A credit institution is given “C” rating if it has fulfilled below 90% of the planned quantity or failed to maintain the quality of public products or services in conformity to regulated standards.

2. Summation of evaluation results and rating of credit institution:

Credit institutions shall be evaluated and rated A, B or C according to the degree of fulfillment of evaluation criteria as required by the agency representing owner for each credit institution.  

Based on the degree of fulfillment of criterion 1, criterion 2, criterion 3 and criterion 4 mentioned in Clause 1 Article 30 of the Decree No. 93/2017/ND-CP, credit institutions shall be rated as follows:

- A credit institution is rated A if it has no criterion rated C, and has criterion 2, criterion 3 and criterion 4 rated A;

- A credit institution is rated C if it has criterion 2 and criterion 3 rated C, or either criterion 2 or criterion 3 rated B and the remaining criteria rated C;

- A credit institution is rated B if it is not rated either A or C.

3. Ranking of managerial individuals of a credit institution:

a) Accomplishment of missions:

- Accomplish criteria for assessment of performance of managerial personnel according to the guidelines of the Ministry of Home Affairs.

- With regard to a credit institution providing public products or services: Fulfill or surpass the quantity plan and maintain the quality of products or services in conformity to the regulated standards.

- Work at the credit institution is rated A.

b) Failure of missions in one of the following circumstances:

- Fail to fulfill criteria for assessment of performance of managerial personnel according to the guidelines of the Ministry of Home Affairs.

- Fulfill below 90% of the return on equity set by the agency representing the owner; With regard to a credit institution providing public products or services: Fulfill below 90% of the quantity plan or fail to maintain the quality of products or services in conformity to the regulated standards.- Work at the credit institution is rated C.

c) Completion of missions: Other circumstances that are not stated in Point a, Point b Clause 3 of this Article.

Article 6. Effect

1. This Circular takes effect on March 19, 2018 and applies from the fiscal year 2018.

2. Any difficulties arising in the course of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Van Hieu

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 12/2018/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất