Thủ tục nhập khẩu máy thở được quy định như thế nào?

Câu hỏi:

Hiện tại, doanh nghiệp chúng tôi đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng máy lạnh tổng dạng lớn (Chiller) để cung cấp tới các khách hàng như các nhà máy, tòa nhà, văn phòng. Tuy nhiên, chúng tôi đang có thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ tư vấn là Máy lạnh (Chiller) sẽ cần nạp gas lạnh và dầu vào hệ thống để đảm bảo vận hành. Do đó:

1. Theo quy định của pháp luật, có quy định nào về việc máy lạnh, máy móc,... không được phép chứa gas lạnh và dầu từ nước ngoài (nhà sản xuất) khi nhập khẩu vào Việt nam không?

2. Quy định này áp dụng cụ thể cho hàng hóa sản xuất tại nước nào? Hay tất cả các nước?

3. Văn bản quy định cụ thể?

Như chúng tôi được biết, có 1 số quy định về việc máy móc khi nhập khẩu vào VN thì không được chứa dung môi/dung dịch (gas lạnh, dầu,...).

Rất mong sớm nhận được hỗ trợ từ phía luật sư. Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với nội dung câu hỏi của bạn, Luật sư Nguyễn Quang Tâm, thuộc Công ty Luật TNHH MTV Phúc Quang – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội có ý kiến tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

- Luật Hải quan năm 2014.

- Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.

- Luật Hóa chất năm 2007.

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Nghị định số 31/2018 ngày 08/03/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

- Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 15/06/2018 của Bộ công thương quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương và nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.

- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/ 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.

- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

- Thông tư số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 của Bộ công thương – Bộ tài nguyên và môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô - dôn theo quy định của nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô - dôn.

 

1. Một số khái niệm

Định nghĩa Chiller là gì, hệ thống máy lạnh Chiller như thế nào thì đó vẫn là những khái niệm rất mới lạ với hầu hết chúng ta. Nhưng chiller là thiết bị rất cần thiết và có thể nói đây là thiết bị không thể thiếu trong các ngành công nghiệp làm lạnh trên thị trường hiện nay.

Chillers là loại một máy sản xuất ra nước lạnh để cung cấp cho tải của công trình; Chillers thường dùng lắp đặt cho các nhà máy công nghiệp lớn hoặc các trung tâm thương mại lớn.

Hệ thống máy lạnh chiller còn được gọi với một tên khác đó là hệ thống điều hòa trung tâm chiller (Chiller central air conditioning system), đây là loại máy sản sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh thực phẩm, các đồ vật; là loại máy được dùng sản xuất nước lạnh dùng cho hệ thống điều hòa trung tâm, nó sử dụng nước là chất tải lạnh.

Thực tế, máy Chiller gồm có 4 thiết bị chính của một chu trình sinh nhiệt căn bản đó là: máy nén, van tiết lưu, thiết bị bay hơi và thiết bị ngưng tụ. Khi sản xuất máy chiller, nhà sản xuất thường sản xuất nguyên cụm không tách rời.


2. Nội dung tư vấn

Vì trong nội dung câu hỏi bạn chưa nêu rõ mã số HS của hàng hóa dự định nhập khẩu, nên luật sư có ý kiến tư vấn theo quy định chung của pháp luật như sau:

2.1. Máy lạnh (Chiller) là một loại hàng hóa đặt biệt vì cần nạp gas lạnh và dầu vào hệ thống để đảm bảo vận hành khi nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt nam. Theo quy định của Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì pháp luật không cấm việc nhập khẩu mặt hàng “Điều hòa không khí”, do đó, doanh nghiệp của bạn có thể được nhập khẩu loại máy móc này từ nước ngoài (nhà sản xuất) vào Việt Nam.

Mặc dù pháp luật không cấm, nhưng để đảm bảo thuận lợi trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, thì trước khi nhập khẩu, bạn cần tìm hiểu và nắm chắc về thông tin sản phẩm để xác định được cơ quan quản lý chuyên ngành và mã số HS theo Danh mục.

Ngoài ra, vì trong máy lạnh (Chiller) có chứa sẵn dung môi/dung dịch (gas lạnh, dầu,...) nên nếu dung môi/ dung dịch thuộc vào nhóm các chất làm suy giảm tầng ozone hạn chế nhập khẩu thì doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu của bộ công thương & Bộ tài nguyên môi trường. Đồng thời, nếu dung môi/dung dịch thuộc mặt hàng phải khai báo hóa chất thì phải được xác nhận khai báo hóa chất trước khi nhập.

2.2. Về vấn đề xuất xứ hàng hóa, việc nhập khẩu máy lạnh (Chiller) có chứa dung môi chỉ được áp dụng nhập khẩu đối với hàng hóa của các nước trong nhóm G7 là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Đồng thời, về vấn đề chất lượng hàng hóa, trước khi nhập khẩu, cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan và công bố hợp quy chất lượng.

Trân trọng!

Nguyễn Quang Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Quang Tâm

Công ty luật TNHH MTV Phúc Quang

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi