Thông tư 10/2013/TT-BTC về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ

thuộc tính Thông tư 10/2013/TT-BTC

Thông tư 10/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:18/01/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chỉ hỗ trợ giải quyết với lao động dôi dư khi doanh nghiệp không đủ chi trả

Ngày 18/01/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, trong đó đáng chú ý là những quy định về chi hỗ trợ giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.
Theo Thông tư này, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán doanh nghiệp sẽ chỉ được Quỹ hỗ trợ phần kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư còn thiếu khi nguồn thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không đủ chi trả. Đối với doanh nghiệp thực hiện giải thế, phá sản sẽ được Quỹ hỗ trợ khi nguồn thu từ hoạt động giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật không đủ để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.
Đối tượng được hỗ trợ nguồn kinh phí từ Quỹ bao gồm người lao động bị mất việc hoặc thôi việc; các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đóc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên…của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi.
Thông tư cũng quy định rõ, đơn vị tiếp nhận kinh phí phải thực hiện chi trả cho người lao động và lập báo cáo quyết toán kinh phí trong thời hạn theo quy định. Sau thời hạn này, nếu đơn vị tiếp nhận kinh phí chưa thực hiện báo cáo thì phải có văn bản giải trình lý do và có trách nhiệm hoàn tất báo cáo trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày quá hạn.Sau 30 ngày, nếu doanh nghiệp vẫn không có báo cáo quyết toán kinh phí thì bị cưỡng chế, thu hồi lại khoản kinh phí đã hỗ trợ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2013 và thay thế Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008.

Xem chi tiết Thông tư10/2013/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
---------------
Số: 10/2013/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2013
 
 
THÔNG TƯ
Hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
 
 
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
 
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi tắt là Quỹ).
Các công ty mẹ là tổng công ty và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con không thành lập Quỹ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý Quỹ).
2. Các doanh nghiệp có nguồn thu phải nộp về Quỹ quy định tại Thông tư này.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ quy định tại Thông tư này.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng Quỹ quy định trong Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc chung về quản lý và sử dụng Quỹ
1. Cơ quan quản lý Quỹ phải mở tài khoản theo dõi riêng và tổ chức hạch toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời các khoản thu và chi của Quỹ.
2. Các khoản thu từ cổ phần hoá, bán doanh nghiệp đã sử dụng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, xử lý các vấn đề về tài chính theo chế độ quy định đối với từng loại hình sắp xếp doanh nghiệp tại các doanh nghiệp do Tập đoàn, tổng công ty đầu tư 100% vốn được xác định là các khoản thu, chi của Quỹ.
3. Việc gửi tiền của Quỹ tại các ngân hàng thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đảm bảo an toàn tiền gửi của Quỹ tại các Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại được lựa chọn mở tài khoản tiền gửi của Quỹ là các ngân hàng thương mại có tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi Quỹ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Nguồn thu của Quỹ
1. Nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ theo quy định của pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Nguồn thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi khác như giao, bán, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Khoản lãi tiền gửi của Quỹ tại các ngân hàng thương mại.
5. Khoản tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
6. Khoản tiền người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ hoàn trả lại khi được tái tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
7. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các nội dung chi của Quỹ
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung vốn điều lệ cho các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ là doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
3. Điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đầu tư phát triển doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
5. Các khoản chi khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 
Chương 2
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
MỤC 1. QUẢN LÝ NGUỒN THU
Điều 6. Thời hạn nộp tiền về Quỹ
1. Đối với các khoản thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ kịp thời về Quỹ đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
Việc xác định khoản tiền thu từ cổ phần hoá quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo các quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, cụ thể như sau:
a) Xác định số tiền thu từ bán cổ phần lần đầu nộp về Quỹ
Kết thúc quá trình bán cổ phần lần đầu, căn cứ kết quả xác định số tiền thực thu từ bán cổ phần lần đầu và số tiền được để lại doanh nghiệp theo phương án cổ phần hóa doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp xác định số tiền thu từ bán cổ phần phải nộp về Quỹ để nộp theo đúng thời gian quy định.
b) Xác định số tiền thu từ cổ phần hoá tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần nộp về Quỹ
- Căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và hướng dẫn xử lý tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp khoản chênh lệch tăng đã tự xác định về Quỹ.
- Căn cứ kết quả xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiếp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp xác định nêu trên (nếu có) về Quỹ.
- Trường hợp số tiền phải nộp về Quỹ xác định theo kết quả xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền thấp hơn số doanh nghiệp tự xác định và đã nộp thì doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan quản lý Quỹ đề nghị hoàn trả số tiền nộp thừa về Quỹ.
Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan (Chứng từ chứng minh số tiền doanh nghiệp đã nộp tiền về Quỹ; Quyết định phê duyệt quyết toán xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền), cơ quan quản lý Quỹ quyết định xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp hoàn trả số tiền doanh nghiệp đã nộp thừa về Quỹ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
c) Trường hợp căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp xác định có phát sinh chênh lệch giảm giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp chủ động báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý chênh lệch giảm giá trị vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định.
2. Đối với các khoản thu còn lại, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn thu các khoản thu theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền thu về Quỹ.
3. Người đại diện sở hữu phần vốn góp của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời về Quỹ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Chế tài xử lý đối với trường hợp chậm nộp tiền thu về Quỹ
1. Áp dụng các quy định dưới đây đối với trường hợp doanh nghiệp nộp các khoản thu về Quỹ sau thời hạn quy định tại Điều 6 Thông tư này:
a) Trường hợp chậm nộp trong vòng 03 tháng, doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất cho số tiền và thời gian chậm nộp.
Sau thời hạn 03 tháng, doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền vay quá hạn cho số tiền chậm nộp của thời gian quá hạn sau 03 tháng. Lãi suất tiền vay quá hạn cho số tiền chậm nộp của thời gian quá hạn sau 03 tháng được xác định bằng 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm phát sinh lãi vay quá hạn.
b) Các doanh nghiệp không chấp hành nộp đầy đủ, kịp thời các khoản tiền về Quỹ theo quy định tại Điều 6 thì Ban lãnh đạo doanh nghiệp được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp không kiểm tra, đôn đốc, có biện pháp để doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu và báo cáo theo quy định thì Ban lãnh đạo Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban giám đốc, Kiểm soát viên) được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát và phân loại doanh nghiệp của pháp luật hiện hành.
2. Các khoản phạt chậm nộp, quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp chỉ được dùng nguồn lợi nhuận sau thuế để bù đắp sau khi trừ đi các khoản bồi thường, xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có).
MỤC 2. CHI HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Điều 8. Đối tượng được hỗ trợ
1. Người lao động bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc theo quy định của Bộ Luật lao động (sau đây gọi tắt là người lao động dôi dư) tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư.
2. Các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên ở các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư.
Điều 9. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, bán doanh nghiệp: Quỹ chỉ thực hiện hỗ trợ phần kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư còn thiếu khi nguồn thu từ cổ phần hoá, bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không đủ chi trả.
2. Đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản: Quỹ chỉ hỗ trợ khi nguồn thu từ hoạt động giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật không đủ để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư
1. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu thực hiện giải thể, phá sản, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đơn đề nghị phải ghi rõ tên đơn vị đề nghị hỗ trợ, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao tiếp nhận kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, số tài khoản và ngân hàng nơi đơn vị giao dịch, tổng số kinh phí đề nghị hỗ trợ.
b) Quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án; quyết định giải thể doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
c) Dự toán kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc).
d) Báo cáo về nguồn thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp được dùng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và phần kinh phí còn thiếu đề nghị Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại doanh nghiệp hỗ trợ (Bản gốc).
2. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác ngoài hình thức nêu tại khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đơn đề nghị phải ghi rõ: tên đơn vị, số tài khoản và ngân hàng nơi đơn vị giao dịch, tổng số nguồn kinh phí tại doanh nghiệp được sử dụng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, tổng số kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ.
b) Phương án sắp xếp lại lao động, đào tạo lại (kèm theo danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, danh sách người lao động được hưởng trợ cấp và được đào tạo lại) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc).
c) Dự toán kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc):
- Dự toán kinh phí đối với lao động dôi dư theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Dự toán kinh phí đối với lao động dôi dư thuộc các chức danh theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
d) Báo cáo về nguồn tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư kèm theo báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hóa, bán doanh nghiệp; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền xác nhận (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
đ) Quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
e) Báo cáo quyết toán tài chính năm liền kề với năm thực hiện sắp xếp.
Điều 11. Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trước khi gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải niêm yết công khai danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư được xác định theo quy định trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra đối chiếu.
3. Thời hạn gửi hồ sơ về Quỹ
a) Không quá 90 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi đối với các doanh nghiệp thực hiện các hình thức giao, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu.
b) Không quá 60 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, bán có tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp không đủ giải quyết kinh phí lao động dôi dư.
c) Các hồ sơ gửi sau thời hạn nêu tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này nếu không có lý do khách quan, bất khả kháng thì không được xem xét, xử lý. Trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Trường hợp khi chưa được cấp kinh phí nhưng công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi, đã đăng ký kinh doanh theo pháp nhân mới thì công ty (pháp nhân mới) có trách nhiệm kịp thời thông báo bằng văn bản về tên và số hiệu tài khoản mới của công ty đến Quỹ.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm thẩm định ra quyết định xuất quỹ để thực hiện hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định hoặc có sai sót về số liệu tính toán, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để hoàn chỉnh.
6. Trường hợp Quỹ không đủ nguồn để hỗ trợ các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư thì cơ quan quản lý Quỹ lập hồ sơ gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều hoà kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12. Tổ chức chi trả
Sau khi nhận được kinh phí từ Quỹ, doanh nghiệp có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai tại công ty mức kinh phí được hưởng của từng người lao động trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc.
2. Hoàn tất việc chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp nhận được kinh phí.
3. Việc chi trả phải đúng đối tượng, đúng số tiền và theo danh sách đã được phê duyệt. Khi chi trả doanh nghiệp phải lập bảng kê người lao động nhận trợ cấp theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Người lao động, người đại diện được uỷ quyền hoặc người quản lý di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự ký nhận tiền trợ cấp vào phiếu chi và bảng kê.
Điều 13. Báo cáo quyết toán kinh phí
1. Đối với khoản kinh phí cấp cho doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con:
a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả và lập báo cáo quyết toán kinh phí gửi cơ quan phê duyệt phương án sắp xếp lao động để phê duyệt hồ sơ, bao gồm:
- Bảng kê người lao động nhận trợ cấp (Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
- Báo cáo sử dụng kinh phí cấp từ Quỹ (Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
- Báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp lao động theo quy định.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về Quỹ (bản chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo quyết toán;
c) Nguồn kinh phí sau khi chi trả cho người lao động còn thừa (nếu có), doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả về Quỹ cùng với việc lập và gửi báo cáo quyết toán kinh phí nêu trên.
2. Đối với khoản kinh phí cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí, cơ quan bảo hiểm xã hội phải lập báo cáo sử dụng kinh phí (Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về Quỹ.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu đơn vị tiếp nhận kinh phí chưa kịp thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ về Quỹ thì phải có văn bản giải trình lý do và có trách nhiệm hoàn tất báo cáo gửi về Quỹ trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày quá hạn nộp báo cáo theo quy định.
Sau thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp vẫn không có báo cáo quyết toán kinh phí thì cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm thực hiện cưỡng chế, thu hồi lại khoản kinh phí đã hỗ trợ.
Mục 3. CHI HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Điều 14. Đối tượng thụ hưởng
Các cơ sở đào tạo nghề nằm trong danh sách thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hỗ trợ đào tạo người lao động dôi dư tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo chế độ quy định.
Điều 15. Lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí
1. Sau khi hoàn tất đào tạo nghề cho người lao động dôi dư tại doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động dôi dư lập và gửi đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo (Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), kèm theo các phiếu học nghề miễn phí (bản gốc) và bản sao các quyết định nghỉ việc của người lao động dôi dư học nghề tại cơ sở đào tạo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính nơi cơ sở đào tạo nghề đóng trụ sở để thẩm định và có ý kiến. Cơ sở đào tạo nghề chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác trong đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giám sát, thẩm định về số lao động dôi dư thực tế tại doanh nghiệp được đào tạo tại cơ sở đào tạo nghề, thời gian đào tạo nghề (tối đa không quá 06 tháng).
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định về mức chi đào tạo thực tế phát sinh và mức kinh phí đào tạo đề nghị Quỹ thanh toán.
Điều 16. Thủ tục xuất Quỹ
1. Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí của các cơ sở đào tạo nghề được gửi về cơ quan quản lý Quỹ để thẩm định và ra quyết định xuất Quỹ.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ sở đào tạo nghề gửi, cơ quan quản lý Quỹ ra quyết định xuất Quỹ và thực hiện cấp kinh phí cho cho đơn vị thụ hưởng; đồng thời gửi quyết định cho các đơn vị liên quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính nơi cơ sở đào tạo nghề đóng trụ sở. Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹ thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính biết để hoàn chỉnh.
Mục 4. CHI BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ VÀ ĐIỀU CHUYỂN VỀ QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Điều 17. Nguyên tắc chi bổ sung vốn điều lệ
1. Đối tượng áp dụng là các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con đang có số dư Quỹ lớn và chưa được chủ sở hữu đảm bảo đầu tư đủ vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc sử dụng nguồn Quỹ để bổ sung vốn điều lệ chỉ được thực hiện sau khi đã đảm bảo đủ nguồn kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ phải lập hồ sơ báo cáo chủ sở hữu, đồng gửi Bộ Tài chính để rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan quản lý Quỹ thực hiện hạch toán, chuyển nguồn Quỹ để bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 18. Điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
Việc điều chuyển Quỹ tuân thủ theo các nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Điều 23 và Điều 24 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 184/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012.
Mục 5. KẾ TOÁN QUỸ VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Điều 19. Kế toán Quỹ
1. Cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm mở tài khoản riêng để theo dõi các khoản thu, chi của Quỹ; mở sổ kế toán, hạch toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi phát sinh; Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ thành lập theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính được tiếp tục theo dõi và chuyển tiếp để quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
3. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ là tổng công ty hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thành lập theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính được chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ để quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
Điều 20. Báo cáo Quỹ
1. Định kỳ hàng quý (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý) hoặc khi có yêu cầu của Bộ Tài chính, các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ.
2. Kết thúc năm tài chính, trong thời hạn 45 ngày, các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con phải gửi báo cáo quyết toán Quỹ về cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp và Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán Quỹ phải phản ánh đầy đủ, trung thực số liệu về tình hình thu chi; tình hình công nợ phải thu, phải trả và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý Quỹ kèm theo xác nhận số dư Quỹ của Ngân hàng thương mại nơi Quỹ mở tài khoản.
Trường hợp không báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định thì Ban lãnh đạo Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban giám đốc) được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát và phân loại doanh nghiệp của pháp luật hiện hành.
Điều 21. Lưu hồ sơ chứng từ
Cơ quan quản lý Quỹ, các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở đào tạo nghề nhận kinh phí từ Quỹ có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan đến hoạt động thu chi của Quỹ theo quy định hiện hành về kế toán để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý Quỹ và của các cơ quan liên quan.
 
Chương 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tài chính; các Bộ quản lý ngành, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Quỹ.
b) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc sử dụng Quỹ để bổ sung vốn điều lệ cho các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con; thực hiện việc điều hòa nguồn Quỹ tại các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định.
c) Phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, thanh tra tình hình quản lý và sử dụng Quỹ; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Hướng dẫn hạch toán các khoản thu, chi của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh:
a) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng Quỹ; đôn đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ thực hiện báo cáo quyết toán Quỹ theo đúng quy định tại Thông tư này.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng Quỹ tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty mẹ.
Điều 23. Trách nhiệm của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ và các tổ chức, cá nhân liên quan
1. Các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
a) Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn Quỹ theo nội dung quy định tại Thông tư này.
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu của hồ sơ đề nghị hỗ trợ lao động dôi dư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư tại các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo đúng quy định của pháp luật.
c) Kiểm tra, giám sát và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí lao động dôi dư và quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa đúng thời hạn quy định.
d) Tổng hợp, báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình quản lý và sử dụng Quỹ theo nội dung Thông tư này.
đ) Chấp hành quyết định điều hoà Quỹ của cấp có thẩm quyền theo quy định.
e) Ban Lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc sử dụng Quỹ, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch của Quỹ và có báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Quỹ.
2. Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu:
a) Thực hiện quyết toán các khoản thu, chi để xác định số phải nộp về Quỹ theo đúng quy định.
b) Nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thu (kể cả lãi chậm nộp nếu có) về Quỹ trong thời gian quy định.
3. Các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí.
Các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu khi xác định chế độ chi trả cho người lao động theo quy định hiện hành; quyết toán đầy đủ nguồn thu từ cổ phần hoá, bán doanh nghiệp ( đối với trường hợp thực hiện hình thức cổ phần hoá, bán doanh nghiệp) để chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư tại thời điểm sắp xếp lại doanh nghiệp; thực hiện chi trả kinh phí cho người lao động dôi dư, lập báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí; lưu trữ sổ sách chứng từ đầy đủ theo quy định; chịu sự kiểm tra giám sát của Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan.
4. Người lao động dôi dư được tái tuyển dụng và đơn vị tái tuyển dụng
Người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ nếu được tái tuyển dụng lại thì phải nộp trả Quỹ toàn bộ hoặc một phần số tiền trợ cấp đã nhận theo quy định. Đơn vị tuyển dụng lao động có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp mà người lao động hoàn trả và nộp về tài khoản của Quỹ ngay sau khi ký hợp đồng lao động.
Đơn vị tuyển dụng và người lao động được tái tuyển dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm trái quy định tại Điều này.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2013 và thay thế Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có hướng dẫn xử lý./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP BCĐ Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban chỉ đạo ĐM&PTDN;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

Mẫu số 01
Tên Tổng công ty:
Tên công ty:
BẢNG KÊ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÃ NHẬN TRỢ CẤP
Từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ..tháng... năm ...
 
Đơn vị tính: đồng

STT
Họ và tên
Tháng năm sinh
Đối tượng 03 chức danh nghỉ hưu trước tuổi
Đối tượng 03 chức danh bị thôi việc
Lao động nghỉ hưu trước tuổi
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn
Lao động hợp đồng đủ 12 đến 36 tháng bị mất việc
Lao động nông lâm trường
Tổng số tiền trợ cấp đã nhận
Đã nhận phiếu học nghề miễn phí
Ký tên
Nam
Nữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ghi chú: Cột 5, 6, 7, 8, 9, 10: người lao động thuộc đối tượng cột nào thì đánh dấu x vào cột đó.
Cột 10 : đối tượng lao động của nông lâm trường chấm dứt quan hệ lao động theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động
 

..., ngày... tháng... năm ...
Ý KIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY
(đối với phương án sắp xếp lao động)
..., ngày... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
Mẫu số 02
Tên Tổng công ty:
Tên công ty:    
BÁO CÁO SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐƯỢC CẤP TỪ QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP TẠI ....
Từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ..tháng... năm ...
 

TT
Nội dung hỗ trợ từ Quỹ
Số lao động nhận trợ cấp (người)
Kinh phí đã nhận từ Quỹ (đồng)
Thực tế chi trả (đồng)
Chênh lệch
(đồng)
 
Lý do
1
Phần kinh phí thuộc trách nhiệm của Quỹ
 
 
 
 
 
1.1
Kinh phí để chi trả cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi :
Trong đó đối tượng nghỉ theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007
 
 
 
 
 
1.2
Kinh phí để chi trả cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn bị mất việc:
Trong đó đối tượng nghỉ theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007
 
 
 
 
 
1.3
Kinh phí để chi trả trợ cấp cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng bị mất việc
 
 
 
 
 
2
Hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu thuộc trách nhiệm chi trả trợ cấp của công ty
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 

..., ngày... tháng... năm ...
Ý KIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY
 
..., ngày... tháng... năm ...
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
PHỤ LỤC
Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
 

Mẫu số 01
Bảng kê người lao động đã nhận trợ cấp
Mẫu số 02
Báo cáo sử dụng kinh phí được cấp từ quỹ HTSXDN tại ...
Mẫu số 03
Báo cáo kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ HTSXDN tại ...
Mẫu số 04
Đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo
 
 
Mẫu số 04

Tên cơ sở dạy nghề
Số tài khoản:
Ngân hàng:
Số:...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
...., ngày... tháng... năm...
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO
 
Kính gửi: Quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp tại ....
 
Cơ sở dạy nghề ... đề nghị Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại .... thanh toán kinh phí đào tạo lại nghề miễn phí cho người lao động dôi dư tại các công ty sắp xếp lại theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:
 

STT
Họ tên học viên
Công ty
Nghề đào tại lại
Thời gian đào tạo
Giá
đào tạo/ 1 tháng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
1
 
 
 
 
 
 
.....
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
Hướng dẫn: Cột 7 = cột 5 × cột 6
 

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
(Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA SỞ TÀI CHÍNH
 
 






Mẫu số 03

Tên cơ quan BHXH
Số:...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
...., ngày... tháng... năm...
 
 
BÁO CÁO
Kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ....
 
Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố... thông báo kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại .... để giải quyết chế độ cho người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 06 tháng như sau:
1. Số kinh phí đã nhận từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ...... .... là: ........ đồng.
2. Thời điểm nhận tiền: ngày...tháng...năm ...
3. Theo Quyết định số... của .....
4. Đã sử dụng để giải quyết chế độ cho ...người lao động dôi dư theo đúng danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 06 tháng trong hồ sơ của doanh nghiệp (danh sách kèm theo).
5. Các giải trình khác (nếu có).
 

 
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ...
 (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
Circular No.10/2013/TT-BTC dated January 18, 2013 of the Ministry of Finance on guiding the mechanism of management and use of fund for support of arrangement of enterprises at the parent company in the economic group, state corporation, parent company in the parent company– subsidiaries conglomerate

Pursuant to the Decree No. 118/2008/ND-CP dated 27/11/2008 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Decree No.109/2008/ND-CP dated 10/10/2008 of the government on sale or assignment of enterprises with 100% state-owned capital;

Pursuant to the Decree No. 25/2010/ND-CP dated 19/2/2010 of the Government on the conversion of state companies into one-member limited liability companies and management of state-owned one-member limited liability companies;

Pursuant to the Decree No. 91/2010/ND-CP dated 20/8/2010 of the Government on the policies for redundant employees upon the re-arrangement of the state-owned one-member limited liability companies;

Pursuant to the Decree No. 59/2011/ND-CP dated 18/7/2011 of the Government on the conversion of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies;

Pursuant to the Decision No. 21/2012/QD-TTg dated10/5/2012 of the Prime Minister promulgating the Regulation on management and use of funds for support of arrangement and development of enterprises;

At the request of the Director of Corporate Finance;

The Minister of Finance issues the Circular on guiding the mechanism of management and use of fund for support of arrangement of enterprises at the parent company in the economic group, state corporation, parent company in the parent company– subsidiaries conglomerate.

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides mechanism of management and use of Fund for support of arrangement of enterprises at one-member limited liability companies owned 100% charter capital by the State, being the parent company in the economic group, state corporation, parent company in the parent company– subsidiaries conglomerate  (hereinafter referred to as the Fund).

The parent companies being corporations and the one-member limited liability companies which are invested total charter capital, operating under the parent company – subsidiaries model do not establish the Fund under the provisions of this Circular.

Article 2. Application objects

1. The one-member limited liability companies owned 100% charter capital by the State, being the parent company in the economic group, state corporation, parent company in the parent company– subsidiaries conglomerate (hereinafter referred to as the fund management agencies).

2. The enterprises having income remitted to the Fund provided for in this Circular.

3. The organizations and enterprises subject to support from the Fund as specified in this Circular.

4. Other organizations and individuals involved in the management and use of Fund provided for in this Circular.

Article 3. General principles of management and use of the Fund

1. Fund Management Agency must open a separate account to track and organize the accounting clearly, comprehensively and timely the revenues and expenses of the Fund.

2. The proceeds from equalization, sale of enterprises which have used to address policy for redundant employees, handle financial issues according to regulations for each type of business arrangement in the enterprises invested 100% capital by the Group, Corporation are defined as the revenues and expenses of the Fund.

3. The Fund s deposits in the commercial banks must meet the following conditions:

a) Ensure the safety of deposits of the Fund at commercial banks fund. The commercial banks selected to open deposit accounts of the Fund are the commercial banks with a ratio to ensure safety in the banking operation in accordance with the current law.

b) Ensure timely response of the spending needs of the Fund as decided by the competent authority.

Article 4. Fund revenues

1. Revenue from enterprise equitization of the Group, the Corporation, the parent company in accordance with the law on conversion of 100% state-owned enterprises into joint stock companies.

2. Revenues from other forms of arrangement such as assignment, sale, dissolution, bankruptcy as prescribed by law applicable to the enterprises of the Group, the Corporation, the parent company in accordance with the current law.

3. Funding supported from the Fund for support of the arrangement and development of enterprises (issued together with the Decision No. 21/2012/QD-TTg May 10, 2012 of the Prime Minister) as decided by the competent authority.

4. Fund s deposit interest in the commercial banks.

5. Fines for late payment in accordance with provisions of Clause 1 of Article 7 of this Circular.

6. Amount of redundant employees that they have received a grant from the Fund and returned when they are re-hired in accordance with the law.

7. Other revenues in accordance with the law.

Article 5. The spending contents of the Fund

1. Support for the enterprises of the Group, the Corporation, and the parent company to arrange, change ownership to resolve policy for redundant employees and handle financial matters in accordance with the law.

2. Addition to charter capital to the parent companies of the economic Groups, the State Corporation, the parent company being the 100% State-owned enterprises by the decision of the Prime Minister on the basis of the proposal of the Ministry of Finance.

3. Transfer to the Fund for support of arrangement and development of enterprises as decided by the Prime Minister.

4. Investment in enterprise development as decided by the Prime Minister on the basis of the proposal of the Ministry of Finance.

5. Other expenses as decided by the Prime Minister.

Chapter 2

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. REVENUE RESOURCE MANAGEMENT

Article 6. Time limit for remittance to the Fund

1. For the revenues as prescribed in Clause 1, Clause 2, Article 4 of this Circular, the enterprise shall have to remit fully, timely to the Fund within the time limit as prescribed by law on the conversion of ownership.

The determination of the amount collected from the equitization provided for in Clause 1 of Article 4 of this Circular shall comply with the provisions of the law on the conversion of 100% state-owned enterprises into joint stock companies, as follows:

a) Determination of the proceeds from the sale of shares for the first time to be remitted to the Fund

Ending the process of selling shares for the first time, based on the result of determining the proceeds from the sale of shares for the first time and amount allowed to keep in the enterprise according to the enterprise equitization plan approved by the competent authority, Steering Committee of enterprise equitization determines the proceeds from the sale of shares to be remitted to the Fund by the prescribed time.

b) Determination of the proceeds from the shares at the time that the enterprise officially becomes joint-stock companies to remit to the Fund.

- Based on financial statement at the time the enterprise is issued business registration certificate for the first time operating in the form of joint stock company and financial handling instruction at the time that the enterprise officially becomes joint-stock company, the enterprise is responsible for determining the difference between the actual value of the state capital at the time that the enterprise officially becomes joint-stock company with state capital value at the time of enterprise valuation. Within 45 working days from the time of issuance of the certificate of business registration for the first time, the enterprise must make advance payment for the increase difference of self-determination to the Fund.

- Based on the result to determine the value of the State capital at the time of business registration of the competent authority, within 05 working days from the date of the decision of the competent authority, the enterprise is responsible for remitting the increased difference compared with the paid amount determined above (if any) to the Fund.

- Where the amount to be remitted to the Fund determined according to the result to determine the value of the State capital at the time of registration of enterprise of the competent authority is lower than the amount self-determined by the enterprise, and it has been paid, the enterprise sends official dispatch to the Fund Management Agency to request for the refund of the amount paid in excess to the Fund.

Based on the written request of the enterprise and the related documents (Documents proving the amount that the enterprise remitted to the Fund; the decision on approving the settlement to determine the value of the State capital at the time of business registration of the competent authority), the Fund Management Agency decides to take money from the Fund for support of enterprise arrangement to refund the amount paid in excess to the Fund within 05 working days.

c) If the basis for financial statement at the time the enterprise is issued business registration certificate for the first time operating in the form of joint stock company, the enterprise determines that it has the decrease difference between the actual value of the state capital at the time that the enterprise officially becomes joint-stock company with state capital value at the time of enterprise valuation, the enterprise actively reports to the competent authority for considering, handling the decrease difference of the value of the state capital at the time that the enterprise officially becomes joint-stock company under the provisions.

2. For the remaining revenues, no later than 05 working days from the due date of collection of amounts as prescribed, the enterprise shall remit the proceeds to the Fund.

3. The ownership representatives for the contributed capital of the Groups, the Corporations, the parent companies are responsible for urging the enterprises to remit fully and promptly to the Fund under the provisions of this Circular.

Article 7. Sanctions in case of late payment of the proceeds to the Fund

1. Apply the following provisions for the cases where the enterprises remit the revenues to the Fund after the time limit specified in Article 6 of this Circular:

a) In case of late payment within 03 months, the enterprises must bear additional interest calculated at the base rate announced by the State Bank of Vietnam at the latest time for the amount and the duration of late payment.

After 03 months, the enterprises must bear additional interest calculated at the overdue interest rate for late payment amount of the after-03-month late payment duration. Overdue loan interest rate for late payment of the after-03-month late payment duration was determined by 150% of the base rate by the State Bank of Vietnam announced at the time closest to the time arising overdue loan interest.

b) The enterprise failing to remit fully and timely money to the Fund in accordance with the provisions of Article 6, the enterprise leaders are determined as not completing the task and responsibility in accordance with current law.

In case of not inspecting, urging, taking measures for the enterprises to remit fully and timely revenues and reports in accordance with provisions, the leaders of the parent company of the economic group, state corporation, the parent in the parent company - subsidiaries conglomerate (the Council of members, the company s president, Board of directors, controllers) are defined as not completing the task and take responsibility in accordance with provisions in the Regulations on monitoring and classification of enterprises of current law.

2. The fines for late payment according to the provisions of Clause 1 of this Article, are not included in the reasonable cost as calculating the corporate income tax; the enterprises are used only after-tax profits to offset after subtracting the compensation, handling the responsibilities of the Council of members, the Board of Management and the collectives and individuals related to the late payment (if any).

Section 2. EXPENSE FOR SUPPORT TO SETTLE POLICY OF REDUNDANT EMPLOYEES

Article 8. Subjects to be supported

1. Employees who are lost or leave their job, even if the employees voluntarily resign under the provisions of the Labor Code (hereinafter referred to as the redundant employees) in the one-member limited liability companies due to the implementation of the arrangement, conversion form of the economic Groups, the State Corporations, the parent companies owning 100% of the charter capital in accordance with the legislation on policy for redundant employees.

2. The titles of members of the Council of members, the company s president, General Director, Deputy General Director, Director, Deputy Director, Chief Accountant, Controller in the one-member limited liability companies due to the implementation of the arrangement, conversion form of the economic Groups, the State Corporations, the parent companies owning 100% of the charter capital in accordance with the legislation on policy for redundant employees.

Article 9. Principle of support

1. For the enterprises of equitization, business sale: the Fund only supports the funding to solve policy for redundant employees when the revenues are lack from equitization, sale of enterprises in accordance the law provisions and not enough to pay.

2. For enterprises of dissolution, bankruptcy: the Fund only supports the funding when revenues from the dissolution, bankruptcy under the provisions of the law are not sufficient to address policy for redundant employees.

Article 10. Records requesting for funding support for redundant employees

1. For the one-member limited liability companies owned by the Groups, the Corporations, the parent companies implementing dissolution, bankruptcy, records comprise:

a) An application for funding to handle redundant labor policy of the enterprise. The application must specify the name of the unit requesting for support, the unit assigned by the competent authority to receive funding for settlement of policy for redundant employees, bank account number and the bank where the unit makes transactions, total funding requested for support.

b) The decision to open bankruptcy proceedings of the court; enterprise dissolution decision of the competent authority (original or certified copy).

c) The estimated cost to settle redundant labor policy approved by the competent authority (original).

d) Report on the revenue from the dissolution, bankruptcy of enterprise used to solve the policy for redundant employees and the lack funding requested the Fund for support of arrangement at the enterprise to support (Original).

2. For one member limited liability company owned by the Group, the Corporation, the parent company implementing the arrangement and conversion of ownership type other than the form referred to in Clause 1 of this Article, the records comprise:

a) An application for funding to handle redundant labor policy of the enterprise. The application must specify the name of the unit, bank account number and the bank where the unit makes transactions, total funding in the enterprise used to handle policy for redundant employees, total funding requested for support.

b) A plan for restructuring labor, retraining (together with a list of permanent employees at the time deciding to arrange, change ownership, a list of employees to be entitled to receive allowance and to be trained) approved by the competent authority (original).

c) Estimated budget for solving redundant labor policy approved by the competent authority (original):

- Cost estimate for redundant employees in accordance with provisions of current law and guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

- Cost estimate for redundant employees under the titles according to the provisions of the current law and the guidance of the Ministry of Home Affairs.

d) Report on the proceeds from equitization, sale of enterprise to solve policy for redundant employees together with a report on cost settlement of equitization, sale of enterprise; settlement of the proceeds from equitization, sale of enterprise certified by the competent authority (original or certified copy).

đ) The decision on approving the plan of arrangement, conversion of ownership of the competent authority (original or certified copy).

e) Report on the financial settlement of the year preceding the year of implementing the arrangement.

Article 11. The order of the formulation, appraisal and approval of records

1. The enterprises are responsible for preparing complete records in accordance with provisions of Article 10 of this Circular, reporting to the competent authority for approval.

2. Before sending the records to the competent authority for approval, the enterprise must publicize the list of redundant employees and cost estimates for payment according to regulations for redundant employees to be determined as prescribed in a period of 05 working days for the employees to crosscheck.

3. The deadline for submitting records to the Fund

a) Not more than 90 days from the date of being approved the plan of arrangement, conversion by the competent authority for the enterprises to implement the forms of assignment, conversion into one-member limited liability companies with 100% of state capital, dissolution, bankruptcy, merger, consolidation or transfer into non-business units with revenues.

b) Not more than 60 days from the date of the issuance of the business registration certificate under the Enterprise Law in case the enterprises make the equitization, business sale with proceeds from equitization, business sale but not enough to resolve the redundant labor cost.

c) If the records sent after the time limit referred to in points a, and b, Clause 3 of this Article have no objective reasons or force majeure, they shall not be considered and processed. In case of objective reasons, force majeure, it must be certified by the competent authority.

4. In case of not yet funded, but the company has completed the conversion, registered business under a new legal entity, the company (new legal entity) shall promptly notify in writing the name and new account number of the company to the Fund.

5. Within 15 days from the date of receipt of complete records, the fund management Agency being responsible for the evaluation shall make decision on taking money from the Fund to implement the funding support for the enterprise. If the records do not satisfy the requirements as prescribed or have errors in calculation, after 05 working days from the date of receipt of records, the fund management Agency sends a written notice to the enterprise for completion.

6. Where the fund is not enough source to support the subordinate enterprises implementing the arrangement, conversion to solve redundant labor policy, the fund management agency shall make documentation to submit to the Ministry of Finance for synthesis, report to the Prime Minister for deciding the funding balance from the support Fund of arrangement and development of enterprises as stipulated in Article 11 of the Regulation on management and use of the Fund for support of arrangement and development of enterprises issued together with the Decision No. 21/2012/QD-TTg dated May 10, 2012 of the Prime Minister.

Article 12. Organization of the payment

After receiving funds from the Fund, the enterprise shall:

1. Publicly post at the company the fund level entitled to receive allowance by each employee in a minimum period of 03 working days.

2. Complete the payment of benefits to the redundant employees within 15 days from the date of receiving funds.

3. The payment must be made for the right subjects, the right amount of money and according to the approved list. When making payment, the enterprise must make a list of employees entitled to receive allowance in accordance with Form 1 in the Appendix attached to this Circular. Employees, the authorized representative or manager of heritage under the provisions of the Civil Code shall sign to receive allowance in the payment order and the list.

Article 13. Report on fund settlement

1. For the funds granted to the enterprises of the economic groups, the State Corporations, the parent companies in the parent company – subsidiaries conglomerate:

a) Within 45 days after receiving the funds, the enterprise is responsible for paying and making report of funding settlement to send to the agency approving the plan of labor arrangement for approving records, including:

- A list of employees entitled to receive allowance (Form 1 in the Appendix attached to this Circular);

- A report on the use of funds allocated from the Fund (Form 2 in the Appendix attached to this Circular);

- A report on the implementation of labor arrangement in accordance with provisions.

b) Within 60 days after receiving the funds, the enterprise must submit the settlement report which has been approved by the competent authority to the Fund (the original) and take responsibility before law for the accuracy, truthfulness of the data of settlement report;

c) For the surplus funds after making payment to the employees (if any), the enterprises are responsible for returning to the Fund together with the formulation and submission of the fund settlement report as mentioned above.

2. For the funds granted to the social insurance agencies: Within 30 days from the date of receipt of funds, the social insurance agencies must make report on use of funds (Form No.3 in Appendix enclosed with this Circular) and send to the Fund.

3. After the time limit specified in Clauses 1 and 2 of this Article, if the units receiving funds have not performed the fund settlement report to the Fund, they shall have to send written explanation of the reason and shall have to complete report to send to the Fund for a period of not more than 30 days from the overdue date to submit report as prescribed.

After this time limit, if the enterprises do not send fund settlement report, the Fund management Agency is responsible for enforcement, recovery of the funds supported.

Section 3. EXPENSE FOR SUPPORTING FUNDS FOR VOCATIONAL TRAINING FOR REDUNDANT EMPLOYEES

Article 14. Beneficiaries

The vocational training facilities in the list notified by the State Management Agency on Labor in the provinces and cities directly under the Central Government make training support for redundant employees in the enterprises implementing the arrangement, conversion according to regulations.

Article 15. Formulation and evaluation of records for funding

1. After completing vocational training for redundant employees in the enterprises, the vocational training facilities for redundant employees make and send written payment requests for training costs (Form No. 4 in Appendix enclosed with this Circular), attached to the vocational training slips of free of charge (the original) and copies of the decisions to leave of the redundant employees learning occupation in the training facilities to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Department of Finance where the vocational training facilities headquartered for evaluation and comment. The vocational training facilities are responsible for the truthfulness and accuracy toward the payment requests for training costs.

2. Department of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for monitoring and evaluation of the actual number of redundant employees in the enterprises trained at the vocational training facilities, vocational training time (a maximum period of not more than 06 months).

3. Department of Finance is responsible for the evaluation of the actual training expenses incurred and training funding proposed the Fund to make payment.

Article 16. Procedures of taking money from the Fund

1. Records requesting for funding of the vocational training facilities are sent to the Fund management agency for evaluation and decision on taking money from the Fund.

2. Within 15 days from the date of receiving complete records sent by the vocational training facilities, the Fund management agency makes decision on taking money from the Fund and implements funding for beneficiaries; and sends the decision to the related units such as: Department of Labour, Invalids and Social Affairs, the Department of Finance where the vocational training facilities headquartered. Where the records have not satisfied the requirements as prescribed, within 05 working days from the date of receipt of records, the Fund management agency shall notify in writing to the vocational training facilities, the Department of Labor - Invalids and Social Affairs, the Department of Finance for completion.

Section 4. ADDITIONAL EXSPENSE TO CHARTER CAPITAL AND TRANSFER TO THE FUND FOR SUPPORT OF ARRANGEMENT AND DEVELOPMENT

OF ENTERPRISES

Article 17. Principle of spending additionally charter capital

1. Subjects of application are the one member limited liability companies owned 100% of charter capital by the State being parent company of the economic Group, the State Corporation, the parent company in the parent company – subsidiaries conglomerate having a large fund balance and not yet guaranteed to invest adequate charter capital by its owner under the plan approved by the competent authority.

2. The use of Fund for adding charter capital is made only after ensuring adequate funding to support the enterprises of the Group, the Corporation, the parent company implementing the arrangement, conversion of ownership to settle policy for redundant employees and handle financial matters in accordance with the law.

3. The enterprises who have needs to add charter capital must document to report to the owner, and c/c to the Finance Ministry for review, synthesis and report to the Prime Minister for consideration and decision.

4. After obtaining the approval of the Prime Minister, the Fund management Agency shall account, transfer the Fund resource to supplement the owner s investment capital in the enterprises under the guidance of the Ministry of Finance.

Article 18. Transfer to the Fund for support of arrangement and development of enterprises

The transfer of the Fund shall comply with the principles and procedures provided for in Article 23 and Article 24 of the Regulation on management and use of the Fund for support of arrangement and development of enterprises, issued together with the Decision No. 21/2012/QD-TTg dated May 10, 2012 of the Prime Minister and the guidance of the Ministry of Finance in the Circular No. 184/2012/TT-BTC dated October 25, 2012.

Section 5. FUND ACCOUNTING AND SETTLEMENT REPORT

Article 19. Fund Accounting

1. Fund Management Agency shall open a separate account to track revenues and expenses of the Fund; open accounting books, account clearly, completely, timely the revenues and expenses; organize the archiving of the records and documents in accordance with the law.

2. Balance of the Fund for support of arrangement of enterprises in the Groups, the Corporations, the parent companies established under the Decision No.09/2008/QD-BTC dated 31/01/2008 of the Ministry of Finance is continued to monitor and transit for management and use in accordance with the provisions of this Circular.

3. Balance of the Fund for support of arrangement of enterprises in the parent companies being corporations or the one member limited liability companies invested the entire charter capital by the Economic Group, the State Corporation operating in the form of parent company - subsidiaries established under the Decision No.09/2008/QD-BTC dated 31/01/2008 of the Ministry of Finance is transferred to the Fund for support of arrangement of enterprises in the Groups, the Corporations, the parent companies for management and use in accordance with provisions of this Circular.

Article 20. Fund Report

1. Quarterly (within 30 days after the end of the quarter) or at the request of the Ministry of Finance, the parent companies of the economic group, the State Corporation, the parent company in parent company and subsidiary conglomerate shall review and report to the representatives of state owners and the Ministry of Finance on the management and use of the Fund.

2. The end of the fiscal year, within 45 days, the parent companies of the economic Groups, the State Corporations, the parent companies in the parent company - subsidiaries conglomerate must submit a report on the settlement of the Fund to the agency representing the State owners of the enterprises and the Ministry of Finance. The report on the settlement of the Fund must reflect fully, honestly data on the revenues and expenditures; situation of debts receivable and payable and remaining problems in the management of the Fund together with the fund balance confirmation of the commercial bank where the Fund opens account.

In case of not reporting fully and promptly in accordance with provisions, the leaders of the parent company of the economic Groups, the State Corporation, the parent company in the parent company - subsidiaries conglomerate (Council of members, chairman of the company, the Board of Directors) are determined as not completing their task and take responsibility as specified in the Regulation of supervision and classification of enterprises by the current law.

Article 21. Archiving of records, documents

Fund management agencies, the enterprises, social insurance agencies, vocational training facilities receiving funds from the Fund are responsible for preservation and archiving of the books, records and documents relating to the revenue collection and expenses of the Fund in accordance with current provisions on accounting for the inspection and supervision of the Ministry of Finance, the Fund management agencies and other related agencies.

Chapter 3

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 22. Responsibilities of the Ministry of Finance; branch managing ministries, ministerial-level agencies, People s Committees of provinces and cities directly under the Central Government

1. Responsibilities of the Ministry of Finance:

a) To implement the State management function for the Fund s operation.

b) To synthesize, report to the Prime Minister the use of the fund to add to charter capital for the Groups, the Corporations, the parent companies operating under the form of parent company, subsidiaries; make the balance of the Fund resources at the Groups, the Corporation, the parent company to the Fund for support of arrangement and development of enterprise as prescribed.

c) To coordinate with the Ministries, the provincial People s Committees to examine and inspect the management and use of the Fund; synthesize and report settlement of revenues and expenditures of the Fund to report to the Prime Minister.

d) To guide the accounting of revenues and expenses of the Fund for support of arrangement of enterprises.

2. Responsibilities of the Ministries, People s Committees of provinces:

a) To inspect and supervise the management and use of the Fund; urge the Groups, the Corporations, the parent companies to report the settlement of the Fund in accordance with the provisions of this Circular.

b) To coordinate with the Ministry of Finance to check, inspect and supervise the management and use of the Fund in the economic groups, the Corporations, the parent companies.

Article 23. Responsibilities of the Group, the Corporation, the parent company and other concerned organizations and individuals

1. The parent companies of the economic groups, the State Corporations, the parent companies in the parent company – subsidiaries conglomerate.

a) To organize the management and use of the Fund under the provisions of this Circular.

b) To evaluate and take responsibility before law for data of the records requesting for support of redundant employees; inspect and supervise the implementation of policies for redundant employees in the enterprises implementing the arrangement, conversion of ownership in accordance with the provisions of the law.

c) To inspect, monitor and urge the enterprises to implement the report of fund settlement for redundant employees and settlement of the proceeds from equitization in the prescribed time limit.

d) To synthesize, report fully and promptly the management and use of the Fund according to the contents of this Circular.

đ) To abide by the decision on Fund balance of the competent authority in accordance with provisions.

e) Leaders of the Group, the Corporation, and the parent company are responsible for managing and monitoring the use of the Fund, to ensure the implementation for the right objectives and plans of the Fund and reporting regularly the operation of the Fund.

2. The enterprises implement equitization, diversification of ownership:

a) To implement the settlement of the revenues and expenditures to determine the amount payable to the Fund in accordance with provisions.

b) To remit correctly, completely and timely the revenues (including interest for late payment, if any) to the Fund within the prescribed time limit.

3. The enterprises that are funded.

The enterprises that are supported funds to solve policy for redundant employees due to restructuring of enterprises are responsible before law for the accuracy and truthfulness of the data when determining the policy of payment to the employees under current regulations; for full settlement of revenues from equitization, sale of enterprises (in case of implementation of the form of equitization, sale of enterprises) to pay allowances to redundant employees at the time of restructuring of enterprises; for making payment to redundant employees, for making settlement report of use of funds; for archiving fully books and documents as prescribed; subject to the inspection and supervision of Ministry of Finance and the relevant agencies.

4. Re-hired redundant employees and re-employment units

If redundant employees who received allowances from the Fund are re-employed, they must refund in whole or in part the amount of allowances received under the regulations. Re-employment units shall recover the amount of allowances that the employees are required to return and remit to the account of the Fund right after the labor contract has been signed.

The re-employment units and the employees who are re-employed shall be responsible before the law if they have done contrary to the provisions of this Article.

Article 24. Effect

This Circular takes effect from March 10, 2013 and replaces the Regulation on management and use of the Fund for support of enterprise arrangement in the Groups, the State Corporations, the parent companies issued together with the Decision No. 09/2008/QD-BTC dated January 31, 2008 of the Ministry of Finance.

In the course of implementation, if any difficulty arises, the units should promptly report to the Ministry of Finance for processing instruction. /.

For the Minister

Deputy Minister

Tran Van Hieu

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 10/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất