Quyết định 272/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 272/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 272/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/11/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định272/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 272/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 272/2006/QĐ-TTg NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2006
BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP VÀ QUẢN LÝ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 233/1999/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
QUY CHẾ
Cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài
(Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quy trình xem xét, cấp bảo lãnh Chính phủ; việc tổ chức quản lý bảo lãnh Chính phủ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài (sau đây được gọi là “bảo lãnh Chính phủ”) là việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (người bảo lãnh) thông qua Bộ Tài chính, cam kết bằng văn bản với người cho vay nước ngoài (người nhận bảo lãnh) đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã được cam kết trong thỏa thuận vay; trường hợp người vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ thanh toán đã được cam kết trong thỏa thuận vay, người bảo lãnh sẽ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đó thay cho người được bảo lãnh theo quy định của thư bảo lãnh. Người vay phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho người bảo lãnh các khoản tiền mà người bảo lãnh đã trả thay cùng với lãi và tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến khoản tiền đã trả thay.
2. Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ là Bộ Tài chính (sau đây gọi là “cơ quan cấp bảo lãnh”).
3. Người được bảo lãnh là doanh nghiệp thực hiện vay nước ngoài (người vay) được Chính phủ bảo lãnh. Người được bảo lãnh bao hàm cả (các) người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp của người vay được người bảo lãnh chấp thuận.
4. Người nhận bảo lãnh là người có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ khoản vay được bảo lãnh. Người nhận bảo lãnh là người cho vay và (các) người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp của người cho vay và được hiểu là người cho vay trong các thỏa thuận vay.
5. Người nhận chuyển nhượng của người được bảo lãnh hoặc của người nhận bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh hoặc người nhận bảo lãnh trong chuyển nhượng.
6. Người nhận chuyển giao của người được bảo lãnh hoặc của người nhận bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh hoặc người nhận bảo lãnh trong chuyển giao.
7. Nghĩa vụ thanh toán là các khoản phải trả gồm nợ gốc, nợ lãi theo hợp đồng, lãi chậm trả, các khoản phí và chi phí, bồi thường tổn thất (nếu có) theo quy định trong thỏa thuận vay cụ thể và được chấp nhận trong thư bảo lãnh.
8. Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng là cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài được uỷ quyền để tiếp nhận, xác nhận việc đã nhận được các hồ sơ tố tụng liên quan đến bảo lãnh Chính phủ và chuyển toàn bộ hồ sơ trên cho cơ quan cấp bảo lãnh.
9. Ý kiến pháp lý là văn bản do Bộ Tư pháp phát hành phù hợp với các quy định của Việt Nam và thông lệ tài chính, tín dụng quốc tế về các căn cứ pháp luật của các giao dịch thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thoả thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.
Điều 3. Bảo lãnh Chính phủ là bảo lãnh có tính pháp lý cao nhất tại Việt Nam. Cam kết bảo lãnh Chính phủ được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh (sau đây gọi chung là “thư bảo lãnh”)
Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh, không cấp tái bảo lãnh.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
TRONG VIỆC CẤP BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh
Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm:
1. Ban hành và hướng dẫn quy trình xem xét, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;
2. Thẩm định phương án tài chính và các điều kiện cấp bảo lãnh theo hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho các chương trình, dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh;
3. Tham gia quá trình thương thảo thỏa thuận vay về các điều kiện vay và chủ trì đàm phán về nội dung thư bảo lãnh;
4. Trực tiếp cấp bảo lãnh Chính phủ và tổ chức quản lý các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh như đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định tại Điều 6 khoản 1 mục g của Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
5. Tổng hợp các khoản vay của các tổ chức tín dụng yêu cầu bảo lãnh Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
6. Xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ để tổng hợp vào hạn mức vay thương mại hàng năm của Chính phủ;
7. Đánh giá tình hình thực hiện bảo lãnh Chính phủ và báo cáo tiến độ giải ngân, thanh toán nợ và dư nợ nước ngoài của các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo Quy chế thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài;
8. Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh (người cho vay nước ngoài);
9. Áp dụng các công cụ tài chính và các chế tài theo quy định của pháp luật để truy đòi số nợ và các chi phí phát sinh có liên quan đến việc trả thay người được bảo lãnh;
10. Thực hiện việc kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay nước ngoài để giám sát khả năng trả nợ của người được bảo lãnh.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
a) Thẩm định phương án vay của các tổ chức tín dụng gửi cơ quan cấp bảo lãnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp bảo lãnh;
b) Xác nhận đăng ký các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh;
c) Phối hợp với cơ quan cấp bảo lãnh trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát việc trả nợ nước ngoài của các dự án do Ngân hàng Nhà nước thẩm định;
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp bảo lãnh trong việc tạo điều kiện cho cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện các trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.
2. Bộ Tư pháp:
a) Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các thoả thuận về vay, các thoả thuận về bảo lãnh Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tham gia ý kiến trong trường hợp cần thiết về những vấn đề pháp lý khác có liên quan đến các văn kiện vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước theo đề nghị của người vay và của cơ quan cấp bảo lãnh;
b) Thẩm định những vấn đề khác nhau giữa các thoả thuận về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ và pháp luật trong nước;
c) Cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận vay, thư bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
3. Bộ Ngoại giao: phối hợp với cơ quan cấp bảo lãnh chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng liên quan đến bảo lãnh Chính phủ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan cấp bảo lãnh trong trường hợp thủ tục tố tụng được thoả thuận trong thỏa thuận vay và thư bảo lãnh là tố tụng toà án.
4. Các cơ quan khác liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện quản lý nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài theo chức năng, thẩm quyền của mình và theo quy định tại Quy chế này.
Chương III
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN XEM XÉT,
CẤP BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
Điều 6. Đối tượng được cấp bảo lãnh
Đối tượng được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ (người được bảo lãnh) là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp ký thỏa thuận vay với người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ để thực hiện chương trình, dự án đầu tư hoặc tín dụng và có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Điều 7. Các loại hình chương trình dự án vay nước ngoài được xem xét cấp bảo lãnh
1. Chương trình, dự án đầu tư trọng điểm được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Chương trình, dự án nhập các thiết bị công nghệ cao để sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ xuất khẩu và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Nhà nước, có khả năng trả được nợ.
3. Chương trình, dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại đi cùng nguồn vốn ODA tạo thành nguồn vốn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp.
4. Chương trình, dự án vay của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước thẩm định và đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ.
Điều 8. Điều kiện cấp bảo lãnh
1. Điều kiện về chương trình, dự án:
a) Các chương trình, dự án vay vốn có phương án tài chính được cơ quan cấp bảo lãnh thẩm định và xác định là có hiệu quả, có khả năng trả nợ;
b) Các chương trình, dự án vay của các tổ chức tín dụng có phương án tài chính được Ngân hàng Nhà nước thẩm định và đề nghị cơ quan cấp bảo lãnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp bảo lãnh;
c) Được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cấp bảo lãnh.
2. Điều kiện về người vay:
a) Đảm bảo tối thiểu 20% tổng mức vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án là vốn chủ sở hữu;
b) Có đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;
c) Có hoạt động kinh doanh bình thường, không bị lỗ trong 3 năm liên tục gần nhất, hiện tại không có các khoản nợ vay trong và ngoài nước quá hạn;
d) Chấp nhận mức phí bảo lãnh quy định tại Điều 14 Quy chế này;
đ) Chấp nhận các hình thức chế tài do cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện kể cả việc phong tỏa các tài khoản để cưỡng chế việc bồi hoàn nghĩa vụ tài chính do cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện thay.
3. Điều kiện về khoản vay:
a) Trị giá khoản vay nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và dự báo mức vay của khu vực tư nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Có mức tối thiểu tương đương 10 triệu USD, trừ các khoản vay cho các chương trình, dự án nêu ở khoản 3 Điều 7 Quy chế này;
c) Có thời hạn vay tối thiểu là 10 năm;
d) Loại tiền vay phải là loại tiền tự do chuyển đổi;
đ) Lãi suất vay, các loại phí và chi phí phù hợp với điều kiện hiện tại của thị trường quốc tế;
đ) Nội dung các điều khoản trong thỏa thuận vay phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh được gửi cho cơ quan cấp bảo lãnh gồm:
1. Đề nghị chính thức của người cho vay nước ngoài yêu cầu bảo lãnh Chính phủ và đề nghị chính thức của người vay;
2. Các văn bản về tư cách pháp lý tóm tắt lịch sử hoạt động của doanh nghiệp là chủ đầu tư;
3. Quyết định đầu tư kèm theo hồ sơ dự án theo quy định hiện hành;
4. Phương án tài chính chứng minh khả năng hoàn trả vốn vay, trong đó xác định rõ (i) nguồn vốn đầu tư (gồm vốn tự có, vốn vay); (ii) tính khả thi của khoản vay về điều kiện vay; (iii) khả năng hoàn trả của dự án;
5. Các bản chào của người cho vay kèm theo dự thảo thỏa thuận vay;
6. Các Báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với những trường hợp các doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có các báo cáo tài chính của công ty mẹ hoặc của các công ty là cổ đông chiến lược và văn bản cam kết của cơ quan chủ quản cấp trên hoặc của công ty mẹ, cổ đông chiến lược đảm bảo khả năng trả nợ;
7. Văn bản cam kết chấp nhận mức phí bảo lãnh theo quy định của cơ quan cấp bảo lãnh.
Điều 10. Mức bảo lãnh
1. Mức bảo lãnh không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án bao gồm cả phí bảo hiểm và lãi vay trong thời gian xây dựng;
2. Mức bảo lãnh phải nằm trong hạn mức bảo lãnh hàng năm được Bộ Tài chính cân đối tính toán trên cơ sở hạn mức thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp và tổ chức thuộc khu vực công và dự báo vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chương IV
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
Điều 11. Trình tự xem xét cấp bảo lãnh
Việc xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ được thực hiện theo trình tự sau:
1. Thẩm định phương án tài chính và khả năng trả của dự án
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp bảo lãnh nhận được hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh đầy đủ và hợp lệ từ người vay, cơ quan cấp bảo lãnh thẩm định phương án tài chính theo các điều kiện và hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh với các nội dung sau:
a) Thẩm định đối tượng, loại hình dự án đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy chế này;
b) Thẩm định phương án tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Phương pháp thẩm định được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này;
c) Sau khi thẩm định, cơ quan cấp bảo lãnh phải có báo cáo về nội dung thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định.
Riêng đối với các doanh nghiệp là các tổ chức tín dụng có các chương trình, dự án vay nước ngoài, các doanh nghiệp lập phương án tài chính để Ngân hàng Nhà nước thẩm định. Trong thời gian 30 ngày làm việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức thẩm định phương án tài chính và có công văn chính thức gửi cho cơ quan cấp bảo lãnh kèm theo báo cáo thẩm định. Sau khi nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, trong vòng 10 ngày làm việc cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho khoản vay.
2. Chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
Sau khi nhận được văn bản đề nghị của cơ quan cấp bảo lãnh, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận bảo lãnh hoặc từ chối bảo lãnh làm cơ sở cho cơ quan cấp bảo lãnh, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện.
3. Đàm phán nội dung thỏa thuận vay, nội dung thư bảo lãnh và nội dung ý kiến pháp lý
a) Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cấp bảo lãnh Chính phủ, người được bảo lãnh tiến hành đàm phán thỏa thuận vay với sự tham gia của cơ quan cấp bảo lãnh và Bộ Tư pháp. Ít nhất trong vòng 03 ngày làm việc trước khi tiến hành đàm phán thỏa thuận vay, người được bảo lãnh cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh và Bộ Tư pháp những tài liệu sau: dự thảo thỏa thuận vay; hợp đồng thương mại đã ký kết (trường hợp đầu tư theo hình thức EPC); dự thảo thư bảo lãnh và dự thảo ý kiến pháp lý;
Cơ quan cấp bảo lãnh chủ trì việc đàm phán nội dung thư bảo lãnh và Bộ Tư pháp chủ trì đàm phán nội dung ý kiến pháp lý. Nội dung thư bảo lãnh sau khi đạt được thỏa thuận phải được cơ quan cấp bảo lãnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Ký kết thỏa thuận vay: sau khi đàm phán thống nhất các nội dung trong thỏa thuận vay, người được bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành ký thỏa thuận vay;
c) Hoàn thiện hồ sơ cấp bảo lãnh: sau khi ký kết thỏa thuận vay, người được bảo lãnh cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh thỏa thuận vay đã ký và văn bản cam kết có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục II đính kèm Quy chế này để hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh.
4. Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
Sau khi nhận được báo cáo của cơ quan cấp bảo lãnh, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Phê duyệt nội dung thư bảo lãnh và giao cho Bộ Tài chính phát hành bảo lãnh;
b) Giao cho Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý về thỏa thuận vay, thư bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh;
c) Giao Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan cấp bảo lãnh chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng trong trường hợp thủ tục tố tụng được thoả thuận là tố tụng toà án.
5. Phát hành thư bảo lãnh, ý kiến pháp lý và đăng ký khoản vay
a) Phát hành thư bảo lãnh: sau khi hoàn tất toàn bộ hồ sơ cấp bảo lãnh, trong vòng 10 ngày làm việc cơ quan cấp bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh được phát hành bốn (04) bản chính, cơ quan cấp bảo lãnh lưu hồ sơ một (01) bản, người được bảo lãnh lưu một (01) bản, Bộ Tư pháp lưu một (01) bản và một (01) bản được chuyển cho người cho vay thông qua người được bảo lãnh. Đồng thời, cơ quan cấp bảo lãnh có công văn kèm theo thư bảo lãnh chính thức đã được ký gửi Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý về các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Đăng ký khoản vay: sau khi thư bảo lãnh được phát hành, người được bảo lãnh đăng ký khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
c) Xác nhận Đại diện tiếp nhận tài liệu tố tụng: trong trường hợp thủ tục tố tụng được quy định trong thỏa thuận vay và thư bảo lãnh là tố tụng toà án, cơ quan cấp bảo lãnh phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ định cơ quan đại diện Việt Nam thích hợp tại nước ngoài được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng cho người được bảo lãnh và cơ quan cấp bảo lãnh;
Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Ngoại giao và căn cứ theo đề nghị kèm theo mẫu văn bản ủy quyền của cơ quan cấp bảo lãnh, cơ quan đại diện Việt Nam được ủy quyền ký xác nhận văn bản đồng ý làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng để chuyển cho người nhận bảo lãnh và sao gửi cho cơ quan cấp bảo lãnh;
d) Cấp ý kiến pháp lý về bảo lãnh và thỏa thuận vay: trong vòng 10 ngày làm việc, trên cơ sở đề nghị của cơ quan cấp bảo lãnh, Bộ Tư pháp phát hành ý kiến pháp lý thành hai (02) bản chính, một (01) bản gửi cho người nhận bảo lãnh và một (01) bản do Bộ Tư pháp lưu giữ.
6. Đối với các dự án đặc biệt có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân được Thủ tướng Chính phủ chỉ định cấp bảo lãnh và cho phép miễn thẩm định; các khoản vay thương mại đi cùng khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ODA để tạo thành nguồn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp (dự án đã được chỉ định theo các nguồn tài trợ đi kèm), trình tự xem xét bảo lãnh được thực hiện theo các quy định từ khoản 3 đến khoản 5 Điều này.
Điều 12. Nội dung thư bảo lãnh Chính phủ
1. Những nội dung bắt buộc có trong thư bảo lãnh Chính phủ gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Người được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay;
d) Mức yêu cầu bảo lãnh, loại tiền vay;
đ) Cam kết của cơ quan cấp bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của người được bảo lãnh và cơ quan cấp bảo lãnh;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong xét xử khi phát sinh các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành thư bảo lãnh.
2. Những nội dung khác do các bên thoả thuận nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cơ quan cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh và trái với các quy định pháp luật của Việt Nam.
Điều 13. Thu hồi bảo lãnh Chính phủ
Thư bảo lãnh Chính phủ được thu hồi khi toàn bộ nghĩa vụ nợ được bảo lãnh đã hoàn thành.
Chương V
PHÍ BẢO LÃNH
Điều 14. Phí bảo lãnh
Cơ quan cấp bảo lãnh căn cứ vào kết quả thẩm định phương án tài chính của dự án quy định mức phí cụ thể cho từng chương trình, dự án tùy theo mức độ rủi ro, nhưng tối đa không vượt quá 1,5%/năm trên số dư nợ còn đang được bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh được quy định cụ thể tại Phụ lục III Quy chế này.
Điều 15. Thu phí bảo lãnh
1. Phí bảo lãnh được tính bằng loại ngoại tệ ký vay và được thu 6 tháng một lần vào cùng thời điểm với ngày thanh toán lãi của khoản vay bằng ngoại tệ ký vay, hoặc bằng đồng Việt Nam quy theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm nộp phí bảo lãnh.
2. Phí bảo lãnh được nộp vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp chậm nộp phí bảo lãnh thì người được bảo lãnh phải chịu lãi trên số tiền phí bảo lãnh chậm nộp. Lãi suất áp dụng được tính bằng 150% mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng bình quân của bốn (04) Ngân hàng Thương mại (gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và số ngày chậm nộp.
Chương VI
TÀI SẢN THẾ CHẤP CHO KHOẢN VAY
ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Điều 16. Tài sản thế chấp
1. Tài sản hình thành từ vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dùng làm tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người vay với cơ quan cấp bảo lãnh theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó.
2. Không được dùng tài sản được hình thành từ nguồn vốn bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.
3. Tài sản thế chấp không được bán, trao đổi trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ quan cấp bảo lãnh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp thì số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho tài sản đã bán.
4. Đăng ký thế chấp: sau khi cơ quan cấp bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh, người được bảo lãnh thực hiện việc đăng ký thế chấp bảo đảm cho bảo lãnh Chính phủ theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 17. Xử lý tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ mà cơ quan cấp bảo lãnh đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay và người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả cho cơ quan cấp bảo lãnh thì tài sản thế chấp được xử lý để bảo đảm thu hồi nợ cho cơ quan cấp bảo lãnh.
2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Điều 18. Giải chấp
Các tài sản thế chấp được giải chấp theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Chương VII
THỰC HIỆN BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
Điều 19. Đối với cơ quan cấp bảo lãnh
Khi đến hạn trả nợ, trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì cơ quan cấp bảo lãnh phải thực hiện thanh toán theo đúng cam kết trong thư bảo lãnh. Người được bảo lãnh có trách nhiệm phải hoàn trả cho cơ quan cấp bảo lãnh toàn bộ khoản tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay.
Điều 20. Đối với người được bảo lãnh
1. Người được bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh hồ sơ cấp bảo lãnh Chính phủ và các tài liệu cần thiết liên quan để cơ quan cấp bảo lãnh thẩm định và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh;
b) Thực hiện các nghĩa vụ của người vay theo thỏa thuận vay đã ký và các nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh theo Quy chế này;
c) Thực hiện việc đăng ký tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;
d) Cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh theo định kỳ và khi cần thiết các báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý tài chính nhà nước cấp trên; báo cáo kế hoạch, tình hình rút vốn vay, trả nợ, dư nợ; báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án và các tình huống đặc biệt có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chương trình, dự án và khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay theo đúng các yêu cầu và quy định của cơ quan cấp bảo lãnh;
đ) Tạo điều kiện cho cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, dự án khi cần thiết;
e) Nộp phí bảo lãnh kịp thời và đầy đủ theo quy định tại Quy chế này;
g) Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với cơ quan cấp bảo lãnh trong văn bản cam kết theo mẫu quy định tại Phụ lục I đính kèm Quy chế này.
2. Khi đến hạn trả nợ, trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì người được bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp bảo lãnh trước kỳ hạn nợ tối thiểu là 45 ngày, nêu rõ lý do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ và cam kết hoàn trả số tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh sẽ trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay.
3. Sau khi trả nợ thay, người được bảo lãnh phải ký thỏa thuận cho vay bắt buộc theo các điều kiện cụ thể sau:
a) Về lãi suất: theo mức lãi suất cao hơn 2 mức lãi suất sau: (i) lãi suất quy định tại Hợp đồng vay; (ii) lãi suất LIBOR/6 tháng đối với đồng tiền vay theo Hợp đồng vay cộng với 2%/năm. Thời gian tính lãi kể từ ngày cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán thay người được bảo lãnh cho tới ngày cơ quan cấp bảo lãnh thu hồi được khoản tiền đó.
b) Về thời hạn cho vay bắt buộc: thời hạn cho vay bắt buộc được xem xét tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ của từng dự án, nhưng tối đa không quá 5 năm.
c) Nguồn cho vay bắt buộc được lấy từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài.
4. Trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm các cam kết trong thoả thuận cho vay bắt buộc trong 2 lần liên tiếp, ngoài tài sản thế chấp được quy định tại Điều 16 Quy chế này, người được bảo lãnh phải mở “tài khoản đặc biệt” và toàn bộ doanh thu của người được bảo lãnh phải chuyển qua tài khoản này đảm bảo việc ưu tiên thanh toán được dành cho việc thanh toán trả nợ nước ngoài đã được Chính phủ bảo lãnh. Số dư tối thiểu trong tài khoản đặc biệt bằng 100% số tiền phải trả của kỳ hạn nợ tiếp theo và sẽ phải duy trì trong vòng 1 năm liên tiếp. Sau thời hạn này, nếu người được bảo lãnh thực hiện đúng cam kết thì việc áp dụng tài khoản này sẽ được xoá bỏ.
Điều 21. Chuyển nhượng, chuyển giao nghĩa vụ được bảo lãnh
Việc chuyển nhượng, chuyển giao liên quan đến bảo lãnh Chính phủ phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp bảo lãnh. Người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao của người được bảo lãnh có nghĩa vụ đối với cơ quan cấp bảo lãnh tương ứng với phạm vi nhận chuyển nhượng, hoặc chuyển giao từ người được bảo lãnh.
Chương VIII
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 22. Chế độ báo cáo
Người được bảo lãnh thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, cụ thể:
1. Báo cáo tình hình rút vốn (ngày và trị giá từng lần rút vốn) theo khoản vay được bảo lãnh.
2. Báo cáo tiến độ rút vốn, trả nợ định kỳ theo quý của khoản vay được bảo lãnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chế này.
3. Báo cáo tình hình trả nợ của khoản vay có bảo lãnh định kỳ theo hàng quý.
4. Báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện dự án.
5. Báo cáo đánh giá dự án sau khi dự án kết thúc.
Điều 23. Kiểm tra và giám sát
1. Cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm giám sát thường xuyên việc thực hiện các nghĩa vụ của người được bảo lãnh;
2. Trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ theo Điều 20 Quy chế này, cơ quan cấp bảo lãnh sẽ tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của dự án, xác định nguyên nhân mất khả năng thanh toán và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
Chương IX
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo các quy định hiện hành./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục I
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
__________
1. Nội dung thẩm định
a) Thẩm định các số liệu trong hồ sơ xin cấp bảo lãnh để xây dựng Phương án tài chính cơ sở.
b) Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư, trong đó xác định rõ (i) nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay); (ii) khả năng hoàn trả của dự án;
c) Thẩm định các Báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với những trường hợp các doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động thì cần có văn bản cam kết của cơ quan chủ quản cấp trên bảo đảm khả năng trả nợ của người được bảo lãnh, hoặc văn bản cam kết của công ty mẹ/các công ty là cổ đông chiến lược.
d) Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá phương án tài chính thông qua các phương pháp thẩm định dưới đây.
2) Phương pháp thẩm định
a) Phân tích đánh giá theo “Hệ số trả nợ vay” (Debt service coverage ratio): là hệ số thể hiện khả năng tự trả tát cả các khoản nợ vay của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền.
- Dòng tiền vào của dự án: Là doanh thu thuần của dự án.
- Dòng tiền ra của dự án: chi phí hoạt động, khấu hao, các khoản phải trả khác (nếu có), thuế (VAT, TNDN), lãi vay tính vào chi phí...
- Nguồn lực hiện có để trả nợ gốc và lãi vay (vay nước ngoài và vay trong nước)
* Kết quả đánh giá: trường hợp hệ số trả nợ vay của phương án cơ sở điều chỉnh bằng 1 trở lên ngay từ năm đầu tiên đi vào sản xuất thì dự án được đánh giá có rủi ro thấp và hoàn toàn có khả năng trả nợ ngay từ năm đầu tiên (nếu không có biến động lớn bất thường). Trường hợp có thiếu hụt trong các năm đầu mới đi vào sản xuất thì chủ đầu tư phải có phương án hiện thực và khả thi bố trí nguồn vốn bù đắp.
b) Phân tích độ nhậy theo “hệ số trả nợ vay nước ngoài có bảo lãnh”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về tỷ giá ngoại hối so với phương án cơ sở.
c) Phân tích độ nhậy theo “doanh thu”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về doanh thu do với phương án cơ sở.
d) Phân tích độ nhậy theo “chi phí sản xuất/chi phí vận hành”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về chi phí sản xuất do với phương án cơ sở.
Phụ lục II
MẪU VĂN BẢN CAM KẾT
(do người được bảo lãnh phát hành)
_________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
..................., ngày ..... tháng ..... năm ......
VĂN BẢN CAM KẾT
.................... (Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ............. được đại diện bởi .............. (Tên và chức danh của Chủ tịch Hội đồng quản trị và/hoặc Tổng Giám đốc) là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (sau đây được gọi là “người được bảo lãnh”)
Người được bảo lãnh cam kết với Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thay mặt Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“cơ quan cấp bảo lãnh”) như sau :
Điều 1. Người được bảo lãnh cam kết :
1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của Chính phủ tại Quy chế bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: ........ ngày ...... tháng ....... năm 2006.
2. Chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay được bảo lãnh;
3. Có nghĩa vụ nhận nợ đối với cơ quan cấp bảo lãnh và nghĩa vụ bồi hoàn cho cơ quan cấp bảo lãnh, các khoản tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay. Lãi suất tính theo mức ghi trong Thoả thuận cách vay bắt buộc ký giữa cơ quan cấp bảo lãnh và người được bảo lãnh. Số ngày tính lãi được tính từ ngày cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho tới ngày mà cơ quan cấp bảo lãnh thu hồi được khoản tiền trả nợ thay và trên cơ sở 1 năm có 360 ngày.
4. Thừa nhận quyền của cơ quan cấp bảo lãnh đối với việc thực hiện bất kỳ các biện pháp chế tài theo luật pháp Việt Nam để thu hồi các khoản nợ từ người được bảo lãnh buộc người được bảo lãnh phải hoàn trả số tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay trong một thời hạn nhất định, phong toả tài khoản, yêu cầu người được bảo lãnh phải bán tài sản hiện có để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ ....
5. Cung cấp các bằng chứng chứng minh về việc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã cam kết trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
6. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí bảo lãnh với tỷ lệ là _____%/năm tính trên số dư bảo lãnh.
Điều 2. Người được bảo lãnh có nghĩa vụ và trách nhiệm :
a) Cung cấp ngay lập tức cho cơ quan cấp bảo lãnh về ngày và trị giá từng khoản rút vốn được thực hiện theo khoản vay được bảo lãnh; cung cấp định kỳ theo quý báo cáo tiến độ rút vốn, trả nợ của khoản vay được bảo lãnh cho cơ quan cấp bảo lãnh;
b) Cung cấp định kỳ 06 tháng cho cơ quan cấp bảo lãnh báo cáo tình hình thực hiện dự án, các báo cáo tài chính có kiểm toán (hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của người được bảo lãnh) của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khi kết thúc năm tài chính;
c) Báo cáo kịp thời cho cơ quan cấp bảo lãnh các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay;
d) Tạo điều kiện cho đại diện của cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án khi cần thiết;
đ) Thông báo cho cơ quan cấp bảo lãnh các thông tin chi tiết về người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp và về các quyền và nghĩa vụ được chuyển nhượng, được chuyển giao.
Điều 3. Cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh (nếu có) có trách nhiệm:
a) Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án;
b) Đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với người cho vay và cơ quan cấp bảo lãnh;
c) Thông báo cho cơ quan cấp bảo lãnh các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay và phương án xử lý.
Điều 4. Trong trường hợp công ty liên doanh với nước ngoài đứng ra vay và được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh tương đương phần thuộc trách nhiệm của Bên Việt Nam tham gia liên doanh theo đúng tỷ lệ góp vốn liên doanh, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của người được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ đối với cơ quan cấp bảo lãnh và trả nợ thay người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả nợ cho cơ quan cấp bảo lãnh.
Điều 5. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh (và cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh, nếu có) đối với cơ quan cấp bảo lãnh chỉ chấm dứt khi các nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh đã được thực hiện đầy đủ (không phụ thuộc vào vấn đề kết thúc khoản vay, chấm dứt tính hiệu lực của thư bảo lãnh...).
Cam kết này được lập thành 3 bản (hoặc 4 bản trong trường hợp công ty liên doanh), mỗi bản được lưu giữ bởi cơ quan cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh, Cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh (tên doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng)
................................................................. Tên Chức danh Dấu của cơ quan | ............................................................. Tên Chức danh Dấu của chủ đầu tư (nếu có) |
Xác nhận và đồng ý (*):
Cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh
(tên cơ quan)
....................................................................
Tên
Chức danh
Dấu của cơ quan
(*) Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên của “người được bảo lãnh” (nếu có)
Phụ lục III | ||
BIỂU PHÍ BẢO LÃNH | ||
Hệ số trả nợ bình quân trong 5 năm đầu khi dự án đi vào hoạt động | ||
| (Hệ số) | Mức phí bảo lãnh |
Loại hình dự án |
|
|
Nhóm 1: Các dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm bảo doanh thu ổn định và các dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh | ||
1.1) | Hệ số ≥ 1,15 | 0,25%/năm |
1.2) | 1,10 ≤ hệ số <1,15 | 0,4%/năm |
1.3) | 1,05 ≤ hệ số <1,10 | 0,5%/năm |
1.4) | 1,00 ≤ hệ số <1,05 | 0,6%/năm |
1.5) | 0,95 ≤ hệ số <1,00 | 0,7%/năm |
1.6) | 0,90 ≤ hệ số <0,95 | 0,8%/năm |
1.7) | 0,85 ≤ hệ số <090 | 0,9%/năm |
1.8) | 0,80 ≤ hệ số <0,85 | 1,0%/năm |
1.9) | 0,75 ≤ hệ số <0,80 | 1,1%/năm |
1.10) | 0,70 ≤ hệ số <0,75 | 1,2%/năm |
1.11) | 0,65 ≤ hệ số <0,7 | 1,3%/năm |
Nhóm 2: Các dự án khác |
|
|
2.1) | Hệ số ≥ 1,30 | 0,25%/năm |
2.2) | 1,25 ≤ hệ số <1,30 | 0,4%/năm |
2.3) | 1,20 ≤ hệ số <1,25 | 0,5%/năm |
2.4) | 1,15 ≤ hệ số <1,20 | 0,6%/năm |
2.5) | 1,10 ≤ hệ số <1,15 | 0,7%/năm |
2.6) | 1,05 ≤ hệ số <1,10 | 0,8%/năm |
2.7) | 1,00 ≤ hệ số <1,05 | 0,9%/năm |
2.8) | 0,95 ≤ hệ số <1,00 | 1,0%/năm |
2.9) | 0,90 ≤ hệ số <0,95 | 1,1%/năm |
2.10) | 0,85 ≤ hệ số <090 | 1,2%/năm |
2.11) | 0,80 ≤ hệ số <0,85 | 1,3%/năm |
2.12) | 0,75 ≤ hệ số <0,80 | 1,4%/năm |
2.13) | 0,70 ≤ hệ số <0,75 | 1,5%/năm |
Các dự án Nhóm 1 có hệ số dưới 0,65% và các dự án của Nhóm 2 có hệ số dưới 0,7% được coi là không có khả năng trả nợ, không hiệu quả và không được bảo lãnh
Phụ lục IV
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHOẢN VAY
(ngay sau khi thực hiện rút vốn, thanh toán và định kỳ theo quý)
___
Tình hình thực hiện khoản vay :
Tên người cho vay |
Ngày ký hợp đồng |
Trị giá vay |
Ngày/tháng/năm |
Trị giá rút vốn |
Trị giá thanh toán |
Dư nợ tính đến .... |
||
|
|
|
(ngày rút vốn, ngày thanh toán) |
|
Gốc |
Lãi |
Phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú : Khoản thanh toán nào được gốc hoá.................................................................................... (Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ..................................................................................................... được đại diện bởi ......................................................................................................
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 272/2006/QD-TTg | Hanoi, November 28, 2006 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON PROVISION AND MANAGEMENT OF GOVERNMENT GUARANTEES FOR FOREIGN LOANS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
Pursuant to the Government's Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on management of foreign borrowing and foreign debt payment;
At the proposal of the Finance Minister,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on provision and management of Government guarantees for foreign loans.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." It replaces the Prime Minister's Decision No. 233/1999/QD-TTg of December 20, 1999, promulgating the Regulation on Government guarantees for foreign loans of enterprises and credit institutions.
Article 3.- The Finance Minister, the Governor of the State Bank of Vietnam and the Planning and Investment Minister shall implement and guide and inspect the implementation of the Regulation on provision and management of Government guarantees for foreign loans promulgated together with this Decision.
Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
REGULATION
ON PROVISION AND MANAGEMENT OF GOVERNMENT GUARANTEES FOR FOREIGN LOANS
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 272/2006/QD-TTg of November 28, 2006)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Regulation provides for the procedures for considering and providing Government guarantees; organization of management of Government guarantees and responsibilities of agencies for providing and managing Government guarantees.
Article 2.- Interpretation of terms
The terms below are construed as follows:
1. Government guarantee for a foreign loan (hereinafter referred to as Government guarantee) means a written commitment made by the Government of the Socialist Republic of Vietnam (the guarantor) through the Finance Ministry toward a foreign lender (the guarantee) to secure the performance of payment obligations already committed in a loan agreement. If the borrower fails to perform or fails to perform fully and in time payment obligations already committed in the loan agreement, the guarantor shall perform those payment obligations on the guaranteed's behalf under a letter of guarantee. The borrower is obliged to refund the guarantor the money amount paid by the latter on the former's behalf plus the interest and all expenses actually arising in relation to that amount.
2. Government guarantee-providing agency means the Finance Ministry (hereinafter referred to as the guarantee-providing agency).
3. Guaranteed means an enterprise that borrows foreign loans (the borrower) guaranteed by the Government. The guaranteed also implies the borrower's lawful assignee(s) or transferee(s) accepted by the guarantor.
4. Guarantee means a party that has the ownership right over part or whole of a guaranteed loan. The guarantee is the lender and its lawful assignee(s) or transferee(s) that are referred to as the lender in loan agreements.
5. Assignee of the guaranteed or the guarantee means a party that takes up the whole or part of the rights and obligations of the guaranteed or the guarantee in the assignment.
6. Transferee of the guaranteed or the guarantee means a party that takes up the whole or part of the rights and obligations of the guaranteed or the guarantee in the transfer.
7. Payment obligation means payable amounts, including loan principal and interest under a contract, interest on delayed payment, charges and expenses, damages (if any) according to the terms of a specific loan agreement and accepted in the letter of guarantee.
8. Representative receiving legal proceedings dossiers means a foreign-based Vietnamese representative office authorized to receive and certify the receipt of legal proceedings dossiers related to Government guarantees and forward all those dossiers to the guarantee-providing agency.
9. Legal opinion means a document issued by the Finance Ministry in compliance with regulations of Vietnam and international financial and credit practice on legal grounds of commercial, investment, financial and banking transactions conducted under Vietnamese law, international treaties or agreements, contracts involving foreign parties and other legal documents.
Article 3.- Government guarantees are those guarantees of the highest legality in Vietnam. A Government guarantee commitment is established in the form of letter of guarantee or guarantee contract (hereinafter collectively referred to as letter of guarantee).
The Government provides only guarantees, not re-guarantees.
Chapter II
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES FOR PROVIDING GOVERNMENT GUARANTEES
Article 4.- Responsibilities of the guarantee-providing agency
The Finance Ministry, as the Government guarantee-providing agency, has the following responsibilities:
1. To promulgate and guide procedures for considering, providing and managing Government guarantees;
2. To examine financial plans and conditions for provision of guarantees according to dossiers of application for guarantees for specific programs or projects, and submit them to the Government for decision on guarantee.
3. To participate in negotiations on loan agreements in terms of borrowing conditions, and assume the prime responsibility for negotiations on contents of letters of guarantee;
4. To directly provide Government guarantees and organize the management of Government-guaranteed foreign loans as for Government foreign loans as provided for in Article 6, Clause 1, Item g of the Government's Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on management of foreign borrowing and foreign debt payment;
5. To sum up credit institutions' loans which require Government guarantees and are examined and proposed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) to the Prime Minister for decision;
6. To set limits of Government guarantees for being integrated with limits of the Government's annual commercial loans;
7. To assess the performance of Government guarantees and report on disbursement, payment of foreign debts and foreign debt balance of Government-guaranteed loans according to the Regulation on collection, reporting, summing up, sharing and publication of information on foreign debts;
8. To fulfil the obligations of the guarantor toward guarantees (foreign lenders);
9. To apply financial tools and coercive measures provided by law to claim debt amounts and expenses arising in relation to the debt payment on the guaranteed's behalf;
10. To inspect the results of business operation and use of foreign loans in order to supervise the guaranteed's debt payment capability.
Article 5.- Responsibilities of coordinating agencies
1. The State Bank has the following responsibilities:
a/ To examine and send credit institutions' borrowing plans to the guarantee-providing agency for subsequent submission to the Prime Minister for decision on guarantee provision;
b/ To certify the registration of Government-guaranteed foreign loans;
c/ To coordinate with the guarantee-providing agency in inspecting the use of loans and supervising the payment of foreign debts of projects examined by the State Bank;
d/ To closely coordinate with the guarantee-providing agency in creating conditions for the guarantee-providing agency to discharge its responsibilities toward the guaranteed.
2. The Justice Ministry:
a/ To contribute opinions on legal matters in loan agreements and Government guarantee agreements before they are submitted to the Prime Minister for decision; to contribute opinions, when necessary, on other legal matters concerning documents on borrowing of foreign loans and payment of foreign debts of domestic enterprises and economic organizations at the request of borrowers and the guarantee-providing agency;
b/ To examine matters in agreements on borrowing of foreign loans and payment of foreign debts of the Government, which are inconsistent with domestic law;
c/ To give legal opinions on loan agreements, letters of guarantee, the guarantor and the guaranteed.
3. The Foreign Affairs Ministry shall coordinate with the guarantee-providing agency in designating appropriate overseas Vietnamese representations to be authorized to receive legal proceedings dossiers related to Government guarantees and forward all those dossiers to the guarantee-providing agency in cases legal procedures agreed upon in loan agreements and letters of guarantees are court procedures.
4. Other concerned agencies shall coordinate with the guarantee-providing agency in performing the state management of foreign borrowing and foreign debt payment within the ambit of their functions and powers and in accordance with this Regulation.
Chapter III
OBJECTS, SCOPE AND CONDITIONS FOR CONSIDERATION AND PROVISION OF GOVERNMENT GUARANTEES
Article 6.- Objects entitled to guarantees
Objects to be considered for provision of Government guarantees (the guaranteed) include domestic enterprises, economic organizations and credit institutions of all economic sectors that directly sign loan agreements with foreign lenders to borrow capital by mode of self-borrowing and accountability for debt payment for execution of investment or credit programs or projects and fully satisfy the conditions specified in Article 8 of this Regulation.
Article 7.- Types of programs or projects borrowing foreign loans which are considered for provision of guarantees
1. Key investment programs or projects for which investment policies have been approved by the National Assembly or the Prime Minister.
2. Programs or projects which involve the import of hi-tech equipment for production of export goods or provision of export services, and those in domains prioritized for the State investment and capable of paying debts.
3. Programs or projects funded with commercial loans which, together with ODA source, constitute a funding source in form of syndicated credit.
4. Programs or projects borrowing credit institutions' loans examined and proposed by the State Bank for Government guarantees.
Article 8.- Conditions for provision of guarantees
1. Conditions on programs or projects:
a/ Programs or projects borrowing capital must have financial plans examined and determined by the guarantee-providing agency as being efficient and capable of paying debts;
b/ Programs or projects borrowing capital from credit institutions must have financial plans examined by the State Bank, which requests the guarantee-providing agency to submit those programs or projects to the Prime Minister for decision on provision of guarantees;
c/ They are approved by the Prime Minister for guarantees.
2. Conditions on borrowers:
a/ Ensuring that at least 20% of the total investment capital for each program or project is the own capital;
b/ Having complete dossiers of application for Government guarantees according to the provisions of Article 9 of this Regulation;
c/ Having conducted normal business activities without a loss for the last three consecutive years and being currently free from overdue domestic and foreign debts;
d/ Agreeing with the guarantee charge rate specified in Article 14 of this Regulation;
e/ Submitting to sanctions imposed by the guarantee-providing agency, including the freezing of accounts to coerce the compensation for financial obligations performed by the guarantee-providing agency on their behalf.
3. Conditions on a loan:
a/ Its value lies within the total annual limit of foreign commercial loans of enterprises or organizations of the public sector and the forecast borrowing level of the private sector approved by the Prime Minister;
b/ It is valued at least USD 10 million, except for loans for programs or projects specified in Clause 3, Article 7 of this Regulation;
c/ Its term is at least 10 years;
d/ Its currency is a freely convertible one;
e/ Its interest rate, charges and expenses are suitable with the present conditions of the international market;
f/ Terms of the loan agreement are compliant with Vietnamese law and international practice.
Article 9.- Dossiers of application for guarantees
A dossier of application for guarantee to be submitted to the guarantee-providing agency comprises:
1. The foreign lender’s official request for Government guarantee and the borrower's official request;
2. Documents on the legal status and brief operation history of the enterprise being the investor;
3. Investment decision accompanied with the project dossier according to current regulations;
4. Financial plan proving the capability to repay the loan, clearly identifying (i) the investment capital source (including own capital and borrowed capital); (ii) feasibility of the loan in terms of borrowing conditions; and (iii) the project's capability to repay the loan;
5. The lender's offers, enclosed with the draft loan agreement;
6. Financial statements for the latest three years, which have been audited or certified by a competent agency. For enterprises that have operated for less than three years, the financial statements of their parent companies or of companies being their strategic shareholders and the written commitments of their managing agencies or parent companies or strategic shareholders to assure their debt payment capability are required;
7. Written commitment to pay the guarantee charge at the rate set by the guarantee-providing agency.
Article 10.- Guarantee level
1. Guarantee level must not exceed 80% of the total investment capital of a program or a project, including insurance premium and loan interest during the construction process;
2. Guarantee level must lie within the annual guarantee limit calculated by the Finance Ministry based on the annual limit of foreign commercial loans of enterprises or organizations of the public sector and the forecast of the annual foreign loans of the private sector approved by the Prime Minister.
Chapter IV
GOVERNMENT GUARANTEE-PROVIDING ORDER AND PROCEDURES
Article 11.- Order of considering the provision of guarantees
The provision of Government guarantees is considered in the following order:
1. Examination of the project's financial plan and debt payment capability
Within 30 working days after receiving a complete and valid dossier of application for guarantee from the borrower, the guarantee-providing agency shall examine the financial plan according to the set conditions and the dossier of guarantee application through the following steps:
a/ Examination of objects and type of the project, ensuring that the conditions specified in Articles 6 and 7 of this Regulation are met;
b/ Examination of the project's financial plan and debt payment capability. Methods of examination are specified in Appendix I to this Regulation;
c/ Reporting, after examination, the examined contents to the Prime Minister for decision.
Particularly, enterprises being credit institutions with programs or projects borrowing foreign loans shall make financial plans for examination by the State Bank. Within 30 working days, the State Bank shall organize the examination of those financial plans and send its official letters together with examination reports to the guarantee-providing agency. Within 10 working days after receiving guarantee proposals of the State Bank, the guarantee-providing agency shall submit those proposals to the Prime Minister for consideration and decision on provision of Government guarantees for loans.
2. Approval by the Prime Minister
After receiving a written proposal of the guarantee-providing agency, the Government Office shall submit it to the Prime Minister for issuance of a decision to approve or refuse the guarantee, which serves as a basis for the guarantee-providing agency, the investor and concerned agencies to realize the guarantee.
3. Negotiation on contents of the loan agreement, the letter of guarantee and legal opinions
a/ After obtaining the Prime Minister's decision on provision of Government guarantees, the guaranteed shall conduct negotiations on the loan agreement, with the participation of the guarantee-providing agency and the Justice Ministry. Within three working days before conducting negotiations on the loan agreement, the guaranteed shall supply the guarantee-providing agency and the Justice Ministry with the following documents: the draft loan agreement; the signed commercial contract (for EPC investment projects); the draft letter of guarantee and legal opinions;
The guarantee-providing agency shall assume the prime responsibility for the negotiation on contents of the letter of guarantee, while the Justice Ministry shall assume the prime responsibility for the negotiation on contents of legal opinions. After being agreed upon, the contents of the letter of guarantee must be submitted by the guarantee-providing agency to the Prime Minister for approval.
b/ Signing of the loan agreement: After negotiations on contents of the loan agreement are completed, the guaranteed shall submit these contents to the competent authority for approval and proceed with the signing of the loan agreement;
c/ Completion of the guarantee provision dossier: After the loan agreement is signed, the guaranteed shall supply the guarantee-providing agency with the signed loan agreement and a written commitment certified by the managing agency (if any), made according to a set form, for completion of the guarantee dossier.
4. Approval by the Prime Minister:
After receiving the report from the guarantee-providing agency, the Government Office shall propose the Prime Minister:
a/ To approve contents of the letter of guarantee and assign the Finance Ministry to provide guarantees;
b/ To assign the Justice Ministry to give legal opinions on the loan agreement, the letter of guarantee, the guarantor and the guaranteed;
c/ To assign the Foreign Affairs Ministry to coordinate with the guarantee-providing agency in designating an appropriate overseas Vietnamese representation to be authorized to act as the recipient of procedural dossiers if the agreed legal procedures are court procedures.
5. Issuance of the letter of guarantee, giving of legal opinions and registration of the loan
a/ Issuance of the letter of guarantee: Within 10 working days after the guarantee provision dossier is completed, the guarantee-providing agency shall issue the letter of guarantee in four (4) originals, of which one shall be kept by the guarantee-providing agency in the dossier, one kept by the guaranteed, one kept by the Justice Ministry and one sent to the lender through the guaranteed. At the same time, the guarantee-providing agency shall send the Justice Ministry an official letter enclosed with the official letter of guarantee already deposited at the Justice Ministry so that the latter can give its legal opinions on the contents already decided by the Prime Minister;
b/ Registration of the loan: After the letter of guarantee is issued, the guaranteed shall register the loan with the State Bank according to the provisions of Article 6 of Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on management of foreign borrowing and foreign debt payment;
c/ Certification of the recipient of the procedural dossier: If the legal procedures specified in the loan agreement and the letter of guarantee are court procedures, the guarantee-providing agency shall coordinate with the Foreign Affairs Ministry in designating an appropriate overseas Vietnamese representation to act as the recipient of the procedural dossier for the guaranteed and the guarantee-providing agency;
Basing itself on the consent of the Foreign Affairs Ministry and the request enclosed with the authorization form of the guarantee-providing agency, the authorized Vietnamese representation shall sign for certification a written agreement to act as a recipient of procedural dossiers, then forward it to the guarantee and send its copies to the guarantee-providing agency;
d/ Giving of legal opinions on guarantees and the loan agreement: As proposed by the guarantee-providing agency, within 10 working days the Justice Ministry shall issue its written legal opinions in two (2) originals, of which one shall be sent to the guarantee and another kept by the Justice Ministry.
6. For special projects important to the national economy, which are entitled to guarantees and exempted from examination by the Prime Minister; or commercial loans which are accompanied with non-refundable aids or ODA loans to constitute a funding source in form of syndicated credits (projects already designated according to accompanying funding sources), the order of considering guarantees shall comply with the provisions of Clauses 3, 4 and 5 of this Article.
Article 12.- Contents of letters of Government guarantee
1. A letter of Government guarantee must have the following contents:
a/ The guarantor;
b/ The guaranteed;
c/ Reference to the relevant commercial contracts and the loan agreement;
d/ Proposed guarantee level and loan currency;
e/ The guarantee-providing agency's commitment toward the guarantee to perform the guaranteed's obligations and its own obligations;
f/ Benefits and responsibilities of the guarantee;
g/ Valid duration and time limit for withdrawal of the letter of guarantee;
h/ The governing law and the agency, place for and language to be used in the settlement of disputes when they arise;
i/ Place and date of signing for issuance of the letter of guarantee.
2. Other contents may be agreed upon by the involved parties but must not affect benefits of the guarantee-providing agency and the guaranteed and contravene the provisions of Vietnamese law.
Article 13.- Withdrawal of Government guarantees
Letters of Government guarantee are withdrawn as soon as all guaranteed debt payment obligations are fulfilled.
Chapter V
GUARANTEE CHARGE
Article 14.- Guarantee charge
The guarantee-providing agency shall base itself on results of examination of financial plans of projects to set specific charge rate for each program or project depending on its risk level, which must not exceed 1.5%/year of the guaranteed debit balance. The guarantee charge rates are specified in Appendix III to this Regulation.
Article 15.- Collection of guarantee charge
1. Guarantee charge is calculated in the foreign currency in which the loan agreement has been signed and shall be collected once every six months on the date of payment of the loan interest in that foreign currency or in Vietnam dong at the selling rate announced by the Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time of guarantee charge payment.
2. Guarantee charge is paid into the accumulation fund for foreign debt payment under the Finance Ministry's guidance.
3. If the guaranteed delays the payment of guarantee charge, it shall bear the interest on the delayed guarantee charge amount. The applicable interest rate is equal to 150% of the average interest rate applied to six-month deposits by four commercial banks (the Bank for Foreign Trade of Vietnam, the Bank for Investment and Development of Vietnam, the Industrial and Commercial Bank of Vietnam and the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development) and the number of days of delayed payment.
Chapter VI
ASSETS TO BE MORTGAGED FOR GOVERNMENT-GUARANTEED LOANS
Article 16.- Assets to be mortgaged
1. Assets formed with Government-guaranteed foreign loans may be mortgaged to secure the performance of the borrower's obligations toward the guarantee-providing agency in proportion to the ratio of capital forming those assets.
2. It is forbidden to use assets formed with guaranteed capital to ensure the performance of other civil obligations.
3. Mortgaged assets must neither be sold nor exchanged unless it is so agreed by the guarantee-providing agency. In case of sale of mortgaged assets, the proceeds from the sale or assets formed with those proceeds become mortgaged assets in replacement of the sold assets.
4. Registration of mortgage: After the guarantee-providing agency issues a letter of guarantee, the guaranteed shall register the mortgage as security for Government guarantees according to the provisions of law on registration of security transactions.
Article 17.- Handling of mortgaged assets
1. If the guaranteed fails to perform or to fulfil all debt payment obligations and the guarantee-providing agency fulfils all those obligations on the guaranteed's behalf but the guaranteed is incapable of refunding the paid debt amounts to the guarantee-providing agency, the mortgaged assets shall be handled in order to recover debts for the guarantee-providing agency.
2. The modes of handling mortgaged assets shall comply with the provisions of law on security transactions.
Article 18.- Release of mortgage
Mortgaged assets shall be released according to the provisions of law on security transactions.
Chapter VII
REALIZATION OF GOVERNMENT GUARANTEE
Article 19.- For the guarantee-providing agency
When debts come due, if the guaranteed fails to perform or to fulfil all debt payment obligations, the guarantee-providing agency shall pay those debts according to its commitment in the letter of guarantee. The guaranteed shall refund the guarantee-providing agency all debt amounts it has paid on the guaranteed's behalf plus all expenses actually arising in relation to the debt payment.
Article 20.- For the guaranteed
1. The guaranteed has the obligations:
a/ To supply the guarantee-providing agency with the dossier of provision of Government guarantee and relevant necessary documents so that the latter can examine them and propose the Prime Minister to decide on guarantees;
b/ To fulfil the borrower's obligations under the signed loan agreement and the guaranteed's obligations toward the guarantee-providing agency under this Regulation;
c/ To register the mortgaged assets according to the law on registration of security transactions;
d/ To supply the guarantee-providing agency periodically and when necessary with financial statements already audited or certified by a superior state financial management agency; to report on the plan and situation of withdrawal of loan capital, debt payment and debit balance; to report on the program or project execution and special circumstances which may affect the program or project execution and the capability to perform the payment obligations under the loan agreement in strict compliance with the guarantee-providing agency's requests and regulations;
e/ To create conditions for the guarantee-providing agency to inspect the program or project execution when necessary;
f/ To pay guarantee charge on time and in full according to the provisions of this Regulation;
g/ To strictly and fully perform the obligations already committed with the guarantee-providing agency in its written commitment made according to a set form.
2. If the guaranteed fails to perform or to fulfil all debt payment obligations upon debt maturity, it shall notify its incapability to pay debts in writing to the guarantee-providing agency at least 45 days before the debts come due, clearly stating the reasons for its incapability and committing to refund the debt amounts to be paid by the guarantee-providing agency on its behalf plus all expenses actually arising in relation to the debt payment.
3. After getting its debts paid on its behalf, the guaranteed shall sign a compulsory lending agreement under the following specific conditions:
a/ Applicable interest rate: Any interest rate higher than the following two interest rates: (i) interest rate stated in the loan contract; (ii) LIBOR/six months for the loan currency stated in the loan contract plus 2%/year. The interest calculation duration shall be counted from the date the guarantee-providing agency pays the debts on the guaranteed's behalf to the date the guarantee-providing agency recovers those amounts.
b/ Compulsory lending term: The compulsory lending term shall be considered depending on each project's debt payment capability but must not exceed five years.
c/ The compulsory loan source comes from the accumulation fund for payment of foreign debts.
4. Apart from the mortgaged assets specified in Article 16 of this Regulation, the guaranteed that breaks its commitments stated in the compulsory lending agreement twice shall open a special account and transfer all its revenues into that account to secure that priority is given to the payment of Government-guaranteed foreign debts. The balance on the special account is at least equal to 100% of the payable amount of the subsequent debt payment period and must be maintained for a full year. Past that time limit, if the guaranteed strictly fulfils its commitments, the application of that account shall be cancelled.
Article 21.- Assignment or transfer of guaranteed obligations
Assignments or transfers related to Government guarantees must be approved by the guarantee-providing agency. The assignee or transferee has obligations toward the guarantee-providing agency in proportion to the scope of the assignment or transfer from the guaranteed.
Chapter VIII
REPORTING REGIME, INSPECTION AND SUPERVISION
Article 22.- Reporting regime
The guaranteed shall make the following reports in strict compliance with the Government's Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on management of foreign borrowing and foreign debt payment:
1. Report on capital withdrawal (indicating the date and value of each capital withdrawal) within the guaranteed loan.
2. Report on progress of capital withdrawal and quarterly debt payment for the guaranteed loan, made according to a set form (not printed herein).
3. Report on quarterly debt payment for the guaranteed loan.
4. Annual report on execution of the project.
5. Report on assessment of the project upon its completion.
Article 23.- Inspection and supervision
1. The guarantee-providing agency shall regularly supervise the performance of the guaranteed's obligations;
2. If the guaranteed fails to pay debts according to Article 20 of this Regulation, the guarantee-providing agency shall inspect the financial status of the project, identify reasons for its insolvency and report remedies to the Prime Minister.
Chapter IX
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 24.- Organizations and individuals that violate the provisions of this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability, and pay damages according to current regulations.
APPENDIX I
CONTENTS AND METHOD OF EXAMINATION OF FINANCIAL PLANS
1. Contents of examination
a/ Examination of data in the dossier of application for guarantee, for the purpose of working out the basic financial plan.
b/ Examination of the investment capital structure, clearly identifying (i) the investment capital source (including own capital and borrowed capital); and (ii) the project’s loan repayment capability;
c/ Examination of financial statements of the latest three years which have been audited or certified by the competent agency. For an enterprise that has operated for less than three years, its managing agency or parent company/companies being strategic shareholders should make a written commitment to secure the debt payment capability of the guaranteed.
d/ Examination of criteria for evaluation of financial plans by the following methods.
2. Examining methods
a/ Analysis and evaluation based on the “debt service coverage ratio”: This ratio shows a project’s capability to repay all its loans according to the cash flow analysis chart.
- Input cash flow of the project means net income of the project.
- Output cash flow of the project means operation expenses, depreciation, other payables (if any), taxes (VAT, enterprise income tax), loan interests accounted as expenses, etc.
- Present resources for payment of loan principals and interests (foreign and domestic loans).
* Evaluation results: If the debt service coverage ratio of the basic plan is 1 or higher right in the first year of production, the project is evaluated to be of low risk and fully capable of paying debts right from the first year (if no big change occurs). In case of a deficit in the first years of production, the investor shall devise a practical and feasible plan on arrangement of a capital source to offset that deficit.
b/ Analysis of the sensitivity based on the “guaranteed foreign debt service coverage ratio”: This ratio shows a project’s capability to repay its Government-guaranteed foreign loans according to the chart of cash flow analysis to calculate its debt payment capability upon a fluctuation of foreign exchange rate as compared to the basic plan.
c/ Analysis of the sensitivity based on “revenue”: This ratio shows a project’s capability to repay its Government-guaranteed foreign loans according to the chart of cash flow analysis to calculate its debt payment capability upon a change in its revenue as compared to the basic plan.
d/ Analysis of the sensitivity based on “production expenses/operation expenses”: This ratio shows a project’s capability to repay its Government-guaranteed foreign loans according to the chart of cash flow analysis to calculate its debt payment capability upon a change in its operation expenses as compared to the basic plan.
APPENDIX III
TABLE OF GUARANTEE CHARGE RATES
Average debt service coverage ratio in the first five years of a project’s operation
Types of project (Ratio) Guarantee charge rate
Group 1: Projects with factoring contracts that secure their stable incomes and projects on production
or business expansion
1.1) Ratio ≥ 1.15 0.25%/year
1.2) 1.10 ≤ ratio < 1.15 0.4%/year
1.3) 1.05 ≤ ratio < 1.10 0.5%/year
1.4) 1.00 ≤ ratio < 1.05 0.6%/year
1.5) 0.95 ≤ ratio < 1.00 0.7%/year
1.6) 0.90 ≤ ratio < 0.95 0.8%/year
1.7) 0.85 ≤ ratio < 0.90 0.9%/year
1.8) 0.80 ≤ ratio < 0.85 1.0%/year
1.9) 0.75 ≤ ratio < 0.80 1.1%/year
1.10) 0.70 ≤ ratio < 0.75 1.2%/year
1.11) 0.65 ≤ ratio < 0.7 1.3%/year
Group 2: Other projects
2.1) Ratio ≥ 1.30 0.25%/year
2.2) 1.25 ≤ ratio < 1.30 0.4%/year
2.3) 1.20 ≤ ratio < 1.25 0.5%/year
2.4) 1.15 ≤ ratio < 1.20 0.6%/year
2.5) 1.10 ≤ ratio < 1.15 0.7%/year
2.6) 1.05 ≤ ratio < 1.10 0.8%/year
2.7) 1.00 ≤ ratio < 1.05 0.9%/year
2.8) 0.95 ≤ ratio < 1.00 1.0%/year
2.9) 0.90 ≤ ratio < 0.95 1.1%/year
2.10) 0.85 ≤ ratio < 0.90 1.2%/year
2.11) 0.80 ≤ ratio < 0.85 1.3%/year
2.12) 0.75 ≤ ratio < 0.80 1.4%/year
2.13) 0.70 ≤ ratio < 0.75 1.5%/year
Group-1 projects with a ratio of under 0.65% and group-2 projects with a ratio of under 0.7% are considered incapable of paying debts, inefficient and not entitled to guarantees.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây