Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

thuộc tính Nghị định 46/2007/NĐ-CP

Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/03/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 46/2007/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 03 NĂM 2007

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

­­­­­­­­­­­­­­­

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Chương II QUẢN LÝ VÀ SỬ  DỤNG VỐN, TÀI SẢN
Mục 1 VỐN PHÁP ĐỊNH, VỐN ĐIỀU LỆ, KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
Điều 4. Vốn pháp định
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.
Điều 5. Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong q q quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
3. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
Điều 6. Ký quỹ
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.
Điều 7. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật liên quan.
Mục 2 DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
Điều 8. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 9. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
3. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 10. Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
Mục 3 ĐẦU TƯ VỐN
Điều 11. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu
1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn.
Điều 13. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Điều 14. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a)  Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Chương III KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Điều 15. Khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 16. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Điều 17. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 18. Nguy cơ mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
Điều 19. Khôi phục khả năng thanh toán
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Chương IV DOANH THU VÀ CHI PHÍ
Mục 1 DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:
a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu phí bảo hiểm gốc;
- Thu phí nhận tái bảo hiểm;
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập.
b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm;
- Giảm phí bảo hiểm;
- Phí nhượng tái bảo hiểm;
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
d) Thu cho thuê tài sản;
đ) Thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ:
a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;
b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Các quy định khác về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm
Ngoài các quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định này, các khoản doanh thu, chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mục 2 DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 24. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ đi khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm;
b) Thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;
b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
c) Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho thuê tài sản;
b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
c) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Các quy định khác về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Ngoài các quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này, các khoản doanh thu, chi phí khác của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương V LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Điều 27. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
2. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 28. Lợi nhuận của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
2. Lợi nhuận của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 29. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải làm đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Phân phối lợi nhuận
Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Quỹ dự trữ bắt buộc
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chương VI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 32. Chế độ kế toán
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
Điều 33. Năm tài chính
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Điều 34. Báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của    Bộ Tài chính.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận các vấn đề tài chính trọng yếu quy định tại Nghị định này trước khi nộp Bộ Tài chính.
Điều 35. Kiểm toán nội bộ
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Điều 36. Quản trị tài chính doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công tác quản trị tài chính theo các nguyên tắc, chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng.
Điều 37. Công khai báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán và xác nhận.
Điều 38. Kiểm tra, thanh tra tài chính
Bộ Tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Hiệu lực của Nghị định
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 40. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 46/2007/ND-CP

Hanoi, March 27, 2007

 

DECREE

ON FINANCIAL REGIME FOR INSURERS AND INSURANCE BROKERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001; Pursuant to the Law on Insurance Business dated 9 December 2000;

On the proposal of the Minister of Finance;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

1. This Decree regulates the financial regime applicable to insurers and insurance brokers established, organized and operating pursuant to the Law on Insurance Business.

2. This Decree shall not apply to mutual insurers.

Article 2. Principles of financial management and supervision

Insurers and insurance brokers shall have financial autonomy, shall assume self-responsibility for managing and supervising their financial activities and for the results of their business operation, and shall perform their obligations and fulfil their undertakings in accordance with law.

Article 3 State administrative body

The Ministry of Finance shall exercise State administration of finance and shall provide guidelines on and inspect implementation of the financial regime by insurers and insurance brokers in accordance with law.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS

Section 1. LEGAL CAPITAL, CHARTER CAPITAL, SECURITY DEPOSITS AND MANAGEMENT OF ASSETS

Article 4. Legal capital

1. Levels of legal capital of insurers:

(a) Non-life insurance business: three hundred billion (300,000,000,000) Vietnamese dong;

(b) Life insurance business: six hundred billion (600,000,000,000) Vietnamese dong.

2. Level of legal capital of insurance brokers: four billion (4,000,000,000) Vietnamese dong.

Article 5. Charter capital

1. The charter capital of an insurer or insurance broker means the capital contributed or committed to contribute within a specified period by members and recorded in the charter of the enterprise.

2. Insurers and insurance brokers must, throughout the course of their operation, constantly maintain their paid-up charter capital at a level not less than the legal capital level stipulated in article 4 of this Decree and must supplement their charter capital analogous with the contents, scope and geographical area of their business operation. The Ministry of Finance shall provide specific regulations on the level of supplementary charter capital.

3. When an insurer or insurance broker changes its charter capital, it shall be required to submit a request application and an explanatory statement to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall be responsible for notifying in writing its approval or refusal to approve within thirty (30) days from the date of receipt of a request application and valid file. In a case of refusal, the Ministry of Finance must provide a written explanation of its reasons.

4. Insurers which were established, organized and operating prior to the date of effectiveness of this Decree and have charter capital less than the level of legal capital stipulated in article 4 of this Decree must supplement their charter capital to the stipulated level within three years from the date of effectiveness of this Decree.

Article 6. Security deposits

1. Insurers must use a part of their paid-up charter capital to pay a security deposit into a commercial bank operating in Vietnam within sixty (60) days from the date of issuance of their establishment and operating licence. A security deposit shall bear interest in accordance with the agreement reached with the bank into which it is paid.

2. The rate of security deposits of insurers shall be equal to two (2) per cent of the legal capital stipulated in article 4.1 of this Decree.

3. An insurer may only use its security deposit to meet undertakings to purchasers of insurance when its solvency is inadequate and upon written approval of the Ministry of Finance. An insurer shall be responsible for paying an additional security deposit equivalent to the amount used within ninety (90) days from the date of use of the security deposit.

4. Insurers may withdraw the whole amount of their security deposit upon termination of their operation.

5. Insurers which were established, organized and operating prior to the date of effectiveness of this Decree and have an amount of security deposit less than the amount stipulated in clause 2 of this article must supplement their security deposit to ensure it is at the stipulated level within thirty (30) days from the date of effectiveness of this Decree.

Article 7. Other provisions on management and use of capital and assets

Insurers and insurance brokers must comply with provisions of other relevant laws on management and use of capital and assets in addition to the provisions of this Decree.

Section 2. INSURANCE RESERVES

Article 8. Insurance reserves for non-life insurance

1. A non-life insurer must establish an insurance reserve for each type of insurance product with respect to that part of liability retained by the insurer.

2. Insurance reserves shall include:

(a) An unearned premium reserve to be used to pay claims arising in subsequent years during the effective period of contracts of insurance;

(b) An outstanding claim reserve to be used to pay claims for losses for which the insurer is liable, irrespective of whether a claim has been lodged or not, which are unresolved at the expiry of the financial year;

(c) A large loss fluctuation reserve, to be used to pay claims when there are large fluctuations in losses or when large losses occur and the total premiums retained for the financial year after deduction of the unearned premium reserve and the outstanding claim reserve are insufficient to pay claims on that part of the liability retained by the insurer.

Article 9. Insurance reserves for life insurance

1. A life insurer must establish an insurance reserve for each contract of life insurance with respect to that part of liability retained by the insurer.

2. Insurance reserves shall include:

(a) An actuarial reserve which is the difference between the current value of the sum insured and the current value of premiums earned in the future to be used for payment of the insurance proceeds in respect of liabilities undertaken upon occurrence of an insured event;

(b) An unearned premium reserve to be used to pay insurance proceeds arising in subsequent years during the effective period of contracts of insurance;

(c) A compensation reserve for payment of insurance proceeds upon occurrence of insured events which remain unsettled at the expiry of the financial year;

(d) A profit distribution reserve for payment of profits agreed by the insurer with purchasers of insurance in the contracts of insurance;

(dd) A balance reserve for payment of insurance proceeds upon occurrence of an insured event resulting from material increase in the mortality rate or technical interest rate.

3. The Ministry of Finance shall provide specific regulations on insurance reserves for investment linked contracts.

Article 10. Level of deductions and method of deduction to establish reserves

The Ministry of Finance shall provide specific regulations on the level of deductions and the method of deduction for establishing the insurance reserves stipulated in articles 8 and 9 of this Decree.

Section 3. INVESTMENT OF CAPITAL

Article 11. Investment capital sources

Investment capital sources of an insurer and of an insurance broker shall comprise:

1. Owner's capital.

2. Idle capital from insurance reserves.

3. Other legal sources as stipulated by law.

Article 12. Investments from owner's capital

1. Investments from owner's capital must be safe, effective and of a liquid nature in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.

2. Insurers and insurance brokers shall be permitted to make offshore investments in accordance with law of that part of owner's capital which exceeds the legal capital level or the minimum solvency margin, whichever is the greater.

Article 13. Idle capital from insurance reserves

1. Idle capital from insurance reserves of an insurer means the total insurance reserves less (-) sums of money used by the insurer for regular payments of non-life insurance claims in a period and for regular payments of life insurance proceeds in a period.

2. In the case of non-life insurers, sums of money for regular payments of compensation for claims in a period shall not be lower than twenty five (25) per cent of the total insurance reserves and shall be deposited with credit institutions operating in Vietnam.

3. In the case of life insurers, sums of money for regular payments of insurance proceeds in a period shall not be lower than five per cent of the total insurance reserves and shall be deposited with credit institutions operating in Vietnam.

Article 14. Investment of idle capital from insurance reserves

Investments of idle capital from insurance reserves of insurers as stipulated in article 13.1 of this Decree may be made directly by the insurer or by entrusting another entity to make the investment, but shall only be invested in Vietnam in the following sectors:

1. With respect to non-life insurers:

(a) Purchase of Government bonds or guaranteed bonds of enterprises, or deposits with credit institutions without any restriction;

(b) Purchase of shares, unsecured bonds of enterprises, and capital contribution in other enterprises but not to exceed thirty five (35) per cent of idle capital from insurance reserves;

(c) Real estate business and lending but not to exceed twenty (20) per cent of idle capital from insurance reserves.

2. With respect to life insurers:

(a) Purchase of Government bonds or guaranteed bonds of enterprises, or deposits with credit institutions without any restriction;

(b) Purchase of shares, unsecured bonds of enterprises, and capital contribution in other enterprises but not to exceed fifty (50) per cent of idle capital from insurance reserves;

(c) Real estate business and lending but not to exceed forty (40) per cent of idle capital from insurance reserves.

Chapter III

SOLVENCY AND RECOVERY OF SOLVENCY

Article 15. Solvency

1. An insurer must always maintain solvency during its entire insurance business operation.

2. An insurer shall be deemed to have adequate solvency when all insurance reserves have been established and its solvency margin is not less than the minimum solvency margin set out in article 16 of this Decree.

Article 16. Minimum solvency margin

1. The minimum solvency margin of a non-life insurer shall be the greater of the following two calculations:

(a) Twenty five (25) per cent of the total premiums actually retained at the time of determination of the solvency margin;

(b) Twelve point five (12.5) per cent of the total primary insurance premiums plus reinsurance premiums at the time of determination of the solvency margin.

2. The minimum solvency margin of a life insurer shall be:

(a) In the case of contracts of life insurance with a term of ten years or less, four per cent of the insurance reserves and one tenth of one (0.1) per cent of the sums insured which carry risks;

(b) In the case of contracts of life insurance with a term of over ten years, four per cent of the insurance reserves and three tenths of one (0.3) per cent of the sums insured which carry risks.

Article 17. Solvency margin of insurers

The solvency margin of an insurer means the difference between asset value and debts payable by the insurer at the time of determination of the solvency margin. When calculating the solvency margin of an insurer, only liquid assets may be used, and the whole or part of some assets shall be deducted in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.

Article 18. Danger of insolvency

An insurer shall be deemed to be in danger of insolvency when its solvency margin is less than the minimum solvency margin.

Article 19. Recovery of solvency

1. When an insurer is in danger of insolvency, it must immediately take its own measures to recover solvency and at the same time report to the Ministry of Finance on its current financial status and the reasons which lead to the danger of insolvency, and provide a plan for recovery of solvency.

2. If the insurer fails to recover solvency after taking its own measures, the Ministry of Finance shall have the right to request the insurer to take the following measures:

(a) Supplement owner's capital;

(b) Cede reinsurance; curtail the contents, scope and geographical area of the business operation; suspend a part of or the whole operation;

(c) Strengthen the organizational structure and change the managers and executives of the enterprise;

(d) Request assignment of insurance contracts;

(dd) Other measures.

3. If the insurer fails to recover its solvency at the request of the Ministry of Finance as stipulated in clause 2 of this article, the insurer shall be put under special control. The Ministry of Finance shall issue a decision on establishment of a Solvency Control Committee to implement measures to recover the solvency of the enterprise in accordance with article 80 of the Law on Insurance Business.

Chapter IV

REVENUE AND EXPENSES

Section 1. REVENUE AND EXPENSES OF INSURERS

Article 20. Revenue of insurers

Revenue of an insurer means amounts receivable in a period, including:

1. Revenue from insurance business activities being amounts receivable in a period after deduction of amounts payable which reduces the revenue earned in the period.

(a) Amounts receivable in a period shall include the following:

- Primary insurance premiums;

- Revenue from reinsurance accepted;

- Commissions from ceding reinsurance;

- Revenue from fees for provision of agency services including loss surveys, evaluation of compensation, making claims on third parties, or salvage recovery following total loss settlements;

- Revenue from fees for loss surveys excluding surveys for internal cost accounting member entities within the one independent cost accounting insurer.

(b) Amounts payable which reduce the revenue earned in a period shall include the following:

- Refunds of insurance premiums;

- Reductions of insurance premiums;

- Premiums on ceding reinsurance;

- Refunds of premiums for reinsurance accepted;

- Reductions of premiums for reinsurance accepted;

- Refunds of commissions on ceding reinsurance;

- Reductions of commissions on ceding reinsurance.

2. Revenue from financial activities:

(a) Revenue received from investments as stipulated in Section 3 of Chapter II of this Decree;

(b) Revenue received from trading securities;

(c) Interest received on the amount of the security deposit;

(d) Revenue earned from leasing out assets;

(dd) Other revenue as stipulated by law.

3. Revenue from other activities:

(a) Proceeds from sale or liquidation of fixed assets;

(b) Bad debts which had been written-off but are recovered;

(c) Other revenue as stipulated by law.

Article 21. Expenses of insurers

Expenses of an insurer means amounts payable or which must be allocated in a period including the following:

1. Expenses of insurance business activities are amounts payable or which must be allocated in a period after deducting amounts receivable in order to reduce expenditure in the period.

(a) Amounts payable or which must be allocated in a period shall include the following:

- Compensation payments for claims with respect to primary non-life insurance; payments of insurance proceeds with respect to life insurance;

- Compensation payments for re-insurance accepted;

- Payments into insurance reserves;

- Payments of insurance commission;

- Expenses of loss assessment;

- Expenses for agency fees for provision of services for loss assessment, evaluation of compensation or making claims on third parties;

- Expenses for salvage recovery following total loss settlements;

- Expenses for management of insurance agents;

- Expenses for prevention and limitation of risks and losses;

- Expenses for assessment of risks of subject-matters insured;

- Other expenses and allocations as stipulated by law.

(b) Amounts receivable in order to reduce expenditure in a period, including:

- Compensation received for cessions;

- Compensation recovered from third parties;

- Proceeds from salvage recoveries following total loss settlements.

2. Expenses of financial activities:

(a) Expenses incurred for investment activities in accordance with Section 3 of Chapter II of this Decree;

(b) Investment income payable to purchasers of insurance pursuant to undertakings in contracts of life insurance;

(c) Costs of leasing out assets;

(d) Bank charges, and payment of interest on loans;

(dd) Other expenses and allocations as stipulated by law.

3. Expenses of other activities:

(a) Expenses of sale or liquidation of fixed assets;

(b) Expenses of recovery of bad debts which had been written off but are now recovered;

(c) Other expenses and allocations as stipulated by law.

Article 22. Other provisions on revenue and expenses of insurers

Insurers must comply with other relevant laws on other revenue and expenses of insurers in addition to the provisions in articles 20 and 21 of this Decree.

Article 23. Splitting owner's capital fund and premium fund in life insurance

Life insurers must split into separate accounts owner's capital from premium collected from purchasers of insurance in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.

Section 2. REVENUE AND EXPENSES OF INSURANCE BROKERS

Article 24. Revenue of insurance brokers

Revenue of an insurance broker means amounts receivable in a period including:

1. Revenue from insurance broking activities:

(a) Revenue from insurance brokerage commission after deducting refunds and reductions of insurance brokerage commission;

(b) Other revenue as stipulated by law.

2. Revenue from financial activities:

(a) Revenue received from trading securities;

(b) Interest received on deposits and on loans;

(c) Revenue earned from leasing out assets;

(d) Other revenue as stipulated by law.

3. Revenue from other operations:

(a) Proceeds from sale or liquidation of fixed assets;

(b) Bad debts which had been written off but are recovered;

(c) Other revenue as stipulated by law.

Article 25. Expenses of insurance brokers

Expenses of an insurance broker means amounts payable or which must be allocated in a period, including:

1. Expenses of insurance broking activities:

(a) Expenses of insurance broking activities;

(b) Expenses of purchasing professional indemnity insurance;

(c) Other amounts payable or which must be allocated as stipulated by law.

2. Expenses of financial activities:

(a) Expenses of leasing out assets;

(b) Bank charges, and payment of interest on loans;

(c) Other amounts payable or which must be allocated as stipulated by law.

3. Expenses of other activities:

(a) Expenses of sale and liquidation of fixed assets;

(b) Expenses of recovery of bad debts which had been written off;

(c) Other expenses payable or which must be allocated as stipulated by law.

Article 26. Other provisions on revenue and expenses of insurance brokers

Insurers brokers must comply with other relevant laws on other revenue and expenses of insurance brokers in addition to the provisions in articles 24 and 25 of this Decree.

Chapter V

PROFIT AND DISTRIBUTION OF PROFIT

Article 27. Profit of insurers

1. Profit earned in any one year means the business results of an insurer, including profit from insurance business activities, profit from financial activities, and profit from other activities.

2. Profit of an insurer shall be the difference determined between total revenue less (-) total expenses of the insurer.

Article 28. Profit of insurance brokers

1. Profit earned in any one year means the business results of an insurance broker, including profit from insurance brokerage business activities, profit from financial activities, and profit from other activities.

2. Profit of an insurance broker shall be the difference determined between the total revenue less (-) the total expenses of the insurance broker.

Article 29. Obligations to the State Budget

Insurers and insurance brokers must fulfil all of their obligations to the State Budget as stipulated by law.

Article 30. Distribution of profit

After payment of corporate income tax as stipulated by law and after making contributions to the compulsory reserve fund, insurers and insurance brokers shall be entitled to distribute their remaining profit in accordance with law.

Article 31. Compulsory reserve fund

Insurers and insurance brokers must make an annual appropriation of five per cent of after-tax profit to establish a compulsory reserve fund. The maximum level of the compulsory reserve fund shall be maintained equivalent to ten (10) per cent of the charter capital of the enterprise.

Chapter VI

ACCOUNTING, AUDITING, STATISTICS AND FINANCIAL REPORTING REGIMES

Article 32. Accounting regime

Insurers and insurance brokers must record full details of initial source documents, update their accounting books, and record all economic and financial activities completely, promptly, honestly, accurately and objectively.

Article 33. Financial year

The financial year of insurers and insurance brokers shall commence on 1 January and end on 31 December of the same Gregorian year. The initial financial year of insurers and insurance brokers shall commence as from the date of issuance of their licence for establishment and operation, and end on the last day of that same year.

Article 34. Financial reports

1. Insurers and insurance brokers shall be responsible to prepare and forward both periodical and one- off financial reports, statistics reports and professional reports in accordance with current law and guidelines of the Ministry of Finance.

2. Annual financial reports of insurers and insurance brokers must be audited and certified for compliance with the main financial requirements in this Decree by an independent auditing organization legally operating in Vietnam, prior to submission to the Ministry of Finance.

Article 35. Internal audit

Insurers and insurance brokers must conduct internal audits of their financial activities.

Article 36. Enterprise financial management

1. Insurers and insurance brokers shall carry out financial management work in accordance with the principles and standards stipulated by the Ministry of Finance.

2. Insurers and insurance brokers must prepare, implement and supervise implementation of finance rules, investment rules, internal control and audit rules, and other similar procedural rules.

Article 37. Publication of financial reports

1. Insurers and insurance brokers must publicly announce their financial reports as stipulated by law.

2. Any information which is publicly disclosed must be consistent with the financial reports of the insurer or insurance broker which have been audited and certified by an independent auditing organization.

Article 38. Financial inspections and checks

The Ministry of Finance shall conduct inspections and checks of compliance with the financial regime by insurers and insurance brokers.

Chapter VII

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 39. Effectiveness

1. This Decree shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of its proclamation in the Official Gazette.

2. This Decree shall replace Decree 43/2001/ND-CP of the Government dated 1 August 2001 on the financial regime applicable to insurers and insurance brokers.

Article 40. Organization of implementation

1. The Minister of Finance shall provide guidelines for implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, and chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER OF THE GOVERNMENT




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 46/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 12/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 11/2006/QĐ-NHNN ngày 17/3/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Phụ lục số 3 Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất