Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

thuộc tính Nghị định 45/2007/NĐ-CP

Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/03/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 45/2007/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 03 NĂM 2007

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA

LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

­­­­­­­­­­­­­­­

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Nghị định này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm và hoạt động đại lý bảo hiểm.
3. Nghị định này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
Điều 2. Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
1. Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; tạo lập môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng nhằm phát huy tối đa các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo hiểm và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
3. Nhà nước tạo điều kiện để Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tăng cường vai trò tự quản trong lĩnh vực bảo hiểm; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh vì quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.   
Điều 3. Điều kiện, nguyên tắc tham gia bảo hiểm tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
Điều 4. Nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm
1. Bảo hiểm nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.
2. Bộ Tài chính quy định danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm được quy định tại Điều 7 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
3. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các loại sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động và phải đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 5. Bảo hiểm bắt buộc                                         
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Chương II
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM,
DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 6. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
b) Các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm gần nhất liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.
Điều 7. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành và Điều 64 của Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Dự thảo điều lệ doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập;
c) Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác và lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;
- Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.
d) Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng đó;
đ) Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xin  cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro;
Các quy định về phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, khả năng thanh toán của doanh nghiệp không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
e) Danh sách, lý lịch, các văn bằng có xác nhận của công chứng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
g) Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
h) Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành. Quy định này không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
b) Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;
c) Hợp đồng liên doanh;
d) Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của các bên tham gia liên doanh trong 3 năm gần nhất;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính:
- Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
- Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
- Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
b) Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;
c) Giấy uỷ quyền cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tại Việt Nam;
d) Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong 3 năm gần nhất;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính:
- Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
- Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
- Xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính.
   4. Hồ sơ xin cấp Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được lập thành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 (ba) bộ, mỗi bộ gồm 1 (một) bản bằng tiếng Việt và 1 (một) bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định của pháp luật về công chứng. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp Giấy phép.
5. Thời hạn cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 65 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 8. Lệ phí cấp Giấy phép
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 9. Thủ tục sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp phép thành lập và hoạt động
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày của báo trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong 5 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp;
d) Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
đ) Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.
2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để chính thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Nếu quá thời hạn này mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không bắt đầu hoạt động thì bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi có những thay đổi được Bộ Tài chính chấp thuận theo khoản 1 Điều 69 của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì phải tiến hành công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 10. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Trụ sở chính;
2. Chi nhánh, sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc (được gọi là Chi nhánh) trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền;
3. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó;
 4. Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch (được gọi là địa điểm kinh doanh) là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể, trực thuộc Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 11. Điều kiện mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:
a)  Vốn điều lệ thực có phải đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong 3 năm liên tục ngay trước năm nộp hồ sơ. Doanh nghiệp bảo hiểm không vi phạm quy định về khả năng thanh toán;
d) Có Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
đ) Người điều hành Chi nhánh, Văn phòng đại diện có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật;
e) Có hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện bao gồm:
a) Đơn xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp, trong đó trình bày tóm tắt sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
b) Phương án hoạt động 3 năm đầu của Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong đó nêu rõ nhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh; dự kiến kết quả kinh doanh; tổ chức bộ máy, nhân sự; địa điểm đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện và cơ sở vật chất kỹ thuật;
c) Giấy tờ hợp lệ chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 12. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở rộng nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 11 Nghị định này kèm theo các tài liệu hợp lệ chứng minh;
b) Có đơn đề nghị gửi Bộ Tài chính kèm theo phương án hoạt động kinh doanh trong 3 năm tới, trong đó nêu rõ nhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; dự kiến kết quả kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thu hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động, phải có hồ sơ gửi Bộ Tài chính bao gồm các tài liệu sau:
a) Có đơn đề nghị Bộ Tài chính trong đó giải trình lý do thu hẹp, cách thức giải quyết các cam kết, trách nhiệm với khách hàng, người lao động, Nhà nước và các đối tượng khác có liên quan;
b) Báo cáo tình hình hoạt động, tình hình tài chính, công tác quản trị điều hành tại thời điểm xin thu hẹp nội dung, phạm vi và  thời hạn hoạt động.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 13. Người quản trị, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
2. Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và điều kiện đối với các chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 14. Chuyên gia tính toán (Appointed Actuary)
1. Chuyên gia tính toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Chuyên gia tính toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và không được đồng thời kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Tổng giám đốc;
b) Kế toán trưởng;
c) Thành viên Hội đồng quản trị.
2. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và việc sử dụng chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Điều 15. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp; quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm và các quy trình nghiệp vụ khác theo quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ bảo đảm doanh nghiệp hoạt động an toàn và đúng pháp luật.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
4. Kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại doanh nghiệp.
Điều 16. Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng phần vốn góp
1. Việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng từ 10% số vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Hoạt động ổn định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 
Mục 3
KHAI THÁC BẢO HIỂM
Điều 17. Bán bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm theo nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động của mình.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Điều 18. Bán bảo hiểm thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể ủy quyền cho đại lý bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích trung thực các thông tin về sản phẩm bảo hiểm để bên mua bảo hiểm hiểu rõ sản phẩm bảo hiểm dự định mua;
b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được tác động để bên mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 19. Bán bảo hiểm thông qua đấu thầu
1. Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại khoản 2 Điều này. Các bên tự chịu trách nhiệm về kết quả đấu thầu.
2. Việc tổ chức đấu thầu phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Bảo đảm công khai, các điều kiện gọi thầu được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu;
b) Hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, phí bảo hiểm và các quy định khác theo yêu cầu của tài liệu gọi thầu;
c) Căn cứ để xét thầu là tài liệu mời thầu, bản chào giá phí bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ có liên quan khác.
Điều 20. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
3. Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm.
4. Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng phải đảm bảo:
a) Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hoá và phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm;
c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;
d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm.  
Điều 21. Thủ tục phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm
1. Đối với loại sản phẩm bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính kèm theo các tài liệu sau:
a) Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
b) Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở tính phí, dự phòng nghiệp vụ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 22. Hoa hồng bảo hiểm
1. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng do Bộ Tài chính quy định.
2. Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Đại lý bảo hiểm.
3. Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b) Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình;
c) Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục 4
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM
Điều 23. Nhượng tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được  nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 24. Nhận tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Mục 5
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Điều 25. Đề phòng, hạn chế tổn thất
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để  bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
3. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 26. Giám định tổn thất
1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình.
2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác.
3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định.
Điều 27. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và 76 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Trong trường hợp chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động.
Chương III
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 28. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.
3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau:
a) Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
b) Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật;
c) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
e) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm;
c) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
d) Thanh toán hoa hồng theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
e) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của mình gây ra theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
g) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện;
h) Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy tắc hành nghề.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:
a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật;
b) Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức;
c) Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
2. Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 31 Nghị định này tổ chức; 
đ) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Đào tạo đại lý bảo hiểm
1. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về  bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;
c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.
2. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Điều 32. Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm
Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm;
2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;   
5. Kỹ năng bán bảo hiểm;
6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;
7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
Điều 33. Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.
2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.
Chương IV
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM,
DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI
Điều 34. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.
Điều 35. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
b) Nghiên cứu thị trường;
c) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;
d) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
đ) Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 36. Lệ phí cấp Giấy phép và công bố nội dung hoạt động
1. Mức lệ phí mỗi lần cấp Giấy phép hoặc gia hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép đặt Văn phòng đại diện, Văn phòng đại diện phải thực hiện công bố nội dung quy định tại Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
Điều 37. Thời hạn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không quá 5 năm và có thể được gia hạn.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam muốn gia hạn hoạt động phải nộp đơn đề nghị gia hạn.
3. Giấy phép đặt Văn phòng đại diện bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính gia hạn;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị thu hồi Giấy phép;
c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
4. Khi kết thúc hoạt động, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Báo cáo hoạt động
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam phải nộp Bộ Tài chính báo cáo định kỳ hoạt động của Văn phòng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương V
QUẢN LÝ GIÁM SÁT
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Bộ Tài chính có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
2. Cấp và thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; cấp và thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;
4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;
5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;
8. Quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
11. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
12. Tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 40. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Giải quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn quản lý, sau khi đã được Bộ Tài chính cấp Giấy phép;
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi địa bàn quản lý;
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo Điều 122 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thanh tra đối với doanh nghiệp.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 43. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn cho thị trường bảo hiểm, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì tùy theo mức độ vi phạm, Bộ Tài chính xử lý theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Hiệu lực của Nghị định
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 46. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 45/2007/ND-CP

Hanoi, March 27, 2007

 

DECREE

PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF LAW ON INSURANCE BUSINESS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001; Pursuant to the Law on Insurance Business dated 9 December 2000;

On the proposal of the Minister of Finance;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

1. This Decree provides detailed regulations for implementation of a number of articles of the Law on Insurance Business.

2. Insurance business activities, reinsurance business activities, insurance broking activities and insurance agency activities shall be within the governing scope of this Decree.

3. This Decree does not apply to social insurance, medical insurance, deposit insurance and other types of insurance not of a business nature which are operated by the State.

Article 2. Policies for development of the insurance market

1. [The State's policy is] to develop a safe and healthy insurance market right across the board in order to meet the insurance needs of the economy and of the citizens, and in order for all entities to benefit from international standard insurance products; to create a fair business environment which mobilizes the strength of all economic sectors, to raise the competitiveness of the insurance industry, and to meet the requirements for international economic integration.

2. The State shall facilitate insurers to research and develop insurance products and encourages all organizations and individuals to participate in insurance.

3. The State shall facilitate the Vietnam Insurance Association and other socio-professional institutions to increase their self-regulatory role in the insurance sector, ensuring healthy competition for the benefit of all organizations and individuals participating in insurance.

Article 3. Conditions and principles for participation in insurance

1. Any organization or individual wishing to conduct insurance business, reinsurance business or insurance broking business in Vietnam must be granted a licence for establishment and operation by the Ministry of Finance pursuant to the Law on Insurance Business.

2. Organizations and individuals having insurance requirements shall have the right to select an insurer and shall only be permitted to participate in insurance with an insurer licensed to operate in Vietnam. No-one shall be permitted to illegally interfere in the right of an insurance purchaser to select an insurer or insurance broker.

Article 4. Classes of insurance and insurance products

1. Life insurance shall comprise the types of insurance products stipulated in article 7 of the Law on Insurance Business and investment linked insurance.

2. The Ministry of Finance shall provide a detailed list of insurance products covered by article 7 of the Law on Insurance Business.

3. Insurers shall only be permitted to conduct business in the types of insurance products stipulated in their licence for establishment and operation, and must satisfy all of the conditions on financial capability and on qualifications and expertise of professional staff in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.

Article 5. Compulsory insurance

1. An insurer conducting business in compulsory insurance products shall not be permitted to refuse to sell compulsory insurance.

2. Organizations and individuals in the category of those who must have compulsory insurance shall be obliged to participate in compulsory insurance.

Chapter II

INSURERS AND INSURANCE BROKERS

Section 1. ESTABLISHMENT AND OPERATION OF INSURERS AND INSURANCE BROKERS

Article 6. Conditions for grant of a licence for establishment and operation

1. Any Vietnamese or foreign organization or individual contributing capital to establish an insurance enterprise or an insurance broking enterprise must satisfy the following conditions:

(a) Not fall within the category of prohibited persons as stipulated in article 13.2 of the Law on Enterprises;

(b) The conditions stipulated in article 63 of the Law on Insurance Business.

2. A foreign insurance enterprise investing in the establishment of an insurance enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital or a joint venture insurance enterprise between a foreign insurance enterprise and a Vietnamese enterprise must satisfy the following conditions:

(a) The foreign insurance enterprise has permission from the competent body of the foreign country to conduct insurance business in the sector in which it is proposed to conduct business in Vietnam;

(b) The foreign insurance enterprise has been legally operating for at least ten (10) years pursuant to regulations of the country where it has its head office, calculated up to the date of lodging the application file for grant of a licence;

(c) The foreign insurance enterprise had total assets of a minimum vale equivalent to two billion USD in the year prior to the year of lodging the application file for grant of a licence;

(d) The foreign insurance enterprise has not committed a serious breach of the law on insurance business or of other laws of the country where it has its head office for a period of three consecutive years up to the year of lodging the application file for grant of a licence.

3. A foreign insurance broking enterprise investing in the establishment of an insurance broking enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital or a joint venture insurance broking enterprise between a foreign insurance broking enterprise and a Vietnamese enterprise must satisfy the following conditions:

(a) The foreign insurance broking enterprise has permission from the competent body of the foreign country to conduct insurance broking business in the sector in which it is proposed to conduct business in Vietnam;

(b) The foreign insurance broking enterprise has been legally operating for at least ten (10) years pursuant to regulations of the country where it has its head office, calculated up to the date of lodging the application file for grant of a licence;

(c) The foreign insurance broking enterprise has conducted business profitably for a period of three consecutive years up to the year of lodging the application file for grant of a licence;

(d) The foreign insurance broking enterprise has not committed a serious breach of the law on insurance broking business or of other laws of the country where it has its head office for a period of three consecutive years up to the year of lodging the application file for grant of a licence.

Article 7. Application file and procedures for grant of a licence for establishment and operation

1. An application file for grant of a licence for establishment and operation shall comply with the provisions in the Law on Enterprises and its implementing guidelines, with article 64 of the Law on Insurance Business, and shall comprise:

(a) Request for grant of a licence for establishment and operation on the standard form issued by the Ministry of Finance;

(b) Draft charter of the enterprise in compliance with the Law on Enterprises, the Law on Insurance Business and their implementing guidelines. The draft charter of the enterprise must be signed by the legal representative and by founding shareholders or their authorized representatives;

(c) List of founding shareholders and the following accompanying documents:

- For an individual: Copy identity card, passport or other legal personal identification; and police record on the stipulated standard form;

- For an organization: Copy establishment decision, business registration certificate or other equivalent document of the organization; power of attorney and identity card, passport or other legal personal identification of the authorized representative of the organization.

In the case of a founding shareholder being a foreign organization, the copy business registration certificate must have been certified by the registration body within three months prior to the date of lodging the application file for grant of a licence;

(d) Confirmation from a bank authorized to operate in Vietnam of the amount of the charter capital held in an escrow account at such bank;

(dd) Operational plan for the first five years, consistent with the sector for which application is made, stipulating: the method for establishing insurance reserves; a reinsurance program; investment of capital; business effectiveness; liquidity of the insurer; economic benefits arising from establishment of the enterprise; and enclosing insurance rules, internal control rules, and risk management rules.

The above provision on the method for establishing insurance reserves, a reinsurance program and liquidity of the enterprise shall not apply to insurance brokers;

(e) List, curriculum vitae and notarized documents proving the ability, qualifications and expertise of the managers and executives of the enterprise;

(g) List of contributors of ten (10) per cent or more of the charter capital of the proposed insurer or insurance broker, including the amount and method of each such contribution and financial and other relevant information about such contributors;

(h) Rules, clauses and conditions, scales of premiums and commissions regarding the insurance products in which it is proposed to conduct business. This provision shall not apply to insurance brokers.

2. An application file for grant of a licence for establishment and operation of a joint venture insurance enterprise or insurance broking enterprise shall comply with the provisions in article 109.1 of the Law on Insurance Business, and shall comprise:

(a) The documents stipulated in sub-clauses (a), (b), (d), (dd), (e) and (h) of clause 1 of this article;

(b) Charter and licence for establishment and operation of each party to the joint venture;

(c). Joint venture contract;

(d) List of total assets and annual financial reports certified by an independent auditing organization as to the financial status of each party to the joint venture, for the three most recent years;

(dd) Documents from the competent body of the country where the enterprise has its head office:

- Permission for the insurance enterprise or insurance broking enterprise to establish an insurance enterprise or an insurance broking enterprise in Vietnam. If the law of the country where such applicant has its head office does not require written consent, then there must be a document confirming this;

- Confirmation that the insurance enterprise or insurance broking enterprise is currently conducting insurance or insurance broking business in the sector in which it is proposed to conduct business in Vietnam;

- Confirmation that the financial status of the insurance enterprise or insurance broking enterprise is currently healthy and that it satisfies all of the regulatory requirements of the country where such applicant has its head office.

3. An application file for grant of a licence for establishment and operation of an insurance enterprise or insurance broking enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall comply with the provisions in article 109.2 of the Law on Insurance Business, and shall comprise:

(a) The documents stipulated in sub-clauses (a), (b), (d), (dd), (e) and (h) of clause 1 of this article;

(b) Charter and licence for establishment and operation of the foreign insurer or insurance broker in the country where it has its head office;

(c) Power of attorney to the general director (director) in Vietnam;

(d) List of total assets and annual financial reports certified by an independent auditing organization as to the financial status of the foreign insurer or insurance broker, for the three most recent years;

(dd) Documents from the competent body of the country where the enterprise has its head office:

- Permission for the foreign insurer or insurance broker to establish an insurance enterprise or an insurance broking enterprise in Vietnam. If the law of the country where such applicant has its head office does not require written consent, then there must be a document confirming this;

- Confirmation that the insurer or insurance broker is currently conducting insurance or insurance broking business in the sector in which it is proposed to conduct business in Vietnam;

- Confirmation that the financial status of the insurer or insurance broker is currently healthy and that it satisfies all of the regulatory requirements of the country where such applicant has its head office.

4. An application file for grant of a licence for an insurance enterprise or insurance broking enterprise shall be made in three sets comprising one original set and two copy sets. An application file for grant of a licence for an insurance enterprise or insurance broking enterprise with foreign owned capital shall be made in three sets comprising one set in Vietnamese and two sets in a commonly used foreign language. Copies of documents in Vietnamese and translations into Vietnamese must be certified by a Vietnamese notary in accordance with the law on notarization. Investors shall be liable for the accuracy of their application files.

5. The time-limit for issuance of a licence for establishment and operation shall be as stipulated in article 65 of the Law on Insurance Business, and any such licence issued by the Ministry of Finance shall concurrently be the business registration certificate.

6. The Ministry of Finance shall provide regulations on the order and procedures for evaluation of application files for grant of a licence for establishment and operation to insurers and insurance brokers.

Article 8. Fees for issuance of licences

Insurers and insurance brokers which have been issued with a licence for establishment and operation must pay a fee for issuance of their licence in accordance with the law on fees and charges.

Article 9. Procedures after issuance of licences

1. Within a time-limit of thirty (30) days from the date of issuance of a licence for establishment and operation, an insurer or insurance broker must publish an announcement in five consecutive issues of a central daily newspaper and a daily newspaper in the locality where it has its head office, containing the following main items:

(a) Name and address of the main head office, branch offices and representative offices of the insurer or insurance broker;

(b) Contents, scope and duration of operation;

(c) Amount of charter capital and amount of paid-up charter capital;

(d) Full name of the legal representative of the enterprise;

(dd) Number and date of issuance of the licence for establishment and operation;

(e) Insurance products or broking services which the insurer or insurance broker is permitted to provide.

2. Within a time-limit of twelve (12) months from the date of issuance of a licence for establishment and operation, an insurer or insurance broker must complete the necessary procedures required by law in order to officially commence the insurance or insurance broking operation. If this time-limit expires and an insurer or insurance broker has not commenced operation, its licence shall be withdrawn.

3. If during the process of an insurance operation the Ministry of Finance grants approval to an insurer or insurance broker for amendment of any of the items set out in article 69.1 of the Law on Insurance Business, such insurer or insurance broker must publish an announcement in accordance with the provisions in clause 1 of this article.

Section 2. ORGANIZATION AND OPERATION OF INSURERS AND INSURANCE BROKERS

Article 10. Operational organization of insurers and insurance brokers

The operational organization of an insurer or insurance broker shall include:

1. Head office.

2. Branches, transaction centres, bureaus and dependent accounting member companies (referred to as branches) being subsidiaries of the insurer or insurance broker and with the function of implementing all or a part of the function of such enterprise, including acting as authorized representative.

3. Representative offices being dependent units of the insurer or insurance broker and with the function of acting as authorized representative of the interests of such enterprise and of protecting such interests.

4. Business locations and transaction offices (referred to as business locations) being locations for conducting specific business activities, and being subsidiaries of the branch of the insurer or insurance broker.

Article 11. Conditions for opening a branch or representative office

1. Any insurer or insurance broker wishing to open a branch or representative office must satisfy the following conditions:

(a) The paid-up charter capital complies with regulations of the Ministry of Finance;

(b) The organizational and personnel structure, and the system of internal control and checks operates effectively;

(c) The insurer or insurance broker has not committed a serious breach of the law for a period of three consecutive years up to the year of lodging the application file; and the insurer is not in breach of the regulations on solvency;

(d) The branch or representative office has rules on organization and operation;

(dd) The person operating the branch or representative office has experience of and expertise in conducting insurance business and does not fall within the category of prohibited persons as stipulated by law;

(e) The application file for permission to open the branch or representative office complies with clause 2 of this article.

2. An application file for permission to open a branch or representative office shall comprise:

(a) Request to open the branch or representative office signed by the authorized representative of the enterprise, with a brief summary of the necessity for the branch or representative office, its name and location, and the contents and scope of its operation;

(b) Operational plan of the branch or representative office for the initial three years specifying the client structure, proposed market, contents and scope of operation, insurance products which are proposed to be offered, organizational and personnel structure, and location and technical and material facilities of the branch or representative office;

(c) Valid documents proving the enterprise satisfies the conditions stipulated in clause 1 of this article.

3. Within thirty (30) days from the date of receipt of a complete and valid file, the Ministry of Finance shall be responsible to reply in writing with its approval or refusal to approve, with an explanation of its reasons in the case of refusal.

Article 12. Changes of contents, scope and duration of operation

1. Any insurer or insurance broker wishing to expand the contents, scope or duration of operation stipulated in its licence for establishment and operation, must satisfy the following conditions:

(a) The conditions stipulated in sub-clauses (a), (b) and (c) of article 11.1 accompanied with valid evidence;

(b) Send a request to the Ministry of Finance together with a business plan for the next three years specifying the client structure, proposed market, forecast business results, and technical and material facilities.

2. Any insurer or insurance broker wishing to curtail the contents, scope or duration of operation stipulated in its licence for establishment and operation, must send an application file comprising the following documents to the Ministry of Finance:

(a) Request, together with an explanation of the reasons for the curtailment, and the method of settling undertakings and liabilities to clients, employees, the State and other relevant entities;

(b) Report on the operational status, financial status, and managerial and executive work as at the time of making the application.

3. Within thirty (30) days from the date of receipt of a written request and valid application file for the change of contents, scope or duration of operation from an insurer or insurance broker, the Ministry of Finance shall be responsible to provide a written reply with its approval or refusal to approve, with an explanation of its reasons in the case of refusal.

Article 13. Managers and executives of insurers and insurance brokers

1. The chairman of the board of management and the general director (director) of an insurer or insurance broker must have expert qualifications and the ability to manage or operate an enterprise in accordance with guidelines of the Ministry of Finance. The general director (director) of an insurer or insurance broker must reside permanently in Vietnam throughout his or her term of office.

2. If an insurer or insurance broker wishes to appoint or change the chairman of its board of management or its general director (director), it must have approval from the Ministry of Finance.

3. Within thirty (30) days from the date of receipt of a written request and valid application file from an insurer or insurance broker, the Ministry of Finance shall be responsible to provide a written reply with its approval or refusal to approve, with an explanation of its reasons in the case of refusal.

4. The Ministry of Finance shall provide regulations on the standards and conditions applicable to other managerial positions in insurance enterprises.

Article 14. Appointed actuary

1. The appointed actuary shall have the duty of organizing implementation of work to ensure the financial safety of the life insurer. The appointed actuary shall have independent rights regarding his or her professional specialty and shall not concurrently hold the following positions:

(a) General director;

(b) Chief accountant;

(c) Member of the board of management.

2. The Ministry of Finance shall provide regulations on the standards for and use of appointed actuaries by life insurers.

Article 15. Internal control and checks

1. Insurers and insurance brokers must formulate, implement and supervise implementation of rules allocating responsibilities within the enterprise; of procedures for research and development of insurance products, on rules on underwriting, assessment, compensation, reinsurance, and other professional rules as stipulated by law.

2. Insurers and insurance brokers must establish a system of internal control and checks in order to ensure the enterprise operates safely and correctly in accordance with law.

3. Insurers must regularly check compliance with law, professional rules and internal rules; and directly inspect professional activities in all sectors at the head office, branches, representative offices and business locations aimed at accurately assessing business results and the financial status of the enterprise.

4. The results of internal control and checks must be expressed in writing and archived at the enterprise.

Article 16. Division, consolidation, merger, acquisition and sale of an enterprise; assignment of capital contribution

1. The division, consolidation, merger, acquisition and sale of an enterprise; and the assignment of ten (10) per cent or more of the charter capital of an insurer or insurance broker must ensure:

(a) Stable operation of the insurer or insurance broker;

(b) There is no adverse effect on the rights and interests of insurance purchasers, employees or the State;

(c) Compliance with the relevant laws;

(d) There must be written approval from the Ministry of Finance.

2. The Ministry of Finance shall provide guidelines on division, consolidation, merger, acquisition and sale of an enterprise; and on assignment of capital contribution to an insurer or insurance broker.

Section 3. UNDERWRITING INSURANCE

Article 17. Selling insurance

1. Insurers shall have the right to take the initiative in selling insurance by the following methods:

(a) Directly;

(b) Via insurance agents and insurance brokers;

(c) Via tendering;

(d) By other methods consistent with law.

2. Insurers shall only be permitted to make offers to clients to participate in insurance in accordance with the contents and scope of operation stipulated in their licence for establishment and operation.

3. Insurers shall not be permitted to coerce the purchase of insurance by organizations or individuals in any form.

Article 18. Selling insurance via an insurance agent or insurance broker

1. Insurers may authorize insurance agents to sell insurance products.

2. An insurance broker shall guide and advise the client participating in insurance at the request of the client.

3. Insurance brokers and insurance agents shall have the following obligations:

(a) To explain information about the insurance product truthfully so that the party purchasing insurance clearly understands the insurance product that it proposes to purchase;

(b) Not to disclose or provide information causing loss and damage to the lawful rights and interests of the party purchasing insurance.

4. Insurance brokers and insurance agents shall not be permitted to act in such a way that a party purchasing insurance provides false information or fails to provide all essential information to the insurer.

Article 19. Selling insurance via tendering

1. The purchase and sale of insurance by the method of tendering must comply with the law on tendering and the provisions in clause 2 of this article. The parties shall be liable for the results of tendering.

2. Tendering must be held in accordance with the following provisions:

(a) It must be conducted in public and the conditions for calling for tenders must apply generally to all insurers participating in the tender;

(b) The bids of insurers participating in the tender must specify the insurance clauses, the duration of insurance and its regulations, the premiums, and any other provisions required by the tender invitation documents.

(c) The bases for consideration of a bid shall be the tender invitation documents, the insurance premiums offered, and other related supporting services.

Article 20. Insurance regulations, clauses, and premium scales

1. The Ministry of Finance shall promulgate the insurance regulations, clauses, premium scales and minimum sums insured applicable to compulsory insurance products.

2. With respect to life insurance products and personal accident and health care insurance subsidiary to life insurance products, life insurers must comply with the insurance regulations, clauses and premium scales ratified by the Ministry of Finance.

3. With respect to non-life insurance products, non-life insurers shall have the right to take the initiative in formulating and implementing their own insurance regulations, clauses and premium scales.

4. Insurance regulations, clauses and premium scales formulated by insurers must ensure:

(a) Compliance with law, ethical standards and practice, and the fine customs of Vietnam;

(b) The language used in insurance regulations and clauses must be accurate, and must use simple means of expression which are easily understandable. Technical terms must be defined in insurance regulations and clauses when the contents of such technical terms need to be clear;

(c) There must be a clear and transparent explanation of insurable interests; insurable entities or objects; insured scope and insured risks; rights and obligations of the insurance purchaser and of the insured person; responsibilities of the insurer; conditions leading to exemption of liability; method of paying insured sums or insurance proceeds; and provisions on dispute resolution;

(d) Premium scales must be formulated on the basis of statistical data, must ensure the solvency of the insurer, and must correspond to the insurance conditions and insurance liability.

Article 21. Procedures for ratification of insurance products

1. With respect to insurance products for which the Ministry of Finance shall ratify the insurance regulations, clauses and premium scales under article 20.2 of this Decree, insurers shall forward a written request to the Ministry of Finance enclosing the following documents:

(a) Insurance regulations, clauses, premium scales and commission scales in relation to the insurance products which it is proposed to underwrite;

(b) Formulae, method and explanation of the basis of premium calculation and the insurance reserves for the insurance products which it is proposed to underwrite.

2. Within thirty (30) days from the date of receipt of a complete and valid application file, the Ministry of Finance shall be responsible to provide a written reply with its ratification or refusal to ratify, with an explanation of its reasons in the case of refusal.

Article 22. Insurance commissions

1. Insurers may only pay insurance commissions from the part of insurance premiums actually collected and commissions may not exceed the rates of commission stipulated by the Ministry of Finance.

2. Entities entitled to insurance commissions shall comprise:

(a) Insurance brokers;

(b) Insurance agents.

3. Insurance commissions may not be paid to the following entities:

(a) Organizations and individuals not permitted to conduct insurance agency and insurance broking in Vietnam;

(b) Entities directly purchasing insurance, except where an insurance agent purchases life insurance for him or herself;

(c) Officers or staff of the insurer itself.

Section 4. UNDERWRITING REINSURANCE

Article 23. Ceding reinsurance

An insurer may reinsure a part or the whole of the liability which it has accepted to insure with one or more other insurers but it may not cede the whole of its liability under one insurance contract to another insurer in order to earn reinsurance commission, pursuant to guidelines of the Ministry of Finance.

Article 24. Accepting reinsurance

An insurer may accept reinsurance of the liability for which another insurer has accepted insurance. When accepting reinsurance, an insurer must assess the risks in order to ensure consistency with its financial capability.

Section 5. OTHER ACTIVITIES OF INSURERS

Article 25. Prevention and limitation of loss

1. Insurers may apply preventive measures in order to ensure the safety of the subject matter of insurance with the agreement of the insurance purchaser or a competent State body.

2. Measures to prevent and limit loss shall comprise:

(a) Organizing information and education;

(b) Assisting and aiding with facilities and materials in order to prevent and limit loss;

(c) Assisting with the construction of works aimed at preventing or reducing the level of risks of the subject matter of insurance;

(d) Hiring other organizations and individuals to supervise, prevent and limit loss.

3. Insurers shall deduct a fixed percentage of the insurance premiums actually collected as stipulated by the Ministry of Finance in order to cover expenses of prevention and limitation of loss.

Article 26. Loss assessment

1. Loss assessment shall be conducted in accordance with the provisions in article 48 of the Law on Insurance Business. The assessor shall be responsible for the results of its assessment.

2. Loss assessment must ensure the principles of honesty and objectivity and must be a scientific, prompt and accurate assessment.

3. The results of loss assessment must be expressed in minutes of assessment.

Article 27. Assignment of insurance contracts

1. The assignment of insurance contracts shall be implemented in accordance with the provisions in articles 74, 75 and 76 of the Law on Insurance Business and guidelines of the Ministry of Finance.

2. In the case of assignment of the whole of the insurance contracts within one or a number of types of insurance products, the insurer must forward a written request to the Ministry of Finance for amendment of or addition to its licence for establishment and operation.

Chapter III

INSURANCE AGENTS

Article 28. Principles for insurance agency activities

1. Organizations and individuals conducting insurance agency activities must satisfy all of the conditions for operation of agents stipulated in article 86 and must sign the contracts of insurance agency stipulated in article 87 of the Law on Insurance Business.

2. Officers and staff of an insurer may not act as insurance agents of that insurer.

3. Organizations and individuals may not simultaneously act as agents for other insurers, unless the insurer for which they are acting as agent approves.

4. Insurance agents must not incite clients to rescind a currently effective insurance contract in any form whatsoever.

Article 29. Rights and obligations of insurers in insurance agency activities

1. Insurers shall have the following rights:

(a) To choose insurance agents and to enter contracts of insurance agency;

(b) To decide on the levels of payment of insurance commissions in contracts of insurance agency in accordance with law;

(c) To receive and manage security deposits or mortgaged assets of the insurance agent, if there is such an agreement in the contract of insurance agency;

(d) To require insurance agents to pay insurance premiums received by the method agreed in the contracts of insurance agency;

(dd) To check and supervise the implementation of contracts of insurance agency;

(e) To be entitled to other lawful benefits derived from insurance agency activities.

2. Insurers shall be obliged to:

(a) Organize training and issue certificates of agency training in accordance with law;

(b) Guide and supply accurate and complete essential information relating to insurance agency activities;

(c) Discharge the liabilities arising under contracts of insurance agency entered into;

(d) Pay commissions in accordance with the undertakings in contracts of insurance agency;

(dd) Refund to insurance agents any items of security deposit or mortgaged assets in accordance with agreements;

(e) Be liable for loss or damage caused by their insurance agency activities in accordance with the provisions in contracts of insurance agency;

(g) Accept checks and supervision by the competent State body of activities implemented by insurance agents of the insurers;

(h) Notify the Vietnam Insurance Association of any insurance agents whose contracts of insurance agency were terminated by the insurer as a result of a breach of law or professional rules.

Article 30. Rights and obligations of insurance agents

1. Insurance agents shall have the following rights:

(a) To choose and to enter into contracts of insurance agency with appropriate insurers correctly in accordance with law;

(b) To take part in training courses to foster and upgrade insurance agency qualifications as organized by insurers;

(c) To be supplied with the essential information relating to their insurance agency activities and relating to other conditions in order to fulfil contracts of insurance agency;

(d) To receive commissions and other lawful benefits earned from their insurance agency activities;

(dd) To request insurers to refund items of security deposit or mortgaged assets in accordance with agreements in contracts of insurance agency.

2. Insurance agents must fulfil the following obligations:

(a) Discharge undertakings in the contracts of insurance agency that they have entered into with insurers;

(b) Pay security deposits or mortgage assets to insurers if so agreed in their contracts of insurance agency;

(c) Introduce and offer insurance for sale; provide complete and accurate information to parties purchasing insurance; and implement insurance contracts within the scope of their authority according to their contracts of insurance agency;

(d) Participate in training courses to foster and upgrade insurance agency qualifications as organized by the training establishments referred to in article 31 of this Decree;

(dd) Accept checks and supervision by the competent State body and fully discharge their financial obligations in accordance with law.

Article 31. Training of insurance agents

1. Any establishment training insurance agents must satisfy the following conditions:

(a) Having a program for training insurance agents as stipulated in article 32 of this Decree;

(b) Having officers to conduct the insurance agency training who have professional knowledge of insurance, knowledge of the law, and teaching skills;

(c) Having sufficient material facilities for training.

3. Any establishment wishing to organize insurance agency training must forward a written request to the Ministry of Finance for ratification of the program for insurance agency training, enclosing documents explaining the knowledge of officers who will conduct the insurance agency training and the material facilities for the training. Within thirty (30) days from the date of receipt of a written request and valid application file from the establishment, the Ministry of Finance shall be responsible to provide a written reply with its approval or refusal to approve, with an explanation of its reasons in the case of refusal.

Article 32. Program for insurance agency training

A program for insurance agency training shall comprise the following items:

1. General knowledge on insurance.

2. Responsibilities of agents and professional ethics of agents.

3. Law on insurance business.

4. Contents of insurance products which insurers are permitted to underwrite.

5. Skills in selling insurance.

6. Rights and obligations of both insurers and insurance agents in insurance agency activities.

7. Practising the profession of an insurance agent.

Article 33. Administration of insurance agency training

1. The Ministry of Finance shall be responsible to inspect and supervise insurance agency training activities. In any case where an establishment fails to satisfy all of the conditions stipulated in article 31 of this Decree, the Ministry of Finance shall suspend the insurance agency training activities.

2. Establishments which train insurance agents shall report annually to the Ministry of Finance on the number of training courses that they have held, the number of agents that they have trained, and the number of certificates issued in the year.

Chapter IV

REPRESENTATIVE OFFICES OF FOREIGN INSURERS AND INSURANCE BROKERS

Article 34. Representative offices

Representative offices in Vietnam of foreign insurers or foreign insurance brokers means subsidiary establishments of such foreign insurers or foreign insurance brokers.

Article 35. Activities of representative offices

1. The representative office in Vietnam of a foreign insurer or foreign insurance broker may carry out the following activities:

(a) Exercise the function of a liaison office;

(b) Conduct market research;

(c) Promote the formulation of investment projects by the foreign insurer or foreign insurance broker;

(d) Expedite and monitor the implementation of projects in Vietnam financed by the foreign insurer or foreign insurance broker;

(dd) Conduct other activities consistent with the law of Vietnam.

2. The representative office in Vietnam of a foreign insurer or foreign insurance broker shall not be permitted to conduct business activities in Vietnam.

Article 36. Fees for issuance of licences and announcement of contents of operation

1. The level of the fee for each occasion of issuance of a licence or extension of operation shall be in accordance with the law on fees and charges.

2. Within a time-limit of twelve (12) months from the date of issuance of a licence, a representative office shall be required to commence official operation. Within a time-limit of thirty (30) days from the date of issuance of its licence, the representative office must publish an announcement of the contents stipulated in the licence for establishment of the representative office.

Article 37. Duration of operation

1. The duration of operation of representative offices of foreign insurers or foreign insurance brokers in Vietnam shall not exceed five years but may be extended.

2. Representative offices of foreign insurers or foreign insurance brokers in Vietnam wishing to extend the duration of their operations shall be required to submit an application for extension.

3. Licences for establishment of representative offices may be withdrawn in the following circumstances:

(a) Thirty days after the date of expiry of the duration of operation and the Ministry of Finance has not granted an extension or a request for extension has not been made;

(b) Upon withdrawal of the licence of the foreign insurer or foreign insurance broker;

(c) Upon the representative office operating contrary to its objectives or not in accordance with the contents stipulated in the licence for establishment and operation.

4. Upon termination of its operation, the representative office of a foreign insurer or foreign insurance broker must fully perform the procedures and discharge the obligations prescribed by law.

Article 38. Reporting on operations

Representative offices of foreign insurers or foreign insurance brokers in Vietnam must report periodically on their operation in accordance with the guidelines of the Ministry of Finance.

Chapter V

SUPERVISION AND REGULATION

Article 39. Responsibilities of Ministry of Finance for State administration of insurance business

The Ministry of Finance shall be responsible to:

1. Provide guidelines for implementation of legal instruments in relation to insurance business; formulate strategies, policies, master planning and specific plans for the development of the Vietnamese insurance market.

2. Issue and withdraw licences for establishment and operation of insurers and insurance brokers, and issue and withdraw licences for establishment of representative offices of foreign insurers and foreign insurance brokers in Vietnam.

3. Promulgate, ratify and guide the implementation of insurance regulations, clauses, scales of premiums and commissions.

4. Apply necessary measures to ensure that insurers satisfy their financial requirements and fulfil their undertakings to insurance purchasers.

5. Organize the provision of information on the status of the insurance market and market forecasts.

6. Conduct international co-operation in the insurance sector.

7. Approve overseas operations of insurers and insurance brokers.

8. Regulate the operation of representative offices of foreign insurers and foreign insurance brokers in Vietnam.

9. Organize the formation and training of a workforce of insurance regulatory personnel and insurance professional experts.

10. Inspect and check insurance business activities; resolve complaints and denunciations, and deal with breaches of the law on insurance business.

11. Organize dissemination of the law on insurance business.

12. Organize an apparatus and train officials in order to perform the duty of State administration of insurance business.

Article 40. Responsibilities of ministries, ministerial equivalent bodies and Government bodies for implementation of law on insurance business

Ministries, ministerial equivalent bodies and Government bodies shall, depending on their duties and powers, be responsible to:

1. Co-ordinate with the Ministry of Finance in formulating policies and regulations relating to insurance business activities.

2. Co-ordinate with the Ministry of Finance in inspecting and supervising the implementation of the law on insurance business and deal with breaches of the law on insurance business.

3. Carry out other duties within the scope of their authority as stipulated by law.

Article 41. Responsibilities of people's committees of provinces and cities under central authority for implementation of law on insurance business

People's committees of provinces and cities under central authority shall, depending on their duties and powers, be responsible to:

1. Resolve the procedures relating to establishment and operation of insurers, insurance brokers, and representative offices of foreign insurers and foreign insurance brokers in Vietnam which are situated in the localities under their administration, after the Ministry of Finance has issued licences.

2. Co-ordinate with the Ministry of Finance in dealing with breaches of the law on insurance business committed in the locality under their administration.

3. Carry out other duties within the scope of their authority as stipulated by law.

Article 42. Inspections of insurance business operations

Inspections of insurance business operations shall be conducted in accordance with article 122 of the Law on Insurance Business and shall comply with the provisions of the law on inspection and checks of enterprises.

Chapter VI

REWARDS AND DEALING WITH BREACHES

Article 43. Rewards

Organizations and individuals having achievements in insurance business activities, making a contribution to socio-economic development, ensuring safety in the insurance market, properly observing the law and identifying conduct in breach of the law of insurance business shall be rewarded in accordance with law.

Article 44. Dealing with breaches

Any organization or individual in breach of the law on insurance business shall, depending on the seriousness of the breach, be dealt with by the Ministry of Finance in accordance with regulations of the Government on administrative offences in the insurance business sector.

Chapter VI

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 45. Effectiveness

1. This Decree shall be of full force and effect after fifteen (15) days of the date of its promulgation in the Official Gazette.

2. Decree 42/2001/ND-CP of the Government dated 1 August 2001 providing regulations for implementation of the Law on Insurance Business shall no longer be effective as from the date of effectiveness of this Decree.

Article 46. Organization of implementation

1. The Minister of Finance shall provide guidelines for implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, and chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 45/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 12/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 11/2006/QĐ-NHNN ngày 17/3/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Phụ lục số 3 Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất