Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

thuộc tính Nghị định 159/2020/NĐ-CP

Nghị định 159/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:159/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:31/12/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp, Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thời hạn giữ chức vụ quản lý DNNN, Kiểm soát viên là 05 năm

Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể, trên cơ sở kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thỏa luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được quy hoạch cho từng chức danh và phải đảm bảo yêu cầu như sau: 01 chức danh phải quy hoạch từ 02-04 người, không quy hoạch 01 người cho 01 chức danh; Không quy hoạch 01 người vào quá 03 chức danh; Cơ cấu, độ tuổi phù hợp.

Bên cạnh đó, người được bổ nhiệm phải đảm bảo các điều kiện gồm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước; Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác; Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;…

Ngoài ra, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực (quy định cũ là 05 năm đối với người quản lý doanh nghiệp và 03 năm đối với Kiểm soát viên). Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 97/2015/NĐ-CPNghị định 106/2015/NĐ-CP

Xem chi tiết Nghị định159/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

___________

Số: 159/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
_________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định:
1. Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổng giám đốc;
đ) Giám đốc;
e) Phó tổng giám đốc;
g) Phó giám đốc;
h) Kế toán trưởng.
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
6. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cấp có thẩm quyền là cấp có quyền quyết định:
a) Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên;
b) Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Cơ quan tham mưu là cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền.
3. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cấp ủy cùng cấp.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là người do cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm soát viên là người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu, được cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ khác nhau phải bảo đảm không được xung đột lợi ích.
5. Trường hợp luật có quy định khác về quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Chương II
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ KIÊM NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 5. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
3. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
4. Có ý kiến trước khi bổ nhiệm đối với Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 6. Thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định đánh giá Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;
b) Quyết định quy hoạch Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ;
c) Quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên;
d) Có ý kiến trước khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
đ) Phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền thành lập của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên;
b) Có ý kiến trước khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc;
c) Phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.
3. Đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước:
Quyết định đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 7. Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước
1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác;
c) Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03;
đ) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:
a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HÀNG NĂM ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 8. Xếp loại chất lượng
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 9. Trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Hàng năm, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm giao và xác định cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác đối với Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 10. Thời điểm đánh giá
1. Việc đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được thực hiện hàng năm sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; việc đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện sau khi công bố báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.
2. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên thì đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên trước; đánh giá, xếp loại chất lượng quản lý sau.
Điều 11. Căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào:
a) Điều lệ doanh nghiệp;
b) Quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm.
2. Đối với Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước căn cứ vào:
a) Quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm;
d) Việc tuân thủ các quy định của điều lệ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 12. Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp;
2. Kết quả công tác của cá nhân:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc;
b) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
c) Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm;
d) Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
đ) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Điều 13. Trình tự, thủ tục đánh giá
1. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng;
b) Hội đồng thành viên họp nhận xét, đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp. Cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng được ghi thành biên bản, trong đó nêu rõ thành phần tham dự, các ý kiến tham gia;
c) Lấy ý kiến bằng văn bản về đánh giá, xếp loại chất lượng người quản lý doanh nghiệp của cấp ủy cùng cấp;
d) Trên cơ sở ý kiến của cấp ủy cùng cấp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người quản lý doanh nghiệp theo thẩm quyền hoặc báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
2. Đối với Kiểm soát viên:
a) Kiểm soát viên viết bản tự nhận xét, đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với Kiểm soát viên.
3. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị đối với người đại diện phần vốn nhà nước (nếu cần);
c) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu vào hồ sơ và thông báo đến từng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 14. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;
b) Đối với Kiểm soát viên: Doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền;
c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; hoàn thành từ 100% trở lên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Kết quả công tác của cá nhân:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
b) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
c) Hoàn thành từ 100% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
d) Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
đ) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 15. Tiêu chí đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;
b) Đối với Kiểm soát viên: Đạt tiêu chí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; hoàn thành từ 90% trở lên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Kết quả hoạt động của cá nhân:
a) Đạt các tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Hoàn thành từ 90% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 16. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại B theo quy định;
b) Đối với Kiểm soát viên: Doanh nghiệp được đánh giá chấp hành chưa tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Không áp dụng điểm này nếu Kiểm soát viên đã có ý kiến cảnh báo bằng văn bản và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp chấp hành chưa tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc hoàn thành từ 70% đến dưới 90% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Kết quả công tác của cá nhân:
a) Đạt các tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Hoàn thành từ 70% đến dưới 90% các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 17. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí sau:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại C theo quy định;
b) Đối với Kiểm soát viên: Doanh nghiệp có vi phạm quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp Kiểm soát viên đã có ý kiến cảnh báo bằng văn bản và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp có vi phạm quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, không chấp hành đầy đủ ý kiến của cấp có thẩm quyền hoặc hoàn thành dưới 70% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được chủ sở hữu chấp thuận.
2. Kết quả công tác của cá nhân:
a) Có biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức; có lối sống không lành mạnh; vi phạm các quy định về ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong, lề lối làm việc đã được cấp có thẩm quyền kết luận;
b) Không thực hiện hoặc vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
c) Hoàn thành dưới 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
d) Không thực hiện hoặc tuân thủ không đúng ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền;
đ) Không khắc phục được các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có).
Chương IV
QUY HOẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN
Mục 1
NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Điều 18. Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch
1. Mỗi giai đoạn 05 năm chỉ xây dựng quy hoạch một lần, được rà soát, bổ sung hàng năm, bảo đảm nguyên tắc động và mở. Vào đầu năm thứ 2 của giai đoạn thì xây dựng quy hoạch cho giai đoạn sau.
2. Công tác quy hoạch phải bảo đảm nghiêm túc, khách quan; phương thức tổ chức khoa học, chính xác, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm lựa chọn được người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
3. Nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch:
a) Phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của từng chức danh quản lý do cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp;
c) Phải đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, chiều hướng và triển vọng phát triển trước khi đưa vào quy hoạch;
d) Không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
4. Đối với nhân sự đang giữ chức danh quản lý thì chỉ quy hoạch vào chức danh cao hơn và phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác được ít nhất 01 nhiệm kỳ, tính từ thời điểm cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
5. Việc quy hoạch Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện và quyết định theo thẩm quyền.
Điều 19. Chuẩn bị trước khi thực hiện quy trình quy hoạch
Vào năm đầu của từng giai đoạn 05 năm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp thành viên xây dựng quy hoạch đối với các chức danh được phân cấp quản lý làm cơ sở để lựa chọn nguồn quy hoạch cấp mình trực tiếp quản lý.
Mục 2
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH QUY HOẠCH
Điều 20. Phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch
Việc phát hiện, giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch được thực hiện như sau:
1. Cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch và đề xuất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch, báo cáo Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
Danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch có đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng (nếu là đảng viên); trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị (nếu có); chức danh quản lý, đơn vị đang công tác.
2. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thống nhất về cơ cấu, số lượng dự kiến quy hoạch; xem xét danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch và giới thiệu thêm nhân sự (nếu có); bỏ phiếu kín quyết định danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến giới thiệu tại hội nghị lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch.
Điều 21. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nguồn quy hoạch
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nguồn quy hoạch. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
1. Thành phần dự hội nghị ở tập đoàn được quy định như sau:
a) Ở công ty mẹ tập đoàn gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng, Phó ban chuyên môn và tương đương; Ban Thường vụ cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên;
b) Ở doanh nghiệp do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Bí thư cấp ủy;
c) Ở doanh nghiệp do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung, Bí thư cấp ủy;
d) Ở doanh nghiệp do tập đoàn nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung;
đ) Ở đơn vị sự nghiệp của tập đoàn gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy.
2. Thành phần dự hội nghị ở tổng công ty được quy định như sau:
a) Ở công ty mẹ tổng công ty gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng, Phó phòng chuyên môn và tương đương; Ban Thường vụ cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên;
b) Ở doanh nghiệp do tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Bí thư cấp ủy;
c) Ở doanh nghiệp do tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung, Bí thư cấp ủy;
d) Ở doanh nghiệp do tổng công ty nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung;
đ) Ở đơn vị sự nghiệp của tổng công ty gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy.
3. Thành phần dự hội nghị ở công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
a) Ở công ty gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Trưởng, Phó trưởng phòng chuyên môn và tương đương; Ban Thường vụ cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên;
b) Ở doanh nghiệp do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy;
c) Ở doanh nghiệp do công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung, Bí thư cấp ủy;
d) Ở doanh nghiệp do công ty nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung;
đ) Ở đơn vị sự nghiệp của công ty gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy.
4. Trình tự tiến hành hội nghị:
a) Chủ trì hội nghị phổ biến mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện và cơ cấu, số lượng dự kiến đưa vào quy hoạch cho từng chức danh.
Cơ quan tham mưu giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch. Các thành viên dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị nhưng phải có tóm tắt lý lịch, nhận xét, đánh giá kết quả công tác trong 03 năm gần nhất của người được giới thiệu;
b) Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến;
c) Các thành viên dự hội nghị bỏ phiếu kín giới thiệu quy hoạch, số phiếu phát ra và số phiếu thu về phải được công bố tại hội nghị. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
Điều 22. Tổ chức hôi nghị tập thể lãnh đạo mở rộng lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch
1. Cơ quan tham mưu tổng hợp kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch để lấy ý kiến tại hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng. Nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch phải đạt từ 30% trở lên số phiếu tại hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu.
2. Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Thành phần dự hội nghị bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cấp ủy cùng cấp; Trưởng phòng (ban) và tương đương ở doanh nghiệp công ty mẹ; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phụ trách chung (nếu có) hoặc người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
3. Trình tự tiến hành hội nghị:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phổ biến mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện và cơ cấu, số lượng dự kiến đưa vào quy hoạch cho từng chức danh.
Cơ quan tham mưu giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch đã được tập thể lãnh đạo mở rộng thống nhất tại khoản 1 Điều này;
b) Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến;
c) Các thành viên dự hội nghị bỏ phiếu kín giới thiệu quy hoạch, số phiếu phát ra và số phiếu thu về phải được công bố tại hội nghị. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
Điều 23. Quyết định quy hoạch
1. Trên cơ sở kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch tại các bước trong quy trình, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được quy hoạch cho từng chức danh và phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) 01 chức danh phải quy hoạch từ 02 đến 04 người, không quy hoạch 01 người cho 01 chức danh;
b) Không quy hoạch 01 người vào quá 03 chức danh;
c) Cơ cấu, độ tuổi phù hợp.
2. Những trường hợp được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý giới thiệu thì được quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa vào quy hoạch.
Điều 24. Định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch
Hàng năm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch một lần để xem xét, bổ sung các nhân sự mới vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh quy hoạch. Thời điểm rà soát, bổ sung tiến hành sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm hoặc theo quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Điều 25. Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch
1. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm, cơ quan tham mưu có trách nhiệm:
a) Thẩm định, rà soát và dự kiến phương án bổ sung nhân sự có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đưa vào quy hoạch và đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch đối với những trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
b) Báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, cho ý kiến về phương án bổ sung quy hoạch trước khi lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ chủ chốt và xem xét, bỏ phiếu kín đối với các trường hợp đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch. Những trường hợp có trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý thì đưa ra khỏi quy hoạch hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa ra khỏi quy hoạch.
2. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này.
3. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch: Thực hiện như quy định tại Điều 22 Nghị định này.
4. Quyết định bổ sung quy hoạch:
Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến các hội nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được bổ sung quy hoạch cho từng chức danh.
Những trường hợp được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý giới thiệu thì được quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa vào quy hoạch.
Điều 26. Hồ sơ quy hoạch
Hồ sơ nhân sự được quy hoạch phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
1. Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký;
2. Danh sách trích ngang người được quy hoạch và kết quả phiếu giới thiệu tại các hội nghị trong quy trình quy hoạch, có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
4. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
5. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp;
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Chương V
BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI VÀ ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN
Mục 1
BỔ NHIỆM
Điều 27. Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Điều 28. Điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Tuổi bổ nhiệm:
a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
Điều 29. Đề xuất chủ trương bổ nhiệm
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ
1. Đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình:
Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
2. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần tham gia hội nghị thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này. Mỗi thành viên dự họp giới thiệu 01 người cho 01 chức danh. Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
3. Lựa chọn nhân sự để đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt:
Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ, khả năng đáp ứng của nhân sự được giới thiệu và trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Mỗi thành viên dự họp giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này.
Trường hợp kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 đối với nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo, giải trình rõ với cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
4. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt:
Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, thành phần tham gia thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Hội nghị thực hiện các nội dung sau đây: Thông báo cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức danh cần bổ nhiệm; thông báo danh sách nhân sự được tập thể lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký hoặc không ký tên). Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
5. Quyết định bổ nhiệm:
Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 31. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
1. Trường hợp nhân sự từ nơi khác do doanh nghiệp đề xuất thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau: Cử đại diện gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; xác minh lý lịch của nhân sự;
b) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý;
c) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Trường hợp nhân sự từ nơi khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu dự kiến điều động, bổ nhiệm thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện một số công việc sau: Trao đổi ý kiến với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty về dự kiến điều động, bổ nhiệm; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; gặp nhân sự được đề nghị điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; xác minh lý lịch của nhân sự;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;
c) Tập thể lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều động, bổ nhiệm hoặc thông báo để Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Điều 32. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm nhân sự thuộc thầm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, đề xuất về nhu cầu bổ nhiệm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;
c) Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm;
d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chủ trì, phối hợp với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
e) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều động, bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;
b) Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương điều động, bổ nhiệm;
c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương điều động, bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
đ) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.
3. Đối với trường hợp bổ nhiệm nhân sự giữ chức danh Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ trì thực hiện quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
c) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm.
Điều 33. Bổ nhiệm trong trường hợp khác
1. Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, trường hợp chức danh, chức vụ đang giữ ở doanh nghiệp cũ tương đương hoặc cao hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc trình có thẩm quyền quyết định chuyển đổi chức danh, chức vụ theo chức danh, chức vụ ở doanh nghiệp mới.
Trường hợp chức danh, chức vụ người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang giữ ở doanh nghiệp cũ thấp hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác;
b) Đối với Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bổ nhiệm lại kiểm soát viên tại doanh nghiệp mới theo quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau:
a) Bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập;
b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo doanh nghiệp mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;
c) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp không còn người lãnh đạo, quản lý.
3. Trường hợp doanh nghiệp chưa kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc giao phụ trách Hội đồng thành viên cho đến khi có quyết định bổ nhiệm chính thức của cấp có thẩm quyền. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi được bổ nhiệm.
Điều 34. Hồ Sơ bổ nhiệm
1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.
5. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
6. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
8. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
10. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
12. Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).
Mục 2
BỔ NHIỆM LẠI
Điều 35. Thời điểm và thời hạn thực hiện bổ nhiệm lại
1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để doanh nghiệp, cá nhân được biết.
2. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, tính đến thời điểm nghỉ hưu còn từ đủ 24 tháng công tác trở lên đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn từ đủ 18 tháng công tác trở lên đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì vẫn phải thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại; nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
4. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được ban hành trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc.
Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
Bổ sung
Điều 36. Điều kiện bổ nhiệm lại
1. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
2. Doanh nghiệp có nhu cầu.
3. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận.
4. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
5. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại trước khi quyết định.
6. Một cá nhân được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty không quá 02 nhiệm kỳ tại một doanh nghiệp, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại doanh nghiệp đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một doanh nghiệp.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 37. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;
b) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và quyết định nhân sự:
Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy ý kiến tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Điều 38. Kéo dài thời gian giữ chức vụ
1. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại và cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện việc xem xét, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;
b) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, xem xét, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Việc xem xét kéo dài thời gian chức vụ đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Điều 39. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ
1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm lại hoặc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ.
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
4. Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.
5. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
6. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
7. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Mục 3
ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN
Điều 40. Đối tượng, phạm vi điều động, luân chuyển
1. Đối tượng điều động, luân chuyển:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên mà theo quy định không được giữ quá 02 nhiệm kỳ liên tục ở một doanh nghiệp.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển giữa các doanh nghiệp cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Việc điều động, luân chuyển phải căn cứ vào nhu cầu công tác, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch điều động, luân chuyển được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn chức danh của vị trí công tác dự kiến quy hoạch.
Bổ sung
Điều 41. Quy trình thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển
1. Hàng năm, cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu họp thảo luận, trao đổi thống nhất kế hoạch và nhân sự cụ thể dự kiến điều động, luân chuyển.
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nơi nhân sự dự kiến điều động, luân chuyển đang công tác và tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi nhân sự được dự kiến điều động, luân chuyển đến.
4. Trao đổi trực tiếp với nhân sự về việc thực hiện chủ trương điều động, luân chuyển.
5. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 42. Thời gian luân chuyển
Thời gian luân chuyển ít nhất là 36 tháng đối với một lần luân chuyển, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 43. Bố trí công tác sau luân chuyển
1. Khi hết thời gian luân chuyển, cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện việc nhận xét, đánh giá về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển và bố trí, phân công công tác đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.
2. Việc xem xét bố trí, phân công công tác đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gắn với trách nhiệm cá nhân của nhân sự được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
Điều 44. Chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển
1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển đến công tác phải chuẩn bị và tạo điều kiện cần thiết để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được ổn định sinh hoạt và công tác.
2. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển đảm nhiệm chức danh, chức vụ nào thì hưởng chế độ, chính sách tương ứng với chức danh, chức vụ đó theo quy định của pháp luật.
3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày quyết định điều động, luân chuyển có hiệu lực thi hành.
Chương VI
CỬ, CỬ LẠI NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Mục 1
CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 45. Thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước
1. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. Trường hợp người đại diện phân vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu đề cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó theo quy định của điều lệ doanh nghiệp.
2. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước được cử đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước được tính từ ngày quyết định cử đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước được tính từ ngày được cử đại diện phần vốn nhà nước theo chức danh cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Điều 46. Điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
3. Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
6. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự trước khi cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 47. Trình tự, thủ tục cử người đại diện phần vốn nhà nước
1. Căn cứ vào giá trị vốn của nhà nước, quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn người đại diện phần vốn nhà nước, cơ quan tham mưu đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm người đại diện phần vốn nhà nước, gồm các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng (nếu là đảng viên); trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị (nếu có); chức danh quản lý; cơ quan, đơn vị đang công tác.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau:
a) Gặp nhân sự được dự kiến đề cử làm người đại diện phần vốn nhà nước để nhân sự cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước nếu được cử;
b) Trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương cử người đại diện phần vốn nhà nước; xác minh lý lịch của nhân sự.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự dự kiến đề cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, kết luận những vấn đề phát sinh (nếu có), thảo luận, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 48. Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước
1. Tờ trình về việc đề nghị cử người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
3. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.
4. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đang quản lý người được đề nghị cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
5. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
10. Bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước với chủ sở hữu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua.
Mục 2
CỬ LẠI NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 49. Điều kiện cử lại người đại diện phần vốn nhà nước
1. Người đại diện phần vốn nhà nước được cử lại làm người đại diện nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn làm nhiệm vụ người đại diện phần vốn nhà nước;
b) Đáp ứng đủ điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 46 Nghị định này.
2. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không đủ tuổi công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp thì thời gian cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Điều 50. Trình tự, thủ tục cử lại người đại diện phần vốn nhà nước
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời gian cử làm người đại diện theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự dự kiến cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, kết luận những vấn đề phát sinh (nếu có), thảo luận, quyết định cử lại người đại diện phần vốn nhà nước.
Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không được cử lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Hồ sơ cử lại người đại diện phần vốn nhà nước
1. Tờ trình về việc đề nghị cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
3. Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước.
4. Nhận xét, đánh giá của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
5. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
8. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Chương VII
TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM VÀ THÔI LÀM ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 52. Từ chức
1. Cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì lý do cá nhân khác.
2. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh mà việc từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Quy trình xem xét chấp thuận từ chức:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin từ chức của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, cơ quan tham mưu hoặc lãnh đạo doanh nghiệp phải trao đổi với nhân sự có đơn xin từ chức. Trường hợp nhân sự rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp nhân sự không rút đơn thì cơ quan tham mưu xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định chấp thuận để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.
4. Khi đơn xin từ chức chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi có quyết định chấp thuận từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; được bảo lưu lương chức vụ, chức danh theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Điều 53. Miễn nhiệm
1. Cấp có thẩm quyền xem xét, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong các trường hợp sau:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
d) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một nhiệm kỳ bổ nhiệm;
đ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
e) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.
3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên bị miễn nhiệm không được hưởng lương theo chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.
Điều 54. Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước
1. Cấp có thẩm quyền xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn và được cơ quan chủ sở hữu đồng ý;
b) Cơ quan chủ sở hữu hết vốn tại tập đoàn, tổng công ty, công ty;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước;
e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
g) Các lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét cho thôi đại diện phần vốn nhà nước:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn hoặc có đủ căn cứ cho thôi đại diện vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan tham mưu, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện phần vốn nhà nước, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền; trường hợp cá nhân tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. Trường hợp cho thôi đại diện vốn nhà nước do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định cho thôi đại diện vốn nhà nước của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc cho thôi đại diện vốn nhà nước là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí công tác và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan của người đại diện phần vốn nhà nước.
Chương VIII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 55. Khen thưởng
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 56. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
3. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật theo quy định tại Nghị định này; việc xử lý kỷ luật không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 57. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật đến thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng đến mức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời gian điều tra, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Điều 58. Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
Điều 59. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định; trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
c) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành nhiệm vụ;
d) Có hành vi vi phạm nhưng đã qua đời.
Điều 60. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
3. Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Điều 61. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 60 Nghị định này mà tái phạm.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
3. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
Điều 62. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức, bãi nhiệm
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoặc kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ hoặc được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 63. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Điều 64. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Việc xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Ra quyết định kỷ luật.
2. Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này hoặc trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 65. Tổ chức họp kiểm điểm
Khi phát hiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm để xem xét việc xử lý kỷ luật gồm các nội dung sau đây:
1. Thành phần dự họp:
a) Trường hợp người bị kiểm điểm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc là Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp nơi người bị kiểm điểm công tác;
b) Trường hợp người bị kiểm điểm là người quản lý doanh nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty nơi người bị kiểm điểm công tác có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của doanh nghiệp nơi người bị kiểm điểm công tác;
c) Cấp có thẩm quyền có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu xem xét việc xử lý kỷ luật.
2. Việc tổ chức cuộc họp được tiến hành như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, chỉ định thư ký, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Người bị kiểm điểm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp vẫn được tiến hành. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;
c) Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm phải được lập thành biên bản.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm gửi báo cáo và biên bản cuộc họp đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có);
c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm và mức xử lý kỷ luật tương ứng;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật (nếu có).
Điều 66. Thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này.
2. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Một Ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Một Ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;
d) Một Ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;
đ) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
4. Trường hợp không bố trí được người tham gia Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều này do là người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định nhân sự thay thế hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 67. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
2. Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Điều 68. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.
2. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua kết quả bỏ phiếu kín và phải được đa số thành viên Hội đồng kỷ luật tán thành.
3. Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được ghi biên bản ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
4. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 69. Họp Hội đồng kỷ luật
1. Chuẩn bị họp:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi đến người có hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu người có hành vi vi phạm tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
b) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
d) Hồ sơ kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch, biên bản cuộc họp kiểm điểm của doanh nghiệp nơi người có hành vi vi phạm đang công tác và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự cuộc họp:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự cuộc họp;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật trình bày các nội dung: Trích ngang sơ yếu lý lịch; hành vi, thời điểm xảy ra và thời điểm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật; các hình thức xử lý đã được ban hành; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tài liệu khác có liên quan;
c) Người có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;
e) Người có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến (nếu có);
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu;
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên bản cuộc họp.
3. Trường hợp họp Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với nhiều người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước trong cùng doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng người có hành vi vi phạm.
Điều 70. Quyết định kỷ luật
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản và hồ sơ kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Nghị định này trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận không xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
c) Trường hợp vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp trên.
2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3. Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực thi hành mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực thi hành.
Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
4. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, cử làm người đại diện phần vốn nhà nước trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức cách chức, bãi nhiệm thì không thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, cử làm người đại diện phần vốn nhà nước trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Điều 71. Khiếu nại
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Điều 72. Hồ sơ kỷ luật
1. Hồ sơ kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm: Tờ trình của Hội đồng kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật; bản tự kiểm điểm; biên bản các cuộc họp kiểm điểm; đơn thư tố cáo, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và các tài liệu khác có liên quan; biên bản họp Hội đồng kỷ luật và Quyết định kỷ luật.
2. Hồ sơ xử lý kỷ luật được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 73. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại đến kinh tế, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.
Chương IX
THỦ TỤC NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 74. Xác định thời điểm nghỉ hưu
1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp trong hồ sơ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau:
a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; vợ (hoặc chồng), bố, mẹ chồng (hoặc bố, mẹ vợ), con của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước từ trần hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;
b) Không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;
c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện theo quy định đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
4. Cấp có thẩm quyền quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu.
Điều 75. Thông báo và quyết định nghỉ hưu
1. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định này, cấp có thẩm quyền phải ra thông báo bằng văn bản về việc nghỉ hưu. Việc ra thông báo về thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra thông báo nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra thông báo nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
2. Trước 03 tháng tính đến thời điểm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước nghỉ hưu theo quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp phải ban hành quyết định nghỉ hưu theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định nghỉ hưu.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 76. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện trên 50% phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
3. Đối với các hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được xem xét, xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật hiện hành để xử lý; đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng việc xem xét, xử lý sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này.
Điều 77. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Nghị định này quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy chế công tác cán bộ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ căn cứ quy định tại Nghị định này quy định quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thành viên.
3. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước căn cứ quy định tại Nghị định này quy định quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu.
4. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh quản lý, điều hành trong doanh nghiệp hoặc thuê các chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng được thực hiện theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhấn dân tối cao;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Kiểm toán Nhà nước;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: VT, TCCV (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

___________

No. 159/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

________________________

Hanoi, December 31, 2020


 

DECREE

On management of persons holding posts or titles and representatives of state capital portions in enterprises

________________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Cadres and Civil Servants dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cadres and Civil Servants and Law on Public Employees dated November 25, 2019;

At the proposal of the Minister of Home Affairs;

The Government hereby promulgates the Decree on management of persons holding posts or titles and representatives of state capital portions in enterprises.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides regulations on:

1. Assessment, planning, appointment, re-appointment, transfer, rotation, resignation, relief of duty, commendation, discipline, retirement for persons holding posts or titles and supervisors in enterprises in which the State holds 100% of charter capital.

2. Assessment, assignment, re-assignment, removal from office of representatives of the state capital portions, commendation, discipline and retirement of the representatives of the state capital portions in enterprises.

Article 2. Subjects of application

1. Agencies representing the State owner.

2. Enterprises in which the State holds 100% of charter capital.

3. Enterprises in which the State holds more than 50% of charter capital or total of the voting shares; enterprises in which the State holds maximum of 50% of charter capital or total of the voting shares (hereinafter referred to as enterprises with State capital).

4. Persons holding posts or titles in enterprises in which the State holds 100% of charter capital (hereinafter referred to as state enterprise managers), including:

a) Chairperson of the Members’ Council;

b) Company president (for companies in which the Members’ Council is not organized);

c) Members of the Members’ Council;

d) Director General;

dd) Director;

e) Deputy Director General;

g) Deputy Director;

h) Chief accountant.

5. Supervisors of enterprise in which the State holds 100% of charter capital (hereinafter referred to as supervisors).

6. Representatives of state capital portions at enterprises in which the State holds more than 50% of charter capital or total of the voting shares and representatives of state capital portions at enterprises in which the State holds maximum of 50% of charter capital or total of the voting shares (hereinafter referred to representative of state capital portions).

7. Other agencies, organizations and individuals involved in the management and use of state enterprise managers, supervisors and representative of state capital portions.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Competent authority means an authority competent to decide on:

a) Assessment, planning, appointment, re-appointment, transfer, rotation, approval of the resignation, relief of duty, commendation, discipline and retirement of state enterprise managers and supervisors;

b) Assessment, assignment, re-assignment, removal from office of representatives of the state capital portions, commendation, discipline and retirement of the representatives of the state capital portions.

2. Advisory agency means an agency in charge of organization and personnel of a competent authority.

3. The leadership collective of an enterprise includes the Members' Council or the company president and the party committee at the same level.

4. A representative of the State capital portions at an enterprise means a person assigned by the agency representing the owner to represent the whole or a part of the State capital invested at an enterprise in order to exercise all or a number of rights, responsibilities and obligations of State shareholders or capital-contributing members at an enterprise in accordance with law provisions.

5. Supervisor means a person under the management competence of the agency representing the owner, appointed by the agency representing the owner and working on a full-time or part-time basis.

Article 4. Principles of management of enterprise managers, supervisors and representatives of the State capital portions

1. Ensuring the Party’s consistent leadership in the management and use of state enterprise managers, supervisors and representative of state capital portions at enterprises.

2. Ensuring the proper compliance with the law on enterprises and relevant laws.

3. Implementing the principles of democratic centralization, clearly defining the collective and individual responsibilities, especially the responsibility of the leader in personnel work.

4. In case where the state enterprise manager, supervisor or representative of the State capital portions concurrently holding different posts or titles, it is required to ensure that there is no conflict of interest.

5. If the management and use of state enterprise managers, supervisors and representative of state capital portions is otherwise provided by a Law, then such Law shall prevail.

 

Chapter II

DECISION-MAKING COMPETENCE AND PLURALISM OF ENTERPRISE MANAGERS, SUPERVISORS AND REPRESENTATIVE OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 5. Competence of the Prime Minister

1. To decide on appointment, re-appointment, transfer, rotation, and approval of the resignation, relief of duty, discipline, recommendation, and retirement of Chairpersons of the Member's Council of enterprises established under the Prime Minister’s competence.

2. To decide on appointment, re-appointment, transfer, rotation, approval of the resignation, relief of duty, discipline, recommendation, and retirement of Chairpersons of Viettel.

3. To decide on appointment of Director General of the State Capital and Investment Corporation.

4. To give opinions before appointing the Director General of enterprises established under the Prime Minister's competence, except for the cases specified in Clause 3 of this Article.

Article 6. Competence of agencies representing the owner

1. With regard to enterprises in which the State holds 100% of charter capital established under the Prime Minister's competence:

a) To decide on assessment of the Chairperson of the Member's Council or the company president;

b) To decide on planning of the Chairperson of the Member's Council or the company president after obtaining opinions from the Ministry of Home Affairs;

c) To decide on assessment, planning, appointment, re-appointment, transfer, rotation, approval of the resignation, relief of duty, commendation, discipline and retirement of members of the Members’ Council and supervisors;

d) To give opinions before the Members’ Council or company president decides on the planning, appointment, re-appointment, transfer, rotation, approval of the resignation, relief of duty, commendation, discipline and retirement of the Director General and Director, except for the cases specified in Clause 3, Article 5 of this Decree;

dd) To approve policies upon request of the Members’ Council regarding the appointment of the Deputy Director General or Deputy Director.

2. With regard to enterprises in which the State holds 100% of charter capital established under the agency representing the owner's competence:

a) To decide on assessment, planning, appointment, re-appointment, transfer, rotation, approval of the resignation, relief of duty, commendation, discipline and retirement of the Chairperson of the Member's Council, members of the Members’ Council and supervisors;

b) To give opinions before the Members’ Council or company president decides on the planning, appointment, re-appointment, transfer, rotation, approval of the resignation, relief of duty, commendation, discipline and retirement of the Director General and Director;

c) To approve policies upon request of the Members’ Council regarding the appointment of the Deputy Director General or Deputy Director.

3. With regard to enterprises with State capital:

To decide on assessment, assignment, re-assignment, removal from office of representatives of the state capital portions, commendation, discipline and retirement of the representatives of the state capital portions.

Article 7. Pluralism of state enterprise managers, supervisors and representatives of the State capital portions

1. The concurrently holding different posts or titles of the state enterprise manager is prescribed as follows:

a) A member of the Members’ Council is not allowed to concurrently hold management titles at his/her enterprise, except for cases specified at Point c of this Clause;

b) The Chairperson of the Member's Council, Director General, Director or Chief accountant is not allowed to concurrently hold management titles at his/her enterprise and other enterprises. A company president may concurrently act as a Director General or Director at his/her enterprise but not permitted to concurrently hold management titles at other enterprises;

c) Except for the Chairperson of the Member's Council, other members of the Members’ Council may concurrently act as a Director General, Director at their enterprises or other enterprises other than member enterprises under the owner-representing agency’s decisions;

d) The Deputy Director General or Deputy Director may concurrently hold the following titles: Chairperson of the Members’ Council or Chairperson of the Board of Directors, member of the Members’ Council or Board of Directors or company president at a member enterprise, but not more than 03 titles;

dd) State enterprise manager must not be a cadre, civil servant or public employee.

2. The concurrently holding different posts or titles of the supervisor is prescribed as follows:

a) A head of a Supervisory Board or supervisor is not allowed to act as a company manager and manager at other enterprises; is not allowed to act as a supervisor of a non-state enterprise or an employee of the company;

b) An individual may concurrently be appointed to be a head of the Supervisory Board or supervisor at 04 state enterprises at most.

3. The concurrently holding different posts or titles of the representative of the state capital portions is prescribed as follows:

a) A representative of the state capital portions working on a full-time basis is only allowed to represent the state capital portions in one enterprise;

b) A representative of the state capital portions working on a part-time basis may represent the state capital portions at other enterprises under the same agency representing the owner, provided that the maximum number of such enterprises is 03;

c) A representative of the state capital portions is not allowed to concurrently act as a representative of the state capital portions at enterprises of different agencies representing the owner;

d) A representative of the state capital portions must not be a cadre, civil servant or public employee.

 

Chapter III

ANNUAL QUALITY ASSESSMENT AND CLASSIFICATION FOR MANAGERS OF STATE ENTERPRISES, SUPERVISORS AND REPRESENTATIVES OF STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 8. Quality classification

A state enterprise manager, supervisor or representative of the state capital portions is assessed and classified on annual quality according to 4 levels: Excellent accomplishment of tasks, good accomplishment of tasks, accomplishment of tasks and non-accomplishment of tasks.

Article 9. Responsibilities for quality assessment and classification

1. On an annual basis, the competent authority shall be responsible for assigning and determining specific targets and tasks for the Members’ Council, supervisors and representatives of the state capital portions.

2. The competent authority shall carry out the quality assessment and classification and take responsibility before law for its decision.

Article 10. Time for assessment

1. The assessment of state enterprise managers and supervisors shall be conducted on an annual basis after the owner-representing agency announces enterprise rating results as prescribed by law. The assessment of the representative of state capital portions shall be carried out after the announcement of the annual financial statements of the enterprise.

2. With regard to the state enterprise managers, supervisors and representatives of the state capital portions who are party members, the quality of party members shall be assessed and classified first; assessing and classifying the quality of management later.

Article 11. Bases for quality assessment and classification

1. With regard to state enterprise managers:

a) Enterprise charter;

b) Rights and responsibilities of the state enterprise managers in accordance with law provisions;

c) Programs, plans, targets and tasks that are assigned and approved annually.

2. With regard to supervisors and representatives of the state capital portions:

a) Rights and responsibilities of the supervisors and representatives of the state capital portions in accordance with law provisions;

b) Programs, plans, targets and tasks that are assigned and approved annually.

c) The compliance with the charter while performing its functions, duties and powers.

Article 12. Contents of assessment

Contents of assessing state enterprise managers, supervisors and representatives of the state capital portions include:

1. The enterprise’ operation results in accordance with law provisions and enterprise charter;

2. Work results of individuals:

a) Political qualities, ethics, lifestyle, sense of organization and discipline, working style and manners;

b) The observance of the guidelines, undertakings and policies of the Party and the laws of the State as well as law provisions on anti-corruption; the practice of thrift and the fight against wastefulness; internal rules and regulations of the enterprises;

c) Results of implementation of assigned targets and tasks in the year;

d) Results of overcoming the indicated limitations and weaknesses (if any);

dd) The compliance with the direction of the owner-representing agency.

Article 13. Order and procedures for assessment

1. With regard to state enterprise managers:

a) The state enterprise manager shall write his/her self-assessment considering the assessment contents and criteria, classify himself/herself into levels of quality classification;

b) The Members’ Council shall hold a meeting to make comment and assessment of the enterprise manager. Such a meeting must be recorded in writing, clearly stating the participants and their opinions;

c) Collection of written opinions from the party committee at the same level on the assessment and classification of the enterprise manager's quality;

d) Based on the opinions of the party committee at the same level, the Members’ Council or the company president shall consider and decide on the assessment and classification of the quality of the enterprise managers according to their competence or report on the quality assessment and classification of the Chairperson of the Members 'Council, members of the Members' Council or the company president and send to the agency representing the owner for consideration and decision.

2. With regard to supervisors:

a) The supervisor shall write his/her self-assessment, classify himself/herself into levels of quality classification and send it to the owner-representing agency;

b) Based on the quality assessment and classification criteria specified in this Decree and the assigned tasks according to the annual plan, the agency representing the owner shall consider and decide the quality classification for the supervisor.

3. With regard to representatives of the state capital portions:

a) The representative of the state capital portions shall write his/her self-assessment considering the assessment contents and criteria, classify himself/herself into levels of quality classification and send to the agency representing the owner;

b) The agency representing the owner shall collect comments and assessment from the Members’ Council, company president and the Board of Directors of the representative of the state capital portions (if any);

c) Based on the quality assessment and classification criteria specified in this Decree and the assigned tasks according to the annual plan, the agency representing the owner shall consider and decide the quality classification for the representative of the state capital portions.

4. Quality assessment and classification results shall be recorded in the dossier and notified to each manager of state enterprises, supervisor and representative of state capital portions.

Article 14. Criteria for being assessed as excellent accomplishment of tasks

A state enterprise manager, supervisor or representative of the state capital portions is assessed as excellent accomplishment of tasks when meeting the following criteria:

1. Operation results of enterprises:

a) With regard to state enterprise managers: An enterprise is classified A according to the regulations;

b) With regard to supervisors: The enterprise is assessed to well comply with the law provisions, the company charter, the direction of the agency representing the owner and competent authorities;

c) With regard to representatives of the state capital portions: The enterprise has well complied with law provisions, enterprise charter, directions of the competent authorities; completed 100% or more of the after-tax profit target and the after-tax profit-to-equity ratio assigned as planned, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the agency representing the owner.

2. Work results of individuals:

a) Having good political qualities, ethics having a healthy lifestyle and standardized working manners and style;

b) Being always exemplary, well observing the guidelines, undertakings and policies of the Party and laws of the State as well as law provisions on anti-corruption; the practice of thrift and the fight against wastefulness; internal rules and regulations of the enterprises;

c) Accomplishing 100% or more of the assigned targets and tasks in the year, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the competent authority;

d) Good accomplishment of overcoming the indicated limitations and weaknesses (if any);

dd) The compliance with the direction of the owner-representing agency, for supervisors and representatives of the state capital portions.

Article 15. Criteria for being assessed as good accomplishment of tasks

A state enterprise manager, supervisor or representative of the state capital portions is assessed as good accomplishment of tasks when meeting the following criteria:

1. Operation results of enterprises:

a) With regard to state enterprise managers: An enterprise is classified A according to the regulations;

b) With regard to supervisors: Meeting criteria specified at Point b, Clause 1, Article 14 of this Decree;

c) With regard to representatives of the state capital portions: The enterprise has well complied with law provisions, enterprise charter, directions of the competent authorities; completed 90% or more of the after-tax profit target and the after-tax profit-to-equity ratio assigned as planned, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the agency representing the owner.

2. Operation results of individuals:

a) Meeting criteria specified at Points a, b, d and dd, Clause 2, Article 14 of this Decree;

b) Accomplishing 90% or more of the assigned targets and tasks in the year, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the competent authority.

Article 16. Criteria for being assessed as accomplishment of tasks

A state enterprise manager, supervisor or representative of the state capital portions is assessed as accomplishment of tasks when meeting the following criteria:

1. Operation results of enterprises:

a) With regard to state enterprise managers: An enterprise is classified B according to the regulations;

b) With regard to supervisors: The enterprise is assessed for not performing well the law provisions, the enterprise charter, the direction of the competent authorities. This Point shall not be applied if the supervisor has given written warning and reported to the agency representing the owner;

c) With regard to representatives of the state capital portions: The enterprise has not performed well law provisions, enterprise charter, directions of the competent authorities; completed from 70% to under 90% of the after-tax profit target and the after-tax profit-to-equity ratio assigned as planned, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the agency representing the owner.

2. Work results of individuals:

a) Meeting criteria specified at Points a, b, d and dd, Clause 2, Article 14 of this Decree;

b) Accomplishing from 70% to under 90% of the assigned targets and tasks in the year, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the competent authority.

Article 17. Criteria for being assessed as non-accomplishment of tasks

A state enterprise manager, supervisor or representative of the state capital portions is assessed as non-accomplishment of tasks when meeting the following criteria:

1. Operation results of enterprises:

a) With regard to state enterprise managers: An enterprise is classified C according to the regulations;

b) With regard to supervisors: The enterprise violates the law provisions, the enterprise charter, the direction of the agency representing the owner and competent authorities, unless the supervisor has given a written warning and reported to the agency representing the owner;

c) With regard to representatives of the state capital portions: The enterprise has violated law provisions, enterprise charter, not fully complied with directions of the competent authorities or completed under 70% of the after-tax profit target and the after-tax profit-to-equity ratio assigned as planned, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the agency representing the owner.

2. Working results of individuals:

a) Showing signs of deterioration in political qualities and ethics; an unhealthy lifestyle; violating the regulations on sense of organization and discipline and the working manners and style concluded by competent authorities;

b) Failing to perform or violating the guidelines, undertakings and policies of the Party and the laws of the State as well as law provisions on anti-corruption; the practice of thrift and the fight against wastefulness; charter, internal rules and regulations of enterprises;

c) Accomplishing less than 70% targets and tasks assigned in the year, except for the case of force majeure or due to objective reasons approved by the competent authority;

d) Failing to comply with or failing to properly complying with directions of the owner-representing agency and the competent authority;

dd) Failing to overcome the indicated limitations and weaknesses (if any).

 

Chapter IV
PLANNING WITH STATE ENTERPRISE MANAGERS AND SUPERVISORS

 

Section 1

PRINCIPLES, CONDITIONS FOR PLANNING AND PREPARATION BEFORE PLANNING

 

Article 18. Principles and conditions for planning

1. The planning shall be formulated once every 05 years and shall be reviewed and supplemented every year, ensuring the “flexible and open” principle. At the beginning of the second year of the period, the planning for the next period shall be formulated.

2. The planning must be serious and objective; methods of organization must be scientific, accurate, economical and effective, ensuring the selection of people who satisfy the criteria and conditions.

3. Personnel considered to be placed in the planning must:

a) Meet general criteria of the Party, State and basically satisfy requirements for each managerial title promulgated by the competent authority;

b) Be based on the task requirements of the enterprise;

c) Be assessed in term of political qualities and ethics, lifestyle, qualification and practical capacity; development trends and prospects before being placed in the planning;

d) Be not in the time of consideration for discipline, executing the discipline decision, investigation, prosecution or trial.

4. With regard to a person who is holding the managerial title, he/she shall only be planned for a higher title and must reach the required age (calculating by months) for at least 01 term of office, from the time on which the planning is approved by the competent authority.

5. The planning of supervisors shall be carried out and decided according to competence by the owner-representing agency.

Article 19. Preparation before planning

At the first year of each 5-year period, the Members’ Council, company president shall only have to direct and guide member enterprises to formulate plannings for each tittle decentralized and managed; such planning shall serve as the basis for selection of planning sources of the directly managed level.

 

Section 2
STEPS OF PLANNING

 

Article 20. Discovery and introduction of planning sources

The discovery and introduction of the list of personnel expected to be included in planning sources shall be carried out as follows:

1. The advisory agency shall develop a plan and propose a list of personnel expected to be included in the planning and report it to the Members’ Council and company president.

The list of personnel expected to be included in the planning must fully contain the following information: Full name; date of birth; hometown; date of joining the Party (if he/she is a Party member); professional qualifications; political qualifications (if any); management titles; current agencies and units.

2. The enterprise leadership collective shall hold a meeting to reach an agreement on structure, and number of personnel expected to be planned; review the list of personnel expected to be included in the planning and additional introduce personnel (if any); ballot to decide the list of personnel that is proposed for comments at the conference of collecting vote for introducing planning sources.

Article 21. Organization of a conference of key officers to introduce planning sources

The Members’ Council and the company president shall chair a meeting of key officers to introduce the planning sources. Such a meeting must be participated by at least 2/3 of the convoked persons.

1. Participants of the meeting at the corporation are prescribed as follows:

a) At the parent company of the group, participants include: Chairperson of the Members’ Council, members of the Members’ Council; supervisors, Director General, Deputy Director General; Chief accountant; Head and deputy head of the specialized boards and equivalent; Standing committee of the party committee, Chairperson of the Trade union, Secretary of the Youth Union;

a) At an enterprises in which the group holds 100% of charter capital, participants include: Chairperson of the Members’ Council or company president, Director General, Director or Secretary of the party committee;

c) At an enterprises in which the group holds over 50% of charter capital or total voting shares, participants include: Representative of the State capital portions or general representative, Secretary of the party committee;

d) At an enterprises in which the group holds 50% or less of charter capital or total voting shares, participants include: Representative of the State capital portions or general representative;

dd) At a non-business unit of the group, participants include: The Head and Secretary of the party committee.

2. Participants of the meeting at the corporation are prescribed as follows:

a) At the parent company of the corporation, participants include: Chairperson of the Members’ Council, members of the Members’ Council; supervisors, Director General, Deputy Director General; Chief accountant; Head and deputy head of the specialized division and equivalent; Standing committee of the party committee, Chairperson of the Trade union, Secretary of the Youth Union;

b) At an enterprises in which the corporation holds 100% of charter capital, participants include: Chairperson of the Members’ Council or company president, Director General, Director or Secretary of the party committee;

c) At an enterprises in which the corporation holds over 50% of charter capital or total voting shares, participants include: Representative of the State capital portions or general representative, Secretary of the party committee;

d) At an enterprises in which the corporation holds 50% or less of charter capital or total voting shares, participants include: Representative of the State capital portions or general representative;

dd) At a non-business unit of the corporation, participants include: The Head and Secretary of the party committee.

3. Participants of the meeting at the company in which the State holds 100% of charter capital are prescribed as follows:

a) At the company, participants include: Chairperson of the Members’ Council or company president, members of the Members’ Council; supervisors, Director, Deputy Director; Chief accountant; Heads and deputy heads of the specialized divisions and equivalent; Standing committee of the party committee, Chairperson of the Trade union, Secretary of the Youth Union;

b) At an enterprises in which the company holds 100% of charter capital, participants include: The Head and Secretary of the party committee;

c) At an enterprises in which the company holds over 50% of charter capital or total voting shares, participants include: Representative of the State capital portions or general representative, Secretary of the party committee;

d) At an enterprises in which the company holds 50% or less of charter capital or total voting shares, participants include: Representative of the State capital portions or general representative;

dd) At a non-business unit of the company, participants include: The Head and Secretary of the party committee.

4. Order to conduct a conference:

a) The chairperson of the conference shall disseminate purposes, requirements, standards, conditions and structure and number of personnel expected to be included in the planning for each title.

The advisory agency shall introduce the list of personnel expected to be included in the planning sources. Participants of the conference may introduce additional planning sources other than those provided in the prepared list, but the background summary, comments and assessment of working results in the latest 3 year of the introduced persons are required;

b) The conference shall discuss and give comments;

c) The conference participants shall ballot to introduce the planning, the number of issued votes and collected votes must be announced at the conference. The vote counting results shall not be announced at this conference.

Article 22. Organization of the extended leadership collective’s conference to collect comments on the list of personnel expected to be included in the planning

1. The advisory agency shall summarize results of the planning source introduction and report it to the enterprise leadership collective for discussion and agreement on the list of personnel expected to be included in the planning in order to collect opinions at the extended leadership collective’s conference. Personnel expected to be included in the planning must receive 30% or more of the votes at the introducing conference of the key officers.

2. Such an extended leadership collective’s conference must be participated by at least 2/3 of the convoked persons.

Participants of the conference include: Chairperson of the Members’ Council or company president, members of the Members’ Council, supervisors, Director General, Deputy Director General, Chief accountant and party committee of the same level; Heads of divisions (boards) and equivalent at the parent company; Chairperson of the Members’ Council, company president of enterprises in which the parent company holds 100% of charter capital; general representative (if any) or representative of the State capital portions at an enterprises in which the parent company holds over 50% of charter capital or total voting shares.

3. Order to conduct a conference:

a) The Chairperson of the Members’ Council, company president shall disseminate purposes, requirements, standards, conditions and structure and number of personnel expected to be included in the planning for each title.

The advisory agency shall introduce the list of personnel expected to be included in the planning that has been consistently approved by the extended leadership collective as prescribed in Clause 1 of this Article;

b) The conference shall discuss and give comments;

c) The conference participants shall ballot to introduce the planning, the number of issued votes and collected votes must be announced at the conference. The vote counting results shall not be announced at this conference.

Article 23. Planning decision

1. Based on results of the planning source introduction in steps of the process, and standards, conditions, structure and quantity as prescribed, the advisory agency shall review, summarize and report to the enterprise leadership collective for discussion and ballot to decide personnel planned for each title and must ensure the following requirements:

a) 01 title must be planned for 02 - 04 persons, avoiding planning 01 title for 01 person;

b) Not planning 01 person for more than 03 titles;

c) Appropriate structure and age.

2. If the above-mentioned cases are agreed to be introduced by more than 50% of members of the enterprise leadership collective, they shall be decided or submitted to the competent authority to be included in the planning.

Article 24. Periodical review and supplementation of the planning

The Members’ Council, company president shall review and supplement the planning once every year to review and include new personnel into the planning and remove those who no longer satisfy conditions and criteria for the planned titles. The review and supplementation shall be conducted after having results of the annual quality assessment and classification or according to decisions of the Members’ Council or company president in order to meet the enterprise's requirements.

Article 25. Procedures for review and supplementation of the planning

1. Based on results of the annual quality assessment and classification, the advisory agency shall be responsible for:

a) Appraising, reviewing planning for the addition of personnel who meet the criteria and conditions for inclusion in the planning and propose to take out of the planning for cases no longer meeting the criteria and conditions as prescribed;

b) Reporting the enterprise leadership collective for consideration and comment on the plan for supplementing the planning before collecting opinions at the conference of key officers and consider and ballot for the cases proposed to take out of the planning. The cases approved by more than 50% of the total members of the enterprise leadership collective shall be taken out of the planning or proposed to the competent to take out of the planning.

2. Organization of the key officers’ conference to introduce personnel expected to be added in the planning: Complying with Clause 2, Article 21 of this Decree.

3. Organization of the extended leadership collective's conference to collect opinions on the list of personnel expected to be added in the planning: Complying with Clause 2, Article 22 of this Decree.

3. Decision on supplementation of the planning:

On the basis of the results of consultation with the conferences specified in Clauses 2 and 3 of this Article, and at the same time, on the basis of criteria, conditions, structure and quantity as prescribed, the advisory agency shall review, summarize and report to the enterprise leadership collective for discussion and ballot to decide personnel additionally planned for each title.

If the above-mentioned cases are agreed to be introduced by more than 50% of members of the enterprise leadership collective, they shall be decided or submitted to the competent authority to be included in the planning.

Article 26. Planning dossiers

A dossier of planned personnel must be declared truthfully, accurately and fully with the contents mentioned in the sections and must be certified or authenticated by competent authorities according to regulations, including:

1. A report on the request for planning approval, signed by the head of the competent agency or organization;

2. List of excerpts of the planned people and results of recommendation cards at conferences in the planning process, certified by competent authorities;

3. Curriculum vitae declared by the individual in the prescribed form, certified by a competent authority, with a color photo of 4x6 cm size, taken within 06 months;

4. Reviews and assessments of the Members’ Council or the company president;

5. Reviews and assessments of the party committee at the same level;

6. Reviews of the party cell executive of place of residence on such person and his/her family. In case the place of residence of such person is different from the place of residence of his/her family, reviews of the party cell executive of place of residence of both him/her and his/her family are required;

7. An income and asset declaration made according to the provided form;

8. Copies of diplomas and certificates required by standard of the appointed title. If the personnel have a diploma granted by a foreign educational institution, they must be recognized in Vietnam according to regulations;

9. The health certificate issued by a competent medical establishment within 06 months.

 

Chapter V

APPOINTMENT, RE-APPOINTMENT AND TRANSFER, ROTATION OF STATE ENTERPRISE MANAGERS AND SUPERVISORS

 

Section 1
APPOINTMENT

 

Article 27. Term of holding posts

1. The term of holding post for each appointment term of a state enterprise manager or supervisor is 05 years, from the date on which the appointment decision takes effect. In case where the term of holding post is less than 05 years, the competent authority's decisions shall be complied with.

2. In case where the state enterprise manager or supervisor is transferred or appointed to a new post equivalent to the previous post or higher, the term of holding post shall be counted from the effective date of the decision on transferring or appointing to a new post.

3. In case of change of management titles due to change of the enterprise's names, the term of holding post shall start from the date of deciding to appoint according to the former titles and the former enterprise's names.

Article 28. Conditions for appointment

1. Ensuring general criteria according to regulations of the Party, the State and specific criteria of the appointed titles as prescribed by the competent agency.

2. Being planned to the appointed titles for the on-spot human resources or planned to the equivalent title if the human resource is from elsewhere. In case the newly established enterprise has not yet approved the planning, it shall be considered and decided by the competent authority.

3. Having verified personal records and profiles, asset and income declarations according to regulations.

4. Appointment age:

a) Must be of sufficient age (in months) to work for a full term of office of the managerial title, counting from the implementation of the appointment process. In special cases, report to competent authorities for consideration and decision;

b) If, due to the work needs, a person is assigned to a new post equivalent to or lower than the current post, the age for appointment shall not be calculated according to Point a of this Clause.

5. Being physically fit to accomplish the assigned tasks.

6. Not falling into cases banned from holding titles in accordance with law provisions.

7. Not being in the time of disciplining, investigation, prosecution or trial. In case the enterprise is in the period of inspection and examination by the competent agency, the competent authority shall discuss with the inspecting and examining agency about the personnel proposed for appointment before making a decision.

Article 29. Proposal of appointment policies

1. With regard to appointment of state enterprise managers:

a) The enterprise leadership collective shall hold a meeting to discuss, decide or submit to the authority competent to appoint to decide policy, number, human resource and expected assigned tasks of to-be appointed person;

b) Within 15 days from the date on which the competent authority's written approval of the appointment policy is issued, the Members' Council and the company president must proceed with the personnel selection process as prescribed.

2. With regard to appointment of supervisors:

a) The advisory agency shall send a written proposal of the appointment policy and personnel expected to be appointed to the owner-representing agency;

b) Within 15 days after the written approval of the appointment policy is issued, the advisory agency shall carry out process of transfer and appointment of supervisors under the appointment process of personnel from elsewhere.

Article 30. Order and procedures for appointment of on-spot personnel

1. Proposal of structure, criteria, conditions and process:

Based on the policy, task requirements and personnel as provided in the planning, the enterprise leadership collective shall hold a meeting to discuss and propose structure, criteria, conditions and process of personnel introduction.

2. Organization of an extended leadership collective's conference to discuss and reach an agreement on structure, criteria, conditions and process of personnel introduction and introduce personnel by balloting.

Participants of the conference shall comply with Clause 2, Article 22 of this Decree. Each participant shall introduce one person for one title. Those who have the rate of introduction votes of over 50% of the total number of convoked people convoked may be selected. In case there is no one has more than 50% votes, the two persons with the highest introduction votes from the top down shall be chosen for introduction in the next steps. The vote counting results shall not be announced at this conference.

3. Selection of personnel to give a vote of confidence at the conference of key officers:

The enterprise leadership collective shall, based on structure, criteria, conditions, task requirements and responsiveness of the introduced personnel and on the basis of the personnel introduction results in the second step, conduct discussion and introduce personnel by ballot. Each participant shall introduce one person for one title among the introduced persons in the second step or introduce another who fully satisfies criteria and conditions as prescribed.

Those who have the rate of introduction votes of over 50% of the total number of enterprise leadership collective members may be selected. In case there is no one has more than 50% votes, the two persons with the highest introduction votes from the top down shall be chosen for confidence votes at the key officers’ conference. The vote counting results shall be announced at this conference.

In case the introduction result of the leadership collective is different from the result of introduction of personnel in second step for personnel under the deciding competence of the agency representing the owner, the Members' Council or the president of the company shall report and explain clearly to the agency representing the owner for consideration and guidance before proceeding to the next steps.

4. Organization the conference of key officers:

The organization the conference of key officers and participants shall comply with Article 21 of this Decree.

The conference shall implement the following contents: notifying structure, criteria, conditions and responsiveness of the title to be appointed; notifying the list of personnel introduced by the enterprise leadership collective at the third step; summarizing the background, studying and working process; comments, assessment of pros and cons, strengths, weaknesses, development prospects; expected work assignment; writing a vote of confidence (can be signed or not). The vote counting results shall not be announced at this conference.

5. Appointment decisions:

The enterprise leadership collective shall discuss the results of taking votes at conferences; verify, conclude new arising problems (if any); discuss, comment, evaluate and vote on personnel by ballot. Those who have the rate of approval votes of over 50% of the total number of enterprise leadership collective members may be selected to propose for appointment. In case where there are 02 people with equal votes (reaching the rate of 50%), the personnel recommended by the Chairperson of the Members' Council or the company president shall be selected to propose for appointment, and at the same time report fully the different opinions for competent authorities for consideration and decision.

Collecting written opinions of the superior party committee of the enterprise's committee in case personnel are required to consult the superior party committees as prescribed.

Chairperson of the Members’ Council, company president shall issue an appointment decision under the competence or propose the competent agency for consideration and decision.

Article 31. Order and procedures for appointment of personnel from elsewhere

1. In case where personnel from elsewhere are proposed by an enterprise, the order and procedures are prescribed as follows:

a) The enterprise leadership collective shall discuss and reach an agreement on the implementation policy and carry out a number of works as follows: Assigning the representative to meet the person proposed to be appointed to discuss about the work requirements; exchange and get comments and assessment of the leadership collective where such person is working on the policy of transfer and appointment; personal background verification;

b) The enterprise leadership collective shall discuss, comment, assess and vote on personnel by ballot. Person proposed to be appointed must be agreed by more than 50% of the total members of the enterprise leadership collective;

c) Collecting written opinions of the superior party committee of the enterprise's committee in case personnel are required to consult the superior party committees as prescribed;

d) Chairperson of the Members’ Council, company president shall issue an appointment decision under the competence or propose the competent agency for consideration and decision.

2. In case where personnel from elsewhere expected to transfer or appoint by the owner-representing agency, the order and procedures are prescribed as follows:

a) The owner-representing agency shall assume the prime responsibility for: Exchanging opinions with the Members’ Council, the company president on the expectation of transfer and appointment; exchanging and collecting comments and assessment of the leadership collective where that person is working on the policy of transfer and appointment; meeting a person proposed to be transferred or appointed to exchange opinions on the work requirements; personal background verification;

b) Collecting written opinions of the superior party committee of the enterprise's committee in case personnel are required to consult the superior party committees as prescribed;

c) The leadership collective of the owner-representing agency shall discuss, comment, assess and vote on personnel by ballot. Person proposed to be appointed must be agreed by more than 50% of the total members of the leadership collective of the owner-representing agency;

d) The agency representing the owner shall decide on transfer and appointment, or notify so that the Chairperson of the Members’ Council, company president issues a decision on receipt and appointment under the competence.

Article 32. Order and procedures for appointment of personnel under the deciding competence of the Prime Minister

1. For the on-spot personnel, the following steps shall be complied with:

a) The enterprise leadership collective shall discuss and propose on the appointment demand, and submit it to the owner-representing agency;

b) The owner-representing agency shall submit it to the Prime Minister for approval of the policy, number and expected assigned tasks of to-be appointed person, and at the same time, send it to the Ministry of Home Affairs for appraisal;

c) The Ministry of Home Affairs shall appraise and submit to the Prime Minister for consideration and decision on the appointment policy;

d) Within 15 days from the date of obtaining the Prime Minister's written consent to the appointment policy, the owner-representing agency must preside over and cooperate with the Members' Council and the company president in, implementing the process of selecting personnel according to regulations. In case of arising difficult or complicated problems, they must be reported to the Prime Minister;

dd) The agency representing the owner shall submit to the Prime Minister, and at the same time, send a written proposal and appointment dossier to the Ministry of Home Affairs for appraisal;

e) The Ministry of Home Affairs shall appraise and report the Prime Minister for consideration and decision on appointment, after obtaining the agreement of the Party Central Committee.

2. With regard to personnel from elsewhere:

a) The owner-representing agency shall submit to the Prime Minister for approval of the transfer and appointment policy, and at the same time, send it to the Ministry of Home Affairs for appraisal;

b) The Ministry of Home Affairs shall appraise and submit the Prime Minister for consideration and decision on the transfer and appointment policy;

c) Within 15 days after obtaining the Prime Minister’s written approval on the transfer and appointment policy, the owner-representing agency shall preside the process of personnel appointment as prescribed. In case of arising difficult or complicated problems, they must be reported to the Prime Minister;

d) The owner-representing agency shall submit to the Prime Minister, and at the same time, send the report and appointment dossier to the Ministry of Home Affairs for appraisal;

dd) The Ministry of Home Affairs shall appraise and report to the Prime Minister for consider and decision on appointment, after obtaining the agreement of the Party Central Committee.

3. For the case of appointment of person to act as the Director General of an enterprise established under the Prime Minister's competence as prescribed in Clause 4, Article 5 of this Decree:

a) Chairperson of the Members’ Council shall preside to implement the process of selecting personnel as prescribed, report to the owner-representing agency;

b) The owner-representing agency shall submit to the Prime Minister, and at the same time, send the report and appointment dossier to the Ministry of Home Affairs for appraisal;

c) The Ministry of Home Affairs shall appraise and report the Prime Minister for opinions before the competent authority decides to appoint.

Article 33. Other cases of appointment

1. In case of consolidation, merger, division, separation, reorganization or transformation of an enterprise type:

a) With regard to the state enterprise manager, if the post or title that he/she currently holding in the former enterprise is equivalent or higher than the post or title expected to be held at the new enterprise, the owner-representing agency shall consider and decide or propose the competent authority to decide on changing title or post according to the title or post at the new enterprise.

In case where the post or title that the state enterprise manager currently holding is lower than the post or title expected to be held at the new enterprise, the appointment shall be carried out according to the appointment process applicable to personnel from elsewhere;

b) With regard to the supervisors, the agency representing the owner shall consider and decide to re-appoint supervisors at the new enterprise in accordance with regulations.

2. The owner-representing agency shall directly preside the implementation of the appointment process for the following cases:

a) Appointment of state enterprise managers at newly established enterprises;

b) In case of implementing the appointment process at the time when internal leaders of the enterprise lost their solidarity, many people violated the discipline. And the implementation of appointment process shall lead to the lack of objectivity;

c) In case where there is no leader or manager at the enterprise due to natural disasters, accidents or force majeure events.

3. In case where the enterprise has not yet strengthened the title of Chairperson of the Members’ Council or company president, Director General or Director, the authority competent to appoint shall, based on the task requirements, consider, decide and take responsibility for transferring rights of the company president, Director General or Director or assigning those to be in charge of the Members’ Council until the official appointment decision is issued by the competent authority. Time for transferring rights or assigning persons to be in charge shall not be counted into the tenure of office when such persons are appointed.

Article 34. Appointment dossiers

1. A report of request for appointment signed by the head of competent agency or organization.

2. A report on summarization of vote counting accompanied with a vote count record according to steps specified in the appointment process.

3. Curriculum vitae declared by the individual in the prescribed form, certified by a competent authority, with a color photo of 4x6 cm size, taken within 06 months.

4. A self-criticism of the last 3 working years.

5. Reviews and assessments of the Members’ Council or the company president.

6. Reviews and assessments of the party committee of the same level.

7. Conclusion on political criteria of the competent party committee.

8. Reviews of the party cell executive of place of residence on such person and his/her family. In case the place of residence of such person is different from the place of residence of his/her family, reviews of the party cell executive of place of residence of both him/her and his/her family are required.

9. A asset and income declaration made according to the provided form.

10. A copy of degrees and certificates according to requirements of criteria for the appointed title or post. In case where a person processes a diploma granted by a foreign education institution, it shall be recognized in Vietnam in accordance with regulations.

11. The health certificate issued by a competent medical establishment within 06 months.

12. Conclusions of examination, inspection and settlement of complaints and denunciations and relevant documents (if any).

 

Section 2
RE-APPOINTMENT

 

Article 35. Time and duration for implementation of re-appointment

1. When the term of holding post expires as prescribed, the competent shall consider and decide to re-appoint or not to re-appoint the state enterprise manager or supervisor. In case of failing to implement the re-appointment process under Clause 3 of this Article, the authority competent to appoint shall send a written notice to the enterprise and that person.

2. If the duration from the expiration of the term of holding post of the state enterprise manager or supervisor to the time of retirement is full 24 working months or more (if the term of holding post is 05 years) or full 18 working months or more (if the term of holding post is 03 years), the procedures for consideration for re-appointment shall be conducted. If such person is re-appointed, the term of appointment shall be counted to the date of retirement according to law provisions.

3. Cases of not implementing the process of consideration for re-appointment:

a) The state enterprise manager or supervisor is in the time of disciplining, investigation, prosecution or trial;

b) The state enterprise manager or supervisor is in the time of inpatient treatment (03 months or more) at medical establishments or in the maternity leave period.

4. A re-appointment decision or decision on extension of the term of holding post must be issued at least 01 working day before the expiration of the term of holding post.

In case where the state enterprise manager or supervisor’s term of holding post expires but there is no decision on re-appointment or extension of the term of holding post issued by the competent authority, such person shall not be allowed to perform powers, obligations or competence of the current post. The performance of powers, obligations and competence of such post shall be considered and decided by the authority competent to appoint.

Article 36. Conditions for re-appointment

1. The state enterprise manager or supervisor accomplishes tasks during his/her term of holding post and still satisfies criteria for such title, meets task requirements for the next period.

2. As demanded by the enterprise.

3. Being physically fit to fulfill the assigned tasks, certified by the competent health agencies.

3. Not falling into cases banned from holding titles in accordance with law provisions.

4. Not being in the time of disciplining, investigation, prosecution or trial. If the enterprise is inspected or examined by a competent agency, the competent authority shall discuss with the inspecting or examining agency about the person proposed to be re-appointed before making decision.

5. A person shall be appointed to act as a Chairperson of the Members’ Council, member of Members’ Council or company president for a maximum of 02 terms of office at an enterprise, except he/she has more than 15 years of continuously working for that enterprise before being appointed for the first time.

A person shall not be appointed to act as a supervisor for more than 02 consecutive terms of office at an enterprise.

Article 37. Order and procedures for re-appointment

1. Within 90 days before the expiration of the term of holding posts as prescribed, the competent authority shall send a written notice to the state enterprise manager or supervisor and carry out process of consideration for re-appointment.

2. Order and procedures for re-appointment of state enterprise managers:

a) The state enterprise manager shall make a self-assessment of his/her performance, advantages, disadvantages, shortcomings, limitations when exercising powers and obligations in the period of holding post, and send it to the  authority competent to appoint, and at the same time, send to the advisory agency;

b) Organization of the key officers’ conference for collecting opinions of the re-appointment: Complying with Article 21 of this Decree;

c) The enterprise leadership collective shall discuss and decide on personnel:

The enterprise leadership collective shall discuss on the result of collecting confidence opinions at the key officers’ conference; verify and conclude arising problems (if any); discuss, give comments, assessment and vote for personnel by ballot. A person proposed to be re-appointed must have over 50% approval votes of the total votes of the enterprise leadership collective. In case a person only have 50% approval votes, the Chairperson of the Members’ Council, company president shall decide; at the same time, report all different opinions to the competent authority for consideration and decision.

Collecting written opinions of the superior party committee of the enterprise's committee in case personnel are required to consult the superior party committees as prescribed.

The Chairperson of the Members’ Council, company president shall issue a decision on re-appointment within his/her competence or submit to the competent agency for consideration and decision.

3. The order and procedures for re-appointment of supervisors shall comply with regulations of the owner-representing agency.

Article 38. Extension of the period of holding posts

1. If the duration from the expiration of the term of holding post of the state enterprise manager or supervisor to the month of retirement is less than 24 working months (if the term of holding post is 05 years) or less than 18 working months (if the term of holding post is 03 years), the procedures for consideration for re-appointment is not required. The authority competent to re-appoint shall consider and decide to extend the period of holding post until the time of retirement as prescribed, provided that conditions and criteria are fully met.

2. Within 90 days before the expiration of the term of holding the appointed post as prescribed, the competent authority shall send a written notice to the state enterprise manager or supervisor and consider to extend the period of holding post until the time of retirement as prescribed.

3. The consideration for extension of the period of holding posts for state enterprise managers is prescribed as follows:

a) The state enterprise manager shall make a self-assessment of his/her performance, advantages, disadvantages, shortcomings, limitations when exercising powers and obligations in the period of holding post, and send it to the  authority competent to appoint, and at the same time, send to the advisory agency;

b) The enterprise leadership collective shall discuss and consider, if the state enterprise manager is physically fit, reputable and meets the requirements of the task, then unanimously vote by ballot.

A person proposed to be extended the period of holding posts must have over 50% approval votes of the total votes of the enterprise leadership collective. In case a person only have 50% approval votes, the Chairperson of the Members’ Council, company president shall decide; at the same time, report all different opinions to the competent authority for consideration and decision;

c) Collecting written opinions of the superior party committee of the enterprise's committee in case personnel are required to consult the superior party committees as prescribed;

d) The Chairperson of the Members’ Council, company president shall issue a decision on extension of the period of holding posts according to his/her competence or submit to the competent agency for consideration and decision.

4. The consideration for extension of the period of holding posts of supervisors shall comply with regulations of the owner-representing agency.

Article 39. Dossiers of re-appointment or extension of the period of holding posts

1. A report of request for re-appointment or extension of the period of holding posts until the time of retirement as prescribed, signed by the head of the competent agency or organization.

2. A report on summarization of vote counting accompanied with a vote count record according to steps specified in the re-appointment process or the process of consideration for extension of the period of holding posts.

3. Curriculum vitae declared by the individual in the prescribed form, certified by a competent authority, with a color photo of 4x6 cm size, taken within 06 months.

4. A self-assessment of the performance of powers and obligations when holding the post.

5. Reviews and assessments of the party committee of the same level.

6. Conclusion on political criteria of the competent party committee.

7. Reviews of the party cell executive of place of residence on such person and his/her family. In case the place of residence of such person is different from the place of residence of his/her family, reviews of the party cell executive of place of residence of both him/her and his/her family are required.

8. A asset and income declaration made according to the provided form.

9. The health certificate issued by a competent medical establishment within 06 months.

 

Section 3

TRANSFER AND ROTATION

Article 40. Subjects and scope of transfer and rotation

1. Subjects of transfer and rotation:

a) State enterprise managers and supervisors in the planning approved by the competent authority;

b) State enterprise managers and supervisors who are not allowed to hold more than 02 consecutive term of office at an enterprise.

2. Based on the task requirements, planning, plan on employing leaders and managers of the enterprise, the state enterprise managers and supervisors may be transferred or rotated among enterprises of the same agency representing the owner or other agencies, organizations and enterprises according to decisions of the competent authority.

3. The transfer and rotation must be based on the working demand, planning and plan of transfer and rotation that is approved by the competent authority and ensure conditions and criteria for the title of the position expected to be planned.

Article 41. Process of implementation of the transfer and rotation plan

1. On an annual basis, the advisory agency shall develop a plan of transfer and rotation for the state enterprise managers and supervisors and report to the Chairperson of the Members’ Council and the company president or the owner-representing agency according to decentralization of officer management.

2. The enterprise leadership collective or the owner-representing agency shall hold a meeting to discuss, exchange and reach an agreement on the plan and specific personnel expected to be transferred and rotated.

3. Collecting written comments and assessment of the enterprise leadership collective where the person expected to be transferred or rotated is working and the leadership collective of enterprise, organization or agency where such person is expected to work after transfer or rotation.

4. Directly discussing with such person about the implementation of the transfer or rotation policy.

5. The enterprise leadership collective, the owner-representing agency shall decide according to its competence or submit to the competent authority for consideration and decision.

Article 42. Duration of rotation

The duration of rotation is at least 36 months, for each time of rotation. Duration of rotation in special cases shall be considered and decided by the competent authority.

Article 43. Job arrangement after rotation

1. After the expiration of the period of rotation, the authority competent to decide on rotation shall give comments and assessments of the working process during the rotation period, and arrange, assign job to the state enterprise manager or supervisor.

2. The consideration for arrangement and assignment of job for the state enterprise manager or supervisor after rotation shall be based on the task requirement, practical situation, and the task performance of the agency, organization or enterprise, associated with individual responsibility of the rotated person and review, assessment results of the competent authority.

Article 44. Regimes and policies applicable to the transferred or rotated state enterprise managers and supervisors

1. The agency, unit or enterprise where the transferred or rotated state enterprise manager or supervisor is going to work must prepare and create necessary conditions for such person to stably working.

2. The state enterprise manager or supervisor shall be entitled to regimes and policies equivalent to the rotated or transferred post or title in accordance with law provisions.

3. The rotated or transferred state enterprise manager or supervisor shall discontinue holding the current managerial post from the date on which the decision on transfer or rotation takes effect.

 

Chapter VI

ASSIGNMENT AND RE-ASSIGNMENT OF REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Section 1

ASSIGNMENT OF REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 45. Term of representation of the State capital portions

1. The term of assigning a representative of the State capital portions shall not exceed the term of office of a Members’ Council or Board of Directors. In case where the representative of the State capital portions is nominated to elect and appoint to a managerial title in mid-term of such title, the term of representation of the State capital portions shall be the remaining time of such term according to the enterprise charter.

2. In case where the representative of the State capital portions is assigned to representing the State capital portions at another enterprise, the term of representation of the State capital portions shall be counted from the effective date of the decision on assignment of representation of the State capital portions at the new enterprise.

3. In case of change of managerial titles due to change of names of the enterprises, the terms for representation of the State capital portions shall start from the date of assignment of representation of the State capital portions according to the former titles and the former names of the enterprises.

Article 46. Conditions for assignment of representatives of the State capital portions

1. Ensuring general criteria according to regulations of the Party, the State and specific criteria according to the competent agencies.

2. Having verified personal records and profiles, asset and income declarations according to regulations.

3. Reaching the required age (calculating by months) to work until the end of the term of office of the Members’ Council or Board of Directors of the enterprise where such person is assigned to act as the representative of the State capital portions.

4. Being physically fit to accomplish the assigned tasks.

5. Not falling into cases banned from holding titles in accordance with law provisions.

6. Not being in the time of disciplining, investigation, prosecution or trial, serving an imprisonment sentence or executing a disciplining decision. If the enterprise is being inspected or examined by a competent agency, the competent authority shall discuss with the inspecting or examining agency about such person before assigning his/her to act as a representative of the State capital portions.

Article 47. Order and procedures for assignment of representatives of the State capital portions

1. Based on the state capital value, enterprise size and comparison with conditions and criteria of the representative of the State capital portions, the advisory agency shall propose the policy, number, structure, human resources and specific personnel expected to act as the representative of the State capital portions to the owner-representing agency, including: Full name; date of birth; hometown; date of joining the Party (if he/she is a Party member); professional qualifications; political qualifications (if any); managerial titles; current agencies and units.

2. The agency representing the owner shall reach an agreement on the implementation policy and carry out a number of works as follows:

a) Meeting the person expected to be assigned to act as the representative of the State capital portions so that such person can make a commitment to comply with policies, resolutions and directions of the owner-representing agency and perform roles, responsibilities and obligations of the representative of the State capital portions in case of assignment;

b) Discussing and collecting comments and assessments on the assignment of representative of the State capital portions from leadership collectives of the enterprise where such person is working; verifying such person's background.

3. The owner-representing agency shall collect written opinions from the party committee at the same level on the person expected to be appointed to act as the representative of the State capital portions.

4. The owner-representing agency shall consider and conclude arising problems (if any), discuss and decide to assign the representative of the State capital portions.

Article 48. Dossiers of assignment of representatives of the State capital portions

1. A report of request for assignment of the representative of the State capital portions, signed by the head of competent agency or organization.

2. Curriculum vitae declared by the individual in the prescribed form, certified by a competent authority, with a color photo of 4x6 cm size, taken within 06 months.

3. A self-criticism of the last 03 working years.

4. Reviews and assessments of the leadership collective and the party committee of the agency or organization currently managing the person assigned to act as the representative of the State capital portions.

5. Conclusion on political criteria of the competent party committee.

6. Reviews of the party cell executive of place of residence on such person and his/her family. In case the place of residence of such person is different from the place of residence of his/her family, reviews of the party cell executive of place of residence of both him/her and his/her family are required.

7. A asset and income declaration made according to the provided form.

8. A copy of degrees and certificates according to requirements of criteria for the appointed title or post. In case where a person processes a diploma granted by a foreign education institution, it shall be recognized in Vietnam in accordance with regulations.

9. The health certificate issued by a competent medical establishment within 06 months.

10. A commitment to comply with the policies, resolutions and instructions of the owner and the performance of the roles, responsibilities and obligations of the representative of the State capital portions toward the owner approved by the owner-representing agency.

 

Section 2

RE-ASSIGNMENT OF REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 49. Conditions for re-assignment of representatives of the State capital portions

1. A representative of the State capital portions shall be re-assigned to act as the representative if meeting the following conditions:

a) Being assessed as accomplishment of tasks during the period of acting as a representative of the State capital portions;

b) Fully meeting conditions for assignment of representatives of the State capital portions as prescribed in Clauses 1, 2, 4, 5 and 6, Article 46 of this Decree.

2. If the representative of the State capital portions is retired before the expiration of term of office of the Members’ Council or the Board of Directors, the term of re-assignment of a representative of the State capital portions shall be calculated until the time of retirement as prescribed.

Article 50. Order and procedures for re-assignment of representatives of the State capital portions

1. Within 90 days before the expiration of the term of assignment of representatives of the State capital portions as prescribed, the representative of the State capital portions shall make a report of self-assessment of his/her performance of jobs and responsibilities when acting as a representative of the State capital portions and send it to the owner-representing agency.

2. The owner-representing agency shall collect written opinions from the party committee at the same level on the person expected to be re-assigned to act as the representative of the State capital portions.

3. The owner-representing agency shall consider and conclude arising problems (if any), discuss and decide to re-assign the representative of the State capital portions.

In case the representative of the State capital portions is not allowed to be re-assigned, the agency representing the owner shall arrange other positions for them or settle the regimes and policies according to law provisions.

Article 51. Dossiers of re-assignment of representatives of the State capital portions

1. A report of request for re-assignment of the representative of the State capital portions, signed by the head of competent agency or organization.

2. Curriculum vitae declared by the individual in the prescribed form, certified by a competent authority, with a color photo of 4x6 cm size, taken within 06 months.

3. A self-assessment of the performance of powers and obligations when acting as a representative of the State capital portions.

4. Reviews and assessments of the agency representing the owner.

5. Conclusion on political criteria of the competent party committee.

6. Reviews of the party cell executive of place of residence on such person and his/her family. In case the place of residence of such person is different from the place of residence of his/her family, reviews of the party cell executive of place of residence of both him/her and his/her family are required.

7. A asset and income declaration made according to the provided form.

8. The health certificate issued by a competent medical establishment within 06 months.

 

Chapter VII

RESIGNATION, RELIEF OF DUTY AND REMOVAL FROM OFFICE OF REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 52. Resignation

1. The competent authority shall consider to approve the resignation of the state enterprise managers and supervisors in one of the following cases:

a) Voluntarily requesting permission to discontinue holding the posts to transfer the leader position;

b) Self-perceiving of the inadequate standards, conditions, or the physically unfit to complete the assigned tasks or the unsuitable job position;

c) Other personal reasons.

2. The enterprise manager or supervisor is not allowed to resign if falling into one of the following cases:

a) He/she is performing national defense, national security tasks; important and secret tasks; tasks of prevention and control of natural disasters and epidemics and such resignation shall seriously affect to the general interests;

b) He/she is inspected, examined or investigated by the competent agency according to law provisions and the Party’s regulations.

3. Process of resignation approval:

a) Within 10 days after receiving the resignation letter from the state enterprise manager or supervisor, the advisory agency or enterprise leaders must discuss with the person who submitted the resignation letter. In case where such person withdraw his/her resignation letter, the process shall terminate. If he/she does not withdraw the resignation letter, the advisory agency shall consider and propose the competent authority according to the decentralization of officer management;

a) Within 15 days after the advisory agency issues a written proposal, the enterprise leadership collective or the owner-representing agency shall discuss and vote by ballot. The decision on approval of the state enterprise manager’s or supervisor's resignation must be approved by more than 50% of the total members of the enterprise leadership collective or the owner-representing agency. If such resignation is only approved by 50% votes, it shall be decided by the head owner-representing agency or Chairperson of the Members’ Council or the company president.

4. The state enterprise manager or supervisor still have to perform his/her assigned obligations, responsibilities and powers during the period the resignation letter has not yet been approved by the competent authority.

5. After the decision on approval of resignation, the state enterprise manager or supervisor shall be arranged a job suitable to his/her capacity, strong point, qualification, professional; be entitled to reserve his/her job wage according to current regulations until the expiration of the term of holding posts.

Article 53. Relief of duty

1. The relief of duty of managers of State enterprises, supervisors shall be considered and performed by the competent authority in the following cases:

a) Having no longer met all criteria and conditions for managers of State enterprises as specified by the law;

b) Being classified as non-accomplishment of tasks for 02 consecutive years;

c) Being subject to disciplining that is not as dismissal or more but the replacement is required due to the requirement of the job;

d) Being disciplined in the form of reprimand or caution for 02 times in the same term of office;

dd) A competent agency concludes that they violate the Party's regulations on internal political protection;

e) Other reasons for relief of duty according to regulations of the Party and the law.

2. Process of considering the relief of duty for managers of State enterprises, supervisors:

a) When there are sufficient grounds for relief of duty as prescribed in Clause 1 of this Article, the advisory agency shall propose the relief of duty to the competent authority according to the decentralization of cadre management;

b) No later than 30 days from the date of receiving the written proposal on such relief of duty, the enterprise leadership collective or the agency representing the owner must discuss and ballot. Decision on relief of duty for managers of State enterprises, supervisors shall be agreed by more than 50% of total members of the enterprise leadership collective; if the rate reaches 50%, the head of the agency representing the owner or the Chairperson of Members’ Council or the company president shall decide it.

3. Managers of State enterprises, supervisors subject to relief of duty shall not be entitled to payment of salary in accordance with their titles or posts from the date of decision on relief of duty. After being relieved of duty, managers of State enterprises, supervisors shall be assigned to suitable jobs by competent authorities; they shall be responsible for implementing decisions of assignment of the competent authorities. In case of relief of duty due to their classification as non-accomplishment of tasks for 02 consecutive years, the competent authorities shall settle the removal from office according to law regulations.

4. Settlement of complaints and denunciation related to the relief of duty

a) The settlement of complaints and denunciation related to relief of duty for managers of State enterprises, supervisors shall comply with the Party’s regulations, the Law on Complaints and the Law on Denunciation;

b) Relevant organizations and individuals shall perform the decision on relief of duty issued by the competent authority in case the complaint settlement decision has not yet promulgated;

c) Within 30 days since there are sufficient grounds to conclude that the relief of duty is wrong, the competent authority shall issue a decision on rearrangement of posts and settle lawful rights related to the previous posts of managers of State enterprises, supervisors.

Article 54. Removal from office for representatives of the State capital portions

1. Removal from office for a representative of the State capital portion shall be considered by the competent authority in one of the following cases:

a) There is an application for resignation of the representative of the State capital portion ahead of time and with the consent of the owner's agency;

b) Owner’s agency runs out of capital in a group, corporation or company;

c) Having no longer met all criteria and conditions for representatives of the State capital portions as specified by the law;

d) Being classified as non-accomplishment of tasks for 2 consecutive years;

dd) Being reprimanded or cautioned for 02 times in the same term of office of representatives of the State capital portions;

e) A competent agency concludes that it violates the Party's regulations on internal political protection;

g) Other reasons for removal from office for representatives of the State capital portions according to the Party’s regulations and the law.

2. Process for removing representatives of the State capital portions from office:

a) No later than 10 days from the date of receiving the applications for resignation of representative of the State capital portion ahead of the time or the date of having sufficient grounds for removal from office for the representative of the State capital portion as prescribed in Clause 1 of this Article, advisory agency shall propose the removal from office to the competent authority according to the decentralization of cadre management;

b) No later than 30 days from the date of receiving the written proposal on such removal from office of the representative of the State capital portion, the enterprise leadership or the agency representing the owner must discuss and ballot. Decision on removal from office for representatives of the State capital portions shall be agreed by more than 50% of total members of the enterprise leadership collective; if the rate reaches 50%, the head shall decide it.

3. After being removed from office, representatives of the State capital portions shall be assigned to suitable jobs by competent authorities; such individuals shall be responsible for implementing decisions of assignment of the competent authorities; in case the individuals voluntarily apply for retirement or job discontinuation, it shall be handled according to current regulations. In case of removal from office for representatives of the State capital portions due to their classification as non-accomplishment of tasks for 2 consecutive years, the competent authorities shall settle the removal from office according to law regulations.

4. Settlement of complaints and denunciation related to removal from office for representatives of the State capital portions:

a) The settlement of complaints and denunciation related to the removal from office of representatives of the State capital portions shall comply with the Party’s regulations, the Law on Complaints and the Law on Denunciation;

b) Relevant organizations and individuals shall perform the decision on removal from office for representatives of the State capital portions issued by the competent authority in case the complaint settlement decision has not yet promulgated;

c) Within 30 days since there are sufficient grounds to conclude that the removal from office for representatives of the State capital portions is wrong, the competent authority shall issue a decision on rearrangement of jobs and settle lawful rights related to representatives of the State capital portions.

 

Chapter VIII
COMMENDATION OR DISCIPLINING FOR RETIREMENT FOR MANAGERS OF STATE ENTERPRISES, SUPERVISORS, REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 55. Commendation

Managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions having achievements or a process of devotion shall be commended according to the law on emulation and commendation.

Article 56. Principles for disciplining

1. Ensure the impartial, fair; open, transparent; strict and lawful disciplining.

2. Each act of violation must be disciplined only once with one form of disciplining. At the same time of consideration for disciplining, if a person commits 02 or more acts of violation, he/she shall be disciplined for each violation and the applied disciplinary form shall be heavier (with one level) than the one applied to the most serious violation, except cases being disciplined with the form of sack; do not separate each violating content to discipline him/her many times with different disciplinary forms.

3. In case managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions commit other acts of violation in course of disciplining decision implementation, the following forms of disciplining shall be applied to them:

a) The acts of violation whose disciplinary forms are lighter or equal to the disciplinary forms currently applied to them shall be applied heavier disciplinary forms (1 level higher) than those currently applied to them;

b) The acts of violation whose disciplinary forms are heavier than the disciplinary forms currently applied to them shall be applied with heavier disciplinary forms (1 level higher) than the new disciplinary forms.

4. Consideration for disciplining shall be based on contents, nature, extent, harm, causes of violation, aggravating or extenuating circumstances, attitude of absorption and correction, remediation of the shortcomings, violations and consequences.

5. Do not apply forms of administrative sanctions or Party disciplining instead of the form of disciplining prescribed in this Decree; such disciplining shall not replace the penal liability examination if an act of violation is subject to the criminal handling.

6. In case the Party disciplining has been applied to managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions, the form of disciplining applied to them must be commensurate with the Party disciplining.

Within 30 days from the date of announcement of the decision on Party disciplining, the competent authority must consider and decide on the disciplining.

7. Abuses of the body, spirit, honor and dignity of violators in the disciplinary process shall be prohibited.

8. Managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions who commit an act of violation for the first time and have been disciplined but do the same act of violation within 24 months from the effective date of disciplining decision, the violation shall be considered as the recidivism; but do such act of violation after the 24-month period, it shall be considered as the first violation, but be an aggravating circumstance upon consideration of disciplining.

Article 57. Statute of limitations and time limits for disciplining

1. The statute of limitations for disciplining is a time limit at the end of which the disciplining shall not be considered. The statute of limitations for disciplining is determined from the time of committing an act of violation to the time of issuing a notification on organization of the reviewing meeting according to Article 65 of this Decree. Except for the case specified in Clause 2 of this Article, the statute of limitations for disciplining shall be as follows:

a) 02 years for less serious acts of law violation with the form of disciplining as reprimand at most;

b) 05 years for the acts of law violation other than those prescribed at Point a of this Clause.

2. The statute of limitations for disciplining shall not apply for one of the following acts of law violation:

a) Managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions are party members who violate the law to the extent that they must be disciplined in the form of exclusion;

b) Committing acts of violation of internal political protection;

c) Committing acts infringing national interests in defense, security or foreign affairs;

d) Using fake or illegal diplomas, certificates or certifications.

3. The time limit for disciplining managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions is determined from the time of issuing a notification on organization of the reviewing meeting as prescribed in Article 65 of this Decree to the time the competent authority promulgates a disciplining decision.

The time limit for disciplining must not exceed 90 days. If a case involves complicated circumstances which need further verification, this time limit may be prolonged but must not exceed 150 days.

4. For a manager of a State enterprise, supervisor or a representative of State capital portion against whom a criminal case was instituted or who was prosecuted or decided to be brought to trial according to criminal procedures but then his/her investigation or trial is terminated under a decision, if his/her act of violation shows signs of breach of discipline, he/she shall be considered to be disciplined.

The time of investigation, trial according to criminal procedures is not included in the time limit for disciplining.

Within 03 working days after the date the investigation or trial termination decision is issued, the decision issuer shall send the decision and relevant documents to the competent authority for disciplining.

Article 58. Disciplinary forms and extent of violations

1. Forms of disciplining managers of State enterprises, supervisors shall consist of: Reprimand, caution, dismissal, sack.

2. Forms of disciplining representatives of the State capital portions shall consist of: Reprimand, caution, removal from office, sack.

3. Extent of violations shall be determined as follows:

a) The violation causing less serious consequences is the violation which causes the harm with not great nature and extent, internal impact, affects the reputation of the enterprise;

b) The violation causing serious consequences is the violation which causes the harm with great nature and extent, impact outside the internal scope, bad public opinion, reduces the reputation of the enterprise;

c) The violation causing very serious consequences is the violation which causes the harm with very great nature and extent, impact on the whole society, irritation in public opinion and discredit on the enterprise;

d) The violation causing particularly serious consequences is the violation which causes the harm with particularly great nature and extent, profound impact on the whole society, special frustration in public opinion, discredit on the enterprise.

Apart from those, the extent of the violation may be based on the material damage in money that are determined by the owner-representing agency or according to the enterprise's regulations.

Article 59. Cases of having not yet considered the disciplining and disciplinary responsibility exemption

1. Cases of having not yet considered and implement the disciplining:

a) Being on annual leaves, leaves according to the regimes, private leaves permitted by the competent authorities according to law provisions;

b) Undergoing medical treatment of serious diseases or having the ability to perceive lost; being seriously ill and undergoing inpatient treatment at hospitals with certification of the competent health agencies;

c) Being female during pregnancy and maternity leaves, or nursing children under 12 months; being male (in case his wife died or for other objective and force majeure reasons) nursing children under 12 months;

d) Being instituted, held in custody or under temporary detention waiting for the conclusion of the competent authorities on investigation, execution and trial of law violations, except according to decisions of the competent authorities.

2. Cases of disciplinary responsibility exemption for the managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital:

a) Having their civil act capacity lost when committing violations with certification of competent agencies;

b) Complying with decisions of superior authorities. When there are grounds to believe that the decisions are illegal, they must promptly report it in writing to the authorities competent to issue the decisions; in cases where the competent authorities still decide the implementation, it must be in writing and the executors must comply with but are not responsible for the consequences of the implementation, and shall report to the superior authorities at the same time. The authorities competent to issue the decisions shall be responsible before law for their decisions;

c) Committing the violation in an emergency circumstance, a force majeure event or an objective hindrance according to the Civil Code upon task performance with certification of competent agencies;

d) Committing the violation but did die.

Article 60. Application of the disciplinary form of reprimand

The disciplinary form of reprimand shall be applied to a manager of State enterprise, supervisor or representative of the State capital portion committing an act of law violation for the first time that causes less serious consequences in one of the following cases:

1. Violating regulations on labor discipline; internal working regulations of the unit.

2. Taking advantage of his/her position for self-seeking purposes.

3. Failing to comply with decisions of competent authorities; failing to implement assigned tasks without plausible reasons; sowing disunity in the unit.

4. Violating law regulations on: crime prevention; prevention of social evils; order and safety of society; anti-corruption; thrift practice and waste combat.

5. Violating law regulations protection of State secrets.

6. Violating law regulations on complaints and denunciation.

7. Violating provisions on democratic centralism regulation, regulations on propaganda, speech, regulations on internal political protection.

8. Violating law regulations on: Enterprises, investment, construction; land, resources and environment; finance, accounting, banking; management and use of public property in course of performance of duty.

9. Violating law regulations on: domestic violence prevention and control; population, marriage and family; gender equality; social security; other regulations of the law related to enterprises.

Article 61. Application of the disciplinary form of caution

The disciplinary form of caution shall be applied to a manager of State enterprise, supervisor or representative of the State capital portion who commits an act of law violation in one of the following cases:

1. Being disciplined with reprimand for the acts of violation prescribed in Article 60 of this Decree but still re-committing the act of violation.

2. Committing an act of law violation for the first time that causes serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree.

3. Committing an act of law violation for the first time that causes less serious consequences in one of the following cases:

a) Using fake or illegal diplomas, certificates or certifications to participate in a training or course;

b) Failing to accomplish tasks of management, operation according to the assignment of the competent authority.

Article 62. Application of the disciplinary forms of dismissal, removal from office

The disciplinary form of dismissal shall be applied to a manager of State enterprise, supervisor or representative of the State capital portion who commits an act of law violation in one of the following cases:

1. Committing an act of law violation for the first time that causes very serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree but is not subject to sack, the violator has the attitude of absorption and correction, proactive remediation of consequences with many
extenuating circumstances.

2. Committing an act of law violation for the first time that causes serious or very serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 61 of this Decree.

3. Using fake or unlawful diplomas, certificates or certifications to be appointed to the post or to be assigned as representative of the State capital portion.

Article 63. Application of the disciplinary form of sack

The disciplinary form of sack shall be applied to a manager of State enterprise, supervisor or representative of the State capital portion who commits an act of law violation in one of the following cases:

1. Committing an act of law violation for the first time that causes particularly serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree.

2. Committing an act of law violation for the first time that causes particularly serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 61 of this Decree.

3. Using fake or illegal diplomas, certificates or certifications to be recruited to an enterprise.

4. Being addicted to drug; in this case, the competent authority's notice is required.

Article 64. Order and procedures for disciplining

1. Disciplining for managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions shall be performed according to the following steps:

a) Organizing reviewing meetings;

b) Establishing the Disciplinary Councils;

c) Issuing decisions on disciplining.

2. For the disciplining in accordance with decision of the competent agency as prescribed at Point d, Clause 1, Article 59 of this Decree, or in case managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions commit acts of law violation and are imprisoned without suspended sentences or are convicted by a court for the act of corruption, not to implement according to Points a and b, Clause 1 of this Article.

Article 65. Organization of reviewing meetings

When detecting an act of violation of a manager of State enterprise, supervisor or representative of the State capital portion, the authority competent to discipline shall organize a reviewing meeting to consider the disciplining with the following contents:

1. Meeting composition:

a) If the reviewed person is the Chairperson of the Members’ Council, the company president or supervisor or representative of the State capital portion, the head of the owner-representing agency shall assume the prime responsibility for organizing the reviewing meeting and deciding on composition of the reviewing meeting, including representatives of the leadership, Party committee, Trade Union, the advisory agency of owner-representing agency, representatives of the Members’ Council, the Board of Directors of the enterprise where the reviewed person works;

a) If the reviewed person is enterprise manager, the Chairperson of the Members’ Council or the company president where he/she works shall assume the prime responsibility for organizing the reviewing meeting and deciding on composition of the reviewing meeting, including representatives of owner-representing agency, the leadership, Party committee, Trade Union of the enterprise where the reviewed person works;

c) The competent authority may invite additional representatives of relevant agencies, organizations, individuals to participate the meeting. Invited persons shall speak up but shall not attend the ballot of disciplining consideration.

2. The organization of meetings shall be implemented as follows:

a) The chairperson of the meeting declares the reasons and assigns the secretary, notifies or authorizes the advisory agency to notify the following contents: summary of the working process; acts of violation; disciplinary forms issued (if any); time of occurrence of, and time of detecting the acts of violation; aggravating or extenuating circumstances; statute of limitations and time limits for disciplining according to the law regulations;

b) The reviewed person presents self-criticism statement, in which clearly stating the acts of law violation and recommending the disciplinary forms for themselves.

In cases the violator is present but does not make the self-criticism statement, the meeting shall be conducted. If the violator is absent after the notification on convening of the meeting is sent for 02 times, the review meeting shall be conducted with his/her absence;

c) Participants of the meeting speak up and express their opinions about contents prescribed at Point a of this Clause;

d) The chairperson of the meeting gives the conclusion.

Contents of the meeting must be made in minutes.

3. Within 05 working days from the end of the reviewing meeting, the host of the meeting shall be responsible for sending the meeting report and minutes to the authority competent at disciplining. The report must clearly state the following contents:

a) The acts of violation, the nature and consequences of the acts of violation;

b) Aggravating or extenuating circumstances (if any);

c) Responsibilities of the person committing the acts of violation and the corresponding level of disciplining;

d) Statute of limitations and time limits for disciplining according to law regulations;

dd) Proposal on disciplining, disciplinary forms (if any).

Article 66. Establishment of the Disciplinary Councils

1. Within 05 working days from the date of receiving report and minutes of the reviewing meeting, if the disciplining is required, the authority competent to discipline shall decide to establish the Disciplinary Council to advice on the application of disciplinary forms against for the violator, except for the case specified in Article 67 of this Decree.

2. Each Disciplinary Council shall have 05 members, including:

a) A Chairperson of the Disciplinary Council who is the Chairperson of the Members’ Council, the company president or representative of leadership of the owner-representing agency;

b) A Council member is the representative of the Party committee at the superior level of the owner’s the Party committee (if the superior-level Party committee is local one, the Council member shall be the representative of the local Party committee) or the representative of the Party committee at the same level of the owner-representing agency;

c) A Council member who is the representative of the professional departments of the enterprise related to the person being disciplined;

d) A Council member who is the representative of the Trade Union’s Executive Committee of the enterprise having the person being disciplined;

dd) The member cum Secretary of the Council who is in charge of the advisory agency of the enterprise having the person being disciplined or owner-representing agency;

3. Spouses, natural father, natural mother, adoptive father, adoptive mother, natural son/daughter, adopted son/daughter; siblings; brothers-in-law; sisters-in-law or persons involved in acts of law violation of the managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions who are considered for disciplining shall not be appointed to join the Discipline Councils.

4. In case of failure to arrange for members participating in the Disciplinary Council as prescribed in Clause 2 of this Article because such members are violators or persons involved in the acts of law violation or the disciplining decisions are being executed, the head of the owner-representing agency shall consider and decide on replacement of personnel or report it to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 67. Cases of not establishing Disciplinary Councils

1. Committing acts of law violation and being imprisoned without suspended sentences or being convicted by a court for the act of corruption or according to a decision of a competent authority as specified at Point d, Clause 1, Article 59 of this Decree.

2. There is a conclusion on acts of law violation issued by a competent agency or organization.

3. There is a decision on Party disciplining.

For the cases specified in this Article, conclusions on acts of violation can be used without investigating or re-verifying.

Article 68. The working principles of the Disciplinary Councils

1. A Disciplinary Council shall meet when there is the participation of at least 03 members, including the Chairperson and Secretaries of the Disciplinary Council.

2. The Disciplinary Council shall propose to apply disciplinary forms in the form of ballot with results approved by the majority of participating members.

3. The meeting of the Disciplinary Council shall be recorded in writing with the opinions of the participating members and the results of the ballots for proposal of disciplinary forms.

4. The Disciplinary Council shall dissolve themselves after completing their missions.

Article 69. Meeting of the Disciplinary Councils

1. Preparation:

a) Within 07 working days before the meeting of a Disciplinary Council, the summons shall be sent to the person who commits acts of law violation.  The violator who is absent shall have plausible reasons.  In case the person committing acts of violation is absent despite of being summoned 02 times without plausible reasons, and continues to be absent for the third time after being summoned, the Disciplinary Council shall still consider and propose the disciplinary forms with his/her absence;

b) The Chairperson of the Disciplinary Council may invite additional representatives of relevant agencies, organizations, individuals to participate the meeting. Invited persons shall speak up but shall not attend the ballot of disciplinary forms;

c) The Council member cum Secretary of the Council shall prepare documents, dossiers related to the disciplining, record the minutes of the meeting of the Disciplinary Council;

d) A disciplinary dossier submitted to the Disciplinary Council shall include: Self-criticism statement, curriculum vitae, minutes of reviewing meeting of the enterprise where the violator is working and other relevant documents.

2. Order of the meeting:

a) The Chairperson of the Disciplinary Council declares the reasons and introduce participants;

b) The Council member cum Secretary of the Disciplinary Council shall present: curriculum vitae; acts of violation, time of occurrence of, and time of detecting the acts of violation; statute of limitations and time limits for disciplining; the disciplinary forms issued; aggravating or extenuating circumstances and other relevant documents;

c) The violator states the self-criticism. If the violator is absent, the Council member cum Secretary of the Disciplinary Council shall read it;

d) The Council member cum Secretary of the Disciplinary Council read out loud minutes of the reviewing meeting;

dd) The members of the Disciplinary Council and participants of the meeting express their opinions;

e) The violator expresses his/her opinions (if any);

g) The Disciplinary Council ballots for the disciplining or not; if the majority of votes propose the disciplining, it shall ballot for application of disciplinary forms; the voting is conducted in the form of ballot according to the method of accumulation of votes;

h) The Chairperson of the Disciplinary Council announces the results of the ballot and approves the meeting minutes;

i) The Chairperson and the Council member cum Secretary of the Discipline Council sign the meeting minutes.

3. In case the Discipline Council meets to consider the disciplining for many violators being managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions in the same enterprise, the Discipline Council shall conduct the meeting to consider the disciplining for each violator.

Article 70. Decision on disciplining

1. Order to issuance of a disciplining decision:

a) Within 05 working days from the closing date of a meeting, the Disciplinary Council shall propose in writing the disciplining (enclosed with the minutes and disciplinary dossier) and send it to the authority competent to discipline;

b) Within 15 working days after receiving the written proposal of the Disciplinary Council in case of establishing Disciplinary Councils or the minutes of reviewing meeting as specified in Clause 3, Article 65 of this Decree in case of not establishing Disciplinary Councils, the competent authority in charge of discipline shall issue a disciplining decision or conclude that managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions are not disciplined;

c) In case the law violations of managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions have complicated circumstances, the competent authority shall decide to extend the time limit for disciplining according to Clause 3, Article 57 of this Decree and take responsibility for its decision;

d) In case managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions commit acts of law violation and are imprisoned without suspended sentences or are convicted by a court for the act of corruption, within 15 working days from the date of receiving the effective judgment or ruling of the court, the competent authority shall issue the decision on sack for those cases.

2. The disciplining decisions shall specify the effective date of such decision.

3. After 12 months from the effective date of the disciplining decisions, if the managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions do not continue to commit acts of law violation which require disciplinary forms, the disciplining decisions shall cease to be effective without any document on their termination.

In case the managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions continue committing acts of law violation in the course of implementing the disciplining decision, the current disciplining decision shall cease to be effective from the time the disciplining decision for the new acts of law violations takes effect.

4. Managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions that are disciplined with the forms of reprimand and caution shall not be planned, rotated, appointed to higher posts, assigned to the representatives of the State capital portions within 12 months from the effective date of the disciplining decision. If they are disciplined with the forms of dismissal or removal from office, they shall not be planned, rotated, appointed to higher posts, assigned to the representatives of the State capital portions within 24 months from the effective date of the disciplining decision.

Article 71. Complaints

Disciplined managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions have the right to complain about the disciplining decision according to the law on complaints.

Article 72. Disciplinary dossiers

1. A disciplinary dossier for managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions shall comprise: a written report of the Disciplinary Council sent to the competent authorities for consideration of disciplining; self-criticism statement; minutes of reviewing meetings; denunciations, inspection conclusions and other relevant documents; meeting minutes of the Disciplinary Council and the disciplining decision.

2. The disciplinary dossiers shall be kept with the personal dossiers. Disciplinary forms shall be recorded in the profiles of the managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions.

Article 73. Responsibilities of compensation, reimbursement of managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions

Managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions commit acts of violation that cause damage to the economy, the property of the State, their enterprises are responsible for compensation, reimbursement according to the law regulations.

 

Chapter IX

PROCEDURES FOR RETIREMENT FOR MANAGERS OF STATE ENTERPRISES, SUPERVISORS, REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL PORTIONS

 

Article 74. Determination of the time of retirement

1. The time of retirement shall be the first day of the month following the month that the manager of a State enterprise, the supervisor or the representative of a State capital portion reaches the prescribed retirement age.

If the file of the manager of the State enterprise, the supervisor or the representative of the State capital portion does not clearly state the birth day and month in the year, the retirement time will be January 01 of the year following the year the manager of the State enterprise, the supervisor or the representative of the State capital portion reach the prescribed full retirement age.

2. The time of retirement will be postponed in one of the following cases:

a) For not more than 01 month, in any of these cases: The retirement time coincides with Tet holiday (Lunar New Year); spouses, parents (natural and in-law) or children of the manager of the State enterprise, the supervisor or the representative of the State capital portion die or are declared missing by courts; he/she and his/her family suffer damage caused by natural disasters, enemy sabotage or fires;

b) For not more than 03 months, in one of these cases: suffering from serious illness or accidents as certified in writing by hospitals;

c) For not more than 06 months, for cases of receiving treatment of diseases in the list of diseases requiring prolonged treatment as promulgated by the Ministry of Health, with written certifications of hospitals.

3. If the manager of the State enterprise, the supervisor or the representative of the State capital portion falls into more than one case of retirement time postponement prescribed in Clause 2 of this Article, only the longest retirement time postponement will be applied.

4. The competent authority shall decide on the postponement of retirement time according to Clause 2 of this Article, unless the manager of the State enterprise, the supervisor or the representative of the State capital portion does not wish to postpone his/her retirement time.

Article 75. Notification and decision on retirement

1. Six months before the retirement time prescribed in Clause 1, Article 74 of this Decree, the competent authorities shall issue the written notification of retirement. The notification of retirement time for managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions shall be defined as follows:

a) The owner-representing agencies shall issue the written notification of retirement for Chairpersons of Members’ Councils, company presidents, supervisors, representatives of the State capital portions;

b) Chairpersons of Members’ Councils, company presidents shall issue the written notification of retirement for members of Members’ Councils, Directors General, Directors, Deputy Directors General, Deputy Directors, Chief Accountants.

2. Three months before the retirement time of managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions according to regulations, the owner-representing agencies or enterprises shall issue decisions on retirement according to their competence or report to the competent authorities for promulgating retirement decisions.

 

Chapter X

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 76. Effect

1. This Decree takes effect on the signing date.

2. This Decree replaces the Government's Decree No. 97/2015/ND-CP dated October 19, 2015 on management of persons holding the titles and positions in single-member limited liability companies in which the State holds 100% of charter capital and the Government's Decree No. 106/2015/ND-CP dated October 23, 2015 on management of representatives of State capital portions holding management titles at enterprises in which the State holds more than 50% of charter capital.

3. For the acts of violations of managers of State enterprises, supervisors, representatives of the State capital portions that are considered and handled before the effective date of this Decree, to continue applying the recent law regulations for handling; for the acts of violations have been committed before the effective date of this Decree but the consideration and handling of them are conducted after such date, to apply this Decree.

Article 77. Organization of implementation

1. Based on this Decree, the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security shall define the management of persons holding posts or titles and representatives of state capital portions in state enterprises under the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security according to working regulations for officers in the people’s army, the people’s public security and law regulations.

2.  The owner-representing agencies shall direct the Members’ Councils, presidents of companies in which the State holds 100% of charter capital, based on this Decree, to define regulations on management of persons holding posts or titles and representatives of state capital portions in member enterprises.

3. The State Capital and Investment Corporation shall, based on this Decree, define regulations on management of persons holding posts or titles and representatives of state capital portions in enterprises in which the Corporation is the owner-representing agency.

4. Recruitment, appointment via examination for titles of management and operation in enterprises or hire the titles of Director general, Director, Deputy Directors General, Deputy directors, Chief Accountants shall comply with the scheme approved the competent authorities before the implementation.

5. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central affiliated cities and other related agencies, organizations, individuals shall take responsibilities for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Xuan Phuc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 159/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 159/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư 114/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất