Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh

thuộc tính Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN

Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Phùng Khắc Kế; Huỳnh Thị Nhân; Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:18/02/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Thủ tục trích tiền nộp bảo hiểm xã hội - Ngày 18/02/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động (NSDLĐ) để nộp số tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Theo đó, hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt mà NSDLĐ không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền BHXH phải đóng thì Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với cơ quan thẩm quyền liên quan áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tài khoản truy nộp vào quỹ BHXH. Tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất bằng văn bản nói trên, người có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh và ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH có quyền yêu cầu ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản cung cấp các thông tin về tài khoản, số dư trên tài khoản, đồng thời có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản. Sau 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định buộc trích tiền, nếu chủ tài khoản không tự nguyện đến trích tiền chuyển trả quỹ BHXH thì ngân hàng có trách nhiệm chuyển tiền từ tài khoản của NSDLĐ vào tài khoản quỹ BHXH theo yêu cầu, trước khi thực hiện các lệnh chuyển tiền khác của chủ tài khoản. Trong trường hợp tài khoản của NSDLĐ không còn số dư hoặc còn số dư nhưng không đủ để thi hành quyết định thì ngân hàng sau khi chuyển số tiền hiện có vào tài khoản của quỹ BHXH phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định biết để xem xét áp dụng các biện pháp khác đảm bảo truy thu đủ số tiền nợ này. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH -

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN

NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 2008

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC BUỘC TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỂ NỘP TIỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI CHƯA ĐÓNG, CHẬM ĐÓNG VÀ TIỀN LÃI PHÁT SINH

                                                   

 

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2007/NĐ-CP), liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng đó vào quỹ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội) như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

1. Người sử dụng lao động gồm các đối tượng được quy định tại Điều 3 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tự nguyện chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 135/2007/NĐ-CP trong thời hạn quy định theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội, có tài khoản tiền gửi mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam.

2. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng, Kho bạc nhà nước, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán (sau đây gọi tắt là ngân hàng) nơi người sử dụng lao động mở tài khoản tiền gửi thanh toán (sau đây gọi tắt là tài khoản).

3. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp gồm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các cấp.

 

II. THỦ TỤC BUỘC TRÍCH TIỀN TRUY NỘP VÀO

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

 

1. Đề xuất áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng đó theo yêu cầu cụ thể tại quyết định vào quỹ bảo hiểm xã hội thì Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với người có thẩm quyền có liên quan áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời gian tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất bằng văn bản của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh và ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản cung cấp các thông tin về tài khoản, số dư trên tài khoản của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định về ngân hàng nơi mở tài khoản, số tài khoản của mình tại ngân hàng khi có yêu cầu.

Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người sử dụng lao động khi được cung cấp.

b) Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội phải nêu rõ ngày tháng năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; tên và những thông tin cơ bản về người sử dụng lao động; lý do buộc trích tiền từ tài khoản; số tiền cần phải trích; họ tên chủ tài khoản và số tài khoản của người sử dụng lao động; tên, địa chỉ của ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản; số tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội; tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản; phương thức chuyển tiền; trách nhiệm thực hiện; thời hạn thi hành tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định và phải được người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội ký tên và đóng dấu.

Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu quyết định có hơn 1 trang thì phải đóng dấu giáp lai giữa các trang.

c) Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có giá trị sử dụng thay cho lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản để trích tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

d) Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được gửi cho ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 5 ngày trước khi tiến hành trích tiền từ tài khoản.

3. Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

a) Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định buộc trích tiền, nếu chủ tài khoản không tự nguyện đến trích tiền chuyển trả quỹ bảo hiểm xã hội thì ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội theo yêu cầu tại quyết định trước khi thực hiện các lệnh chuyển tiền khác của chủ tài khoản. Mọi chi phí liên quan đến việc chuyển tiền do chủ tài khoản của người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động có số dư đủ khả năng thanh toán toàn bộ số tiền theo yêu cầu tại quyết định nhưng ngân hàng cố tình trì hoãn thực hiện hoặc không thực hiện việc trích tiền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

b) Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động không còn số dư hoặc còn số dư nhưng không đủ để thi hành quyết định thì ngân hàng sau khi chuyển số tiền hiện có vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định biết để xem xét áp dụng các biện pháp khác đảm bảo truy thu đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Thông báo kết quả thực hiện quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

a) Ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội về kết quả chuyển tiền theo yêu cầu tại quyết định, đồng thời thông báo cho người sử dụng lao động biết.

b) Ngân hàng nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản có trách nhiệm kịp thời thông báo kết quả nhận tiền cho Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kịp thời báo cáo kết quả thực hiện cho người ra quyết định.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan và người sử dụng lao động trên địa bàn triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện, giám sát kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn.  

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về liên Bộ để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. THỐNG ĐỐC

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

PHÓ THỐNG ĐỐC

Phùng Khắc Kế

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH &XH

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Huỳnh Thị Nhân

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOUR-WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF FINANCE
THE STATE BANK OF VIETNAM
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 03/2008/TTLT-BLDTBXH-BTC-NHNN
Hanoi, February 18, 2008
 
INTERMINISTERIAL CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCE ON THE PROCEDURES OF COMPULSORY DEDUCTION OF MONEY FROM DEPOSIT ACCOUNT OF EMPLOYERS TO MAKE PAYMENT OF UNPAID, DEFERRED SOCIAL INSURANCE PREMIUM AND ARISEN INTERESTS
Pursuant to the provisions in Paragraph 3 Article 138 of the Law on Social Insurance and Decree No. 135/2007/ND-CP dated 16 August 2007 of the Government providing for the punishment of administrative violations in social insurance area (hereinafter referred to as the Decree No. 135/2007/ND-CP), inter-Ministries: Ministry of Labour- War Invalids and Social Affairs, Ministry of Finance and State Bank of Vietnam provide guidance on the procedures of compulsory deduction of money from deposit account of employers to make payment of unpaid, deferred social insurance premium and interests arisen on the unpaid, deferred amount thereof to the social insurance fund (hereinafter referred to as measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund) as follows:
I. SUBJECTS OF APPLICATION
1. Employers including the subjects as provided for in Article 3 of the Decree No. 152/2006/ND-CP dated 22 December 2006 of the Government, providing guidance on several articles of the Law on social insurance concerning the compulsory insurance, who fail to voluntarily comply with measures of overcoming the consequences stipulated in point a, b, paragraph 3, Article 7 of the Decree No. 135/2007/ND-CP within the stipulated period according to the decision on punishment of administrative violations in social insurance payment, have deposit account maintained at payment service suppliers in Vietnam.
2. Payment service suppliers including State Bank of Vietnam, banks, State Treasury, other organizations authorized to provide the payment service (hereinafter referred to as bank) where the employers open their payment deposit account (hereinafter referred to as account).
3. Persons who are competent to make decision on the application of measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund, including Chairman of People’s Committee of districts, towns, cities subject to the provincial management; Chairman of People’s Committee of provinces, cities under the central Government’s management; Chief Inspector of Department of Labour, Ward Invalids and Social Affairs; Chief Inspector of Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs.
4. Head of social insurance agencies of all levels, including General Director of Social Insurance of Vietnam, Director of Social Insurance agencies of all levels.
II. PROCEDURES OF COMPULSORY DEDUCTION OF MONEY FOR PAYMENT TO SOCIAL INSURANCE FUND
1. Proposal for applying of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund.
Inspectorate of Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with related agencies, organizations to follow up the implementation of the decision on  punishment of administrative violations in social insurance payment in the area of provinces, cities under the central Government’s management. After 30 days since the issuance of the decision on punishment of administrative violations, if the employers fail to voluntarily pay or have paid to the social insurance fund, but the amount of unpaid, deferred social insurance premium and interests arisen on the unpaid, deferred amount thereof has not yet been sufficient in accordance with specific requirements at the decision, the Inspectorate of Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall be responsible to propose the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund to related competent persons.
2. To make decision on the application of measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund
a. Within maximum period of 3 working days since the receipt of written proposal of Inspectorate of Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, competent persons shall be responsible for verification and making decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund.
Person who makes decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund shall have the right to request the bank where the employers open their account to supply information of account, account balance of the employers.
Employers shall be responsible to give a notice to the person who is competent to make decision about the bank where they open account, their account number upon request.
Persons who are competent to make decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund shall be responsible for keep secret of information about account of employers if being supplied.
b. Decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund must clearly state the date of issue of the decision, grounds to issue the decision; full name, position, work place of decision maker; name and basic information of the employer; the reason for compulsory deduction of money from the account; amount required to deduct; full name of account holder and account number of the employer; name, address of the bank where the employer opens his account; account number of the social insurance fund; name, address of the payment service supplier where the social insurance fund opens its account; mode of money remittance; responsibility of implementation; the maximum period of implementation shall not be in excess of 30 working days since the date of signing the decision and it must be signed and sealed by the person who is competent to make decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund.
The decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund shall be prepared according to the form issued in conjunction with this Circular. If the decision has more than 1 page, seal should be stamped between pages.
c. The decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund shall be valid and replace the money transfer order of the account holder to deduct money from employer’s account for payment to the social insurance fund.
d. The decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund shall be sent to the bank where the employer maintains his account, the employer, payment service supplier where the social insurance fund maintains its account and Director of Social Insurance agencies in provinces, cities under the central Government’s management within 5 days prior to deduction of money from the account.
3. To implement the decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund:
a. After 5 working days since the receipt of the decision on the compulsory deduction of money, if the account holder fails to voluntarily deduct money for making payment to the social insurance fund, then the bank where the employer opens his account shall be responsible for making money transfer from his account to the account of the social insurance fund upon request at the decision prior to implementing other money transfer orders of the account holder. Any expense related to the money transfer shall be paid by the account holder of the employer in accordance with applicable provisions of payment service suppliers.
In case where the balance of employer’s account is enough to make payment of the entire amount upon request at the decision, but the bank deliberately delays or fails to carry out the deduction of money, the bank shall be subject to the administrative punishment in accordance with the provisions in Article 35 of the Decree No. 202/2004/ND-CP dated 10 December 2004 of the Government on administrative punishment for violation acts in monetary and banking area.
b. In case where the employer’s account has no more balance or its balance is not enough to implement the decision, then, after transferring the available amount to the account of the social insurance fund, the bank must give a written notice to the decision maker for his knowledge and consideration of applying other measures to ensure the full collection of the unpaid, deferred amount and the arisen interests for the social insurance fund in accordance with the provisions in the Decree No. 37/2005/ND-CP dated 18 March 2005 of the Government providing for the procedures of applying of coercive measures for the implementation of the decision on punishment of administrative violations.
4. To give notice of implementation result of the decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund:
a. The bank where the employer maintains his account shall be responsible for timely giving a notice to the person who makes decision on the application of the measure of compulsory deduction of money for payment to the social insurance fund about the result of money transfer upon the request at the decision, at the same time giving a notice to the employer for his knowledge.
b. The bank where the social insurance fund opens its account shall be responsible for timely giving a notice of the result of money receipt to the Director of Social Insurance Agency in province, city under the central Government’s management
c. Social Insurance Agency in provinces, cities under the central Government’s management shall be responsible for making timely report on implementation result to the decision maker.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 03/2008/TTLT-BLDTBXH-BTC-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường