Thông tư 10/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thành phố, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

thuộc tính Thông tư 10/LĐTBXH-TT

Thông tư 10/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thành phố, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/LĐTBXH-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:25/03/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 10/LĐTBXH-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 10/LĐTBXH-TT NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI CƠ SỞ, HOÀ GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG CỦA CƠ QUAN LAO ĐỘNG QUẬN, HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ Xà, THỊ TRẤN THUỘC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

Căn cứ Chương XIV của Bộ Luật lao động, ngày 23 tháng 6 năm 1994, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức, hoạt động và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng hoà giải cơ sở, hoà giải viên lao động quận, huyện, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ÁP DỤNG

 

1. Đối tượng áp dụng.

Những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả những doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phụ thuộc của các Liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty Nhà nước phải thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

 

2. Những đơn vị sau đây không phải thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở:

- Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động thuộc các thành phần kinh tế;

- Các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, các hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế; các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, nước ngoài; tổ chức kinh tế quốc tế, nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, nước ngoài khác có sử dụng lao động là người Việt Nam.

Khi tranh chấp lao động xảy ra ở các đơn vị nói trên thì hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết.

 

II. TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI CƠ SỞ

 

1. Thành phần của Hội đồng hoà giải gồm số đại diện ngang nhau của bên người sử dụng lao động và người lao động:

- Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người giữ chức vụ quản lý khác của doanh nghiệp do người sử dụng lao động cử làm đại diện.

- Đại diện của người lao động do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn lâm thời cử.

- Số lượng thành viên của Hội đồng hoà giải cơ sở ít nhất phải có 4 người trong đó có Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải cơ sở là 2 năm, đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải 6 tháng 1 lần kể từ ngày thành lập. Hội đồng hoà giải làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí.

 

2. Thủ tục thành lập.

- Người sử dụng lao động hoặc Chủ tịch Công đoàn cơ sở, chủ động đề xuất về việc thành lập Hội đồng hoà giải và số lượng thành viên tuỳ theo số lượng người lao động, tình hình tổ chức và quy mô sản xuất của doanh nghiệp, để người sử dụng lao động ra quyết định thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở. Trong Quyết định ghi rõ họ tên của từng thành viên, Chủ tịch và thư ký của Hội đồng hoà giải.

Quyết định phải được gửi ngay về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và các thành viên của Hội đồng hoà giải.

- Trong nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải các bên có quyền thay đổi hoặc bổ sung thành viên là đại diện của mình. Việc thay đổi hoặc bổ sung thành viên do hai bên thoả thuận và phải có quyết định của người sử dụng lao động, quyết định này cũng phải gửi ngay về những nơi như quyết định thành lập Hội đồng hoà giải nói trên.

 

III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
HOÀ GIẢI CƠ SỞ

 

1. Hội đồng hoà giải có nhiệm vụ: giải quyết tất cả các vụ tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân (kể cả tranh chấp về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại khi đương sự yêu cầu) xảy ra tại doanh nghiệp.

 

2. Hội đồng hoà giải có quyền:

- Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng;

- Thu thập tài liệu chứng cứ, yêu cầu đương sự cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vụ việc phải hoà giải;

- Yêu cầu đương sự tới phiên họp hoà giải của Hội đồng;

- Đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng.

 

3. Chủ tịch Hội đồng hoà giải có nhiệm vụ: điều hành mọi hoạt động của Hội đồng hoà giải, chủ toạ các phiên họp hoà giải, báo cáo tình hình hoà giải lao động của Hội đồng về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm.

 

4. Thư ký Hội đồng hoà giải có nhiệm vụ: giúp Chủ tịch Hội đồng trong mọi hoạt động của Hội đồng hoà giải cơ sở theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng hoà giải.

 

5. Người sử dụng lao động bảo đảm các điều kiện cần thiết cho Hội đồng hoà giải hoạt động như: bố trí phòng hoà giải khi có vụ việc, cung cấp các phương tiện làm việc.

 

6. Các thành viên của Hội đồng hoà giải là đại diện của người lao động trong thời gian tiến hành hoà giải các vụ tranh chấp lao động, tham gia các hoạt động liên quan tới nhiệm vụ của mình trong Hội đồng hoà giải, được tính là thời gian làm việc, được hưởng nguyên lương và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.

 

IV. THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

 

1. Thụ lý vụ việc.

Khi thành viên của Hội đồng hoà giải cơ sở nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì phải gửi ngay cho Chủ tịch Hội đồng; Thư ký phải vào sổ, ghi rõ ngày tháng nhận đơn. Chủ tịch Hội đồng hoà giải có trách nhiệm thông báo cho các thành viên, phân công người tìm hiểu vụ việc. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý Hội đồng hoà giải phải tổ chức hoà giải tranh chấp lao động.

- Sau khi tìm hiểu vụ việc, Chủ tịch Hội đồng hoà giải tổ chức cuộc họp của Hội đồng để đưa ra phương án hoà giải, định ngày hoà giải và thông báo triệu tập các bên tranh chấp và những người làm chứng (khi cần). Phương án hoà giải phải được các thành viên nhất trí; phương án hoà giải có thể:

a. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, nếu yêu cầu của nguyên đơn đúng;

b. Hoà giải để nguyên đơn huỷ bỏ yêu cầu nếu yêu cầu của nguyên đơn sai;

c. Đưa ra phương án có tính chất trung gian để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng.

 

2. Tổ chức hoà giải tranh chấp lao động.

a. Tại phiên họp hoà giải, Hội đồng phải kiểm tra sự có mặt của các bên tranh chấp, những người được mời. Trường hợp các bên tranh chấp không có mặt mà uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Nếu các bên vắng mặt mà không cử người đại diện, hoặc cử mà không có giấy uỷ quyền thì hướng dẫn cho các bên làm đúng thủ tục hoặc hoãn phiên họp hoà giải sang buổi khác. Hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý mà các bên không đến hoặc không cử đại diện tới dự phiên họp của Hội đồng hoà giải theo giấy triệu tập thì Hội đồng hoà giải lập biên bản hoà giải không thành.

b. Khi các bên có mặt đầy đủ tại phiên họp thì Hội đồng tiến hành hoà giải theo trình tự sau:

+ Tuyên bố lý do của phiên họp hoà giải tranh chấp lao động;

+ Đọc đơn của nguyên đơn;

+ Bên nguyên đơn trình bày;

+ Bên bị đơn trình bày;

+ Hội đồng hoà giải chất vấn các bên, nêu các chứng cứ và yêu cầu nhân chứng phát biểu (nếu có);

+ Người bào chữa của đương sự phát biểu (nếu có);

c. Hội đồng hoà giải căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên, phân tích đánh giá vụ việc, nêu những điểm đúng sai của các bên để các bên tự hoà giải với nhau hoặc đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét, thương lượng và chấp thuận.

+ Trường hợp các bên tự hoà giải được hoặc chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lập biên bản hoà giải thành. Biên bản hoà giải phải lập thành 3 bản có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải, của các bên tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

+ Trường hợp các bên không tự hoà giải được hoặc không chấp thuận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lập biên bản hoà giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của các bên; biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải, các bên tranh chấp và được sao gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hoà giải không thành và đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án (nếu tranh chấp lao động cá nhân) hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài cấp tỉnh giải quyết (nếu tranh chấp lao động tập thể).

+ Hội đồng hoà giải có trách nhiệm chuyển hồ sơ lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan đó, bao gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của đương sự, biên bản hoà giải không thành, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.

d. Tiếng nói và chữ viết trong quá trình hoà giải tranh chấp lao động là tiếng Việt. Nếu người tham gia hoà giải tranh chấp lao động không sử dụng được tiếng Việt thì người sử dụng lao động phải cử phiên dịch tham gia trong quá trình hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động.

 

V. HOÀ GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

 

1. Các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có nhiệm vụ:

a. Cử những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ và có uy tín để đảm nhiệm công việc hoà giải viên lao động cấp huyện, phù hợp với tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

b. Đảm bảo những phương tiện làm việc và địa điểm để hoà giải viên tiến hành hoà giải tranh chấp lao động; trong trường hợp tiến hành hoà giải tại doanh nghiệp thì người sử dụng lao động phải bố trí địa điểm và phương tiện làm việc cho hoà giải viên.

c. Nắm vững việc tổ chức và hoạt động của các Hội đồng hoà giải cơ sở, tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, quận, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, kịp thời kiến nghị những vướng mắc khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hoà giải viên lao động.

Hoà giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở những doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và phí dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề và ở các doanh nghiệp mà người học nghề không làm việc cho doanh nghiệp đó sau khi học.

Thời gian tham gia các cuộc họp hoà giải tranh chấp lao động, mỗi ngày hoà giải viên được bồi dưỡng 15.000đ (mười lăm nghìn đồng) lấy từ kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và được tổng hợp vào dự toán kinh phí hàng năm của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (vận dụng Quyết định số 154/TTg, ngày 12 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ bồi dưỡng phiên toà).

 

3. Thủ tục hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động.

Hoà giải viên tiến hành hoà giải tranh chấp lao động theo thủ tục quy định tại Mục IV của Thông tư này. Trước khi đưa ra phương án hoà giải, hoà giải viên có thể tham khảo ý kiến của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:

a. Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh hướng dẫn việc tổ chức, đào tạo, thành lập và hoạt động của Hội đồng hoà giải cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan lao động huyện để giải quyết những tranh chấp lao động theo đúng những quy định của Bộ luật lao động và Thông tư này.

b. Nắm vững tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động; định kỳ 1 năm 2 lần vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm và đột xuất báo cáo tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

2. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở; riêng những doanh nghiệp thành lập sau ngày ban hành Thông tư này thì chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày đi vào hoạt động phải thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở; các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phải cử cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác hoà giải viên.

 

3. Thông tư này phải được phổ biến đến mọi doanh nghiệp và mọi người lao động biết để thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 4 năm 1997.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No: 10/LDTBXH-TT
Hanoi, March 25, 1997
 
CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCE ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE GRASSROOTS RECONCILIATION COUNCIL AND THE LABOR RECONCILIATORS OF THE LABOR OFFICES OF DISTRICTS, CITIES, TOWNS AND TOWNSHIPS OF THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT
Proceeding from Chapter XIV of the Labor Code of June 23, 1994, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs now provides the following guidance on the organization, operation and procedure for handling labor disputes of the Grassroots Reconciliation Council and the Labor Reconciliators of districts, cities, towns and townships of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the district level):
I. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION:
1. Subjects of application:
The enterprises irrespective of their economic sectors, including the enterprises which are independent or dependent accounting members of Union of Enterprises or State Corporations, which employ 10 or more laborers, shall set up Grassroots Labor Reconciliation Councils.
2. The following units shall not have to set up Grassroots Labor Reconciliation Councils:
- The enterprises irrespective of their economic sectors which employ less than 10 laborers;
- The State public service agencies, peoples organizations and social and political organizations, and cooperatives which employ laborers on labor contract;
- The foreign agencies and organizations and international organizations; the representative offices of foreign and international organizations; the foreign and international economic and other organizations which employ Vietnamese laborers.
When labor disputes occur at the above-said units, Reconciliators of the district-level Labor Office are authorized to handle them.
II. ORGANIZATION OF THE GRASSROOTS RECONCILIATION COUNCIL:
1. The Reconciliation Council shall comprise an equal number of representatives of the employer and laborer parties:
- The employing party is the employer or other managing personnel of the enterprise who is designated as representative of the employer.
- The representative of the laborers designated by the Executive Committee of the Grassroots Trade Union or the provisional Trade Union,
- The membership of the Grassroots Reconciliation Council shall comprise at least four people, including a president and a secretary. The term of the Grassroots Reconciliation Council is two years with representatives of each party to alternate the positions of president and secretary every six months from the date of establishment. The Reconciliation Council operates on the principle of agreement and consensus.
2. The establishing procedure:
- The employer or the President of the Grassroots Trade Union shall take initiative to recommend the establishment of the Grassroots Reconciliation Council and the number of its membership on the basis of the number of laborers, organization and production scale of the enterprise, and on the basis of this recommendation, the employer shall decide the establishment of the Grassroots Reconciliation Council. The Decision shall clearly describe the names of each member, the president and the secretary of the Council.
The Decision shall be sent immediately to the district Bureau of Labor, War Invalids and Social Affairs, the provincial Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Confederation of Labor of the province or city directly under the Central Government, the Executive Committee of the Grassroots Trade Union and the members of the Reconciliation Council.
- During the term of the Reconciliation Council, the concerned parties have the right to change or add members who are their representatives. The change or addition of members shall be agreed upon by the two parties and decided by the employer. This decision shall also be sent immediately to the above-mentioned recipients as prescribed for the decision on the establishment of the Reconciliation Council.
III. THE TASKS AND POWERS OF THE GRASSROOTS RECONCILIATION COUNCIL:
1. The Reconciliation Council has the tasks: to settle all collective and individual labor disputes (including those on sacking, unilateral termination of labor contract and the damage compensation requested by involved persons) at the enterprise.
2. The Reconciliation Council has the powers:
- To study the dispute, meet with the parties to the dispute and the concerned people and witnesses;
- To gather evidences, request the involved parties and applicants to provide in full documents and papers related to the dispute that is to be settled;
- To request the presence of the involved parties and applicants at the reconciliation meeting of the Council;
- To recommend reconciliation solutions for the two concerned parties to consider and negotiate.
3. The President of the Reconciliation Council has the tasks: to conduct all the operations of the Reconciliation Council, to chair the reconciliation sessions and to report the situation of its labor reconciliation operation to the Bureau and Service of Labor, War Invalids and Social Affairs at the end of every June and December.
4. The Secretary of the Reconciliation Council has the tasks: to assist the President in all operations of the Reconciliation Council as assigned by the President and take the minutes of every meeting of the Council.
5. The employer shall providethe necessary conditions for the operation of the Reconciliation Council: providing room and work facilities for reconciliation sessions.
6. The members of the Reconciliation Councilwho are representatives of the laborers shall, during their attendance at reconciliation sessions to settle labor disputes and their participation in other activities related to their tasks at the Reconciliation Council, have the time they spend counted as work time and be entitled to full salary and other regimes and privileges as provided for by labor laws.
IV. THE PROCEDURE FOR RECONCILING LABOR DISPUTES
1. The processing of the dispute:
When a member of the Reconciliation Council receives a request for settlement of a dispute, he or she shall relay the request immediately to the President of the Council; the Secretary shall register the request and clearly note down the date of reception. The President of the Reconciliation Council has the responsibility to inform it to the Council members and assign people to study the alleged dispute. Within seven days after the reception, the Reconciliation Council shall hold the labor dispute reconciliation session.
- After studying the dispute, the President of the Reconciliation Council shall hold a meeting of the Council to work out a reconciliation solution to the dispute, set the date for the reconciliation session and notify the disputing parties and the witnesses (when necessary). The reconciliation solution must be agreed upon by the members. It can be:
a) To accept the request of the complaining party if its complaint proves to be right;
b) To convince the complaining party to drop the charge if it is proven wrong;
c) To recommend a neutral solution for both parties to consider and negotiate.
2. Holding the reconciliation session for a labor dispute:
a) At the reconciliation session, the Council shall check the presence of the disputing parties and the invitees. In case a disputing party fails to be present and mandates a representative, the written mandate shall be checked. If the disputing parties fail to be present and do not mandate their representatives, or their representatives do not have a written mandate, the Council shall guide the parties to follow the procedure strictly or postpone the session to another date. If the seven days time limit is over without the parties showing up at, or dispatching their representatives to, the session of the Reconciliation Council as convened, the Council shall file a minute to the effect that the reconciliation is a failure.
b) When the parties are present in full, the reconciliation session of the Council shall be conducted in the following procedure:
+ Declaring the reason for the reconciliation session for the labor dispute;
+ Reading the letter of request of the complainant;
+ The complainant explains the case;
+ The complained explains the case;
+ The Reconciliation Council questions the concerned parties, cites the evidences and requests witnesses (if any) to testify;
+ The defenders of the complained (if any) comments.
c) The Reconciliation Council shall base itself on labor laws and regulations, documents, evidences and comments from the concerned parties, to analyze the dispute, indicate the right and wrong points of the concerned parties so as to let them reconcile among themselves or recommend a solution to the dispute for the concerned parties to consider, negotiate upon and accept.
+ In case the disputing parties can reconcile among themselves or accept the solution recommended by the Reconciliation Council, the minutes on the successful reconciliation shall be made. The minutes shall be made into three copies, each bearing the signatures of the President and the Secretary of the Reconciliation Council and of the disputing parties, and sent to the disputing parties. The disputing parties have the obligation to comply with the agreements recorded in the minutes of the successful reconciliation.
+ In case the disputing parties cannot reconcile among themselves or cannot accept the reconciliation solution, the Reconciliation Council shall file the minutes of unsuccessful reconciliation which records the opinions of each party; the minutes shall bear the signatures of the President and the Secretary of the Reconciliation Council and the representatives of the disputing parties and shall be duplicated for the disputing parties within three days from the date of the unsuccessful reconciliation, and the concerned parties shall have the right to file a law suit (in case of a personal labor dispute) or request the provincial Arbitrary Council to handle the case (if it is a collective labor dispute).
+ The Reconciliation Council has the responsibility to transfer the dossier to the authorized agencies or organizations as requested by these agencies and organizations. The dossier is to be composed of: a letter of request for settlement of the dispute filed by the accusing party, the minutes of unsuccessful reconciliation, the documents and evidences related to the dispute.
d) The spoken and written language used in the process of the labor dispute reconciliation is Vietnamese. If a party to the reconciliation of a labor dispute is not able to use Vietnamese, the employer has to appoint a translator to take part in the reconciliation and settlement of the dispute.
V. THE LABOR RECONCILIATOR
1. The district Bureau of Labor, War Invalid and Social Affairs has the tasks:
a) To appoint personnel of appropriate competence, quality, knowledge and prestige who can carry out the work of a labor reconciliator at district level in keeping with the level of development of the enterprises located in the district.
b) To provide the work facilities and venues for the reconciliators to carry out their work in reconciling labor disputes; in case the reconciliation is to be carried out at the enterprise, the employer is to provide the venue and work facilities for the reconciliator.
c) To firmly grasp the organization and operation of the Grassroots Reconciliation Council, the situation of labor disputes and the reconciliation of labor disputes at enterprises in the district and file periodical and irregular reports on the situation of labor disputes and their reconciliation, and promptly recommend solutions to problems arising in the course of labor dispute settlement to the provincial Service of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.
2. The tasks and powers of the labor dispute reconciliator:
To reconcile personal and collective labor disputes at enterprises which employ less than 10 laborers, disputes between family helpers and their employers, disputes over the implementation of the contracts on vocational training and tuition fees at vocational training centers and enterprises where trainees shall not work for them after their training.
During the participation in meetings for labor dispute reconciliation, a reconciliator is entitled to an allowance of 15,000 (fifteen thousand) VND which is to be drawn from the State Budget and included in the annual budgetary plan of the Bureau of Labor, War Invalids and Social Affairs (in line with Decision No.154-TTg of March 12, 1996, of the Prime Minister on allowance regime for court trials).
3. The procedure for reconciliation and settlement of labor disputes:
The reconciliator who takes part in reconciling labor disputes must comply with the procedure provided for in Part IV of this Circular. Before putting forward a reconciliation solution, the reconciliator may consult the Chief of the district Bureau of Labor, War Invalids and Social Affairs.
VI. IMPLEMENTATION
1. The provincial Service of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for:
a) Coordinating with the provincial Confederation of Labor to provide guidance for the organization, training, establishment and operation of the Grassroots Reconciliation Council and the Reconciliators of the district labor agency to solve labor disputes in accordance with the provisions of the Labor Code and this Circular.
b) Firmly grasping the situation of labor disputes and their reconciliation; periodically twice every year at the end of June and December and on irregular occasions to report the situation of labor disputes and their reconciliation in the province to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Within a period of three months, starting from the effective date of this Circular, all enterprises shall set up their Grassroots Reconciliation Councils; as for the enterprises which are set up after the issuing date of this Circular, they shall within six months at the latest from the date of operation establish their Grassroots Reconciliation Councils; the district Bureau of Labor, War Invalids and Social Affairs shall appoint personnel to work full time or part time as reconciliators.
3. This Circular shall be circulated to all enterprises and laborers for implementation.
This Circular takes effect as from April 10, 1997.
If any problems arise in the course of its implementation, they should be reported promptly to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and solutions.
 

 
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Tran Dinh Hoan
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/LDTBXH-TT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất