Quyết định 146/QĐ-TTg 2022 Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

thuộc tính Quyết định 146/QĐ-TTg

Quyết định 146/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:146/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:28/01/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2025, 50% cơ sở giáo dục các cấp tổ chức hoạt động giáo dục STEM/STEAM

Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 146/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án đến 2025 như sau: 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác; Hoàn thiện mô hình “Giáo dục đại học số” và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học; 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số;..

Bên cạnh đó, Đề án đưa ra các nhiệm vụ cụ thể gồm: Xây dựng các chiến dịch truyền thông số trải rộng trên các phương tiện thông tin đại chính về chuyển đổi số; Tổ chức cuộc thi thiết kế bộ nhận diện, khẩu hiệu đẹp, hay, ý nghĩa, hiệu quả truyền thông cao; Xây dựng nền tảng học trực tuyến mở đại trà về kỹ năng số cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số;...

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định146/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_______

Số: 146/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2022

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

______

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.

2. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.

3. Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến 2025:

- Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Mọi người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

- 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

- 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp.

- Đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

- Hoàn thiện mô hình "Giáo dục đại học số" và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia thí điểm triển khai mô hình.

- Đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

b) Mục tiêu đến 2030:

- 90% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- Hoàn thiện và mở rộng triển khai mô hình "Giáo dục đại học số" tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trong toàn quốc.

- Đào tạo được 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

- 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

III. CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

a) Xây dựng các chiến dịch truyền thông số trải rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số; thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội; xây dựng Cổng thông tin điện tử chính thức về Chương trình chuyển đổi số quốc gia tích hợp trợ lý ảo tự động trả lời cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp các nội dung liên quan đến chuyển đổi số; sử dụng công nghệ trí tuệ (AI), hệ thống tương tác tự động (chatbot) để thực hiện tuyên truyền tự động.

b) Tổ chức cuộc thi thiết kế bộ nhận diện, khẩu hiệu đẹp, hay, ý nghĩa, hiệu quả truyền thông cao, dễ thể hiện, in ấn, trang trí, trưng bày tại nhiều nơi, trên nhiều phương tiện, chất liệu cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

c) Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

d) Sản xuất các chương trình, phim tài liệu, phóng sự, bài hát, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế về chuyển đổi số để đăng, phát trên các kênh, nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

đ) Tổ chức các chương trình trò chơi trên truyền hình, cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số trên các kênh truyền hình, khuyến khích sự tham gia của các nhân vật tiêu biểu, người nổi tiếng, người có ảnh hưởng với công chúng.

e) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các cuộc triển lãm, trưng bày lưu động về sản phẩm số, giải pháp số, các thành tựu về chuyển đổi số của Việt Nam; lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các cuộc triển lãm, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam ở nước ngoài; các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số, báo chí viết về chuyển đổi số và Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

g) Xây dựng các chương trình phát thanh tuyên truyền về chuyển đổi số phù hợp với chủ trương, định hướng chuyển đổi số của từng địa phương và đặc điểm của các vùng miền nhằm phục vụ tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở; thực hiện truyền thông về chuyển đổi số qua các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.

h) Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin (infographic), đồ họa chuyển động (motion graphics), các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số.

i) Sưu tầm, biên tập, biên dịch, biên soạn, xây dựng các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước về chuyển đổi số để tuyên truyền sử dụng chung cho các đối tượng và theo chủ đề, chuyên đề phù hợp. Chia sẻ rộng rãi để các cơ quan, đơn vị có thể khai thác, sử dụng chung.

k) Sản xuất các nội dung chuyên biệt về tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu của Việt Nam trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số như công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, thành phố, đô thị thông minh. Cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế thực hiện đánh giá, xếp hạng Việt Nam trong các chỉ số toàn cầu về Chính phủ số, Chính phủ điện tử (EGDI), công nghệ thông tin (IDI), an toàn thông tin (GCI), năng lực cạnh tranh (GCI) và đổi mới sáng tạo (GII).

l) Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số của các nước trong khu vực và quốc tế; tổng hợp các mô hình và giải pháp chuyển đổi số trong các lĩnh vực; phân tích xu hướng và tác động của chuyển đổi số đến các ngành nghề mới, chuyển dịch nghề nghiệp trong xã hội; giới thiệu để nhân rộng các mô hình, giải pháp chuyển đổi số.

m) Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

2. Nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số

a) Xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số. Các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào nội dung, học liệu trên Nền tảng để thực hiện giảng dạy, phổ cập kỹ năng số. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng kho học liệu số phù hợp với các tiêu chuẩn trên Nền tảng.

b) Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan từ trung ương đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan thông tấn, báo chí. Lồng ghép, đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp của mình.

c) Phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà, đào tạo theo hướng cá nhân hóa. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và công nhận chứng chỉ đào tạo trực tuyến.

d) Hợp tác với các tổ chức có uy tín về đào tạo kỹ năng số trong và ngoài nước để xây dựng các chương trình đào tạo về kỹ năng số.

đ) Xây dựng và thường xuyên cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số phù hợp với thông lệ quốc tế. Hàng năm thực hiện đánh giá và công bố.

3. Nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

a) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đến cấp xã, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

b) Lựa chọn tối thiểu 1.000 cán bộ từ các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng tổng hợp, phân tích dữ liệu số để hỗ trợ ra quyết định phù hợp theo chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực.

c) Hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở liên kết 1.000 chuyên gia chuyển đổi số với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ số để gắn kết sức mạnh tri thức, thúc đẩy chuyển đổi số.

d) Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục đại học số" tại một số trường đại học phù hợp. Xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.

đ) Tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM.

e) Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số,... Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội.

g) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành, nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực, ngành, nghề của mình. Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo đối với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Chuẩn hóa các chuyên ngành đào tạo gắn với nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

h) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông với lộ trình triển khai cụ thể. Trong đó, ưu tiên triển khai thí điểm ở các thành phố trực thuộc trung ương và một số địa phương trước khi nhân rộng quy mô toàn quốc.

i) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình “Học từ làm việc thực tế”, trong đó cơ quan nhà nước có vai trò dẫn dắt, liên kết các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tế và đặt hàng của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức triển khai các nền tảng số kết nối các cơ sở giáo dục, đào tạo với các doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy học từ làm việc thực tế; đào tạo và đào tạo lại kỹ năng số cho người lao động thích ứng với thị trường lao động, kết nối cung cầu thị trường lao động.

k) Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở; thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí phục vụ học tập, tra cứu thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức của các đối tượng yếu thế trong xã hội, tiết kiệm chi phí in ấn hàng năm.

l) Xây dựng và định kỳ hàng năm công bố báo cáo dự báo về nhu cầu thị trường nhân lực và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam để có giải pháp đào tạo phù hợp; cập nhật xu thế và giới thiệu về một số ngành, nghề mới yêu cầu các kỹ năng mới.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước.

b) Áp dụng hình thức khen thưởng đột xuất và kịp thời cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong chuyển đổi số, giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và lợi ích cho cộng đồng.

c) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút các giảng viên giỏi tham gia giảng dạy về chuyển đổi số, công nghệ số tại các cơ sở giáo dục; xây dựng chính sách ưu tiên để thu hút học sinh, sinh viên học chuyên sâu các chuyên ngành về chuyển đổi số, công nghệ số; xây dựng quỹ học bổng từ nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức, tập đoàn, hãng công nghệ để cấp cho sinh viên theo học chuyên sâu các ngành về chuyển đổi số, công nghệ số có thành tích học tập xuất sắc.

2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai

a) Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện chuyển đổi số và các nội dung của Đề án.

b) Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu công nghệ số, kỹ năng số, kinh tế số và xã hội số; khuyến khích các cơ sở giáo dục của Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số có uy tín trên thế giới.

c) Chọn lọc các chương trình tiên tiến của nước ngoài để hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế đào tạo kỹ sư, cử nhân chuyên sâu về chuyển đổi số, công nghệ số.

d) Khuyến khích, hỗ trợ các hình thức hợp tác giữa nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyển đổi số; xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên thực tập, làm việc thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu.

đ) Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm định, sát hạch và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục, đào tạo về chuyển đổi số, công nghệ số nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính

a) Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai Đề án, huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội và các nguồn kinh phí khác cho hoạt động nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

b) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi Đề án được giao cho các bộ, các cơ quan trung ương chủ trì và các hoạt động chỉ đạo, điều hành triển khai Đề án.

c) Địa phương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi Đề án được giao cho các địa phương chủ trì.

d) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bố trí kinh phí từ ngân sách của mình để đào tạo chuyển đổi số cho cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị mình.

đ) Ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các chương trình, dự án đào tạo thực hành ngắn hạn về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số cho cán bộ chuyên trách tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

e) Ưu tiên kinh phí từ các chương trình học bổng để đào tạo giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ chuyên trách về công nghệ số ở nước ngoài; ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực từ xã hội và các nguồn tài trợ quốc tế để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục trọng điểm về công nghệ số, kinh tế số và xã hội số.

g) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học ưu tiên bố trí ngân sách từ các nguồn thu hợp pháp theo quy định để triển khai đào tạo, nghiên cứu phát triển về chuyển đổi số, công nghệ số.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai Đề án.

b) Năm 2023 tổ chức sơ kết tình tình thực hiện Đề án, kịp thời đề xuất điều chỉnh các nội dung nhiệm vụ, giải pháp của Đề án trong trường hợp cần thiết. Tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án vào năm 2025.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành chuyển đổi số, công nghệ số và mở thêm các chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số, công nghệ số trong các chuyên ngành đào tạo hiện có.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và tổ chức triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục đại học số"; xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.

c) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao xếp hạng Chỉ số nguồn nhân lực theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc.

3. Bộ Nội vụ

Nghiên cứu, đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên chuyển đổi số, công nghệ số và mở thêm các ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số, công nghệ số trong các chuyên ngành đào tạo hiện có.

b) Truyền thông cho các tầng lớp lao động dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi chuyển đổi số trong xã hội để kịp thời cập nhật thông tin, kiến thức nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường mới.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình "Học từ làm việc thực tế".

d) Xây dựng và tổ chức triển khai các nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy học từ làm việc thực tế; đào tạo và đào tạo lại kỹ năng số cho người lao động, kết nối cung cầu thị trường lao động.

đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung phổ cập kỹ năng số quốc gia, Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số và Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

5. Bộ Tài chính

Căn cứ đề xuất và khả năng cân đối ngân sách trung ương, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các bộ, ngành trung ương và địa phương để thực hiện Đề án theo Luật Ngân sách nhà nước.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Tổng hợp các dự án đầu tư để thực hiện Đề án từ nguồn vốn đầu tư công trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành trung ương và địa phương theo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp ngân sách Nhà nước chi đầu tư; bố trí, phân bổ kinh phí đầu tư thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thuộc Đề án; hướng dẫn quản lý đầu tư thực hiện các nội dung thuộc Đề án.

7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án cho cả giai đoạn và kế hoạch hàng năm, bảo đảm đồng bộ các nội dung kế hoạch với kế hoạch phát triển chính phủ số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của cơ quan, địa phương mình.

b) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Phụ lục kèm theo.

c) Bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

d) Cử cán bộ và bố trí kinh phí cho cán bộ tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số và các hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia theo sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông.

đ) Thực hiện tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả triển khai Đề án và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí khác: chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền về kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án. Chủ động sản xuất các tin, bài, phóng sự, phim tài liệu, chương trình, trò chơi trên truyền hình. Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền trên các chương trình phát thanh, truyền hình về Chương trình chuyển đổi số quốc gia và các nội dung liên quan đến chuyển đổi số.

9. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước: bố trí đủ nguồn lực và kinh phí để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. Phối hợp với các bộ ngành liên quan và các cơ sở giáo dục, đào tạo để thực hiện Chương trình "Học từ làm việc thực tế". Tích cực tài trợ, ủng hộ xây dựng các quỹ học bổng phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KSTT (2).VTA.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Vũ Đức Đam

 

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Xây dựng cơ chế, chính sách

1

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2025

2

Áp dụng hình thức khen thưởng đột xuất và kịp thời cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong chuyển đổi số, giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và lợi ích cho cộng đồng

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2025

3

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút các giảng viên giỏi tham gia giảng dạy về chuyển đổi số, công nghệ số tại các cơ sở giáo dục; xây dựng chính sách ưu tiên để thu hút học sinh, sinh viên khá giỏi theo học chuyên sâu các chuyên ngành về chuyển đổi số, công nghệ số

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ sở giáo dục

2022 - 2025

4

Vận động xây dựng quỹ học bổng từ nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức, tập đoàn, hãng công nghệ để cấp cho sinh viên theo học chuyên sâu các ngành về chuyển đổi số, công nghệ số có thành tích học tập xuất sắc

Các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

II

Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

1

Xây dựng các chiến dịch truyền thông số trải rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số; thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

2

Xây dựng Cổng thông tin điện tử chính thức về Chương trình chuyển đổi số quốc gia tích hợp trợ lý ảo tự động trả lời cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp các nội dung liên quan đến chuyển đổi số; sử dụng công nghệ trí tuệ (AI), hệ thống tương tác tự động (chatbot) để thực hiện tuyên truyền tự động

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2023

3

Tổ chức cuộc thi thiết kế bộ nhận diện và khẩu hiệu đẹp, hay, ý nghĩa, hiệu quả truyền thông cao, dễ thể hiện, in ấn, trang trí, trưng bày tại nhiều nơi, trên nhiều phương tiện, chất liệu cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2025

4

Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

5

Sản xuất các chương trình, phim tài liệu, phóng sự, bài hát, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế về chuyển đổi số để đăng, phát trên các kênh, nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

6

Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin (infographic), đồ họa chuyển động (motion graphics), các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

7

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các cuộc triển lãm, trưng bày lưu động về sản phẩm số, giải pháp số, các thành tựu về chuyển đổi số của Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

8

Lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các cuộc triển lãm, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam ở nước ngoài

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

9

Tổ chức các chương trình trò chơi trên truyền hình, cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số trên các kênh truyền hình, khuyến khích sự tham gia của các nhân vật tiêu biểu, người nổi tiếng, người có ảnh hưởng với công chúng

Đài Truyền hình Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

10

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số, báo chí viết về chuyển đổi số và Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

11

Xây dựng các chương trình phát thanh tuyên truyền về chuyển đổi số phù hợp với chủ trương, định hướng chuyển đổi số của từng địa phương và đặc điểm của các vùng miền nhằm phục vụ tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở; thực hiện truyền thông về chuyển đổi số qua các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam; các địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

12

Sưu tầm, biên tập, biên dịch, biên soạn, xây dựng các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước về chuyển đổi số để tuyên truyền sử dụng chung cho các đối tượng và theo chủ đề, chuyên đề phù hợp. Chia sẻ rộng rãi để các cơ quan, đơn vị có thể khai thác, sử dụng chung

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

13

Truyền thông về chuyển đổi số kết hợp giữa các phương tiện truyền thông truyền thông, truyền thông đa phương tiện và truyền thông đa nền tảng. Chú trọng các phương pháp truyền thông số để phạm vi bao phủ rộng và tiết kiệm chi phí

Bộ, ngành, địa phương; tổ chức, doanh nghiệp

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

14

Sản xuất các nội dung chuyên biệt về tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu của Việt Nam trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số như công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, thành phố, đô thị thông minh

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

15

Cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế thực hiện đánh giá, xếp hạng Việt Nam trong các chỉ số toàn cầu về Chính phủ số, Chính phủ điện tử (EGDI), công nghệ thông tin (IDI), an toàn thông tin (GCI), năng lực cạnh tranh (GCI) và đổi mới sáng tạo (GII)

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

16

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số của các nước trong khu vực và quốc tế; tổng hợp các mô hình và giải pháp chuyển đổi số trong các lĩnh vực; phân tích xu hướng và tác động của chuyển đổi số đến các ngành nghề mới, chuyển dịch nghề nghiệp trong xã hội; giới thiệu để nhân rộng các mô hình, giải pháp chuyển đổi số

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

17

Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương; tổ chức, doanh nghiệp

2022 - 2030

III

Phổ cập kỹ năng chuyển đổi số

1

Xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp

2022 - 2023

2

Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan từ trung ương đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan thông tấn, báo chí

Bộ, ngành, địa phương; tổ chức, doanh nghiệp

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2025

3

Phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà, đào tạo theo hướng cá nhân hóa. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại

Các địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2025

4

Hợp tác với các tổ chức có uy tín về đào tạo kỹ năng số trong và ngoài nước để xây dựng các chương trình đào tạo về kỹ năng số

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ sở giáo dục đào tạo

2022 - 2025

5

Xây dựng và thường xuyên cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số phù hợp với thông lệ quốc tế. Hàng năm thực hiện đánh giá và công bố

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2025

IV

Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

1

Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đến cấp xã, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

2

Lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước

2022 - 2025

3

Tổ chức và điều phối hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

4

Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số,... Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội

Các cơ sở giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2022 - 2025

5

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM

Các địa phương

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2022 - 2025

6

Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo đối với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Chuẩn hóa các chuyên ngành đào tạo gắn với nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Các cơ sở giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2022 - 2025

7

Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở; thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí

Bộ Giáo dục và Đào tạo; các địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ sở giáo dục và đào tạo

2022 - 2025

8

Xây dựng và định kỳ hàng năm công bố báo cáo dự báo về nhu cầu thị trường nhân lực và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2025

9

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số nguồn nhân lực theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ, ngành, địa phương

2022 - 2023

V

Hợp tác, hỗ trợ triển khai

1

Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2025

2

Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu công nghệ số, kỹ năng số, kinh tế số và xã hội số

Bộ, ngành, địa phương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2021 - 2030

3

Xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về chuyển đổi số, công nghệ số có uy tín trên thế giới

Các cơ sở giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương

2022 - 2030

4

Chọn lọc các chương trình tiên tiến của nước ngoài để hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế đào tạo kỹ sư, cử nhân chuyên sâu về chuyển đổi số, công nghệ số

Các cơ sở giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2030

5

Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyển đổi số; xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên thực tập, làm việc thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu

Các cơ sở giáo dục; tổ chức, doanh nghiệp

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo

2022 - 2030

6

Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm định, sát hạch và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục về chuyển đổi số, công nghệ số nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục

Bộ Thông tin và Truyền thông

2022 - 2025

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
_______

No. 146/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

____________________

Hanoi, January 28, 2022

DECISION

Approving the Scheme for “improvement of awareness, universalization of skills, and development of personnel for national digital transformation by 2025, with a vision towards 2030”

______

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Government dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of the Political Bureau on a number of guidelines and policies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution;

Pursuant to Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 of the Government promulgating the Government’s action program for materialization of the Political Bureau’s Resolution No. 52-NQ/TW of September 27, 2019, on a number of undertakings and policies for proactive participation in the Fourth Industrial Revolution;

Pursuant to Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2021 of the Government on major tasks and solutions guiding the realization of the socio-economic development plan and the State budget estimate in 2021;

Pursuant to Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 of the Government on the Action Program of the Government to implement the Resolution of the 13th National Congress of the Party;

At the proposal of the Minister of Information and Communications;

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the scheme for “improvement of awareness, universalization of skills, and development of personnel for national digital transformation by 2025, with a vision towards 2030” with the details as follows:

I. VIEWPOINTS

1. Improvement of awareness is a prerequisite for digital transformation because awareness plays a decisive role in the process.

2. Universalization of skills is the key to ensuring that everyone can participate in the digital transformation process, opening up opportunities for equal access to digital services, helping to build an inclusive and comprehensive digital society.

3. Development of human resources is essential for building the capacity to efficiently implement and sustain digital transformation, helping to successfully achieve the goals of the National Digital Transformation Program by 2025, with a vision towards 2030.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

To create a strong shift in awareness and action of leaders and officials of authorities, organizations, and enterprises to promote digital transformation. To universalize digital skills for stakeholders involved in the national digital transformation process. To improve the quality and effectiveness of training and developing human resources for digital transformation in each industry, field, and locality.

2. Specific objectives

a) Objectives to be achieved by 2025:

- Leaders at all levels and in all sectors of authorities, organizations, and enterprises shall have a deep understanding of digital transformation in order to direct its implementation in their respective units. All people shall be provided with information and have their awareness raised about the Party's guidelines and policies, and the State's policies and laws on digital transformation, through various media and social networks.

- 100% of leaders, cadres, civil servants, and public employees in State authorities, State-owned corporations, and State-owned enterprises shall be trained, updated, and equipped with knowledge of digital transformation, digital skills, and digital technologies on an annual basis.

- 100% of digital transformation and information technology specialists shall be trained, updated, and equipped with knowledge of digital technologies on an annual basis, and their training results shall be assessed online through the National Digital Skills Assessment and Accreditation System.

- 70% of people of working age shall be aware of and have the skills to use online public services and other essential digital services in the fields of health, education, transportation, tourism, and banking; they shall have a basic understanding of how to use these services when needed.

- 100% of ministries, ministerial-level authorities, provinces, and centrally-run cities shall build their own digital transformation networks down to the grassroots level, with a team of members who are regularly trained and updated on knowledge and skills to act as the core force for the digital transformation process in all sectors and at all levels.

- At least 1,000 digital transformation experts shall be trained in various sectors, fields, and localities to become the core force leading, organizing, and spreading the national digital transformation process.

- The "Digital University Education" model needs to be completed and piloted in a number of higher education institutions. Non-public universities shall be encouraged to participate in the pilot implementation of the model.

- Universities and colleges that have strengths in training on digital transformation shall train 5,000 engineers, bachelors, and honored bachelor's degree holders in digital technology.

- 50% of educational institutions at all levels, from primary to high school, shall organize STEM/STEAM education and digital skills activities.

b) Objectives to be achieved by 2030:

- 90% of people of working age shall be aware of online public services and other essential digital services in the fields of health, education, transportation, tourism, and banking; they shall be proficient in using these services when needed.

- The "Digital Higher Education" model shall be completed and expanded to at least 50% of public universities nationwide.

- Universities and colleges that have strengths in training on digital transformation shall train 20,000 engineers, bachelors, and honored bachelor's degree holders in digital technology.

- 80% of educational institutions at all levels, from primary to high school, shall organize STEM/STEAM education and digital skills activities.

III. TASKS OF THE SCHEME

1. Group of tasks regarding improvement of awareness of digital transformation

a) To build digital communication campaigns on mass media about digital transformation, establish and develop pages (accounts/channels) on social media platforms. To construct an official Web Portal for the National Digital Transformation Program, integrating virtual assistants to automatically respond to inquiries from authorities, organizations, people, and enterprises about digital transformation. Utilize artificial intelligence (AI) technology and chatbots to execute automatic communications.

b) To organize a contest to design a beautiful, catchy, meaningful, and highly effective communication slogan for the National Digital Transformation Program, which should be easy to be displayed, printed, adorned, and showcased in various locations and materials.

c) To establish and regularly maintain specialized sections and pages on digital transformation on mass media platforms. To publish news, articles, and opinion pieces about digital transformation in the press system, online newspapers, electronic news websites, and online forums. To disseminate information on web portals/websites, as well as internal networks of State authorities and organizations.

d) To produce programs, documentaries, reports, songs, exchanges, dialogues, and in-depth discussions on digital transformation for radio and television broadcasts. To generate news content, photos, videos, and clips to promote trends about digital transformation across different channels, platforms, and mass media.

dd) To organize game shows and quiz programs about digital transformation on television channels, encouraging the participation of celebrities, influencers, and public figures.

e) To arrange conferences, seminars, dialogues, exhibitions, and mobile displays showcasing digital products, solutions, and achievements of digital transformation in Vietnam. To integrate digital transformation content into overseas exhibitions and presentations about our country, our people, culture, and tourism. To host contests related to digital transformation learning and press coverage of the National Digital Transformation Program.

g) To develop radio programs tailored to disseminating information about digital transformation in alignment with local digital transformation policies and orientations and regional characteristics through grassroots broadcasting systems. To conduct digital transformation communication via popular social networks in Vietnam.

h) To engage in visual communications, to employ billboards, posters, infographics, motion graphics, printed materials, mascots and logos to convey messages about digital transformation.

i) To gather, edit, translate, compile, and curate materials from domestic and foreign sources on digital transformation for communication and dissemination to various audiences according to relevant topics and themes. To facilitate widespread sharing for exploitation and use thereof by authorities and units.

k) To produce specialized content highlighting Vietnam's potential, strengths, and achievements in digital transformation, including applications in high-tech industries, high-tech agriculture, smart cities, and urban areas. To provide information for international organizations to assess and rank Vietnam in global indexes, including Digital Government Index, E-Government Development Index (EGDI), Information Technology Development Index (IDI), Global Cybersecurity Index (GCI), Global Competitiveness Index (GCI), and Global Innovation Index (GII).

l) To share experiences in digital transformation of countries in the region and the world; to synthesize models and solutions for digital transformation in different fields; to analyze trends and impacts of digital transformation on new industries, career changes in society; and to introduce and replicate models and solutions for digital transformation.

m) To commend, honor, and reward exemplary models, replicate good models, good practices, and valuable initiatives related to the National Digital Transformation Program.

2. Group of tasks regarding universalization of skills for digital transformation

a) To build Massive Open Online Courses (MOOCs) on digital skills that allows people to access free of charge to self-study digital skills. Educational and training institutions, vocational education institutions shall use the MOOC content and learning materials to teach and universalize digital skills. To encourage authorities, organizations, and enterprises to participate in building a repository of digital learning materials in accordance with the standards on the MOOCs.

b) To organize training, retraining, short-term training, refresher courses, and improvement courses on digital transformation and digital skills for cadres, civil servants, public employees, and workers of authorities from the central to the local level, in State-owned organizations and enterprises, and in news and press agencies. To integrate and include content on improvement of awareness of digital transformation into the training programs on knowledge and skills of State-level governance according to the civil servant standards, and the training programs according to the requirements of leadership and managerial positions. To encourage private sector’s organizations and enterprises to implement short-term training and refresher courses on digital transformation and digital skills for their employees.

c) To universalize digital skills to people through MOOCs and personalized training. To develop digital skills for people through communications and guidance on using digital services, focusing on online public services and digital services in the fields of health, education, and commerce. To encourage and create conditions for all people to learn and research anytime and anywhere, and to recognize online training certificates.

d) To cooperate with prestigious digital skills training organizations in Vietnam and abroad to build training programs on digital skills.

dd) To build and regularly update methods and criteria for measuring digital skills and digital gaps in line with international practices. To conduct annual assessments and publish the results thereof.

3. Group of tasks regarding development of human resources for digital transformation

a) To organize training and refresher courses on digital transformation, digital technology for leadership, management, and staff involved in digital transformation advisory work in State authorities from commune level to central level, State-owned corporations, and State-owned enterprises.

b) To select a minimum of 1,000 cadres from State authorities at central and local levels, as well as some State-owned corporations and State-owned enterprises, for training and capacity building in digital transformation knowledge, digital technology, data synthesis and analysis skills to support decision-making according to expertise, sectors, and fields.

c) To establish a national network of digital transformation experts based on the collaboration of 1,000 digital transformation experts and scientists both domestically and internationally working in the field of digital transformation and digital technology to harness the power of knowledge and promote digital transformation.

d) To develop, promulgate, and implement a pilot model of "Digital Higher Education" at suitable universities.  To establish and promulgate a set of criteria and evaluation indicators for digital transformation in higher education institutions.

dd) To organize training for teachers teaching disciplines related to computer science, natural sciences, social sciences, technology, engineering, and arts in educational institutions from primary to high school levels on STEM/STEAM methodology.

e) To organize training for faculty members, researchers specializing in digital technology such as artificial intelligence, blockchain, big data, cloud computing, digital finance, digital business, digital media, etc. To provide supplementary training and update digital knowledge and skills for university faculty members, especially those in economic and social sciences

g) Vocational education institutions, universities, and postgraduate institutions in various fields and industries shall open additional training courses or update and supplement training content on digital transformation in their respective fields, sectors, and industries.  To innovate training programs and increase admission quotas for technology, engineering, and technology application fields. To standardize training majors linked with professions according to international standards.

h) To develop and implement the STEM/STEAM Program in secondary education with specific implementation plans.  Priority shall be given to piloting in centrally-run cities and some localities before scaling nationwide.

i) To develop and implement the "Learning from Hands-on Work" Program, in which State authorities play a leading role, linking universities, colleges, vocational education institutions with enterprises to develop training programs for human resources according to practical requirements and demands from enterprises. To build and implement digital platforms connecting educational institutions with enterprises to exchange information, promote learning from practical work; provide training and retraining in digital skills for workers to adapt to the labor market, connect supply and demand in the labor market.

k) To deploy a network of electronic library systems, open educational resource platforms; pilot the construction and implementation of open textbook programs that allow students to access online resources freely for study, information retrieval, and enhance the knowledge accessibility of socially vulnerable groups, thereby saving annual printing costs.

l) To develop and publish annual forecast reports on labor market demand and future career trends in the fields of information technology, electronics - telecommunications, network information security in Vietnam to provide suitable training solutions; update trends and introduce some new industries, professions requiring new skills.

IV. SOLUTIONS

1. Group of solutions in terms of mechanisms and policies

a) To research, develop, and promulgate support mechanisms and policies, and implement training programs to enhance knowledge and skills in digital transformation for the management, specialized, and directly involved personnel in State authorities.

b) To commendation methods, on ad-hoc and timely manner, for authorities, organizations, and individuals with innovative ideas, initiatives, breakthrough methods, and creativity in digital transformation, contributing to high efficiency in the activities of authorities, organizations, and benefits for the community.

c) To research, develop, and promulgate mechanisms and policies to attract excellent lecturers to teach about digital transformation and digital technology at educational institutions; to prioritize policies to attract students to deeply study disciplines related to digital transformation, digital technology; to establish scholarship funds from contributions and sponsorships of organizations, corporations, technology companies to be awarded to students studying specialties related to digital transformation and digital technology with outstanding academic achievements.

2. Group of solutions in terms of support for implementation

a) To communicate, disseminate, and raise awareness among authorities, organizations, enterprises, and society about the role and significance of the Scheme, fostering a lively atmosphere for implementing digital transformation and the contents of the Scheme.

b) To enhance international cooperation for exchanging experiences in training, digital technology research, digital skills, digital economy, and digital society; to encourage educational institutions in Vietnam to develop and implement collaborative training programs, exchange lecturers, and students with reputable educational and research institutions worldwide focusing on digital transformation, digital technology, and digital skills.

c) To select advanced programs from foreign countries to improve the content, training programs according to international standards for training engineers, and specialists in digital transformation, digital technology.

d) To encourage and support cooperation between schools, research institutes, organizations, and enterprises both domestically and internationally to enhance the quality of digital transformation workforce training; to develop collaborative programs with authorities, units, corporations, and enterprises to support students in internships and hands-on work at organizations, enterprises, research institutes.

dd) To establish mechanisms for management, accreditation, examination, and strengthen inspection and supervision of educational institutions and training on digital transformation, digital technology to standardize and improve the quality of training.

3. Group of solutions in terms of financial mechanisms

a) To prioritize allocating funds from the State budget to implement the Scheme, mobilize financial resources from society and other funding sources for activities to raise awareness, promote skills dissemination, and develop digital transformation workforce.

b) The central budget ensures funding for implementing tasks, solutions within the scope of the Scheme assigned to ministries, central authorities, and activities directing, coordinating the implementation of the Scheme.

c) Localities shall ensure funding to implement tasks, solutions within the scope of the Scheme assigned to localities in charge.

d) Enterprises, economic organizations allocate funds from their budgets to train digital transformation for their staff.

dd) To prioritize allocating funds to implement short-term practical training programs, Schemes on digital transformation, digital technology, digital skills for specialized staff in ministries, inter-ministerial authorities, government authorities, and provinces, centrally-run cities.

e) To prioritize funds from scholarship programs to train lecturers, researchers, and specialized staff in digital technology abroad; to allocate funds from the State budget, mobilize resources from society and international aid sources to invest in building key educational institutions in digital technology, digital economy, and digital society.

g) To encourage universities to prioritize budget allocation from legitimate revenue sources as required to implement training, research, and development of digital transformation and digital technology.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Information and Communications shall

a) Assume the prime responsibility for organizing and implementing the Scheme; compile information and data on the situation and results of implementing the Scheme; annually report the results of implementing the Scheme to the Prime Minister.

b) In 2023, conduct a preliminary review of the implementation of the Scheme, promptly propose adjustments to the tasks and solutions of the Scheme if necessary.  Summarize and evaluate the results of implementing the Scheme in 2025.

2. The Ministry of Education and Training shall

a) Direct educational institutions, universities, and postgraduate institutions to develop plans, organize training for faculty members and researchers specializing in digital transformation and digital technology, and open additional training majors or update and supplement training content on digital transformation, digital technology in existing training majors.

b) Assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Information and Communications to develop and pilot the “Digital Higher Education” model, establish and promulgate a set of criteria and evaluation indicators for digital transformation in higher education institutions.

c) Research and propose solutions to improve and enhance the ranking of the Human Capital Index according to the assessment method of the United Nations E-Government Survey.

3. The Ministry of Home Affairs shall

Research and include content on improvement of awareness of digital transformation into the training programs on knowledge and skills of State-level governance according to the civil servant standards, and the training programs according to the requirements of leadership and managerial positions.

4. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall

a) Direct vocational education institutions to develop plans, organize training teachers in digital transformation, digital technology, and open additional training fields or update and supplement training content on digital transformation, digital technology in existing training fields.

b) Communicate with labor groups vulnerable to the impacts of digital transformation in society to timely update information and knowledge, aiming to enhance their ability to adapt to new environments.

c) Assume the prime responsibility, coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications to develop and implement the "Learning from Work" Program.

d) Develop and implement digital platforms connecting educational institutions with enterprises to exchange information, promote learning from practical work; provide training and retraining in digital skills for workers, connecting labor market supply and demand.

dd) Coordinate with the Ministry of Information and Communications to develop the National Digital Literacy Framework and Massive Open Online Courses (MOOCs) on digital skills, and the National Digital Skills Assessment and Accreditation System.

5. The Ministry of Finance shall

At the proposal and depending on the ability to balance the central budget, consolidate the recurrent expenditure allocations of ministries, central-level sectoral authorities, and localities to the implementation of the Scheme and submit the consolidated allocation to the competent authority for approval in accordance with the Law on the State Budget.

6. The Ministry of Planning and Investment shall

a) Consolidate investment projects to implement the Scheme from the public investment capital at proposals from ministries, central-level sectoral authorities, and localities according to the allocation principles, criteria, and standards applicable to public investment capital in each stage that have been approved by competent authorities, report it to the Prime Minister for consideration and decision-making.

b) Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Information and Communications to consolidate the State budget for investment; allocate and distribute funds for implementing tasks and solutions under the Scheme; provide guidance on management of investment in implementing the Scheme.

7. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of provinces and centrally-run cities shall:

a) Develop and implement a plan to execute the Scheme for both phases and annual plans, ensuring the coherence of plan contents with the government's development plans for digital government, digital governance, digital economy, and digital society of their respective authorities or localities.

b) Organize the implementation of tasks and solutions assigned in the accompanying Appendix.

c) Ensure funding for the implementation of tasks and solutions of the Scheme.

d) Assign cadres and allocate funds for them to participate in the training program for 1,000 digital transformation experts and activities of the national digital transformation expert network under the coordination of the Ministry of Information and Communications.

dd) Summarize, evaluate, and report the implementation results of the Scheme to the Ministry of Information and Communications no later than December 15 each year for consolidation and escalation to the Prime Minister.

8. Vietnam Television (VTV), Voice of Vietnam (VOV), Vietnam News Agency (VNA), and other media and press agencies shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Information and Communications to intensify communication and dissemination of the results of tasks and solutions under the Scheme. Proactively produce news, articles, reports, documentaries, programs, and game shows on television. Establish special broadcasts and sections for dissemination purposes on radio and television about the National Digital Transformation Program and related digital transformation issues.

9. Economic institutions and State-owned enterprises shall allocate sufficient resources and funding to disseminate information, improve awareness, universalize skills, and develop human resources for digital transformation. Collaborate with relevant ministries and educational institutions to implement the "Learning from Hands-on Work" Program. Actively sponsor and support the establishment of scholarship funds to serve the training of human resources for digital transformation.

Article 2. This Decision takes effect from the date of its signing for promulgation.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related units and organizations shall implement this Decision.

 

 

FOR PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 146/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 146/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất