Nghị định 92/CP của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

thuộc tính Nghị định 92/CP

Nghị định 92/CP của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:19/12/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 92/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92/CP NGÀY 19-12-1995 VỀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP BỊ TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Nghị định áp dụng đối với người lao động ở doanh nghiệp đã có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấp tỉnh.

 

Điều 2.- Người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được thanh toán các khoản mà doanh nghiệp còn nợ, bao gồm:

1. Tiền lương: là khoản tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) sau khi đã trừ các khoản tạm ứng tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động tính đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấp tỉnh.

2. Tiền bảo hiểm xã hội: là khoản tiền doanh nghiệp chưa đóng hoặc chưa đóng đủ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

3. Trợ cấp thôi việc: là khoản tiền trợ cấp thôi việc mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động và Điều 10 của nghị số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

4. Các quyền lợi khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết: là các khoản tiền được hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động.

 

Điều 3.- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động được trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động và đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại điểm a, điểm d và khoản 5 Điều 10 của Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

Mức lương để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 13 của Nghị định số 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Điều 4.-

1. Các tài liệu chứng minh các khoản doanh nghiệp nợ người lao động là chứng từ được quy định tại điểm đ Điều 10 của Nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp.

2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội lập chứng từ về khoản doanh nghiệp và người lao động còn nợ về bảo hiểm xã hội và chuyển chứng từ đó cho Tổ thanh toán tài sản.

3. Người lao động kê khai khoản doanh nghiệp còn nợ mình; kế toán trưởng doanh nghiệp kê khai các khoản mà người lao động còn nợ doanh nghiệp và chuyển các chứng từ đó cho Tổ thanh toán tài sản.

 

Điều 5.-

1. Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí phá sản đủ thanh toán các khoản nợ cho mọi người lao động thì mỗi người lao động được thanh toán đủ số nợ.

2. Giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí phá sản không đủ để thanh toán các khoản nợ cho người lao động thì người lao động được thanh toán các khoản doanh nghiệp nợ theo thứ tự ưu tiên sau:

a. Tiền lương;

b. Chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động;

c. Tiền bảo hiểm xã hội;

d. Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động;

đ. Trợ cấp thôi việc;

e. Các khoản khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

 

Điều 6.- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giải quyết như sau:

1. Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã điều trị ổn định thương tật và có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động thì Tổ thanh toán tài sản thanh toán cho người lao động theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

2. Đến thời hạn thanh toán giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn đang điều trị thì Tổ thanh toán tài sản làm việc với bệnh viện nơi người lao động đang điều trị để tạm xác định chi phí điều trị, mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động và chuyển số tiền theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 5 của Nghị định này vào tài khoản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để Sở thanh toán cho người lao động sau khi điều trị xong.

Khi hội đồng giám định Y khoa kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao từ 81% trở lên thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động. Nếu số tiền thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này còn thừa thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển vào Ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa.

 

Điều 7.- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác thuộc diện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc được doanh nghiệp thoả thuận cho tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

 

Điều 8.-

1. Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động đã và đang bị tạm giữ, tạm giam được trả 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam trước ngày doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà Kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh.

2. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động không có tội thì Tổ thanh toán tài sản thanh toán cho người lao động các khoản sau:

- 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam trước ngày doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh;

- Trợ cấp thôi việc theo Điều 3 của Nghị định này.

Nếu thời gian thanh toán giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản kết thúc mà người lao động vẫn đang bị tạm giữ, tạm giam thì Tổ thanh toán tài sản chuyển chứng từ và số tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này vào tài khoản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động không có tội. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động có tội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của toà án.

 

Điều 9.- Tổ thanh tra tài sản có trách nhiệm thanh toán trực tiếp, một lần cho từng người lao động các khoản nợ theo quy định tại Nghị định này. Riêng nợ về bảo hiểm xã hội, Tổ thanh toán tài sản chuyển vào tài khoản của cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

 

Điều 10.- Cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

 

Điều 11.- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

 

Điều 12.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

 

Điều 13.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------
No: 92-CP
Hanoi, December 19, 1995
 
DECREE
ON ENSURING THE INTERESTS OF LABORERS AT THE BUSINESSES WHICH ARE DECLARED BANKRUPT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Bankruptcy Law of December 30, 1993;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Article 1.- The Decree applies to the laborers at those businesses which have been declared bankrupt by the Economic Tribunal of the provincial People's Court.
Article 2.- The laborers at a business which is declared bankrupt shall be paid the following sums which the business owes them:
1. Wages: wages and allowances (if any) after making deductions of advance payments, which the business still owes them up to the time when the business is declared bankrupt by the Economic Tribunal of the provincial People's Court.
2. Social insurance payment: the payment which the business has not yet made or not yet fully made to the Social Insurance Agency as provided for by the Regulations on Social Insurance.
3. Severance pay: The payment for discharge of a laborer which the business has not yet made or not yet fully made to him/her when the labor contract expires as stipulated in Item 1, Article 42, of the Labor Code, and in Article 10 of Decree No.198-CP of December 31, 1994 of the Government giving detailed stipulations and guidance on the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor contracts.
4. Payment of other benefits according to the collective labor arrangement and labor contract already signed: the payments agreed to by both sides in the labor contract and collective labor arrangement which the business has not yet made or not yet fully made to the laborers.
Article 3.- When a business is declared bankrupt, the laborers shall receive the severance pay as stipulated in Item 1, Article 42, of the Labor Code, and this is a debt which the business must clear.
The working time for calculating the severance pay rate is defined in Point (a) and Point (d) of Item 3 and Item 5, Article 10, of Decree No.198-CP of December 31, 1994 of the Government giving detailed stipulations and guidance on the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor contracts.
The rate of wages for calculating the severance pay is defined in Article 13 of Decree No.197-CP of December 31, 1994 of the Government giving detailed stipulations and guidance on the implementation of a number of articles of the Labor Code on wages.
Article 4.-
1. The documents proving the business's debts to the laborers are vouchers as stipulated in Point (e), Article 10, of Decree No.189-CP of December 23, 1994 of the Government giving guidance on the implementation of the Bankruptcy Law.
2. The Social Insurance Agency shall make vouchers on the sums which the business and the laborers still owe it and send those vouchers to the Property Liquidation Team.
3. The laborers shall list the sums which the business owes them; the chief accountant of the business shall list the sums which the laborers owe the business, and send all those vouchers to the Property Liquidation Team.
Article 5.-
1. If the value of the business's remaining property after making deductions for the bankruptcy cost is enough to settle all debts to the laborers, then the debt to each laborer shall be fully repaid.
2. If the value of the business's remaining property after making deductions for the bankruptcy cost is not enough to settle all debts to the laborers, then the business's debts to the laborers shall be repaid in the following order of priority:
a/ Wages;
b/ Medical fees for a laborer victim of a labor accident or suffering from an occupational disease from the time when he/she is given first aid or emergency intensive care till he/she recovers from the injuries after receiving medical treatment as stipulated in Item 2, Article 107, of the Labor Code;
c/ Social insurance payment;
d/ Compensations or allowances to a laborer who has lost from 81% or more of his/her working ability, or to the next of kin of a laborer who dies in a labor accident or of an occupational disease as stipulated in Item 3, Article 107, of the Labor Code;
e/ Severance allowance;
f/ Other payments stipulated in the collective labor arrangement and labor contract.
Article 6.- When a business is declared bankrupt, the laborer who is victim of a labor accident or suffers from an occupational disease shall have the following benefits:
1. When the laborer who falls victim to a labor accident or suffers from an occupational disease has recovered from his/her injuries and obtained certification from the Medical Examination Council about the extent of the reduction of his/her working ability, the Property Liquidation Team shall pay him/her according to Point (b) and Point (d) of Item 2, Article 5, of this Decree.
2. While the business's remaining property is being liquidated, and the laborer who is victim of a labor accident or affected by an occupational disease is still under medical treatment, the Property Liquidation Team shall work with the staff of the hospital where the laborer is under medical treatment and make an estimate of fees for his/her medical treatment and of the extent of the reduction of his/her working ability, and remit the sum as stipulated in Point (b) and Point (d) of Item 2, Article 5, of this Decree to the bank accounts of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service in the locality where the main office of the business is based, so that the Service shall pay to the laborer after his/her medical treatment.
In case the Medical Examination Council concludes that the laborer has lost 81% or more of his/her working ability, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall pay to him/her according to the stipulations in Item 3, Article 107, of the Labor Code.
If the sum paid to the laborer is in excess of what is his/her due under Item 2 of this Article, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service must remit it to the State budget within 30 days beginning from the date when the Medical Examination Council makes its conclusion.
Article 7.- When the business is declared bankrupt, those laborers who are in active military service or who are performing other citizen duties and are temporarily exempted from carrying out their labor contract or are allowed by the business to postpone the carrying out of their labor contract shall receive their severance allowances as stipulated in Article 3 of this Decree.
Article 8.-
1. When the business is declared bankrupt, the laborer who is held in custody or is under detention shall be paid 50% of his/her wages according to the labor contract of the month immediately preceding his/her custody or detention before the date when the business is declared bankrupt by the Economic Tribunal of the provincial People's Court.
2. When the authorized agency concludes that the laborer is not guilty, the Property Liquidation Team shall pay him/her the following sums:
- The remaining 50% of his/her wages during the time of custody or detention before the date when the business is declared bankrupt by the Economic Tribunal of the provincial People's Court;
- Severance allowances according to Article 3 of this Decree.
If the time for liquidating the remaining property of the bankrupt business is over and the laborer is still being held in custody or is still under detention, the Property Liquidation Team shall send the voucher and the sum as stipulated in Item 2 of this Article to the bank accounts of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service in the locality where the main office of the business is based.
The Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall pay to the laborer when the authorized agency concludes that he/she is not guilty. In case the authorized agency concludes that the laborer is guilty, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall remit this sum to the State budget within 30 days after the Court gives its ruling.
Article 9.- The Property Liquidation Team shall have to directly pay a lump sum to the laborer for all the debts as stipulated in this Decree. With regard to the debt for social insurance, the Property Liquidation Team shall remit it to the bank accounts of the Social Insurance Agency as stipulated in Article 36 of Decree No.189-CP on December 23, 1994 of the Government giving guidance on the implementation of the Bankruptcy Law.
Article 10.- The Social Insurance Agency to which the business pays social insurance premiums shall have to attend to the social insurance benefits of the laborers as provided for by the Regulations on Social Insurance.
Article 11.- The Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the Federation of Labor of the province or city directly under the Central Government where the business bases its main office shall have to follow, check and supervise the assurance of benefits of the laborers as stipulated by law.
Article 12.- This Decree takes effect from the date of its issue.
Article 13.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT,
THE PRIME MINISTER,




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 92/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường