Nghị định 99/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý mua, bán tàu biển

thuộc tính Nghị định 99/1998/NĐ-CP

Nghị định 99/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý mua, bán tàu biển
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:99/1998/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/11/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 99/1998/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 99/1998/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1998
VỀ QUẢN LÝ MUA, BÁN TÀU BIỂN

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;

Nhằm quản lý có hiệu quả các dự án mua, bán tàu biển phù hợp với quy hoạch phát triển, từng bước hiện đại hóa đội tàu biển quốc gia, bảo đảm các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường biển, cải tiến một bước các thủ tục phê duyệt, quyết định và cấp phép mua, bán tàu biển;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Mua, bán tàu biển" là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án để xin phê duyệt, ra quyết định và cấp phép mua, bán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua, bán tàu biển.

2. "Dự án mua, bán tàu biển" là Dự án mua, bán một hoặc nhiều tàu biển.

3. "Người mua, bán tàu biển" là các tổ chức, cá nhân thực hiện việc mua, bán tàu biển.

4. "Vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước" bao gồm tiền hoặc tài sản do Nhà nước trực tiếp đầu tư, cho vay hoặc các nguồn khác Nhà nước giao cho tổ chức, doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

5. "Người có thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển" là người đại diện cho tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển theo phân cấp tại Điều 10 của Nghị định này.

6. "Giấy phép mua, bán tàu biển" là giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp cho Người mua, bán tàu biển theo đúng điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

7. "Hợp đồng mua, bán tàu biển" bao gồm các loại hợp đồng mua, bán, thuê mua, vay mua, đóng mới tàu biển

8. "Hợp đồng vay mua tàu biển" là hợp đồng đặc thù trong đó người mua tàu và người bán tàu thỏa thuận sử dụng một khoản vốn tín dụng có thể do chính người bán tàu cấp cho người mua tàu để mua tàu nhưng kèm theo các điều kiện bảo đảm trách nhiệm thanh toán của người mua tàu được quy định cụ thể trong hợp đồng.

 

Điều 2. Nghị định này quy định điều kiện, thẩm quyền, trình tự xét duyệt và cấp phép mua, bán tàu biển.

Việc mua, bán tàu biển quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định này phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

Điều 3. Phạm ví áp dụng của Nghị định.

1. Nghị định náy áp dụng đối với việc mua, bán các loại tàu biển đã qua sử dụng hoặc đóng mới trên thị trường trong nước và quốc tế, trừ các trường hợp quy định tài khoản 2 của Điều này.

2. Nghị định này không áp đụng đối với việc mua, bán các loại tàu biển sau đây:

a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 75CV; tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích toàn phần dưới 50GRT; tàu biển có trọng tải dưới 100DWT hay có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20m;

b) Tàu biển các loại mua, bán không bằng nguồn vốn ngân sách hoặc không có nguồn gốc ngân sách và được thực hiện tại thị trường trong nước;

c) Tàu biển do các doanh nghiệp đóng tàu biển Việt Nam sản xuất trên cơ sở các hợp đồng đóng mới cho nước ngoài;

d) Tàu biển nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc quản lý mua, bán các loại tàu biển sử dụng vào mục đích quân sự, bảo vệ an ninh, trật tự do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, tàu biển sử dụng năng lượng hạt nhân và tàu biển chuyên dụng để vận chuyển chất phóng xạ được thực hiện theo quy định riêng.

 

Điều 4. Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý mua, bán tàu biển và hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu tàu biển của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam nhằm:

a) Bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu chiến lược phát triển đội tàu biển quốc gia theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế đất nước và bảo hộ hợp lý sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam;

b) Bảo đảm những điều kiện an toàn kỹ thuật của đội tàu biển phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam và các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật mọi nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu.

 

Điều 5. Điều kiện nhập khẩu tàu biển.

1. Tàu biển nhập khẩu để sử dụng phải có đủ điều kiện được đăng ký tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Tàu biển được nhập khẩu với mục đích để phá dỡ không được sửa chữa, hoán cải hoặc phục hồi để sử dụng vào các mục đích khác.

3. Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, căn cứ nhu cầu của thị trường và năng lực thực tế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam công bố cụ thể danh mục những loại tàu biển được phép nhập khẩu, trong đó phải quy định về loại tàu, số lượng, tính năng kỹ thuật và khai thác, tổng trọng tải hoặc tổng dung tích toàn phần của tàu.

 

Điều 6. Hợp đồng mua, bán tàu biển.

1. Hợp đồng mua, bán tàu biển giữa các bên là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam và thực hiện tại thị trường trong nước thì hình thức và nội đung của hợp đồng mua, bán tàu biển phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Hợp đồng mua, bán tàu biển giữa một bên là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam và một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì hình thức và nội dung hợp đồng mua, bán tàu biển do các bên thỏa thuận, lựa chọn từ các loại hợp đồng thông dụng trên thị trường liên quan (xem danh mục một số mẫu hợp đồng mua, bán tàu biển quốc tế thông dụng tại Phụ lục I). Tùy theo điều kiện, mục đích cụ thể, mà nội dung của mỗi hợp đồng mua, bán tàu biển có thể được thay đổi cho phù hợp, nhưng cần có một số nội dung cơ bản như Phụ lục II (a, b).

 

Điều 7. Đối với những tàu biển đã được cấp phép mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua, sau thời gian đăng ký ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng và khi chuyển về đăng ký tại Việt Nam thì đương nhiên được đăng ký vào "Sổ đăng ký tàu biển quốc gia" mà không phải xin cấp phép lại.

 

CHƯƠNG II
PHÂN LOẠI DỰ ÁN, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT VÀ
CẤP PHÉP MUA, BÁN TÀU BIỂN

 

Điều 8. Các dự án mua, bán tàu biển được phân loại theo nguồn vốn như sau:

1. Các dự án sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc vốn ngân sách.

2. Các dự án không sử dựng nguồn vốn quy định tại khoản 1 của Điều này và các dự án mà tàu biển được chuyển nhượng dưới các hình thức khác như: biếu, tặng và thừa kế...

 

Điều 9. Trình tự xét duyệt và cấp phép mua, bán tàu biển.

1. Trình tự xét duyệt và cấp phép mua, bán tàu biển gồm các bước cơ bản sau đây:

a) Bước thứ nhất: Phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển.

b) Bước thứ hai: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định mua, bán tàu biển.

c) Bước thứ ba: Cấp phép mua, bán tàu biển.

2. Trình tự xét duyệt và cấp phép mua, bán tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Tàu biển được mua, bán bằng nguồn vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này và được thực hiện trên thị trường trong nước thì chỉ cần thực hiện các bước quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.

b) Tàu biển được mua, bán bằng nguồn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này không phải thực hiện các bước quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.

c) Việc cấp phép mua, bán tàu biển theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này áp dụng đối với tất cả các dự án mua, bán tàu biển không phân biệt nguồn vốn, được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài.

 

Điều 10. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương và quyết định mua, bán tàu biển.

1. Người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển cũng là Người có thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển.

2. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương và quyết định mua, bán tàu biển cho các dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này được phân cấp như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương và quyết định đối với các dự án mua, bán tàu biển có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, sau khi có báo cáo thẩm định và tờ trình của Bộ Giao thông vận tải.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt chủ trương và quyết định đối với các dự án mua, bán tàu biển có giá trị dưới 200 tỷ đồng.

c) Thủ trưởng các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ và Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt chủ trương và quyết định đối với các dự án mua, bán tàu biển có giá trị dưới 20 tỷ đồng theo ủy quyền của Bộ trưởng.

3. Tùy theo tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ có thể điều chỉnh việc phân cấp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Điều 11. Thẩm quyền cấp phép mua, bán tàu biển.

1. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc cấp phép mua, bán tàu biển theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

2. Việc thực hiện cấp phép mua, bán tàu biển nhằm:

a) Bảo đảm dự án mua, bán tàu biển phù hợp với quy hoạch phát triển chung của đội tàu biển quốc gia và chính sách của Nhà nước về bảo hộ hợp lý ngành công nghiệp đóng tàu trong nước;

b) Xem xét tính hợp lý của dự án mua, bán tàu biển trên cơ sở nhu cầu của thị trường, điều kiện hạ tầng của ngành Hàng hải Việt Nam cũng như xem xét việc đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cùng các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành và các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

c) Thẩm tra nội dung các điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán tàu biển.

2. Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan thường trực để tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét và cấp phép mua, bán tàu biển.

 

CHƯƠNG III
THỦ TỤC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG, QUYẾT ĐỊNH VÀ
CẤP PHÉP MUA, BÁN TÀU BIỂN

 

MỤC A
THỦ TỤC PHÊ DUYỆT CHỦ TR ƯƠNG MUA, BÁN TÀU BIỂN

 

Điều 12. Đối với các tàu biển được mua, bán bằng nguồn vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, Người mua, bán tàu biển căn cứ nhu cầu tiến hành khảo sát thị trường và chuẩn bị hồ sơ trình cấp có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này để xin phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển.

 

Điều 13. Hồ sơ xin phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển bao gồm:

1. Đối với dự án mua tàu biển để sử dụng:

a) Tờ trình xin mua tàu biển.

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức doanh nghiệp xin mua tàu biển.

c) Báo cáo xin phê duyệt chủ trương mua tàu biển có nội dung sau:

- Những căn cứ về sự cần thiết phải mua tàu biển;

- Quy mô đầu tư: loại tàu biển, số lượng, dự kiến giá trị tàu;

- Nguồn tài chính để mua tàu biển; Những đặc tính cơ bản về kỹ thuật của tàu biển dự kiến mua;

- Báo cáo sơ bộ về thị trường và các hình thức mua tàu biển như: mua đứt bán đoạn, vay - mua; thuê - mua hoặc đóng mới. Đồng thời, kiến nghị hình thức mua tàu biển nhu đấu giá hoặc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hay chỉ định thầu.

2. Đối với dự án xin mua tàu biển để phá dỡ:

a) Tờ trình xin mua tàu biển để phá dỡ, trong đó nêu rõ về năng lực phá dỡ, các điều kiện và biện pháp bảo đảm an toàn kỹ thuật; phòng, chống cháy - nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường;

b) Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề phá dỡ tàu biển.

3. Đối với dự án xin bán tàu biển:

a) Tờ trình xin bán tàu biển, trong đó nêu rõ về: lý do phải bán tàu biển; nguồn gốc tài sản và tình trạng sở hữu tàu biển, giá trị còn lại, dự kiến giá bán, phương thức thanh toán, điều kiện và nơi chuyển giao tàu biển;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu biển;

c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức, doanh nghiệp xin bán tầu biển.

 

Điều 14.

1. Căn cứ hồ sơ xin phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển quy định tại Điều 13 Nghị định này, chậm nhất là sau 20 (hai mươi) ngày Người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển có văn bản phê duyệt hoặc nêu rõ lý do không phê duyệt.

2. Nội dung chủ yếu của văn bản phê duyệt chủ trương mua, bán tàu biển bao gồm:

a) Quy mô đầu tư, phương thức huy động vốn, dự kiến giá mua, giá bán tàu biển, phương thức mua, bán, các thông số kỹ thuật chủ yếu của tàu biển, thị trường mua, bán tàu biển tại Việt Nam hay nước ngoài.

b) Cho phép Người mua, bán tàu biển được thực hiện hình thức mua, bán cụ thể như đấu giá hoặc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hay chỉ định thầu.

3. Người có thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

 

MỤC B
THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH MUA, BÁN TÀU BIỂN

 

Điều 15. Sau khi chủ trương mua, bán tàu biển đã được phê duyệt, Người mua, bán tàu biển lập hồ sơ để trình Người có thẩm quyền quyết định mua, bán một hoặc nhiều tàu biển cụ thể đã được lựa chọn.

 

Điều 16. Hồ sơ xin ra quyết định mua, bán tàu biển gồm:

1. Đối với dự án mua tàu biển để sử dụng:

a) Mua tàu biển đã qua sử dụng:

- Giấy chứng nhận về tình trạng sở hữu tàu biển, bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

- Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của Đăng kiểm nước ngoài, giám định viên tàu biển quốc tế theo chỉ định của Người mua, bán tàu biển được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận;

- Trích sao hồ sơ đăng kiểm của tàu;

- Báo cáo kết quả chọn tàu biển;

- Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận tương đương;

- Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu Người bán tàu hoặc Người cho vay vốn yêu cầu.

b) Mua tàu biển đóng mới:

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tàu biển đóng mới đã được Đăng kiểm Việt Nam hoặc của Đăng kiểm tàu biển nước ngoài được Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận phê duyệt;

- Báo cáo kết quả chọn thầu;

- Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận tương đương;

- Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu Người đóng tàu biển hoặc Người cho vay vốn yêu cầu.

2. Đối với dự án mua tàu biển để phá dỡ:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, giấy chứng nhận tình trạng sở hữu của tàu;

- Các phương án phá dỡ, phòng chống cháy nổ và phòng chống ô nhiễm môi trường sinh thái;

- Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận tương đương.

3. Đối với dự án bán tàu biển:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, giấy chứng nhận tình trạng sở hữu tàu, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật do đăng kiểm tàu biển có thẩm quyền cấp;

- Báo cáo kết quả khảo sát giá bán tàu biển cùng loại trên thị trường ở thời điểm liên quan đối với tàu biển bán ra nước ngoài và dự kiến giá khởi điểm nếu được bán đấu giá tại Việt Nam;

- Dự thảo hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận tương đương.

 

Điều 17. Căn cứ hồ sơ xin Quyết định mua, bán tàu biển quy định tại Điều 16 của Nghị định này, Người có thẩm quyền sẽ ban hành Quyết định mua, bán tàu biển với những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Xác định tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ dự án đã trình.

b) Xác định cụ thể mức độ khả thi của dự án về tài chính, kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh doanh khai thác tàu biển.

c) Phê duyệt kết quả chọn tàu biển.

d) Phê duyệt nội dung các điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán tàu biển.

 

Điều 18. Trách nhiệm, quyền hạn của Người mua, bán tàu biển.

1. Người mua, bán tàu biển chịu trách nhiệm về:

a) Tính xác thực và hợp pháp của các tài liệu kèm theo hồ sơ dự án mua, bán tàu biển đã trình các tổ chức và cơ quan phê duyệt chủ trương, quyết định mua, bán và cấp phép mua, bán tàu biển.

b) Tính xác thực về chất lượng kỹ thuật của tàu biển, giá mua, bán tàu biển và điều kiện tài chính của dự án; đảm bảo chất lượng của tàu biển tương ứng giữa hồ sơ kỹ thuật đã trình với thực trạng của tàu biển khi giao nhận tàu.

c) Tính hiệu quả đầu tư tiền vốn của dụ án; tính hợp lý của phương thức mua, bán, phương thức huy động vốn đã chọn lựa trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.

d) Nội dung các điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán tàu biển sau khi có Quyết định mua, bán tàu biển và giấy phép mua, bán tàu biển theo quy định tại Nghị định này.

e) Thực hiện đúng các quy định trong giấy Phép mua, bán tàu biển và chậm nhất là 07 ngày sau khi kết thúc việc mua, bán tàu biển, Người mua, bán tàu biển phải báo cáo kết quả việc mua, bán tàu biển cho Người có thẩm quyền quyết định và cấp phép mua, bán tàu biển.

2. Quyền hạn của Người mua, bán tàu biển:

a) Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở giấy phép mua, bán tàu biển đo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp.

b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Người mua, bán tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển phù hợp với nội dung cấp phép.

 

MỤC C
THỦ TỤC CẤP PHÉP MUA, BÁN TÀU BIỂN

 

Điều 19. Hồ sơ xin cấp phép mua tàu biển gồm:

1. Đối với dự án mua tàu biển để sử dụng:

- Tờ trình xin cấp phép mua tàu biển;

- Quyết định cho phép mua tàu biển của Người có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 của Nghị định này và kèm theo hồ sơ như quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.

2. Đối với dự án mua tàu biển để phá dỡ:

- Tờ trình xin cấp phép mua tàu biển;

- Quyết định cho phép mua tàu biển của Người có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 Nghị định này và hồ sơ kèm theo như quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

3. Hồ sơ xin cấp phép bán tàu biển:

- Tờ trình xin bán tàu biển;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp liên quan, nếu tàu dự kiến bán là tài sản Nhà nước hay tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối;

- Quyết định cho bán tàu biển của Người có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 Nghị định này và hồ sơ kèm theo như quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.

Mỗi trường hợp mua, bán tàu biển của người mua, bán tàu biển phải nộp Cục Hàng hải Việt Nam 03 (ba) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều này để xin cấp phép mua, bán tàu biển.

Điều 20.

1. Giấy phép mua, bán tàu biển được cấp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày, kể từ khi Cục Hàng hải Việt Nam nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Nếu chưa đủ hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Người mua, bán tàu biển biết chậm nhất 03 (ba) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xét duyệt để cấp phép mua, bán tàu biển, căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định này và tờ trình của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Giấy phép mua, bán tàu biển được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này có giá trị thay thế giấy phép xuất, nhập khẩu tàu biển.

4. Thời hạn hiệu lực của giấy phép mua, bán tàu biển tối đa 180 ngày (một trăm tám mươi) kể từ ngày cấp và được gia hạn một lần nhưng thời hạn không quá 90 ngày (chín mươi). Riêng đối với tàu biển đặt đóng mới, thì thời hạn của giấy phép được xác định tùy theo quy mô đầu tư và tiến trình thực hiện của từng dự án cụ thể.

 

Điều 21.

1. Khi xin cấp phép cho tàu biển được chuyển nhượng dưới các hình thức sở hữu khác: biếu, tặng, thừa kế... quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này tổ chức, cá nhân tiếp nhận tàu biển phải nộp cho Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ, gồm:

a) Tờ trình xin cấp phép.

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký và các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu biển.

c) Văn bản hợp pháp của tổ chức, cá nhân biếu, tặng, thừa kế... tàu biển.

2. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và tờ trình của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét để cấp giấy phép.

Giá trị và thời hạn hiệu lực của giấy phép được cấp cho các hình thức chuyển nhượng sở hữu này thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 của Nghị định này.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 22. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hợp nhất lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký tàu biển và giao cho các cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên trực tiếp thu để nộp vào Kho bạc Nhà nước tại địa phương nơi đăng ký tàu biển.

 

Điều 23. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn và chỉ đạo Hải quan cửa khẩu căn cứ giấy phép mua, bán tàu biển do Bộ Giao thông vận tải cấp, hợp đồng mua, bán tàu biển và biên bản giao nhận tàu biển để làm thủ tục xuất, nhập khẩu cho tàu biển.

 

Điều 24. Bộ trưởng các Bộ Giao thông vận tải, Thủy sản, Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ Nghị định này để sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp trong các văn bản do Bộ, Tổng cục đã ban hành đúng thẩm quyền trước đây.

 

Điều 25.

1. Các khiếu nại và khởi kiện của các tổ chức, tố cáo của cá nhân có liên quan đến việc cấp phép mua, bán tàu biển theo Nghị định này được giải quyết theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. Mọi hành vi vi phạm Nghị đinh này sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 26.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Nghị định này có hiệu lực độc lập với Nghị định của Chính phủ về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định của Chính phủ về Quy chế đấu thầu.

2. Nghị định này không áp dụng đối với những dự án mua, bán tàu biển đã được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực áp dụng.

 

Điều 27. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Điều 28. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU HỢP ĐỒNG MUA - BÁN TÀU BIỂN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG

 

1. STADARS FORM OF 7 OCTOBER 1981

Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng đóng mới tàu biển - 07/10/1981" do Hiệp hội chủ tàu Na Uy và Hiệp hội các xưởng đóng tàu Na Uy đồng phát hành.

2. MEMORANDUM OF AGREEMENTLBIMCO - SALEFORM 1956/1987/1993.

Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng mua - bán tàu biển - 1956/1987/1993" do Tổ chức hàng hải quốc tế vùng BALTIC/BIMCO phát hành.

3. BARECON "A".

Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng thuê tàu trần A" (có thể áp dụng cho cả hoạt động thuê - mua, vay - mua) do Tổ chức hàng hải quốc tế vùng BALTIC/BIMCO phát hành.

4. MEMORANDUM OF AGREEMENTL NIPPONSALES 1965.

Mẫu tiêu chuẩn "Hợp đồng mua bán tàu biển/1965" của Tiểu ban văn kiện thuộc Sở giao dịch mua - bán tàu Nhật Bản phát hành.

5. SALECCRAP 87.

Mẫu tiêu chuẩn " Hợp đồng bán tàu để phát dỡ/1987" do Tổ chức hàng hải quốc tế vùng Baltic/BIMCO phát hành.

 

 

PHỤ LỤC II (A)

NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG MUA - BÁN TÀU MỚI
HOẶC TÀU Đà QUA SỬ DỤNG

 

* Mô tả sơ lược về tên, địa chỉ giao dịch và tư cách pháp lý của các bên giao dịch.

* Tên, tính năng và các thông số kỹ thuật chủ yếu khác của con tàu được mua - bán.

* Phương thức mua - bán.

* Những điều khoản đặc thù về điều kiện lên đà, kiểm tra đặc biệt và trách nhiệm giám định kỹ thuật tàu.

* Giá tàu, phương thức thanh toán và các điều kiện tài chính kèm theo như: nguyên tắc chuyển giao quyền sở hữu tàu, tiền đặt cọc; thuế và lệ phí; bảo hiểm; bão lãnh hoặc cầm cố, thế chấp tài sản; tên và địa chỉ của các ngân hàng giao dịch.

* Thời hạn, địa điểm, phương thức và điều kiện giao nhận tàu hoặc hủy bỏ hợp đồng.

* Quyền, nghĩa vụ các bên.

* Điều khoản giới hạn về hợp đồng chỉ có giá trị áp dụng đầy đủ khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép mua - bán con tàu có liên quan, nếu thuộc loại phải xin phép.

* Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phạm vi các giới hạn miễn trừ trách nhiệm.

* Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

 

NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀU ĐỂ PHÁ DỠ

 

* Mô tả sơ lược về tên, địa chỉ giao dịch và tư cách pháp lý của các bên giao dịch.

* Tên, trọng tải tàu.

* Trách nhiệm cung cấp các giấy chứng nhận sở hữu, cầm cố, thế chấp của tàu.

* Giá tàu, phương thức thanh toán và địa chỉ của các ngân hàng giao dịch.

* Thời hạn, địa điểm, phương thức và điều kiện giao nhận tàu hoặc hủy bỏ hợp đồng.

* Quyền, nghĩa vụ các bên.

* Điều khoản giới hạn về hợp đồng chỉ có giá trị áp dụng đầy đủ khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép mua - bán con tàu có liên quan, nếu thuộc loại phải xin phép.

* Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phạm vi các giới hạn miễn trừ trách nhiệm.

* Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 99/1998/ND-CP
Hanoi, November 28, 1998
 
DECREE
ON THE MANAGEMENT OF SEA-GOING VESSEL PURCHASE AND SALE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Vietnam Maritime Code of June 30, 1990;In order to efficiently manage projects for sea-going vessel purchase and/or sale in line with the planning on development and gradual modernization of the country’s sea-going fleet; to meet the requirements on technical safety and protection of the sea environment; and further improve the procedures for ratification, decision and licensing sea-going vessel purchase and/or sale projects;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. "Sea-going vessel purchase and/or sale" means the process of probing markets, preparing dossiers of application for thc ratification of the purchases/sales of sea-going vessels, the issuance of decisions thereon and the granting of permits for the purchase/sale as well as the conclusion and performance of contracts for the purchase or sale of sea-going vessels.
2. "Sea-going vessel purchase and/or sale project" means a project on the purchase and/or sale of one or many sea-going vessels.
3. "Sea-going vessel purchaser or seller" means organization or individual that purchases or sells sea-going vessel(s).
4. "State budget capital or capital of State budget- origin" includes money or properties directly invested in or lent by the State to organizations and/or enterprises, or other resources assigned by the State to them for management and use.
5. "Person competent to decide sea-going vessel purchase or sale" means the representative of a State organization or agency who is authorized to decide on the sea-going vessel purchase or sale as prescribed in Article 10 of this Decree.
6. "Sea-going vessel purchase-or sale-permit" means a permit granted by the Ministry of Communications and Transport to a sea-going vessel purchaser or seller in strict compliance with the conditions, order and procedures provided for in this Decree.
7. "Sea-going vessel purchase or sale contract" include contracts on the purchase, sale, leasing-buying, borrowing-buying and building of sea-going vessels.
8. "Contract on sea-going vessel borrowing- buying" is a particular contract where the vessel purchaser and seller agree to use a sum of credit capital, which may be provided by the seller him/ herself to the buyer for vessel purchase but under the conditions to ensure the purchaser’s payment responsibility as specified in the contract.
Article 2.- This Decree prescribes conditions, competence and order for considering, ratifying and permitting the purchases or sales of sea-going vessels.
The purchase or sale of sea-going vessels stipulated in Clause 1, Article 3 of this Decree shall have to comply with the provisions of this Decree as well as other relevant provisions of law.
Article 3.- Scope of application of the Decree
1. This Decree shall apply to the purchase and sale of the used or newly-built sea-going vessels on domestic and international markets, except for cases stipulated in Clause 2 of this Article.
2. This Decree shall not apply to the purchase and sale of sea-going vessels of the following types:
a/ Vessels with the total main engine capacity of less than 75 CV; vessels without motor but with a total carrying capacity of less than 50 GRT; vessels with tonnage of less than 100 DWT or with the designed length of water line of less than 20 m;
b/ Vessels of different types which are purchased or sold with capital outside the budget sources or not originating from the budget; on the domestic market;
c/ Vessels manufactured by Vietnamese shipbuilding enterprises on the basis of contracts on building ships for foreign countries;
d/ Foreign vessels auctioned in Vietnam under coercive decisions issued by competent State agencies.
3. The purchase and sale of sea-going vessels for the purposes of military use as well as of the maintenance of security and order shall be managed by the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security; sea-going vessels that use nuclear energy and those used exclusively for the transport of radioactive substances shall be subject to separate regulations.
Article 4. - The Government shall exercise the uniform management over sea-going vessel purchase, sale, investment, import and export activities of Vietnamese organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals in Vietnam, with a view to:
a/ Ensuring the achievement of the strategic objectives on developing the national sea-going fleet along the line of industrialization and modernization, thereby contributing to the national economic development and reasonable protection of the development of Vietnam's shipbuilding industry.
b/ Ensuring that the technical safety conditions set for the sea-going fleet conform with the Vietnamese standards and those set in the international maritime agreements which Vietnam has signed or acceded to:
c/ Mobilizing and efficiently and lawfully using all investment capital sources for the fleet development.
Article 5.- Conditions for the import of sea-going vessels
1. Sea-going vessels imported for use must fully meet conditions for registration in Vietnam in accordance with the provisions of Vietnamese law.
2. Sea-going vessels imported for dismantlement must not be repaired, changed or restored for use for other purposes.
3. Annually, the Ministry of Communications and Transport shall, after consulting the concerned ministries and branches, base itself on the market demands and the real capability of Vietnam�s shipbuilding industry to announce a list of different types of sea-going vessels for import, which must specify the vessel types, quantities, technical specifications, total tonnage or total carrying capacity.
Article 6.- Sea-going vessel purchase or sale contracts
1. For sea-going vessel purchase or sale contracts, which are made between Vietnamese organizations or individuals and effected on the domestic market, their forms and contents must comply with the provisions of Vietnamese law.
2. For sea-going vessel purchase or sale contracts which are made between Vietnamese organizations or individuals and foreign organizations or individuals, their forms and contents shall be agreed upon and selected from among relevant common types of contract on the market (see the list of a number of international model contracts on sea-going vessel purchase and/or sale in Appendix I), by contracting parties. Depending on the specific conditions and purposes, a sea-going vessel purchase and/or sale contract may be modified appropriately but must ensure a number of basic contents as provided for in Appendix II (a, b).
Article 7.- For sea-going vessels allowed to be purchased by mode of borrowing-buying or leasing- buying, after a period of overseas registration as agreed upon in the contract and when being transferred into Vietnam, they shall be automatically registered in "the Vietnam National Registry Book of Ships" without having to apply for a new permit.
Chapter II
CLASSIFICATION OF SEA-GOING VESSEL PURCHASE OR SALE PROJECTS, COMPETENCE FOR THE CONSIDERATION, RATIFICATION AND LICENSING THEREOF
Article 8.- Sea-going vessel purchase or sale projects shall be classified according to their capital sources as follows:
1. Projects using budget capital or capital of budget origin.
2. Projects using capital sources other than those prescribed in Clause 1 of this Article and projects where sea-going vessels are transferred in such forms as gift, donation or inheritance...
Article 9.- Order of considering, ratifying and permitting sea-going vessel purchases or sales.
1. The order of considering, ratifying and permitting sea-going vessel purchases and/or sales shall include the following major steps:
a/ The 1st step: Ratifying the sea-going vessel purchase or sale plan.
b/ The 2nd step: Evaluating the dossier and issuing decision on sea-going vessel purchase or sale.
c/ The 3rd step: Issuing the permit for sea-going vessel purchase or sale.
2. The order of considering, ratifying and permitting sea-going vessel purchases or sales stipulated in Clause 1 of this Article shall apply on a case-by-case basis, concretely as follows:
a/ For sea-going vessels, which are purchased or sold with capital sources stipulated in Clause 1, Article 8 of this Decree, on the domestic market, only steps defined in Points a and b, Clause 1 of this Article, shall be followed.
b/ For sea-going vessels, which are purchased or sold with capital sources stipulated in Clause 2, Article 8 of this Decree, steps defined in Points a and b, Clause 1 of this Article shall not be followed.
c/ The granting of permits for sea-going vessel purchases or sales stipulated in Point c, Clause 1 of this Article shall apply to all sea-going vessel purchase or sale projects, irrespective of their capital sources and of whether they are imported from overseas into Vietnam or exported from Vietnam to foreign countries.
Article 10.- Competence to ratify the plans for, and to decide sea-going vessel purchases and/or sales
1. The person(s) competent to ratify sea-going vessel purchase or sale plans shall also be the person(s) competent to decide the sea-going vessel purchases or sales.
2. The competence to ratify the plans for and to decide the sea-going vessel purchases or sales for projects stipulated in Clause 1, Article 8 of this Decree are delegated as follows:
a/ The Prime Minister shall ratify and decide the sea-going vessel purchase or sale for projects valued at VND 200 billion or more, after receiving evaluation reports and presentations thereon from the Ministry of Communications and Transport.
b/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Managing Boards of the State Corporations set up under Decision No.91/TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister, shall be entitled to ratify and decide the sea-going vessel purchase or sale plans for projects valued at less than VND 200 billion.
c/ The heads of the General Department, Departments attached to the ministries and Managing Boards of the State Corporations set up under Decision No.90/TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister shall be entitled to ratify and decide the sea-going vessel purchase and/or sale plans for projects valued at less than VND 20 billion as authorized by their respective ministers.
3. Depending on the actual situation in each period, the Prime Minister may readjust the authorization stipulated in Clause 2 of this Article.
Article 11. - Competence to permit the sea-going vessel purchases or sales
1 . The Prime Minister shall authorize the Minister of Communications and Transport to grant permits for the purchases and/or sales of sea-going vessels in accordance with the stipulations in Point c, Clause 2, Article 9 of this Decree.
2. The granting of permits for sea-going vessel purchases or sales aims to:
a/ Ensure that sea-going vessel purchase or sale projects conform with the overall development planning set for the national sea-going fleet as well as the State’s policies on the reasonable protection the national shipbuilding industry;
b/ Consider the rationality of the sea-going vessel purchase or sale projects on the basis of the market demands and infrastructure conditions of Vietnam’s maritime service as well as the assurance of technical safety criteria, environmental protection and compliance with the relevant current provisions of law and international maritime agreements which Vietnam has signed or acceded to;
c/ Evaluate the terms of draft contracts on sea-going vessel purchases or sales.
3. The Vietnam Maritime Department shall be the standing agency in charge of receiving and evaluating dossiers then submitting them to the Minister of Communications and Transport for consideration and permitting the sea-going vessel purchases or sales.
Chapter III
PROCEDURES FOR RATIFYING PLANS FOR, DECIDING AND PERMITTING SEA-GOING VESSEL PURCHASES OR SALES
SECTION A. PROCEDURES FOR RATIFICATION OF PLANS FOR SEA-GOING VESSEL PURCHASES OR SALES
Article 12.- For sea-going vessels purchased or sold with capital sources stipulated in Clause 1, Article 8 of this Decree, the purchasers and sellers shall, on the basis of their demands, conduct market survey and prepare dossiers to be submitted to the competent levels defined in Clause 2, Article 10 of this Decree, applying for the ratification of sea-going vessel purchase or sale plans.
Article 13.- A dossier of application for the ratification of a sea-going vessel purchase or sale plan shall include:
1. For projects on sea-going vessel purchase for use:
a/ An application for the purchase of sea-going vessel(s).
b/ A copy of the business registration certificate or the decision on the establishment of the organization or enterprise applying for the purchase of sea-going vessel(s).
c/ A report proposing the ratification of the sea-going vessel purchase plan, with the following contents:
- Grounds proving the need to purchase the vessel(s);
- The investment scope: the type, quantity and estimated value of vessel(s);
- The financial sources for the purchase of vessel(s);
- The basic technical specifications of the to be-purchased vessel(s);
- The preliminary report on the market and forms of sea-going vessel purchase such as definitive purchase, borrowing-buying, leasing-buying or building a new. And, a proposal on the form of sea- going vessel purchase, such as auction or bidding, competitive offer or bidder appointment.
2. For projects on sea-going vessel purchase for dismantlement:
a/ An application for the purchase of sea-going vessel(s) for dismantlement, clearly stating the dismantlement capability, conditions and measures to ensure technical safety; prevention and combat against fires and explosions and environmental pollution;
b/A copy of the enterprise’s establishment decision or business registration certificate in the field of sea- going vessel dismantlement.
3. For projects on sea-going vessel sale:
a/ An application for the sale of sea-going vessel(s), clearly stating: the reasons of the sale the vessel’s origin and state of ownership; the remaining value of the vessel(s); its(their) projected selling price(s); mode of payment; conditions and place for the delivery of the vessel(s);
b/ Copies of the vessel registration certificates and technical safety certificates;
c/ A copy of the business registration certificate or the decision on the establishment of the organization or enterprise which applies for the sale of the vessel(s).
Article 14.-
1. Basing him/herself on the dossier of application for ratification of a sea-going vessel purchase or sale plan as stipulated in Article 13 of this Decree, within 20 (twenty) days, the person competent to ratify the sea-going vessel purchase or sale plan shall have to issue a ratifying document or give the reasons for non-ratification.
2. A document ratifying the sea-going vessel purchase and/or sale plan shall include the following main contents:
a/ The investment scope, the mode of capital mobilization, the projected buying/selling prices, the mode of purchase or sale, the main technical parameters of the sea-going vessel(s) and the market where such vessel(s) is(are) purchased or sold: in Vietnam or in foreign country(ies).
b/ The permission for the sea-going vessel purchaser and/or seller to apply such form of purchase and/or sale as auction, bidding, competitive offer or bidder appointment.
3. The person competent to decide the sea-going vessel purchase and/or sale shall take responsibility for his/her decisions.
SECTION B. PROCEDURES FOR DECIDING SEA-GOING VESSEL PURCHASES OR SALES
Article 15.- After a sea-going vessel purchase or sale plan has been ratified, the sea-going vessel purchaser or seller shall compile a dossier and submit it to the competent person for deciding the purchase or sale of one or many sea-going vessels which is(have) already been selected.
Article16.- A dossier of application for a decision on a sea-going vessel purchase or sale shall include:
1. For projects on sea-going vessel purchase for use:
a/ Purchasing used sea-going vessels:
- A certificate of the vessel ownership and a copy of its registration certificate;
- A report on technical evaluation of the sea-going vessel(s) by Vietnam Register of Shipping or by a foreign Register of Shipping or an international expert nominated by the purchaser and/or seller, and recognized by Vietnam Register of Shipping;
- A copy of the vessel’s registration dossier;
- A report on the results of selection of sea-going vessel(s);
- The draft contract or agreements of equipment value;
- An agreement on loan guaranty, if so requested by the vessel seller or the loan provider.
b/ Purchasing newly-built sea-going vessels:
- A technical designing dossier of the newly-built sea-going vessel(s) which has been ratified by Vietnam Register of Shipping or by a foreign Register of Shipping, which is recognized by Vietnam Register of Shipping;
- A report on the bidding results;
- The draft contract or agreements of equipment value;
- An agreement on loan guaranty, if so requested by the vessel-builder or the loan provider.
2. For projects on the purchase of sea-going vessels for dismantlement;
- Copies of the vessel registration certificate and ownership certificate;
- The plans for dismantlement, prevention and combat against fires and explosions and ecological pollution;
- The draft contract or agreements of equivalent value.
3. For projects on the sale of sea-going vessels:
- Copies of the vessel registration certificate, ownership certificate and technical safety certificates granted by the competent Registers of Shipping;
- A report on the results of survey of the market selling price(s) of vessel(s) of the same type at relevant time, regarding sea-going vessel(s) sold to foreign country(ies), and the projected initial price(s) of such vessel(s) in cases where it (they) is(are) auctioned in Vietnam;
- The draft contract or agreements of equivalent value.
Article 17.- Basing him/herself on the dossier of application for decision on the purchase or sale sea-going vessels as stipulated in Article 16 of this Decree, the competent person shall issue a decision on sea-going vessel purchase or sale, with the following main contents:
a/ Determining the validity and legality of the project dossier already submitted.
b/ Determining the project’s financial, technical and technological feasibility as well as the business results of the exploitation of sea-going vessel(s).
c/ Ratifying the results of selection of sea-going vessel(s).
d/ Ratifying the contents of the draft contract on sea-going vessel purchase or sale.
Article 18.- Responsibilities and rights of sea-going vessel purchasers and sellers:
1. Sea-going vessel purchasers and sellers shall be responsible for:
a/ The accuracy and legality of documents attached to the dossiers of sea-going vessel purchase or sale projects which have been submitted to the competent organizations and agencies for ratifying, deciding and permitting the purchase or sale of sea-going vessels.
b/ The authenticity of the technical quality of sea- going vessels, their buying/selling prices and financial conditions of projects; ensuring that the vessel’s quality stated in the submitted technical dossiers correspond to the actual state of the vessels upon their delivery and receipt.
c/ The efficiency of the projects’ investment capital; the rationality of the buying/selling modes and the modes of capital mobilization which have been selected on the basis of projects’ financial and technological capabilities as well as the sea-going vessel exploitation plans.
d/ The contents of the draft contracts on sea-going vessel purchase or sale. And, they shall be entitled officially sign the sea-going vessel purchase or sale contracts only after obtaining sea-going vessel purchase or sale decisions and permits as prescribed in this Decree.
e/ Strictly complying with regulations stated in the sea-going vessel purchase or sale permits; and reporting the results of sea-going vessel purchase and/ or sale, within 7 days after the completion thereof, to the persons competent to decide and permit the sea- going vessel purchases or sales.
2. Sea-going vessel purchasers and sellers shall have the following rights:
a/ To directly negotiate and conclude sea-going vessel purchase or sale contracts and fill procedures for the delivery and receipt, import or export of sea- going vessels, based on the sea-going vessel purchase or sale permits granted by the Minister of Communications and Transport.
b/ If deeming it necessary, sea-going vessel purchasers or sellers may hire consultants to elaborate the projects or entrust other persons to fill the procedures for the delivery or receipt, import or export of sea-going vessels in compliance with the permits.
SECTION C. PROCEDURES FOR GRANTING SEA-GOING VESSEL PURCHASE AND/OR SALE PERMITS
Article 19. - A dossier of application for a permit to purchase sea-going vessel shall include:
1. For projects on sea-going vessel purchase for use:
- An application for a sea-going vessel-purchase permit;
- The decision allowing the purchase of sea-going vessel(s) issued by the competent person as prescribed in Article 10 of this Decree, and accompanying documents as stipulated in Clause 1 Article 16 of this Decree.
2. For projects on purchase of sea-going vessels for dismantlement:
- An application for a sea-going vessel-purchase permit;
- The decision allowing the purchase of sea-going vessel(s) issued by the competent person as prescribed in Article 10 of this Decree, and accompanying documents as stipulated in Clause 2, Article 16 of this Decree.
3. Dossiers of application for sea-going vessel-sale permits:
- An application for a sea-going vessel -sale permit;
- The written approval from the agency managing the State’s capital and property at the concerned enterprise, in cases where the to be-sold vessel is the State’s property or property of an enterprise where the State holds dominant shares;
- The decision allowing the sale of sea-going vessel(s), issued by the competent person as prescribed in Article 10 of this Decree, and accompanying documents as stipulated in Clause 3, Article 16 of this Decree.
For each sea-going vessel purchase or sale, the purchaser or seller shall have to submit to Vietnam Maritime Department 03 (three) sets of dossier of application for the permit to purchase or sell the sea- going vessel.
Article 20. -
1. A sea-going vessel purchase- or sale- permit shall be issued within 15 (fifteen) days after Vietnam Maritime Department receives the complete valid dossier as stipulated in Article 19 of this Decree. In cases where the dossier is not complete, Vietnam Maritime Department shall have to notify the sea- going purchaser or seller thereof within 03 (three) days after receiving the dossier.
2. The Minister of Communications and Transport shall have to consider, ratify and permit the purchase or sale of sea-going vessels on the basis of the provisions in Article 11 of this Decree and the report from the Director of Vietnam Maritime Department.
3. A sea-going vessel purchase or sale permit under the set form in Appendix III attached to this Decree shall be of the value as the substitute of the sea-going vessel import/export permit.
4. A sea-going vessel purchase or sale permit shall be valid for 180 (one hundred and eighty) days at most from the date of its issue and may be extended only once for not more than 90 (ninety) days. As for newly-built vessels, the permit’s validity duration shall be determined depending on the scope of investment and process of implementation of each specific project.
Article 21. -
1. When applying for the transfer of ownership over a sea-going vessel in such forms as gift, donation or inheritance... as stipulated in Clause 2, Article 8 of this Decree, the organization or individual that receives such sea-going vessel shall have to submit to Vietnam Maritime Department 01 (one) set of dossier, including:
a/ An application for a permit;
b/ Copies of the vessel registration certificate and technical safety certificates;
c/ Documents proving the legality of the organization or individual that presents, donates or bequeaths... the sea-going vessel.
2. Basing him/herself on the provisions in Clause 2, Article 11 of this Decree and the report from the Director of Vietnam Maritime Department, the Minister of Communications and Transport shall have to consider the issuance of a permit.
The validity duration of a permit for such forms of ownership transfer shall comply with the provisions in Clause 3 and Clause 4 of Article 20 of this Decree.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 22. - The Ministry of Finance shall specify the incorporation of the sea-going vessel declaration and registration fees and assign the Registers of Shipping as well as the crew members to directly collect the fees and remit them into the State Treasuries of localities where the sea-going vessels are registered.
Article 23. - The General Director of Customs shall guide and direct the border-gate customs offices to base themselves on sea-going vessel purchase or sale permits issued by the Ministry of Communication and Transport, sea-going vessel purchase and/or sale contracts and records on sea -going vessel delivery and receipt in order to clear sea-going vessel import/export procedures.
Article 24.- The ministers of Communications and Transport; Aquatic Resources; Planning and Investment; Trade; Science, Technology and Environment, and Finance; and the General Director of Customs shall base themselves on this Decree to amend and/or supplement the inappropriate contents of legal documents issued earlier by ministries and general departments according to their respective competence.
Article 25.-
1. Organizations� and/or individuals’ complaints and lawsuits related to the granting of permits for purchase or sale of sea-going vessels under this Decree shall be settled according to the order and procedure prescribed by law.
2. All acts of violation of this Decree shall, depending on their seriousness, be handled in accordance with the current provisions of law.
Article 26.-
1. This Decree takes effect 15 days after its signing and shall be independent from the Government’s Decrees promulgating the Regulation on Investment and Construction Management and the Regulation on Bidding.
2. This Decree shall not apply to sea-going vessel purchase and/or sale projects which have been licensed before its effective date.
Article 27.- The Minister of Communications and Transport shall have to organize and guide implementation of this Decree.
Article 28.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of People’s Committees of the provinces and centrally- run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 
APPENDIX I
LIST OF A NUMBER OF COMMON INTERNATIONAL MODEL CONTRACT ON SEA-GOING VESSEL PURCHASE AND/OR SALE
1. STANDARD FORM OF OCTOBER 7, 1981.
This model contract "for building new sea-going Vessels" was distributed by the Norwegian Ship- Owners’ Association and Association of Shipyards.
2. MEMORANDUM OF AGREEMENT/BIMCO-SALEFORM 1956/1987/1993.
This model contract for sea-going vessel purchase/ sale was distributed by Baltic/BIMCO international maritime organization.
3. BARECON "A".
This model contract (may be applicable to both borrowing-buying and leasing-buying activities) was distributed by Baltic/BIMCO international maritime organization.
4. MEMORANDUM OF AGREEMENT NIPPONSALES 1965.
This model contract for sea-going vessel purchase sale was distributed by the Documentary Sub-Committee of the Japanese Ship-Trading Transaction Office.
5. SALESCRAP 87.
This model contract for sale of ship for dismantlement was distributed Baltic/BIMCO international maritime organization.
APPENDIX II (A)
MAJOR CONTENTS OF CONTRACTS ON THE PURCHASE AND/OR SALE OF NEW OR USED SEA-GOING VESSELS
* Brief descriptions on the names, transaction addresses and legal status of the involved parties.
* Names, specifications and main technical parameters of the purchased or sold vessel.
* The buying/selling mode.
* Specific terms on the conditions for placing the vessel on the dry dock, special inspection and responsibility for vessel technical evaluation.
* The vessel’s price, mode of payment and accompanied financial conditions, including principles for the vessel ownership transfer; deposits; taxes and fees; insurance; guaranty; pledge or mortgage of the property; names and addresses of the banks involved in the transaction.
* Time-limit, place, mode and conditions for the delivery and receipt of the vessel or annulment of the contract.
* Rights and obligations of the involved parties.
* The term on the restrictions to the contract shall be fully applicable only with permission from the agency competent to issue a permit for the purchase or sale of the concerned vessel, if such a permit is required.
* Liabilities due to the breach of the contract, scope of liability immunity.
* Principles for settling disputes arising in the course of implementation of the contract.
APPENDIX II (B)
MAJOR CONTENTS OF CONTRACTS ON SEA-GOING VESSEL PURCHASE AND/OR SALE FOR DISMANTLEMENT
* Brief descriptions on the names, transaction addresses and legal status of the involved parties.
* The vessel’s name and tonnage.
* The responsibility to provide certificates of the ownership right, pledge and mortgage of the vessel.
* The vessel’s price, mode of payment and addresses of the banks involved in the transaction.
* Time-limit, place, mode and conditions for the delivery and receipt of the vessel or annulment of the contract.
* Rights and obligations of the involved parties.
* The term on the restrictions to the contract shall be fully applicable only with permission from the agency competent to issue a permit for the purchase and/or sale of the concerned vessel, if such a permit is required.
* Liabilities due to the breach of the contract, scope of the liability immunity.
* Principles for settling disputes arising in the course of implementation of the contract.
(This translation is for reference only)
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 99/1998/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất