Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH tuyển sinh, sử dụng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

thuộc tính Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH

Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về tuyển sinh, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2017/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành:08/03/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

Ngày 08/03/2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, áp dụng với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; không áp dụng với trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Theo Thông tư này, các loại hình bồi dưỡng với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Bồi dưỡng chuẩn hóa (bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ); Bồi dưỡng nâng cao (bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, tiến bộ khoa học và công nghệ); Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất…
Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; nhà giáo dạy trong cơ sở tư thục và các cơ sở có vốn đầu tư nước khi tham gia các lớp bồi dưỡng được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia khóa bồi dưỡng, nhà giáo phải cam kết về thời gian làm việc tại đơn vị chủ quản sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng; đặc biệt, khi được cử đi bồi dưỡng, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm lưu trữ và báo cáo đề cương, kết quả bồi dưỡng, thực tập.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2017.

Xem chi tiết Thông tư06/2017/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 06/2017/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, BỒI DƯỠNG

ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 01 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp). Riêng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài không áp dụng các quy định về tuyển dụng, sử dụng tại Thông tư này.
2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn đối với nhà giáo được cử đi bồi dưỡng
1. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao (sau đây gọi chung là bồi dưỡng) phải thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập trong thời gian bồi dưỡng; chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng; giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
2. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia các lớp bồi dưỡng được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
4. Nhà giáo khi tham gia các khóa bồi dưỡng phải có cam kết về thời gian làm việc tại đơn vị chủ quản sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
5. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm lưu trữ và báo cáo đề cương, kết quả bồi dưỡng, thực tập.
Điều 3. Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị và nguồn khác (nếu có).
2. Đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu dịch vụ đào tạo của đơn vị và nguồn khác (nếu có).
3. Đối với các đơn vị do Nhà nước đảm bảo: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và nguồn khác (nếu có).
4. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được chi từ nguồn thu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được tính vào chi phí đào tạo.
Chương II
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG NHÀ GIÁO
Điều 4. Tuyển dụng nhà giáo
Việc tuyển dụng nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Việc tuyển dụng và sử dụng viên chức phải bảo đảm số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức theo vị trí việc làm.
Điều 5. Sử dụng nhà giáo
1. Người được tuyển dụng vào chức danh nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Thời gian tập sự đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 12 tháng; nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 6 tháng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải sử dụng nhà giáo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo hoặc đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.
Chương III
BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Điều 6. Các loại hình bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng chuẩn hóa là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Bồi dưỡng nâng cao là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, tiến bộ khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp.
3. Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điều 7. Yêu cầu về nội dung chương trình bồi dưỡng
Nội dung chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;
2. Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;
3. Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Điều 8. Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng
1. Thành lập Ban chủ nhiệm để xây dựng đề cương tổng hợp, thiết kế chương trình tổng quát, biên soạn chương trình chi tiết. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Ban chủ nhiệm được quy định cụ thể theo từng chương trình bồi dưỡng.
2. Thành lập Hội đồng thẩm định để nghiệm thu chương trình bồi dưỡng. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định cụ thể tùy theo từng chương trình bồi dưỡng.
3. Kết quả nghiệm thu chương trình của Hội đồng thẩm định là căn cứ để xem xét ban hành chương trình bồi dưỡng.
Điều 9. Hình thức, phương thức tổ chức bồi dưỡng
1. Hình thức tổ chức: Tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học và từ xa.
2. Phương thức tổ chức: Hội thảo; tập huấn; bồi dưỡng chuyên đề; nghiên cứu, khảo sát thực tế; tham quan học tập; thực tập nâng cao và tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
Điều 10. Sử dụng kết quả bồi dưỡng
Kết quả bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng, thi nâng hạng viên chức; xét công nhận đạt chuẩn và các chế độ, chính sách khác có liên quan.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; mẫu chứng chỉ, quy định việc quản lý, cấp phát chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp để giảng dạy các cấp trình độ đào tạo.
2. Ban hành chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn các chức danh nghề nghiệp; mẫu chứng chỉ, quy định việc quản lý, cấp phát chứng chỉ chứng chỉ đạt chuẩn các chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo từng giai đoạn, hàng năm và phối hợp tổ chức thực hiện.
2. Thành lập các Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định để tổ chức xây dựng, thẩm định và nghiệm thu các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho nhà giáo.
3. Trình Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành các chương trình; mẫu chứng chỉ, quy định việc quản lý, cấp phát chứng chỉ các chương trình được quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Ban hành các chương trình; mẫu chứng chỉ, quy định việc quản lý, cấp phát chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng ngoài các chương trình quy định tại tại Điều 11 Thông tư này cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
5. Hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí bồi dưỡng đối với nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng đối với nhà giáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí bồi dưỡng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo từng giai đoạn, hàng năm và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất tình hình thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hướng dẫn các nhà giáo được cử đi bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, đề cương, báo cáo kết quả thực hiện. Đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức hoặc kết hợp với các cơ sở giáo dục khác, các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện để bồi dưỡng cho nhà giáo.
4. Cử và tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng đối với nhà giáo.
5. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở tổ chức bồi dưỡng
1. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của từng loại hình, nội dung bồi dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức thực hiện.
2. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; quản lý quá trình học tập, đánh giá và công nhận kết quả học tập của người học; báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
2. Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; Thông tư số 41/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Ch
tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND,
Sở LĐTBXH các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Circular No.  06/2017/TT-BLDTBXH dated March 8, 2017 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on recruitment, employment, and training applicable to vocational education teachers

Pursuant to Law on vocational education dated November 27, 2014;

Pursuant to Law on public employees dated January 15, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government s Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 on guidelines for Law on vocational education;

Pursuant to the Government s Decree No. 29/2012/ND-CP dated April 12, 2012 on recruitment, employment, and management of public employees;

At the request of Director General of General Department of Vocational Education;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on recruitment, employment, and training applicable to vocational education teachers.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1. This Circular deals with recruitment, employment, standardized and advanced training programs applicable to vocational education teachers in junior colleges, post-secondary schools, and vocational education centers (hereinafter referred to as vocational education institutions). Private and foreign-invested vocational education institutions shall not apply regulations on recruitment and employment in this Circular.

2. This Circular applies to teachers in vocational education institutions; and other relevant agencies, organizations, and individuals.

3. This Circular shall not apply to pedagogical institutions and teachers of pedagogy under scope of management of the Ministry of Education and Training.

Article 2. Duties and entitlements of teachers sent to undergo training programs

1. Teachers sent to undergo standardized or advanced training programs (hereinafter referred to as training courses) shall complete the programs and study plan during the given training period; comply with regulations of law, internal regulations of training institutions; store and protect property of the training institutions.

2. Teachers in public vocational education institutions that are sent to undergo training programs shall be paid full salaries and other benefits as prescribed by law.

3. Teachers in private vocational education institutions and foreign-invested vocational education institutions that undergo training courses shall be eligible for rights and interests as prescribed by law.

4. A teacher shall, upon his/her participation in a training course, make a commitment of his/her service time in the managing entity after completion of the training course as prescribed by law.

5. A teacher sent to undergo training courses or probation at an enterprise or a specialized agency shall store and send a report of draft and outcomes of training or probation.

Article 3. Funding

1. With regard to public non-business units that undertake autonomy in the whole of capital expenditure and recurrent expenditures, and units that undertake autonomy in recurrent expenditures: Funding for training activities shall be financed from their revenue sources of public administration services and other sources (if any).

2. With regard to non-business units that under take autonomy in a part of recurrent expenditures: Funding for training activities shall be financed from state budget sources according to the roadmap for calculating public administration services, their revenue sources of training services and other sources (if any).

3. With regard to units financed by the State: Funding for training activities shall be financed by state budget and other sources (if any).

4. With regard to private and foreign-invested vocational education institutions: Funding for training activities shall be financed from their revenue sources which shall be included in training costs.

Chapter II

RECRUITMENT AND EMPLOYMENT OF TEACHERS

Article 4. Recruitment

The recruitment of teachers shall be consistent with Chapter II the Government s Decree No. 29/2012/ND-CP dated April 12, 2012 on recruitment, employment, and management of public employees, Circular No. 15/2012/TT-BNV dated December 25, 2012 of the Ministry of Home Affairs on guidelines for recruitment, conclusion of labor contracts and reimbursement for training costs applicable to public employees and Circular No. 16/2012/TT-BNV dated December 28, 2012 of the Ministry of Home Affairs on promulgation of Regulation on examinations, assessment of public employees; Regulation on examinations for the purpose of promotion of professional titles taken by public employees and internal regulations thereof. The recruitment and employment of public employees shall ensure the quantity, proportion, and standards for public employee titles according to positions.

Article 5. Employment

1. Recruits as teachers at advanced, intermediate, and elementary level must undergo probation as prescribed in Article 20 of the Government s Decree No. 29/2012/ND-CP dated April 12, 2012 on recruitment, employment, and management of public employees. A probation period of 12 months shall apply to teachers at advanced and intermediate levels, and a probation period of 6 months shall apply to teachers at elementary level.

2. Each vocational education institution shall employ teachers qualified as prescribed and in accordance with their training fields or in accordance with their labor contracts.

Chapter III

TRAINING PROGRAMS

Article 6. Types of training programs

1. Standardized training program means a type of training with the purpose of standardizing teachers in terms of professional competence and knowledge; standardizing professional titles and other matters as prescribed by law.

2. Advanced training program means a type of training with the purpose of improving teachers in terms of professional qualifications, professional skills, pedagogy, foreign language, and information technology competence and other matters to meet the requirements for profession development.

3. Teacher’s probation at enterprise or specialized agency means a type of training with the purpose of updating knowledge, technology, production management methods, and practicing skills in reality and business.

Article 7. Requirements for contents of training program

Contents of training program must meet the following requirements:

1. The contents reflect training objectives; stipulate learners’ qualifications after completion of the courses; scope and structure of contents, methods, and forms of training; performance assessment after completion of the courses;

2. The contents shall be periodically updated in conformity with technology in business.

Article 8. Formulation, assessment, and promulgation of training programs

1. Establish an executive board in charge of formulating general outlines, designing general program, and compiling detailed program. Duties, entitlements, structure, composition, and standards for executive board’s members shall be specified subject to each training program.

2. Establish an assessment council in charge of assessment before acceptance of training program. Duties, entitlements, structure, composition, and standards for assessment council’s members shall be specified subject to each training program.

3. The conclusion made by the assessment council upon its assessment before acceptance shall be basis for promulgating a training program.

Article 9. Modes and methods of training program

1. Modes: Full time, part time, in-service, and distance training.

2. Methods: Seminars; thematic training; reality research and survey; study visits; advanced probation and self-research for the purpose of improving qualifications.

Article 10. Use of training results

The training results shall be used for the purpose of assessing teachers annual performance or assessing promotion or assessing the examinations of promotion of public employees; assessing for recognition of standards, and relevant policies.

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 11. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Promulgate pedagogy training programs; templates of certificate and regulations of managing and issuing vocational pedagogy certificates to be used in prescribed training levels.

2. Promulgate standardized training programs of professional titles; templates of certificates and regulations of managing and issuing standardized vocational pedagogy certificates as prescribed.

Article 12. Responsibilities of General Department of Vocational Education

1. Provide vocational education institutions, Ministries, agencies, and local governments with guidelines for making training plans for vocational education teachers periodically and annually and cooperation mechanism.

2. Establish executive boards and assessment councils in charge of formulating, assessing, and checking before acceptance of training programs and materials for teachers.

3. Request the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to promulgates programs; templates of certificates and regulations of managing and issuing those certificates prescribed in Article 11 hereof.

4. Promulgate programs; templates of certificates and regulations of managing and issuing certificates of training programs other than those prescribed in Article 11 hereof to vocational education teachers.

5. Instruct and inspect the implementation of regulations of this Circular.

Article 13. Responsibilities of Ministries, ministerial-level agencies;People’s Committees of provinces and central-affiliated cities

1. Direct vocational education institutions within its scope of management to implement this Circular.

2. Make plans and budget estimates for the training periodically and annually, and then submit them to competent authorities for approval.

3. Manage, direct, inspect, and supervise the recruitment, employment, and training for teachers in vocational education institutions within its scope of management; send annual and irregular reports on the implementation of training activities to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via General Department of Vocational Education).

Article 14. Responsibilities of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Assist the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities to direct and instruct vocational education institutions within its scope of management to implement this Circular.

2. Make plans and budget estimates for the training for teachers in vocational education institutions within its scope of management periodically and annually, and then submit them to the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities for approval.

3. Inspect the recruitment, employment, and training for teachers in vocational education institutions within its scope of management; send annual and irregular reports on the implementation of the recruitment, employment, and training toPeople’s Committees ofcentral-affiliated cities and provinces.

Article 15. Responsibilities of vocational education institutions

1. Make plans for recruitment, employment, and training periodically and annually, and then submit them to competent authorities for approval.

2. Instruct teachers sent to undergo training courses to make plans, drafts, and reports on performance. Ensure that teachers are trained regularly at intervals of 5 years or put on probation at enterprises or specialized agencies at intervals of 4 weeks in 1 year for teachers who teach college and intermediate levels and at intervals of 2 weeks in 1 year for teachers who teach elementary level.

3. Cooperate with other educational institutions and qualified enterprises or specialized agencies in providing training programs for teachers.

4. Send and enable teachers to participate in training courses provided by competent agencies and units; and encourage self-training activities.

5. Send periodical and annual reports on performance of recruitment, employment, and training of teachers as prescribed.

Article 16. Responsibilities of training providers

1. Training providers shall ensure the conditions required by each of training types and contents and obtain permission given by competent authorities.

2. Training providers must make training plans; manage the progress of learning, assessment and recognition of study outcomes of learners; report training results and issue certificates to learners as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via General Department of Vocational Education).

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 17. Effect

1. This Circular takes effect on May 1, 2017.

2. Decision No. 57/2008/QD-BLDTBXH dated May 26, 2008 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on promulgation of Regulations on employment and training of vocational education teachers; Circular No. 41/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on employment, standardized training programs, advanced training programs for teachers of elementary level shall cease to be effective from the effective date of this Circular.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Doan Mau Diep

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 06/2017/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất