Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 53/2016/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 53/2016/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 21/03/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Cụ thể, các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt; những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Đối với những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ; Tên đơn vị và cá nhân lập; Tên đơn vị và cá nhân nhận; Nội dung kinh tế của chứng từ; Chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt; bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Riêng với các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác, không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về nguyên tắc kế toán, Thông tư quy định khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh, giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền. Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh trong năm tài chính; trường hợp thay đổi phải trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký; áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2016.
Xem chi tiết Thông tư53/2016/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 53/2016/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 53/2016/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2016 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 200/2014/TT-BTC NGÀY 22/12/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp,
“g) Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.
Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh, doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán”.
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;
- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a Khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.”
“4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ):
a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
b) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642...
Có các TK 331, 341, 336...
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
- Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152,153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
Có TK 331 - Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ...):
Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi chuyển giao vật tư; hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá giao dịch thực tế thời Điểm nhận trước tiền của người mua)
Có các TK 511, 711.
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có các TK 511, 711.
h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,...):
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
k) Các Khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh)
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại Khoản ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinh giao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán:
- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4.2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC”.
m) Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái trên thuyết minh báo cáo tài chính và việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn mực kế toán”.
“Điều 120. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE
Circular No.53/2016/TT-BTCdated March 31, 2016 of the Ministry of Finance on amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance guiding the corporate accounting system
Pursuant to the Accounting Law dated June 17, 2003;
Pursuant to Decree No.129/2004/ND-CPdated May 31, 2005 of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Accounting Law in business activities;
Pursuant to Decree No.215/2013/ND-CPdated February , 2013 of the Government defining the functions, power and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of Director of Department of Accounting and Auditing System
The Minister of Finance issues the Circular amending and adding some articles of Circular No.200/2014/TT-BTCdated December 22, 2014 guiding the corporate accounting system.
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Circular No.200/2014/TT-BTCas follows:
1.To amend and supplement Point g, Clause 1, Article 15 of Circular No.200/2014/TT-BTCas follows:
“g).Upon disposal or sale of trading securities (taking into account each class of securities), the prime cost of trading securities is determined by one of the methods of first in first out or weighted average.
The enterprises must apply the consistent method to choose and calculate the prime cost of trading securities in financial year. In case of change of method for calculation of prime cost of trading securities, the enterprises must make presentation and explanation in accordance with the accounting standards”.
2.To change the phrase “weighted average prime cost” and “book value of stocks exchanged by method of weighted average” by the phrase “prime cost specified under Point d and e, Clause 3, Article 15 of Circular No.200/2014/TT-BTC.
3.To amend and supplement the Clause 1.3, Article 69 of Circular No.200/2014/TT-BTCas follows:
“1.3.Principles to determine the exchange rate:
a)Actual exchange rate for foreign currency transactions arising in the period:
-The actual exchange rate upon sale of foreign currency (spot foreign currency sale contract, forward contract, futures contract, options contract and swap contract) is the exchange rate signed in the foreign currency sale contract between enterprises and commercial banks;
-Where the contract does not specify the payment rate:
+The enterprise makes entries in the accounting books according to the actual exchange rate: when recording the contributed capital or receipt of contributed capital as the foreign currency sale rate of the bank where the enterprise opens its account to receive capital from the investors on the day of capital contribution; when recording the debts receivable as the buying rate of the commercial bank where the enterprise requires its customer to make payment at the time of transaction; when recording the debts payable as the selling rate of the commercial bank where the enterprise is expected to enter into a transaction at the time of transaction; when recording the asset procurement transactions or costs which are paid immediately in foreign currency (not through the accounts payable) which is the buying rate of commercial bank where the enterprise makes payment.
+In addition to the above actual exchange rate, the enterprise can choose the actual exchange rate as the one which approximates the average transfer, selling and buying rate of the commercial bank where the enterprise has regular transactions. The approximate exchange rate must ensure its difference does not exceed+/-1%compared with the average transfer and sale rate. The average transfer and sale rate is determined daily, weekly or monthly on the basis of arithmetic average between the daily buying rate and selling rate or transfer rate of commercial bank.
The use of approximate exchange rate must ensure no major effect on the financial situation and result of business and production of accounting period.
b)The actual exchange rate upon re-evaluation of currency items with foreign currency origin by the time of preparation for financial statement:
-The actual exchange rate upon re-evaluation of currency items with foreign currency origin classified as assets: is the foreign currency buying exchange rate of the commercial bank where the enterprise has regular transactions by the time of preparation for financial statement. For foreign currencies deposited at the bank, the actual exchange rate upon re-evaluation is the buying exchange rate of the bank where the enterprise opens its foreign currency account.
-The actual exchange rate upon re-evaluation of currency items with foreign currency origin classified as debts payable: is the foreign currency selling price of the commercial bank where the enterprise has regular transactions by the time of preparation for financial statement.
-The units in the group may apply one exchange rate stipulated by their parent company (must ensure the closeness to the actual exchange rate) to re-evaluate the currency items with foreign currency origin generated from internal transactions.
-Where the enterprise uses the approximate exchange rate specified under Point a of this Clause to record the accounting of transactions in foreign currency generated in the period. At the end of accounting period, the enterprise shall use the transfer exchange rate of the commercial bank where the enterprise has regular transactions to re-evaluate the currency items with foreign currency origin. This transfer exchange rate may be the buying or selling exchange rate or the average transfer, selling and buying rate of the commercial bank.”
4.Replacing the phrases “mobile weighted average exchange rate”, “recorded exchange rate of weighted average” with the phrase “mobile weighted average exchange rate or actual exchange rate” specified under Point e, Clause 1, Article 12, Point dd, Clause 1 of Article 13, Point e, Clause 1 of Article 18, Point c, Clause 1 of Article 51, Clause 1.4 and Point b and c, Clause 1.5 of Article 69 of Circular No.200/2014/TT-BTC.
5.To amend and supplement Clause 4.1, Article 69 of Circular No.200/2014/TT-BTCas follows:
“4.1.Accounting difference of exchange rate incurred in the period (including the exchange rate difference in the previous period of operation of the enterprises whose 100% charter capital is not held by the State):
a)When buying the materials, goods, immovable property and services paid in foreign currency, record:
Debit of accounts 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
Debit of accounts151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641and642 (actual exchange rate on the transaction date)
Debit of account 635 – Financial activity expenses (exchange rate loss).
Credit of accounts111 (1112), 112 (1122)(exchange rate recorded in accounting book)
Credit of account 515 - Revenue from financial activities (exchange rate interest)
b)When buying materials, goods, immovable property or services from the provider but not yet paid, when getting a loan or receiving debt internally….in foreign currency, based on the actual exchange rate on the transaction date, record:
Debit of accounts111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642...
Credit of accounts331, 341, 336...
c)When advancing the seller money in foreign currency to purchase materials, goods, immovable property or services:
-The accountant records the amount advanced to the seller in accordance with the actual exchange rate at the time of the advance, record:
Debit of account 331 – Payable to seller (the actual exchange rate on the advance date)
Debit of account 635 - Financial activity expenses (exchange rate loss).
Credit of accounts 111(1112), 112 (1122)(based on the exchange rate recorded in accounting book))
Credit of account 515 - Revenue from financial activities (exchange rate interest)
-When receiving the materials, goods, immovable property or services from the seller, the accountant shall record it on the principle:
+For the value of materials, goods, immovable property or services corresponding to the amount in foreign currency advanced to the seller, the accountant shall record it according to the actual exchange rate at the time of advance, record:
Debit of accountsTK 151, 152,153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
Credit ofTK 331 -Payable to seller (actual exchange rate of advance date)
+For the value of materials, goods, immovable property or services not yet paid, the accountant shall record it according to the actual exchange rate at the time of generation (transaction date), record:
Debit of accounts 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (actual exchange rate on the transaction date)
Credit of account 331 -Payable to seller (actual exchange rate on the transaction date)
d)When making debt repayment in foreign currency (debts payable to the seller, loan, financial leasing debt, internal debt…):
Debit of accounts 331, 336, 341,...(exchange rate recorded in accounting book)
Debit of account635 -Financialactivity expenses (exchange rate loss).
Credit of accounts111 (1112), 112 (1122)(exchange rate recorded in accounting book)
Credit of account 515 -Revenue from financial activities (exchange rate interest)
e)When there is generation of other revenues or incomes in foreign currency, based on the actual exchange rate at the time of generation, record:
Debit of accounts 111(1112), 112(1122), 131...(actual exchange rate on the transaction date)
Creditsof accounts 511, 711(actual exchange rate on the transaction date)
g)When receiving the advance from the buyer in foreign currency to provide the materials, goods, immovable property or services:
-The accountant shall record the advance form the buyer according to the actual exchange rate at the time of receipt of advance, record:
Debit of accounts 111 (1112), 112 (1122)
Credit of account 131 -Receivables from customers
-When delivering the materials, goods, immovable property or services to the buyer, the accountant shall record it on the principle:
+For the revenues and incomes corresponding to the amount in foreign currency received in advance from the buyer, the accountant shall record it according to the actual exchange rate at the time of receipt of advance, record:
Debit of account 131 – Receivables from customers (actual exchange rate at the time of receiving the buyer’s cash in advance).
Credit of accounts511, 711.
+For the revenues and incomes whose money has not yet been collected, the accountant shall record according to the actual exchange rate at the time of generation, record:
Debit of account 131 – Receivables from customers
Credits of accounts511, 711.
h)When having collected the debts receivable in foreign currency (debts receivable from customers, internal receivable, other receivables…):
Debit of accounts 111 (1112), 112 (1122)(actual exchange rate on the transaction date).
Debit of account 635 - Financial activity expenses (exchange rate loss).
Credit of accountsTK 131, 136, 138(exchange rate recorded in accounting book)
Credit of account 515 -Revenue from financial activities (exchange rate interest)
i)When making loan or investment in foreign currency
Debit of accounts 121, 128, 221, 222, 228(actual exchange rate on the transaction date).
Debit of account 635 - Financial activity expenses (exchange rate loss).
Credit of accounts111 (1112), 112 (1122)(exchange rate recorded in accounting book)
Credit of account 515 -Revenue from financial activities (exchange rate interest)
k)Mortgages or deposits in foreign currency
-Upon mortgage or deposit in foreign currency, record:
Debit of account244 -Pledge, mortgage, collateral or deposit (actual exchange rate at the time of generation).
Debit of account 635 – Financial activity expenses (exchange rate loss).
Credit of accounts111 (1112), 112 (1122)(exchange rate recorded in accounting book).
Credit of account 515 - Revenue from financial activities (exchange rate interest)
-When getting back the collateral or deposit:
Debit of accounts 111 (1112), 112 (1122)(actual exchange rate when getting back the collateral or deposit)
Debit of account635 -Financial expenses (foreign exchange loss)
Credit of account 244 -Pledge, mortgage, collateral or deposit
Credit of account 515 -Revenue from financial activities (exchange rate interest)
l)Where the enterprise uses the actual exchange rate to record the capital accounts in cash and debts receivable on the credit side and the accounts payable in foreign currency on the debit side, the record of exchange rate difference generated in the period is done at the time of generation of transaction or on a periodical basis depending on the characteristics of business activities and the management requirements of the enterprise. Simultaneously at the end of the accounting period:
-The currency items with foreign currency have no original currency balance, the enterprise shall forward all exchange rate differences generated in the period into the financial revenues or financial expenses of reporting period:
+Forwarding the interest of exchange rate difference, record:
Debit of accounts 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Credit of account 515- Revenue from financial activities
+Forwarding the loss of exchange rate difference, record:
Debit of account635 -Financial expenses
Credit of accounts1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
-The currency items with foreign currency have the original currency balance, the enterprise must re-evaluate the currency items with foreign currency at the end of period and the recording of exchange rate difference due to re-evaluation of currency items with foreign currency at the end of period shall comply with the provisions in Clause 4.2, Article 69 of Circular No. 200/2014/TT-BTC”.
m)The enterprise should give clear explanation about the choice and application of exchange rate on the notes to the financial statement and this choice and application of exchange rate must ensure the consistence principles in accordance with the accounting standards”.
6.To amend and supplement Article 120 of Circular No.200/2014/TT-BTCas follows:
“Article 120. Translating the accounting documents into Vietnamese language
1.The accounting documents written in foreign language, when being used to record in accounting books in Vietnam, must be translated into Vietnamese language. The documents which are seldom generated or generated many times but different content must be translated all contents of accounting documents. For the documents which are generated many times with the same content, the first copy must be translated all, from the second copy onwards, only essential contents are translated such as name of document, name of making unit and person, name of receiving unit and person, economic content of document, title of document signer….The translator must sign, specify full name and take responsibility for the contents translated into Vietnamese. The copy of translated document must be attached to the original copy in foreign language.
2.The documents with attached documents such as contract, dossier with attached payment documents, dossier of investment project, finalization report and other relevant documents shall not have to be translated into Vietnamese language unless required by the competent state authority.”
Article 2. Effect and implementation organization
1.This Circular takes effect on the signing date for circulation and application for the financial year starting on or after January 01,2016.The enterprises may choose to apply the exchange rate specified in Article 1 of this Circular for their financial statements of 2015.
2.Other provisions on exchange rate specified in the Circular200/2014/TT-BTCshall comply with the principles specified in this Circular.
3.Any problem arising during the implementation should be reported to the Ministry of Finance for study and settlement./.
For the Minister
The Deputy Minister
Tran Xuan Ha
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây