Nghị định 73/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác

thuộc tính Nghị định 73/2000/NĐ-CP

Nghị định 73/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:73/2000/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:06/12/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 73/2000/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73/2000/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 12 NĂM 2000
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này ''Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác''.

 

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định về việc quản lý vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác trái với quy định trong Quy chế này đều bãi bỏ.

 

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 
 

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

(Ban hành kèm theo Nghị định số: 73/2000/NĐ-CP
ngày 06 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ)

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Nhà nước thực hiện việc quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác thông qua người đại diện phần vốn nhà nước và người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

 

Điều 2. Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. ''Doanh nghiệp khác'' là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật Hợp tác xã.

2. ''Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác'' là số vốn thuộc sở hữu nhà nước do ngân sách hoặc doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác; bao gồm cả phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá.

3. ''Người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác'' (sau đây gọi tắt là người đại diện) là tổ chức hoặc cá nhân quy định tại Điều 6 Quy chế này đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

4. ''Người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác'' (sau đây gọi tắt là người trực tiếp quản lý) là người được người đại diện cử để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người góp vốn hoặc cổ đông nhà nước. Người trực tiếp quản lý có thể hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Trường hợp nhiều người trực tiếp quản lý trong một doanh nghiệp khác thì người đại diện phải cử người phụ trách chịu trách nhiệm phối hợp những người trực tiếp quản lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

 

Điều 3. Vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp khác bao gồm:

1. Vốn thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước gồm tiền, giá trị quyền sử dụng đất hay tiền thuê đất, giá trị tài sản thuộc sở hữu nhà nước được doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác hoặc góp vốn liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Ngân sách nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp khác.

3. Giá trị cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá, bao gồm cả giá trị cổ phiếu nhà nước cấp cho người lao động trong doanh nghiệp để hưởng cổ tức khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

4. Lợi tức được chia do việc Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác được dùng để tái đầu tư tại doanh nghiệp này.

 

Điều 4. Đối với trường hợp Nhà nước không nắm cổ phần chi phối trong tổng số cổ phần của doanh nghiệp khác, thì có thể không cần cử người trực tiếp quản lý. Song người đại diện phải tổ chức công việc bảo đảm theo dõi được số vốn nhà nước đã đầu tư và số lợi tức được chia từ phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp này và phân công người thực hiện các quyền của cổ đông theo Điều lệ doanh nghiệp.

 

Điều 5.

1. Doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước hoạt động theo luật tương ứng và Điều lệ của doanh nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Khi gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp đồng thời gửi cho người đại diện phần vốn nhà nước bản sao các báo cáo này.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

 

Điều 6. Người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác được xác định như sau:

1. Bộ Tài chính đối với các trường hợp sau:

a) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do ngân sách Trung ương góp vốn.

b) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước độc lập do Bộ, ngành quyết định thành lập thực hiện cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp.

c) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp liên doanh được thành lập từ việc doanh nghiệp nhà nước độc lập do Bộ, ngành quyết định thành lập góp toàn bộ số vốn vào liên doanh và không còn pháp nhân doanh nghiệp nhà nước.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các trường hợp sau:

a) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do ngân sách địa phương góp vốn.

b) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước độc lập do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập thực hiện cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp.

 c) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp liên doanh được thành lập từ việc doanh nghiệp nhà nước độc lập do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập góp toàn bộ vốn vào liên doanh và không còn pháp nhân doanh nghiệp nhà nước.

3. Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị) đối với các trường hợp sau:

a) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước độc lập.

b) Phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác do cổ phần hoá một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty.

c) Doanh nghiệp nhà nước đem một phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác hoặc góp vào liên doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Đối với các Tổng công ty nhà nước, Hội đồng quản trị được ủy quyền cho Giám đốc doanh nghiệp thành viên là đại diện phần vốn nhà nước đối với trường hợp cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp thành viên, hoặc đem một phần vốn của doanh nghiệp thành viên góp vào liên doanh. Việc ủy quyền phải được quy định trong Điều lệ Tổng công ty.

 

Điều 7. Người đại diện có các quyền sau:

1. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý.

Đối với trường hợp người đại diện là Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này, Thủ trưởng Bộ, ngành quyết định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

2. Yêu cầu người trực tiếp quản lý báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kinh doanh, công tác quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước. Giao nhiệm vụ và yêu cầu người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối của Nhà nước tại Công ty cổ phần, báo cáo việc sử dụng quyền cổ phần chi phối của Nhà nước để định hướng chiến lược, xác định mục tiêu, kế hoạch dài hạn và hàng năm của các doanh nghiệp này.

3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của người trực tiếp quản lý, phát hiện kịp thời các thiếu sót, yếu kém để ngăn chặn, chấn chỉnh.

4. Quyết định hoặc trình người có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng vốn hoặc thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác phù hợp với pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.

5. Trường hợp ngân sách nhà nước, nhiều doanh nghiệp nhà nước cùng góp vốn vào một doanh nghiệp khác thì những người đại diện cử một người trong số những người đại diện chủ trì phối hợp giữa những người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

6. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 8. Người đại diện có các nghĩa vụ sau:

1. Thực hiện các quyền cổ phần chi phối của Nhà nước để định hướng doanh nghiệp khác hoạt động theo mục tiêu Nhà nước quy định.

2. Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính, công tác quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp khác, việc thu hồi cổ phiếu nhà nước cấp cho người lao động để hưởng cổ tức, việc thu hồi tiền nhà nước cho người lao động vay để mua cổ phiếu, thu tiền bán chịu cổ phần cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp.

Đối với người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6, đồng thời phải gửi các báo cáo trên cho cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Chế độ và chỉ tiêu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về biện pháp thu hồi phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác; việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, người trực tiếp quản lý trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giải thể, phá sản.

4. Chỉ đạo người trực tiếp quản lý có biện pháp kịp thời để bảo vệ số vốn nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước thua lỗ, mất vốn, phải xem xét giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

5. Giám sát việc thu hồi vốn nhà nước cho người lao động vay để mua cổ phiếu khi thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thu hồi cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức khi người lao động chết không có người thừa kế hoặc người lao động tự nguyện trả lại (đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành) cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP.

6. Giám sát việc thu hồi lợi tức được chia từ số vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

 

III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ

 

Điều 9. Người trực tiếp quản lý có các quyền sau:

1. Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp khác theo Điều lệ của doanh nghiệp.

2. Thực hiện quyền của cổ đông, của người góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Yêu cầu doanh nghiệp khác chuyển lợi tức được chia về địa chỉ theo quy định của Điều 12 Quy chế này.

3. Người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối, tham gia quyết định các biện pháp quản lý, điều hành của doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng quyền cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật.

4. Đề nghị người đại diện tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Người trực tiếp quản lý tham gia ban quản lý điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước được hưởng lương, các khoản phụ cấp và tiền thưởng theo các quy định của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả.

Người trực tiếp quản lý làm việc kiêm nhiệm không tham gia trong ban quản lý điều hành doanh nghiệp thì tiền lương do đơn vị công tác chính của người đó trả.

 

Điều 10. Người trực tiếp quản lý có nghĩa vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp, phương hướng, biện pháp hoạt động của mình trình người đại diện phê duyệt. Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông như phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp, huy động thêm cổ phần, chia lợi tức cho cổ đông..., người trực tiếp quản lý phải xin ý kiến người đại diện trước khi tham gia biểu quyết.

2. Người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp khác phải đề xuất phương hướng, mục tiêu, biện pháp sử dụng quyền của cổ đông nắm cổ phần chi phối để định hướng hoạt động của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu của Nhà nước để người đại diện phê duyệt.

Nếu phát hiện doanh nghiệp đi chệch mục tiêu định hướng của Nhà nước phải báo cáo kịp thời và đề xuất ý kiến xử lý với người đại diện. Nghiên cứu, đề xuất để người đại diện cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ người đại diện đã giao, thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, phát hiện khả năng thua lỗ, mất vốn của doanh nghiệp để báo cáo kịp thời, đầy đủ cho người đại diện.

4. Theo dõi và thực hiện việc thu hồi phần vốn nhà nước cấp cho người lao động để hưởng cổ tức, cho người lao động vay để mua cổ phần khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá (đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trước khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực thi hành), thu hồi số tiền bán chịu cổ phần cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP.

5. Theo dõi việc thu lợi tức được chia từ số vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

6. Định kỳ hoặc theo yêu cầu của người đại diện, báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, kết quả tài chính và việc phân chia lợi tức của doanh nghiệp, việc thu hồi vốn cấp cho người lao động để hưởng cổ tức hoặc vốn cho người lao động vay để mua cổ phiếu.

Người trực tiếp quản lý đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này khi gửi báo cáo cho người đại diện đồng gửi cho Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật một bản.

7. Chịu trách nhiệm trước người đại diện về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao về quản lý số vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

8. Lập hồ sơ về doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước theo quy định của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp.

Người trực tiếp quản lý hoạt động kiêm nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.

 

Điều 11. Tiêu chuẩn của người trực tiếp quản lý

Người trực tiếp quản lý phải là người bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

 1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Đối với trường hợp do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị) cử thì người trực tiếp quản lý phải là người của doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ.

3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành luật pháp.

4. Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại liên doanh với nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài trong liên doanh không cần phiên dịch.

5. Không là người thân thuộc (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột) với những người trong Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có vốn góp vào doanh nghiệp mà người đó được giao trực tiếp quản lý; không có quan hệ góp vốn, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn nhà nước mà người đó được cử trực tiếp quản lý.

 

IV. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ PHẦN LỢI TỨC ĐƯỢC CHIA VÀ PHẦN VỐN THU HỒI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

 

Điều 12. Phần lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác, người trực tiếp quản lý có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp:

1. Chuyển vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp Bộ Tài chính hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 6 Quy chế này.

2. Chuyển cho doanh nghiệp nhà nước có vốn góp vào doanh nghiệp khác đối với trường hợp Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là người đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

 

Điều 13. Việc dùng lợi tức được chia để tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác hoặc giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác được quy định như sau:

1. Đối với trường hợp Bộ Tài chính là người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực.

2. Đối với trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

3. Đối với trường hợp Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là người đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị thì Hội đồng quản trị quyết định.

b) Đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị thì Giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

4. Phương thức tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.

 

Điều 14. Số vốn nhà nước thu hồi khi quyết định giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, hoặc khi doanh nghiệp khác bị giải thể, phá sản; thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phiếu khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, giá trị cổ phiếu chia cho người lao động để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sau Nghị định số 44/1998/NĐ-CP) được xử lý như sau:

1. Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Quy chế này.

2. Chuyển về cho doanh nghiệp nhà nước đã góp vốn đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

 

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

 

Điều 15. Bộ Tài chính:

1. Theo dõi, giám sát hoạt động của người trực tiếp quản lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này; theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

2. Tổng hợp phân tích, đánh giá hiệu quả việc góp vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Tổng hợp tình hình đầu tư vốn, thu hồi vốn nhà nước, tình hình thu lợi nhuận tại doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, tình hình thu hồi vốn cho người lao động vay để mua cổ phiếu tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thu hồi cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức, vốn cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp vay để mua cổ phiếu theo quyền và nghĩa vụ của người đại diện quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Quy chế này.

3. Yêu cầu người đại diện quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Quy chế này báo cáo đột xuất tình hình kinh doanh, quản lý vốn và tài sản, quản lý tài chính và kết quả tài chính của doanh nghiệp khác và việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, người trực tiếp quản lý.

4. Yêu cầu người đại diện thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

 

Điều 16. Bộ, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Phê duyệt phương án dùng lợi tức để bổ sung vốn điều lệ hoặc việc giảm bớt phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác đối với doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy chế này.

2. Phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

3. Phân tích đánh giá hiệu quả của việc góp vốn với doanh nghiệp khác và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước góp vốn trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Quy chế này.

4. Có quyền yêu cầu người đại diện quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này, báo cáo đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, phân chia lợi tức của doanh nghiệp khác, việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện và người quản lý trực tiếp.

 

VI. XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 17. Người đại diện không thực hiện đầy đủ hoặc lạm dụng quyền và nghĩa vụ của mình làm thiệt hại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, tùy theo mức độ vi phạm bị kỷ luật hành chính, nếu cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp không phát hiện kịp thời tình trạng thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp khác, phát hiện được nhưng không xử lý kịp thời để mất vốn nhà nước tại doanh nghiệp này thì ngoài kỷ luật hành chính phải trừ 10% lương của năm xảy ra sự việc. Nếu có hành vi tác động trực tiếp gây ra thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp người đại diện là tổ chức phải xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với việc vi phạm và xử lý cá nhân vi phạm như quy định trên đây.

 

Điều 18. Người trực tiếp quản lý, không thực hiện đầy đủ, lạm dụng quyền và nghĩa vụ gây thiệt hại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, tùy theo mức độ vi phạm bị kỷ luật hành chính, nếu cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp không đôn đốc kịp thời số lợi tức được chia để cho doanh nghiệp khác chiếm dụng phải bồi thường theo lãi suất tiền vay vốn ngắn hạn của ngân hàng. Thời gian xác định trách nhiệm bồi thường tính từ ngày thứ 31 kể từ khi doanh nghiệp thông qua phương án phân chia lợi nhuận đến khi doanh nghiệp chuyển số lợi nhuận được chia về nơi quy định tại Điều 12 Quy chế này. Nếu có hành vi trực tiếp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 19. Cơ quan quản lý nhà nước không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nên không phát hiện được những sai phạm của người đại diện hay phát hiện được nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn để xảy ra những thiệt hại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm với người đại diện và người quản lý trực tiếp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 73/2000/ND-CP
Hanoi, December 06, 2000
DECREE
PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF STATE CAPITAL IN OTHER ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 20, 1995 Law on State Enterprises;
At the proposal of the Finance Minister,
DECREES:
Article 1.- To promulgate together with this Decree the "Regulation on management of State capital in other enterprises".
Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The stipulations on management of State capital in other enterprises which are contrary to the stipulations in this Regulation shall all be annulled.
Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Managing Boards, the General Directors, the Directors of the State enterprises shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
REGULATION
ON MANAGEMENT OF STATE CAPITAL IN OTHER ENTERPRISES
(Promulgated together with the Government’s Decree No. 73/2000/ND-CP of December 6, 2000)
I. GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The State performs the management of State capital in other enterprises via the State capital representatives and the direct managers of the State capital in other enterprises.
Article 2.- A number of terms in this Regulation shall be construed as follows:
1. "Other enterprises" are enterprises operating under the Enterprise Law, the Law on Foreign Investment in Vietnam or the Cooperatives Law.
2. "The State capital in other enterprises" means the amount of capital under the State ownership, invested by the State budget or enterprises in other enterprises, which also includes the State capital in the already equitized State enterprises.
3. "The representatives of the State capital in other enterprises" (hereinafter called the representatives for short) are organizations or individuals defined in Article 6 of this Regulation that represent the State in exercising the owner’s rights over the State capital proportion in other enterprises.
4. "The direct managers of the State capital in other enterprises" (hereinafter called the direct managers for short) are persons appointed by the representatives to exercise the rights and perform the obligations of State capital contributors or shareholders. The direct managers may work on the full-time or part-time basis. Where there are many direct managers in another enterprise, the representative shall have to nominate the person responsible for coordination among the direct managers in exercising the rights and performing the assigned duties.
Article 3.- The State capital in other enterprises includes:
1. The capital under the State ownership at the State enterprises includes money, land use right value or land rent, the value of State-owned assets invested in other enterprises or contributed as capital to joint ventures with domestic and foreign organizations and/or individuals by State enterprises.
2. The State budget contributed as capital to other enterprises.
3. The value of State shares in already equitized State enterprises, including the value of State shares provided for laborers in the enterprises to enjoy dividends when the State enterprises effect the equitization during the period before Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998 of the Government took effect for implementation.
4. The divided profits from the State investments in other enterprises, which are used for reinvestment in such enterprises.
Article 4.- Where the State does not hold the dominant shares in the total share amount of other enterprises, the appointment of direct managers may not be needed. However the representative must organize how to ensure the monitoring of the State capital amount already invested and the profit amount divided from the State capital investment in such enterprises and assign persons to exercise the shareholders’ rights according to the enterprises’ charters.
Article 5.-
1. Other enterprises with the State’s investment capital operate according to corresponding laws and the enterprises’ charters; observe the financial and statistical report regime as prescribed by law. When sending reports to competent State bodies, the enterprises shall at the same time send the copies thereof to the State capital representatives.
2. The competent State bodies shall perform the inspection and supervision according to their function of State management over the activities of enterprises, without interfering in the business operation of the enterprises.
II. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE REPRESENTATIVES OF THE STATE CAPITAL IN OTHER ENTERPRISES
Article 6.- The representatives of the State capital in other enterprises shall be determined as follows:
1. The Finance Ministry for the following cases:
a) The State capital in other enterprises, contributed by the central budget.
b) The State capital in enterprises set up through the full equitization of independent State enterprises, which have been established under decisions of ministries or branches.
c) The State capital in joint-venture enterprises set up through the contribution of the entire capital to the joint ventures by independent State enterprises, which have been established under decisions of ministries or branches and have no longer had the legal person status of the State enterprise.
2. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities for the following cases:
a) The State capital in other enterprises, contributed as capital thereto by the local budgets.
b) The State capital proportion in enterprises set up through the full equitization of independent State enterprises, which have been set up under decisions of the presidents of the provincial/municipal People’s Committees.
c) The State capital in joint-venture enterprises set up through the contribution of entire capital to the joint ventures by independent State enterprises, which have been established under decisions of the presidents of the provincial/municipal People’s Committees and have no longer had the legal person status of the State enterprise.
3. The Managing Boards (for State enterprises with Managing Boards) or the enterprise directors (for independent State enterprises without Managing Boards), for the following cases:
a) The State capital in other enterprises, brought about by the partial equitization of independent State enterprises.
b) The State capital in other enterprises, brought about by the partial or full equitization of member enterprises of corporations.
c) The State capital partially invested in other enterprises or contributed as capital to joint ventures with domestic and/or foreign organizations and/or individuals by State enterprises.
For State corporations, the Managing Boards may authorize directors of member enterprises to act as representatives of the State capital, for case of partial equitization of member enterprises, or contribution of member enterprises’ partial capital to joint ventures. The authorization must be stipulated in the corporations’ charters.
Article 7.- The representatives shall have the following rights:
1. To appoint, dismiss, commend and discipline the direct managers.
For cases where the representative is the Finance Ministry as provided for in Clause 1, Article 6 of this Regulation, the ministers or the heads of branches shall decide after consulting with the Finance Ministry.
2. To request the direct managers to report periodically or extraordinarily on the business situation, the financial management, the management of capital and assets, the business results of other enterprises with the State’s investment capital. To task and request the direct managers to manage the State’s dominant shares in joint-stock companies, report on the use of rights of the State’s dominant shares to orient strategy, dermine objectives as well as long-term and annual plans of these enterprises.
3. To inspect and supervise activities of the direct managers, detect in time their shortcomings and weaknesses for prevention and remedy.
4. To decide or submit to competent persons for decision the increase of investment capital or retrieval of State capital at other enterprises in accordance with law and the enterprises’ charters.
5. In case where many State enterprises contribute State budget capital to another enterprise, the representatives shall nominate one among them to assume the prime responsibility for coordination among the representatives in protecting the rights and interests of the State at such other enterprise.
6. To exercise other rights as provided for by law.
Article 8.- The representatives shall have the following duties:
1. To exercise the State’s dominant share rights in order to orient the activities of the other enterprises according to the objectives set by the State.
2. Periodically or at the request of the Finance Ministry, to report on the business operation situation, financial results, financial management, the management of property and capital of other enterprises, the recovery of State shares provided to laborers for enjoyment of dividends, the retrieval of State money lent to laborers for purchase of shares, the recovery of money from the sale of shares on credit to poor laborers in the enterprises.
For the representatives defined in Clause 3 of Article 6, to concurrently send the above reports to agencies which have decided the establishment of the State enterprises with capital invested in other enterprises.
The reporting regime and indexes shall comply with the Finance Ministry’s regulations.
3. To report to the Finance Ministry and agencies that have decided the establishment of the enterprises on measures to retrieve the State capital in other enterprises; the performance of tasks by the representatives and the direct managers in cases where the State-invested enterprises are dissolved or bankrupt.
4. To direct the direct managers in taking timely measures to protect the State capital amounts in cases where the enterprises invested with State capital suffer from losses, lose capital, being subject to consideration of dissolution or falling into the state of bankruptcy.
5. To supervise the retrieval of State capital lent to laborers for purchase of shares when the State enterprises were equitized; the retrieval of shares provided to laborers for enjoyment of dividends when the laborers die without heirs or voluntarily return (for enterprises equitized before Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998 of the Government took effect for implementation) shares sold on credit to poor laborers in the State enterprises which have effected the equitization according to Decree No.44/1998/ND-CP.
6. To supervise the recovery of profits divided from the State capital invested in other enterprises.
III. RIGHTS AND DUTIES OF DIRECT MANAGERS
Article 9.- The direct managers shall have the following rights:
1. To stand as candidate for posts in the managerial, executive apparatuses of other enterprises according to the enterprises’ charters.
2. To exercise the rights of shareholders and capital contributors according to law provisions and the company charter. To request other enterprises to transfer divided profits to the addresses provided for in Article 12 of this Regulation.
3. For the direct managers of dominant shares, to participate in deciding measures for management and administration of the enterprises on the basis of using the dominant share rights as prescribed by law.
4. To request the representatives to create conditions for fulfillment of the assigned tasks.
5. For the direct managers who join the management and executive boards of enterprises invested with the State capital, to enjoy salaries, allowances and bonuses, paid by the enterprises according to their regulations.
Those direct managers who work on the part-time basis and do not participate in the management and executive boards of the enterprises shall be salaried by their principal working units.
Article 10.- The direct managers shall have the following duties:
1. To study and propose measures for management and administration of enterprises, the orientation and measures for their operations and submit them to the representatives for approval. For the enterprises’ important affairs put up for discussions in the Managing Boards or the shareholders’ congress such as production orientations and tasks of the enterprises, the mobilization of more shares, the division of dividends to shareholders’, the direct managers must ask for the opinions of the representatives before joining the voting.
2. The direct managers of the State’s dominant shares in other enterprises must propose to the representatives for approval the orientations, objectives and measures for using the rights of the dominant- share holders to direct the operation of enterprises in service of the State’s objectives.
If detecting that enterprises have deviated from the State’s oriented objectives, they must promptly report such and propose handling opinions to the representatives. To study and propose to the representatives of the State’s dominant shares at enterprises for decision important matters of the enterprises according to the provisions of law.
3. To organize the performance of tasks assigned by the representatives, to regularly analyze and assess the situation on business and financial activities of other enterprises with the State’s investment capital, detect the possibility of business losses or capital losses incurred by the enterprises in order to report such in time and in full to the representatives.
4. To monitor and effect the recovery of the amounts of capital allocated by the State to laborers for enjoyment of dividends, lent to laborers for the purchase of shares when the State enterprises were equitized (for enterprises equitized before the Government’s Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998 took effect for implementation), retrieve the amount of money from the share sale on credit to poor laborers in the State enterprises equitized under Decree No.44/ 1998/ND-CP.
5. To monitor the collection of profits divided from the investment of State capital in other enterprises.
6. To report periodically or at the representatives’ request fully and accurately on the situation of business activities, the financial management, the management of capital and assets of other enterprises with investment capital of the State, the financial results and the division of profits of the enterprises, the retrieval of capital allocated to laborers for enjoyment of dividends or capital lent to them for the purchase of shares.
The direct managers for cases prescribed in Clause 1, Article 6 of this Regulation, when sending reports to the representatives, shall also send a copy thereof to the economic and technical ministries or branches.
7. To take responsibility before the representatives for the exercise of rights and the performance of assigned tasks regarding the management of State capital invested in other enterprises.
8. To compile dossiers on enterprises with investment capital of the State according to regulations of the enterprises’ finance management bodies.
The direct managers who work on the part-time basis shall perform the duties defined in Clauses 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.
Article 11.- Criteria of the direct managers
The direct managers must fully meet the following criteria:
1. Being Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam. For those appointed by the Managing Boards or the directors of State enterprises (for State enterprises without Managing Boards), they must be personnel of such State enterprises.
2. Having good moral qualifications and good health for task performance.
3. Having legal knowledge and the sense of law observance.
4. Having the professional qualifications for enterprise finance or the business fields of other enterprises with investment capital of the State, having capability for business and organization of enterprise management. For direct managers of State capital in joint ventures with foreign countries, they must have good command of foreign languages enough for direct working with foreigners in the joint ventures without requiring interpreters.
5. Not being the relatives (fathers, mothers, wives or husbands, offspring, blood siblings) of Managing Board members, directors of enterprises with capital contributed to the enterprises assigned directly to such persons for management; having no relations in capital contribution, capital lending or signing of purchase-sale contracts with State-invested enterprises assigned to such persons for direct management.
IV. PRINCIPLES FOR HANDLING OF PROFITS DIVIDED AND CAPITAL RETRIEVED FROM OTHER ENTERPRISES
Article 12.- For the amount of profits divided from other enterprises, the direct managers shall have to request the enterprises to:
1. Channel it into the State enterprise restructure and equitization support funds, for cases where the Finance Ministry or the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities are the representatives as provided for in Clause 1 or Clause 2, Article 6 of this Regulation.
2. Transfer to the State enterprises with capital contributed to other enterprises, for cases where the Managing Boards or the directors of the State enterprises are the representatives as provided for in Clause 3, Article 6 of this Regulation.
Article 13.- The use of divided profits to increase the State capital at other enterprises or the reduction of the State capital at other enterprises are prescribed as follows:
1. For cases where the Finance Ministry is the representative as provided for in Clause 1, Article 6 of this Regulation, the Finance Minister shall consider and decide them after obtaining the opinions of the heads of the branch- or field- managing agencies.
2. For cases where the provincial-level People’s Committees are the representatives as provided for in Clause 2, Article 6 of this Regulation, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall consider and decide them.
3. For cases where the Managing Boards or directors of the State enterprises are the representatives as provided for in Clause 3, Article 6 of this Regulation.
a) For State enterprises with Managing Boards, the Managing Board shall decide.
b) For State enterprises without Managing Boards, the enterprise directors shall decide them after obtaining the opinions of the bodies that have decided the establishment of the enterprises.
4. The mode of increasing or reducing the State capital at other enterprises shall comply with law provisions and charters of the enterprises.
Article 14.- The State capital amount retrieved upon the decisions to reduce the State capital at other enterprises or upon the dissolution and bankruptcy of other enterprises, the retrieved money amounts lent to laborers for the purchase of shares when the State enterprises were equitized, the value of shares divided to the laborers for enjoyment of dividends, shares sold on credit to poor laborers in the enterprises (for State enterprises equitized after Decree No.44/1998/ND-CP took effect) shall be handled as follows:
1. Being remitted into the State enterprise restructure and equitization support funds, for cases prescribed in Clauses 1 and 2, Article 6 of this Regulation.
2. Being transferred to the State enterprises which have contributed capital, for cases prescribed in Clause 3, Article 6 of this Regulation.
V. STATE MANAGEMENT BODIES’ RESPONSIBILITIES FOR THE MANAGEMENT OF THE STATE CAPITAL IN OTHER ENTERPRISES
Article 15.- The Finance Ministry:
1. To monitor and supervise the activities of the direct managers for cases prescribed in Clause 1, Article 6 of this Regulation; to monitor and supervise the performance of tasks by the representatives prescribed in Clause 3, Article 6 of this Regulation.
2. To sum up the analysis and evaluation of the efficiency of the contribution of State capital to other enterprises. To sum up the situation on investment and retrieval of State capital, the situation on collection of profits from other enterprises with investment capital of the State, the situation on retrieval of capital lent to laborers for the purchase of shares at the equitized State enterprises, the recovery of shares given to laborers for enjoyment of dividends and capital lent to poor laborers in the enterprises for purchase of shares according to the representatives’ rights and obligations prescribed in Clauses 1 and 2, Article 6 of this Regulation.
3. To request the representatives prescribed in Clauses 2 and 3, Article 6 of this Regulation to make irregular reports on the business situation, capital and property management, financial management and the financial results of other enterprises as well as task performance by the representatives, the direct managers.
4. To request the representatives to apply measures to enhance the management of the State capital invested in other enterprises in order to preserve and develop the State capital.
Article 16.- The ministries and agencies that manage the economic and technical branches, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities:
1. To approve plans on the use of profits to supplement the charter capital or the reduction of the State capital invested in other enterprises, for the State enterprises without Managing Boards prescribed at Point b, Clause 3, Article 13 of this Regulation.
2. To coordinate with the enterprise finance managing bodies in monitoring and supervising the task performance by the representatives prescribed in Clause 3, Article 6 of this Regulation.
3. To analyze and evaluate the efficiency of the capital contribution to other enterprises and its impacts on the operations of the capital-contributing State enterprises in cases prescribed in Clauses 1 and 2, Article 6 of this Regulation.
4. To be entitled to request the representatives prescribed in Clause 3, Article 6 of this Regulation to make irregular reports on the situation of business activities, financial management, division of profits of other enterprises, the task performance by the representatives and the direct managers.
VI. HANDLING OF VIOLATIONS
Article 17.- Those representatives who fail to fully exercise or abuse their rights and fail to fulfill their duties, causing damage to the State capital at other enterprises shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively disciplined or examined for penal liability if criminal elements are constituted. If they fail to discover in time the state of business losses, capital losses, the losing of capacity to repay due debts of other enterprises, or have discovered but failed to handle them in time, thus causing the loss of the State capital in these enterprises, they shall, apart from the administrative disciplines, be subject to the subtraction of 10% of their salaries of the year when the incidents occurred. If their acts have directly caused material losses, the compensation must be made according to law. For cases where the representative is the organization, the individuals’ responsibility for the violation must be clearly determined and the violating individuals must be handled according to the above regulations.
Article 18.- Those direct managers who fail to fully exercise or abuse their rights or fail to fulfill their duties, causing damage to the State capital in other enterprises, shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively disciplined or examined for penal liabilities if criminal elements are constituted; if they fail to urge in time the divided profits and let other enterprises hold and use them they shall have to make the compensation therefor according to the banks� interest rates on short-term loans. The time for determination of compensation liability is counted from the 31st day after the enterprises adopted the plans on profit division till the enterprises transfer the divided profits to places prescribed in Article 12 of this Regulation. If they commit acts of directly causing material damage, they must make the compensation therefor as prescribed by law.
Article 19.- Those State management bodies that fail to fulfill the tasks of inspection and supervision and fail to discover wrongdoings by the representatives or have discovered but failed to report them, failed to take preventive measures, thus causing damage to the State capital in other enterprises shall have to share the joint liability therefor with the representatives and the direct managers.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 73/2000/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất