Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần

thuộc tính Nghị định 44/1998/NĐ-CP

Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/1998/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:29/06/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 44/1998/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 44/1998/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 1998
VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng áp dụng Nghị định này là các doanh nghiệp ghi tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn đầu tư, được xác định trong Phụ lục kèm theo Nghị định này.

 

Điều 2. Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là cổ phần hóa) nhằm các mục tiêu sau:

1. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

2. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

 

Điều 3.

1. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt Nam đều có quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

2. Việc bán cổ phần cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 4. Quyền sở hữu và mọi quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hóa được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 5. Cổ phần được thông báo bán công khai tại doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc bán thông qua các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và các sở, trung tâm giao dịch chứng khoán.

 

Điều 6. Doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng hết số lao động hiện có tại doanh nghiệp. Đối với số lao động tự nguyện chấm dứt số hợp đồng lao động thì giải quyết theo chế độ hiện hành.

 

Điều 7. Cổ phần hóa được tiến hành theo các hình thức sau đây:

1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp;

2. Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp;

3. Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hóa;

4. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.

 

Điều 8. Quyền được mua cổ phần lần đầu khi tiến hành cổ phần hóa.

1. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt:

a) Một pháp nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp;

b) Một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

2. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt:

a) Một pháp nhân được mua không quá 20% tổng số cổ phần của doanh nghiệp;

b) Một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

3. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần:

Không hạn chế số lượng cổ phần mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật Công ty.

4. Phần vốn doanh nghiệp đã vay của người lao động trước khi cổ phần hóa nếu người lao động chấp thuận thì được chuyển thành cổ phần của công ty.

5. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Chống tham nhũng chỉ được mua cổ phần giá ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông trong doanh nghiệp.

 

Điều 9. Sử dụng tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước:

Số tiền thu được từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi trừ những chi phí cổ phần hóa do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp thuộc địa phương) Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp thuộc các Bộ, Tổng cục), Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 (đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty) sử dụng để:

1. Đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho người lao động.

2. Trợ cấp cho số lao động dôi dư.

3. Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố và đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phẩn hóa theo phương án được duyệt.

 

Điều 10. Bộ Tài chính thống nhất quản lý mẫu in ấn và cung cấp tờ cổ phiếu ở các doanh nghiệp cổ phần hóa; bảo đảm cho các cổ đông nhận được cổ phiếu chậm nhất là 30 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn phát hành của doanh nghiệp cổ phần hóa.

 

CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP.
NHỮNG ƯU ĐàI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

 

Điều 11. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp:

1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.

2. Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:

a) Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa.

b) Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa.

3. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt hàng (nếu có). Lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hóa. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp.

 

Điều 12. Khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải nhất thiết thuê kiểm toán độc lập. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí cổ phần hóa.

 

Điều 13. Doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi như sau:

1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

Trường hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật Công ty.

2. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thành sở hữu của Công ty cổ phần.

3. Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đã áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.

4. Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo các chế độ quy định hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa.

5. Trước khi cổ phần hóa được chủ động sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (bằng tiền) chia cho người lao động đang làm việc (không phải nộp thuế thu nhập) để mua cổ phần.

Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức Công đoàn.

6. Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước theo mức quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp cổ phần hóa theo khoản 1, Điều 7 của Nghị định này thì được sử dụng vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để trang trải.

 

Điều 14. Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng những ưu đãi sau:

1. Được Nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tùy theo năm công tác của từng người. Một năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phần: 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn tự tích lũy từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trường hợp cổ phần hóa theo khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì giá trị ưu đãi cho người lao động được trừ vào phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

Người lao động sở hữu cổ phần nói trên có quyền chuyển nhượng, để thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.

2. Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần theo giá ưu đãi thì được hoãn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không vượt quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này. Người sở hữu cổ phần trả dần không được chuyển nhượng khi chưa trả hết tiền cho Nhà nước.

3. Sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.

 

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 15. Thẩm quyền lựa chọn và quyết định doanh nghiệp cổ phần hóa:

1. Căn cứ điều kiện nêu tại Điều 1 Nghị định này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh) lựa chọn và quyết định các doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Hội đồng quản trị của các tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (gọi tắt là Tổng công ty 91) lập danh sách doanh nghiệp thành viên cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.

3. Hội đồng quản trị của các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập (gọi tắt là Tổng công ty 90) lựa chọn danh sách doanh nghiệp thành viên cổ phần hóa báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

 

Điều 16. Thẩm quyền hướng dẫn và quyết định giá trị doanh nghiệp:

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chung phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

2. Thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng sau khi có sự thỏa thuận của Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91 có liên quan.

b) Căn cứ hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa từ 10 tỷ đồng trở xuống.

 

Điều 17. Thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần:

1. Đối với những doanh nghiệp có giá trị thuộc phần vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng (theo quyết định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này): Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 xây dựng phương án cổ phần hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

2. Đối với những doanh nghiệp có giá trị thuộc phần vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án, quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định này và sự hướng dẫn kiểm tra của các Bộ có liên quan.

Các văn bản về cổ phần hóa của Bộ, Tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 phải gửi về Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.

 

Điều 18. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này thay thế cho Giấy phép thành lập công ty cổ phần nói tại Điều 16 của Luật Công ty.

 

Điều 19. Đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần:

1. Doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ hoạt động theo Luật Công ty và đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần.

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

a) Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

b) Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần đã được Đại hội cổ đông thông qua.

c) Biên bản bầu Hội đồng quản trị và cử Giám đốc điều hành.

d) Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa (nếu có).

Giấy phép kinh doanh những ngành nghề do các Bộ quản lý chuyên ngành cấp nếu còn thời hạn sử dụng thì không phải đổi lại.

 

Điều 20. Người quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần:

1. Trường hợp chuyển toàn bộ doanh nghiệp độc lập thành công ty cổ phần:

Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thỏa thuận với Bộ Tài chính việc cử người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần.

2. Trường hợp chuyển một bộ phận của doanh nghiệp độc lập (Tổng Công ty nhà nước, doanh nghiệp độc lập có Hội đồng Quản trị và không có Hội đồng quản trị) thành công ty cổ phần:

Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị cử người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần được thành lập từ cổ phần hóa một bộ phận của doanh nghiệp mình.

3. Người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 50 và Điều 54 của Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

4. Cổ tức từ phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước và thu nộp về:

a) Ngân sách Nhà nước đối với trường hợp nói tại khoản 1, Điều này;

b) Doanh nghiệp quản lý phần vốn Nhà nước trong công ty cổ phần đối với trường hợp nói tại khoản 2, Điều này.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 21. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Nghị định số 28/CP ngày 7 tháng 5 năm 1996 và Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997. Các văn bản khác trước đây về cổ phần hóa trái với Nghị định này đều không còn hiệu lực thi hành.

 

Điều 22. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và cơ quan khác có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

 

Điều 23. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

 

 

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ
LỰA CHỌN CỔ PHẦN HÓA

(Ban hành kèm Nghị định số 44 /1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998)

 

I. Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hóa:

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích quy định tại Điều 1 - Nghị định số 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ.

Trường hợp cổ phần hóa những doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Nếu có mức vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống do Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

- Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh: vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế.

II. Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hóa:

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng;

- Khai thác quặng quí hiếm;

- Khai thác khoáng sản quy mô lớn;

- Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về khai thác dầu khí;

- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và hóa dược;

- Sản xuất kim loại mầu và kim loại quí hiếm quy mô lớn;

- Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện;

- Sửa chữa phương tiện bay;

- Dịch vụ khai thác bưu chính - viễn thông;

- Vận tải đường sắt, hàng không, viễn dương;

- In, xuất bản, sản xuất rượu, bia, thuốc lá có quy mô lớn;

- Ngân hàng Đầu tư, ngân hàng cho người nghèo;

- Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn.

III. Các loại Doanh nghiệp nhà nước hiện có còn lại đều có thể thực hiện cổ phần hóa và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác trong đó nhà nước không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 44/1998/ND-CP
Hanoi, June 29, 1998
 
DECREE
ON THE TRANSFORMATION OF STATE ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Subject to the regulation of this Decree are enterprises mentioned in Article 1 of the Law on State Enterprises, where the State needs not to hold 100% investment capital, which shall be defined in the Appendix attached to this Decree.
Article 2.- The transformation of State enterprises into joint-stock companies (hereafter referred to as equitization for short) aims to achieve the following objectives:
1. Mobilizing capital from the entire society, including domestic and foreign individuals, economic organizations and social organizations for investment in renewing technologies, creating more jobs, developing enterprises, raising the competitiveness and restructuring State enterprises.
2. Creating conditions for laborers in enterprises to have shares and for the capital contributors to be the real masters; changing the mode of management to create a motive force for enterprises to enhance their business efficiency, increase the State's assets and the laborers' incomes and thus contributing to the national economic growth.
Article 3.-
1. Economic organizations, social organizations, Vietnamese citizens, overseas Vietnamese and foreigners residing in Vietnam shall all be entitled to buy shares in the equitized State enterprises.
2. The sale of shares to foreign organizations and individuals shall comply with the regulations of the Prime Minister.
Article 4.- The ownership right and all legitimate rights of organizations and individuals that buy shares in the equitized enterprises shall be protected by the State in accordance with the provisions of law.
Article 5.- Shares shall be publicized for sale at the equitized enterprises or through commercial banks, financial companies and stock exchange services and centers.
Article 6.- The equitized enterprises shall have to arrange and fully employ the existing number of their laborers. As for the laborers who voluntarily terminate their labor contracts, the current regulations shall apply.
Article 7.- The equitization shall be conducted in one of the following forms:
1. Maintaining the existing value of the State's capital at the enterprise while issuing shares to attract more capital for the development of such enterprise;
2. Selling part of the existing value of the State's capital at the enterprise;
3. Separating a section of the enterprise that meets conditions for equitization; or
4. Selling the entire existing value of the State's capital at the enterprise in order to transform it into a joint-stock company.
Article 8.- The right to buy shares for the first time when equitization is carried out.
1. For an enterprise where the State holds prevailing or special shares:
a/ A legal person shall be entitled to buy not more than 10% of the total shares of the enterprise;
b/ An individual shall be entitled to buy not more than 5% of the total shares of the enterprise.
2. For an enterprise where the State does not hold prevailing or special shares:
a/ A legal person shall be entitled to buy not more than 20% of the total shares of the enterprise;
b/ An individual shall be entitled to buy not more than 10% of the total shares of the enterprise.
3. For an enterprise where the State does not hold any shares:
The number of shares to be bought by each legal person or individual shall not be limited but the minimum number of shareholders must be ensured in accordance with the provisions of the Law on Companies.
4. The amount of capital borrowed by the enterprise from laborers before the equitization shall be transformed into the company's shares, if so agreed upon by the laborers.
5. Subjects prescribed in Clause 2, Article 13 of the Ordinance Against Corruption shall be entitled to buy at preferential prices only a number of shares, not more than the average number of shares of the shareholders in the enterprise.
Article 9.- Use of the proceeds from the sale of shares belonging to the State's capital:
The proceeds from the sale of shares belonging to the State's capital at the enterprise, after deducting the equitization expenses, shall be used by the People's Committee of the province or city directly under the Central Government (for local enterprises), by the Ministry of Finance (for enterprises attached to the ministries and general departments), or by the Managing Board of a Corporation 91 (for member enterprises of the Corporation) for:
1. Training and retraining laborers to create new jobs for them.
2. Providing allowances for the redundant laborers.
3. Supplementing capital for State enterprises that need to be prioritized for consolidation and investing in State enterprises that have been equitized according to the ratified plan.
Article 10.- The Ministry of Finance shall perform the unified management of the print forms and the provision of share certificates in equitized enterprises; and ensure that the shareholders receive their shares within 30 days from the end of the issuance time-limit of the equitized enterprise.
Chapter II
PRINCIPLES FOR DETERMINING THE VALUE OF AN ENTERPRISE, PREFERENCES FOR THE EQUITIZED ENTERPRISE AND LABORERS THEREOF
Article 11.- Principles for determining the value of an enterprise:
1. The actual value of an enterprise is the price of all available assets of such enterprise at the time of equitization, which is acceptable to both the share buyer and seller. The actual value of the State's capital at the enterprise is the actual value of the enterprise after deducting all its payable debts.
2. Factors for determining the actual value of the enterprise:
a/ Data recorded in the accounting books of the enterprise at the time of equitization;
b/ The actual value of assets of the enterprise, determined on the basis of the current status of quality, technical properties and use demand of the asset buyer and the market prices at the time of equitization.
3. The business advantage of the enterprise in terms of its geographical location and product prestige (if any). Such advantage is reflected through the ratio of profit against the average business capital over the last three years before the equitization. The value of this advantage shall, at maximum, represent 30% of the actual value of the enterprise.
Article 12.- When determining the actual value of the enterprise, it is not necessary to hire independent auditors. For enterprises that fail to comply with the provisions of the legislation on accounting and statistics, the agency that decides the enterprise's value shall consider the hiring of an independent auditing organization for determination of such enterprise's value. The expense for hiring auditors shall be accounted for in the equitization costs.
Article 13.- The equitized enterprise shall enjoy the following preferences:
1. Since the transformation of a State enterprise into a joint-stock company is a new form of investment, such enterprise shall be entitled to preferential treatment in accordance with the provisions of the Law on Domestic Investment Promotion (amended).
Enterprises that fail to meet conditions for enjoying preferential treatment in accordance with the Law on Domestic Investment Promotion shall be entitled to the 50% reduction of profit tax (enterprise income tax) for two consecutive years from the time it switches to operations under the Law on Companies.
2. To be exempt from the registration fee on the transfer of assets under the management and use of the equitized State enterprise to the ownership of the joint-stock company.
3. To be entitled to continue borrowing capital from State commercial banks, financial companies and other credit institutions according to the mechanism and at the interest rates applicable to State enterprises.
4. To be entitled to continue the export and import of goods under the current regulations applicable to State enterprises before equitization.
5. To be allowed, before equitization, to distribute the residue of its reward and welfare funds (in cash) to the working laborers (who shall not have to pay income tax thereon) for the purchase of shares.
To be entitled to maintain and develop the welfare fund in kind, the cultural works, clubs, clinics and sanitoria in order to ensure the welfare of the laborers in the joint-stock company. These assets shall be placed under the ownership of the labor collective and managed by the joint-stock company with the participation of the trade union organization.
6. The actual reasonable and necessary expenses for transforming State enterprises into joint-stock companies shall be deducted from the proceeds from the sale of shares which belong to the State's capital at the level prescribed by the Ministry of Finance.
In cases where the equitization is conducted in accordance with Clause 1, Article 7 of this Decree, the State's existing capital at the enterprise shall be used to cover the expenses.
Article 14.- The laborers in the equitized enterprise shall enjoy the following preferences:
1. To be sold by the State a number of shares at the preferential prices, depending on each person's working seniority. For each year of working for the State, a laborer is entitled to buy 10 shares at maximum (the value of one share is 100,000 VND) with the 30% price reduction, as compared with other subjects. The total value of preferential shares sold to the laborers shall not exceed 20% of the value of the State's capital at the enterprise. For enterprises with self-accrued capital representing 40% of their value, the total value of preferential shares sold to laborers must not exceed 30% of the value of the State's capital at such enterprises.
In cases where the equitization is conducted in accordance with Clause 1, Article 7 of this Decree, the value of preferences for laborers shall be deducted from the State's existing capital at the enterprise.
Laborers holding the above-said shares shall have the right to transfer and bequeath those shares and other rights of shareholders in accordance with the provisions of law and the Statute on organization and operation of joint-stock companies.
2. Poor laborers in the enterprise, who are entitled to buy shares at preferential prices may delay their payment for the first three years to enjoy dividends and pay in installments in ten years at maximum without bearing any interests. The number of shares bought with deferred payment by the poor laborers shall not exceed 20% of the total shares sold by the State at preferential prices as prescribed in Clause 1 of this Article. The holders of deferred-payment shares shall not be allowed to transfer the shares as long as they have not fully paid the State.
3. 12 months after the transformation of a State enterprise into a joint-stock company, if the laborers loose their jobs due to the re-organization of the enterprise's business operation and/or the renewal of its technologies, they shall be entitled to the policies as prescribed in the current regulations of the Government.
Chapter III
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 15.- Competence to select and decide enterprises for equitization:
1. Basing themselves on the conditions prescribed in Article 1 of this Decree, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government (hereafter referred collectively to as the ministers), and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter collectively referred to as the presidents of the provincial People's Committees) shall select and decide the enterprises to be equitized.
2. The Managing Boards of the State Corporations established by decision of the Prime Minister (called Corporations 91 for short) shall draw up lists of their respective member enterprises selected for equitization and submit them to the Prime Minister for ratification before organizing the implementation thereof.
3. The Managing Boards of the State Corporations established by decision of ministers or presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (Corporations 90 for short) under the Prime Minister's authorization, shall draw up lists of their respective member enterprises selected for equitization and submit them to the ministers or the presidents of the provincial People's Committees for decision.
Article 16.- Competence to guide and decide the values of enterprises:
1. The Minister of Finance shall provide general guidance on methods of determining the values of to-be-equitized enterprises.
2. Competence to decide the values of enterprises:
a/ The Minister of Finance shall decide the values of enterprises that have, at the time of equitization, the State's capital of over 10 billion VND as recorded in their accounting books, after consulting the concerned branch-managing ministries, People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and/or the Managing Boards of Corporations 91.
b/ Basing themselves on guidance of the Minister of Finance, the ministers, the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and/or the Managing Boards of Corporations 91 shall decide the values of enterprises that have, at the time of equitization the State's capital of 10 billion VND or less as recorded in their accounting books.
Article 17.- Competence to ratify equitization plans and decide the transformation of State enterprises into joint-stock companies:
1. For enterprises having the State capital value of over 10 billion VND (according to the provisions of Clause 2, Article 16 of this Decree): the ministers, the presidents of the provincial People's Committees and the Managing Boards of Corporations 91 shall elaborate the equitization plans and submit them to the Prime Minister for ratification and decision on the transformation of such enterprises into joint-stock companies.
2. For enterprises having the State capital value of 10 billion VND or less, the ministers or the presidents of the provincial People's Committees shall ratify plans and decide on the transformation of such enterprises into joint-stock companies and direct the equitization on the basis of this Decree as well as on the inspection guidances of the relevant ministries.
All equitization documents of the ministries, provinces and Managing Boards of Corporations 91 must be sent to the Government Office, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for monitoring.
Article 18.- The competent agencies' decisions to transform State enterprises into joint-stock companies as prescribed in Article 17 of this Decree shall replace the permits for setting up joint-stock companies as mentioned in Article 16 of the Law on Companies.
Article 19.- Registration of business of a joint-stock company:
1. The enterprises, after being equitized, shall operate in accordance with the Law on Companies and register their business at the Planning and Investment Departments of the provinces or cities directly under the Central Government, where the enterprises' head offices are located.
2. Within seven days from the date of receiving the full dossiers of business registration, the Planning and Investment Departments shall issue business registration certificates to joint-stock companies.
3. A dossier of business registration shall include:
a/ The decision on the transformation of the State enterprise into a joint-stock company, issued by the competent level prescribed in Article 17 of this Decree.
b/ The statue on organization and operation of the joint-stock company already approved by the shareholders' congress.
c/ The report on the election of the Managing Board and the appointment of the executive Director.
d/ The business registration certificate (if any) of the State enterprise before equitization.
Business permits granted by specialized branch-managing ministries, if they are still valid, shall not have to be changed.
Article 20.- Manager of the State's capital at a joint-stock company:
1. For cases where entire independent enterprises are transformed into joint-stock companies:
The concerned ministers, the presidents of the provincial People's Committees or the Managing Boards of Corporations 91 shall consult with the Ministry of Finance on the appointment of a person to directly manage the State's capital at the joint-stock companies.
2. For cases where sections of independent enterprises (State corporations, independent enterprises with or without Managing Boards) are transformed into joint-stock companies:
The Managing Boards of the State enterprises which have Managing Boards or the Directors of the independent State enterprises which have no Managing Boards shall appoint persons to directly manage the State's capital at the joint-stock companies established through the equitization of sections of their respective enterprises.
3. The person directly managing the State's capital at a joint-stock company shall exercise his/her rights and fulfill his/her obligations as prescribed in Articles 50 and 54 of the Law on State Enterprises.
4. The profit earned from the State's capital at a joint-stock company shall belong to the State and be remitted to:
a/ The State budget, with regard to cases mentioned in Clause 1 of this Article;
b/ The enterprise that manages the State's capital in the joint-stock company, with regard to cases mentioned in Clause 2 of this Article.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 21.- This Decree takes effect 15 days after its signing and shall replace Decree No.28-CP of May 7, 1996 and Decree No.25-CP of March 26, 1997. The earlier documents on equitization which are contrary to this Decree shall cease to be effective.
Article 22.- Within 30 days from the date this Decree takes effect, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the State Bank of Vietnam and relevant ministries as well as agencies shall provide guidances for the implementation of this Decree.
Article 23.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Managing Boards of the Corporations 91 shall have to implement this Decree.
 

 
THE GOVERNMENT




Phan Van Khai
 
APPENDIX
LIST OF CATEGORIES OF STATE ENTERPRISES TO BE SELECTED FOR EQUITIZATION
(Issued together with Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998)
I. Category of existing State enterprises, which shall not be equitized yet:
- Public-utility State enterprises mentioned in Article 1 of Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government.
In cases where the State enterprises of this category, that have the State's capital of more than 10 billion VND, plan to be equitized, the permission from the Prime Minister is required. If they have the State's capital of 10 billion VND or less, the equitization shall be decided by the concerned ministers or the presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government.
- Enterprises engaged in the manufacture of products and/or the provision of services which the State holds the business monopoly thereover, such as explosives, toxic chemicals, radioactive substances, printing of bank notes and valuable certificates, national and international information networks.
II. Category of existing State enterprises, where the State needs to hold prevailing or special shares when the equitization is carried out:
- Public-utility State enterprises with the State's capital of over 10 billion VND;
- Exploitation of precious and rare ores;
- Large-scale mineral exploitation;
- Technical service activities for oil and gas exploitation;
- Production of fertilizers, insecticides, medicines, chemicals and pharmaceuticals;
- Large-scale production of nonferrous and precious and rare metals;
- Large-scale production of electricity, power transmission and distribution;
- Repair of flying vehicles;
- Post and telecommunications exploitation services;
- Railway, air and sea transport;
- Printing, publishing, large-scale production of alcohol, beer and cigarette;
- Investment banks and banks for the poor;
- Large-scale petroleum business.
III. The remaining categories of existing State enterprises may all be equitized and apply other forms of ownership, where and the State does not hold prevailing or special shares.
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 44/1998/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất