Nghị định 07/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Nghị định 07/1999/NĐ-CP

Nghị định 07/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:07/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:13/02/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 07/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07/1999/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 02 NĂM 1999
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 60/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Trưởng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.

Quy chế này được thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước theo Điều 1, Điều 2 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

 

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Hội đồng quản trị, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 


QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/1999/NĐ-CP
ngày 13tháng 02 năm 1999 của Chính phủ)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích:

1. Cụ thể hóa phương châm ''dân biết, dân làm, dân kiểm tra'', phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây rối nội bộ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tạo động lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp nhà nước bền vững trên cơ sở gắn bó chặt chẽ trách nhiệm giữa Giám đốc và công nhân, viên chức trong chăm lo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động; phân định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Giám đốc và công nhân, viên chức đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để tăng cường đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa Giám đốc và công nhân, viên chức cũng như trong nội bộ công nhân, viên chức, giữa cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của Giám đốc và của người lao động tương ứng với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Điều 2. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện phân công, phân cấp cụ thể trong doanh nghiệp, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý của Giám đốc được chủ động, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường; nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy chế của công nhân, viên chức và của cán bộ quản lý doanh nghiệp; thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, đồng thời gìn giữ bí mật sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật.

 

Điều 3. Người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa ước lao động đã ký kết, chấp hành đúng các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, giữ gìn kỷ luật, đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ; nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp khi thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn trong kinh doanh.

 

Điều 4. Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở doanh nghiệp nhà nước đối với toàn thể người lao động, đối với Hội đồng quản trị (ở những doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị), Giám đốc, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả và xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.

 

CHƯƠNG II
NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

Điều 5. Những việc Hội đồng quản trị, Giám đốc phải công khai ở doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

1. Phương hướng, nhiệm vụ chung về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh dài hạn, trung hạn và từng năm của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, yếu kém; đặc biệt là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, phòng ban trực thuộc doanh nghiệp; những chủ trương lớn về thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp.

2. Những chế độ, chính sách chủ yếu của nhà nước và những quy định vận dụng của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đối với người lao động ở doanh nghiệp về sắp xếp lại lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, đào tạo và đào tạo lại; tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở; phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của doanh nghiệp; kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, sắp xếp lại lao động; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.

3. Nội quy của doanh nghiệp, các quy chế của doanh nghiệp về tuyển dụng, cho thôi việc; về thời gian làm việc, làm thêm giờ, nghỉ ngơi được hưởng lương, không được hưởng lương; về các định mức chi phí; về trả lương, trả thưởng, hiếu hỷ; về đề bạt cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ; khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm vật chất; về bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật sản xuất, kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật; về quy trình vận hành máy móc, thiết bị tại nơi làm việc; về sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu; về thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc; về phòng hỏa; phòng chống các vi phạm pháp luật.

4. Công khai tài chính về:

- Kết quả kiểm toán và báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

- Tình hình vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình công nợ tới hạn và quá hạn và nguyên nhân; những khó khăn và biện pháp huy động vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Các khoản thu của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và từ các hoạt động khác như: các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; thu từ cho thuê, khoán tài sản; thu chênh lệch giá trị bán tài sản thanh lý; thu từ phần trợ giá của nhà nước; thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, thu lãi tiền gửi, tiền cho vay.

- Đầu tư phát triển, chi cho đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ người lao động.

- Quy định và thực hiện các khoản chi của doanh nghiệp cho hoạt động quản lý, tiếp khách, hội họp, giao dịch và chi hoa hồng môi giới; các khoản phạt doanh nghiệp phải nộp.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

- Lỗ, lãi và nguyên nhân khách quan, chủ quan; biện pháp để tăng lãi, giảm lỗ.

- Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động.

- Trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Chi cho mục đích nhân đạo, xã hội.

- Các khoản thu chi khác.

5. Tiêu chuẩn cán bộ, quy trình và phân cấp đề bạt cán bộ từ tổ, đội sản xuất trở lên.

6. Kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và kết quả giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

7, Nghị quyết Đại hội của tổ chức cơ sở Đảng và cấp ủy có liên quan đến sản xuất, kinh doanh theo quyết định của cấp ủy Đảng doanh nghiệp; Nghị quyết của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp.

 

Điều 6. Căn cứ đặc điểm ngành nghề kinh doanh, Hội đồng quản trị, Giám đốc thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn quy định và công bố rõ trong toàn doanh nghiệp những nội dung nào trong Điều 5 cần định kỳ thông báo cho hội nghị cán bộ chủ chốt (Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng, Phó phòng (ban), phân xưởng); những nội dung nào cần thông báo đến các phòng (ban); đến phân xưởng, tổ (đội) sản xuất và đến mọi người lao động. Bên cạnh quy định quyền nhận thông tin đối với từng đối tượng trong doanh nghiệp, phải quy định rõ trách nhiệm bảo vệ bí mật sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là về công nghệ sản xuất, giá thành sản phẩm phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề thuộc bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng - an ninh, việc phổ biến phải theo đúng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Các đối tượng được tiếp nhận thông tin có quyền chất vấn Hội đồng quản trị, Giám đốc về các nội dung đã công khai quy định tại Điều 5 Quy chế này; Hội đồng quản trị, Giám đốc có trách nhiệm giải thích và làm sáng tỏ những thắc mắc, chất vấn của các tổ chức và người lao động trong doanh nghiệp và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin đã công khai; có trách nhiệm thông báo về việc tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức và người lao động về những việc phải công khai ở doanh nghiệp.

 

Điều 7. Hội đồng quản trị, Giám đốc phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, bảo đảm thông tin thiết thực, kịp thời, đúng đối tượng những nội dung phải công khai ở doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp.

 

1. Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sản xuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp.

2. Thông báo trong các cuộc họp định kỳ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.

3. Phổ biến trong các cuộc họp doanh nghiệp, hoặc ở phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, phòng (ban) do chuyên môn tổ chức.

4. Thông báo tại các cuộc họp của Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong doanh nghiệp.

5. Thông báo bằng văn bản hoặc các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng tổ (đội) sản xuất, từng phân xưởng, phòng (ban), hoặc niêm yết công khai tại địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

6. Thông báo qua hệ thống tuyền thanh trong doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG III
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN

 

Điều 8. Những việc người lao động tham gia ý kiến trước khi Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp quyết định bao gồm:

1. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh trung, dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, nhất là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất; đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp và của phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.

2. Các biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, cải tiến cơ cấu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, sắp xếp lại sản xuất, thực hiện cổ phần hóa.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế theo quy định ở khoản 3, Điều 5 Quy chế này.

4. Các biện pháp về: đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường; cải tiến tổ chức lao động, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp lại lao động và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động; chú ý những biện pháp có liên quan trực tiếp đến phân xưởng, tổ (đội), phòng (ban) nơi người lao động làm việc.

5. Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể để ký kết giữa Giám đốc và Chủ tịch công đoàn hoặc đại diện công đoàn, gồm: những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định mức kinh tế - kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội.

6. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động để ký kết giữa người lao động với Giám đốc hoặc đại diện của Giám đốc doanh nghiệp gồm: công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền lương, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động.

7. Chủ trương chung về huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ với địa phương, trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, quy chế tiếp khách, hội họp, giao dịch, hoa hồng môi giới; nội dung chương trình hoạt động hỗ trợ địa phương và từ thiện nhân đạo.

Điều 9. Những việc người lao động tham gia ý kiến để các cơ quan quản lý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định, hoặc xem xét, xử lý bao gồm:

1. Giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tín nhiệm là Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng; bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm về các mặt điều hành, khả năng tập hợp, phát huy dân chủ, công tâm, phẩm chất đạo đức của các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước Hội đồng quản trị), Giám đốc và Phó Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp. Giới thiệu đại biểu của tổ chức công đoàn đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm tham gia Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát (ở những nơi có Hội đồng quản trị) để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm.

2. Xây dựng chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

3. Tổ chức và nội dung của Đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp từ tổ (đội) sản xuất theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

4. Xây dựng Nghị quyết của Đại hội Đảng cơ sở và cấp ủy về những vấn đề có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

Điều 10. Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Giám đốc thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn công bố rõ trong toàn doanh nghiệp những vấn đề nào cần có sự tham gia ý kiến của toàn thể công nhân, viên chức, của phòng (ban), của phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, hoặc của một số chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị, Giám đốc, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tiếp thu ý kiến tham gia của người lao động. Những nội dung người lao động tham gia quy định ở Điều 8 và Điều 9 mà không được chấp nhận, thì người lao động vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Giám đốc (đối với những nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7 của Điều 8) và của cơ quan quản lý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp (đối với những nội dung quy định tại Điều 9).

 

Điều 11. Những hình thức chủ yếu để người lao động tham gia ý kiến bao gồm:

1. Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, phòng (ban), tổ (đội) sản xuất.

2. Hội nghị chuyên môn do Giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất triệu tập.

3. Thông qua tổ chức thảo luận, thương lượng về nội dung thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.

4. Thông qua việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Cấp ủy Đảng cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến của công nhân, viên chức.

6. Tiếp xúc trực tiếp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc và công nhân, viên chức theo lịch hoặc yêu cầu đột xuất.

7. Đặt hòm thư góp ý kiến ở những địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG IV
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 12. Những việc người lao động quyết định bao gồm:

1. Biểu quyết thông qua thỏa ước lao động tập thể, hoặc bổ sung, sửa đổi để Chủ tịch Công đoàn hoặc người đại diện công đoàn và Giám đốc ký kết.

2. Ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc hoặc đại diện Giám đốc; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.

3. Thảo luận và biểu quyết Đại hội công nhân, viên chức thông qua các Quy chế và các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với hướng dẫn của nhà nước và tình hình thực tế của doanh nghiệp; chú trọng quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

4. Bầu Ban Thanh tra nhân dân tại Đại hội công nhân, viên chức.

 

Điều 13. Người lao động quyết định những việc quy định tại Điều 12 Quy chế này thông qua:

1. Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu).

2. Hội nghị toàn doanh nghiệp hoặc phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.

3. Tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG V
QUYỀN GIÁM SÁT, KIỂM TRA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

Điều 14. Người lao động có quyền giám sát, kiểm tra về tất cả những nội dung đã được công khai ở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Quy chế này và tự giám sát, kiểm tra, giáo dục lẫn nhau trong thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của người lao động; trong đó đặc biệt chú ý thực hiện quyền giám sát, kiểm tra về:

1. Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức.

3. Thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

4. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

5. Thực hiện hợp đồng lao động.

6. Thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội. Đặc biệt việc sử dụng các loại quỹ sau thuế nhất là quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.

7. Kết quả việc giải quyết các tranh chấp lao động.

8. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

 

Điều 15. Việc thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của người lao động ở doanh nghiệp thông qua các phương thức và tổ chức chủ yếu là:

1. Thông qua Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, các cuộc họp của các phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.

2. Thông qua sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng và sự tham gia quản lý của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp.

3. Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

4. Thông qua hoạt động kiểm toán theo quy định của nhà nước.

5. Thông qua thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

 

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16. Các Tổng công ty nhà nước vận dụng Quy chế này để xây dựng quy chế cụ thể phù hợp với Tổng công ty.

Các doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào Quy chế này, xây dựng các nội quy, Quy chế của doanh nghiệp, cụ thể đến từng phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.

 

Điều 17. Hội đồng quản trị, Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ và động viên, khen thưởng kịp thời những người đấu tranh chống tiêu cực; ngăn chặn, xử lý những biểu hiện trù dập, ngăn cản đấu tranh chống tiêu cực và những hành động lợi dụng dân chủ, gây mất đoàn kết, làm rối nội bộ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Người nào vi phạm quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 18. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện Quy chế này.

 

Điều 19. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai và định kỳ 6 tháng báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này.

 

Điều 20. Trưởng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 07/1999/ND-CP
Hanoi, February 13, 1999
 
DECREE
PROMULGATING THE REGULATION ON EXERCISING DEMOCRACY IN STATE ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Resolution No. 60/1998/NQ-UBTVQH10 of August 20, 1998 of the National Assembly Standing Committee on the promulgation of the Regulation on Exercising Democracy in State Enterprises;
At the proposals of the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel and the Head of the Central Board for Renewing the Management of Enterprises,
DECREES:
Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on Exercising Democracy in State Enterprises.
This Regulation shall be effected in State enterprises in accordance with Articles 1 and 2 of the Law on State Enterprises.
Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier regulations contrary to the Regulation promulgated together with this Decree are all now annulled.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.
The Managing Boards and directors of State enterprises shall have to implement this Decree.
 

 
THE GOVERNMENT




Phan Van Khai
 
REGULATION
ON EXERCISING DEMOCRACY IN STATE ENTERPRISES
(Issued together with Decree No. 07/1999/ND-CP of February 13, 1999 of the Government)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The exercise of democracy in State enterprises is aimed at:
1. Concretizing the motto "people know, people do and people inspect", bringing into play the laborers’ right to democracy through trade unions and to participatory democracy, promoting the creativeness of collectives and individuals in order to raise the labor efficiency, preserve and develop the State’s capital, practice thrift, combat wastefulness and corruption, violations of democracy and breaches of discipline as well as internal disturbance, bringing into play the leading role of the State economic sector in the cause of industrialization and modernization.
2. Creating a powerful motive force for the sustainable development of State enterprises, based on the close coordination between the director and the employees in term of their responsibilities in a joint effort to efficiently boost production and business, increase the State budget’s revenues, improve the laborers’ life and create more jobs for them; clearly determining the rights, responsibilities, obligations and interests of the director, workers and employees regarding the results of production and business activities of the enterprise; creating a favorable environment for the consolidation of solidarity, self-criticism and criticism, mutual inspection and supervision between the director and workers and employees as well as among workers and employees and among leading and managerial officials; ensuring the harmony between the State’s interests and the interests of the enterprise, the director and laborers, corresponding to the enterprise’s production and business results.
Article 2.- The exercise of democracy in enterprises must go hand in hand with the raising of the effect of State management by the State management agencies and business management by enterprises; with the assignment of responsibilities and determination of powers in enterprises, the encouragement and creation of favorable environment for the director’s initiative and creative management activities suitable to the requirements of the market mechanism; raising of the workers’, employees’ and managerial cadres’ knowledge about law as well as their rights, obligations and responsibilities before law and strict implementation of the regulations and rules set for them; proper exercise of the laborers’ rights, performance of the laborers’ obligations and responsibilities in exercising democracy in State enterprises, and at the same time keeping of enterprises’ production and/or business secrets in accordance with the provisions of law.
Article 3.- Employers and employees in State enterprises shall have to well perform their assigned tasks, strictly abide by the signed labor contracts and labor agreements, observe the rules and regulations of enterprises; adequately exercise the right to democracy, maintain the discipline, combat manifestations of corruption and abuse of democracy to break the internal solidarity; and strive for the development of enterprises at the time of good business or difficulties as well.
Article 4.- Enhancing the Party organizations’ leadership in State enterprises over the materialization of the Party’s lines and policies and the State’s laws by the entire laborers, the Managing Boards (in State enterprises with Managing Boards), the directors, the trade unions as well as the Ho Chi Minh Communist Youth Union organizations in order to efficiently boost enterprises’ activities and build the Party more and more strong.
Chapter II
THINGS TO BE PUBLICIZED IN STATE ENTERPRISES
Article 5.- Things to be publicized by the Managing Board and the director of a State enterprise shall include:
1. The long-term, medium-term and annual plans and general tasks on investment, production and business development of the enterprise, its advantages, disadvantages and weaknesses; especially, the tasks, production plans and activities of workshops, production groups (teams) and sections (divisions) of the enterprise; and the major undertakings on changing the mode of management and transformation of enterprises.
2. The State’s major regimes and policies and the enterprise’s implementation regulations, which are directly related to its laborers in term of their rearrangement, recruitment, dismissal, training and re-training; wages and incomes, social insurance, medical insurance, dwelling houses; profit distribution and deductions for establishment of the enterprise’s funds; the labor recruitment plans and the implementation thereof; training and fostering of laborers to raise their professional skills.
3. The enterprise’s rules and its regulations on the recruitment and dismissal of laborers; work time, extra time and paid and unpaid leaves; norms of expenses; payment of wages, bonuses and funeral or wedding offerings; promotion of cadres, training, fostering and raising their skills; commendation, discipline and material responsibility; on the protection of the enterprise’s property, production and/or business secrets and prestige in accordance with the provisions of law; on the processes of operating machines and equipment at working places; the thrifty use of raw materials and materials; the implementation of regulations on labor safety, environmental protection and the maintenance of hygiene at working places; fire prevention; prevention and combat against violations of law.
4. Financial publicity. More concretely:
- The auditing results and annual financial report of the enterprise.
- The situation on capital and efficiency of the use thereof by the enterprise, the situation on its due and overdue debts and the cause thereof; difficulties in and measures for capital mobilization and the raising of the efficiency of capital use.
- The enterprise’s revenues from business activities and other activities such as revenue from investment outside the enterprise; revenue from the purchase and/or sale of bills, bonds and shares; revenue from the leasing or contracting properties; revenue from the value differences of the liquidated properties; revenue from the State’s price subsidies; revenue from joint venture, partnership and stock capital contribution, and revenue from deposit and loan interests.
- Development investment, expenses for training and fostering laborers and raising their skills.
- The enterprise’s regulations on and making of expenses for managerial activities, guest reception, meetings, transactions and brokerage commissions; fines paid by the enterprise.
- The performance of tax obligations, the deductions made according to the State’s regulations, for social insurance, medical insurance and trade union fund.
- Losses and profits and the causes- objective, subjective- thereof; measures to increase profits and reduce losses.
- Incomes and average income of laborers.
- Deductions from after-tax profits for the establishment and use of the enterprise�s funds: the development investment fund, the financial reserve fund, the severance allowance reserve fund, the welfare fund and the reward fund. And expenses for humanitarian and social purposes.
- Other revenues and expenses.
5. Criteria of personnel; procedures, and responsibility for promotion of cadres from production groups (teams) upwards.
6. Plan of action of the people’s inspection board and results of the settlement of complaints and denunciations according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
7. Resolutions of congresses of the Party organizations and committees, related to production and/or business under decisions of the enterprise’s Party Committee; resolutions of the Trade Union and Ho Chi Minh Communist Youth Union in the enterprise.
Article 6.- Basing themselves on the characteristics of the enterprise’s business lines, the Managing Board and director shall reach agreement with the Trade Union executive committee on which of the contents mentioned in Article 5 above should be made public to the entire enterprise, which should be periodically informed to the meeting of key officials (the standing members of the Party Committee, the president and vice president of the Trade Union, the secretary of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, heads and deputy heads of sections (divisions) and workshops); and which contents should be notified to the sections (divisions), workshops, production groups (teams) and all laborers. In addition to the determination of the right of each subject in the enterprise to receive information, it is also necessary to clearly determine his/her responsibility to protect the enterprise’s production/business secrets, especially the secrets related to the production technologies and products’ prices, in accordance with the provisions of law. For matters related to the State’s secrets, including defense- security secret, their dissemination must strictly comply with the provisions of legislation on the protection of the State secrets.
The eligible information receivers shall have the right to question the Managing Board and/or the director on the publicized contents prescribed in Article 5 of this Regulation; the Managing Board and the director shall have to explain and clarify questions and inquiries of organizations and laborers in the enterprise and take full responsibility before law for the accuracy of the publicized information; have to make public announcement on the acceptance of opinions and suggestions contributed by organizations and laborers concerning the matters to be publicized in the enterprise.
Article 7.- The Managing Board and the director shall closely coordinate with the Trade Union in ensuring the practical and timely provision of information to the right subjects, with contents already determined as necessarily to be publicized in the enterprise through different appropriate forms:
1. Congresses of workers and employees (the plenary congress or congress of representatives of workers and employees) which may be held by production groups (teams), sections (divisions) or the entire enterprise.
2. Announcement at periodical meetings of the enterprise’s key officials.
3. Dissemination at the meetings of the enterprise, or workshops, production groups (teams) or sections (divisions).
4. Announcement at the meetings of trade union organizations and other socio-political organizations in the enterprise.
5. Written notices or printed matters, which are sent directly to each production group (team), workshop, section (division) or posted up at the convenient places in the enterprise.
6. Announcement via the enterprise’s public addressing system.
Chapter III
THINGS TO BE COMMENTED BY LABORERS
Article 8.- Things to be commented by laborers before they are decided by the Managing Board and/or the director of the enterprise shall include:
1. The long-term, medium-term and annual production and/or business orientations, tasks and plans of the enterprise, especially the production and/or business tasks and plans of the sections (divisions), workshops, production groups (teams); and the assessment of the operation situation of the enterprise as well as of the sections (divisions), production groups (teams).
2. Measures to develop production and/or business to improve the product structure, raise the competitiveness, reorganize production and effect the equitization.
3. The elaboration and implementation of the regulations and rules as stipulated in Clause 3, Article 5 of this Regulation.
4. Measures for: the renewal of technologies and equipment; increase of labor productivity; raising of products’ quality; reduction of production cost; environmental protection; improvement of the labor organization, labor protection and working conditions; rearrangement, training and fostering of laborers to raise their professional skills; with attention being paid to measures directly related to workshops, production groups (teams) and sections (divisions) where the laborers work.
5. The principal contents of the collective labor agreement concluded between the enterprise’s director and the president of its trade union or the trade union’s representative, including the commitments on jobs and job guarantee, rest time, wages, bonuses, wage allowances, economic-technical norms, labor safety, labor hygiene and environment, social insurance, medical insurance and social welfare.
6. The principal contents of labor contracts to be concluded between the laborers and the enterprise�s director or the latter’s representative, including the work to be done, work time, rest time, place of work, term of contract, wages, conditions on labor safety, labor sanitation and environment, social insurance and medical insurance for laborers.
7. The general strategy on the mobilization and use of capital sources, the performance of obligations towards the locality, the deduction of the after-tax profits for the establishment of funds, the regulations on guest reception, meetings, transactions and brokerage commission; and contents of the program of action in support of the locality and for charity and humanitarian purposes.
Article 9.- Things to be commented by laborers, which shall serve as references for the higher-level management agencies, Party organizations and mass organizations in the enterprise before their decision, consideration or handling, shall include:
1. The recommendation of persons with full qualifications and prestige to the posts of director, deputy director or chief accountant of the enterprise; the opinion poll on candidates to such positions as the chairman of the Managing Board (for State enterprises with Managing Boards), the director, deputy director or chief accountant of the enterprise, in term of their prestige, managerial capability, sociability, their capability of promoting democracy, their sense of justice, and morals. The recommendation of qualified and prestigious delegates of the Trade Union to take part in the Managing Board and the Control Commission (for enterprises with Managing Boards) so that the competent State agencies may consider and appoint them.
2. The elaboration of the program of action and assessment of the results of operation of the people’s inspection board.
3. The organization and agenda of the enterprise’s congresses of workers and employees at the production group- (team) level or higher-level, according to the Law on State Enterprises and under guidance of the Vietnam General Labor Confederation.
4. The elaboration of resolutions of congresses of the Party organizations and Party Committee on matters related to production and business of the enterprise.
5. The contents of operation of Trade Union organizations and organizations of the Ho Chi Minh Communist Youth Union.
Article 10.- Basing themselves on the characteristics of business lines and organization of production of the enterprise, the Managing Board and the director shall reach agreement with the executive committee of the trade union to publicly announce in the entire enterprise matters which must be commented by the entire workers and employees, which by sections (divisions), production groups (teams) or a number of experts inside and outside the enterprise.
The Managing Board, the director, the Party organizations and mass organizations in the enterprise shall have to make public notice on their acceptance of opinions and suggestions contributed by laborers. If the laborers’ suggestions on the contents stipulated in Articles 8 and 9 are not accepted, the laborers shall still have to strictly abide by the director’s decisions (regarding the contents stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4 and 7 of Article 8) as well as decisions of the higher-level management agencies, the party organizations and mass organizations in the enterprise (regarding the contents stipulated in Article 9).
Article 11.- Laborers shall contribute their opinions through the following major forms:
1. Congresses of workers and employees held by the enterprise, its sections (divisions), or production groups (teams).
2. Professional conferences convened by the enterprise’s director, heads of sections (divisions), workshops or production groups (teams).
3. Public discussions and negotiations on the contents of the collective labor agreement and labor contracts.
4. The citizen reception according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
5. The collection of workers’ and employees’ opinions by grassroots Party Committees and executive committees of the Trade Union organizations.
6. Meetings held directly between the chairman of the Managing Board or the director and workers and employees as scheduled or at urgent request.
7. The placement of postal boxes for comments at the convenient places in the enterprise.
Chapter IV
THINGS TO BE DECIDED BY LABORERS
Article 12.- Things to be decided by laborers shall include:
1. Voting to adopt the collective labor agreement or the amendments and/or supplements thereto so that the president or representative of the trade union and the director may sign it.
2. Signing labor contracts with the director or his/her representative; unilateral terminating labor contracts as prescribed by the Labor Code.
3. Discussing and voting at the congress of workers and employees for adoption the regulations and planned norms of the enterprise, which are directly related to the laborers’ rights, interests and obligations and conform to the State’s guidance as well as the practical situation of the enterprise; paying attention to the regulation on deduction for establishment and use of the welfare fund, the reward fund and the severance allowance reserve fund.
4. Electing persons to the people’s inspection board at the congress of the enterprise’s workers and employees.
Article 13.- The laborers shall decide things defined in Article 12 of this Regulation through:
1. The congress of workers and employees (the plenary congress or the congress of delegates of workers and employees).
2. The conference of the entire enterprise or meetings of sections (divisions), workshops, production groups (teams).
3. The trade union organizations of the enterprise.
Chapter V
LABORERS’ RIGHT TO SUPERVISION AND INSPECTION
Article 14.- The laborers shall have the right to supervise and inspect all the contents already publicized in the enterprise as stipulated in Article 5 of this Regulation and shall also supervise, inspect and educate one another in the exercise of their rights and obligations, with special attention being paid to the right to supervise and inspect the following:
1. The performance of tasks and norms set in the enterprise’s production and/or business plans.
2. The implementation of resolutions of the congresses of workers and employees.
3. The observance of the regulations and rules of the enterprise.
4. The implementation of the collective labor agreement.
5. The performance of the labor contracts.
6. The implementation of the State’s policies and regimes, the payment of taxes and performance of obligations by the enterprise towards the State and society, especially the use of the after-tax funds, particularly the welfare fund of the enterprise.
7. The results of the settlement of labor disputes.
8. The results of the settlement of citizens’ complaints and denunciations.
Article 15.- The laborers’ right to supervision and inspection in the enterprise shall be exercised through the following major forms and organizations:
1. The enterprise’s congress of workers and employees, the meetings of sections (divisions), workshops, production groups (teams).
2. The leadership, inspection and supervision by the Party organizations and the Trade Union organization’s participation in the management.
3. The activities of the people’s inspection board.
4. The auditing activities as prescribed by the State.
5. The exercise of the right to make complaints, denunciations and reports in accordance with the legislation on complaints and denunciations.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 16.- The State corporations shall base themselves on this Regulation to elaborate their own regulations suited to their respective conditions.
The State enterprises shall base themselves on this Regulation to elaborate regulations and rules of their respective enterprises, applicable to each specific section (division), workshop, production group (team).
Article 17.- The Managing Board, the director, the Trade Union and the Ho Chi Minh Communist Youth Union organizations of the enterprise shall have to protect, encourage and promptly commend those who combat negative phenomena; prevent and handle manifestations of taking revenge on others, obstructing the fight against negative phenomena as well as acts of abusing democracy, causing internal conflict and disorder within the enterprise, thus adversely affecting the enterprise’s production and business.
Any person who violates the provisions of this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability as prescribed by law.
Article 18.- Under the leadership of the Party committee and the chairman of the Managing Board, the director of the enterprise shall have to organize the implementation and coordinate with the enterprise’s trade union in the implementation of this Regulation.
Article 19.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct the implementation of this Regulation and shall periodically report thereon to the Government once every six months.
Article 20.- The Head of the Central Board for Renewing the Management of Enterprises shall have to supervise, sum up the implementation of this Regulation and periodically report the situation to the Prime Minister.
 

 
THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 07/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất