Chỉ thị 393-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về triển khai thực hiện Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 393-CT
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 393-CT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 25/11/1991 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 393-CT
CHỉ THị
CủA CHủ TịCH HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 393-CT NGàY 25-11-1991
Về TRIểN KHAI THựC HIệN QUY CHế Về THàNH LậP
Và GIảI THể DOANH NGHIệP NHà NướC
Để triển khai thực hiện Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388-HĐBT, ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị các ngành, các cấp tiến hành những việc sau đây:
1. Tiếp tục thực hiện Quyết định 315-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1 tháng 9 năm 1990 về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh và triển khai thực hiện Quyết định số 330-HĐBT, ngày 23 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quyết định 315-HĐBT, các Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong quý I năm 1992 các doanh nghiệp Nhà nước đã xếp vào diện giải thể và báo cáo kết quả thực hiện lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào tháng 4 năm 1992.
Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải kịp thời hướng dẫn chi tiết và phối hợp chặt chẽ với các Bộ quản lý ngành và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc chức năng và quyền hạn của mình.
2. Song song với việc giải quyết các doanh nghiệp đã được xếp vào diện giải thể lâu nay mà chưa dứt điểm được, các Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức việc rà soát lại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành và địa phương quản lý, đến cuối quý II năm 1992 phải làm xong các việc sau đây:
a) Kiểm tra và chấn chỉnh lại hình thức tổ chức doanh nghiệp Nhà nước theo hướng chỉ có hai cấp được hạch toán độc lập là doanh nghiệp và liên hiệp doanh nghiệp. Giải thể hoặc sáp nhập vào những đơn vị khác những doang nghiệp do các Liên hiệp, Tổng công ty hoặc các cơ quan Nhà nước tự ý thành lập và cho hạch toán độc lập trái với quy định của Nhà nước.
b) Làm thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp Nhà nước theo quy chế này đối với những doang nghiệp đủ điều kiện tồn tại, tiếp tục sắp xếp lại những doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục hoạt động theo Quyết định 315-HĐBT, ngày 01 tháng 9 năm 1990 và Quyết định 330-HĐBT, ngày 23 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Trước 31 tháng 1 năm 1992 tất cả các doanh nghiệp phải khai báo hồ sơ của doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp.
3. Đến hết quý II năm 1992 phải hoàn thành về cơ bản việc làm lại thủ tục thành lập đăng ký kinh doanh, làm con dấu mới đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp tục tồn tại.
Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ bàn với Bộ Nội vụ để quy định hình thức con dấu mới của doanh nghiệp Nhà nước.
4. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 3 năm 1992 các Bộ chủ quản và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi đầy đủ danh sách và hồ sơ xin thành lập lại các doanh nghiệp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy chế mới về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.
5. Trọng tài kinh tế Nhà nước phải có quy định cụ thể về thủ tục, trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuẩn bị lực lượng, phương tiện (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thống nhất trong cả nước...), về tổ chức tập huấn cho cán bộ để làm tốt và kịp thời việc đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp.
6. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng với việc chỉ đạo những công tác trọng tâm ở ngành và địa phương, cần tăng cường đi sâu sát cơ sở và tập trung sức chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế này của Hội đồng Bộ trưởng.
Hàng tháng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và Chỉ thị này của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây