Chỉ thị 04/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa Công ty nhà nước

thuộc tính Chỉ thị 04/2005/CT-TTg

Chỉ thị 04/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa Công ty nhà nước
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2005/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/03/2005
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Cổ phần hoá doanh nghiệp - Theo Chỉ thị số 04/2005/CT-TTg ra ngày 17/3/2005 về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa Công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ nhận định: tiến độ cổ phần hóa vẫn còn chậm, nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vẫn tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp còn thấp. ở một số nơi, nhận thức về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ và thống nhất, vướng mắc trong quá trình thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời. Một số quy định của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa phù hợp, thời gian cổ phần hóa một doanh nghiệp còn dài. Khi chuyển thành công ty cổ phần, chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một số công ty cổ phần chưa cao. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn rất ít... Do đó, khi xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho năm 2005 và những năm tiếp theo, cần chú trọng xây dựng lộ trình cổ phần hóa các Tổng công ty nhà nước, trừ những Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng hoặc chưa tiến hành cổ phần hóa được. Những Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa đa số các doanh nghiệp thành viên thì tiến hành cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty. Những Tổng công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trước mắt chưa cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty, nhưng phải tiến hành cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để công ty mẹ thực sự làm chủ vốn nhà nước ở công ty con. Sau khi hoạt động ổn định sẽ xem xét, tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ một cách vững chắc...

Xem chi tiết Chỉ thị04/2005/CT-TTg tại đây

tải Chỉ thị 04/2005/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 04/2005/CT-TTG
NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ ĐẨY NHANH VỮNG CHẮC
CỔ PHẦN HOÁ CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Hơn mười năm qua, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thực hiện từng bước vững chắc, theo đúng đường lối, nghị quyết của Đảng. Chính phủ đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy, có chính sách khá toàn diện và phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề đặt ra trong sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc xử lý nợ tồn đọng, lao động dôi dư. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước đã nhận thức việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm nên đã tích cực chỉ đạo với chương trình, biện pháp cụ thể và đã đạt được kết quả quan trọng. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, công tác cổ phần hoá đã được đẩy mạnh hơn nhiều, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Qua cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước đã chuyển thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động; huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh doanh; hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên. Thực tiễn khẳng định cổ phần hoá đã trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hoá vẫn còn chậm, nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vẫn tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp còn thấp. ở một số nơi, nhận thức về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ và thống nhất, vướng mắc trong quá trình thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời. Một số quy định của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa phù hợp, thời gian cổ phần hoá một doanh nghiệp còn dài. Khi chuyển thành công ty cổ phần, chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một số công ty cổ phần chưa cao. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn rất ít.

Để đẩy nhanh vững chắc cổ phần hoá công ty nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX và Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty nhà nước cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

a) Tiếp tục quán triệt sâu sắc và đẩy mạnh việc tuyên truyền Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 và Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị nhằm tạo ra sự thống nhất cao hơn nữa trong các cấp, các ngành, trong cán bộ, đảng viên về đường lối phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu, thời cơ và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; trong đó, cổ phần hoá là khâu then chốt nhất, là giải pháp cơ bản và quan trọng để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính và đấu tranh chống tham nhũng; đồng thời nâng cao ý thức chấp hành Nghị quyết của Đảng, pháp luật, kỷ cương hành chính của Nhà nước; nghiêm chỉnh thi hành các quy định, chương trình, kế hoạch của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

b) Trong tháng 4 năm 2005 hoàn thành việc trình bổ sung phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX và Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước.

Khi xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho năm 2005 và những năm tiếp theo, cần chú trọng xây dựng lộ trình cổ phần hoá các Tổng công ty nhà nước, trừ những Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng hoặc chưa tiến hành cổ phần hoá được. Những Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hoá đa số các doanh nghiệp thành viên thì tiến hành cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty. Những Tổng công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trước mắt chưa cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty, nhưng phải tiến hành cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để công ty mẹ thực sự làm chủ vốn nhà nước ở công ty con. Sau khi hoạt động ổn định sẽ xem xét, tiến hành cổ phần hoá công ty mẹ một cách vững chắc.

c) Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tập huấn, phổ biến và tuyên truyền sâu, rộng Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ quản lý các cấp, các ngành và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.

d) Chỉ đạo kiên quyết cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước theo phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện nghiêm Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo nguyên tắc thị trường trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các tổ chức có chức năng định giá; không cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện bán đấu giá cổ phần công khai;...

đ) Căn cứ Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, rà soát để bán tiếp cổ phần của Nhà nước ở công ty cổ phần có vốn nhà nước. Chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước sử dụng quyền của cổ đông để thực hiện niêm yết ra thị trường chứng khoán đối với những công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết.

e) Chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp nhà nước giải quyết các tồn tại về tài chính và lao động trước khi thực hiện cổ phần hoá theo quy định hiện hành, tránh tình trạng đến thời điểm cổ phần hoá mới xử lý dẫn đến chậm trễ hoặc không cổ phần hoá được do không còn vốn nhà nước. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp theo quy định hiện hành hoặc phá sản doanh nghiệp.

g) Tiếp tục kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đảm bảo có bộ phận chuyên trách để thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc cổ phần hoá các công ty nhà nước.

h) Hàng tháng, các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà nước đánh giá kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo và đề ra các biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Cuối năm, khi bình xét, đánh giá cán bộ, đảng viên phải có nội dung kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

2. Các Bộ, cơ quan hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa; khẩn trương ban hành đầy đủ và chỉ đạo triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, trong quá trình thực hiện, xử lý kịp thời và có hiệu quả các vấn đề phát sinh.

a) Trong tháng 4 năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hướng dẫn thủ tục chuyển hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.

b) Trong tháng 4 năm 2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn các nội dung liên quan đến nợ vay ngân hàng tồn đọng của công ty nhà nước cổ phần hóa; việc kế thừa các hợp đồng tín dụng và duy trì cơ chế tín dụng như đối với công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá; việc xử lý Quỹ dự phòng rủi ro khi cổ phần hoá ngân hàng thương mại.

c) Bộ Tài chính:

- Trong tháng 3 năm 2005, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, trong đó quy định rõ số lượng người đại diện và phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

- Tổ chức để Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sớm đi vào hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm khuyến khích phát triển các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đầu tư cổ phần, hình thành một số trung tâm bán đấu giá cổ phần tại các thành phố, đô thị lớn. Nghiên cứu bổ sung danh sách các công ty chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện dịch vụ định giá doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp cổ phần hóa những doanh nghiệp đang triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, vay vốn từ các nguồn khác nhau.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn, quyết định để trong năm 2005 niêm yết được khoảng 200 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

- Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty cổ phần mà các cổ đông là các công ty nhà nước; bán đấu giá doanh nghiệp khi không cổ phần hóa được.

- Trong quý II năm 2005 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2003 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần không hạn chế và tham gia cổ đông chiến lược đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục hạn chế tối đa 30% vốn đầu tư.

d) Bộ Nội vụ, trong quý II năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ phần.

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý II năm 2005 trình Thủ tướng Chính phủ chế độ phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.

e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Trong tháng 4 năm 2005 công bố Danh mục ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia tối đa 30% vốn đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; đối với các ngành và lĩnh vực khác thì không hạn chế.

- Nghiên cứu, đề xuất nâng tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam lên trên 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đối với một số ngành, lĩnh vực khi soạn thảo Luật Đầu tư chung.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu; khuyến khích áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất; hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin, chính sách chế độ mới… tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh sau cổ phần hoá.

3. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm:

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình cổ phần hoá các công ty nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà nước; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình thực hiện đề nghị Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết hoặc kiến nghị các cơ quan giải quyết theo thẩm quyền.

- Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hướng dẫn về hoạt động của tổ chức Đảng trong công ty cổ phần.

- Theo dõi và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 04/2005/CT-TTg

Hanoi, March 17, 2005

 

DIRECTIVE

ON RAPID AND SOUND INTENSIFICATION OF  STATE OWNED ENTERPRISES EQUITISATION

Over the past ten years, SOEs equitisation has been deployed step by step, following the Party's line and resolutions. The Government has concretized the Party's policies, promulgated legal documents, given out comprehensive and appropriate policies, promptly settled outstanding matters during SOEs restructure, equitisation, especially the settlement of outstanding debts and redundant workers. The Ministries, branches, provinces, cities under central authority have been deeply aware of SOEs restructure, equitisation as an focal task, therefore, has actively directed that work with specific programs, measures and have obtained significant results. Equitisation has been further strengthened after the Central Resolution 3 of Term 9, and basically reached the set targets. Through equitisation, state enterprises have transformed into multi-proprietorship, created driving force and dynamic management mechanism; mobilized further social resources for production, business; raised effectiveness, competitiveness and integration capacity. The fact has confirmed that equitisation has become a key solution for restructure, reform of management mechanism and raise of effectiveness for state owned enterprises. 

 However, equitisation progress remains slow, many enterprises still keep 100% of state capital though unnecessary, proportion of shares sold out to the public is low. In several places, people has not fully and unitarily aware of equitisation, hindrances arising during equitisation have not been settled promptly. Several of regulations of state agencies have still been improper, equitisation still requires long time. After transforming into shareholding companies, adequate attention has not been paid to reform of enterprise governance and management method, production and business efficiency of several shareholdings companies are not high. There are few enterprises to list on the bourse.

In order to intensify SOEs equitisation rapidly and soundly following the spirit of Central Resolution 3, especially Central Resolution 9 and Directive 45-CT/TW of the Polite Bureau on restructure, reform, development and raise effectiveness of SOEs, the Prime Minister directs:

1. Ministries, ministerial-level agencies, government agencies, people committees of provinces and cities under central authority, state corporations shall carry out the followings:

a) Continue being aware of and intensifying the dissemination of Resolution of the Party's IX Congress, Central Resolution 3, especially Central Resolution 9 and Directive 45-CT/TW of the Polite Bureau in order to reach higher consensus among levels, branches, staff and party members on the socio-economic development line, requirements, opportunities and challenges in international economic integration; on viewpoints, targets, tasks, solutions to speed up restructure, renovation, development and raise effectiveness of SOEs, of which, equitisation is the most critical step, the basis and important solution for restructure, reform of management mechanism and raise effectiveness of SOEs, stimulate economic growth,  make active contribution to the administration reform process and combating against corruption; at the same time to raise the awareness of implementation of Party's resolutions, the State's laws and administrative rules; seriously implement the Government's regulations, programs, plans on SOEs equitisation.

b) Complete and submit in April 2005 the addition to the overall plan on restructure and reform of SOEs in the spirit of Central Resolution 9 and Decision 155/2004/QD-TTg dated 24 August 2004 of the Prime Minister promulgating the criteria, list of classification of SOEs and independent member companies under state general corporations.

Upon making SOEs restructure and reform plan for 2005 and the following years , it should focus on developing the roadmap for equitisation of state general corporations, excluding the ones operating in security and defence fields or the ones unable to equitise. State general corporations whose most of member companies have been equitised shall carry out the entire corporation equitisation. General corporations that take the important role in the economy shall not equitise the entire corporation immediately, but shall equitise most of their member companies and transform to the form of holding company so that the mother company become the real owner of the state capital invested in subsidiary company. Equitisation of mother company shall be considered carefully after a time of stable operation.

c) The Ministry of Finance shall coordinate with relevant functional agencies to train on, popularize and disseminate the Decree No. 187/2004/ND-CP dated 16 November 2004 of the Government on transformation of SOEs into shareholding companies and other guiding documents to all managing staff of all levels, branches and labourers working in SOEs.

d) Resolutely direct the SOE equitisation following the overall plan approved by Prime Minister. 

Implement the Decree No. 187/2004/ND-CP dated 16 November 2004 of the Government on transformation of SOEs into shareholding companies, ensure the market principles upon SOEs equitisation: enterprises evaluation to be carried out by valuation-functioned organizations; non-implementation of close equitisation within the enterprise; conduction of shares auctions to the public, ...

đ) Based upon the Decision No. 155/2004/QD-TTg of the Prime Minister, review for further sales of state shares in shareholding companies having state capital. Instruct state capital representatives to use the shareholder's right to decide on listing on stock market with regard to shareholding companies qualified for listing.

e) Direct, guide SOEs to settle financial and labour matters prior to equitisation as under current regulations for preventing from delay or non-equitisation due to running out of state capital. In case the enterprises run out of state capital, the forms of sales or bankruptcy are applied.

g) Continue consolidating Committee for Enterprises Reform and Development, ensuring the availability of in-charge division for implementing functions of consultancy, guiding, checking, speeding up the SOEs equitisation.

h) On a monthly basis, the ministries, branches, localities, state general corporations shall assess the results of SOEs restructure, equitisation, review the leaders' responsibilities and propose measures for hindrances settlement. Upon evaluating staff, party members at year end,  it shall include the criteria of implementation results of SOEs restructure, equitisation.

2. Ministries, agencies shall complete mechanisms, policies applicable to enterprises after equitisation; promulgate documents guiding the implementation of Decree 187/2004/ND-CP, resolve promptly and effectively any arising matters during implementation.

a) Within April 2005, the Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines on procedures for transfer of land leasing contract, grant of land use right certificate when state owned enterprises transform into shareholding companies.

b) Within April 2005, the State Bank of Vietnam shall provide guidelines on outstanding bank loans of equitised state enterprises; inheritance of credit agreements and maintenance of same credit mechanism as the one applied to state enterprises before equitisation; settlement of Risks provision funds upon equitization of commercial banks. 

c) The Ministry of Finance shall:

- Promulgate within March 2005 the Circular providing guidelines for implementation of Decree No. 199/2004/ND-CP dated 03 December 2004  of the Government issuing the regulation on financial management of state enterprises and management of state capital in other enterprises, in which provide the number of representatives and modalities for implementation of rights, obligations of representatives for state capital in other enterprises.

- Organize for the State Capital Investment and Business Corporation to operate soon under Decision of Prime Minister.

- Research, develop policies for encouraging professional organizations to carry out equitisation consultancy, enterprise evaluation, shares investment, forming shares auction centres in big cities, urban centres. Study and supplement the list of securities and auditing companies qualified to implement equitised enterprise evaluation services.

- Study, propose to Prime Minister measures for equitisation of enterprises which are carrying out large-scale investment projects using loans from various sources.

- Preside, coordinate with relevant agencies to select, decide 200 companies for listing on securities markets in 2005.

- Report on operation evaluation of shareholding companies whose shareholders are state enterprises; on sales of enterprises that are not equitised.

- Submit to Prime Minister within quarter II this year the amendments of the Decision 36/2003/QD-TTg dated 11 March 2003 of Prime Minister on promulgation of regulation on capital contribution, shares purchase by foreign investors  in Vietnamese enterprises and Decision 146/2003/QD-TTg  dated 17 July 2003 of the Prime Minister on participation proportion of foreign investors in Vietnam stock market toward permitting foreign investors to purchase shares without restriction and to involve as strategic investors in enterprises not under the list of enterprise subject to investment cap of 30%.  

d) The Ministry of Home Affairs shall provide within quarter II this year the guidelines on arrangement, utilization of equitised enterprises leaders who are not permitted to be appointed as representatives for state capital in shareholding companies.

đ) The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall submit to the Prime Minister within quarter II this year the Regime of responsibility allowance, bonus applicable to representatives of state capital in other enterprises.

e) The Ministry of Planning and Investment:

- Issue within April 2005 the List of business lines, fields to which foreign investors are allowed to finance maximum 30% of capital investment as under regulations of the Law on Encouragement of Domestic Investment; for other lines and fields, no cap of investment level is applied.

- Study, propose to increase capital contribution, shares purchase proportion of foreign investors in Vietnamese enterprises over 30% of the chartered capital with regard to enterprises of several business lines, fields upon compilation of Common Law on Investment.

- Study for amendments of, addition to, building policies for support enterprises through infrastructure development; support post-investment interest; scientific research, technology renovation; training, fostering managing staff and labourers; approach and expand export markets; encourage the application of the best corporate governance; support in provision of information,  new policies... facilitating enterprises to develop, raise competitive capacity after equitisation.

3. Steering Committee for enterprises reform and development shall be responsible to:

- Inspect, speed up, provide guidelines, follow-up and periodically report and to Prime Minister on the equitisation of enterprises of ministries, branches, localities, state general corporations; promptly uncover difficulties, hindrances, irrationalness during equitisation, make proposals to Prime Minister for resolution or to relevant authorities for resolution as according to their competence.

- Contribute comments to Central Party Committee for Organization with regard to guidance on activities of Party organization in shareholding companies.

- Follow-up and make periodical report to Prime Minister on the implementation of this Directive.

 Ministers, Heads of Ministerial level agencies, Heads of Government agencies, Chairmen of People Committees of provinces and cities under central authority, Steering committee for enterprises reform and development, Management Boards of state general corporations shall take responsibility to implement this Directive./.

 

 

FOR AND ON BEHALF OF PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 04/2005/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất