Thông tư 10/2001/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 10/2001/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/2001/TT-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đỗ Nguyên Phương |
Ngày ban hành: | 22/05/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 10/2001/TT-BYT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y
TẾ SỐ 10/2001/TT-BYT NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG
LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật này.
- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/6/2000 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
- Căn cứ Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân, Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1994 về cụ thể hoá một số Điều của Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và Nghị định trên.
- Căn cứ Thông tư số 08/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29/3/2000 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.
- Sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2096 BKH/PLĐT ngày 9/4/2001, Bộ Y tế hướng dẫn việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam như sau:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam dưới các loại hình khám, chữa bệnh và hình thức đầu tư sau đây:
1. Loại hình khám, chữa bệnh:
1.1. Bệnh viện:
a. Bệnh viện đa khoa.
b. Bệnh viện chuyên khoa.
1.2. Phòng khám, cơ sở cận lâm sàng:
a. Phòng khám đa khoa: Là phòng khám có nhiều chuyên khoa (ít nhất có 2).
b. Phòng khám chuyên khoa.
c. Nhà hộ sinh.
d. Phòng khám chuyên khoa cận lâm sàng.
1.3. Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.
Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc cơ sở khác nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 14 Điều 9 của Thông tư này được đăng ký dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.
2. Hình thức đầu tư:
a. Liên doanh.
b. 100% vốn nước ngoài.
c. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều 2. Tổ chức Việt Nam được hợp tác đầu tư với nước ngoài để thành lập cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư với nước ngoài là:
1. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, cơ sở khám, chữa bệnh là đơn vị sự nghiệp có thu của Việt Nam.
2. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh bán công.
3. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân.
4. Các đối tượng thuộc Điều 2 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các loại hình quy định tại điểm 1.1, 1.2 Khoản 1 Điều 1 của Thông tư này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về hàng nghề y, dược tư nhân và các quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện các quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.
Điều 4.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cấp Giấy phép đầu tư cho các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế trên cơ sở xem xét Dự án đầu tư ban đầu phù hợp với qui hoạch tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh, đối tượng phục vụ trên địa bàn nơi cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở.
2. Sau khi cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng và hoàn chỉnh về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tổ chức bộ máy, nhân sự. Bộ Y tế sẽ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bênh.
3. Khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp, cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài mới được phép hoạt động.
Điều 5. Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế cho phép. Giá khám, chữa bệnh phải phù hợp trên cơ sở chất lượng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, trình độ chuyên môn kỹ thuật của thầy thuốc và nhân viên y tế.
Điều 6.
1. Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải làm lại thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh mới trong những trường hợp sau:
- Thay đổi hình thức đầu tư hoặc loại hình khám, chữa bệnh.
- Tách hoặc sáp nhập cơ sở khám, chữa bệnh.
- Thay đổi địa điểm hành nghề khám, chữa bệnh.
- Giấy chứng nhận hết hạn sử dụng.
2. Trong khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh còn giá trị, nếu thay đổi chủ đầu tư, thay đổi Giám đốc, cơ sở khám, chữa bệnh phải báo cáo Bộ Trưởng Bộ Y tế. Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh mới phải có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Điều 7. Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp phí, lệ phí thẩm định điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 8. Điều kiện chung:
1. Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải áp dụng các phương pháp hiện đại trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh với chất lượng cao, bảo đảm được tính hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh.
2. Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải có trang thiết bị y tế hiện đại phù hợp với từng loại hình khám, chữa bệnh đang được sử dụng trên thế giới. Hạ tầng cơ sở và cán bộ y tế phải phù hợp với trang thiết bị y tế hiện đại và phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật được duyệt; có tủ thuốc cấp cứu và hộp thuốc chống choáng (theo phụ lục 1), có đủ điện, nước, công trình vệ sinh, thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy... đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải theo đúng quy định pháp luật.
3. Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh (được gọi chung cho các chức danh Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng khám đa khoa, Trưởng phòng khám chuyên khoa, Trưởng phòng xét nghiệm, Trưởng phòng nhà hộ sinh) có vốn đầu tư nước ngoài phải có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp. Các Bác sỹ, nhân viên y tế làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và đã có trên 03 năm thực hành chuyên khoa.
4. Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải có kế hoạch hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ Việt Nam.
Điều 9. Điều kiện cụ thể: Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 8 của Thông tư này, cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải có các điều kiện cụ thể sau:
1. Bệnh viện: Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh có điều trị nội trú và ngoại trú. Bệnh viện có thể là bệnh viện đa khoa hay bệnh viện chuyên khoa.
1.1. Điều kiện để Bệnh viện được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Giám đốc Bệnh viện là Bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Bệnh viện do Bộ Y tế cấp.
Trưởng khoa trong Bệnh viện là bác sĩ chuyên khoa đã thực hành 05 năm ở cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa.
b. Bệnh viện có ít nhất 21 giường bệnh.
c. Tổ chức, cán bộ phù hợp với qui mô bệnh viện.
d. Bệnh viện phải có đủ:
+ Khoa khám bệnh.
+ Khoa cấp cứu.
+ Các khoa điều trị.
+ Các khoa cận lâm sàng.
1.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện theo đúng danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn đã được Bộ Y tế phê duyệt. Bệnh viện phải nhận bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu, chỉ được chuyển viện sau khi đã cấp cứu.
2. Phòng khám đa khoa: Phòng khám đa khoa là cơ sở khám, chữa bệnh gồm nhiều phòng khám chuyên khoa (ít nhất có 2) do một Giám đốc phụ trách chung.
2.1. Điều kiện để Phòng khám đa khoa được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Giám đốc phòng khám đa khoa là bác sỹ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký phòng khám đa khoa do Bộ Y tế cấp.
Trưởng Phòng khám các chuyên khoa trong Phòng khám đa khoa phải là bác sĩ chuyên khoa đã thực hành 05 năm ở các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó có 03 năm thực hành chuyên khoa.
b. Cơ sở hạ tầng: Các phòng khám chuyên khoa trong Phòng khám đa khoa phải đảm bảo đủ diện tích, trang thiết bị và điều kiện như phòng khám chuyên khoa theo quy định của Thông tư này. Ngoài quy định trên, Phòng khám đa khoa nhất thiết phải có phòng đợi, phòng cấp cứu, phòng lưu (phòng lưu tối đa không quá 10 giường và không lưu quá 24 giờ).
2.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn: Hành nghề theo danh mục của các chuyên khoa đã được duyệt.
3. Phòng khám nội: Phòng khám nội gồm các loại:
- Phòng khám nội tổng hợp.
- Các phòng khám thuộc hệ nội.
- Phòng khám gia đình.
- Phòng tư vấn sức khoẻ qua điện thoại.
3.1. Điều kiện để Phòng khám nội được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Trưởng phòng khám là bác sỹ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám nội do Bộ Y tế cấp.
b. Phòng khám nội tổng hợp, các phòng khám thuộc hệ nội, Phòng khám Gia đình phải có trang thiết bị chuyên môn phù hợp phạm vi hành nghề.
Phải có buồng khám riêng biệt tối thiểu 10 m2, có giường khám, bàn làm việc.
Riêng phòng tư vấn sức khoẻ qua điện thoại không phải thực hiện quy định tại điểm b khoản 3.1 của điều này.
3.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a. Phòng khám nội tổng hợp, phòng khám gia đình:
- Tư vấn sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình.
- Quản lý sức khoẻ.
- Sơ cứu, cấp cứu ban đầu, khám và kê đơn, điều trị các bệnh thông thường, không làm các thủ thuật chuyên khoa. Phát hiện những trường hợp vượt quá khả năng, chuyển đến phòng khám chuyên khoa hay tuyến trên.
- Khám ngoại: sơ cứu gẫy xương, không bó bột, không làm tiểu phẫu.
- Khám sản phụ: khám thai, quản lý thai sản, không đỡ đẻ.
- Khám răng, không được nhổ răng.
- Khám Tai-Mũi-Họng: soi Tai-Mũi-Họng, không được chích rạch viêm tai giữa.
- Lấy bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, không được sinh thiết, không được chọc dò.
- Điện tim, siêu âm v.v... không cần phải cấp Giấy chứng nhận riêng, nhưng phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đã được thực hành về các chuyên khoa này của cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho phép ghi trong phạm vi hành nghề.
b. Các phòng khám thuộc hệ nội: khám bệnh, chuẩn đoán, điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa đã được phê duyệt.
4. Phòng khám chuyên khoa ngoại:
4.1. Điều kiện để Phòng khám ngoại được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Trưởng phòng khám là bác sỹ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám ngoại do Bộ Y tế cấp.
b. Phòng khám chuyên khoa ngoại phải có dụng cụ tiểu phẫu và phòng tiểu phẫu, phòng cấp cứu và lưu bệnh nhân, phải đặc biệt lưu ý đến kỹ thuật chống nhiễm khuẩn.
4.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Sơ cứu - cấp cứu ban đầu ngoại khoa.
- Khám và xử trí các vết thương thông thường.
- Bó bột gẫy xương nhỏ.
- Tháo bột theo chỉ định của thầy thuốc đã bó bột cho người bệnh.
- Thắt búi trĩ nhỏ, mổ u nang bã đậu, u nông nhỏ.
- Không chích các ổ mủ lan toả lớn.
5. Phòng khám chuyên khoa phụ sản - Kế hoạch hoá gia đình:
5.1. Điều kiện để Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hoá gia đình được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Trưởng phòng khám là bác sỹ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa Phụ sản - Kế hoạch hoá gia đình do Bộ Y tế cấp.
b. Có buồng khám riêng biệt với diện tích ít nhất là 10 m2, có bàn khám, dụng cụ khám và làm thủ thuật về phụ sản. Ngoài phòng khám có phòng làm thủ thuật.
5.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Tư vấn giáo dục sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình.
- Cấp cứu ban đầu sản phụ khoa.
- Khám thai, quản lý thai dản.
- Khám, chữa bệnh phụ khoa thông thường.
- Đặt thuốc âm đạo.
- Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung.
- Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào K.
- Đặt vòng
- Hút thai dưới 15 ngày.
- Đình sản nam không dùng dao.
- Không nạo thai, phá thai, không tháo vòng, không đình sản nữ.
- Không đỡ đẻ tại phòng khám.
6. Phòng khám chuyên khoa Răng - Hàm Mặt:
6.1. Điều kiện để Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Trưởng phòng khám là bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt do Bộ Y tế cấp.
b. Có đủ phòng tiểu phẫu, phòng làm việc thích hợp với phạm vi hành nghề.
6.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Khám, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt.
- Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dưới 02 cm ở mặt.
- Nắn sai khớp hàm
- Điều trị laze bề mặt.
- Chữa các bệnh viêm quanh răng.
- Chích rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng.
- Làm răng, hàm giả.
7. Phòng khám chuyên khoa Tai- Mũi - Họng:
7.1. Điều kiện để Phòng khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng được phép hoạt động khám, chữa bệnh: Trưởng Phòng khám là bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa tai Mũi Họng do Bộ Y tế cấp.
7.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Cấp cứu ban đầu về Tai Mũi Họng.
- Khám, chữa bệnh thông thường:
+ Viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch u nang.
+ Chích rạch viêm tai giữa cấp.
+ Chích rạch áp xe amiđan
+ Cắt polip đơn giản, u bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tai mũi họng.
+ Cầm máu cam.
+ Lấy dị vật vùng tai mũi họng. Không lấy dị vật thanh quản, thực quản.
+ Đốt họng bằng nhiệt, bằng laze.
+ Khâu vết thương vùng đầu cổ dưới 5 cm
+ Nạo VA.
8. Phòng khám chuyên khoa Mắt:
8.1. Điều kiện để Phòng khám chuyên khoa mắt được phép hoạt động khám, chữa bệnh: Trưởng phòng khám là bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa mắt do Bộ Y tế cấp.
8.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Cấp cứu ban đầu, chữa bệnh thông thường về mắt.
- Tiêm dưới kết mạc, cạnh nhãn cầu, hậu nhãn cầu.
- Lấy dị vật kết mạc, chích chắp lẹo, mổ quặm, mổ mộng.
- Thông rửa lệ đạo.
9. Phòng chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ: là cơ sở thực hiện những dịch vụ thẩm mỹ do thầy thuốc đảm nhiệm.
9.1. Điều kiện để Phòng khám chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ được phép hoạt động:
a. Trưởng phòng khám là bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh dược phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ do Bộ Y tế cấp.
b. Cơ sở phải đảm bảo vô trùng, có đủ phòng phẫu thuật, phòng lưu, phòng chờ.
c. Nếu những tiểu phẫu thuật làm thay đổi về nhận dạng phải được sự đồng ý của cơ quan công an.
9.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Xăm môi, xăm mi, hút mụn, các dịch vụ chăm sóc gây chảy máu.
- Cấy tóc.
- Nâng gò má thấp, nâng sống mũi.
- Phẫu thuật căng da mặt.
- Xử lý các nếp nhăn mi trên, mi dưới, tạo hình mắt một mí thành hai mí.
10. Phòng chuyên khoa Điều dưỡng - phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu:
10.1. Điều kiện để Phòng khám chuyên khoa Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu được phép hoạt động khám, chữa bệnh: trưởng phòng khám là bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu do Bộ Y tế cấp.
10.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Chăm sóc các hội chứng liệt thần kinh Trung ương và ngoại biên.
- Chăm sóc các bệnh cơ xương khớp mãn tính.
- Chăm sóc sau phẫu thuật cần phục hồi chức năng tiếp tục.
- Thực hiện các kỹ thuật:
+ Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
+ Các phương pháp vật lý trị liệu được duyệt.
+ Hoạt động trị liệu.
11. Phòng chuẩn đoán hình ảnh: Phòng chuẩn đoán hình ảnh là cơ sở góp phần chuẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các thiết bị X quang, siêu âm.
11.1. Điều kiện đề phòng chuẩn đoán hình ảnh được phép hoạt động khám, chữa bệnh:
a. Trưởng phòng chuẩn đoán hình ảnh là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký Phòng khám, chuyên khoa, chuẩn đoán hình ảnh do Bộ Y tế cấp
b. Có đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, khám X quang đạt tiêu chuẩn an toàn bức xạ được cấp giấy phép bức xạ an toàn. Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn; phải có phòng đợi, buồng chiếu chụp; buồng rửa phim, in ảnh, buồng đọc kết quả v.v... Buồng đặt thiết bị phải cao ít nhất 3,5 m, tường trát barit, cửa có ốp tấm chì, nền nhà cao ráo.
11.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Chuẩn đoán X quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.
- Chuẩn đoán siêu âm doppler, siêu âm thường, nọi soi chuẩn đoán.
- Không sử dụng cản quang tĩnh mạch.
- Không chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm, không làm phẫu thuật nội soi, không soi phế quản, không làm các can thiệp X quang chảy máu.
12. Phòng xét nghiệm: Phòng xét nghiệm là cơ sở giúp cho chẩn đoán và theo dõi điều trị: gồm huyết học, hoá sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh vi thể.
12.1. Điều kiện để phòng xét nghiệm được phép hoạt động:
a. Trưởng phòng xét nghiệm là bác sỹ hay dược sỹ, cử nhân sinh học, hoá học có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm do Bộ Y tế cấp.
b. Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tiêu chuẩn của một labo xét nghiệm, thiết kế kiến trúc và tổ chức phải đảm bảo an toàn lao động theo đúng quy chế công tác khoa xét nghiệm. Ngoài khu vực làm xét nghiệm cần chú ý đến các bộ phận phụ trợ như điện, nước và phòng chống cháy.
12.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Làm các xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh vật, ký sinh trùng, giải phẫu bệnh (vi thể).
13. Nhà hộ sinh: Nhà hộ sinh là cơ sở đỡ đẻ, quản lý và chăm sóc thai sản.
13.1. Điều kiện để nhà hộ sinh được phép hoạt động:
a. Trưởng Nhà hộ sinh là bác sĩ có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký Nhà hộ sinh do Bộ Y tế cấp. Trưởng Nhà hộ sinh phải là người hành nghề 100% thời gian.
b. Cơ sở hạ tầng: Có phòng chờ đẻ, phòng đẻ, phòng sau đẻ đảm bảo vệ sinh vô khuẩn và thông thoáng.
13.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Khám thai, quản lý thai sản.
- Cấp cứu ban đầu, sơ cứu sản khoa.
- Tiêm phòng uốn ván theo quy định cho mỗi bà mẹ khi mang thai.
- Thử Protein niệu
- Đỡ đẻ thường.
- Cắt, khâu tầng sinh môn khi có chỉ định, khâu rách tầng sinh môn độ một.
- Nạo hút thai dưới 12 tuần.
- Nạo sót rau sau đẻ, sau sẩy.
- Có thể đỡ đẻ khó, giác hút, Forceps.
- Đặt vòng, không tháo vòng, không được làm thủ thuật sản khoa loại I.
14. Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài: Điều kiện được phép hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài:
- Phải là cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. Giám đốc các cơ sở này phải có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
- Có đủ bác sỹ, nhân viên y tế chuyên khoa hồi sức cấp cứu, có phương tiện vận chuyển và đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc cấp cứu đảm bảo an toàn cho người bệnh trong khi vận chuyển.
- Có hợp đồng với Công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh.
CHƯƠNG III
HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA BỆNH
Điều 10. Hồ sơ thủ tục:
1. Cá nhân đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
a. Hồ sơ:
- Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
- Giấy cam kết thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về y tế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan (theo phụ lục 2)
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên khoa, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy xác nhận thời gian thực hành trên 5 năm của nước sở tại (có chứng nhận Công chứng Nhà nước)
- Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý
b. Thủ tục: Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được gửi về Bộ Y tế (Vụ Điều trị). Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế sẽ cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh hoặc từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản
2. Cá nhân đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài là người mang quốc tịch Việt Nam:
a. Hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2000/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn xét cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
b. Thủ tục: Sau 15 ngày kể từ khi Bộ Y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, cá nhân sẽ được thông báo thời gian dự kiểm tra cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Bộ Y tế sẽ tổ chức kiểm tra cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh vào tháng thứ 03 của mỗi quý.
Điều 11. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh:
Bộ Trưởng Bộ Y tế xét cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh cho người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này để đăng ký các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh có giá trị trong phạm vi cả nước và có thời hạn trong 5 năm kể từ ngày cấp. Sau 5 năm người có Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải trình với Bộ Y tế Giấy xác nhận đã tham gia lớp đào tạo cập nhật kiến thức chuyên khoa để làm thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
CHƯƠNG IV
HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM
CHỮA, CHỮA BỆNH
Điều 12. Hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh" (theo phụ lục 3).
Điều 13. Thủ tục thẩm định để cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh":
1. Cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh phải gửi hồ sơ đến Bộ Y tế (Vụ điều trị)
2. Nội dung biên bản thẩm định: (theo phụ lục 4)
Tất cả tài liệu đều gửi bản chính kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, các bản dịch ra tiếng Việt và các bản sao đều phải có dấu công chứng nhà nước.
Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh" cho cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định giúp Bộ trưởng trong việc xem xét đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận. Hội đồng do Thứ trưởng làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ điều trị làm Phó Chủ tịch thường trực, một đại diện ban chấp hành Tổng hội Y dược học Việt Nam và các thành viên khác. Khi tiến hành thẩm định, có sự tham gia của 01 đại diện Sở Y tế và đại diện cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 15. Thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp có giá trị trong 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Trước khi hết hạn 3 tháng, các cơ sở phải làm thủ tục để xin gia hạn tiếp.
2.1. Hồ sơ:
+ Đơn xin gia hạn
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh đã được cấp
+ Bản báo cáo hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm: Báo cáo cần nêu rõ tình hình hoạt động cụ thể về hoạt động khám, chữa bệnh trong 5 năm, tình trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, tiến bộ kỹ thuật, ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục, hướng phát triển trong thời gian tới.....
+ Giấy khám sức khoẻ của Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh, các Trưởng khoa, bác sỹ, nhân viên y tế và nhân viên khác.
2.2. Thủ tục: Hồ sơ gửi đến Bộ Y tế (Vụ Điều trị), Bộ Y tế sẽ thành lập đoàn thẩm định để xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh được gửi và lưu như sau: Giấy chứng nhận do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp được làm thành 4 bản: 01 bản gửi cho Sở Y tế, 01 bản gửi cho đương sự, 02 bản lưu Bộ Y tế.
CHƯƠNG
V
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Ngoài quyền và nghĩa vụ được quy định tại Chương III của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và Điều 16 Nghị định 06/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Chương V (Khuyến khích và ưu đãi đầu tư) của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học. Các cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Quyền:
- Bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài được phép tổ chức Nhà thuốc cung cấp thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, thủ tục lập nhà thuốc theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không thành lập nhà thuốc thì bệnh viện phải có khoa dược bệnh viện cung cấp thuốc cho bệnh nhân nội trú.
- Bác sỹ, dược sỹ và các nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài được học tập dài hạn theo các quy định tuyển sinh của nhà nước để nâng cao nghiệp vụ; tham gia đều đặn các sinh hoạt và bồi dưỡng chuyên môn của ngành, được dự tập huấn cập nhật kiến thức, đặc biệt là những dịch bệnh nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, HIV/AIDS....). Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có trách nhiệm phối hợp với Hội Y dược học tỉnh tổ chức đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức cho các đối tuợng nêu trên.
- Cơ sở khám, chữa bệnh, cá nhân có thành tích trong phục vụ người bệnh được biểu dương, khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ các hoạt động khám, chữa bệnh của cơ sở.
- Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng khuyến khích và ưu đãi đầu tư tại Điều 18, 19, 20, 21,22, 23 của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/03/2000 của Chính phủ.
2. Nghĩa vụ:
- Phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được hưởng các khuyến khích ưu đãi đầu tư theo pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài trích lợi nhuận/năm để tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí hoặc hỗ trợ cho người nghèo, thảm hoạ.
- Phải treo biển hiệu đúng quy định (theo phụ lục 5), niêm yết công khai biểu giá viện phí, phạm vi hành nghề chi tiết; thực hiện đúng phạm vi hành nghề cho phép và giá viện phí được duyệt. Cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải xây dựng bảng xây dựng bảng giá viện phí báo cáo Bộ Y tế phê duyệt.
- Không được kê đơn, sử dụng các loại thuốc, sử dụng các thiết bị y tế chưa được phép lưu hành, áp dụng các kỹ thuật mới chưa được phép của Bộ Y tế.
- Có nghĩa vụ tham gia phòng chống dịch và tham gia các chương trình y tế quốc gia. Nghiêm cấm việc lợi dụng thuốc, dụng cụ của chương trình (được nhà nước bao cấp miễn phí) đem bán để thu lợi.
- Phải ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước Việt Nam để được hỗ trợ kỹ thuật và chuyển bệnh nhân khi có yêu cầu.
- Phải thực hiện các quy định trong "Quy chế bệnh viện" ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Hồ sơ bệnh án phải viết bằng tiếng Việt hoặc song ngữ tiếng Việt và một ngoại ngữ khác do cơ sở khám, chữa bệnh tự chọn), thực hiện các chế độ phụ cấp đặc thù nghề đặc biệt như cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 17.
- Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài trong toàn quốc.
- Sở Y tế có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài trong địa bàn do Sở Y tế quản lý.
Điều 18. Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm về Sở Y tế, Bộ Y tế theo Quy chế Bệnh viện, ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Báo cáo định kỳ của Sở Y tế gửi về Bộ Y tế phải có phần quản lý khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài của địa phương. (Phụ lục 7).
- Hàng năm các Sở Y tế có báo cáo riêng về khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG VII
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Bộ Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề khám, chữa bệnh ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài trong toàn quốc.
Sở Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề khám, chữa bệnh ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài trong địa phương quản lý.
Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài phải chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở của mình.
Điều 20. Các cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân hành nghề trong các cơ sở này, nếu vi phạm các quy định của Thông tư này, vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế, vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 22/BYT-TT ngày 29/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn việc đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam.
Điều 22. Các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp "Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Thông tư số 22/BYT-TT ngày 29/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Y tế, trước khi hết hạn 05 tháng, cơ sở phải làm các thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận mới theo quy định của Thông tư này.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC THUỐC CẤP CỨU DÙNG CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
STT |
Tên thuốc |
Đường dùng, hàm lượng, dạng bào chế |
Số lượng |
1 |
Acetylsalicylic acid |
Uống, viên hoặc gói bột 100-300-500 mg |
10 viên |
2 |
Aminophylline |
Tiêm, ống 25mg/ml ống 10 ml |
5 ống |
|
|
Uống, viên 300 mg |
10 viên |
3 |
Ampicillin (muối natri) |
Tiêm, lọ 500-1000 mg |
5 lọ |
4 |
Atropin sulfat |
Tiêm, ống 0,25mg/1ml |
5 ống |
5 |
Artesunat |
Uống, viên 50 mg |
10 viên |
|
|
Tiêm, lọ 60 mg bột + 0,6 ml dung dịch Natricarbonate 5% |
5 ống |
6 |
Benzylpenicillin (muối Kali hay muối Natri) |
Tiêm, lọ 200.000UI-1.000.000UI |
5 lọ |
7 |
Calci chlorid |
Tiêm, ống 500 mg/5ml |
5 ống |
8 |
Chlorpromazin |
Tiêm, ống 25 mg/2ml |
5 ống |
9 |
Co-trimoxazol |
Uống, viên 480 mg |
10 viên |
11 |
Diphenhydramine |
Tiêm, ống 10-30-50 mg |
5 ống |
12 |
Gentamicin |
Tiêm, ống 40 mg - 80 mg |
5 ống |
13 |
Glocose |
Tiêm, dung dịch 30% ống 10 ml |
5 ống |
14 |
Glyceryl trinitrate |
Uống, viên 0,5 mg - 2,5 mg |
10 viên |
15 |
Furosemid |
Tiêm, ống 20mg/2ml |
5 ống |
16 |
Heptaminol (Hydrocloride) |
Uống, viên 150 mg |
10 viên |
17 |
Isoprenallin |
Tiêm, ống 2mg/1ml |
5 ống |
18 |
Lidocain (Hydrocloride) |
Tiêm, ống 1-2-5ml dung dịch 1-2% |
5 ống |
19 |
Loperamide (HCL) |
Uống, viên 2 mg |
10 viên |
20 |
Metronidazol |
Tiêm, chai 500 mg/100 ml |
1 chai |
21 |
Natri hydrocarbonat |
Tiêm, ống 10ml dung dịch 1,4% |
10 ống |
22 |
Natri thiosulfat |
Viên nén 330 mg |
10 viên |
|
|
Tiêm 100mg/ml và 200mg/ml ống 10ml |
5 ống |
23 |
Nifedipin |
Uống, viên 10mg - 20 mg |
10 viên |
24 |
Oresol (ORS) |
Uống, gói bột 27,9 g/l dùng pha 1lít nước sôi để nguội |
5 gói |
25 |
Panthenol |
Phun sương, hộp |
1 lọ |
26 |
Papaverin (Hydrochloride) |
Uống, viên 40 mg |
20 viên |
27 |
Paracetamol |
Uống, viên 100-500 mg |
10 viên |
|
|
Đặt, viên đạn 100 mg |
5 viên |
28 |
Paracetamol+ Dextroproxyphene chlohydrate |
Uống, viên Paracetamol 400 mg + Dextroproxyphene chlohydrate 30 mg |
10 viên |
29 |
Propacétamol (Chlohydrate) |
Tiêm bắp, tiêm tính mạch, ống 1g propacétamol chlohydrate + ống dung môi Citrate trisodique |
5 ống |
30 |
Promethazine |
Uống, viên bọc đường 10mg - 50mg |
10 viên |
31 |
Propranolol (Hydrocloride) |
Uống, viên 40 mg |
10 viên |
32 |
Quinin(Hydrocloride) |
Tiêm, ống 500mg/5ml |
5 ống |
33 |
Salbutamol (Sulfat) |
Uống, viên 2-4 mg |
10 viên |
|
|
Phun sương, hộp 0,1mg/liều |
1 hộp |
34 |
Than hoạt |
Gói bột 20 gam, uống |
10 gói |
35 |
Naloxone |
Tiêm, ống 0,5 mg |
5 ống |
36 |
PAM |
Uống, viên 1 mg |
20 viên |
37 |
Sorbitol |
Gói bột 5 gam, uống |
10 gói |
35 |
Vitamin K1 |
Tiêm, ống 5mg/1ml |
5 ống |
38 |
Vitamin B1 |
Tiêm, ống 25 mg |
5 ống |
THUỐC GÂY NGHIỆN |
|
|
|
39 |
Morphin (Chlohydrat) |
Tiêm, ống 10mg/ml |
5 ống |
40 |
Pethidin (Hydrocloride) |
Tiêm, ống 50mg/ml ống 2ml |
5 ống |
THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN, TIỀN CHẤT |
|||
41 |
Diazepam |
Tiêm, ống 10mg/2ml |
5 ống |
|
|
Uống, viên 5 mg |
10 viên |
42 |
Ergotamin (Tartrate) |
Tiêm, ống 0,5mg/1ml |
10 ống |
43 |
Phenobacbital |
Uống, viên 100 mg |
10 viên |
THUỐC ĐỘC |
|
|
|
44 |
Digoxin |
Uống, viên 0,25 mg |
10 viên |
|
|
Tiêm, ống 0,5mg/2ml |
5 ống |
45 |
Dopamin (Hydrocloride) |
Tiêm, 40mg/ml ống 5 ml |
5 ống |
46 |
Epinephrin |
Tiêm, ống 1mg/1ml |
5 ống |
47 |
Haloperidol |
Tiêm, ống 5mg/1ml |
5 ống |
48 |
Mazipredon |
Tiêm, ống 30mg/1ml |
5 ống |
49 |
Methylprednisonon acetat |
Tiêm, ống 40 - 80 mg |
5 ống |
50 |
Norepinephrine |
Tiêm, ống 1mg/1ml |
5 ống |
51 |
Papayverin |
Tiêm, ống 10mg/1ml |
5 ống |
52 |
Oxytoxin |
Tiêm, ống 5 UI/1ml |
10 ống |
53 |
Pilocarpin (Nitrat) |
Thuốc nhỏ mắt 2-4% |
1 lọ |
54 |
Salbutamol (Sulfat) |
Tiêm, ống 0,5mg/2ml, 5mg/5ml |
5 ống |
55 |
Tiemonium (Iodide) |
Tiêm, ống 5mg/2ml |
5 ống |
DỊCH TRUYỀN |
|
|
|
56 |
Glucose |
Dung dịch tiêm truyền 5% chai 250ml - 500 ml |
1 chai |
|
|
Dung dịch tiêm truyền 30% chai 250ml - 500ml |
1 chai |
57 |
Natri clorua |
Dung dịch tiêm truyền 0,9%, chai 500ml |
1 chai |
58 |
Ringger lartat |
Dung dịch tiêm truyền, chai 250-500 ml |
1 chai |
LOẠI KHÁC |
|
|
|
59 |
Oxygen dược dụng |
Đường hô hấp, bình khí hoá lỏng |
1 bình |
Quy định về sử dụng danh mục thuốc cấp cứu:
1. Thuốc gây nghiện chỉ sử dụng cho phòng khám đa khoa có giường lưu, Phòng khám chuyên khoa ngoại, Nhà hộ sinh. Việc truyền dịch chỉ được thực hiện tại phòng khám đa khoa có giường lưu và nhà hộ sinh.
2. Các phòng khám, nhà hộ sinh căn cứ danh mục thuốc cấp cứu này xây dựng cơ số thuốc cấp cứu phù hợp phạm vi hành nghề cho phép.
3. Căn cứ phạm vi hành nghề của từng loại hình đã được duyệt và căn cứ vào quy định của danh mục thuốc này: Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam) duyệt thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc cho các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
PHỤ LỤC 2
MẪU CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
Họ tên:
Sinh ngày tháng năm
Giấy phép lao động số ngày tháng năm. Nơi cấp:
Loại hình khám, chữa bệnh:
Để cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài của tôi hoạt động theo đúng quy định pháp luật Việt Nam, tôi cam đoan đã đọc và hiểu biết về các văn bản quy phạm luật về y tế, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt là các văn bản sau:
1. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2. Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và các văn bản liên quan đến Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân.
3. Nghị định số 46/CP ngày 6/8/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế.
4. 12 điều quy định về y đức (Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 6/1/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
5. Quy chế bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
6. Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
7. Các Chương trình y tế Quốc gia phổ cập có liên quan đến khám, chữa bệnh.
Nếu tôi thực hiện không đúng các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý vi phạm theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
KÝ TÊN
PHỤ LỤC SỐ 3
HỒ SƠ XIN CẤP "GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA BỆNH"
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
1. Văn bản đề nghị của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở.
2. Đơn xin xét cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh"
3. Điều lệ tổ chức hoạt động cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật phải thể hiện các nội dung sau:
- Sự cần thiết phải đầu tư.
- Mục tiêu của Đề án.
- Tên hiệu, địa điểm, hình thức đầu tư, phương án xây dựng hạ tầng cơ sở.
- Các khu vực, phòng chuyên môn, số giường bệnh.
- Các hạng mục hỗ trợ (điện, nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải, đường đi, cảnh quan).
- Chi phí xây dựng. Tiến độ thực hiện.
- Có Giấy chứng nhận xử lý chất thải, an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy.
- Ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với các cơ sở y tế Nhà nước.
- Tên thiết bị y tế, ký mã hiệu, hãng sản xuất, số lượng, đơn giá, thành tiền. Tổng giá trị đầu tư cho thiết bị y tế.
- Bộ máy quản lý, tổ chức nhân sự (số lượng, cơ cấu bác sĩ, nhân viên y tế chủ chốt). Kế hoạch chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ Việt Nam. Vốn đầu tư và phân tích tài chính. Hiệu quả kinh tế, xã hội.
5. Phạm vi hoạt động chuyên môn cụ thể. (Nếu thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài phải có hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài có đủ điều kiện về chuyên môn và kỹ thuật cao để tiếp người bệnh chuyển đến).
6. Danh sách của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
7. Hồ sơ cá nhân:
- Giấy khám sức khoẻ, bản sao văn bằng nghiệp vụ chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho Giám đốc.
- Giấy khám sức khoẻ, bản sao văn bằng nghiệp vụ chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề của nước sở tại và xác nhận thực hành trên 05 năm, Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp của các Trưởng khoa, các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ đại học và các nhân viên y tế người nước ngoài (có chứng nhận của công chứng Nhà nước).
- Giấy khám sức khoẻ, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, hợp đồng lao động của các bác sĩ và các nhân viên y tế là người Việt Nam.
- Khi thay đổi bác sĩ, nhân viên y tế là người nước ngoài phải trình Bộ Y tế phê duyệt trước khi tham gia hành nghề và được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Y tế.
8. Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh của Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp. Riêng đối với cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký là công ty hợp danh thì các thành viên hợp danh phải nộp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
9. Giấy giới thiệu của Tổng hội Y Dược Việt Nam.
10. Giấy phép Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
11. Nếu là cơ sở khám, chữa bệnh liên doanh thì phải có hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh (Theo Điều 12, 13 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000)
12. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ kỹ thuật y tế phải nêu rõ được nội dung Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Theo Điều 7 của Nghị định cố 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000)
Lưu ý: Hồ sơ làm thành 02 bộ bằng tiếng Việt và 02 bộ bằng tiếng Anh.
PHỤ LỤC 4
NỘI DUNG BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
1. Căn cứ pháp lý.
2. Hồ sơ xin thành lập (theo quy định tại Điều 23)
3. Cơ sở hạ tầng và điều kiện vệ sinh môi trường.
4. Tổ chức - Nhân sự.
5. Trang thiết bị dụng cụ y tế.
6. Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật cụ thể.
7. Giá dịch vụ.
8. Biên bản thẩm định gồm các phần chính:
- Thời gian và địa điểm.
- Thành phần:
+ Đoàn thẩm định.
+ Đại diện của cơ sở được thẩm định.
9. Kết quả thẩm định của các nội dung (Ghi cụ thể).
10. Kết luận và kiến nghị.
PHỤ LỤC SỐ 5
MẪU BIỂN HIỆU CƠ SỞ HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
1. Quy định chung:
- Biển một màu nền trắng chữ đỏ.
- Kích thước tương xứng với diện tích nơi hành nghề nhưng tối thiểu là 0.6m x 1m
- Biển treo nơi dễ thấy, chữ dễ đọc, không sử dụng các biển đã hoen rỉ, rơi thiếu chữ, chữ đã mờ không rõ nghĩa.
- Không được để chữ thập đỏ lên biển hiệu.
- Nội dung bảng hiệu gồm các nội dung sau:
. Tên loại hình hành nghề.
. Họ tên người đăng ký hành nghề.
. Địa chỉ hành nghề.
. Số điện thoại (nếu có)
. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
. Giờ làm việc.
2. Bệnh viện
BỆNH VIỆN (tên
chuyên khoa)................... (Tên
bệnh viện) Địa chỉ: Số giấy phép: Số điện thoại:
3. Phòng khám bệnh chuyên khoa:
PHÒNG KHÁM BỆNH (Tên
phòng khám) Bác sĩ: (Ghi rõ họ tên chủ phòng khám) Khám chữa bệnh chuyên khoa: (Ghi đúng giấy chứng nhận của cơ
quan có thẩm quyền cấp) Số giấy phép: Số điện thoại: Số giấy phép: Giờ
làm việc:
4. Phòng khám đa khoa.
PHÒNG
KHÁM BỆNH ĐA KHOA (Tên
phòng khám) Các chuyên
khoa............................. Bác sĩ phụ trách: (Ghi rõ họ tên BS trưởng phòng khám đa khoa) Địa chỉ
Điện thoại: Số giấy phép: Giờ
làm việc:
PHỤ LỤC 6
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA
BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
PHỤ LỤC SỐ 7
MẪU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số
10/2001/TT-BYT ngày 22/5/2001)
1. Mẫu báo cáo của Sở Y tế gửi Bộ Y tế:
1.1. Đặc điểm tình hình: thuận lợi, khó khăn.
1.2. Kết quả hoạt động chung của Sở Y tế về hành nghề khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổng số các loại hình khám, chữa bệnh và tổng số cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Có Giấy phép:
+ Không có Giấy phép:
- Tổng số cán bộ nhân viên làm việc thường xuyên: Sau đại học: Đại học:
Trung học: Nhân viên khác:
- Tổng số cán bộ nhân viên làm việc ngoài giờ: Sau đại học: Đại học:
Trung học: Nhân viên khác:
- Tổng số khám và điều trị: Chuyển viện: Cấp cứu:
- Các bệnh thường gặp:
- Hoạt động khác: Thanh tra kiểm tra, đào tạo thường xuyên....
1.3. Những tồn tại và nguyên nhân
1.4. Phương hướng và giải pháp.
1.5. Kiến nghị.
2. Mẫu báo cáo của Bệnh viện gửi Sở Y tế và Bộ Y tế:
- Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ 3-6-9 và 12 tháng theo Quyết định số 2360/1997/QĐ-BYT ngày 14/11/1997 tại các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các nội dung khác: Đào tạo cán bộ, khám nhân đạo, bổ sung trang thiết bị.....
- Kiến nghị:
3. Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh gửi Sở Y tế:
3.1. Phòng khám đa khoa:
- Tổng số cán bộ nhân viên: Sau đại học: Đại học: Trung học:
Nhân viên khác:
- Số cán bộ nhân viên làm việc thường xuyên:
- Số cán bộ nhân viên làm việc ngoài giờ:
- Hoạt động khám chữa bệnh:
+ Các chuyên khoa: (Ghi cụ thể chuyên khoa).
+ Tổng số khám và điều trị:
+ Các bệnh thường gặp:
+ Số chuyển viện:
+ Các xét nghiệm: Tổng số:
+ Chẩn đoán hình ảnh: (Ghi cụ thể chuyên khoa). Tổng số:
+ Thăm dò chức năng:
- Các vấn đề khác: Cán bộ được đào tạo thường xuyên, bổ sung trang thiết bị.
- Kiến nghị:
2.2. Phòng khám chuyên khoa, Nhà hộ sinh.
- Tổng số cán bộ nhân viên: Sau đại học: Đại học: Trung học:
Nhân viên khác:
- Số cán bộ nhân viên làm việc thường xuyên:
- Số cán bộ nhân viên làm việc ngoài giờ:
- Hoạt động khám chữa bệnh:
+ Chuyên khoa:
+ Tổng số khám và điều trị:
+ Các bệnh thường gặp:
+ Số chuyển viện:
- Các vấn đề khác: Cán bộ được đào tạo thường xuyên, bổ sung trang thiết bị y tế.......
- Kiến nghị:
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 10/2001/TT-BYT | Hanoi, May 22, 2001 |
CIRCULAR
GUIDING FOREIGN INVESTMENT IN THE FIELD OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT IN VIETNAM
Pursuant to the Law on Protection of People’s Health and legal documents guiding the implementation thereof;
Pursuant to the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam, the June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam and the legal documents guiding the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam; the Government’s Decree No.06/2000/ND-CP of March 6, 2000 on investment cooperation with foreign countries in the field of medical examination and treatment, education and training and scientific research;
Pursuant to the Law on Enterprises and legal documents guiding the implementation thereof; the Government’s Decree No.11/1999/ND-CP of March 3, 1999 on goods banned from circulation; commercial services banned from provision; goods and commercial services subject to business restriction or conditional business;
Pursuant to the Ordinance on Private Practice of Medicine and Pharmacy, Decree No.06/CP of January 29, 1994 detailing a number of articles of the Ordinance on Private Practice of Medicine and Pharmacy as well as legal documents guiding the implementation of the above Ordinance and Decree;
Pursuant to Circular No.08/2000/TT-BLDTBXH of March 29, 2000 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the granting of work permits for foreigners working at enterprises or organizations in Vietnam;
After obtaining opinions of the Ministry of Planning and Investment in Official Dispatch No.2096/BKH-PLDT of April 9, 2001, the Health Ministry hereby guides the foreign investment in the field of medical examination and treatment in Vietnam as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Foreign organizations and individuals may invest in the field of medical examination and treatment in Vietnam in the following forms of medical examination and treatment and investment forms:
1. Forms of medical examination and treatment:
1.1.Hospital:
a/ General hospital.
b/ Specialized hospital.
1.2. Consultation clinics pre-clinical establishments:
a/ General consultation clinic is the one with various (at least 2) specialties.
b/ Specialized consultation clinic.
c/ Maternity home.
d/ Pre-clinical specialized consultation clinic.
1.3. Services in support of patient transportation abroad.
Foreign-invested medical examination and/or treatment establishments or other establishments which are fully qualified under the provisions in Clause 14, Article 9 of this Circular may register their services in support of patient transportation abroad.
2. Forms of investment:
a/ Joint venture.
b/ 100% foreign capital.
c/ Business cooperation on the basis of business cooperation contracts.
Article 2.-Vietnamese organizations entitled to undertake investment cooperation with foreign countries in setting up medical examination and/or treatment establishments with foreign capital shall include:
1. Hospitals, general or specialized clinics, medical examination and/or treatment establishments being Vietnamese public-service units with revenue.
2. Semi-public hospitals, general or specialized clinics and maternity homes.
3. Private hospitals, general or specialized clinics and maternity homes.
4. Subjects specified in Article 2 of Decree No.24/2000/ND-CP of July 31, 2000 of the Government detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 3.-Foreign-invested medical examination and/or treatment establishments set up in forms specified at Points 1.1 and 1.2 of Clause 1, Article 1 of this Circular must satisfy all conditions prescribed by the legislation on foreign investment in Vietnam, the legislation on private practice of medicine and pharmacy and other relevant law provisions and observe the professional and technical regulations promulgated by the Health Ministry.
Article 4.-
1. The Ministry of Planning and Investment shall consider and grant investment licenses to foreign-invested medical examination and/or treatment establishments after getting the written agreement of the Health Ministry on the basis of considering the initial investment projects in compatibility with the planning on organization of medical examination and treatment networks, subjects to be provided with services in localities where the foreign-invested medical examination and/or treatment establishments are located.
2. After the foreign-invested medical examination and/or treatment establishments are constructed and fully furnished with equipment, infrastructure, organizational apparatus and personnel, the Health Ministry shall make appraisal and grant the certificates of full qualification for practice of medical examination and/or treatment.
3. Only after getting the certificates of full qualification for practice of medical examination and/or treatment, granted by the Health Ministry, can the foreign-invested medical examination and/or treatment establishments commence their operation.
Article 5.-The foreign-invested medical examination and/or treatment establishments must strictly adhere to the scope of professional operations permitted by the Health Ministry. The medical examination and treatment charges must be appropriate, based on the quality of equipment, infrastructure, professional qualifications of physicians and medical staffs.
Article 6.-
1. Foreign-invested medical examination and/or treatment establishments shall have to carry out procedures to re-apply for certificates of full qualification for practice of medical examination and/or treatment in the following cases:
- Forms of investment or forms of medical examination and/or treatment change.
- Medical examination and/or treatment establishments are split up or merged.
- Places for medical examination and/or treatment practice are relocated.
- Certificates expire.
2. While the certificates of full qualification for medical examination and/or treatment practice remain valid but their investors or directors are replaced, the medical examination and/or treatment establishments shall have to report such to the Health Minister. The new directors of the medical examination and/or treatment establishments must acquire certificates of medical examination and/or treatment practice.
Article 7.-Foreign- invested medical examination and/or treatment establishments shall have to pay charges, fees for the appraisal of the professional practice conditions as provided for by law.
Chapter II
CONDITIONS AND SCOPES OF PROFESSIONAL ACTIVITIES OF FOREIGN-INVESTED MEDICAL EXAMINATION AND/OR TREATMENT ESTABLISHMENTS
Article 8.-General conditions:
1. Foreign-invested medical examination and/or treatment establishments must apply modern methods to the provision of diagnosis, treatment and care for patients with high quality, ensuring the efficiency and safety for patients.
2. Foreign-invested medical examination and/or treatment establishments must be furnished with modern medical equipment suitable to each form of medical examination and/or treatment, which are being used in the world. Their infrastructures and medical staffs must be compatible to the modern medical equipment and the approved professional as well as technical scopes; they must be furnished with first-aid medicine cabinets and anti-shock drug boxes (according to Appendix 1), power and water supply systems, toilets, fire fighting devices…, ensure environmental sanitation, treat waste strictly according to the provisions of law.
3. Directors (used to collectively refer to the directors of hospitals, the heads of general consultation clinic, the heads of specialized consultation clinics, the heads of laboratories, the heads of maternity homes) of foreign-invested hospitals or medical examination and treatment establishments must acquire the medical examination and/or treatment practice certificates granted by the Health Ministry. Physicians and medical staffs working at foreign-invested medical examination and/or treatment establishments must have professional diplomas, certificates suitable to their assigned jobs and have practiced their specialties for more than 3 years.
4. Foreign-invested medical examination and/or treatment establishments must draw up plans for cooperation on technology transfer and training of Vietnamese personnel.
Article 9.-Specific conditions: Apart from the general conditions prescribed in Article 8 of this Circular, the foreign-invested medical examination and/or treatment establishments must satisfy the following specific conditions:
1. Hospitals: Hospital are medical examination and treatment establishments which provide treatment to in-patients and out-patients. They may be general hospitals or specialized hospitals.
1.1. Conditions for a hospital to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The hospital director is a physician who has the medical examination and treatment practice and hospital registration certificates granted by the Health Ministry.
The department heads in the hospital are specialized physicians who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including 3 years for practice of their specialties.
b/ The hospital has at least 21 beds.
c/ The organization and personnel is compatible with the hospital size.
d/ The hospital must fully have:
+ The consultation department.
+ The emergency department.
+ The therapy departments.
+ The pre-clinical departments.
1.2. Scope of professional operation: To comply with the list of domains of professional operation already approved by the Health Ministry. The hospitals must admit patients in the state of emergency and may transfer them to their registered hospital only after providing emergency treatment.
2. General consultation clinics: A general consultation clinic is a medical examination and treatment establishment consisting of many (at least 2) specialized consultation rooms and headed by a director.
2.1. Conditions for a general consultation clinic to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The clinic director is a physician who has the medical examination and treatment practice and general consultation clinic registration, certificates granted by the Health Ministry.
The heads of the specialized consultation rooms in the general consultation clinic are specialized physicians who have practiced their profession at lawful medical examination and treatment establishments for 5 years, including 3 years for specialty practice.
b/ Infrastructure: The specialized consultation rooms in the general consultation clinic must be large enough and adequately furnished with equipment and facilities like the specialized consultation rooms as provided for in this Circular. Apart from the above provisions, the general consultation clinic must necessarily have a waiting room, an emergency room, a confinement room (with no more than 10 beds and the confinement shall not last more than 24 hours).
2.2. Scope of professional operation: To practice profession according to the approved lists of specialties.
3. Internal medicine consultation clinics: The internal medicine consultation clinics include the following types:
- The general internal consultation room.
- The specialized internal medicine consultation rooms.
- The family consultation room.
- The via-telephone health consultancy room.
3.1. Conditions for an internal medicine consultation clinic to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The clinic head is a physician who has the medical examination and treatment practice and internal medicine consultation clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
b) Its general internal medicine consultation room, specialized internal medicine consultation rooms and family consultation room must be furnished with professional equipment and facilities suitable to the scope of professional operations.
It must have a separate examination room of at least 10m2, examination beds and working desks.
Particularly the via-telephone health consultancy room shall not have to comply with the provisions at Point b, Clause 3.1 of this Article.
3.2. Scope of professional operations:
a/ For the general internal medicine consultation room and the family consultation room:
- Advising on health and family planning.
- Managing health.
- Providing first-aid, primary emergency care, examination and prescription, treatment of common diseases, not performing specialized operations. Detecting cases which go beyond its capacity and transferring them to specialized consultation rooms or higher-level establishment.
- Providing surgery consultation: Providing bone fracture first- aid without casting, without operations.
- Providing obstetric examination: Pregnancy check, birth management, not performing child delivery.
- Providing dental check, non-extraction of teeth.
- Providing ear-nose-throat (otorhinolaryngological) examination, without slitting middle-ear inflation.
- Collecting samples for test, without vivisection or puncture.
- Providing electro-cardiography, ultrasonography…; no need to grant of separate certificate, but there must be certificate of professional fostering and practice of this specialty, granted by a lawful medical examination and treatment establishment, being granted a certificate of permission to include this in the scope of professional practice by a competent body.
b/ Specialized internal medicine consultation rooms: checking, diagnosing and treating diseases falling under the approved specialties.
4. Specialized surgery consultation clinic:
4.1. Conditions for a specialized surgery consultation clinic to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The clinic head is a physician who has the medical examination and treatment practice and surgery consultation clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
b/ The specialized surgery consultation clinic must be equipped with devices and rooms for minor operations, emergency room and patient confinement room, and must pay special attention to the anti-infection techniques.
4.2. Scope of professional operations:
- Providing surgery first-aid, primary emergency care.
- Examining and treating common wounds.
- Casting small bone fractures.
- De-casting under direction of the physicians who provided castings for patients.
- Threading small hemorrhoids, operating on cystic tumors, colliculus.
- Not pricking big diffuse puses.
5. Specialized obstetric consultation- family planning clinic:
5.1. Conditions for a specialized obstetric consultation- family planning clinic to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The clinic head is a physician having the medical examination and treatment practice and specialized obstetric consultation-family planning clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
b/ It has separate examination room of at least 10m2, examination couches, tools and performing minor obstetric operations. Besides the examination rooms, there are operation rooms.
5.2. Scope of professional operations:
- Advising on health education and family planning.
- Providing obstetric first-aid.
- Giving pregnancy check, management.
- Examining and treating common gynecological diseases.
- Placing vagina medicaments.
- Uterocervical cautery for treatment.
- Uterocerviscopy, collecting samples for K tissues.
- Placing IUD.
- Under 15 days-fetus suction.
- Non-knife male sterilization.
- Not performing abortion, IUD removal and female sterilization.
- Not performing child delivery at clinic.
6. The specialized dental-jaw-facial consultation clinic:
6.1. Conditions for a specialized dental-jaw-facial consultation clinic to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The clinic head is a physician having the medical examination and treatment practice and dental-jaw-facial consultation clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
b/ It adequately has rooms for minor operations, working rooms suitable to the scope of professional practice.
6.2. Scope of professional operations:
- Examining and treating common diseases, providing first aid to jaw and facial injuries.
- Performing minor operations to remove scars of facial injuries of under 2 cm.
- Resetting jaw joints.
- Providing laser surface treatment.
- Treating fangitis.
- Pricking abscesses, removing tartar, extracting teeth.
- Making false teeth, dental plates.
7. Specialized otorhinolaryngological consultation clinic:
7.1.Conditions for a specialized otorhinolaryn-gological consultation clinic to be licensed for medical examination and treatment activities : The clinic head is a physician having the medical examination and treatment practice and specalized otorhinolaryngological consultation clinic registration, certificates granted by the Health Ministry.
7.2. Scope of professional operations:
- Providing otorhinolaryngological first aid.
- Examining, treating common diseases:
+ Sinusitis, probing cavity, probing and sucking ulcer mucus.
+ Pricking urgent middle ear infection.
+ Pricking tonsil abscess.
+ Cutting polyps, otorhinolaryngological cysts, adipose tumors.
+ Nose bleed stoppage.
+ Removing stranger objects from ears, noses and throats. Not removing stranger objects from larynx or gullet.
+ Thermo- or laser laryn cautery.
+ Sewing up head and neck wounds of under 5cm.
+ Adenoidectomy.
8. Specialized opthalmological consultation clinic:
8.1. Conditions for a specialized opthalmological clinic to be licensed for medical examination and treatment operations: The clinic head is a physician having the practicing medical examination and treatment allowed for specialized opthalmological clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
8.2. Scope of professional operations:
- Providing opthalmological first-aid, treating common eye diseases.
- Giving under-conjunctiva, close-eyeball and behind-eyeball injections.
- Removing strange objects from conjunctiva, pricking styes; operating on entropion, iritis.
- Cleaning out lacrimal glands.
9. Specialized plastic surgery clinics are establishments which provide plastic surgery services and are headed by physicians.
9.1. Conditions for a specialized plastic surgery clinic to be licensed for operation:
a/ The clinic head is a physician having the medical examination and treatment practice and specialized plastic surgery clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
b/ The establishment must be sterile and have adequate rooms for surgery, patient confinement, waiting.
c/ If minor operations change the personal identification, they must be consented by the police office.
9.2. Scope of professional operations:
- Lip and eyelid pricking.
- Pustule pus extraction; tending services that cause bleeding.
- Hair transplant;
- Raising sunken cheekbones, nose bridges.
- Face skin plastic surgery.
- Treating wrinkles on upper or lower eyelids, one-lid, double-lid eye plasty.
10. Specialized convalescence- functional rehabilitation and physiotherapy clinic:
10.1. Conditions for a specialized convalescence- functional rehabilitation and physio-therapy clinic to be licensed for medical examination and treatment activities: The clinic head is a physician having the medical examination and treatment practice and specialized convalescene-functional rehabilitation and physiotherapy registration certificates granted by the Health Ministry.
10.2. Scope of professional operations:
- Taking care of syndromes of centroneural and ectoneural paralysis.
- Taking care of chronic rheumeteological diseases.
- Providing post-surgery care for further functional rehabilitation.
- Applying the following techniques:
+ Massage, digital punction, acupuncture.
+ Approved physio-therapeutic methods.
+ Therapeutic operations.
11. Image diagnosis clinics: are establishments which contribute to medical diagnosis and monitoring of the results of therapy by X-ray equipment, ultrasonic equipment.
11.1. Conditions for an image diagnosis clinic to be licensed for medical examination and treatment activities:
a/ The clinic head is a physician having the medical examination and treatment practice and specialized image diagnosis clinic registration certificates granted by the Health Ministry.
b/ It is adequately furnished with personal protection devices, X-ray room up to the radiation safety standard and granted the radiation safety permit. Its infrastructure must ensure absolute safety. It must have the waiting room, the X-ray room, the film developing and printing room, the film reading room….The room where equipment are installed must be at least 3.5m high, have its walls plastered with barite, its door shielded with lead sheet and its floor being high and airy.
11.2. Scope of professional operations:
- X-ray diagnosis, CT scanner, magnetic resonance.
- Ultrasonic doppler diagnosis, common ultrasonic diagnosis, echo-endoscopy.
- Non-use of vein photo-reflection.
- Not performing echo-guided probes, endoscopy surgery, bronchiscopy, nor bleeding intervention by X-ray.
12. Laboratory: Laboratory is an establishment which helps the diagnosis and monitors therapy, including hematological, bio-chemical, micro-biological testing, microsome operations.
12.1. Conditions for a laboratory to be licensed for operations:
a/ The lab head is a physician or a pharmacist, bachelor of biology or chemistry, having the medical examination and treatment practice and specialized lab consultation registration certificates granted by the Health Ministry.
b/ Its infrastructure must be up to the lab standards; its architectural and organizational designs must ensure labor safety strictly according to the regulations on scientific laboratory work. Apart from the testing area, attention should be paid to support section such as power and water supply as well as fire prevention and fighting.
12.2. Scope of professional operation: Making hematological, bio-chemical, micro-biological, parasitical tests, microsome operations.
13. Maternity homes are establishments where children are delivered, gestation and childbirth are managed.
13.1. Conditions for a maternity home to be licensed for operation:
a/ Its head is a physician having the practicing medical examination and treatment practice and maternity home registration certificates granted by the Health Ministry. He/she must work as a full-time practitioner.
b/ Infrastructure: It must have the childbirth waiting room, delivery room, post-natal room, which must be sterile and airy.
13.2. Scope of professional operation:
- Giving pregnancy examinations, managing gestation and childbirth.
- Providing obstetric first-aid and primary emergency care.
- Giving anti-tetanus injection as provided for expecting mothers.
- Giving urethral protein test.
- Providing ordinary childbirth.
- Cutting, sewing up hormone-producing layers upon direction, pitching up hormone-producing layers of grade I.
- Under-12 week-fetus suction, abortion.
- Post-natal, post-miscarriage placental leftover scraping.
- Performing difficult child delivery, sucker.
- Placing IUD, not removing IUD, not allowed to perform obstetric operations of type 1.
14. Service establishments in support of transporting patients abroad: Conditions for a service establishment in support of transporting patients abroad to be licensed for operations:
- It must be a foreign-invested medical examination and treatment establishment. Its director must have the medical examination and treatment practice certificate.
- It must have enough physicians, emergency and recuperation personnel, transport means, medical equipment and instruments as well as first-aid medicine to ensure safety for patients while being transported.
- It signs contracts with the airline service company for the transportation of patients.
Chapter III
DOSSIERS, PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANTING OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT PRACTICE CERTIFICATES
Article 10.-Dossiers and procedures
1. For individuals registering foreign-invested medical examination and treatment establishments, who are foreigners or overseas Vietnamese:
a/ Dossiers:
- The application for medical examination and treatment practice certificate.
- The written commitment to observe the Vietnamese law provisions on public health as well as other relevant law provisions.
- The copies of professional diplomas, certificates, professional practice certificate or written certification of the practice duration of more than 5 years in the host countries (certified by State Notary Public).
- The work permits granted by provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs to foreign laborers working in the provinces or centrally-run cities under their management.
b/ Procedures: The dossiers applying for medical examination and treatment practice certificates shall be sent to the Health Ministry (the Therapy Department). Within 30 days after receiving the complete and valid dossiers, the Health Ministry shall grant the medical examination and treatment practice certificate; in case of refusal, the applicants must be notified thereof in writing.
2. For individuals registering foreign-invested medical examination and treatment establishments, who bear Vietnamese nationality:
a/ Dossiers: To comply with the Health Minister’s Circular No.19/2000/TT-BYT of November 24, 2000 guiding the consideration and granting of medical examination and treatment practice certificates.
b/ Procedures: 15 days after the Health Ministry receives the valid dossiers, the applicants shall be informed of the time to sit for tests before being granted the medical examination and treatment practice certificates. The Health Ministry shall organize tests for the granting of medical examination and treatment practice certificates in the third month of every quarter.
Article 11.-Competence to grant medical examination and treatment practice certificates:
The Health Minister shall consider and grant medical examination and treatment certificates to persons who fully meet the criteria as provided for in this Circular for registering foreign-invested medical examination and treatment establishments. The medical examination and treatment practice certificates shall be valid nationwide for 5 years counting from the date of issuance. After such 5-year time limit, the medical examination and treatment practice certificate holders must submit to the Health Ministry the written certification of their participation in training courses on professional knowledge updating in order to fill in the procedures for extension of their medical examination and treatment practice certificates.
Chapter IV
DOSSIERS, PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANTING CERTIFICATES OF FULL QUALIFICATION FOR MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT PRACTICE
Article 12.-The dossiers of application for the "certificate of full qualification for medical examination and treatment practice".
Article 13.-The appraising procedures for the granting of "certificate of full qualification for medical examination and treatment practice":
1. The establishments applying for certificates of full qualification for medical examination and treatment practice must send their dossiers to the Health Ministry (The Therapy Department).
2. The contents of the appraisal record:
All documents shall be sent in their originals enclosed with the Vietnamese translations thereof; the Vietnamese translations and their copies must all be notarized by the State Notary Public.
Article 14.-Competence to grant certificates of full qualification for medical examination and treatment practice.
1. The Health Minister shall grant "certificates of full qualification for medical examination and treatment practice" to foreign-invested medical examination and treatment establishments.
2. The Health Ministry shall set up the Appraisal Council to assist the Minister in considering the qualifications for being granted the certificates. The Council shall be composed of a vice-minister as its president; the Therapy Department director as its standing vice-president, a representative of Vietnam Medicine and Pharmacy Confederation and other members. Any appraisal shall be participated also by a representative of the provincial/ municipal Health Service and a representative of the foreign-invested medical examination and treatment establishment.
Article 15.-Effective duration of certificates of full qualification for medical examination and treatment practice:
1. The certificates of full qualification for medical examination and treatment practice, granted by the Health Minister shall be valid for 5 years as from the date of issuance.
2. Three months before their expiry, establishments shall have to fill in procedures to apply for their extension.
2.1. Dossiers:
+ The application for extension.
+ The already granted certificate of full qualification for medical examination and treatment practice.
+ The report on operation of the foreign-invested medical examination and treatment establishment in 5 years: The report should clearly state the concrete situation on medical examination and treatment activities in 5 years, the status of infrastructure and medical equipment, technical progress, achievements and existing problems as well as remedial measures, development orientation in the time to come….
+ The health check papers of the establishment director, department heads, physicians, medical personnel and other employees.
2.2. Procedures: The dossiers shall be addressed to the Health Ministry ( the Therapy Department); the Health Ministry shall set up the appraisal team to consider the extension of the certificate of full qualification for medical examination and treatment practice.
3. The certificates of full qualification for medical examination and treatment practice shall be sent and kept as follows: The certificate granted by the Health Minister shall be made in 4 copies: 1 copy shall be sent to the provincial/municipal Health Service, 1 copy to the involved party, and 2 copies kept at the Health Ministry.
Chapter V
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN-INVESTED MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS
Article 16.-Apart from the rights and obligations prescribed in Chapter III of the Ordinance on Private Practice of Medicine and Pharmacy and Article 16 of the Government’s Decree No.06/CP of January 29, 1994 detailing a number of articles of the Ordinance on Private Practice of Medicine and Pharmacy, Chapter V (Investment encouragement and preferences) of the Government’s Decree No.06/2000/ND-CP of March 6, 2000 on cooperation with foreign countries on investment in the fields of medical examination and treatment, education and training, scientific research. The foreign-invested medical examination and treatment establishments shall have the following rights and obligations:
1. Rights:
- The foreign-invested hospitals may organize drug stores to supply medicines for outpatients strictly according to the law-prescribed procedures. If no drug stores are set up, the hospitals must have the pharmacy departments to supply medicines for inpatients.
- Doctors, pharmacists and medical personnel working in foreign-invested medical examination and treatment establishments may follow long-term study courses according to the State’s enrolment regulations to raise their professional levels; regularly participate in professional activities and fostering of the branch, attend refresher courses on knowledge updating, particularly those on dangerous diseases (malaria, cholera, typhoid, HIV/AIDS…). The Health Services of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provinces) shall have to coordinate with the provincial Society of Medicine and Pharmacy in organizing professional training, fostering, knowledge updating for the above-said subjects.
- Medical examination and treatment establishments and individuals having merits in servicing patients shall be commended and/or rewarded according to the common regime of the State of the Socialist Republic of Vietnam.
- The directors of the foreign-invested medical examination and treatment establishments must take responsibility before Vietnamese law for the entire medical examination and treatment activities of their establishments.
- The foreign-invested medical examination and treatment establishments are entitled to enjoy investment encouragement and preferences prescribed in Articles 18,19,20,21,22 and 23 of the Government’s Decree No.06/2000/ND-CP of March 6, 2000.
2. Obligations:
- To fulfill all tax and financial obligations like foreign-invested enterprises and enjoy investment encouragement and preferences according to the legislation on foreign investment in Vietnam.
- The foreign-invested medical examination and treatment establishments are encouraged to deduct their annual profits to organize free-of- charge medical examination and treatment or to render support for the poor, disaster victims.
- To put up signboards as prescribed, to publicly post up the hospital fees, detailed scope of professional practice; to strictly adhere to permitted practicing scopes and approved hospital fees. The foreign-invested medical examination and treatment establishments must draw up hospital fee tables and report them to the Health Ministry for approval.
- Not to prescribe, use type of medicines, use medical equipment, which have not yet permitted for circulation, not to apply new techniques not yet permitted by the Health Ministry.
- To be obliged to participate in the prevention of and combat against epidemics, in national health programs. Not allowed to sell for profits(State-subsidized and free-of-charge) drugs and instruments under programs.
- To sign contracts with medical examination and treatment establishments of the Vietnamese State for technical support and transfer of patients when so requested.
- To abide by the stipulations in the "Hospital Regulations" promulgated together with the Health Minister’s Decision No.1895/1997/BYT-QD of September 19, 1997 (the case history must be written in Vietnamese language or bilingually in Vietnamese and a foreign language selected by the medical examination and treatment establishments themselves), to observe the regime of particular professional allowances like the State-run medical examination and treatment establishments and other relevant law provisions.
Chapter VI
THE STATE’S PROFESSIONAL AND TECHNICAL MANAGEMENT OVER FOREIGN-INVESTED MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS
Article 17.-
- The Health Ministry performs the function of State management professional and technical over the foreign-invested medical examination and treatment establishments throughout the country.
- The provincial Health Services exercises the State’s professional and technical management over the foreign-invested medical examination and treatment establishments in the geographical areas under their respective management.
Article 18.-The foreign-invested medical examination and treatment establishments shall have to observe the regime of quarterly, biannual and annual reporting to the provincial Health Services and the Health Ministry according to the Hospital Regulations, promulgated together with the Health Minister’s Decision No.1895/1997-BYT-QD of September 9, 1997.
- The periodical reports sent by the provincial Health Services to the Health Ministry must contain section on management of foreign-invested medical examination and treatment establishments in the localities.
- Annually, the provincial Health Services draw up separate reports on foreign-invested medical examination and treatment.
Chapter VII
EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 19.-The Health Ministry shall organize regular or irregular examinations and inspections of the observance of law provisions on practice of medical examination and treatment in foreign-invested establishments throughout the country.
The provincial Health Services shall organize regular or irregular examinations and inspections of the observance of law provisions on practice of medical examination and treatment in foreign-invested establishments in their respective localities.
The foreign-invested medical examination and treatment establishments must abide by and create favorable conditions for the examinations and inspections at their places.
Article 20.-The foreign-invested medical examination and treatment establishments and individuals practicing their profession therein, if violating the provisions of this Circular, the provisions on medical profession and techniques as well as other relevant law provisions, shall be handled according to law provisions.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 21.-This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation and replaces Circular No.22/BYT-TT of December 29, 1994 of the Health Minister guiding foreign investment in the field of medical examination and treatment in Vietnam.
Article 22.-Those foreign-invested medical examination and treatment establishments which have been granted the "certificates of criteria and qualification for setting up foreign-invested medical examination and treatment establishment according to the provisions of Circular No.22/BYT-TT of December 29, 1994 of the Health Minister shall, 5 months before their expiry, have to carry out procedures to apply for the granting of new certificates under the provisions of this Circular.
| MINISTER OF HEALTH |
APPENDIX 1
LIST OF EMERGENCY DRUGS APPLICABLE TO FOREIGN-INVESTED MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS
(Promulgated together with Circular No. 10/2001/TT-BYT of May 22, 2001)
Ordinal number | Drug names | Passage, dose, preparation forms | Quantity |
1 | Acetylsalicylic acid | Oral, tablet or powder pack of 100-300-500 mg | 10 tablets |
2 | Aminophylline | Injection, ampoule 25mg/ml, ampoule of 10ml, Oral, tablet of 300mg | 5 ampoules 10 tablets |
3 | Ampicillin (sodium salt) | Injection, vial of 500-1,000 mg | 5 vials |
4 | Atropin sulfate | Injection, ampoule of 0.25 mg/1ml | 05 ampoules |
5 | Artesunat | Oral, tablet of 50 mg Injection, vial of 60 mg powder + 0.6ml of 5% sodium carbonate solution | 10 tablets 05 vials |
6 | Benzylpenicillin (potassium or sodium salt) | Injection, vial of 200,000 UI - 1,000,000 UI | 05 vials |
7 | Calcium chloride | Injection, ampoule of 500mg/5ml | 05 ampoules |
8 | Chloropromazin | Injection, ampoule of 25mg/2ml | 05 ampoules |
9 | Co-trimoxazol | Oral, tablet of 480 mg | 10 tablets |
11 | Diphenhydramine | Injection, ampoule of 10-30-50 mg | 05 ampoules |
12 | Gentamicin | Injection, ampoule of 40mg - 80mg | 05 ampoules |
13 | Glucose | Injection, 30% solution, ampoule of 10ml | 05 ampoules |
14 | Glyceryl trinitrate | Oral, tablet of 0.5mg - 2.5mg | 10 tablets |
15 | Furosemid | Injection, ampoule of 20mg/2ml | 05 ampoules |
16 | Heptaminol (Hydrochloride) | Oral, tablet of 150mg | 10 tablets |
17 | Isoprenallin | Injection, ampoule of 2mg/1ml | 05 ampoules |
18 | Lidocain (Hydrochloride) | Injection, ampoule of 1-2-5ml, solution of 1%-2% | 05 ampoules |
19 | Loperamide (HCL) | Oral, tablet of 2mg | 10 tablets |
20 | Metronidazol | Injection, bottle of 500mg/100ml | 01 bottle |
21 | Sodium hydrocarbonate | Injection, ampoule of 10ml, solution of 1.4% | 10 ampoules |
22 | Sodium thiosulfate | Tablet of 330mg Injection, 100mg/ml and 200mg/ml,ampoule of 10ml | 10 tablets 05 ampoules |
23 | Nifedipin | Oral, tablet of 10mg-20mg | 10 tablets |
24 | Oresol (ORS) | Oral, powder pack of 27.9g/l mixed with 1 liter of cool boiled water | 05 packs |
25 | Panthenol | Spray, box | 01 vial |
26 | Papaverin (Hydrochloride) | Oral, tablet of 40mg | 20 tablets |
27 | Paracetamol | Oral, tablet of 100-500mg Placing, pellet of 100mg | 10 tablets 05 pellets |
28 | Paracetamol + Detextropropoxyphene chlohydrate | Oral, Paracetamol tablets of 400 mg + Detextropropoxyphene chlohydrate, pill of 30mg | 10 tablets |
29 | Propacetamol (Chlohydrate) | Intramuscular, vein injection, ampoule of 1g propacetamol chlohydrate + ampoule of citrate trisodique solvent | 05 ampoules |
30 | Promethazine | Oral, sugar-coated pill of 10mg-50mg | 10 pills |
31 | Propranolol (Hydrochloride) | Oral, pill of 40mg | 10 pills |
32 | Quinin (Hydrochloride) | Injection, ampoule of 500mg/ml | 05 ampoules |
33 | Salbutamol (Sulfate) | Oral, tablet of 2-4mg Spray, box of 0.1mg/dose | 10 tablets 01 box |
34 | Activated carbon | Powder pack of 20mg, oral | 10 packs |
35 | Naloxone | Injection, ampoule of 0.5mg | 05 ampoules |
36 | PAM | Oral, tablet of 1g | 20 tablets |
37 | Sorbitol | Powder pack of 5g, oral | 10 packs |
35 | Vitamin K1 | Injection, ampoule of 5mg/1ml | 05 ampoules |
38 | Vitamin B1 | Injection, ampoule of 25mg | 05 ampoules |
ADDICTIVE DRUGS | |||
39 | Morphin (Chlohydrate) | Injection, ampoule of 10mg/ml | 05 ampoules |
40 | Pethidin (Hydrochloride) | Injection, ampoule of 50mg/ml, ampoule of 2ml | 05 ampoules |
PSYCHOTROPIES, PRE-SUBSTANCES | |||
41 | Diazepam | Injection, ampoule of 10mg/2ml Oral, tablet of 5mg | 05 ampoules 10 tablets |
42 | Ergotamin (Tartrate) | Injection, ampoule of 0.5mg/ml | 10 ampoules |
43 | Phenobacbital | Oral, tablet of 100mg | 10 tablets |
POISONS | |||
44 | Digoxin | Oral, tablet of 0.25mg Injection, ampoule of 0.5mg/2ml | 10 tablets 05 ampoules |
45 | Dopamin (Hydrochloride) | Injection, 40mg/ml ampoule of 5ml | 05 ampoules |
46 | Epinephrin | Injection, ampoule of 1mg/1ml | 05 ampoules |
47 | Haloperidol | Injection, ampoule of 5mg/1ml | 05 ampoules |
48 | Mazipredon | Injection, ampoule of 30mg/1ml | 05 ampoules |
49 | Methylprednisolon acetate | Injection, ampoule of 40-80mg | 05 ampoules |
50 | Norepinephrine | Injection, ampoule of 1mg/1ml | 05 ampoules |
51 | Papaverin | Injection, ampoule of 10mg/1ml | 05 ampoules |
52 | Oxytoxin | Injection, ampoule of 5UI/1ml | 10 ampoules |
53 | Pilocarpin (Nitrate) | Eye drops 2-4% | 01 vial |
54 | Salbutamol (Sulfate) | Injection, ampoule of 0.5mg/2ml-5mg/5ml | 05 ampoules |
55 | Tiemonium (Iodide) | Injection, ampoule of 0.5mg/2ml-5mg/5ml | 05 ampoules |
TRANSFUSION FLUIDS | |||
56 | Glucose | Infusion 5% bottle of 250ml-500ml Infusion 30% bottle of 250ml-500ml | 01 bottle 01 bottle |
57 | Sodium chloride | Infusion 0.9% bottle of 500ml | 01 bottle |
58 | Ringger lartat | Infusion , bottle of 250-500ml | 01 bottle |
OTHERS | |||
59 | Oxygen for pharmaceutical use | Respiratory channel, liquefied gas cylinder | 01 cylinder |
Stipulations on the use of emergency drug list:
1. The addictive drugs are only used for general consultation clinics with confinement beds, specialized surgery consultation clinics and maternity homes. The infusion is carried out only at general consultation clinics with confinement beds and maternity homes.
2. The consultation clinics and maternity homes shall base themselves on this list of emergency drugs to make their emergency drug volumes suitable to their permitted professional operations.
3. Basing itself on the scope of professional practice of each form of medical establishment already approved and on the prescription of this drug list, the Health Ministry (the Pharmaceutical Management Department of Vietnam) shall approve the addictive drugs, psychotropics and poisons for foreign-invested establishments.-
| MINISTER OF HEALTH |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây