Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương đầu tư Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới giai đoạn 2018-2019
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 48/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 48/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 11/01/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 11/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình hợp tác giữa y tế với Tổ chức Y tế Thế giới, tài khóa 2018-2019” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ.
Mục tiêu của Chương trình: Góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết có hiệu quả các vấn đề ưu tiên của hệ thống y tế và thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2016 - 2025”.
Một số kết quả chính của Dự án: Tăng cường pháp chế và nhân lực, tài chính y tế, dược phẩm và các sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ y tế nhằm đạt được mục đích giảm chi tiêu từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi y tế và tăng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ phục vụ; Tăng cường năng lực cốt lõi thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) và sẵn sàng ứng phó với tình huống y tế công cộng khẩn cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ của WHO cho Việt Nam, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam; Giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm…
Vốn ODA không hoàn lại của Chương trình là 21.104.164 USD, trong đó vốn có sẵn là 11.923.015 USD, vốn sẽ vận động là 9.181.149 USD; Vốn đối ứng: Tiền mặt là 6,5 tỷ đồng và hiện vật tương đương 6 tỷ đồng.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định48/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 48/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 48/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2018 – 2019
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 10419/BKHĐT-KTĐN ngày 22 tháng 12 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới, tài khóa 2018 - 2019” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ với các nội dung chính sau:
1. Cơ quan chủ quản Chương trình: Bộ Y tế.
2. Mục tiêu dài hạn: Góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết có hiệu quả các vấn đề ưu tiên của hệ thống y tế và thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2016 - 2025”.
3. Một số kết quả chính của Dự án:
- Tăng cường pháp chế và nhân lực, tài chính y tế, dược phẩm và các sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ y tế nhằm đạt được mục đích giảm chi tiêu từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi y tế và tăng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ phục vụ.
- Tăng cường năng lực cốt lõi thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) và sẵn sàng ứng phó với tình huống y tế công cộng khẩn cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ của WHO cho Việt Nam góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân Việt Nam.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm, bao gồm HIV/AIDS và viêm gan, lao phổi, sốt rét và các bệnh do véc-tơ khác, các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin cũng như các bệnh không lây.
4. Thời gian thực hiện: 2018-2019
5. Hạn mức vốn của dự án:
a) Vốn ODA không hoàn lại: 21.104.164 USD, trong đó vốn có sẵn là 11.923.015 USD, vốn sẽ vận động là 9.181.149 USD.
b) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: 6,5 tỷ đồng.
- Bằng hiện vật: tương đương 6 tỷ đồng (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn sẵn có).
6. Cơ chế tài chính trong nước:
a) Vốn ODA: Ngân sách nhà nước cấp phát
b) Vốn đối ứng: do Bộ Y tế bố trí theo quy định, phù hợp tiến độ cung cấp và huy động vốn ODA của WHO.
Điều 2. Bộ Y tế thực hiện các công việc sau:
- Rà soát, đảm bảo việc thực hiện Chương trình không trùng lặp với các dự án sử dụng vốn nước ngoài và vốn ngân, sách nhà nước khác.
- Phối hợp với Nhà tài trợ xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Chương trình theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ODA.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tài chính, Ngoại giao và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây