Nghị quyết 57/2006/NQ-QH11 của Quốc hội về về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 57/2006/NQ-QH11
Cơ quan ban hành: | Quốc hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 57/2006/NQ-QH11 |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị quyết57/2006/NQ-QH11 tại đây
tải Nghị quyết 57/2006/NQ-QH11
NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 57/2006/QH11
NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006 VỀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2006 - 2010 CỦA CẢ NƯỚC
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 10 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010;
Sau khi xem xét Tờ trình số 65/TTr-CP của Chính phủ về Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước; Báo cáo thẩm tra số 2548/UBKTNS của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
I. Thông qua kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 như sau:
A. Chỉ tiêu về diện tích đất sử dụng vào các mục đích | |
1. Đất nông nghiệp |
26.219.950 ha |
a) Đất sản xuất nông nghiệp |
9.239.930 ha |
Trong đó: |
|
- Đất trồng cây hàng năm |
6.583.040 ha |
Đất lúa nước |
3.861.380 ha |
Đất lúa nước 2 vụ trở lên |
3.311.770 ha |
- Đất trồng cây lâu năm |
2.656.890 ha |
b) Đất lâm nghiệp |
16.243.670 ha |
- Đất rừng sản xuất |
7.702.490 ha |
- Đất rừng phòng hộ |
6.563.210 ha |
- Đất rừng đặc dụng |
1.977.970 ha |
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng |
957.950 ha |
Đất trồng rừng |
1.000.000 ha |
Tỷ lệ che phủ bằng cây rừng tập trung: |
|
- So với diện tích tự nhiên |
43,2% |
- So với diện tích đất lâm nghiệp |
92% |
c) Đất nuôi trồng thuỷ sản |
700.060 ha |
d) Đất làm muối |
20.690 ha |
đ) Đất nông nghiệp khác |
15.600 ha |
2. Đất phi nông nghiệp |
4.021.380 ha |
a) Đất ở |
1.035.380 ha |
- Đất ở nông thôn |
924.640 ha |
- Đất ở đô thị |
110.740 ha |
b) Đất chuyên dùng |
1.702.810 ha |
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp |
28.530 ha |
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh |
281.180 ha |
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp |
227.290 ha |
Đất xây dựng khu công nghiệp |
100.470 ha |
Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh |
44.430 ha |
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
54.160 ha |
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, sứ |
28.230 ha |
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng |
1.165.810 ha |
Đất giao thông |
636.090 ha |
Đất thuỷ lợi |
385.150 ha |
Đất xây dựng hệ thống truyền dẫn năng lượng, truyền thông |
15.960 ha |
Đất xây dựng công trình văn hoá |
21.320 ha |
Đất xây dựng công trình y tế |
6.690 ha |
Đất xây dựng công trình giáo dục và đào tạo |
42.310 ha |
Đất xây dựng công trình thể dục thể thao |
21.390 ha |
Đất xây dựng chợ |
6.610 ha |
Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh |
18.040 ha |
Đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải |
12.250 ha |
c) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa |
92.290 ha |
d) Đất tôn giáo, tín ngưỡng |
13.080 ha |
3. Đất chưa sử dụng |
2.879.830 ha |
B. Chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất | |
1. Chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: |
645.200 ha |
a) Chuyển đất trồng lúa nước hiệu quả thấp sang sử dụng vào các mục đích khác |
72.600 ha |
- Chuyển đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở |
59.400 ha |
- Chuyển đất trồng lúa nước sang đất ở |
13.200 ha |
b) Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào các mục đích khác |
105.600 ha |
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất sản xuất nông nghiệp: |
46.600 ha |
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở: |
56.100 ha |
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất ở: |
2.900 ha |
2. Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng: |
2.193.100 ha |
a) Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp |
2.042.600 ha |
b) Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp |
150.500 ha |
II. Căn cứ vào Nghị quyết này, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình triển khai các giải pháp sau đây:
1. Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết dứt điểm tình trạng các tranh chấp địa giới hành chính ở các địa phương.
2. Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng để làm rõ nội dung, cụ thể hoá trình tự thực hiện, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong quản lý. Khẩn trương xây dựng trình Quốc hội các luật quy định về tài chính trong lĩnh vực đất đai.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có cơ chế huy động các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo tham gia lập và tư vấn phản biện về các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Đầu tư đủ kinh phí để hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2007 hệ thống quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 ở các cấp, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tập trung đầu tư để hoàn thành hiện đại hoá hệ thống hồ sơ địa chính trên phạm vi cả nước trước năm 2010.
5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập, thẩm định, xét duyệt, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
6. Rà soát hiện trạng sử dụng đất của các địa phương, đơn vị, tổ chức, kể cả đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất do các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nhà nước quản lý để có sự điều chỉnh phù hợp. Đối với đất đã giao hoặc cho thuê mà không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả, sử dụng sai mục đích đều phải kiên quyết thu hồi.
7. Rà soát và đôn đốc việc sử dụng đất thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu đô thị mới, các dự án về khu dân cư và nhà ở nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát huy hiệu quả sử dụng đất đã thu hồi, cần diện tích đất đến đâu thì thu hồi đến đó, chấm dứt tình trạng thu hồi đất mà không sử dụng. Xử lý dứt điểm trước ngày 30 tháng 6 năm 2007 tình trạng quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt mà không thực hiện trong thời hạn.
8. Kiểm soát chặt việc lấy đất chuyên trồng lúa, đất nông nghiệp khác có khả năng thâm canh, hiệu quả cao, đất có rừng, đất có mặt nước làm mặt bằng đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Điều tra thực trạng sử dụng đất ruộng nhằm làm rõ ngoài diện tích đất ruộng hiện nay đang trồng lúa nước, diện tích đất ruộng đã chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp (nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ...) vẫn có khả năng trồng được lúa nước. Có chính sách cụ thể để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở những diện tích đất ít khả năng nông nghiệp nhưng hạ tầng thấp kém.
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai. Kiện toàn bộ máy hành chính và tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất đai, nhất là hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.
10. Tiếp tục đổi mới chính sách và phương thức bồi thường, hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có đất hợp pháp bị thu hồi theo quy định của pháp luật, nhất là đối với những hộ tái định cư phải được bảo đảm ít nhất bằng nơi ở cũ, khắc phục có hiệu quả tình trạng ách tắc, không bảo đảm tiến độ dự án do sự chậm trễ trong bồi thường, giải phóng mặt bằng.
11. Có chính sách khuyến khích thỏa đáng việc khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên đất mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; tăng suất đầu tư cho chương trình trồng, khoanh nuôi tái sinh và tăng mức khoán chi bảo vệ rừng.
12. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
III. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
IV. Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát đối với việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
V. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Đã ký
Nguyễn Phú Trọng
THE NATIONAL ASSEMBLY | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 57/2006/QH11 | Hanoi, June 29, 2006 |
RESOLUTION
ON THE COUNTRY'S 2006-2010 FIVE-YEAR LAND USE PLAN
THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Pursuant to Article 84 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of October 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to Resolution No. 29/2004/QH11 of June 15, 2004, on the land use planning up to 2010;
Having considered the Government's Report No. 65/TTr-CP on the country's 2006-2010 five-year land use plan; Verification Report No. 2548/UBKTNS of the National Assembly's Economic and Budgetary Committee; and opinions of National Assembly deputies,
RESOLVES:
I. TO APPROVE THE COUNTRY'S 2006-2010 FIVE-YEAR LAND USE PLAN WITH MAJOR NORMS UP TO 2010 AS FOLLOWS:
A. NORMS OF LAND AREA TO BE USED FOR VARIOUS PURPOSES
1. Agricultural land: 26,219,950 ha
a/ Agricultural production land: 9,239,930 ha
Of which:
- Land for cultivation of annual crops: 6,583,040 ha
Land for wet rice cultivation: 3,861,380 ha
Land for cultivation of wet rice in two seasons or more: 3,311,770 ha
- Land for planting perennial trees: 2,656,890 ha
b/ Forestry land: 16,243,670 ha
- Production forest land: 7,702,490 ha
- Protective forest land: 6,563,210 ha
- Special-use forest land: 1,977,970 ha
Land zoned off for reforestation: 957,950 ha
Land for forestation: 1,000,000 ha
Rate of coverage with concentrated forest trees:
- Against natural area: 43.2%
- Against forestry land area: 92%
c/ Land for aquaculture: 700,060 ha
d/ Land for salt-making: 20,690 ha
e/ Other agricultural land: 15,600 ha
2. Non-agricultural land: 4,021,380 ha
a/ Residential land: 1,035,380 ha
- Rural residential land: 924,640 ha
- Urban residential land: 110,740 ha
b/ Special-use land: 1,702,810 ha
- Land for construction of working offices and non-business works: 28,530 ha
- Land used for defense and security purpose: 281,180 ha
- Land for non-agricultural production and business: 227,290 ha
Land for construction of industrial parks: 100,470 ha
Land used as ground for construction of production and business establishments: 44,430 ha
Land used for mineral activities: 54,160 ha
Land for production of building materials, porcelain or china products: 28,230 ha
- Land used for public utility: 1,165,810 ha
Land used for traffic purpose: 636,090 ha
Land for irrigation purpose: 385,150 ha
Land for construction of energy conduction or communication systems: 15,960 ha
Land for construction of cultural works: 21,320 ha
Land for construction of healthcare works: 6,690 ha
Land for construction of education and training works: 42,310 ha
Land for construction of physical training and sport works: 21,390 ha
Land for construction of marketplaces: 6,610 ha
Land with historical-cultural relics or scenic places: 18,040 ha
Land used as waste sites, rubbish dumps and waste disposal zones: 12,250 ha
c/ Land for cemeteries: 92,290 ha
d/ Land for religious purpose: 13,080 ha
3. Unused land: 2,879,830 ha
B. NORMS ON CHANGE OF USE PURPOSES OF LAND OF VARIOUS CATEGORIES
1. Agricultural land to be used for non-agricultural purposes: 645,200 ha
a/ Land under cultivation of low-productivity wet rice to be used for other purposes: 72,600 ha
- Land under wet-rice cultivation to be used as non-agricultural land other than residential land: 59,400 ha
- Land under wet-rice cultivation to be used as residential land: 13,200 ha
b/ Forestry land with forests to be used for other purposes: 105,600 ha
- Forestry land with forests to be used as agricultural production land: 46,600 ha
- Forestry land with forests to be used as non-agricultural land other than residential land: 56,100 ha
- Forestry land with forests to be used as residential land: 2,900 ha
2. Unused land to be put to use: 2,193,100 ha
a/ Unused land to be used for agricultural purposes: 2,042,600 ha
b/ Unused land to be used for non-agricultural purposes: 150,500 ha
II. BASING ITSELF ON THIS RESOLUTION, THE GOVERNMENT SHALL DIRECT MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES AND PROVINCIAL/MUNICIPAL PEOPLE'S COMMITTEES TO APPLY, WITHIN THE SCOPE OF THEIR RESPECTIVE TASKS AND POWERS, THE FOLLOWING SOLUTIONS:
1. To resolutely settle, or propose the settlement of, disputes over local administrative boundaries.
2. To review and perfect legal documents on socio-economic development, land use, branch and construction plannings in order to clarify their contents and concretize the order of their implementation, avoiding overlap or loopholes in their management. To expeditiously elaborate and submit to the National Assembly bills on finance in the land domain.
3. To step up scientific research and intensify professional training with a view to raising the quality of formulation and management of land use plannings and plans. To apply mechanisms for involving scientific research bodies and training establishments in the formulation of, and consultancy on, land use plannings and plans.
4. To allocate sufficient funds for the completion of land use plannings up to 2010 and land use plans in the 2006-2010 period of all levels before June 30, 2007; and complete the grant of land use rights certificates. To make intensive investment in order to complete the modernization of the national system of cadastral dossiers before 2010.
5. To intensify examination and inspection of the formulation, evaluation, approval and publicization of land use plannings and plans of all levels; to strictly handle violations of law on land use plannings or plans, especially in land allocation, land lease, permission to change land use purposes, and land recovery.
6. To review the actual state of use of land in localities, units and organizations, including land used for defense and security purpose and land managed by agricultural farms, forestry farms or state enterprises in order to make appropriate adjustment. Allocated or leased land which has been left unused or inefficiently or improperly used shall be recovered.
7. To review and urge the use of land for the execution of projects on construction of industrial parks, industrial clusters, trade villages, new urban areas, residential areas and dwelling houses for rational, economical and efficient use of land. To make coordinated investment in infrastructure with a view to promoting the efficient use of recovered land; to recover land areas only when it is needed, putting an end to recovering land without using it. To strive for the target that by June 30, 2007, there will be no plannings or plans which have been approved but not implemented within the prescribed time limit.
8. To closely control the use of land for rice cultivation, other agricultural land with potential for intensive farming of high productivity, land under forests, or land with water surfaces as ground for non-agricultural production or business investment. To conduct survey of the actual use of field land in order to identify areas of field land being used for agricultural purposes (aquaculture, cultivation of vegetables, cash crops, short-term industrial trees, grass, etc.) on which wet rice can still be grown, apart from areas of field land currently used for wet-rice cultivation. To apply specific policies to develop industrial parks and industrial clusters in land areas of low agricultural yield and poor infrastructure.
9. To step up administrative reform in land management. To reorganize administrative apparatuses and public-service organizations in charge of land management, especially land use right registries and land fund development organizations.
10. To further renew policies and modes of compensation and support, guaranteeing legitimate interests of people who have lawful land recovered according to the provisions of law; especially for to be-resettled households, their resettlement housings should be at least comparable with their former housings. To effectively overcome delays in compensation or ground clearance in order to speed up the execution of projects.
11. To apply policies to encourage reclamation and greening of fallow land and barren hills and aquaculture on uncultivated water-surface land with a view to speeding up the progress of putting unused land to use; to increase investment in programs on forestation and reforestation, and increase the level of assigned expenditures for forest protection.
12. To promote the role of socio-political organizations and people in formulating, and supervising the implementation of, land use plannings and plans.
III. The National Assembly Standing Committee, the Nationalities Council, National Assembly Committees, National Assembly Delegations and National Assembly deputies shall supervise the implementation of this Resolution.
IV. People's Councils of all levels shall further intensify supervision of the formulation and implementation of land use plannings and plans as well as the implementation of compensation, support and resettlement policies upon land recovery by the State.
V. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with concerned state agencies in disseminating, and mobilizing people to implement, and supervise the implementation of, this Resolution.
This Resolution was adopted on June 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây