Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

thuộc tính Chỉ thị 19/CT-TTg

Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/09/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Dân sự, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xây dựng Thông tư hướng dẫn tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đề ra cho các Bộ và đơn vị liên quan tại Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 20/09/2013 về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Ngoài việc việc yêu cầu Bộ Tư pháp trong năm 2013, xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành giữa các cơ quan ở địa phương về nuôi con nuôi quốc tế; ban hành Thông tư liên tịch về cơ chế phối hợp trong việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong các tình huống cần thiết…, Thủ tướng Chính phủ còn đề ra một số nhiệm vụ khác cho các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể như: Chỉ đạo cơ sở nuôi dưỡng trẻ em lập danh sách trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, lập hồ sơ của trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng được giới thiệu làm con nuôi; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để bắt cóc, mua bán trẻ em; trang bị máy móc, thiết bị và cập nhật dữ liệu về nuôi con nuôi…

Xem chi tiết Chỉ thị19/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
--------------
Số: 19/CT-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2013
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI
VÀ TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI CÔNG ƯỚC LAHAY SỐ 33
VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ
 
 
Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện. Luật nuôi con nuôi đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Lahay số 33 ngày 29 tháng 5 năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (sau đây gọi là Công ước Lahay). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Công ước Lahay trong giai đoạn 2012 - 2015 tại Quyết định số 1233/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước Lahay còn một số hạn chế. Việc đăng ký nuôi con nuôi chưa được chú trọng, còn hiện tượng chưa nghiêm túc trong việc tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Một số địa phương còn chậm giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nhận thức còn hạn chế của một số cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và người dân về quy định pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay. Ở nhiều địa phương, cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi chưa có sự chuyển biến trong thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi. Chưa kịp thời hướng dẫn thực hiện quy định về tách bạch giữa việc hỗ trợ nhân đạo với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em còn chậm trễ trong việc lập danh sách trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, lập hồ sơ của trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng được giới thiệu làm con nuôi.
Để khắc phục các hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi, góp phần bảo đảm thực thi Công ước Lahay, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Bộ Tư pháp:
a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay.
b) Thực hiện ngay các công việc sau đây trong năm 2013:
- Chủ trì cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch về cơ chế phối hợp trong việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong các tình huống cần thiết.
- Xây dựng và ban hành: Thông tư hướng dẫn tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành giữa các cơ quan ở địa phương về nuôi con nuôi quốc tế; sổ tay hướng dẫn thực hiện Công ước Lahay tại Việt Nam để tổ chức thực hiện.
- Rà soát các Hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi của Việt Nam và các nước, đề xuất việc tiếp tục thi hành hoặc chấm dứt các Hiệp định trong bối cảnh Việt Nam và các nước ký kết Hiệp định đều là thành viên của Công ước Lahay.
c) Tăng cường chỉ đạo công tác giải quyết việc nuôi con nuôi tại một số tỉnh, thành phố có nhiều trẻ em cần có gia đình thay thế, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi, góp phần thực hiện có hiệu quả Công ước Lahay tại Việt Nam.
d) Chỉ đạo thực hiện đúng quy định về việc thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em cần có gia đình thay thế.
đ) Đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật về sự tách bạch giữa việc hỗ trợ nhân đạo cho nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
e) Khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về nuôi con nuôi phục vụ công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi và yêu cầu của việc thực hiện Công ước Lahay.
g) Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn kịp thời việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay. Chỉ đạo việc xử lý theo quy định pháp luật đối với các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay lồng ghép với việc tuyên truyền về Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
c) Chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại các địa phương, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em và hỗ trợ việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương.
d) Chỉ đạo cơ sở nuôi dưỡng trẻ em lập danh sách trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, lập hồ sơ của trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng được giới thiệu làm con nuôi.
3. Bộ Công an:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay lồng ghép với việc tuyên truyền về Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015.
b) Chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để bắt cóc, mua bán trẻ em.
c) Chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được giới thiệu làm con nuôi theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Ngoại giao:
a) Hướng dẫn Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
b) Chỉ đạo Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài đang sinh sống ở nước ngoài trong các trường hợp khẩn cấp.
5. Bộ Y tế chỉ đạo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc cấp Giấy chứng sinh cho trẻ sơ sinh.
6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm, bố trí ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án triển khai thực hiện Công ước Lahay trong giai đoạn 2012-2015.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về nuôi con nuôi.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước Lahay.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền.
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nuôi con nuôi tại địa phương.
c) Trang bị máy móc, thiết bị và cập nhật dữ liệu về nuôi con nuôi để phục vụ công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.
d) Chủ động thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi ở địa phương.
10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này; hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị gửi Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị; hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Tr lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Directive No.19/CT-TTg dated September 20, 2013 of the Prime Minister on raising awareness of the Law on Adoption and strengthening measures to ensure execution of Hague Convention on Protection of Children and Co-operation in Respect of Intercountry Adoption

Over the past years, Law on Adoption of Vietnam has been gradually completed. The Law on Adoption was approved by National Assembly on June 17, 2010. Vietnam became an official member of the Hague Convention No.33 dated May 29, 1993, on protection of children and cooperation in respect of Intercountry adoption (hereinafter referred to as the Hague Convention). The Prime Minister approved Scheme on implementing the Hague Convention during 2012-2015 in the Decision No. 1233/QD-TTg dated September 07, 2012.

However, implementation of the Law on Adoption and Hague Convention still remains some incumbrances. The registration of adoption is not paid much attention; some unserious cases don’t comply with the orders of and procedures for settlement of adoption as prescribed by law. Some localities still stardily settle the adoption with foreign elements, hence affecting to rights and benefits of children who need find substitute family.

Main cause of the above situation is the limited awareness of some officers in charge of solving adoption case and of people about legal regulations on adoption and Hague convention. In many localities, officers in charge of solving adoption case have not yet had change in implementation of Law on Adoption. They have not yet timely provided guidance on implementating the separation between humanitarian assistance and introduction on children for being adopted by foreigners. Nurturing-children units are still late in making the list of children living in their areas, who need have substitute family, making dossiers of children living in nurturing units, who are introduced to be adopted.

In order to overcome the above limitations and with an aim to raise awareness of Law on Adoption, contribute in ensuring execution of the Hague Convention, the Prime Minister requests Ministers, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities to organize implementation of the following tasks:

1. The Ministry of Justice:

a) To strengthen propagation and dissemination of guidelines, policies, Law on Adoption and the Hague Convention.

b) To immediately implement the following missions in 2013:

- Assuming the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor-Invalids and Social Affairs, in formulating and promulgating the Joint Circular on coordinate regulations in monitoring the development of Vietnamese children who are adopted by foreigners and protecting them in necessary circumstances.

- Formulating and promulgating: Circular guiding on finding substitute family for disabled children, children suffering serious diseases; the model regulation on inter-sector coordination among local agencies in intercountry adoption; handbook guiding implementation of the Hague Convention in Vietnam, so as to organize implementation.

- Reviewing thebilateral cooperation agreements on adoption of Vietnam and countries, propose the further implementation or termination of agreements on background when Vietnam and countries signing agreements are members of Hague Convention.

c) To strengthen direction in solving adoption in some provinces and cities where many children need having substitute family, create positive changes in solving adoption case, contribute in effective implementation of the Hague Convention in Vietnam.

d) To direct implementation of informing to find domestic substitute family for children who need have substitute family as prescribed by law.

dd) To push up implementation of legal provisions on having separation between humanitarian assistance for nurturing, caring, educating children with special circumstances in Vietnam, and introduction on children for being adopted by foreigners.

e) To promptly formulate the database on adoption serving state management on adoption and requirements to implement the Hague Convention.

g) To timely strengthen examination and guidance on implementation of Law on Adoption and the Hague Convention. To direct the settlement according to law for acts misusing the adoption for self-seeking purposes, exploiting the working capacity and sexually abusing.

2. The Ministry of Labor-Invalids and Social Affairs:

a) To strengthen propagation of Law on Adoption and Hague Convention in combination with propagation on the national programs on children protection during 2011-2015 and the national action program for children during 2012-2020.

b) To guide, direct, examine the receipt, management, and use of humanitarian assistance for nurturing, caring, educating children with special circumstances.

c) To attach special importance to the training and formation of officer team in charge of social affairs in localities, the units of nurturing children with special circumstances, aiming to push up protection for children and support for finding substitute family for children with special circumstances in localities.

d) To direct the nurturing-children units in making list of children under their custody, who need having substitute family, making dossiers of children living in nurturing units, who are introduced for adoption.

3. The Ministry of Public Security:

a) To strengthen propagation of Law on Adoption and Hague Convention in combination with propagation on the action program on preventing and combating crimes on human trafficking during 2011-2015 and the national target program on preventing and combating crimes during 2012-2015.

b) To proactively direct implementation of measures for prevention, detection, investigation and settlement in accordance with law, for abducting or trafficking in children.

c) To direct the Public Security agencies of provinces and central-affiliated cities in strengthening work on verifying origin of abandoned children who are introduced for adoption in accordance with law.

4. The Ministry of Foreign Affairs:

a) To guide the representative agencies of Vietnam abroad in adoption registration in accordance with Law on Adoption.

b) To direct the representative agencies of Vietnam abroad in implementing necessary measures to protect Vietnamese children adopted by foreigners living in foreign countries in emergency cases.

5. The Ministry of Health shall direct implementation in accordance with law on granting birth certificates for new-born children.

6. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, based on capability of annual state budget, in allocating budget in accordance with law on state budget, for implementation of Scheme on carrying out the Hague Convention during 2012-2015.

7. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor-Invalid and Social Affairs and relevant agencies in mobilizing official development assistance sources (ODA) for programs, projects on adoption.

8. The Ministry of Information and Communication shall direct mass media and press in propagating guidelines, policies, law on caring and protecting children, Law on Adoption and Hague Convention.

9. The People’s Committee of provinces and central affiliated cities:

a) To organize implementation of Law on Adoption under their competence.

b) To formulate plans on training human resource, strengthening officers in charge of children protection and care as well as adoption in localities.

c) To equip machinery, equipment and update data on adoption to serve settlement of adoption.

d) To proactively inspect, examine and timely handle violations related to adoption in localities.

10. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces, central-affiliated cities, shall implement this Directive; and send annual report of Directive implementation to the Ministry of Justice.

The Ministry of Justice shall monitor, examine and speed up implementation of the Directive; sum up implementation of Directive for reporting to the Prime Minister annually

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 19/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất