Thông tư 32/2017/TT-BCT hướng dẫn Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 32/2017/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 32/2017/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đỗ Thắng Hải |
Ngày ban hành: | 28/12/2017 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn về khai báo hóa chất nhập khẩu
Đây là một trong những nội dung được quy định cụ thể tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 28/12/2017.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Ngay sau khi tờ khai hải quan ở trạng thái được thông qua, Hải quan phản hồi đến hệ thống của Bộ Công Thương các thông tin bao gồm mã số khai báo và các thông tin khác.
Việc khai báo hóa chất nhập khẩu không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam. Khi có thông báo sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin khai báo hóa chất qua hệ thống dự phòng như khi thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cũng theo Thông tư này, trước ngày 15/01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp phải báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước, gửi Sở Công Thương tỉnh nơi tiến hành hoạt động hóa chất để tổng hợp, quản lý, đồng thời gửi Cục Hóa chất. Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia được hoàn thiện, chế độ báo cáo định kỳ sẽ được thực hiện thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.
Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:
Thông tư 32/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Xem chi tiết Thông tư32/2017/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 32/2017/TT-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 113/2017/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1
CÁC BIỂU MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH
GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 01a |
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01b |
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01c |
Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01d |
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01đ |
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01e |
Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Mẫu 01g |
Mẫu bản kê khai thiết bị, kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất |
Phụ lục 2
CÁC BIỂU MẪU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH, GIA HẠN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 02a |
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02b |
Mẫu văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02c |
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Mẫu 02d |
Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Phụ lục 3
CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ VÀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 03a |
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất |
Mẫu 03b |
Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định |
Mẫu 03c |
Mẫu Biên bản họp Hội đồng thẩm định |
Mẫu 03d |
Mẫu Phiếu nhận xét, đánh giá |
Mẫu 03đ |
Mẫu báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định |
Phụ lục 4
MẪU PHIẾU KIỂM SOÁT MUA, BÁN HÓA CHẤT ĐỘC
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017của Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________________
PHIẾU KIỂM SOÁT MUA, BÁN HÓA CHẤT ĐỘC
Căn cứ Nghị định số ….../…./NĐ-CP ngày .. tháng .. năm … của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Thông tư số …./…./TT-BCT ngày … tháng … năm ……… của Bộ Công Thương …..,
BÊN BÁN
Tên tổ chức/cá nhân:……… (1)………………………………………. ……….
Địa chỉ trụ sở: …………………..Điện thoại: ……… Fax:......................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm………
Tên người đại diện:………………………………………………………………
Giấy CMND/ CCCD/ Hộ chiếu người đại diện: số………, cấp ngày….tháng……năm…………… tại………………………………………………………………………………
BÊN MUA
Tên tổ chức/các nhân:……… (1)……………………………………. ………..
Địa chỉ trụ sở: …………………..Điện thoại: ……… Fax:......................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số ………. ngày …… tháng ….. năm …do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……
Tên người đại diện:………………………………………………………….......
Giấy CMND/ CCCD/ Hộ chiếu người đại diện: số…………., cấp ngày….tháng……năm…… tại………………………………………………………………………………
Thông tin mua, bán hóa chất độc gồm các nội dung sau:
TT |
Tên thương mại |
Nhận dạng hóa chất độc |
Mục đích sử dụng |
|||||
Tên hóa học
|
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Khối lượng |
Sản xuất |
Kinh doanh |
Sử dụng
|
||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
n… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên bán hàng cung cấp các thông tin đầy đủ về hóa chất độc cho bên mua hàng. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc được Bên mua, Bên bán lưu giữ ít nhất 05 năm và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
(Ký tên và đóng dấu) |
(2)….., ngày … tháng … năm …… |
Ghi chú:
(1): Tên tổ chức, cá nhân mua và bán hóa chất độc.
(2): Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân bán hàng.
Phụ lục 5
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
Ký hiệu |
Mẫu văn bản |
Mẫu 05a |
Mẫu Báo cáo hoạt động hóa chất (dành cho tổ chức, cá nhân) |
Mẫu 05b |
Mẫu Báo cáo tình hình quản lý và hoạt động hóa chất (dành cho Sở Công Thương) |
Phụ lục 6
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY, NỘI DUNG KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
I. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP
1. Kỹ thuật trình bày
a) Khổ giấy
Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).
b) Kiểu trình bày
Kế hoạch, Biện pháp được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4.
c) Định lề
- Lề trên: Canh lề trên từ 20 - 25 mm;
- Lề dưới: Canh lề dưới từ 20 mm;
- Lề trái: Canh lề trái từ 30 - 35 mm;
- Lề phải: Canh lề phải 20 mm;
- Phần Header: Bên trái ghi tên đơn vị, bên phải ghi Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
- Phần Footer: Dùng Insert Page number, canh giữa dòng (ví dụ: Trang 2/7)
d) Phông chữ
- Dùng bộ font Unicode, tên font Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng của trình soạn thảo Microsoft.
- Mật độ bình thường không nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ: Paragraph (Before: 6pt; After: 0pt; Line: single).
2. Cách trình bày nội dung Kế hoạch, Biện pháp
- Nội dung Kế hoạch, Biện pháp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, không lạm dụng các chữ viết tắt, các từ tiếng Anh thông dụng. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc cụm từ ít xuất hiện trong nội dung Kế hoạch, Biện pháp. Trong Kế hoạch, Biện pháp nếu có các thuật ngữ hoặc từ viết tắt thì phải có giải thích từ ngữ.
- Các tiểu mục được định dạng tự động, nhiều nhất gồm bốn chữ số. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục. Ví dụ: Nếu có tiểu mục 2.1.1 thì phải có 2.1.2;
- Hình vẽ, bản vẽ biểu mẫu trong Kế hoạch, Biện pháp phải có chú thích hình, đánh số thứ tự. Hình ảnh phải rõ không được nén, kéo dãn quá quy định. Ví dụ: Hình 3.2: hình thứ 2 trong phần hoặc phần 3;
- Bìa Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đóng bìa cứng màu xanh và chữ nhũ vàng (sau khi đã chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định). Gáy của cuốn Kế hoạch ghi tên của đơn vị và năm thực hiện;
- Bìa lót: Tương tự như trang bìa, in giấy thường, có chữ ký của đại diện chủ đầu tư ghi rõ họ tên và đóng dấu;
- Mục lục: Làm mục lục tự động trong Word;
- Danh mục các bảng biểu;
- Bản đồ vị trí khu đất đặt cơ sở sản xuất: In màu trên khổ giấy A3;
- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất): In màu trên khổ giấy A3;
- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian: In trên khổ giấy A3;
- Phụ lục (nếu có): Được trình bày trên các trang giấy riêng. Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục (trường hợp có từ 2 phụ lục trở lên) được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Tiêu đề (tên) của phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Mẫu trang
TÊN ĐƠN VỊ………. |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) (Times New Roman (Bold, size 15) TÊN ĐƠN VỊ ... (Times New Roman (Bold, size 16) -----¯-----
LOGO
KẾ HOẠCH/BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA . . . (Times New Roman Bold, size 20, chữ đứng) Địa chỉ (Dự án, cơ sở hóa chất):..........................................
Tên địa danh . . . . tháng . . . năm . . . (Times New Roman 14, chữ đứng, đậm) |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) (Times New Roman (Bold, size 15) TÊN ĐƠN VỊ ... (Times New Roman (Bold, size 16) -----¯-----
LO GO
KẾ HOẠCH/BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA . . . (Times New Roman Bold, size 20, chữ đứng, đậm) Địa chỉ (Dự án, cơ sở hóa chất):.......................................
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Tên địa danh . . . . tháng . . . năm . . . (Times New Roman 14, chữ in hoa đậm) |
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.
Chương 1
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
3. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, phân loại, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
6. Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh vị trí thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.
Chương 2
DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Dự báo điểm nguy cơ
Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.
2. Dự báo các tình huống
Dự báo tình huống sự cố điển hình có thể xảy ra tại các điểm nguy cơ đã nêu, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn (việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị sản xuất hoặc lưu trữ hóa chất nguy hiểm trong điều kiện khắc nghiệt nhất).
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Các biện pháp về quản lý
- Nội quy, quy trình, cảnh báo, giám sát.
- Huấn luyện an toàn hóa chất.
- Kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ.
2. Giải pháp về kỹ thuật
Các giải pháp phòng ngừa, liên quan đến công nghệ, thiết kế, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.
Chương 4
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
2. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài tham gia ứng phó sự cố hóa chất.
3. Kế hoạch sơ tán người và tài sản.
Chương 5
NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Năng lực quản lý
Hệ thống tổ chức, điều hành ứng phó sự cố.
2. Nhân lực của cơ sở hóa chất
- Yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí làm việc liên quan đến hóa chất và lực lượng ứng phó.
- Kế hoạch huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các kịch bản đã nêu trên.
3. Năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.
- Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
- Kế hoạch thay thế, sửa chữa, bổ sung các thiết bị nêu trên.
Chương 6
PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm:
1. Giải pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
2. Phương án bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra.
KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
1. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở hóa chất.
2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
5. Sơ đồ thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất.
6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.
III. NỘI DUNG XÂY DỰNG BIỆN PHÁP
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất
2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp.
3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp.
Chương 1
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
Chương 2
DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ
VÀ BIỆN PHÁP PHÓNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Dự báo các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.
2. Các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.
Chương 3
BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Nhân lực quản lý hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp ứng phó sự cố.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó sự cố
- Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.
- Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
3. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
4. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
5. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở hóa chất.
2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
5. Sơ đồ thoát hiểm.
6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.
Phụ lục 7
HƯỚNG DẪN CHUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
____________________________
Phần 1
NGUY HẠI VẬT CHẤT
Bảng 1. Phân loại hoá chất theo nguy hại vật chất
Phân loại |
Đặc tính nguy hiểm |
Phân cấp |
||||||
1.Chất nổ |
Dễ nổ, dễ cháy |
Chất nổ không bền |
Cấp 1.1 |
Cấp 1.2 |
Cấp 1.3 |
Cấp 1.4 |
Cấp 1.5 |
Cấp 1.6 |
2.Khí dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Khí tự cháy |
Cấp A |
Cấp B |
|
|
3.Sol khí dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
4.Khí oxy hoá |
Dễ cháy, oxy hóa mạnh |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
5.Khí chịu áp suất |
Dễ nổ, dễ cháy |
Khí nén |
Khí hoá lỏng |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí hoà tan |
|
|
|
6.Chất lỏng dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
|
|
|
7.Chất rắn dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
|
|
|
|
8.Chất và hỗn hợp tự phản ứng |
Dễ nổ, dễ cháy |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
|
|
9.Chất lỏng tự cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
10.Chất rắn tự cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
11.Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
|
|
|
|
12.Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy |
Dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
13.Chất lỏng oxy hoá |
Dễ nổ, dễ cháy, oxy hóa mạnh |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
14.Chất rắn oxy hoá |
Dễ nổ, dễ cháy, oxy hóa mạnh |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
|
|
15.Peroxyt hữu cơ |
Dễ nổ, dễ cháy |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
|
|
16.Ăn mòn kim loại |
Ăn mòn mạnh |
Cấp 1 |
|
|
|
|
|
|
I. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT NỔ
Dựa trên nguy cơ của các hóa chất không thuộc loại chất nổ không bền, chúng được phân vào một trong sáu loại sau:
1. Cấp 1.1: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ nổ khối. Nổ khối là một quá trình nổ ngay lập tức và tác động lên toàn bộ thành phần khối chất nổ.
2. Cấp 1.2: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ bắn, nổ riêng lẻ nhưng không có nguy cơ nổ khối.
3. Cấp 1.3: Các chất, hỗn hợp chất có nguy cơ cháy và gây nổ nhỏ hoặc bắn ra yếu hoặc cả hai nhưng không có nguy cơ nổ khối, việc cháy làm tăng đáng kể bức xạ nhiệt hoặc cháy liên tiếp tạo ra tiếng nổ nhỏ hoặc bắn ra hoặc cả hai.
4. Cấp 1.4: Các chất, hỗn hợp có nguy cơ nổ thấp trong trường hợp bắt cháy. Việc cháy nổ chỉ trong giới hạn bao gói và không bắn ra các mảnh với kích cỡ lớn hoặc ngoài phạm vi đã dự đoán. Sự cháy bên ngoài không gây nổ ngay lập tức toàn bộ thành phần khối chất nổ.
5. Cấp 1.5: Các chất và hỗn hợp chất không nhạy có nguy cơ nổ khối; có rất ít khả năng phát cháy nổ hoặc chuyển từ cháy sang nổ dưới các điều kiện thông thường.
6. Cấp 1.6: Các chất và hỗn hợp chất không nhạy, không có nguy cơ nổ khối, không có khả năng khơi mào hay bắt cháy nổ.
Các chất nổ được phân loại vào một trong sáu cấp từ 1 đến 6 nêu trên căn cứ theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chuẩn thực hiện theo bảng sau:
Bảng 2. Tiêu chí đối với chất nổ
Chủng loại |
Tiêu chí |
Chất nổ không bền hay chất nổ Cấp 1.1 đến 1.6 |
Đối với chất nổ Cấp 1.1 đến 1.6, các nội dung sau cần phải được tiến hành: - Tính nổ: theo loại thử nghiệm UN2 (phần 12. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm). Chất được sản xuất để làm chất nổ không là đối tượng loại thử nghiệm UN2. - Tính nhạy: theo loại thử nghiệm UN3 (phần 13. Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm) - Độ bền nhiệt: theo thử nghiệm UN3 (c) (tiểu mục 13.6.1 Hướng dẫn thử nghiệm và tiêu chí theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm) Để phân loại đúng nhóm thuốc nổ các thử nghiệm sâu hơn là cần thiết. |
Ghi chú:
Chất nổ không bền là những chất nổ không bền nhiệt hoặc quá nhạy đối với vận chuyển và sử dụng thông thường. Phòng ngừa đặc biệt là hết sức cần thiết. Chất nổ không bền bao gồm các chất, hỗn hợp chất được sản xuất nhằm tạo ra hiệu ứng nổ hoặc pháo hoa:
- Chất hay hỗn hợp chất nổ đã được đóng gói có thể được phân loại từ 1.1 đến 1.6 và với mục đích quản lý, tiếp tục được chia nhỏ thành các nhóm tương thích từ A đến S để phân biệt yêu cầu kỹ thuật theo Những quy tắc mẫu tại Chương 2.1, Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
- Một số chất và hỗn hợp chất nổ được làm ướt bằng nước hoặc rượu hay pha loãng với các chất khác để làm giảm tính nổ của chúng. Chất nổ khử nhạy có thể được quản lý khác với các chất và hỗn hợp nổ khác cho những mục đích khác (như trong vận chuyển);
- Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
Bảng 3. Các yếu tố nhãn cho chất nổ
|
Chất nổ không bền |
Cấp 1.1 |
Cấp 1.2 |
Cấp 1.3 |
Cấp 1.4 |
Cấp 1.5 |
Cấp 1.6 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|||||
Tên gọi hình đồ |
Nổ bom |
Nổ bom |
Nổ bom |
Nổ bom |
Nổ bom |
1.5 trên nền màu cam |
1.6 trên nền màu cam |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Nguy hiểm |
Không có từ cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Chất nổ không bền |
Chất nổ; nguy cơ nổ khối |
Chất nổ; nguy cơ bắn ra nghiêm trọng |
Chất nổ; nguy cơ cháy, nổ tung hoặc bắn ra. |
Nguy cơ cháy và bắn ra |
Có thể nổ khối khi cháy |
Không có phát biểu nguy cơ |
Ghi chú: Áp dụng cho các đối tượng hỗn hợp chất và chất với mục đích quản lý như vận chuyển.
II. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI KHÍ DỄ CHÁY
Khí dễ cháy được phân loại vào một trong các cấp theo bảng sau:
Bảng 4. Tiêu chí đối với khí dễ cháy
Loại |
Tiêu chí |
Cấp 1 |
Khí ở 200C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa: - Dễ cháy với thể tích ít hơn hoặc bằng 13% trong không khí; hoặc - Có khoảng bắt cháy trong không khí với thể tích ít nhất là 12% cho dù giới hạn bắt cháy thấp hơn. |
Cấp 2 |
Ngoài các khí thuộc cấp 1, các khí khác ở 200C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa, có khoảng bắt cháy khi được trộn trong không khí |
Khí tự cháy |
Khí dễ cháy có đặc tính tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 54oC hoặc thấp hơn |
Cấp A |
Khí dễ cháy không ổn định hóa học tại 20oC và áp suất tiêu chuẩn ở 101.3kPa |
Cấp B |
Khí dễ cháy không ổn định hóa học ở nhiệt độ trên 20oC và áp suất trên 101.3kPa |
Ghi chú:
- Amoniac và metyl bromua có thể được quản lý đặc biệt đối với một số mục đích sử dụng.
- Phân loại sol khí, xem phần III.
Bảng 5. Yếu tố nhãn cho khí dễ cháy
|
Khí dễ cháy |
Phân nhóm phụ |
|||
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Khí tự cháy |
Cấp A |
Cấp B |
Hình đồ cảnh báo |
|
Không có hình đồ |
|
Không có hình đồ bổ sung |
Không có hình đồ bổ sung |
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
|
Ngọn lửa |
|
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Nguy hiểm |
Không có từ cảnh báo bổ sung |
Không có từ cảnh báo bổ sung |
Cảnh báo nguy cơ |
Khí rất dễ cháy |
Khí dễ cháy |
Có thể tự bốc cháy nếu tiếp xúc với không khí |
Có thể phản ứng nổ khi không có không khí |
Có thể phản ứng nổ khi không có không khí ở nhiệt độ và/hoặc áp suất cao |
III. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI SOL KHÍ DỄ CHÁY
Sol khí được xem xét phân loại là dễ cháy nếu chúng chứa bất kỳ thành phần nào được phân loại là dễ cháy theo tiêu chí GHS, như: Chất lỏng dễ cháy (xem phần VI); Chất khí dễ cháy (xem phần VII); Chất rắn dễ cháy (xem phần VIII). Sol khí được phân loại là Cấp 1 hoặc 2 nếu chứa thành phần được phân loại là dễ cháy theo GHS lớn hơn 1% (theo khối lượng). Sol khí không đáp ứng tiêu chí của Cấp 1 hoặc Cấp 2 thì được phân loại là Cấp 3
Ghi chú: Các thành phần dễ cháy không bao gồm các chất tự cháy, tự sinh nhiệt hoặc chất phản ứng với nước do các thành phần này không bao giờ được sử dụng như là thành phần sol khí.
Bảng 6. Yếu tố nhãn cho sol khí dễ cháy
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Không có hình đồ |
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Sol khí rất dễ cháy Thùng chứa chịu áp lực: Có thể nổ nếu gia nhiệt |
Sol khí dễ cháy Thùng chứa chịu áp lực: Có thể nổ nếu gia nhiệt |
Thùng chứa chịu áp lực: Có thể nổ nếu gia nhiệt |
IV. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI KHÍ OXY HOÁ
Khí oxy hoá được phân loại vào một cấp duy nhất theo bảng sau đây:
Bảng 7. Tiêu chí đối với khí oxy hoá
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Bất kỳ khí nào, nhờ việc cung cấp oxy, có thể gây cháy hoặc đóng góp vào quá trình cháy của các vật liệu khác nhiều hơn không khí. |
Ghi chú: Khí nhân tạo chứa đến 23,5% thể tích oxy có thể không được coi là khí oxy hoá trong quản lý đối với một số mục đích như trong vận chuyển.
Bảng 8. Yếu tố nhãn đối với khí oxy hoá
|
Cấp 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ra hoặc làm mạnh hơn quá trình cháy, chất oxy hoá |
V. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI KHÍ CHỊU ÁP SUẤT
Khí được phân loại, theo trạng thái vật chất khi được đóng gói, vào một trong 4 nhóm theo bảng dưới đây:
Bảng 9. Tiêu chí đối với khí chịu áp suất
Nhóm |
Tiêu chí |
Khí nén |
Khí khi được nén dưới áp suất, hoàn toàn ở thể khí ở -500C; bao gồm tất cả các khí có nhiệt độ tới hạn ≤-50 |
Khí hoá lỏng |
Khí khi được nén dưới áp suất, ở thể lỏng một phần ở nhiệt độ trên -500C. Có sự phân biệt giữa: - Khí hoá lỏng áp suất cao: khí có nhiệt độ tới hạn giữa -500C và +650C; và - Khí hoá lỏng áp suất thấp: khí có nhiệt độ tới hạn lớn hơn +650C |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí mà khi nén bị hoá lỏng một phần do nhiệt độ thấp |
Khí hoà tan |
Khí mà khi nén dưới áp suất bị hoà tan trong dung môi lỏng |
Bảng 10. Yếu tố nhãn đối với khí chịu áp suất
|
Khí nén |
Khí hoá lỏng |
Khí hoá lỏng đông lạnh |
Khí hoà tan |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
||
Tên gọi hình đồ |
Bình khí |
Bình khí |
Bình khí |
Bình khí |
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt |
Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt |
Chứa khí đông lạnh, có thể gây bỏng lạnh hoặc bị thương |
Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt |
VI. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT LỎNG DỄ CHÁY
Chất lỏng dễ cháy có thể được phân loại vào một trong 4 cấp theo bảng sau đây:
Bảng 11. Tiêu chí đối với chất lỏng dễ cháy
Cấp |
Tiêu chuẩn |
1 |
Điểm chớp cháy <>0C và điểm bắt đầu sôi ≤ 350C |
2 |
Điểm chớp cháy <>0C và điểm bắt đầu sôi > 350C |
3 |
Điểm chớp cháy ≥ 230C và ≤ 600C |
4 |
Điểm chớp cháy > 600C và ≤ 930C |
Ghi chú:
- Dầu khí, diesel và dầu thắp sáng có điểm chớp cháy trong khoảng 550C đến 750C có thể coi là nhóm đặc biệt cho một số mục đích quản lý;
- Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 350C có thể coi là chất lỏng không dễ cháy cho một số mục đích quản lý (như vận chuyển) nếu thu được kết quả âm trong thử nghiệm L.2 về khả năng duy trì cháy, theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
- Chất lỏng nhớt dễ cháy như sơn, men, sơn bóng, vecni, keo dán và xi có thể coi là nhóm đặc biệt cho một số mục đích quản lý như trong vận chuyển. Việc phân loại hoặc quyết định các chất lỏng này là không dễ cháy có thể được xác định theo quy định thích hợp hoặc xem xét bởi cơ quan chức năng.
Bảng 12. Yếu tố nhãn đối với chất lỏng dễ cháy
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Không có hình đồ |
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Hơi và chất lỏng cực kỳ dễ cháy |
Hơi và chất lỏng rất dễ cháy |
Hơi và chất lỏng dễ cháy |
Chất lỏng dễ cháy |
VII. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CÁC CHẤT RẮN DỄ CHÁY
Chất hay hỗn hợp chất dưới dạng bột, hạt hay dạng hồ có thể được phân loại là chất rắn dễ cháy khi thời gian cháy của một hoặc nhiều lần thử nghiệm, nhỏ hơn 45 giây hoặc vận tốc cháy lớn hơn 2,2 mm/s được thực hiện theo phương pháp thử nghiệm mô tả trong phần III, tiểu mục 33.2.1 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
- Bột kim loại hay hợp kim có thể được phân loại là chất rắn dễ cháy khi chúng bị bắt cháy và phản ứng lan nhanh theo chiều dài của mẫu trong 10 phút hoặc ít hơn;
- Chất rắn có thể gây cháy qua ma sát được phân loại thuộc loại này tương tự như diêm cho đến khi tiêu chuẩn cụ thể cho các chất loại này được xây dựng;
- Chất rắn dễ cháy được phân vào 1 trong 2 cấp, sử dụng Phương pháp N1 như mô tả trong 33.2.1 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, theo bảng sau:
Bảng 13. Tiêu chí đối với chất rắn dễ cháy
Cấp |
Tiêu chuẩn |
1 |
Thử vận tốc cháy: - Hợp chất hoặc hỗn hợp khác ngoài bột kim loại: + Vùng ướt không chặn lửa và + Thời gian cháy < 45="" giây="" hoặc="" vận="" tốc="" cháy=""> 2,2 mm/giây - Bột kim loại: thời gian cháy ≤ 5 phút |
2 |
Thử vận tốc cháy: - Hợp chất hoặc hỗn hợp khác ngoài bột kim loại: + Vùng ướt chặn ngọn lửa ít nhất là 4 phút và + Thời gian cháy < 45="" giây="" hoặc="" vận="" tốc="" cháy=""> 2, 2 mm/giây - Bột kim loại: thời gian cháy > 5 phút và ≤ 10 phút |
Ghi chú: Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
Bảng 14. Yếu tố nhãn đối với chất rắn dễ cháy
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Chất rắn dễ cháy |
Chất rắn dễ cháy |
VIII. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT VÀ HỖN HỢP TỰ PHẢN ỨNG
1. Nếu chất hay hỗn hợp tự phản ứng thuộc một trong các trường hợp liệt kê dưới đây được phân loại như sau:
- Chất nổ được phân loại tại Mục I Phụ lục này;
- Chất lỏng hay chất rắn oxy hoá được phân loại tại Mục XIII và Mục XIV Phụ lục này;
- Các peroxyt hữu cơ được phân loại tại Mục XV Phụ lục này;
- Nhiệt phân huỷ của chúng nhỏ hơn 300 J/g;
- Nhiệt độ phân huỷ tự tăng tốc của chúng (SADT) lớn hơn 750C đối với một gói 50kg.
2. Các chất hay hỗn hợp tự phản ứng được phân loại từ KIẺU A đến G theo nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Chất và hỗn hợp tự phản ứng có thể nổ hay bùng cháy nhanh ở dạng bao gói được định nghĩa là hợp chất tự phản ứng KIỂU A;
b) Chất hay hỗn hợp tự phản ứng có tính nổ dưới dạng bao gói, không nổ cũng không bùng cháy nhanh, nhưng có khả năng nổ nhiệt trong bao gói được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU B;
c) Chất hay hỗn hợp tự phản ứng có tính nổ, khi chất và hỗn hợp ở dạng bao gói không nổ hay bùng cháy nhanh hay trải qua quá trình nổ nhiệt sẽ được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU C;
d) Chất hay hỗn hợp tự phản ứng được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có kết quả được mô tả như sau, sẽ được định nghĩa là hợp chất tự phản ứng KIỂU D;
- Nổ một phần, không bùng cháy nhanh và không có phản ứng mãnh liệt khi được gia nhiệt trong không gian hẹp;
- Không nổ, bùng cháy chậm và không có phản ứng mãnh liệt khi được gia nhiệt trong không gian hẹp;
- Không nổ hoặc không bùng cháy và phản ứng trung bình khi được gia nhiệt trong không gian hẹp;
e) Chất và hỗn hợp tự phản ứng khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoàn toàn không nổ hay bùng cháy, không có phản ứng hoặc rất ít khi được gia nhiệt trong không gian hẹp sẽ được định nghĩa là chất tự phản ứng KIỂU E;
f) Chất và hỗn hợp tự phản ứng khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, không nổ ở trạng thái có lỗ trống, cũng như không bùng cháy, không phản ứng hoặc phản ứng ít khi được gia nhiệt trong không gian hẹp, cũng như là không có khả năng nổ hoặc khả năng nổ thấp, sẽ được định nghĩa là hợp chất tự phản ứng KIỂU F;
g) Chất hay hỗn hợp tự phản ứng khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không nổ ở trạng thái có lỗ trống cũng không như bùng cháy, ít hoặc không phản ứng khi được gia nhiệt trong không gian hẹp, cũng như ít hoặc không có khả năng nổ, bền nhiệt (nhiệt độ phân huỷ tự tăng tốc từ 600C đến 750C cho một gói 50 kg), với hỗn hợp lỏng, khi chất pha loãng có điểm sôi lớn hơn hoặc bằng 1500C được sử dụng để khử nhạy, sẽ được phân loại là chất tự phản ứng KIỂU G.
Nếu hỗn hợp không bền nhiệt hoặc chất pha loãng có điểm sôi thấp hơn 1500C được sử dụng để khử nhạy, hỗn hợp được định nghĩa là hoá chất tự phản ứng KIỂU F;
Ghi chú:
- Kiểu G không có các thành phần cảnh báo nguy cơ nhưng cần phải xem xét các tính chất thuộc loại nguy cơ khác.
- Kiểu A đến G có thể không cần xem xét đến các tính chất khác.
Bảng 15. Yếu tố nhãn đối với chất và hỗn hợp tự phản ứng
|
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C và D |
Kiểu E và F |
Kiểu G |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
|
Không có yếu tố nhãn dùng cho cấp nguy cơ này |
Tên gọi hình đồ |
Bom nổ |
Bom nổ, ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
|
Cảnh báo nguy cơ |
Gia nhiệt có thể gây nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy hoặc nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Ghi chú: Kiểu G không có các thành phần cảnh báo nguy cơ nhưng cần phải xem xét các tính chất thuộc loại nguy cơ khác.
IX. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT LỎNG TỰ CHÁY
Chất lỏng tự cháy được phân loại vào một cấp duy nhất, sử dụng thử nghiệm N.3 trong Mục 33.3.1.5 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, theo bảng sau:
Bảng 16. Tiêu chí đối với chất lỏng tự cháy
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Chất lỏng tự bốc cháy trong vòng 5 phút khi được thêm vào một chất mang trơ và tiếp xúc với không khí hoặc bốc cháy hay than hoá giấy lọc khi tiếp xúc với không khí trong 5 phút. |
Bảng 17. Yếu tố nhãn đối với chất lỏng tự cháy
|
Cấp 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo nguy cơ |
Tự bốc cháy nếu tiếp xúc với không khí |
X. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT RẮN TỰ CHÁY
Chất rắn tự cháy được phân loại vào một cấp duy nhất, sử dụng thử nghiệm N.2 trong Mục 33.3.1.4 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo bảng sau:
Bảng 18. Tiêu chí cho chất rắn tự cháy
Cấp |
Tiêu chuẩn |
1 |
Chất rắn tự cháy trong vòng 5 phút sau khi tiếp xúc với không khí |
Ghi chú: Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
Bảng 19. Yếu tố nhãn cho chất rắn tự cháy
|
Cấp 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo nguy cơ |
Tự bắt cháy nếu tiếp xúc không khí |
XI. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT TỰ PHÁT NHIỆT
Chất hay hỗn hợp tự phát nhiệt được phân loại vào một trong hai cấp thuộc loại này nếu trong thử nghiệm được tiến hành theo phương pháp thử N.4 trong Mục 33.3.1.6 theo Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, kết quả thoả mãn tiêu chuẩn theo bảng sau:
Bảng 20. Tiêu chí với chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 25 mm ở 1400C. |
2 |
- Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 100 mm ở 1400C và kết quả âm thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 25 mm ở 1400C và chất hay hỗn hợp này được đóng gói trong bao gói có thể tích lớn hơn 3 m3; hoặc: - Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 100 mm ở 1400C và kết quả âm thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 25 mm ở 1400C, kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 100 mm ở 1200C và chất hay hỗn hợp này được đóng gói trong bao gói có thể tích hơn 450 lít, hoặc: - Kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 100mm ở 1400C và kết quả âm thu được trong thử nghiệm sử dụng 1 khối mẫu 25 mm ở 1400C và kết quả dương thu được trong thử nghiệm sử dụng khối mẫu 100 mm ở 1000C |
Ghi chú:
- Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
- Tiêu chí đề ra dựa trên cơ sở nhiệt độ tự bốc cháy của than củi là 500C cho khối mẫu 27 m3. Chất và hỗn hợp có nhiệt độ tự bốc cháy lớn hơn 500C với thể tích 27 m3 không được phân loại vào nhóm nguy hại này. Chất và hỗn hợp có nhiệt độ tự bốc cháy lớn hơn 500C với thể tích 450 lít không được phân loại vào Cấp1 của nhóm nguy hiểm này.
Bảng 21. Yếu tố nhãn đối với hợp chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Tự phát nhiệt; có thể bắt lửa |
Tự phát nhiệt khi số lượng lớn; có thể bắt lửa |
XII. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT VÀ HỖN HỢP KHI TIẾP XÚC VỚI NƯỚC SINH RA KHÍ DỄ CHÁY
Một chất hay hỗn hợp, khi tiếp xúc với nước, sinh ra khí dễ cháy được phân vào một trong 3 cấp, sử dụng thử nghiệm N.5 trong Mục 33.4.1.4 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo bảng sau.
Bảng 22. Tiêu chí đối với chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Chất và hỗn hợp phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường và thường sinh ra khí tự bốc cháy ngay lập tức; hoặc phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường mà tốc độ giải phóng khí dễ cháy bằng hoặc lớn hơn 10 lit trên 1 kg chất trong một phút. |
2 |
Chất và hỗn hợp phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường và tốc độ giải phóng khí bằng hoặc lớn hơn 20 lit trên 1 kg hợp chất mỗi giờ và không đáp ứng tiêu chí cấp 1. |
3 |
Chất hoặc hỗn hợp nào phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường và tốc độ giải phóng khí bằng hoặc lớn hơn 1 lit trên 1 kg hợp chất trong một giờ và không đáp ứng tiêu chí cấp 1 và cấp 2 |
Ghi chú:
- Một chất hay hỗn hợp được phân loại là hoá chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước nếu quá trình tự bốc cháy diễn ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thử nghiệm;
- Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
Bảng 23. Yếu tố nhãn đối với chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Khi tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ bốc cháy ngay lập tức |
Khi tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy |
Tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy |
XIII. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT LỎNG OXY HOÁ
Chất lỏng oxy hoá được phân loại vào một trong 3 cấp sau, sử dụng thử nghiệm O.2 trong Mục 34.4.2 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo bảng sau:
Bảng 24. Tiêu chí đối với chất lỏng oxy hoá
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Chất hay hỗn hợp tỷ lệ 1:1 theo khối lượng với xenlulozơ trong thử nghiệm, có thể tự bốc cháy; hoặc thời gian tăng áp suất trung bình của hỗn hợp 1:1, theo khối lượng của chất và xenlulozơ nhỏ hơn so với hỗn hợp 1:1, theo khối lượng của 50% axit percloric và xenlulozơ. |
2 |
Chất hay hỗn hợp tỷ lệ 1:1 theo khối lượng với xenlulozơ trong thử nghiệm, có thời gian tăng áp suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng với thời gian tăng áp suất trung bình của hỗn hợp 1:1 theo khối lượng của dung dịch Natri clorat và xenlulozơ; và không đáp ứng tiêu chí Cấp 1 |
3 |
Chất hay hỗn hợp tỷ lệ 1:1 theo khối lượng với xenlulozơ trong thử nghiệm, có thời gian tăng áp suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng hỗn hợp 1:1 theo khối lượng của dung dịch axit nitric 65% và xenlulozơ; và không đáp ứng tiêu chí Cấp 1 và 2 |
Bảng 25. Yếu tố nhãn đối với chất lỏng oxy hoá
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây cháy hoặc nổ, oxy hoá mạnh |
Có thể cháy mạnh, chất oxy hoá |
Có thể cháy mạnh, chất oxy hoá |
XIV. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHẤT RẮN OXY HOÁ
Chất rắn oxy hoá được phân loại vào một trong 3 cấp sử dụng thử nghiệm O.1 trong Mục 34.4.1 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo bảng sau:
Bảng 26. Tiêu chí đối chất rắn oxy hoá
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Chất hay hỗn hợp với tỷ lệ 4:1 hoặc 1:1 với xenlulozơ (theo khối lượng) được thử nghiệm, có thời gian cháy trung bình nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp 3:2, theo khối lượng của Kali bromat và xenlulozơ |
2 |
Chất hay hỗn hợp với tỷ lệ 4:1 hoặc 1:1 với xenlulozơ (theo khối lượng) được thử nghiệm, có thời gian cháy trung bình bằng hay nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp 2:3, theo khối lượng của Kali bromat và xenlulozơ và không đáp ứng tiêu chí Loại 1 |
3 |
Chất hay hỗn hợp với tỷ lệ 4:1 hoặc 1:1 với xenlulozơ (theo khối lượng) được thử nghiệm, có thời gian cháy trung bình bằng hay nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp 3:7, theo khối lượng của Kali bromat và xenlulozơ và không đáp ứng tiêu chí Loại 1 và 2 |
Ghi chú: Đối với các thử nghiệm phân loại chất hay hỗn hợp rắn, thử nghiệm phải được tiến hành với chính hỗn hợp và chất cần phân loại. Ví dụ: hóa chất cần phải tiến hành thử nghiệm lại nếu chúng được cung cấp hay vận chuyển ở trạng thái khác.
Bảng 27. Yếu tố nhãn đối với chất rắn oxy hoá
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Tên gọi hình đồ |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Ngọn lửa trên vòng tròn |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây cháy hoặc nổ; chất oxy hoá mạnh |
Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá |
Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá |
XV. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI PEROXYT HỮU CƠ
Peroxyt hữu cơ sẽ được xem xét để phân loại này trừ khi:
- Không nhiều hơn 1% oxy sẵn có từ peroxyt hữu cơ khi chứa không nhiều hơn 1% hydro peroxyt; hoặc
- Không nhiều hơn 0,5% oxy sẵn có từ peroxyt hữu cơ khi chứa nhiều hơn 1% nhưng không quá 7% hydro peroxyt.
Một số lưu ý:
- Hàm lượng oxy sẵn có (%) của 1 hỗn hợp peroxyt hữu cơ được tính theo công thức:
Trong đó ni = số nhóm peroxy/mol của peroxyt hữu cơ i;
ci = nồng độ (% khối lượng) của peroxyt hữu cơ i;
mi = khối lượng phân tử của peroxyt hữu cơ i.
Peroxyt hữu cơ được phân vào một trong 7 kiểu từ A đến G, theo các nguyên tắc sau đây:
a) Peroxyt hữu cơ khi đã đóng gói, có thể nổ hoặc bùng cháy nhanh sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu A;
b) Peroxyt hữu cơ có tính chất nổ và khi đã đóng gói không nổ hay bùng cháy nhanh nhưng có thể xảy ra nổ nhiệt trong bao gói đó sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu B;
c) Peroxyt hữu cơ có tính chất nổ khi hợp chất hay hỗn hợp đã đóng gói không nổ hay bùng cháy nhanh cũng như xảy ra nổ nhiệt sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu C;
d) Peroxyt hữu cơ nào khi thử nghiệm phòng thí nghiệm:
- Nổ một phần, không bùng cháy nhanh và không có phản ứng mãnh liệt khi được gia nhiệt trong không gian hẹp;
- Không nổ, cháy chậm và không phản ứng mãnh liệt khi được gia nhiệt trong không gian hẹp hoặc
- Không nổ hoặc bùng cháy và có phản ứng trung bình khi được gia nhiệt trong không gian hạn chế sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu D;
e) Peroxyt hữu cơ khi thử nghiệm phòng thí nghiệm, không nổ cũng như bùng cháy và có phản ứng ít hoặc không phản ứng khi được gia nhiệt trong không gian hẹp được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu E;
f) Peroxyt hữu cơ khi thử nghiệm phòng thí nghiệm, không nổ ở trạng thái có lỗ trống cũng như không bùng cháy và chỉ có phản ứng ít hoặc không phản ứng khi được gia nhiệt trong không gian hẹp cũng như ít hoặc không có khả năng nổ sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu F;
g) Peroxyt hữu cơ khi thử nghiệm phòng thí nghiệm, không nổ ở trạng thái có lỗ trống, không bùng cháy và không bị ảnh hưởng khi được gia nhiệt trong không gian hẹp cũng như không có tính chất nổ, cho thấy nó bền nhiệt (nhiệt độ phân huỷ tự tăng tốc là 600C hoặc cao hơn đối với gói 50kg), và đối với hỗn hợp chất lỏng, một chất pha loãng có điểm sôi không nhỏ hơn 1500C được sử dụng để khử nhạy, sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu G. Nếu peroxyt hữu cơ không bền nhiệt hoặc chất pha loãng có điểm sôi nhỏ hơn 1500C được sử dụng để khử nhạy, nó sẽ được xếp vào peroxyt hữu cơ kiểu F.
Ghi chú:
- Kiểu G không có các yếu tố cảnh báo nguy cơ nhưng phải xem xét các tính chất thuộc nhóm nguy hiểm khác.
- Kiểu A đến G có thể không cần thiết xem xét các tính chất thuộc nhóm nguy hiểm khác.
Bảng 28. Yếu tố nhãn đối với peroxyt hữu cơ
|
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C và D |
Kiểu E và F |
Kiểu Ga |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
|
Không có yếu tố nhãn cho cấp nguy hại này |
Tên gọi hình đồ |
Bom nổ |
Bom nổ, Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
Ngọn lửa |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
|
Cảnh báo nguy cơ |
Gia nhiệt có thể gây nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy hoặc nổ |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Gia nhiệt có thể gây cháy |
Kiểu G không có các yếu tố cảnh báo nguy cơ nhưng phải xem xét các tính chất thuộc nhóm nguy hiểm khác.
XVI. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠI
Chất hay hỗn hợp ăn mòn kim loại được phân loại vào một cấp duy nhất, sử dụng thử nghiệm trong phần III, mục 37, đoạn 37.4 1 Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo bảng sau:
Bảng 29. Tiêu chí đối với chất và hỗn hợp ăn mòn kim loại
Cấp |
Tiêu chí |
1 |
Tốc độ ăn mòn trên bề mặt thép hoặc nhôm vượt quá 6,25 mm/năm ở nhiệt độ thử nghiệm 550C khi được thử nghiệm trên cả 2 vật liệu. |
Bảng 30. Yếu tố nhãn đối với chất và hỗn hợp ăn mòn kim loại
|
Cấp 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
Tên gọi hình đồ |
Ăn mòn |
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể ăn mòn kim loại |
Phần 2
NGUY CƠ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG
Bảng 1. Bảng phân loại hóa chất theo ảnh hưởng đến sức khỏe
Phân loại |
Đặc tính nguy hiểm |
Phân cấp |
||||
1. Độc cấp tính |
Độc cấp tính |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
2. Ăn mòn/kích ứng da |
Gây kích ứng với con người |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 1C |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
3. Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt |
Gây kích ứng với con người |
Cấp 1 |
Cấp 2/2A |
Cấp 2B |
|
|
4. Tác nhân nhạy hô hấp |
Gây kích ứng với con người |
Cấp 1 |
|
|
|
|
5. Tác nhân nhạy da |
Gây kích ứng với con người |
Cấp 1 |
|
|
|
|
6. Đột biến tế bào mầm (tế bào gen) |
Gây biến đổi gen |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
|
|
7. Tác nhân gây ung thư |
Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ưng thư |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
|
|
8a. Độc tính sinh sản |
Độc đối với sinh sản |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
|
|
8b. Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ |
Gây kích ứng với con người |
|
|
|
|
|
9. Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn |
Độc cấp tính, gây kích ứng với con người |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
|
10. Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại |
Độc mãn tính, gây kích ứng với con người |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
|
|
11. Nguy hại hô hấp |
Độc cấp tính, Gây kích ứng với con người |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
|
|
Bảng 2. Bảng phân loại hóa chất theo ảnh hưởng đến môi trường
Phân loại |
Đặc tính nguy hiểm |
Phân cấp |
|||
Nguy hại cấp tính đối với môi trường thủy sinh |
Độc hại đến môi trường |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|
Nguy hại mãn tính đối với môi trường thủy sinh |
Độc hại đến môi trường |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
I. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỘC CẤP TÍNH
1. Độc cấp tính
Các chất có thể được phân loại vào một trong năm cấp độc cấp tính dựa trên mức độ độc cấp tính qua đường miệng, da hay hô hấp theo giá trị (xấp xỉ) LD50(miệng, da) hoặc LC50 (hô hấp) trong bảng 3 dưới đây cùng với các ghi chú giải thích.
Bảng 3. Các cấp độc cấp tính và giá trị
LD50/LC50 tương ứng
Đường phơi nhiễm |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Miệng (mg/kg tlct) |
5 |
50 |
300 |
2000 |
5000
Xem tiêu chí chi tiết trong Ghi chú (e) |
Da (mg/kg tlct) |
50 |
200 |
1000 |
2000 |
|
Khí (ppmV) Xem: Ghi chú (a) |
100 |
500 |
2500 |
5000 |
|
Hơi (mg/l) Xem: Ghi chú (a) Ghi chú (b) Ghi chú (c) |
0,5 |
2,0 |
10 |
20 |
|
Bụi và sương (mg/l) Xem: Ghi chú (a) Ghi chú (b) |
0,05 |
0,5 |
1,0 |
5 |
Tlct: trọng lượng cơ thể. Nồng độ khí được biểu diễn theo phần triệu thể tích (ppmV).
2. Ghi chú:
a) Giá trị ngưỡng hô hấp trong bảng dựa trên thử nghiệm phơi nhiễm trong 4 giờ hoặc được chuyển đổi từ dữ liệu độc tính hô hấp trong phơi nhiễm 1 giờ khi chia cho hệ số 2 đối với khí và hơi và chia cho 4, đối với bụi và sương;
b) Đối với một số mục đích cụ thế như đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, nồng độ hơi bão hoà có thể được sử dụng như một yếu tố bổ sung trong các quy định pháp luật;
c) Đối với một số chất, chất được thử nghiệm sẽ không chỉ ở dạng hơi mà là hỗn hợp dạng lỏng và hơi. Đối với các chất khí khác thử nghiệm có thể bao gồm hơi gần với dạng khí. Trong những trường hợp đó, sự phân loại phải được dựa trên ppmV như sau: Cấp 1 (100 ppmV), Cấp 2 (500 ppmV), Cấp 3 (2500 ppmV), Cấp 4 (5000 ppmV). Các khái niệm thuật ngữ “bụi”, “sương” và “hơi” liên quan đến thử nghiệm độ độc hô hấp theo Chỉ dẫn thử nghiệm của OECD;
d) Giá trị đối với bụi và sương phải được xem xét cho phù hợp với Chỉ dẫn thử nghiệm OECD về giới hạn kỹ thuật nói chung, duy trì và đo nồng độ bụi và sương ở dạng hô hấp được;
e) Tiêu chí đối với Cấp 5 cho phép nhận dạng các chất có nguy cơ ngộ độc cấp tính tương đối thấp nhưng trong một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đối với những quần thể dễ bị tổn thương. Những hoá chất này được cho là có giá trị LD50 qua miệng hoặc da trong khoảng 2000-5000 mg/kh tlct và các liều lượng tương đương đối với đường hô hấp. Tiêu chuẩn riêng đối với Cấp 5 là:
- Hoá chất được phân loại vào cấp này nếu có bằng chứng tin cậy cho rằng LD50 (hoặc LC50) ở trong khoảng giá trị của Cấp 5 hoặc các nghiên cứu khác trên động vật cho thấy ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
- Hoá chất được phân vào loại này, qua ngoại suy, đánh giá hoặc đo lường khi không chắc chắn hóa chất đáp ứng tiêu chí của Cấp 4:
+ Thông tin sẵn có, tin cậy về ảnh hưởng độc hại rõ ràng trên người;
+ Quan sát thấy sự tử vong khi thử nghiệm giá trị dưới ngưỡng Cấp 4 bằng đường miệng, hô hấp hoặc qua da;
+ Khi các chuyên gia khẳng định có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt về độc tính khi thử nghiệm dưới ngưỡng được phân loại vào Cấp 4, trừ bệnh tiêu chảy;
+ Khi các chuyên gia khẳng định chắc chắn khả năng gây ảnh hưởng cấp tính rõ rệt từ các nghiên cứu động vật khác.
Thử nghiệm trên động vật trong khoảng giá trị Cấp 5 không được khuyến khích và chỉ được xem xét khi kết quả của những thí nghiệm này có khả năng liên quan trực tiếp đến bảo vệ sức khoẻ con người.
Bảng 4. Yếu tố ghi nhãn đối với độc cấp tính
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
|
Không sử dụng Hình đồ cảnh báo |
Tên gọi hình đồ |
Đầu lâu xương chéo |
Đầu lâu xương chéo |
Đầu lâu xương chéo |
Dấu chấm than |
|
Từ ký hiệu |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ: Miệng |
Chết nếu nuốt phải |
Chết nếu nuốt phải |
Ngộ độc nếu nuốt phải |
Có hại nếu nuốt phải |
Có thể có hại nếu nuốt phải |
Cảnh báo nguy cơ: Da |
Chết khi tiếp xúc với da |
Chết khi tiếp xúc với da |
Ngộ độc khi tiếp xúc với da |
Có hại khi tiếp xúc với da |
Có thể có hại khi tiếp xúc với da |
Cảnh báo nguy cơ: Hô hấp |
Chết nếu hít phải |
Chết nếu hít phải |
Ngộ độc nếu hít phải |
Có hại nếu hít phải |
Có thể có hại nếu hít phải |
II. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĂN MÒN/KÍCH ỨNG DA
1. Ăn mòn
Chất ăn mòn được phân cấp vào một loại duy nhất trong Bảng 5, sử dụng kết quả của thử nghiệm động vật. Chất ăn mòn là chất gây phá huỷ tế bào da, có nghĩa là sự hoại tử nhìn thấy được qua biểu bì và trong hạ bì, ở ít nhất một trong 3 động vật thử nghiệm sau khi tiếp xúc trong 4 giờ trở lên. Sự ăn mòn đặc trưng bởi các vết loét, chảy máu, đóng vẩy máu. Khi kết thúc quan sát ở ngày thứ 14, sự biến màu dẫn đến làm nhợt màu da, các vùng hoàn toàn rụng lông và sẹo. Mô bệnh học phải được xem xét để thấy rõ những thương tổn đáng ngờ.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể chia nhỏ hơn cấp ăn mòn da theo các cách sau (Loại 1, xem Bảng 5): Cấp 1A – khi các biểu hiện ăn mòn xảy ra dưới 3 phút phơi nhiễm và trên một giờ quan sát; Cấp 1B - khi các biểu hiện ăn mòn xảy ra sau khi tiếp xúc từ 3 phút đến 1 giờ và quan sát trên 14 ngày và cấp 1C - khi các biểu hiện ăn mòn xuất hiện sau khi tiếp xúc từ 1 giờ đến 4 giờ và quan sát trên 14 ngày.
Bảng 5. Loại và các cấp ăn mòn da
Loại 1: Ăn mòn |
Các cấp |
Ăn mòn ở ít nhất một trong 3 động vật thử nghiệm |
|
Áp dụng cho các cơ quan không sử dụng cấp nhỏ |
Chỉ áp dụng cho một số cơ quan |
Tiếp xúc |
Quan sát |
Ăn mòn |
1A |
≤ 3 phút |
≤ 1 giờ |
1B |
> 3 phút - ≤ 1 giờ |
≤ 14 ngày |
|
1C |
> 1 giờ - ≤ 4 giờ |
≤ 14 ngày |
2. Kích ứng
Các cấp kích ứng được trình bày tại Bảng 5:
- Ảnh hưởng của một số chất có thể kéo dài suốt quá trình thử nghiệm;
- Các biểu hiện kích ứng trên động vật trong một thử nghiệm có thể là khác nhau.
- Tổn thương da khó hồi phục là yếu tố để đánh giá cấp độ kích ứng. Khi vết sưng dai dẳng đến cuối chu kỳ quan sát của 2 hay nhiều hơn 2 động vật thí nghiệm, có xét đến vùng da rụng lông (diện tích giới hạn), lên sừng, sự tăng sản và tạo vẩy thì chất đó được cho là chất kích ứng.
Tương tự như ăn mòn, các biểu hiện kích ứng trên động vật trong thử nghiệm có thể là khác nhau. Có một số tiêu chí kích ứng riêng trong một số trường hợp cụ thể mà khi thử nghiệm có biểu hiện kích ứng rõ rệt nhưng mức độ thấp hơi so với mức trung bình của các thử nghiệm khác. Ví dụ, một hóa chất cụ thể, trong thử nghiệm cụ thể, có thể được cho là chất kích ứng nếu gây kích ứng ít nhất 1 trong 3 động vật thử nghiệm với tỷ lệ trung bình rất cao trong toàn bộ nghiên cứu, bao gồm các tổn thương dai dẳng đến cuối giai đoạn quan sát thông thường là 14 ngày. Lưu ý, phải chắc chắn các biểu hiện kích ứng là kết quả của việc phơi nhiễm với hoá chất thử nghiệm.
Các tiêu chí phân loại kích ứng da được thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 6. Các cấp kích ứng da
Cấp |
Tiêu chí |
Kích ứng (Cấp 2) (áp dụng cho tất cả các tài liệu) |
- Giá trị trung bình ≥ 2,3 - ≤ 4,0 đối với ban đỏ/vảy hay đối với phù nề ở ít nhất 2 trong 3 động vật thí nghiệm trong 24, 48 hoặc 72 giờ sau khi bỏ miếng dán hoặc, nếu các biểu hiện kích ứng chấm dứt trong 3 ngày tiếp sau khi có biểu hiện kích ứng da; hoặc - Sự sưng viêm dai dẳng đến cuối giai đoạn quan sát thường là 14 ngày ở ít nhất 2 động vật, đặc biệt, chú ý đến sự rụng lông (diện tích giới hạn), hoá sừng, tăng sản và đóng vẩy; hoặc - Trong một số trường hợp, hóa chất thử nghiệm gây các biểu hiện kích ứng da xảy ra với một loại động vật duy nhất thử nghiệm nhưng chưa đạt tiêu chí Cấp 1. |
Kích ứng nhẹ (Cấp 3) (chỉ sử dụng trong một số tài liệu) |
Giá trị trung bình ≥ 1,5 - < 2,3 về ban đỏ/vảy hay về phù nề ở ít nhất 2 trong 3 động vật thử nghiệm ở 24, 48 và 72 giờ hoặc, nếu các biểu hiện kích ứng chấm dứt trong 3 ngày liên tiếp sau khi bắt đầu có kích ứng (khi không đưa được vào cấp kích ứng ở trên). |
Bảng 7. Các yếu tố ghi nhãn đối với ăn mòn/kích ứng da
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||
|
1A |
1B |
1C |
|
|
Hình đồ |
|
|
|
|
Không sử dụng |
Tên gọi hình đồ |
Ăn mòn |
Ăn mòn |
Ăn mòn |
Dấu chấm than |
|
Từ ký hiệu |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt |
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt |
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt |
Gây kích ứng da |
Gây kích ứng da nhẹ |
III. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG MẮT NGHIÊM TRỌNG/KÍCH ỨNG MẮT
1. Ảnh hưởng lên mắt khó hồi phục/tổn thương nghiêm trọng cho mắt (Cấp 1)
Ảnh hưởng lên mắt khó hồi phục/tổn thương nghiêm trọng cho mắt (Cấp 1) được thể hiện trong Bảng 8 dưới đây:
Bảng 8. Các loại ảnh hưởng lên mắt khó hồi phục
Chất kích ứng mắt Cấp 1 (ảnh hưởng lên mắt khó hồi phục) là chất trong thử nghiệm gây ra: - ảnh hưởng lên giác mạc ít nhất một động vật- mống mắt hoặc màng kết mà sẽ không khỏi hoàn toàn trong giai đoạn quan sát thông thường là 21 ngày; và/hoặc - Ít nhất 2 trong 3 động vật thử nghiệm có: + Độ đục giác mạc ≥ 3 và/hoặc + Viêm mống mắt > 1,5 Được tính toán theo tỷ lệ trung bình sau quá trình phân loại ở 24, 48 và 72 giờ khi tiến hành thử nghiệm với chất đó. |
2. Ảnh hưởng lên mắt có thể phục hồi (Cấp 2)
Ảnh hưởng lên mắt có thể hồi phục (Cấp 2) được thể hiện tại Bảng 9 dưới đây. Các hợp chất gây kích ứng mắt có thể phục hồi có thể được chia thành cấp nhỏ hơn (2A và 2B) khi biểu hiện kích ứng hoàn toàn biến mất trong thời hạn quan sát 7 ngày.
Bảng 9. Ảnh hưởng lên mắt có thể phục hồi
Chất kích ứng mắt Cấp 2A (kích ứng lên mắt) là chất trong tiến hành thử nghiệm gây ra: - Ít nhất 2 trong 3 động vật thử nghiệm, có biểu hiện về: + Độ đục giác mạc ≥ 1 và/hoặc + Viêm mống mắt > 1, và/hoặc + Đỏ màng kết ≥ 2 và/hoặc + Phù nề màng kết (chemosis) ≥2 - Tính toán theo tỷ lệ trung bình theo các đường biểu đồ 24, 48 và 72 giờ sau khi thử nghiệm và biến mất hoàn toàn trong giai đoạn quan sát thông thường 21 ngày Chất kích ứng mắt được cho là chất kích ứng nhẹ lên mắt (Cấp 2B) khi các ảnh hưởng được liệt kê ở trên có thể chấm dứt hoàn toàn trong vòng 7 ngày quan sát. |
Bảng 10. Nồng độ của các thành phần của một hỗn hợp đã phân loại là Cấp 1 về da và/ hoặc Cấp 1 hoặc 2 về mắt mà có thể bắt đầu việc phân loại hỗn hợp là gây nguy hiểm cho mắt (Cấp 1 hoặc 2)
Tổng các thành phần được phân loại |
Nồng độ khởi động việc phân loại một hỗn hợp |
|
Ảnh hưởng bất thuận nghịch đối với mắt |
Ảnh hưởng thuận nghịch đối với mắt |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
Cấp 1 về mắt hoặc da |
≥ 3% |
≥ 1% nhưng <> |
Cấp 2/2A về Mắt |
|
≥ 10% |
(10 x cấp 1 về mắt) + cấp 2/2A về mắt |
|
≥ 10% |
Cấp 1 về da + Cấp 1 về mắt |
≥ 3% |
≥ 1% nhưng <> |
10 x (Cấp 1 về da + Cấp 1 về mắt) + Cấp 2A/2B về mắt |
|
≥ 10% |
Bảng 11. Nồng độ của các thành phần của một hỗn hợp trong đó phương pháp cộng cơ học không được áp dụng, có thể bắt đầu việc phân loại hỗn hợp là gây nguy hiểm cho mắt
Thành phần |
Nồng độ |
Hỗn hợp được phân loại là: |
Axit với pH ≤ 2 |
≥ 1% |
Cấp 1 |
Bazơ với pH ≥ 11,5 |
≥ 1% |
Cấp 1 |
Các thành phần ăn mòn (Cấp 1) khác trong đó không áp dụng cộng tính |
≥ 1% |
Cấp 1 |
Các thành phần gây kích ứng (Cấp 2) khác trong đó không áp dụng cộng tính, bao gồm axit và bazơ |
≥ 3% |
Cấp 2 |
Bảng 12. Các yếu tố nhãn đối với tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt
|
Cấp 1 |
Cấp 2A |
Cấp 2B |
Hình đồ |
|
|
Không dùng hình đồ cảnh báo |
Tên gọi hình đồ |
Ăn mòn |
Dấu chấm than |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây tổn thương mắt nghiêm trọng |
Gây kích ứng mắt nghiêm trọng |
Gây kích ứng mắt |
IV. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NHẠY HÔ HẤP HOẶC DA
Tác nhân nhạy hô hấp là chất gây mẫn cảm đường thở khi hít phải chất này.
Tác nhân nhạy da là chất gây dị ứng khi da tiếp xúc với chất này.
Một chất được phân loại vào tác nhân nhạy hô hấp/ nhạy da khi:
- Có bằng chứng tin cậy về việc hóa chất này gây mẫn cảm đường thở/ gây dị ứng cho người khi hít phải/ tiếp xúc với chất này;
- Khi gây mẫn cảm đường thở/ dị ứng da rõ ràng trong thử nghiệm với động vật.
Bảng 13. Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của một chất là tác nhân gây nhạy hô hấp/da trong hỗn hợp được phân loại
Thành phần được phân loại |
Giá trị ngưỡng/ giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp là: |
||
Tác nhân nhạy da |
Tác nhân nhạy hô hấp |
||
Tất cả các trạng thái vật lí |
Chất rắn/Lỏng |
Khí |
|
Tác nhân nhạy da Tác nhân nhạy hô hấp |
≥ 0,1% (Ghi chú 1) |
|
|
≥ 1,0% (Ghi chú 1) |
|
|
|
|
≥ 0,1% (Ghi chú 2) |
≥ 0,1% (Ghi chú 3) |
|
|
≥ 0,1% (Ghi chú 2) |
≥ 0,2% (Ghi chú 3) |
Ghi chú:
1- Nếu một tác nhân gây nhạy da có mặt trong hỗn hợp với nồng độ lớn hơn 0,1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất;
2- Nếu một chất rắn/lỏng là tác nhân nhạy hô hấp có mặt trong hỗn hợp với nồng độ lớn hơn 0,1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất;
3- Nếu một tác nhân khí nhạy hô hấp có mặt trong hỗn hợp như một thành phần với nồng độ lớn hơn 0,1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
Bảng 14. Các yếu tố ghi nhãn tác nhân nhạy hô hấp hoặc da
|
Tác nhân nhạy hô hấp Cấp 1 |
Tác nhân nhạy da Cấp 1 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khỏe |
Dấu chấm than |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ra các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn hoặc khó thở nếu hít phải |
Có thể gây ra phản ứng dị ứng da |
V. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG GÂY ĐỘT BIẾN TẾ BÀO MẦM (TẾ BÀO GEN)
Phân loại các ảnh hưởng di truyền trong các tế bào mầm của người được thực hiện trên cơ sở những thí nghiệm được mô tả trong Chỉ dẫn thử nghiệm của OECD. Đánh giá các kết quả thử nghiệm phải sử dụng ý kiến chuyên gia và tất cả các bằng chứng để phân loại.
Bảng 15. Các loại nguy cơ đối với tác nhân gây đột biến tế bào mầm
Cấp 1: Các chất được cho là gây đột biến di truyền hoặc được xem là gây đột biến có thể di truyền nếu chúng gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Cấp 1A: Các hoá chất được biết là gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Tiêu chí: Bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu miễn dịch học trên người. Cấp 1B: Các hoá chất được xem là gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Tiêu chí: - Kết quả rõ ràng từ các thử nghiệm khả năng đột biến gen tế bào mầm di truyền trên động vật có vú; - Kết quả rõ ràng từ các thử nghiệm khả năng đột biến gen tế bào di truyền trên động vật có vú, kết hợp với một số bằng chứng cho rằng các hợp chất có khả năng gây đột biến tế bào mầm. Các bằng chứng hỗ trợ này thu được từ các thử nghiệm khả năng gây đột biến gen/nhiễm độc gen trong các tế bào mầm hoặc bằng cách chứng minh khả năng của hợp chất hoặc (các) sản phẩm trao đổi chất của nó tương tác với chất di truyền của các tế bào mầm; - Kết quả rõ ràng từ các thử nghiệm cho thấy ảnh hưởng đến đột biến gen trong tế bào mầm của người, không biểu hiện sự di truyền đến thế hệ sau. Ví dụ: tăng tần số tính trội không hoàn toàn trong tế bào tinh trùng của người phơi nhiễm. Cấp 2: Các hoá chất gây quan ngại đối với người về khả năng gây đột biến di truyền trong tế bào mầm ở người Tiêu chí: Bằng chứng có được từ các thực nghiệm trên động vật có vú hoặc trong một số trường hợp từ các thực nghiệm thu được từ: - Các thử nghiệm đột biến gen tế bào trên động vật có vú; - Các thử nghiệm khả năng đột biến gen tế bào khác được hỗ trợ bởi các kết quả từ các phân tích khả năng gây đột biến gen. Ghi chú: Các hoá chất trong các thử nghiệm, phân tích, đánh giá khả năng gây đột biến gen cũng cho có mối quan hệ cấu trúc hoạt tính để hiểu về các tác nhân gây đột biến gen tế bào mầm xem xét để phân loại là tác nhân gây đột biến gen Cấp 2. |
Bảng 16. Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của một chất được phân loại là tác nhân gây đột biến gen tế bào mầm có thể phân loại hỗn hợp
Thành phần được phân loại là: |
Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động phân loại hỗn hợp |
|
Tác nhân gây đột biến gen Cấp 1 |
Tác nhân gây đột biến gen Cấp 2 |
|
Tác nhân gây đột biến gen Cấp 1 |
≥ 0,1% |
- |
Tác nhân gây đột biến gen Cấp 2 |
- |
≥ 1,0% |
Ghi chú: Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ trong bảng trên áp dụng cho chất rắn và lỏng (đơn vị khối lượng) và khí (đơn vị thể tích).
Bảng 17. Các yếu tố ghi nhãn đối với khả năng gây đột biến tế bào mầm
|
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (chỉ rõ đường phơi nhiễm nếu chứng minh rõ ràng rằng không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (chỉ rõ đường phơi nhiễm nếu chứng minh rõ ràng rằng không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Nghi ngờ gây ra các khuyết tật di truyền (chỉ rõ đường phơi nhiễm nếu chứng minh rõ ràng rằng không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
VI. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI TÁC NHÂN GÂY UNG THƯ
Tác nhân gây ung thư được phân loại vào một trong hai cấp dựa trên mức độ tin cậy của chứng cứ và các đánh giá bổ sung. Trong một số trường hợp, cách phân loại riêng có thể được xem xét.
Bảng 18. Các loại nguy cơ đối với tác nhân gây ung thư
Cấp 1: Là chất chắc chắn là tác nhân gây ung thư ở người Phân loại chất vào Cấp 1 dựa trên cơ sở các dữ liệu miễn dịch động vật. Cấp 1A: Là hóa chất chắc chắn có khả năng gây ung thư cho người và dựa phần lớn trên các bằng chứng ở người. Cấp 1B: Là chất được cho là có khả năng gây ung thư cho người; xếp một hoá chất dựa phần lớn trên các bằng chứng ở động vật. Dựa trên mức độ tin cậy của chứng cứ cùng với các dữ liệu bổ sung, các chứng cứ đó có thể thu được từ các nghiên cứu ở người mà thiết lập một mối quan hệ nhân quả giữa tiếp xúc ở người với hoá chất và sự phát triển của ung thư (tác nhân gây ung thư ở người) đồng thời bằng chứng có thể thu được từ các thực nghiệm động vật trong đó có bằng chứng đầy đủ để chứng tỏ khả năng gây ung thư ở động vật (cho là tác nhân gây ung thư ở người). Ngoài ra, trên cơ sở từng trường hợp, bằng chứng khoa học có thể cho rằng chất có khả năng gây ung thư ở người từ các nghiên cứu cho thấy các bằng chứng giới hạn về khả năng gây ung thư trên người cùng với các bằng chứng giới hạn về khả năng gây ung thư trong các động vật thực nghiệm. Phân loại: Tác nhân gây ung thư Cấp 1 (A và B) Cấp 2: Nghi ngờ là tác nhân gây ung thư Phân loại một hoá chất vào Cấp 2 được thực hiện trên cơ sở bằng chứng thu được từ các nghiên cứu ở người hoặc động vật nhưng bằng chứng này không đủ sức thuyết phục để đưa hoá chất vào Cấp 1. Dựa trên độ thuyết phục của chứng cứ cùng với các xem xét bổ sung, bằng chứng đó có thể thu được từ các bằng chứng về mức độ gây ung thư trong các nghiên cứu ở người hoặc từ các bằng chứng về khả năng gây ung thư trong các nghiên cứu động vật. Phân loại: Tác nhân gây ung thư Cấp 2 |
Bảng 19. Các giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của thành phần là tác nhân gây ung thư của một hỗn hợp được phân loại như sau
Thành phần được phân loại là: |
Các giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp là: |
|
Tác nhân gây ung thư Cấp 1 |
Tác nhân gây ung thư Cấp 2 |
|
Tác nhân gây ung thư Cấp 1 |
≥ 0,1% |
|
Tác nhân gây ung thư Cấp 2 |
|
≥ 0,1% ( xem ghi chú) |
≥ 1,0% (xem ghi chú) |
Ghi chú:
Nếu một thành phần là tác nhân gây ung thư Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ lớn hơn 0,1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
Bảng 20. Các yếu tố ghi nhãn về cấp gây ung thư
|
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể gây ung thư (chỉ rõ đường phơi nhiễm nếu chứng minh rõ ràng rằng không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể gây ung thư (chỉ rõ đường phơi nhiễm nếu chứng minh rõ ràng rằng không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Nghi ngờ gây ung thư (chỉ rõ đường phơi nhiễm nếu chứng minh rõ ràng rằng không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
VII. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH SINH SẢN
Độc tính sinh sản được phân loại vào một trong hai cấp sau đây. Các ảnh hưởng tới khả năng hoặc dung lượng sinh sản và về sự phát triển được xem xét tách biệt.
Ngoài ra, các ảnh hưởng qua đường sữa mẹ được phân loại trong một cấp nguy cơ riêng.
Bảng 21. Các loại nguy cơ đối với các tác nhân gây
độc tính sinh sản
Cấp 1: Đã biết hoặc được cho là tác nhân là nguyên nhân hoặc gây độc tính sinh sản Cấp này bao gồm các hợp chất đã được biết gây tác hại lên khả năng hoặc dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển ở người hoặc trong đó có bằng chứng từ các nghiên cứu động vật, cơ thể được bổ sung cùng các thông tin khác, để đưa ra một giả định vững chắc rằng hợp chất có khả năng gây trở ngại đến sự sinh sản ở người. Đối với mục đích cụ thể nào đó, một hợp chất có thể được phân loại chi tiết hơn trên cơ sở dữ liệu về người (Cấp 1A) hay từ các dữ liệu động vật (Cấp 1B). Cấp 1A: Đã biết là gây tác hại lên khả năng hoặc dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển ở người Căn cứ xếp loại dựa nhiều vào bằng chứng trên con người. Cấp 1B: Cho là gây tác hại lên khả năng hoặc dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển ở người Căn cứ phân loại dựa nhiều vào bằng chứng từ các động vật thực nghiệm. Dữ liệu từ các nghiên cứu động vật phải có bằng chứng rõ ràng về độc tính sinh sản cụ thể khi không có các ảnh hưởng độc tính khác hoặc nếu xuất hiện đồng thời với các ảnh hưởng độc tính khác, ảnh hưởng có hại lên sự sinh sản được xem là hậu quả không đặc trưng thứ cấp của các ảnh hưởng độc tính khác. Tuy nhiên, khi có thông tin cho rằng sự tăng gấp đôi về ảnh hưởng đối với người, thì xem xét phân loại Cấp 2 có thể là thích hợp hơn. Cấp 2: Nghi ngờ là tác nhân gây độc tính sinh sản hoặc phát triển Các chất mà có một số bằng chứng ảnh hưởng lên người hoặc động vật trong các thực nghiệm - có thể có thông tin bổ sung khác về ảnh hưởng có hại lên khả năng và dung lượng sinh sản hoặc lên sự phát triển, khi không có các ảnh hưởng độc tính khác, hoặc nếu xuất hiện cùng với các ảnh hưởng độc tính khác, ảnh hưởng có hại lên sự sinh sản được xem là hậu quả không đặc trưng thứ cấp của các ảnh hưởng độc tính khác và khi bằng chứng là không đủ sức thuyết phục để xếp chất này vào Cấp 1. |
Bảng 22. Mức độ nguy cơ ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ
Các ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ Các ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ hiện nay được xem xét ở một cấp độ. Nhiều hợp chất không có thông tin về khả năng gây ra các ảnh hưởng có hại lên con cái theo tuyến sữa. Tuy nhiên, các hợp chất mà được hấp thụ bởi người phụ nữ và đã được chỉ ra là cản trở tăng sữa hoặc hợp chất mà có thể có mặt (bao gồm các chất chuyển hoá) trong tuyến sữa ở lượng đủ để gây ra quan ngại về sức khoẻ của trẻ đang tuổi bú, phải được phân loại để chỉ ra rằng những tính chất này nguy hiểm cho trẻ đang bú. Sự phân loại này có thể ấn định trên cơ sở: - Các nghiên cứu sự hấp thụ, trao đổi chất, phân bổ và bài tiết mà có thể cho thấy khả năng hợp chất có mặt ở mức độ có thể gây độc trong sữa mẹ; - Các kết quả của một hoặc hai nghiên cứu ở động vật mà cung cấp bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng có hại ở con cái do chuyển từ sữa hoặc ảnh hưởng có hại lên chất lượng sữa; - Bằng chứng ở người cho thấy một số nguy cơ đối với trẻ em trong giai đoạn bú sữa. |
Bảng 23. Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của thành phần là chất độc sinh sản trong hỗn hợp được phân loại
Thành phần được phân loại |
Ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động việc phân loại hỗn hợp: |
|
Chất độc sinh sản Cấp 1 |
Chất độc sinh sản Cấp 2 |
|
Chất độc sinh sản Cấp 1 |
≥ 0,1% (lưu ý 1) |
|
≥ 0,3% (lưu ý 1) |
||
Chất độc sinh sản Cấp 2 |
|
≥ 0,1% (lưu ý 2) |
≥ 3,0% (lưu ý 2) |
Ghi chú:
1. Nếu chất độc sinh sản Cấp 1 có trong hỗn hợp có nồng độ lớn hơn 0,1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
2. Nếu chất độc sinh sản Cấp 2 có trong hỗn hợp có nồng độ lớn hơn 0,1% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
Bảng 24. Yếu tố nhãn đối với độc tính sinh sản
|
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Không có hình đồ |
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
|
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Không có từ cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể có hại đến khả năng sinh sản hoặc đến trẻ chưa sinh (chỉ rõ ảnh hưởng cụ thể nếu biết hoặc đường phơi nhiễm nếu chứng minh chắc chắn là không có đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể có hại đến khả năng sinh sản hoặc đến trẻ chưa sinh (chỉ rõ ảnh hưởng cụ thể nếu biếthoặc đường phơi nhiễm nếu chứng minh chắc chắn là khôngcó đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Nghi ngờ là có hại đến khả năng sinh sản hoặc trẻ chưa sinh (chỉ rõ ảnh hưởng cụ thể nếu biếthoặc đường phơi nhiễm nếu chứng minh chắc chắn là khôngcó đường phơi nhiễm nào khác gây nguy hiểm) |
Có thể gây hại đến trẻ đang bú |
VIII. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH ĐẾN CƠ QUAN CỤ THỂ SAU PHƠI NHIỄM ĐƠN
Các chất được phân loại bằng cách sử dụng ý kiến chuyên gia trên cơ sở các chứng cứ có sẵn. Các chất sẽ được xếp vào một trong hai cấp, tuỳ thuộc bản chất và mức độ nghiêm trọng mà chất có thể gây ảnh hưởng.
Bảng 25. Các loại độc tính hệ đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn
Cấp 1: Các hợp chất gây độc tính rõ rệt ở người hoặc độc tính căn cứ bằng chứng từ các nghiên cứu ở động vật thử nghiệm có thể cho là có khả năng gây độc tính rõ rệt ở người sau khi phơi nhiễm đơn Xếp một chất vào Cấp 1 trên cơ sở: - Bằng chứng đáng tin cậy và chất lượng tốt từ các trường hợp của người hoặc các nghiên cứu dịch tễ học; - Quá trình quan sát từ các nghiên cứu thích hợp ở động vật thực nghiệm trong đó có ảnh hưởng độc tính rõ rệt nghiêm trọng liên quan đến sức khoẻ con người thường nhận thấy ở những nồng độ phơi nhiễm thấp. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn trong Bảng 26 dưới đây được sử dụng để đánh giá giá trị của chứng cứ. Cấp 2: Các hợp chất mà căn cứ vào bằng chứng từ các nghiên cứu ở động vật thực nghiệm có thể cho là có khả năng gây hại tới sức khoẻ con người sau khi phơi nhiễm đơn. Phân loại một chất vào Cấp 2 căn cứ vào các nghiên cứu thích hợp ở các động vật thực nghiệm trong đó có tác hại rõ rệt lên sức khoẻ con người khi phơi nhiễm với nồng độ thấp. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn để trợ giúp quá trình phân loại. Trong những trường hợp ngoại lệ, bằng chứng từ người cũng có thể được sử dụng để phân một chất vào Cấp 2 |
Bảng 26. Các khoảng giá trị phân loại đối với phơi nhiễm đơn
|
Khoảng giá trị phân loại |
|||
Đường phơi nhiễm |
Đơn vị |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Miệng (chuột) |
mg/kg tlct |
C ≤ 300 |
2000 ≥ C > 300 |
Giá trị giới hạn không được áp dụng mà chủ yếu căn cứ trên bằng chứng trên con người |
Da (chuột hoặc thỏ) |
mg/kg tlct |
C ≤ 1000 |
2000 ≥ C > 1000 |
|
Hô hấp (chuột) khí |
ppm |
C ≤ 2500 |
5000 ≥ C > 2500 |
|
Hô hấp (chuột) hơi |
mg/l |
C ≤ 10 |
20 ≥ C > 10 |
|
Hô hấp (chuột) bụi/sương/khói |
mg/l/4h |
C ≤ 1,0 |
5,0 ≥ C > 1,0 |
Bảng 27. Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của các thành phần của hỗn hợp đã được phân loại là tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn mà có thể khởi động việc phân loại hỗn hợp1
Thành phần phân loại |
Ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động phân loại |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
Cấp 1 Tác nhân gây độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn |
≥ 1,0 % (ghi chú 1) |
1,0 ≤ thành phần <>10% (ghi chú 3) |
≥ 10 % (ghi chú 2) |
||
Cấp 2 Tác nhân gây độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn |
|
≥ 1,0 % (ghi chú 4) |
≥ 10 % (ghi chú 5) |
Ghi chú:
1. Nếu một tác nhân gây độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ nằm trong khoảng từ 1,0% đến 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS).
2. Nếu một tác nhân gây độc tính cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
3. Nếu một tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể thuộc Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ nằm trong khoảng từ 1,0% đến 10% thì việc phân loại hỗn hợp này là tác nhân gây độc tính Cấp 2.
4. Nếu một tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ nằm trong khoảng từ 1,0% đến 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS).
5. Nếu một tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
Bảng 28. Các yếu tố nhãn đối với độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
|
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khoẻ |
Nguy hại sức khoẻ |
Dấu chấm than |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây tổn thương cho các cơ quan (hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường phơi nhiễm) |
Có thể gây tổn thương cho các cơ quan (hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường phơi nhiễm) |
Có thể gây kích ứng hô hấp hoặc có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt |
IX. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỘC TÍNH ĐẾN CƠ QUAN CỤ THỂ SAU PHƠI NHIỄM LẶP LẠI
Bảng 29. Các loại độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại
Cấp 1: Các chất gây độc tính rõ rệt ở người hoặc độc tính ở động vật thử nghiệm có thể cho là có khả năng gây độc tính rõ rệt ở người sau khi phơi nhiễm lặp lại. Phân loại chất vào Cấp 1 trên cơ sở: - Bằng chứng đáng tin cậy và chất lượng từ các trường hợp của người hoặc các nghiên cứu dịch tễ học; - Quan sát từ các nghiên cứu ở động vật thí nghiệm trong đó các ảnh hưởng độc tính rõ rệt liên quan đến sức khoẻ con người do tiếp xúc lặp lại với chất ở nồng độ thường là thấp. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn được sử dụng để đánh giá giá trị chứng cứ. Cấp 2: Các chất mà trên cơ sở bằng chứng từ các nghiên cứu ở động vật thí nghiệm có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người sau khi tiếp xúc lặp lại Phân loại chất vào Cấp 2 căn cứ những quan sát từ các nghiên cứu thích hợp ở động vật thí nghiệm, trong đó các tác hại rõ rệt có liên quan đến sức khoẻ con người khi phơi nhiễm với chất đó ở nồng độ trung bình. Các giá trị liều lượng/nồng độ hướng dẫn để trợ giúp quá trình phân loại. Trong những trường hợp ngoại lệ, bằng chứng từ người cũng có thể được sử dụng để xếp một chất vào phân loại Cấp 2. |
Bảng 30. Các giá trị hướng dẫn hỗ trợ cho phân loại Cấp 1
Đường phơi nhiễm |
Đơn vị |
Giá trị hướng dẫn (liều lượng/nồng độ) |
Miệng (chuột) |
mg/kg tlct/ng |
10 |
Da (chuột hoặc thỏ) |
mg/kg tlct/ng |
20 |
Hô hấp (chuột) khí |
ppm/6h/ng |
50 |
Hô hấp (chuột) hơi |
mg/l/6h/ng |
0,2 |
Hô hấp (chuột) bụi/sương/khói |
mg/l/6h/ng |
0,02 |
Ghi chú: ‘tlct’: trọng lượng cơ thể; ‘h’: giờ; ‘ng’: ngày.
Bảng 31.Các giá trị hướng dẫn hỗ trợ phân loại Cấp 2
Đường phơi nhiễm |
Đơn vị |
Giá trị hướng dẫn (liều lượng/nồng độ) |
Miệng (chuột) |
mg/kg tlct/ng |
10 - 100 |
Da (chuột hoặc thỏ) |
mg/kg tlct/ng |
20 - 200 |
Hô hấp (chuột) khí |
ppm/6h/ng |
50 - 250 |
Hô hấp (chuột) hơi |
mg/l/6h/ng |
0,2 - 1,0 |
Hô hấp (chuột) bụi/sương/khói |
mg/l/6h/ng |
0,02 - 0,2 |
Ghi chú: ‘tlct’: trọng lượng cơ thể; ‘h’: giờ; ‘ng’: ngày.
Bảng 32. Giá trị ngưỡng/giới hạn nồng độ của thành phần là độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại trong hỗn hợp được phân loại
Thành phần phân loại |
Ngưỡng/giới hạn nồng độ khởi động phân loại |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
Cấp 1 Tác nhân gây độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại |
≥ 1,0 % (ghi chú 1) |
1,0 ≤ thành phần <>10% (ghi chú 3) |
≥ 10 % (ghi chú 2) |
||
Cấp 2 Tác nhân gây độc tính hệ đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại |
|
≥ 1,0 % (ghi chú 4) ≥ 10 % (ghi chú 5) |
Ghi chú:
1. Nếu một tác nhân gây độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ nằm trong khoảng từ 1,0% đến 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS).
2. Nếu một tác nhân gây độc tính cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
3. Nếu một tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể thuộc Cấp 1 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ nằm trong khoảng từ 1,0% đến 10% thì việc phân loại hỗn hợp này là tác nhân gây độc tính Cấp 2.
4. Nếu một tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ nằm trong khoảng từ 1,0% đến 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS).
5. Nếu một tác nhân độc tính đến cơ quan cụ thể Cấp 2 có mặt trong hỗn hợp với nồng độ ≥ 10% thì phải thông tin trong Phiếu an toàn hoá chất (SDS) và nhãn hoá chất.
Bảng 33. Các yếu tố nhãn đối với chất độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khoẻ |
Nguy hại sức khoẻ |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Gây tổn thương cho các cơ quan hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường phơi nhiễm |
Có thể gây tổn thương cho các cơ quan hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng nếu chỉ rõ được đường phơi nhiễm |
X. NGUY HẠI HÔ HẤP
Là các hóa chất gây ra nguy cơ có hại cho con người khi trực tiếp thâm nhập vào khí quản hoặc hệ hô hấp dưới qua vòm miệng, khoang mũi hoặc không trực tiếp khi nôn mửa
Bảng 34. Các loại nguy hại hô hấp
Phân loại |
Tiêu chí |
Cấp 1 là chất gây nguy hại hô hấp cho con người hoặc được cho là có nguy cơ gây nguy hại hô hấp cho con người |
Hóa chất được xếp loại Cấp 1 khi: - Có bằng chứng tin cậy gây nguy hại hô hấp cho người - Là các hydrocacbon có độ nhớt động học nhỏ hơn 20.5 mm2/s ở nhiệt độ 40 oC |
Cấp 2 là chất được cho là gây quan ngại về khả năng gây nguy hại hô hấp cho con người |
Hóa chất được xếp loại Cấp 2 khi: - Không xếp được vào Cấp 1 - Căn cứ thí nghiệm trên động vật và có xét đến các chỉ số sức căng bề mặt, điểm sôi, bay hơi, độ nhớt động học nhỏ hơn 14mm2/s ở nhiệt độ 40oC |
Bảng 35. Yếu tố nhãn của chất gây nguy hại hô hấp
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Tên gọi hình đồ |
Nguy hại sức khỏe |
Nguy hại sức khỏe |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Có thể chết nếu nuốt hoặc hít phải |
Có thể gây nguy hiểm nếu nuốt hoặc hít phải |
XI. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY HẠI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG THỦY SINH
Hóa chất được phân loại theo 3 cấp độc cấp tính và 4 cấp độc mãn tính (xem Bảng 36 và Bảng 37). Các tiêu chí phân loại cấp tính và mãn tính được áp dụngđộc lập. Tiêu chí để phân loại một chất thuộc cấp từ 1 đến 3 được xác định chỉ dựa trên dữ liệu độc cấp tính (EC50 hay LC50). Tiêu chí để phân loại chất thuộc độc mãn tính trên cơ sở kết hợp 2 loại thông tin, đó là số liệu độc cấp tính và số liệu nguy cơ môi trường (khả năng phân huỷ và số liệu tích luỹ sinh học). Để xếp loại một hỗn hợpvào loại độc mãn tính, tính chất phân huỷ và tích luỹ sinh học thu được trên cơ sở từ các thử nghiệm trên các thành phần.
Chất được phân loại là “gây nguy hiểm đối với môi trường thủy sinh” với các tiêu chí được mô tả chi tiết trong Bảng 36 dưới đây:
Bảng 36. Chất gây nguy hiểm môi trường thủy sinh
Độc cấp tính - Cấp 1 LC50 96 giờ (đối với cá) ≤ 1mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) ≤ 1mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) ≤ 1mg/l Cấp 1 có thể chia nhỏ hơn trong một số quy định: sử dụng giá trị L(E)C50 ≤ 0,1mg/l - Cấp 2 LC50 96 giờ (đối với cá) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >1 đến ≤ 10mg/l - Cấp 3 LC50 96 giờ (đối với cá) >10 đến ≤ 100mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >10 đến ≤ 100mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >10 đến ≤ 100mg/l Đối với một số quy định cho mục đích riêng có thể đưa L(E)C50 100mg/L là tiêu chí cho việc xem xét phân loại khác. |
Bảng 37. Phân loại chất nguy hiểm đối với môi trường thủy sinh
Độc mãn tính
Mãn tính Cấp 1 LC50 96 giờ (đối với cá) ≤ 1mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) ≤ 1mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) ≤ 1mg/l Và hợp chất không có khả năng phân huỷ nhanh và/hoặc Log Kow ≥4 (trừ khi BCF được xác định bằng thực nghiệm 500) Mãn tính Cấp 2 LC50 96 giờ (đối với cá) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >1 đến ≤ 10mg/l và/hoặc 1ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >1 đến ≤ 10mg/l Và hợp chất không phân huỷ nhanh Log Kow ≥4 (trừ khi thực nghiệm xác định BCF <> từ khi độ độc trường diễn NOEC là > 1mg/L Mãn tính Cấp 3 LC50 96 giờ (đối với cá) >10-≤ 100mg/l và/hoặc EC50 48 giờ (đối với giáp xác) >10-≤ 100mg/l và/hoặc ErC50 72 hoặc 96 giờ (đối với tảo và các thực vật thuỷ sinh khác) >10-≤ 100mg/l Mãn tính Cấp 4 Hợp chất không có khả năng phân huỷ nhanh và/hoặc Log Kow ≥4 (trừ khi BCF được xác định bằng thực nghiệm 500) trừ khi độc tính trường diễn NOEC là > 1mg/L |
Bảng 38. Yếu tố nhãn đối với chất nguy hại môi trường thủy sinh
Cấp tính |
||||||
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
|||
Hình đồ cảnh báo |
|
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
|||
Tên gọi hình đồ |
Cá và cây |
|
|
|||
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
|||
Cảnh báo nguy cơ |
Rất độc đối với sinh vật thuỷ sinh |
Độc đối với sinh vật thuỷ sinh |
Có hại đối với sinh vật thuỷ sinh |
|||
Mãn tính |
||||||
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
||
Hình đồ cảnh báo |
|
|
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
Không sử dụng hình đồ cảnh báo |
||
Tên gọi hình đồ |
Cá và cây |
Cá và cây |
|
|
||
Từ cảnh báo |
Cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
Không sử dụng từ cảnh báo |
||
Cảnh báo nguy cơ |
Rất độc đối với sinh vật thuỷ sinh với ảnh hưởng kéo dài |
Độc đối với sinh vật thuỷ sinh với ảnh hưởng kéo dài |
Có hại đối với sinh vật thuỷ sinh với ảnh hưởng kéo dài |
Có thể gây ảnh hưởng có hại kéo dài đối với sinh vật thuỷ sinh |
Phần 3
HÌNH ĐỒ CẢNH BÁO TRONG VẬN CHUYỂN HOÁ CHẤT NGUY HIỂM
Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hoá chất Khung và hình vẽ bên trong màu đen; nền (*). Kích thước 10 cm x 10 cm (đường chéo x đường chéo) |
||||||
1 |
2 |
|
||||
Chất lỏng dễ cháy Khí dễ cháy Sol khí dễ cháy |
chất rắn dễ cháy tự phản ứng |
Chất tự dẫn lửa (tự sinh lửa), hợp chất tự sinh nhiệt |
||||
4 |
5 |
6 |
||||
Hợp chất khi tiếp xúc với nước sinh khí dễ cháy (nguy hiểm khi ẩm, ướt) |
Khí Oxi hoá Chất lỏng Oxi hoá Chất rắn Oxi hoá |
Chất nổ loại: 1.1, 1.2, 1.3 |
||||
7 |
8 |
|
||||
Chất nổ loại 1.4 |
Chất nổ loại 1.5 |
Chất nổ loại 1.6 |
||||
10 |
11
|
12 |
||||
Khí nén |
Độc cấp tính (chất độc): đường miệng, da và đường thở |
Chất ăn mòn |
||||
13
|
14
|
|
||||
Chất ô nhiễm môi trường thuỷ sinh |
Peroxit Hữu cơ |
|
||||
(*) Hình 1: màu đỏ; |
Hình 2: sọc màu đỏ và trắng; |
|||||
Hình 3: nửa màu trắng, nửa màu đỏ; |
Hình 4: màu xanh nước biển đậm; |
|||||
Hình 5: màu vàng; |
Hình 6, 7, 8, 9: màu da cam; |
|||||
Hình 10: màu xanh lá cây; |
Hình 11, 13: màu trắng; |
|||||
Hình 12: nửa màu trắng, nửa màu đen; |
Hình 14: nửa màu đỏ, nửa màu vàng. |
Phụ lục 8
QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
1. Tên hóa chất
Tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên IUPAC, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất.
Ví dụ cách viết tên hóa chất:
Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate
Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate
Tên khác (nếu có): NBAC
2. Mã nhận dạng hóa chất
a) Mã nhận dạng hóa chất phải được sử dụng trên nhãn hóa chất và phải phù hợp với ký hiệu sử dụng trên Phiếu an toàn hóa chất;
b) Nhãn đối với một hợp chất phải thể hiện được các nhận dạng hoá học của hợp chất. Khi các nguy cơ góp phần vào độc tính cấp, ăn mòn da hay tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đột biến tế bào mầm, gây ung thư, độc tính sinh sản, nhạy da hoặc hô hấp thể hiện trên nhãn thì các thông tin đối với hỗn hợp chất hay hợp kim phải thể hiện được nhận dạng hoá học của tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim có thể gây ra những nguy cơ này trên nhãn. Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu đưa vào nhãn tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim góp phần vào nguy cơ của hỗn hợp chất hay hợp kim.
3. Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ
a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất khi ghi nhãn hoá chất phải có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ thích hợp, theo phân loại hoá chất quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;
b) Hình đồ cảnh báo là thông tin để người sử dụng có thể hiểu chính xác mà không gây ra các cách hiểu sai đối với nhãn hoá chất.
Ví dụ 1 Hình đồ cảnh báo: Hình đồ “Ngọn lửa” ghi trên bao bì trực tiếp cảnh báo một trong những hóa chất sau:
- Chất dễ cháy;
- Chất tự phản ứng;
- Chất tự cháy, tự dẫn lửa;
- Chất tự phát nhiệt;
- Chất khi phản ứng có sinh khí dễ cháy;
- Peroxit Hữu cơ.
c) Từ cảnh báo được sử dụng để chỉ ra mức độ nguy hiểm tương đối của nguy cơ và cảnh báo người đọc về nguy cơ tiềm tàng trên nhãn. Từ cảnh báo được thể hiện bằng chữ in thường, đậm hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mm. Từ cảnh báo được sử dụng trong GHS gồm các từ: Nguy hiểm được sử dụng cho các cấp nguy cơ nghiêm trọng hơn (ví dụ trong phần chính của các cấp nguy cơ 1 và 2); Cảnh báo được sử dụng cho những nguy cơ ít nguy hiểm hơn;
d) Cảnh báo nguy cơ thể hiện mức độ nguy cơ, mô tả bản chất nguy cơ của hóa chất. Chữ ghi nội dung cảnh báo nguy cơ in bằng chữ in thường hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mm.
Ví dụ: Khí dễ cháy được phân loại và các hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo và cảnh báo nguy cơ tương ứng được thể hiện như sau:
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Hình đồ cảnh báo |
Ngọn lửa |
Không có hình đồ |
Từ cảnh báo |
Nguy hiểm |
Cảnh báo |
Cảnh báo nguy cơ |
Khí rất dễ cháy |
Khí dễ cháy |
4. Biện pháp phòng ngừa
Biện pháp phòng ngừa được thể hiện bằng thông tin hoặc hình đồ cụ thể mô tả những giải pháp khuyến nghị phải được thực hiện để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại do phơi nhiễm với hóa chất gây nguy hiểm hoặc bảo quản không đúng cách hay vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Ví dụ: cách ghi biện pháp phòng ngừa của hóa chất HI-URETHAN LV17 như sau:
Biện pháp phòng ngừa:
- Xem hướng dẫn đặc biệt trước khi sử dụng.
- Nếu nuốt phải: yêu cầu hỗ trợ y tế ngay lập tức.
- Nếu hít phải: di chuyển nạn nhân đến khu vực không khí sạch.
- Nếu dính vào da: rửa sạch với xà phòng và nước.
- Nếu dính vào mắt: ngay lập tức rửa liên tục bằng nước và yêu cầu hỗ trợ y tế.
5. Định lượng
a) Cách ghi định lượng của hóa chất theo trạng thái hóa chất ở dạng rắn, khí, ghi theo khối lượng tịnh; Hóa chất là hỗn hợp rắn và lỏng, ghi theo khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn; Hóa chất là khí nén, ghi theo khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực; Hóa chất dạng nhão, keo sệt, ghi theo khối lượng tịnh hoặc thể tích thực; Hóa chất dạng nhão có trong các bình phun, ghi theo khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun; Hóa chất dạng lỏng, ghi theo thể tích thực ở 20oC; Hóa chất dạng lỏng trong các bình phun, ghi theo thể tích thực ở 20oC gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun;
b) Cách ghi đơn vị đo lường
- Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hóa chất bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo. Ví dụ: ghi là “gam” hoặc là “g”; ghi là “mililít” hoặc “ml”;
- Tên đơn vị viết bằng chữ thường, không viết hoa ký tự đầu tiên. Ví dụ: kilôgam, gam, không được viết là Kilôgam, Gam (trừ nhiệt độ: Celsius, 0C);
- Ký hiệu đơn vị viết chữ thường, kiểu đứng. Ví dụ: kg, g, l không được viết Kg, G, L;
- Viết đơn vị đo và phần trị số phải cách một ký tự trống. Ví dụ: 200 g, 300 ml, không được viết 200g, 300ml;
- Khi thể hiện đại lượng có các phép tính phải ghi đơn vị chung cho phần trị số trong dấu ngoặc hoặc riêng cho từng trị số. Ví dụ: (500 ± 5) g hoặc 500 g ± 5 g, không được viết 500 g ± 5 hoặc 500 ± 5 g;
- Biểu thị dấu thập phân của giá trị đại lượng phải dùng dấu phẩy (,), không được dùng dấu chấm. Ví dụ: 1,250 kg không được viết 1.250 kg;
- Đơn vị đo khối lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg). Dưới 01 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500 g mà không viết 0,5 kg); dưới 01 g thì dùng đơn vị “mg” (ví dụ viết 500 mg mà không viết 0,5 g);
- Đơn vị đo thể tích: lít (l), mililít (ml). Dưới một lít thì dùng đơn vị “ml” (ví dụ: viết 500 ml mà không viết 0,5 l).
6. Thành phần hoặc thành phần định lượng
a) Ghi công thức hóa học. Đối với hóa chất chứa trong bình chịu áp lực phải ghi thêm dung lượng nạp.
Ví dụ: A-xít sulfuric; công thức H2SO4; nồng độ: 99%
b) Đối với hỗn hợp chất, ghi thành phần hoặc thành phần định lượng như: dạng rắn là phần trăm khối lượng của từng chất rắn; dạng lỏng là phần trăm thể tích của từng chất lỏng; dạng khí là phần trăm thể tích của từng chất khí; dạng rắn-lỏng là phần trăm khối lượng của từng chất rắn và lỏng.
7. Ngày sản xuất
Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất cụ thể như sau:
a) Ngày sản xuất trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: NSX theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. Ví dụ: ngày sản xuất là ngày 02 tháng 4 năm 2006 thì trên nhãn ghi một trong các cách sau:
- NSX: 020406; hoặc
- NSX 02 04 06; hoặc
- NSX: 02042006; hoặc
- NSX: 02 04 2006; hoặc
- NSX: 02/04/06.
b) Trường hợp không ghi được chữ “NSX” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020406” thì trên nhãn phải ghi như sau: Xem NSX ở đáy bao bì;
c) Trường hợp trên nhãn ghi thời gian sản xuất “NSX” bằng tiếng nước ngoài thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: ở bao bì ghi ngày sản xuất là “MFG 020406” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX xem “MFG” trên bao bì;
d) Trường hợp trên nhãn ghi ngày sản xuất bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi: ngày sản xuất hoặc viết tắt bằng chữ in hoa NSX, xem “Mfg Date” trên bao bì.
8. Hạn sử dụng
Trường hợp hóa chất có hạn sử dụng thì cách ghi hạn sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
9. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất
Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối hoá chất trên nhãn hóa chất.
10. Xuất xứ hóa chất
a) Cách ghi xuất xứ hoá chất được quy định như sau: ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hoá chất đó;
b) Đối với hoá chất sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hoá chất đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hoá chất.
11. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
Nhãn hóa chất phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản để người sử dụng nhận biết làm căn cứ lựa chọn cất giữ, bảo quản và sử dụng an toàn hóa chất.
Ví dụ hướng dẫn về việc sử dụng và bảo quản của chất HI-URETHAN LV17 như sau:
- Tránh hít bụi/khói/khí/sương/hơi/bụi nước. Tránh thải vào môi trường. Tránh xa nguồn nhiệt/tia lửa/ngọn lửa trần. Không ăn uống hay hút thuốc khi sử dụng sản phẩm. Rửa tay sau khi tiếp xúc. Thùng chứa cần được nối đất nhằm tránh tĩnh điện. Chỉ sử dụng với thiết bị không phát sinh tia lửa. Luôn đậy nắp thùng chứa.
- Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động theo yêu cầu.
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp. Đóng nắp ngay sau khi sử dụng.
12. Cách ghi thông tin khác
Các thông tin khác được ghi trên nhãn hóa chất phải đảm bảo trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai đặc tính của hóa chất, không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn.
Ví dụ cách ghi thông tin khác như sau: xem thêm thông tin tại Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) hoặc xem thông tin khác tại tờ hướng dẫn sử dụng.
Phụ lục 9
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
_______________________________
STT |
Yêu cầu bắt buộc |
Giải thích |
---|---|---|
1 |
Nhận dạng hóa chất và thông tin về nhà cung cấp |
a) Mã phân loại sản phẩm theo GHS hoặc các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có); Tên thương mại}
|
2 |
Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất |
a) Phân loại theo GHS và thông tin phân loại theo theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, khu vực, tổ chức thử nghiệm. (Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…) b) Các yếu tố nhãn theo GHS (Cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn bảo quản, sử dụng..) c) Các thông tin nguy hại khác (nếu có, ví dụ: bụi nổ…) |
3 |
Thông tin về thành phần các chất
|
Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin sau: Đơn chất a) Nhận dạng hóa chất:Tên thông thường b) Các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có) }; c) Tên thương mại; d) Tạp chất và chất ổn định có ảnh hưởng đến việc phân loại hóa chất. Hỗn hợp chất Nhận dạng hóa chất, nồng độ, phầm trăm nồng độ trong khoảng xác định của tất cả các chất độc hại trên ngưỡng quy định Ghi chú: Các quy định pháp lý về thông tin bí mật thương mại (CBI) sẽ được ưu tiên khi liệt kê thành phần các chất |
4 |
Biện pháp sơ cứu về y tế |
a) Mô tả các biện pháp tương ứng với các đường phơi nhiễm (Trường hợp tai nạn khi tiếp xúc với mắt (bị văng, dây vào mắt): Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da); Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí) b) Các triệu chứng/tác hại nghiêm trọng tức thời và ảnh hưởng sau này c) Các chỉ thị và hướng dẫn cấp cứu đặc biệt cần thiết |
5 |
Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn |
a) Các phương tiện chữa cháy thích hợp b) Các chất độc được sinh ra khi bị cháy (khí độc….) c) Phương tiện, trang phục bảo hộ và cảnh báo cần thiết khi chữa cháy |
6 |
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố |
a) Trang thiết bị bảo hộ và quy trình ứng phó sự cố b) Các cảnh báo về môi trường c) Biện pháp, vật liệu vệ sinh sau khi xảy ra sự cố |
7 |
Yêu cầu về sử dụng, bảo quản
|
a) Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (ví dụ: thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…) b) Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (ví dụ: nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…) |
8 |
Kiểm soát phơi nhiễm/yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân |
a) Các thông số kiểm soát (ví dụ: ngưỡng giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, ngưỡng giới hạn các chỉ số sinh học)
c) Biện pháp và thiết bị bảo hộ cá nhân |
9 |
Đặc tính lý, hóa của hóa chất |
a) Trạng thái vật lý b) Điểm sôi (oC) c) Màu sắc d) Điểm nóng chảy (oC) đ) Mùi đặc trưng e) Điểm cháy (oC) (Flash point) theo phương pháp xác định g) Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn h) Nhiệt độ tự cháy (oC) i) Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn k) Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí) l) Độ hòa tan trong nước m) Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí) n) Độ pH o) Tỷ lệ hóa hơi p) Khối lượng riêng (kg/m3) q) Các tính chất khác nếu có |
10 |
Mức ổn định và phản ứng của hóa chất |
a) Khả năng phản ứng. b) Tính ổn định c) Phản ứng nguy hiểm (ví dụ: ăn mòn, cháy nổ…) d) Các điều kiện cần tránh (ví dụ: tĩnh điện, rung, lắc…) đ) Vật liệu không tương thích e) Phản ứng phân hủy và các sản phẩm độc của phản ứng phân hủy. |
11 |
Thông tin về độc tính |
Mô tả chính xác, đầy đủ các tác hại đến sinh thái khác nhau và cơ sở dữ liệu sẵn có sử dụng để nhận biết các tác hại đó, bao gồm: a) Thông tin về các đường phơi nhiễm khác nhau (ví dụ: đường thở, tiêu hóa, tiếp xúc mắt/da) b) Các triệu chứng liên quan đến tính độc hại của hóa chất và độc sinh thái c) Tác hại tức thì, tác hại lâu dài và những ảnh hưởng mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn. d) Liệt kê những thông số về độc tính (ước tính mức độ độc cấp tính) |
12 |
Thông tin về sinh thái |
a) Độc môi trường (nước và trên cạn) b) Tính bền vững, khó phân hủy và khả năng phân hủy c) Khả năng tích lũy sinh học d) Độ linh động trong đất đ) Các tác hại khác |
13 |
Thông tin về thải bỏ |
Mô tả các loại chất thải và các thông tin xử lý an toàn, các biện pháp thải bỏ, có tính đến bao bì nhiễm độc |
14 |
Thông tin khi vận chuyển |
Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin liên quan sau: a) Số hiệu UN b) Tên phương tiện vận chuyển đường biển c) Loại nhóm hàng nguy hiểm trong vận chuyển d) Quy cách đóng gói (nếu có) đ) Độc môi trường (chất ô nhiễm đại dương) e) Vận chuyển trong tàu lớn g) Những cảnh báo đặc biệt mà người sử dụng cần lưu ý, cần tuân thủ trong vận chuyển. |
15 |
Thông tin về pháp luật |
Các thông tin pháp luật về an toàn, sức khỏe và môi trường đối với hóa chất |
16 |
Các thông tin cần thiết khác, bao gồm các thông tin khi xây dựng và hiệu đính Phiếu an toàn hóa chất |
|
Các yêu cầu bắt buộc và thông tin trên đây có thể được thay đổi thứ tự và trình bày theo các hình thức khác nhau.
Phụ lục 10
THÔNG TIN PHẢN HỔI SAU KHI HÓA CHẤT KHAI BÁO
ĐƯỢC THÔNG QUAN
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương)
_______________________________
STT |
Thông tin phản hồi |
|
Số tờ khai hải quan |
|
Thông tin tờ khai hải quan |
|
Mã loại hình |
|
Mã phân loại hàng hóa |
|
Mã phương thức vận chuyển |
|
Hải quan |
|
Năm đăng ký |
|
Ngày đăng ký |
|
Mã người ủy thác nhập khẩu (nếu có) |
|
Tên người ủy thác nhập khẩu (nếu có) |
|
Mã người xuất khẩu |
|
Nước xuất khẩu |
|
Số lượng |
|
Tổng trọng lượng |
|
Địa điểm lưu kho hàng |
|
Ngày hàng đến |
|
Tổng giá trị hóa đơn |
|
Mã số hàng hóa |
|
Mô tả hàng hóa |
|
Mã nước xuất xứ |
|
Mã biểu thuế nhập khẩu |
|
Số lượng |
|
Đơn giá hóa đơn |
|
Trị giá hóa đơn |
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Circular No. 32/2017/TT-BCT dated December 28, 2017 of the Ministry of Industry and Trade specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the law on chemicals and the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the law on chemicals
Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;
Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals;
Pursuant to the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14, 2017 on goods labels;
At the request of the Director of Vietnam Chemicals Agency;
The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals and the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals.
Article 1. Scope of adjustment and subject of application
1. This Circular provides guidelines for implementation and specifies:
a) Responsibility for following administrative procedures for managing industrial chemicals;
b) Forms provided for relevant entities to use in the course of making an application for inspection, issuance, reissue or revision of a certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade; license for industrial precursor export/import; license for restricted industrial chemical production/trade; making an application for inspection or approval for plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies; form of a toxic chemical sale record; forms of reports on chemical-related activities;
c) Development of plans and measures for prevention of and response to industrial chemical emergencies;
d) Classification and labeling of chemicals;
dd) Making of safety data sheets;
e) Declaration of imported chemicals;
g) Reporting on chemical management in industry and trade.
2. This Circular applies to entities having chemical-related activities; and entities involving in chemical-related activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2. Definitions
1.“chemical label” means any writing, printed copy, drawing, photocopy of words, pictures or images that is stuck, printed, attached to, molded or carved directly on chemical commercial packaging or on another material attached to chemical commercial packaging.
2.“chemical labeling” means an act of providing essential information about chemicals on chemical labels in order to enable consumers to identify it as the basis for selection, consumption and use; enable producers and traders to advertise their chemicals and facilitate inspections and supervision carried out by competent authorities.
3.“primary label” is an original label attached to chemical commercial packaging by a chemical producer.
4.“secondary label” is a label providing compulsory information that must be translated from a foreign language into Vietnamese for the primary label and adding compulsory information in Vietnamese to the primary label (if any) in accordance with regulations of Vietnam law.
5.“chemical commercial packaging” is a type of packaging used for containing the chemical and for sale together with the chemical, including:
a) Chemical container means the layer of packaging containing or in direct contact with the chemical, forming the shape of the chemical or tightly covering by its shape;
b) Chemical package means the layer of packaging used for covering one or some chemical substances in the chemical container.
6.“production date” is the date on which the final stage of the chemical or chemical batch is completed.
7.“expiry date” is a previously determined date after which the chemical or chemical batch fails to maintain all of its characteristics or quality. The expiry date shall be shown as the period of time from the production date to the expiry date or as month, day and year of expiry. If the expiry date is shown as month and year, it shall end on the last date of the expiry month.
8.“circulation of chemicals” includes acts of displaying, promoting, transporting and storing chemicals in the course of selling and purchasing chemicals, except for transporting chemicals of an importer to a warehouse from a checkpoint.
Article 3. Administrative procedures for managing industrial chemicals
1. Issuance, reissue, revision or revocation of certificates of eligibility for conditional industrial chemical production/trade
a) Each Department of Industry and Trade of each province/central-affiliated city (hereinafter referred to as “Department of Industry and Trade of province”) shall receive applications from, issue, reissue, revise or revoke certificates of eligibility for conditional industrial chemical production/trade to chemical producers whose factories are located in the province;
b) Department of Industry and Trade of province shall receive applications from, issue, reissue, revise or revoke certificates of eligibility for conditional industrial chemical production/trade to chemical traders whose stores are located in the province.
If a chemical trader has a chemical warehouse in another province, the Department of Industry and Trade of province shall send a copy of his/her application for the certificate and an enquiry form to receive comments from the Department of Industry and Trade of the province where his/her warehouse is located. The Department of Industry and Trade of the province where the chemical trader’s warehouse is located shall inspect conditions of the warehouse and complete the enquiry form on satisfaction of requirements for chemical warehouses mentioned in the Decree No. 113/2017/ND-CP and send it to the Department of Industry and Trade of the province where the chemical trader’s store is located. The Department of Industry and Trade of province responsible for granting the certificate shall send the certificate to the Department of Industry and Trade of the province where the chemical warehouse is located;
c) An entity both producing and trading in conditional industrial chemicals shall make and submit an application for the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade including the documents stated in Clause 1 and Clause 2 Article 10 of the Decree No. 113/2017/ND-CP to the Department of Industry and Trade of the province where the entity’s factory/store is located;
2. The Vietnam Chemicals Agency shall receive applications for and issue, reissue, revise, renew or revoke licenses for industrial precursor export/import.
3. The Vietnam Chemicals Agency shall receive applications for licenses for restricted industrial chemical production/trade; carry out inspections of applications and organize inspection visits to chemical factories/stores. The Minister of Industry and Trade shall authorize the Director of the Vietnam Chemicals Agency to issue, reissue, revise or revoke licenses for restricted industrial chemical production/trade.
4. The Vietnam Chemicals Agency shall receive applications for inspection or approval for plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies, request the Minister of Industry and Trade to set up inspection councils and consider approving such plans.
5. The Vietnam Chemicals Agency shall receive declaration on imported chemicals made by chemical importers through the national single-window website, develop and implement plans for periodic or ad hoc inspection if necessary.
Article 4. Promulgation of forms
1. Forms of applications for issuance, reissue and revision of the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade; license for restricted industrial chemical production/trade are provided in Appendix No. 1 attached hereto, including:
a) Form No. 1a: Application form for the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade;
b) Form No. 1b: Application form for reissue of the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade;
c) Form No. 1c: Application form for revision of the certificate of eligibility for conditional industrial chemical production/trade;
d) Form No. 1d: Application form for the license for restricted industrial chemical production/trade;
dd) Form No. 1dd: Application form for reissue of the license for restricted industrial chemical production/trade;
e) Form No. 1e: Application form for revision of the license for restricted industrial chemical production/trade;
g) Form No. 1g: List of technical equipment and personal protective equipment of the chemical factory/store.
2. Forms of applications for issuance, renewal, reissue and revision of the license for industrial precursor export/import are provided in Appendix No. 2 attached hereto, including:
a) Form No. 2a: Application form for the license for industrial precursor export/import;
b) Form No. 2b: Application form for renewal of the license for industrial precursor export/import;
c) Form No. 2c: Application form for reissue of the license for industrial precursor export/import;
d) Form No. 2d: Application form for revision of the license for industrial precursor export/import.
3. Forms used in the course of making applications for and inspecting or approving plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies are provided in Appendix No. 3 attached hereto, including:
a) Form No. 3a: Application form for plans for prevention of and response to industrial chemical emergencies;
b) Form No. 3b: Decision on establishment of the inspection council;
c) Form No. 3c: Inspection council meeting minutes;
d) Form No. 3d: Rating report;
dd) Form No. 3dd: Report on explanation and comments on inspection results.
4. The form of the toxic chemical sale record is provided in Appendix No. 4 attached hereto.
5. Forms of reports on chemical-related activities are provided in Appendix No. 5 attached hereto, including:
a) Form No. 5a: Report on chemical-related activities (for organizations and individuals);
b) Form No. 5b: Report on chemical-related activities and chemical management (for Departments of Industry and Trade of provinces).
Article 5. Plans and measures for prevention of and response to industrial chemical emergencies
1. Layout and contents of plans and measures for prevention of and response to industrial chemical emergencies are provided in Appendix No. 6 attached hereto.
2. Within 10 (ten) working days from the day on which the decision on issuance of measures for prevention of and response to chemical emergencies is given, the investor shall send a copy of the decision and a book of measures to the Department of Industry and Trade of the province where the project is developed.
3. Any change arising in the course of investment and operation related to the contents stated in adopted plans shall be reported to the Vietnam Chemicals Agency.
Article 6. Classification and labeling of chemicals
1. Chemical producers/importers shall classify and label chemicals, take responsibility for results of chemical classification and information shown on chemical labels.
2. Chemicals shall be classified according to rules and technical guidance of Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (GHS) from Rev. 2 (2007) onwards. General guidance and criteria for chemical classification of GHS are provided in Appendix No. 7 attached hereto.
3. Chemicals shall be labeled according to the guidance provided in Appendix No. 8 attached hereto. Chemical labels shall provide the following information:
a) Names of chemicals;
b) Identification numbers of chemicals (if any);
c) Hazard pictograms, signal words or hazard statements (if any);
d) Preventive measures (if any);
dd) Quantity;
e) Composition or composition and contents;
g) Production date;
h) Expiry date (if any);
i) Names and addresses of entities responsible for chemicals;
k) Origins of chemicals;
l) Instruction on how to use and store chemicals.
4. Chemical labels shall be attached in accordance with Article 4; secondary labels shall be attached in compliance with Clause 3 Article 7 and Clauses 3 and 4 Article 8 of the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP on goods labels. In the cases where the size of a label is too small to contain every compulsory information, the information mentioned in Points a, i and k Clause 3 this Article shall be stated on the label and the remaining information shall be specified in the package insert and shall be mentioned on the label.
5. Hazard pictograms in transporting hazardous chemicals are provided in Appendix No. 7 attached hereto.
Article 7. Making of safety data sheets
1. Hazardous chemical producers and importers mentioned in Clause 1 Article 24 of the Decree No. 113/2017/ND-CP shall make safety data sheets including information provided in Appendix No. 9 attached hereto before using or selling chemicals on and take responsibility for contents of safety data sheets.
2. Hazardous chemical producers and importers shall retain safety data sheets of every hazardous chemical in their factories/stores and make sure that all entities relevant to hazardous chemicals are provided with safety data sheets of such hazardous chemicals.
Article 8. Instruction on making declaration of imported chemicals
1. Chemical importers shall declare imported chemicals through national single-window website before customs clearance is granted.
2. After customs clearance is granted, the customs shall send information about declared identification numbers and other information stated in Appendix No. 10 attached hereto to the system of the Ministry of Industry and Trade.
3. Entities purchasing chemicals in the territory of Vietnam shall not make declaration of imported chemicals.
4. In case the main system is not functional, the importer may declare imported chemicals through a backup system. Chemical importers shall take responsibility for information that they have declared through the backup system as if it is declared through the national single-window website mentioned in Clause 6 Article 27 of the Decree No. 113/2017/ND-CP.
Article 9. Reporting regime
1. Reporting made by entities having chemical-related activities
a) Before January 15 every year, entities having industrial chemical-related activities shall make reports on their chemical-related activities in the previous year according to the form No. 5a provided in Appendix No. 5 attached hereto and send them to the Department of Industry and Trade of the province where such activities are carried out and to the Vietnam Chemicals Agency;
b) The periodic reporting mentioned in Point a this Clause shall be made through the national database on chemicals after it is complete;
c) Entities having industrial chemical-related activities shall make reports on their chemical-related activities on an ad hoc basis and send them to the Department of Industry and Trade of the province where they are carrying out such activities when there is any chemical emergency arising or such activities are ceased or at the request of a competent authority.
2. Before January 20 every year, Departments of Industry and Trade of provinces shall report chemical management and consolidate chemical-related activities carried out by entities in their provinces according to the form No. 5b provided in Appendix No. 5 attached hereto to the Vietnam Chemicals Agency.
3. Authorities mentioned in Article 10 herein shall report chemical management to the Vietnam Chemicals Agency within their competence if required.
Article 10. Responsibilities of Departments, Agencies affiliated to the Ministry of Industry and Trade, Departments of Industry and Trade of provinces and market surveillance authorities
1. The Vietnam Chemicals Agency shall act as the focal point to manage chemical-related activities on behalf of the Ministry of Industry and Trade.
The Vietnam Chemicals Agency shall take charge and cooperate with relevant authorities in performing the following tasks under management of the Ministry of Industry and Trade:
a) Preparing legislative documents and requesting competent authorities to promulgate such documents; strategies, programs, projects, plans, mechanisms or policies on chemical industry development; technical standards and regulations on chemicals;
b) Disseminating and providing guidance on regulations of law on chemical management;
c) Following administrative procedures mentioned in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 3 herein;
d) Developing the national list of chemicals, national database on chemicals and systems of laboratories for assessing new chemicals in Vietnam;
dd) Carrying out inspections, settling complaints and taking actions against violations of chemical-related activities within their power.
2. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency shall provide guidelines and inspect compliance with safety of hazardous industrial chemical activities.
3. The E-commerce and Digital Economy Agency shall take charge and cooperate with the General Department of Vietnam Customs in maintaining operation of the electronic system of the Ministry of Industry and Trade through the national single-window website.
4. The General Department of Market Surveillance shall provide guidance and direct market surveillance authorities in conducting inspections and taking actions against violations of chemical-related activities.
5. Departments of Industry and Trade of provinces shall:
a) Manage and supervise chemical-related activities in their provinces;
b) Follow administrative procedures mentioned in Clause 1 Article 3 herein;
c) Take charge and cooperate with relevant authorities in disseminating and providing guidance on implementation of law on chemical management;
d) Carrying out inspections, settling complaints and taking actions against violations of chemical-related activities;
dd) Supervise compliance with regulations on chemical production/trade requirements, plans and measures for prevention of and response tochemical emergencies and training courses in chemical safety provided by entities having chemical-related activities;
e) Fulfill the tasks stated in the Law on Chemicals, theDecree No. 113/2017/ND-CP and other tasks related to chemical activities that they are assigned.
Article 11. Transitional provisions
1. Plans and measures for prevention of and response to chemical emergencies that have been appraised or verified before the effective date of this Circular shall continue to be implemented.
2. Domestically produced and imported chemicals that have been classified or labeled for internal use or sale before the effective date of this Circular may be used or sold until they are sold out.
3. Regarding certificates of eligibility for conditional chemical production/trade and licenses for restricted chemical production/trade:
a) Certificates and licenses granted by competent authorities before the effective date of the Decree No. 113/2017/ND-CP shall remain effective until they expire;
b) If a certificate/license that is granted before the effective date of the Decree No. 113/2017/ND-CP needs to be revised before it expires or a certificate/license expires its holder wishes to sustain the business, a new certificate/license will be issued in accordance with provisions of such Decree;
c) Producers and sellers of conditional industrial chemicals mentioned in the Decree No. 113/2017/ND-CP that are not on the list of chemicals stated in Appendix No. 1 of the Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 by the Minister of Industry and Trade and restricted industrial chemicals mentioned in the Decree No. 113/2017/ND-CP that are not on the list of chemicals stated in Appendix No. 2 of the Decree No. 26/2011/ND-CP dated April 08, 2011 by the Government shall fulfill all conditions and apply for a new certificate/license within 6 months from the effective date of this Circular..
Article 12. Implementation effect
1. This Circular takes effect on the signing date.
2. If any legislative document or reference in this Circular is amended or replaced, the latest version shall prevail.
3. This Circular shall supersede:
a) The Circular No. 01/2006/TT-BCN dated April 11, 2006 by the Minister of Industry on guidelines for management of toxic chemical export/import and products containing toxic chemicals, drug precursors and chemicals in accordance with technical standards under management of the Ministry of Industry;
b) The Decision No. 40/2006/QD-BCN dated December 01, 2006 by the Minister of Industry on supplement of the list of chemicals banned to be exported/imported promulgated together with the Decision No. 05/2006/QD-BCN dated April 07, 2006 by the Ministry of Industry on publishing the list thereof;
c) The Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 by the Minister of Industry and Trade specifying certain articles of the Law on Chemicals and the Government s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals;
The Circular No. 18/2011/TT-BCT dated April 21, 2011 by the Minister of Industry and Trade on supplementing and annulling administrative procedures stated in the Circular No. 28/2010/TT-BCT specifying certain articles of the Law on Chemicals and the Decree No. 108/2008/ND-CP specifying and providing guidelines for implementation of certain articles of the Law on Chemicals;
dd) The Circular No. 40/2011/TT-BCT dated November 14, 2011 by the Minister of Industry and Trade on declaration of chemicals;
e) The Circular No. 04/2012/TT-BCT dated February 13, 2012 by the Minister of Industry and Trade on classification and labeling of chemicals;
g) The Circular No. 07/2013/TT-BCT dated April 22, 2013 by the Minister of Industry and Trade on registration of using hazardous chemicals for production of industrial goods;
h) The Circular No. 20/2013/TT-BCT dated August 05, 2013 by the Minister of Industry and Trade on plans and measures for prevention of industrial chemical emergencies;
i) Article 6, Article 7, Clauses 1 and 2 Article 9, Article 10, Article 11, Article 12, Article 14 and Article 18 of the Circular No. 42/2013/TT-BCT dated December 31, 2013 by the Minister of Industry and Trade on management and control of industrial precursors;
k) The Circular No. 36/2014/TT-BCT dated October 22, 2014 by the Minister of Industry and Trade on training in chemical safety and issuance of certificate of training in chemical safety;
l) Article 1, Article 2, Article 3 and Article 4 of the Circular No. 06/2015/TT-BCT dated April 23, 2015 by the Minister of Industry and Trade on amendments to certain circulars promulgated by the Ministry of Industry and Trade on administrative procedures in the fields of chemicals, electricity and trade in commodities via commodity exchanges;
m) Article 2 and Article 3 of the Circular No. 04/2016/TT-BCT dated June 06, 2016 by the Minister of Industry and Trade on amending a number of certain Circulars promulgated by the Minister of Industry and Trade on administrative procedures in the fields of e-commerce, chemicals, alcohol production and trade, franchise, trade in commodities via commodity exchanges, energy, food safety and electricity;
n) Clause 1 Article 4 and Article 5 of the Circular No. 27/2016/TT-BCT dated December 05, 2016 by the Minister of Industry and Trade on amendments to and annulment of certain legislative documents on requirements for investment in certain fields under state management of the Ministry of Industry and Trade.
4. Any issues arising in the course of implementation shall be reported to the Ministry of Industry and Trade.
For the Minister
The Deputy Minister
Do Thang Hai
* All Appendices and forms are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây