Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực hóa chất ; điện lực; hoạt động thương mại, dầu khí

thuộc tính Nghị định 17/2022/NĐ-CP

Nghị định 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2022/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:31/01/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Điện lực, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định bị phạt đến 30 triệu đồng

Ngày 31/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Cụ thể, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (thay vì từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định cũ) đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng, biện pháp quản lý năng lượng và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bắt buộc áp dụng trong thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành trang thiết bị nhằm tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, hành vi bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Nghị định17/2022/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
CHÍNH PHỦ
_______
Số: 17/2022/NĐ-CP
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

_______________

n cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

n cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

n cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

n cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 2 như sau:
“a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;”.
2. Bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 3 Điều 3 như sau:
“m) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3; giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép.”.
3. Bổ sung Điều 4a và Điều 4b vào sau Điều 4 như sau:
“Điều 4a. Quy định về vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần
1. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính và không áp dụng tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và 3 Điều 6; khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 13; khoản 5 Điều 16; khoản 5 Điều 17; khoản 2 Điều 18; Điều 21; khoản 2 Điều 22; khoản 1 và 3 Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định này thì không xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính mà áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4b. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Biên bản, tài liệu, văn bản hoặc giấy tờ liên quan khác ghi nhận việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện và được xác định như sau:
a) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do cá nhân, tổ chức vi phạm cung cấp; trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền cá nhân, tổ chức thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó;
b) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng; trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy;
c) Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bồn chứa ngoài trời không có đê bao hoặc không có các biện pháp kỹ thuật khác để ngăn chặn hóa chất thoát ra môi trường.”;
b) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 như sau:
“4a. Áp dụng quy định về hành vi vi phạm, mức phạt, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động để xử phạt vi phạm về kiểm định định kỳ đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.”
5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có nơi cất giữ hóa chất nguy hiểm để sử dụng.”;
b) Bãi bỏ khoản 3.
6. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 và bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ các thông tin về hóa chất được sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác.
2a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có người chuyên trách về an toàn hóa chất tại cơ sở sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác.”;
b) Bãi bỏ khoản 4.
7. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1, khoản 2 như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.”;
b) Bãi bỏ khoản 3;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1, khoản 2 như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.”;
b) Bãi bỏ khoản 3;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về kiểm soát hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân mua hóa chất để sử dụng nhưng không đảm bảo các quy định về sử dụng hóa chất nguy hiểm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân mua hóa chất để kinh doanh nhưng không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.”;
b) Bãi bỏ khoản 3;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất tiền chất công nghiệp nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 23 như sau:
“b) Buộc thu hồi hóa chất sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường nhưng không lập Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”.
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không đúng thông tin về hóa chất nhập khẩu tại Bản khai báo hóa chất nhập khẩu qua cổng thông tin một cửa quốc gia.”;
b) Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu theo quy định.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc nhập khẩu hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6a Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tồn trữ các loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm chưa kê khai trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành;
b) Lưu trữ các loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm với khối lượng tồn trữ lớn hơn khối lượng đã kê khai trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành.”;
b) Bãi bỏ khoản 5.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Vi phạm quy định về xây dựng Biện pháp, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gửi Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và Quyết định ban hành Biện pháp chậm quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng thiếu mỗi nội dung bắt buộc của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được ban hành tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đã xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không ra quyết định ban hành Biện pháp mà vẫn đưa dự án vào hoạt động;
e) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt mà tổ chức, cá nhân không gửi báo cáo về Bộ Công Thương xem xét, quyết định;
c) Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt mà vẫn đưa dự án vào hoạt động;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng và cất giữ hóa chất nguy hiểm mà vẫn đưa dự án vào hoạt động.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều này.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hoá chất hằng năm không đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hóa chất mà không thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hoá chất hằng năm thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia (chemicaldata.gov.vn) theo quy định hoặc không thực hiện chế độ báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra, khi chấm dứt hoạt động hóa chất hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”.
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 30 như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất hóa chất Bảng 1 từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1khoản 2 như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5khoản 6 như sau:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 4 Điều này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.”;
b) Bãi bỏ khoản 3;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 51 như sau:
a) Bãi bỏ điểm d khoản 5;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho cơ quan cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 58 như sau:
a) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng
b) Sửa đổi điểm c khoản 2 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
21. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 59 như sau:
a) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Y tế, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hóa chất, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Quản lý môi trường y tế, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ có quyền:”;
c) Sửa đổi điểm d khoản 2 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;”;
d) Sửa đổi điểm d khoản 3 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Chánh Thanh tra các Bộ: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt; Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:”.
22. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 60 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
“3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”;
g) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
“6. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:”.
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:
“Điều 61. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF; Giấy phép, Giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
24. Bổ sung Điều 61a vào sau Điều 61 như sau:
“Điều 61a. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 4.000.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF; Giấy phép, Giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 62 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
26. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 63 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF; Giấy phép, Giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
27. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 64 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và không vượt quá 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF; Giấy phép, Giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
28. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 65 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, 2 Điều 12; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 24; điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 25; điểm a, b, c khoản 1 Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1 Điều 35; Điều 36; khoản 1, 2 Điều 38; khoản 1 Điều 41; khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 47; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 49; khoản 1 Điều 53; khoản 1, 2 Điều 54; khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2, khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, 2, 3 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 1 Điều 32; Điều 33; khoản 1, 2, 3 Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, điểm a, b, c, d, đ khoản 3, điểm a, b, c, d, đ khoản 4, khoản 5 Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; khoản 1, 2 và 3 Điều 51; khoản 1, 2, 3 Điều 52; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 53; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 54; khoản 1, 2 và 3 Điều 55; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 56 và Điều 57 Nghị định này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 như sau:
“e) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 14; Điều 15; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28 và Điều 29 Nghị định này trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 2 như sau:
“p) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Quản lý nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 14; Điều 15; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28 và Điều 29 Nghị định này trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm q khoản 2 như sau:
“q) Chánh thanh tra các Bộ: Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo quy định tại khoản 4 Điều 59 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
e) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
a) Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 21, Điều 36 Nghị định này;
 b) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 21; khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 28; Điều 36 Nghị định này;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 5; Điều 21; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 28; Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 53 và khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo quy định tại khoản 3 Điều 60 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5; khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9; điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 11; Điều 12; khoản 1 Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 1, 2, 3 Điều 15; khoản 1, 4 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1 và 2 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1, 2, 3 Điều 24; điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; khoản 1 và 2 Điều 30; khoản 1, 3 Điều 31; khoản 1 Điều 32; khoản 1, 2 Điều 33; khoản 1, 2 Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2 và 5 Điều 38; Điều 39; Điều 40; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; Điều 43; Điều 44; khoản 1 Điều 45; Điều 46; Điều 47; điểm a, b, đ khoản 1, khoản 2 và 3 Điều 49; khoản 1 Điều 50; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 và 2 Điều 53; khoản 1, 2 và 3 Điều 54; khoản 2 Điều 55; khoản 1 và 2 Điều 56; khoản 1 và 2 Điều 57 Nghị định này theo quy định tại khoản 4 Điều 60 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2, khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, 2, 3 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1, 3 Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 1 Điều 32; Điều 33; khoản 1, 2, 3 Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2 và 5 Điều 38; Điều 39; Điều 40; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; điểm a, b, đ khoản 1, khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 49; Điều 50; khoản 1, 2 và 3 Điều 51; khoản 1, 2 và 3 Điều 52; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 53; khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 54; khoản 1, 2 và 3 Điều 55; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 56 và Điều 57 Nghị định này;
e) Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Tư lệnh Cảnh sát cơ động xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, 2 và 3 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1, 3 Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 1 Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2 và 5 Điều 38; Điều 39; Điều 40; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; điểm a, b, đ khoản 1, khoản 2, 3, 4, 5 Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; khoản 1, 2, 3, 5 Điều 55; Điều 56 và Điều 57 Nghị định này theo quy định tại khoản 6 Điều 60 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan:
a) Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 24 và khoản 1 Điều 42 Nghị định này;
b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 19; khoản 4 Điều 20; khoản 1, 2, 5, 6 Điều 24; khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 42 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 19; khoản 4 Điều 20; Điều 24; Điều 32; Điều 42; khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 55 Nghị định này;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 19; khoản 4 Điều 20; khoản 1, 2, 5, 6 Điều 24; Điều 32; khoản 1 Điều 42; khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 55 Nghị định này.”;
h) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 như sau:
“4a. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư:
a) Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 của Nghị định này trong lĩnh vực thủy sản;
b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 8; khoản 2 Điều 19; Điều 32 của Nghị định này trong lĩnh vực thủy sản;
c) Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 8; khoản 2 Điều 19; Điều 32 của Nghị định này trong lĩnh vực thủy sản.”;
i) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này;
b) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5; khoản 1, 2 Điều 8; khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 và khoản 3 Điều 11; Điều 12; khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 13; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 4 và 6 Điều 16; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 4 và 6 Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, 2 và 3 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 5, 6 Điều 24; Điều 26; điểm a, b, c, d, d và e khoản 1, điểm a, b và c khoản 2 Điều 27; Điều 28; Điều 29; khoản 1 và 2 Điều 30; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 31; khoản 1 Điều 32; khoản 1 và 2 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 3 Điều 37; khoản 1, 2 và 5 Điều 38; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; khoản 2 Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 48; khoản 1, 2, 3 Điều 49; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 và 2 Điều 53; khoản 1, 2 và 3 Điều 54; khoản 1 và 2 Điều 55 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; khoản 1, 2, 3 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 5, 6 và 6a Điều 24; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 37; Điều 38; Điều 39; khoản 2 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 48; khoản 1, 2, 3 Điều 49; khoản 1, 2 và 3 Điều 51; khoản 1 và điểm a, c, d khoản 3 Điều 52; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 53; khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 54; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 55 Nghị định này;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; khoản 1, 2, 3 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 5, 6 và 6a Điều 24; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 37; Điều 38; Điều 39; khoản 2 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 48; khoản 1, 2, 3 Điều 49; Điều 51; khoản 1 và điểm a, c, d khoản 3 Điều 52; Điều 53; Điều 54 và Điều 55 Nghị định này.”;
k) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng:
a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 21; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 42; khoản 1 Điều 54 Nghị định này;
c) Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8; khoản 1 và 2 Điều 12; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều 32; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; khoản 1 Điều 44; khoản 1, 2 và 3 Điều 54; khoản 1 Điều 56 Nghị định này;
d) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 12; khoản 1 Điều 13; khoản 1 và 2 Điều 15; khoản 1 và 4 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 19; khoản 1 và 2 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 31; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 32; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; Điều 44; khoản 1 Điều 51; khoản 1, 2 và 3 Điều 54; khoản 2 Điều 55; khoản 1 và 2 Điều 56 Nghị định này;
đ) Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 12; Điều 13; khoản 1, 2 và 2a Điều 15; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 16; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 19; Điều 20; Điều 21; khoản 1, 3, 4 Điều 23; khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều 31; khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 32; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 51; khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 54; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 55; khoản 1 và 2 Điều 56 Nghị định này;
e) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 12; Điều 13; khoản 1, 2 và 2a Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; Điều 20; Điều 21; khoản 1, 3, 4 Điều 23; Điều 31; Điều 32; khoản 2 và 3 Điều 34; khoản 1 và 3 Điều 41; Điều 42; Điều 44; Điều 51; Điều 54; Điều 55 và Điều 56 Nghị định này.”;
l) Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e, điểm g khoản 7 như sau:
“đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 12; khoản 1 và 2 Điều 13; khoản 1, khoản 2, 2a Điều 15; khoản 1, 4 và 5 Điều 16; khoản 1 và 4 Điều 17; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 19; khoản 1, 2 và 3 Điều 20; Điều 21; khoản 1 và 3 Điều 23; khoản 1 Điều 31; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 32; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; Điều 43; Điều 44; khoản 1 Điều 51; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 54; khoản 2 và 3 Điều 55; khoản 1, 2 và 3 Điều 56 Nghị định này;
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 12; Điều 13; Điều 15; khoản 1 và 4 Điều 16; khoản 1 và 4 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 19; Điều 20; Điều 21; khoản 1, 3 và 4 Điều 23; khoản 1 và 3 Điều 31; khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 32; khoản 1 và 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42; Điều 43; Điều 44; điểm b, c, d khoản 1 Điều 48; khoản 1 và 3 Điều 51; khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 54; khoản 2, 3 và 4 Điều 55; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 56 Nghị định này;
g) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 12; Điều 13; Điều 15; khoản 1 và 4 Điều 16; khoản 1 và 4 Điều 17; Điều 19, 20, 21; khoản 1, 3 và 4 Điều 23; khoản 1 và 3 Điều 31; Điều 32, 39; khoản 2 và 3 Điều 34; khoản 1 và 3 Điều 41; Điều 42; Điều 43; Điều 44; điểm b, c, d khoản 1 Điều 48; khoản 1, điểm b, c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 51; Điều 54; khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 55; Điều 56 Nghị định này.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Sửa đổi tên Nghị định như sau:
“Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, bao gồm:
1. Quy định về giấy phép hoạt động điện lực.
2. Quy định về thiết kế, thi công xây lắp, nghiệm thu và đưa vào vận hành công trình điện lực.
3. Quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
4. Quy định về hoạt động mua, bán buôn điện, bán lẻ điện.
5. Quy định về sử dụng điện.
6. Quy định về an toàn điện: Việc thực hiện các biện pháp an toàn khi xây dựng các công trình điện; vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng nhà máy điện, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp và các thiết bị điện; kiểm định các thiết bị, dụng cụ và vật liệu điện; sử dụng điện trong kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt.
7. Quy định về điều độ hệ thống điện.
8. Quy định về thị trường điện lực.
9. Quy định về quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
10. Quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du.
11. Quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện.
12. Quy định về kiểm toán năng lượng.
13. Quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp.
14. Quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
15. Quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng.
16. Quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ và dán nhãn năng lượng.
17. Quy định về định mức sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh.
18. Quy định về chế độ báo cáo sử dụng năng lượng, mua sắm của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.”.
3. Bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 như sau:
“Điều 1a. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức hoạt động điện lực bao gồm: Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện, Đơn vị bán buôn điện, Đơn vị bán lẻ điện, Đơn vị điều độ hệ thống điện, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực;
b) Tổ chức hoạt động kiểm toán năng lượng; cơ sở đào tạo kiểm toán năng lượng và cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng; cơ sở đào tạo quản lý năng lượng và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng;
c) Khách hàng sử dụng điện, khách hàng sử dụng năng lượng là cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
d) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
2. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định này quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm.”.
5. Sửa đổi Điều 3 như sau:
“Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn.
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm.
3. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
4. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa; loại bỏ tổ máy phát điện.
5. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã lưu thông (bao gồm cả nhãn năng lượng đã dán trên phương tiện, thiết bị hoặc sản phẩm đã dán nhãn năng lượng).
6. Buộc thu hồi lại hoặc bán lại phần vốn đã góp hoặc cổ phần đã mua của Đơn vị phát điện.
7. Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp.
8. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra (nếu có)).
9. Buộc phải thử nghiệm, kiểm định các thiết bị; kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng.
10. Buộc thay thế, lắp đặt các vật tư, thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc buộc sử dụng các thiết bị đã được kiểm định và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc buộc sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng.
11. Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng, các hệ thống AGC, PSS.
12. Buộc duy trì khả năng điều chỉnh tần số sơ cấp, khả năng điều chỉnh điện áp theo quy định.
13. Buộc phải lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy định.
14. Buộc lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo vùng hạ du.
15. Buộc bổ sung biển báo, cảnh báo phạm vi công trình thủy điện, phao cảnh báo trong lòng hồ phạm vi bảo vệ thượng lưu đập.
16. Buộc thực hiện lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập.
17. Buộc thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng.
18. Buộc hủy bỏ giấy chứng nhận kiểm toán viên năng lượng và công bố danh sách giấy chứng nhận vi phạm cho các tổ chức cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng; buộc thu hồi giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm, chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đã cấp, giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng.
19. Buộc chấm dứt lưu hành phương tiện, thiết bị, máy móc.”.
7. Bãi bỏ tên mục 1 “Mục 1. Lĩnh vực điện lực” tại Chương II.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực
1. Phạt tiền tổ chức từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ bản chính Giấy phép hoạt động điện lực tại trụ sở của tổ chức hoặc không lưu giữ bản sao Giấy phép hoạt động điện lực tại văn phòng giao dịch của tổ chức.
2. Phạt tiền tổ chức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép theo quy định;
b) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi tên, địa chỉ trụ sở.
3. Phạt tiền tổ chức từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoạt động điện lực trong thời gian Giấy phép hoạt động điện lực bị mất, bị thất lạc mà không báo cáo cơ quan cấp giấy phép;
b) Không báo cáo với cơ quan cấp giấy phép chậm nhất 60 ngày trước khi ngừng hoạt động điện lực hoặc chuyển giao hoạt động điện lực trong trường hợp Giấy phép hoạt động điện lực còn thời hạn sử dụng.
4. Phạt tiền tổ chức từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thay đổi các nội dung trong Giấy phép hoạt động điện lực, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Không tuân thủ một trong các nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực, trừ các hành vi khác quy định tại Nghị định này;
c) Tự ý sửa chữa, cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép hoạt động điện lực.
5. Phạt tiền tổ chức từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép không chính xác, không trung thực;
b) Hoạt động điện lực khi Giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng;
c) Không đảm bảo một trong các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian hoạt động.
6. Phạt tiền tổ chức từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
b) Hoạt động điện lực trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động điện lực trong thời gian vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện lực
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện lực mà không thỏa thuận với chủ sở hữu công trình điện lực hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện lực.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đúng theo thiết kế, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Tự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lựa chọn các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện, năng lực theo quy định để thực hiện tư vấn chuyên ngành điện lực, thi công công trình điện lực;
b) Khởi công xây dựng, thi công lắp đặt công trình điện lực không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực;
c) Khởi công xây dựng, thi công công trình điện lực không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng hoặc không đủ điều kiện khởi công xây dựng;
d) Không gửi báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền sau khi khởi công xây dựng theo quy định;
đ) Đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thay thế, lắp đặt các vật tư, thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc phải lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động phát điện để sung vào ngân sách nhà nước và buộc phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm các quy định về hoạt động phát điện
1. Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp các thông tin về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện và các thông tin có liên quan đến hoạt động phát điện cho Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực hoặc Cơ quan điều tiết điện lực theo quy định pháp luật tại các Thông tư quy định về thị trường điện lực cạnh tranh, quy định hệ thống điện truyền tải, quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
2. Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện thử nghiệm, kiểm định định kỳ các thiết bị theo quy định;
b) Sử dụng các thiết bị chưa được thử nghiệm, kiểm định theo quy định hoặc không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho thiết bị đối với các nhà máy điện;
c) Không tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về đấu nối và vận hành nhà máy điện, lưới điện.
3. Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không chính xác về mức độ sẵn sàng của tổ máy và nhà máy;
b) Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng, các hệ thống AGC, PSS theo quy định;
c) Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng, các hệ thống AGC, PSS đã đầu tư theo quy định;
d) Không duy trì khả năng điều chỉnh tần số sơ cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
đ) Không duy trì khả năng điều chỉnh điện áp của nhà máy theo yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thử nghiệm, kiểm định các thiết bị; thay thế các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra (nếu có)) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt để hoàn trả thì sung vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng, các hệ thống AGC, PSS theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc duy trì khả năng điều chỉnh tần số sơ cấp, khả năng điều chỉnh điện áp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Vi phạm các quy định về hoạt động truyền tải điện
1. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về khả năng mang tải, chế độ vận hành lưới truyền tải điện, độ dự phòng của trang thiết bị và các thông tin có liên quan đến hoạt động truyền tải điện khi có yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực hoặc Cơ quan điều tiết điện lực.
2. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho phép đấu nối vào lưới truyền tải điện các thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Sử dụng các thiết bị đo, đếm điện năng chưa được kiểm định theo quy định hoặc không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới truyền tải điện.
3. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành lưới điện;
b) Không cung cấp dịch vụ truyền tải điện khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng lưới truyền tải điện, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của Cơ quan điều tiết điện lực;
c) Cung cấp thông tin không chính xác về tình trạng vận hành của lưới điện gây thiệt hại đối với hoạt động truyền tải điện;
d) Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng theo quy định;
đ) Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS đã đầu tư theo quy định.
4. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện công tác khắc phục sự cố, khôi phục trạng thái làm việc của lưới truyền tải điện theo quy định, gây gián đoạn việc cung cấp điện hoặc gây quá tải thiết bị điện trên lưới truyền tải điện trong thời hạn quy định theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành mà không có lý do chính đáng;
b) Không thực hiện việc ngừng hoặc yêu cầu Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia giảm mức truyền tải điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị;
c) Chấp thuận đấu nối phụ tải, nguồn điện gây quá tải đường dây, trạm biến áp cao áp, siêu cao áp ngay trong điều kiện vận hành bình thường, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
5. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện xây dựng hoặc trì hoãn việc xây dựng lưới điện từ điểm đấu nối của Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện khi các đơn vị này đã đáp ứng đủ các điều kiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đấu nối vào hệ thống điện quốc gia mà không có lý do chính đáng được Cơ quan điều tiết điện lực xác nhận;
b) Cung cấp dịch vụ truyền tải không đúng quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành, gây thiệt hại cho Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện, khách hàng sử dụng điện đấu nối trực tiếp vào lưới truyền tải điện, trừ trường hợp lưới điện quá tải theo xác nhận của Cơ quan điều tiết điện lực;
c) Góp vốn thành lập Đơn vị phát điện; mua cổ phần của Đơn vị phát điện.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thử nghiệm, kiểm định các thiết bị và thay thế các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi lại phần vốn đã góp hoặc cổ phần đã mua của Đơn vị phát điện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
c) Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về phân phối điện
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tháo, lắp thiết bị đo đếm trên lưới điện khi không được giao nhiệm vụ;
b) Không có biên bản treo tháo khi lắp đặt, thay thế thiết bị đo đếm điện hoặc biên bản không có chữ ký của đại diện khách hàng sử dụng điện;
c) Không có thẻ nghiệp vụ mà hiệu chỉnh thiết bị đo đếm trên lưới điện;
d) Không có Giấy chứng nhận kiểm định hoặc tem kiểm định hoặc dấu kiểm định khi kiểm định thiết bị đo đếm điện;
đ) Không nghiệm thu đúng thời hạn quy định sau khi lắp đặt, thay thế, sửa chữa hoặc hiệu chỉnh thiết bị đo đếm điện.
2. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, Cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hoàn thành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện hoặc không có giải pháp thay thế trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện;
b) Không tiến hành xử lý sự cố trong thời hạn 02 giờ tính từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện do bên bán điện quản lý để khôi phục việc cấp điện mà không có lý do chính đáng;
c) Thực hiện không đúng các yêu cầu chất lượng dịch vụ khách hàng theo quy định.
4. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho phép đấu nối vào lưới phân phối điện các thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Thỏa thuận đấu nối vào lưới điện 110kV các trạm điện, nhà máy điện, đường dây không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Sử dụng các thiết bị đo đếm điện năng không được kiểm định theo quy định hoặc đã được kiểm định nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới phân phối điện;
d) Sử dụng thiết bị đo đếm điện không phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định về đo lường kiểm định và niêm phong;
đ) Thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành;
e) Ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện ưu tiên khi thiếu điện, trừ trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị, hệ thống điện.
5. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, Đơn vị bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện đã đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới phân phối điện bị quá tải có xác nhận của Cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền;
b) Cung cấp thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến an toàn, thiệt hại đối với hoạt động phân phối điện;
c) Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS đã đầu tư theo quy định.
6. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý sa thải phụ tải, nguồn điện; tiết giảm phát điện không đúng với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tự ý sử dụng công trình điện lực không thuộc quyền quản lý của mình để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác;
c) Chấp thuận đấu nối phụ tải, nguồn điện gây quá tải đường dây, trạm biến áp hạ áp, trung áp, cao áp ngay trong điều kiện vận hành bình thường, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
d) Ngừng cung cấp điện vì sự cố kỹ thuật do vi phạm quy trình vận hành hoặc do thiết bị không được thử nghiệm, kiểm định theo quy định.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải kiểm định các thiết bị đo đếm điện và thay thế các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 4 Điều này;
b) Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Vi phạm các quy định về mua, bán buôn điện
1. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Phạt tiền Đơn vị phát điện, Đơn vị bán buôn điện, Đơn vị bán lẻ điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán buôn điện mà hợp đồng mua, bán buôn điện không tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua, bán điện có thời hạn.
3. Phạt tiền Đơn vị phát điện, Đơn vị bán buôn điện, Đơn vị bán lẻ điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán điện với đơn vị không có Giấy phép hoạt động điện lực.
4. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm các quy định về bán lẻ điện
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch mua bán điện các quy định của pháp luật về biểu giá điện, thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện, quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện, hướng dẫn về an toàn điện.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá bán lẻ điện cụ thể theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ đến kiểm tra, thanh tra việc mua bán điện.
4. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ký hợp đồng mua bán điện sau 07 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng kể từ khi bên mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các nội dung trong dự thảo hợp đồng;
b) Sử dụng các thiết bị đo đếm điện năng không được kiểm định theo quy định hoặc đã được kiểm định nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới phân phối điện.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng nghề nghiệp để sách nhiễu các tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhằm mục đích vụ lợi.
6. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ký hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt sau 07 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng kể từ khi bên mua điện đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các nội dung trong dự thảo hợp đồng;
b) Bán điện mà không có hợp đồng mua bán điện với khách hàng sử dụng điện.
7. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) Thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
8. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua điện của Đơn vị điện lực không có Giấy phép hoạt động điện lực.
9. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc phải kiểm định các thiết bị đo đếm điện và thay thế các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều này.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây);
b) Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn sau đây:
a) Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia;
c) Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
d) Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;
đ) Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/ DMS, đo đếm điện năng theo quy định;
e) Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đã đầu tư theo quy định.
8. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
9. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
d) Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 7 Điều này.”.
16. Sửa đổi Điều 13 như sau:
“Điều 13. Vi phạm các quy định về điều độ hệ thống điện
1. Phạt tiền Đơn vị điều độ hệ thống điện từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi điều độ hệ thống điện không tuân thủ quy trình, quy định có liên quan nhưng chưa gây sự cố trên hệ thống điện mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo Đơn vị điều độ hệ thống điện tình hình sự cố, các trạng thái làm việc bất thường của thiết bị có nguy cơ gây ra sự cố làm ngừng hoạt động của nhà máy điện, lưới truyền tải điện.
3. Phạt tiền Đơn vị điều độ hệ thống điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều độ hệ thống điện sai kế hoạch vận hành đã được duyệt gây sự cố trên hệ thống điện mà không có lý do chính đáng;
b) Vi phạm Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành gây sự cố trên hệ thống điện;
c) Không tuân thủ Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố;
d) Góp vốn thành lập Đơn vị phát điện; mua cổ phần của Đơn vị phát điện.
4. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị điều độ hệ thống điện theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành, trừ trường hợp thực hiện lệnh điều độ sẽ gây mất an toàn cho người và thiết bị;
b) Không tuân thủ Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, Quy trình vận hành thiết bị do Bộ Công Thương ban hành gây sự cố trên lưới phân phối điện;
c) Không tuân thủ Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành gây mở rộng phạm vi sự cố.
5. Phạt tiền Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị điều độ hệ thống điện theo quy định tại Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và các quy trình, quy định có liên quan, trừ trường hợp thực hiện lệnh điều độ sẽ gây mất an toàn cho người và thiết bị;
b) Không tuân thủ Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, Quy trình khởi động đen, Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, Quy trình khôi phục hệ thống điện quốc gia, Quy trình vận hành thiết bị và các quy trình, quy định có liên quan do Bộ Công Thương ban hành gây sự cố trong nhà máy điện và trên lưới truyền tải điện.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bán lại phần vốn đã góp hoặc cổ phần đã mua của Đơn vị phát điện đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định về thị trường điện lực
1. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về kế hoạch sửa chữa lưới điện truyền tải cho Đơn vị điều độ hệ thống điện và Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực theo đúng thời hạn của Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
2. Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập và gửi hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Không thực hiện đầu tư hệ thống đấu nối thông tin thị trường điện theo Quy định thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
3. Phạt tiền Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm các quy định về công bố thông tin được quy định tại Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Sử dụng các số liệu đầu vào và dữ liệu cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
4. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và lịch huy động công suất hệ thống điện tháng, tuần hoặc cho việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường điện lực theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt hợp đồng mua bán điện.
5. Phạt tiền Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, Đơn vị điều hành hệ thống điện từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm các quy định về bảo mật thông tin được quy định tại Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Cung cấp thông tin phục vụ công tác giám sát thị trường điện, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường điện không đầy đủ, không đúng thời hạn theo Quy định về thị trường phát điện cạnh tranh, Quy định giám sát thị trường điện và Quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm do Bộ Công Thương ban hành;
c) Vi phạm trình tự, thủ tục và phương pháp tính toán sản lượng điện năm cho các Đơn vị phát điện theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh và Quy định hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành;
d) Làm mất dữ liệu sử dụng cho việc lập hồ sơ thanh toán điện năng giao dịch trên thị trường trong thời gian lưu trữ theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
6. Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và lịch huy động công suất hệ thống điện tháng, tuần theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
7. Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và lịch huy động công suất hệ thống điện tháng, tuần hoặc cho việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường điện lực theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Thỏa thuận với các Đơn vị phát điện khác trong việc chào giá để được lập lịch huy động;
c) Thỏa thuận trực tiếp hoặc gián tiếp với các đơn vị khác trong việc hạn chế hoặc kiểm soát công suất chào bán trên thị trường nhằm tăng giá trên thị trường giao ngay và làm ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện;
d) Thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định.
8. Phạt tiền Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, Đơn vị điều hành hệ thống điện từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Can thiệp vào việc vận hành thị trường điện không tuân thủ theo quy định tại Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh, Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
b) Không tuân thủ quy định về thực hiện lịch huy động công suất các tổ máy phát điện được quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
c) Không tuân thủ quy định lập lịch huy động các tổ máy phát điện được quy định tại Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
d) Thỏa thuận với Đơn vị phát điện trong việc chào giá để các tổ máy phát điện của Đơn vị phát điện được lập lịch huy động không đúng với trình tự, thủ tục quy định tại Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch có được từ việc chào giá (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 Điều này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;
c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;
d) Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện;
đ) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc với phần không mang điện trên hệ thống điện;
e) Chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp mà không thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết theo quy định;
g) Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;
b) Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
c) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
d) Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây;
đ) Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tầu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
e) Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện;
g) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp tổ chức thi công khi làm việc với các hạng mục, thiết bị trên hệ thống điện, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
h) Không xây dựng danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định để theo dõi quản lý theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện;
i) Câu, móc, kéo điện sau công tơ của khách hàng sử dụng điện này làm nguồn điện sử dụng cho hộ tiêu thụ khác;
k) Tự ý đấu nối, kéo điện từ sau công tơ của khách hàng sử dụng điện ra ngoài sử dụng vào mục đích khác so với hợp đồng đã ký;
l) Tự ý sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng hoặc làm thay đổi kết cấu mạch điện đã được phê duyệt trong hợp đồng mua bán điện khi chưa qua các lớp đào tạo về kỹ thuật điện, điện dân dụng và an toàn điện;
m) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy làm mất an toàn vận hành công trình lưới điện.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ, ao trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm mà không thông báo trước cho đơn vị quản lý vận hành đường cáp theo quy định;
b) Không đặt biển báo an toàn hoặc biển tên, biển báo không đúng mẫu cho đường dây, trạm biến áp, nhà máy điện theo quy định về an toàn điện;
c) Chặt và để cây đổ vào lưới điện;
d) Xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
đ) Không có phiếu công tác hoặc lệnh công tác khi làm những công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác;
e) Không lưu phiếu công tác, lệnh công tác theo quy định;
g) Thực hiện không đúng và đầy đủ các nội dung ghi trong phiếu công tác, lệnh công tác;
h) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc gần với phần mang điện trên hệ thống điện;
i) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc với phần mang điện trên hệ thống điện;
k) Không có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng, bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành;
l) Không thực hiện công tác kiểm định, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, các thông số quy định trong thiết kế đã duyệt.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
b) Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
c) Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ;
d) Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện;
đ) Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;
e) Không ban hành đầy đủ quy trình, nội quy về an toàn điện theo quy định;
g) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định khi làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác gây tai nạn hoặc sự cố;
h) Sử dụng hoặc thuê người chưa được đào tạo chuyên môn về điện hoặc chưa được huấn luyện về an toàn điện, chưa được cấp thẻ an toàn điện, thẻ kiểm định viên để làm những công việc quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện;
i) Cho đường dây dẫn điện đi qua khu vực dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người hoặc mang tải vượt quá tiêu chuẩn định mức theo quy định;
k) Không có các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về an toàn điện;
l) Không có quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
m) Không lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định;
n) Không thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương theo quy định.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết kế, lắp đặt và đưa vào vận hành lưới điện, nhà máy điện không đáp ứng được các quy định về kỹ thuật, an toàn điện;
b) Không kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét, nối đất của nhà máy điện, trạm điện và đường dây dẫn điện;
c) xếp, chứa các chất cháy, nổ, ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;
d) Không thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật đối với các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định;
đ) Thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện khi không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện đã hết hiệu lực;
e) Thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện vượt quá phạm vi được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện;
g) Không tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện theo quy định.
7. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện;
b) Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện;
c) Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; điểm a, điểm c và điểm d khoản 4; các điểm a, b, c, d và đ khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a và điểm c khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 2; khoản 3; điểm c và điểm d khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d và điểm i khoản 5; điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động kiểm định để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 6 Điều này.”.
 19. Bãi bỏ tên mục 2 “Mục 2. Lĩnh vực an toàn đập thủy điện” tại Chương II.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện theo quy định pháp luật về quản lý an toàn đập; không tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi nghiệm thu đưa công trình vào khai thác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có, không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình vận hành thiết bị, quy trình bảo trì từng hạng mục công trình, đập thủy điện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo trì đập thủy điện và các thiết bị lắp đặt tại đập thủy điện theo quy định;
b) Không chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho công tác ứng phó thiên tai đảm bảo an toàn thủy điện và vùng hạ du, công tác ứng phó tình huống khẩn cấp theo phương án đã được phê duyệt;
c) Hoạt động sai nội dung quy định của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện, trừ trường hợp sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, hoặc lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Không kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định;
đ) Không xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy điện theo quy định;
e) Không có nguồn điện dự phòng hoặc có nhưng không sử dụng được để vận hành các cửa van của đập tràn.
5. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kiểm định an toàn đập thủy điện theo quy định;
b) Hoạt động không giấy phép trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa phải có giấy phép;
c) Không có quy trình vận hành hồ chứa thủy điện hoặc không rà soát, điều chỉnh bổ sung theo quy định hoặc vận hành không đúng quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Không tuân thủ trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả nước theo quy định đối với hồ chứa, đập dâng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động điện lực từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm c khoản 5 Điều này.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trong quá trình thi công, không lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Trong giai đoạn khai thác đập, hồ chứa thủy điện, không lập, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập hoặc không thực hiện phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn khai thác hoặc hàng năm không rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn khai thác;
b) Không lắp đặt hoặc không rà soát hàng năm lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo vùng hạ du;
c) Không có biển báo, cảnh báo phạm vi công trình thủy điện, phao cảnh báo trong lòng hồ phạm vi bảo vệ thượng lưu đập;
d) Không tổ chức kiểm tra, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo không đúng thực tế về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện do mình sở hữu, quản lý.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thực hiện việc cảnh báo, thông báo trước cho dân cư và chính quyền địa phương về việc xả lũ hồ chứa thủy điện;
c) Không lập hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Không lập hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phương án bảo vệ đập thủy điện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Không lập hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phương án ứng phó tình huống khẩn cấp hoặc không rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hằng năm theo quy định;
e) Không xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện; không tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới; không bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý;
g) Không xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hằng năm không có phương án hoặc phương án rà soát, điều chỉnh, bổ sung ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo vùng hạ du đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc bổ sung biển báo, cảnh báo phạm vi công trình thủy điện, phao cảnh báo trong lòng hồ phạm vi bảo vệ thượng lưu đập đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này.”.
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng vào đập thủy điện hoặc vai đập thủy điện, trừ phương tiện được sử dụng để kiểm tra, bảo trì, sửa chữa đập thủy điện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
23. Bãi bỏ tên mục 3 “Mục 3. Lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” tại Chương II.
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đầy đủ nội dung của báo cáo kiểm toán theo biểu mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các biện pháp khắc phục khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo sử dụng năng lượng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm toán năng lượng theo quy định.”.
25. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 20 như sau:
a) Bãi bỏ Khoản 4;
b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ giấy chứng nhận kiểm toán viên năng lượng và công bố danh sách giấy chứng nhận vi phạm cho các tổ chức cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để hoàn trả cho người học (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
26. Sửa đổi một số khoản của Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi Khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng không đủ năng lực thực hiện kiểm toán năng lượng (không có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng hoặc không có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phù hợp phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng).”;
b) Sửa đổi Khoản 4 như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”.
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng, biện pháp quản lý năng lượng và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bắt buộc áp dụng trong thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành trang thiết bị nhằm tiết kiệm năng lượng.”.
28. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 23 như sau:
a) Bãi bỏ Khoản 3;
b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ tổ máy phát điện theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”.
29. Sửa đổi Khoản 4 Điều 24 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
30. Sửa đổi Khoản 2 Điều 25 như sau:
“2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.
31. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động vận tải
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận tải thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấm dứt lưu hành thiết bị, phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tái xuất thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm b khoản này.”.
32. Sửa đổi Khoản 3 Điều 27 như sau:
“3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chấm dứt lưu hành phương tiện, thiết bị, máy móc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.
33. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 28 như sau:
a) Bãi bỏ Khoản 3;
b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”.
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định về quản lý năng lượng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không thực hiện đầy đủ các nội dung của mô hình quản lý năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;
b) Người đứng đầu tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước không thực hiện đầy đủ các quy định quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm: không xây dựng và gửi kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tại địa phương; vi phạm quy định về chế độ báo cáo về tình hình sử dụng năng lượng, không xây dựng quy chế tiết kiệm năng lượng tại cơ sở, cơ quan, đơn vị; không tuân thủ Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong công tác mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chỉ định hoặc chỉ định người đảm nhận chức danh người quản lý năng lượng không đủ điều kiện.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm, 05 năm; không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm, 05 năm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ người quản lý năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng
1. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng trong trường hợp tái phạm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn năng lượng sai quy cách sau đây:
a) Gắn nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước không phù hợp;
b) Thay đổi kích thước nhãn năng lượng tăng hoặc giảm không theo tỷ lệ;
c) Làm che lấp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn năng lượng.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị;
b) Tiếp tục dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị hoặc không thực hiện công bố lại khi có thay đổi tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng do cơ quan có thẩm quyền công bố.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai thông tin hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số);
b) Tuyên truyền, quảng cáo cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng không đúng sự thật về mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số).
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị không đúng với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng hoặc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị khi chưa thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên phương tiện, thiết bị hoặc bao bì đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm đã dán nhãn năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.”.
36. Sửa đổi Khoản 2 Điều 31 như sau:
“2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.”.
37. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Vi phạm các quy định về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất phương tiện, thiết bị nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy phương tiện, thiết bị nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm b khoản này.”.
38. Sửa đổi, bổ sung Chương III như sau:
“Chương III
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 33. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định tại các điều từ Điều 34 đến Điều 37 của Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, công chức, viên chức thuộc các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại địa phương thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; khoản 1 Điều 15 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1, 2 Điều 9; từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 11; từ khoản 1 đến khoản 6 và khoản 8 Điều 12; từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 15; khoản 1, khoản 2 Điều 16; Điều 18; khoản 1, khoản 2 Điều 19; khoản 1, 2 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 24; Điều 25; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; khoản 1, 4, 5 Điều 30 và Điều 31 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn;
đ) Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5; Điều 6; khoản 1, 2, 3 Điều 9; khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12 và các điều từ Điều 15 đến Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn;
đ) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn, đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 29 và điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều, khoản từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6; từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 9; từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 11; từ khoản 1 đến khoản 6 và khoản 8 Điều 12; từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 15; khoản 1, khoản 2 Điều 16; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 17; Điều 18; khoản 1, khoản 2 Điều 19; khoản 1, khoản 2 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 24; Điều 25; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 30; Điều 31; khoản 1 Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn;
đ) Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
3. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm e khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 15, Điều 24, Điều 25 Nghị định này trong phạm vi quản lý:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
4. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 26 Nghị định này trong phạm vi quản lý:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điều, khoản từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 5; từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 6; khoản 1, khoản 2 Điều 7; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 8; Điều 9; khoản 1, khoản 2 Điều 10; từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 11; từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 12; từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 13; từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 14; từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 15; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 16; từ Điều 17 đến Điều 22; khoản 1 Điều 23; Điều 24; Điều 25; từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 26; từ Điều 27 đến Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn;
đ) Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
6. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên phạm vi cả nước:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ có thời hạn; đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
7. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại điểm d và điểm e khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 15; Điều 24; Điều 25 Nghị định này trong phạm vi quản lý:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
8. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 26 Nghị định này trong phạm vi quản lý:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
9. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 Nghị định này trên phạm vi cả nước:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
10. Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định này trên phạm vi cả nước:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Những người sau đây khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý thì có quyền xử phạt, cụ thể như sau:
1. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2; điểm a, điểm b, điểm đ và điểm m khoản 3 Điều 15 Nghị định này:
a) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2, điểm a, điểm b, điểm đ và điểm m khoản 3, điểm a và điểm c khoản 4 Điều 15; Điều 18 Nghị định này:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
3. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 18 Nghị định này trên phạm vi cả nước:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 30 và khoản 1 Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 30 và khoản 1 Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 30 và Điều 32 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
Điều 38. Thông báo kết quả xử lý vi phạm hành chính cho cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy phép hoạt động điện lực để xem xét thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Luật Điện lực khi xử phạt hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên bán điện để thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo quy định của pháp luật về điện lực ngay sau khi lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 8 và khoản 9 Điều 12 Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã công nhận phòng thử nghiệm để xem xét xóa tên khỏi Danh mục các phòng thử nghiệm đạt chuẩn được thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng khi xử phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
4. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã chuyển biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vi phạm biết về kết quả xử lý vi phạm.”.
39. Sửa đổi tên Điều 46 như sau: “Điều 39. Hiệu lực thi hành”.
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 thành Điều 40 như sau:
“Điều 40. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức thi hành Nghị định này;
b) Quy định phương pháp xác định sản lượng điện trộm cắp và số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện để trả lại cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt và cách thức tổ chức thực hiện, thi hành hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 4 như sau:
a) Bổ sung điểm l vào sau điểm k khoản 3 như sau:
“l) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”.
c) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”.
2. Bổ sung Điều 4a và Điều 4b vào sau Điều 4 như sau:
Điều 4a. Quy định về vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần
1. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định này quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm.
Điều 4b. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Biên bản, tài liệu, văn bản hoặc giấy tờ liên quan khác ghi nhận việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện và được xác định như sau:
a) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do cá nhân, tổ chức vi phạm cung cấp; trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền cá nhân, tổ chức thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó;
b) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng; trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy;
c) Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.”.
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 6 như sau:
a) Bãi bỏ khoản 6.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.
4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điểm của khoản 11 Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi điểm c như sau:
“c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này;”;
b) Bãi bỏ điểm d.
5. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 9 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.”.
6. Sửa đổi và bãi bỏ một số điểm của khoản 3 Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi điểm c như sau:
“c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.”;
b) Bãi bỏ điểm d.
7. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 11 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.”.
8. Sửa đổi và bãi bỏ một số điểm của khoản 3 Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi điểm c như sau:
“c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.”;
b) Bãi bỏ điểm d.
9. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 13 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.”.
10. Sửa đổi và bãi bỏ một số điểm của khoản 3 Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi điểm c như sau:
“c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.”;
b) Bãi bỏ điểm d.
11. Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 15 như sau:
“b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.”.
12. Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 18.
13. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 19 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.”.
14. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 20 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định từ điểm đ đến điểm k khoản 1 Điều này.”.
15. Sửa đổi khoản 3 Điều 21 như sau:
“3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ điểm h đến điểm o khoản 1 và khoản 2 Điều này.”.
16. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 22 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.”.
 17. Bãi bỏ khoản 1, điểm a khoản 2khoản 3 Điều 23.
18. Sửa đổi khoản 3 Điều 26 như sau:
“3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”.
19. Sửa đổi khoản 3 Điều 27 như sau:
“3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều này.”.
20. Sửa đổi khoản 3 Điều 28 như sau:
“3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp hàng hoá vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng tình hình sản xuất, kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định.
 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động;
b) Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
3. Các hành vi vi phạm khác vi phạm quy định phòng chống tác hại của rượu, bia về khuyến mại, bán, cung cấp rượu bia bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”.
22. Sửa đổi khoản 6 Điều 31 như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hoá vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.
23. Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 32 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
24. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 33 như sau:
a) Bổ sung khoản 1a và khoản 1b trước khoản 1 như sau:
“1a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mại đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời hạn quy định dưới 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng của thời hạn phải báo cáo.
1b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mại đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày cuối cùng của thời hạn phải báo cáo.”;
b) Sửa đổi điểm d khoản 1 như sau:
“d) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm thực hiện việc phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hóa trước khi thực hiện việc phát hành bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc không lập biên bản thực hiện việc phát hành kèm theo bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hóa khi thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi mà bằng chứng xác định trúng thưởng được phát hành kèm theo hàng hóa;”;
c) Bổ sung điểm i khoản 1 như sau:
“i) Tổ chức thi, mở thưởng không công khai hoặc không có sự chứng kiến của đại diện khách hàng hoặc không thông báo cho Sở Công Thương nơi tổ chức thi, mở thưởng trước ngày tổ chức thi, mở thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố mà tổng giá trị giải thưởng của chương trình từ 100.000.000 đồng trở lên.”;
d) Sửa đổi điểm cđiểm d khoản 2 như sau:
“c) Không thông báo, thông báo sửa đổi (gọi chung là thông báo) hoặc không đăng ký, đăng ký sửa đổi (gọi chung là đăng ký) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng với thực tế;
d) Không thông báo hoặc không báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại theo quy định hoặc thông báo, báo cáo không đúng quy định (trừ trường hợp quy định tại khoản 1a Điều này) hoặc nội dung thông báo, báo cáo không đúng thực tế;”;
đ) Bãi bỏ điểm c khoản 3, khoản 4điểm b khoản 6.
25. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 35 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác các nội dung trong hồ sơ khi đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Báo cáo kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời hạn quy định dưới 30 ngày.”;
b) Sửa đổi điểm c và bổ sung các điểm d, đ và e tại khoản 2 như sau:
“c) Không công bố công khai và đảm bảo quyền lợi của các thương nhân đã tham gia hội chợ, triển lãm thương mại khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại;
d) Không cung cấp hoặc cung cấp đến thương nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại không đầy đủ, không chính xác thông tin liên quan đến việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm thương mại ngoài hoạt động trưng bày hàng hóa;
đ) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin về hàng hóa trưng bày cho đơn vị tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
e) Báo cáo kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên.”;
c) Bãi bỏ điểm d khoản 3.
d) Bổ sung điểm k khoản 4 như sau:
“k) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam mà không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ các yêu cầu, quy định về gian hàng, dịch vụ phục vụ.”;
đ) Bổ sung điểm g khoản 5 như sau:
“g) Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam trái với đạo đức, phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam.”.
26. Sửa đổi khoản 4 của Điều 38 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung, thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
27. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 7 Điều 40 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa bị tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
28. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 41 như sau:
a) Bãi bỏ điểm b khoản 6 Điều 41;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép chuyển khẩu hàng hóa bị tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5 Điều này.
29. Sửa đổi điểm b khoản 6 Điều 43 như sau:
“b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.”.
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 44 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
31. Sửa đổi khoản 4 Điều 47 như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này”.
32. Bãi bỏ khoản 7 Điều 61.
33. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 62 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Không bổ sung hồ sơ thông báo liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến (sau đây gọi là website thương mại điện tử bán hàng) hoặc ứng dụng bán hàng trên nền tảng di động có chức năng đặt hàng trực tuyến (sau đây gọi là ứng dụng bán hàng) theo quy định;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:
“đ) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ, không chính xác trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng bán hàng; thông tin hàng hóa, dịch vụ; thông tin về số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật; thông tin về giá cả; thông tin vận chuyển và giao nhận; thông tin về điều kiện giao dịch chung; thông tin về các phương thức thanh toán theo quy định;”;
c) Bổ sung điểm g khoản 1 như sau:
“g) Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, báo cáo số liệu thống kê về tình hình hoạt động của website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử không đúng thời hạn theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 3; điểm d, đ, e và g khoản 4 Điều này.”.
34. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 63 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Không có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;”;
b) Bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Cung cấp thông tin hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện kinh doanh hoặc không đáp ứng các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó trên môi trường internet.”;
c) Sửa đổi điểm đ khoản 3 như sau:
“đ) Không lưu trữ thông tin về các giao dịch hoặc dữ liệu về từng giao dịch thanh toán được thực hiện qua website thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán;”.
35. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 64 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
“a) Không công bố rõ trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;”;
b) Bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:
“đ) Không thể hiện bằng phiên âm tiếng Việt hoặc ký tự La tinh với các tên riêng của người bán nước ngoài trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.”;
c) Bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:
“đ) Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch trong hồ sơ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.”.
d) Bổ sung điểm g và điểm h vào sau điểm e khoản 3 như sau:
“g) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
h) Không thực hiện đúng quy chế tại hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”.
đ) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:
“b) Không hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;”;
36. Sửa đổi một số điểm, khoản của Điều 65 như sau:
a) Sửa đổi điểm ađiểm b khoản 1 như sau:
“a) Xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng không đúng quy định;
b) Không xây dựng hoặc không hiển thị công khai cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng trên trang chủ website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử.”;
b) Sửa đổi điểm a khoản 2 như sau:
“a) Không hiển thị rõ ràng cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng hoặc đường dẫn tới thông tin chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng tại thời điểm thu thập thông tin;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Không công bố chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến.”;
d) Sửa đổi khoản 5 như sau:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”.
37. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 66 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 3 như sau:
“a) Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;”:
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 như sau:
“c) Không công bố công khai hoặc công bố quy chế khác với thông tin tại hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực thương mại điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”;
c) Sửa đổi điểm a khoản 4 như sau:
“a) Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
“d) Cung cấp dịch vụ chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với đề án hoạt động tại hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;”
đ) Sửa đổi điểm a khoản 6 như sau:
“a) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực trong thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;”
38. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 67 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.”.
39. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau:
“Điều 68. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo hoạt động của văn phòng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời gian quy định dưới 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo hoạt động của văn phòng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời gian quy định từ 30 ngày trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng;
b) Không thực hiện thông báo công khai hoạt động của văn phòng tại Việt Nam sau khi được cấp, cấp lại, sửa đổi, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng theo quy định;
c) Không thực hiện thủ tục sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng trong thời hạn quy định khi thay đổi người đứng đầu của văn phòng; thay đổi địa điểm đặt trụ sở của văn phòng; thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của văn phòng đã được cấp phép; thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài; thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài từ một nước sang một nước khác hoặc thay đổi hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài;
d) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng được cấp;
đ) Địa điểm đặt trụ sở văn phòng không đúng địa điểm ghi trong giấy phép thành lập văn phòng;
e) Cho thuê lại trụ sở văn phòng hoặc thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện báo cáo hoặc thực hiện báo cáo không đúng thời hạn quy định hoặc không cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép thành lập văn phòng;
c) Người đứng đầu văn phòng kiêm nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
d) Tiếp tục hoạt động sau khi giấy phép thành lập văn phòng bị cơ quan cấp giấy phép thu hồi hoặc hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép thành lập văn phòng mà chưa được gia hạn;
đ) Tiếp tục hoạt động sau khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đã chấm dứt hoạt động.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;
b) Tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam mà không thành lập văn phòng tại Việt Nam theo quy định;
c) Lập văn phòng trái phép tại Việt Nam;
d) Trực tiếp thực hiện các hoạt động nhằm sinh lời tại Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép thành lập văn phòng bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều này.”.
40. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 69 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép thành lập chi nhánh bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.”.
41. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 73 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;”;
b) Thay thế cụm từ “thương nhân” bằng cụm từ “doanh nghiệp” tại điểm i khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm n và điểm p khoản 7; điểm d và điểm e khoản 8;
c) Bổ sung điểm t vào sau điểm s khoản 7 như sau:
“t) Không thực hiện đúng quy định về đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;”;
d) Thay thế cụm từ “thương nhân” bằng cụm từ “doanh nghiệp” tại điểm i khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm n và điểm p khoản 7; điểm d và điểm e khoản 8;
đ) Sửa đổi điểm e khoản 9 như sau:
“e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;”;
42. Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 74 như sau:
“b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”.
43. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 80 như sau:
“2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công chức, viên chức thuộc cơ quan quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 và 87a của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.”.
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 81 như sau:
“Điều 81. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”.
45. Sửa đổi, bổ sung Điều 82 như sau:
“Điều 82. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”.
46. Sửa đổi, bổ sung Điều 83 như sau:
“Điều 83. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
 a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, e, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, e, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”
47. Sửa đổi, bổ sung Điều 84 như sau:
“Điều 84. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
 a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, e và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, e và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, e và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”.
48. Sửa đổi, bổ sung Điều 85 như sau:
“Điều 85. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”.
49. Sửa đổi, bổ sung Điều 86 như sau:
“Điều 86. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 của Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này và không vượt quá 60.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương, tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”.
50. Sửa đổi, bổ sung Điều 87 như sau:
“Điều 87. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra sở; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 280.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.
51. Bổ sung Điều 87a vào sau Điều 87 như sau:
“Điều 87a. Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”.
52. Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 88 như sau:
“6a. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 9 Chương II và Điều 73 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 87a của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
1. Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 3 Điều 4 như sau:
“g) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép.”.
2. Bổ sung Điều 4a và Điều 4b vào sau Điều 4 như sau:
“Điều 4a. Vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần
1. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định này quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm.
Điều 4b. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
1. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Biên bản, tài liệu, văn bản hoặc giấy tờ liên quan khác ghi nhận việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện và được xác định như sau:
a) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do cá nhân, tổ chức vi phạm cung cấp; trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền cá nhân, tổ chức thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó;
b) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng; trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy;
c) Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.”.
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 20 như sau:
 a) Bãi bỏ điểm a khoản 6;
 b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.”.
4. Bãi bỏ khoản 5 Điều 21.
5. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 Điều 24 như sau:
“c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định.”.
6. Bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 36 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;
b) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 6 như sau:
“d) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.”.
7. Bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 38 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 như sau:
“c) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 39 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 3;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 40 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 42 như sau:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 4;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 43 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 3 như sau:
“a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.”.
12. Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 44, điểm b khoản 4 Điều 45, điểm b khoản 4 Điều 46, điểm a khoản 5 Điều 52, điểm b khoản 4 Điều 53.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
“Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 57 như sau:
“Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau:
“Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 59 như sau:
“Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 60.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:
“Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:
“Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:
“Điều 62. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng cục hóa chất, Cục trưởng cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 như sau:
“Điều 63. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 21; điểm a khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều 33; khoản 1, 3 Điều 35; khoản 1 Điều 46 và khoản 1, 2, 3, 4 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2 Điều 9; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6 và khoản 5, 6 Điều 7) theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân:
a) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 35 và điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1, 2, 3 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 11; Điều 12; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 22; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 2 Điều 29; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1, 2 Điều 34; khoản 1, 3, 4 Điều 35; khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 42; điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 45; khoản 1, điểm a, b, d, đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 46; khoản 1, điểm a, c khoản 2 Điều 47; khoản 1, 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 1, 2 Điều 50; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 53 và khoản 1, 2, 3, 4, điểm a, b khoản 5 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2 Điều 9; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 36; Điều 37; điểm a, c khoản 1, khoản 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; khoản 1, điểm a, b, d, đ khoản 2, điểm b, c khoản 3 Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
e) Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 36; điểm b khoản 1 Điều 38; Điều 41; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 46; điểm a, b khoản 2 Điều 53 và trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6; khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
g) Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 36; điểm b khoản 1 Điều 38; Điều 41; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 46; điểm a, b khoản 2 Điều 53) theo thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phân định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng:
a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 35; điểm b khoản 1, khoản 2, 3 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a và b khoản 1 Điều31, khoản 1 và 2 Điều 33; khoản 1, 3, 4 Điều 35; khoản 1,2,3,4 và điểm a, b khoản 5 Điều 54 của Nghị định này;
d) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 7, 8 Điều 33; khoản 1, 3, 4 Điều 35; khoản 1 Điều 52 và khoản 1, 2, 3, 4, điểm a, b khoản 5 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, điểm a, c, d khoản 2 Điều 9; khoản 1, điểm c, d khoản 2 Điều 11; Điều 13; điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; điểm a khoản 1 Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 20; khoản 3, khoản 4 Điều 22; điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; khoản 1, khoản 3 Điều 28; Điều 31; Điều 33; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 52; Điều 54 của Nghị định này;
e) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 6 (trừ trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6); khoản 4, 5, 6 Điều 7 (trừ trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm tại khoản 5, 6 Điều 7); khoản 2 Điều 8; khoản 1, điểm a, c và d khoản 2, khoản 3 Điều 9; khoản 1, điểm c và d khoản 2 Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; khoản 3, 4 Điều 22; điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 24; Điều 25; Điều 26; khoản 1, 2 Điều 27; khoản 1, 3 Điều 28; Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 52 và Điều 54 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Phân định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 21; điểm a khoản 7 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35 và điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; Điều 25; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35; điểm b khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 52 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9; điểm d khoản 1 Điều 11; Điều 13; điểm c khoản 1 Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 28; điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, 4, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35; điểm b khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 52 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1, điểm a, c, d khoản 2 Điều 9; điểm d khoản 1 Điều 11; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2, khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 3 Điều 21; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 3 Điều 28; Điều 31; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 52 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
e) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 2, 3, điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 7 (trừ trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều 7); khoản 2 Điều 8; điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9; điểm d khoản 1 Điều 11; Điều 13; khoản 1 Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20); khoản 1, 3, 4 Điều 21; Điều 25; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 26; khoản 3 Điều 27; Điều 28; Điều 31; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35; điểm b khoản 1, khoản 2, 3 Điều 36; điểm a, c khoản 1, khoản 3, 4 Điều 38; điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 46; điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 47; khoản 1 và 4 Điều 52 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Phân định thẩm quyền xử phạt của Hải quan:
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31 và khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 33 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điều 18; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 31 và Điều 33 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, 4, 5 Điều 20; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 31; Điều 33 và điểm a, b khoản 4 Điều 36 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Phân định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường:
a) Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2 Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 2 Điều 29; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 33; khoản 1, 2 Điều 34; Điều 35; điểm a, b khoản 2 Điều 39; Điều 41; khoản 1 Điều 42; điểm a, d khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 45; khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46; khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 47; khoản 1, 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 1, 2 Điều 50; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3,4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Những người có thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành Công Thương, Thanh tra chuyên ngành về giá, Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 62 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt vi phạm hành chính nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 6. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, CN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Lê Văn Thành

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
_______

No. 17/2022/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_____________

Hanoi, January 31, 2022

DECREE

Amending and supplementing a number of articles of decrees on sanctioning of administrative violations in the fields of chemicals and industrial explosive materials; electricity, hydroelectric dam safety, economical and efficient use of energy; commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights; petroleum, petrol, oil and gas trading

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to Law on Investment dated June 17, 2020;

Pursuant to Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to Commercial Law dated June 14, 2005;

Pursuant to Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;

Pursuant to the Law on E-Transactions dated November 29, 2005;

Pursuant to Law on Product and Goods Quality dated November 21, 2007;

Pursuant to Law on Measurement dated November 11, 2011;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Harms of Liquor and Beer Abuse dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Pharmacy dated April 06, 2016;

Pursuant to the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Tools dated June 20, 2017 and the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Tools dated November 25, 2019;

Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Drug Prevention and Control dated March 30, 2020;

Pursuant to the Law on Protection of Consumer Rights dated November 17, 2010;

Pursuant to the Law on Electricity dated December 3, 2004 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Electricity dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on Economical and Efficient Use of Energy dated June 17, 2010;

Pursuant to the Petroleum Law dated July 6, 1993; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law dated June 9, 2000; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law dated June 3, 2008;

Pursuant to the Law on Prices dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Fire Prevention and Fighting dated November 22, 2013;

Pursuant to Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Eleven Laws Related to the Planning Law dated June 15, 2018;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade;

The Government promulgates Decree Amending and supplementing a number of articles of decrees on sanctioning of administrative violations in the fields of chemicals and industrial explosive materials; electricity, hydroelectric dam safety, economical and efficient use of energy; commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights; petroleum, petrol, oil and gas trading.

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 71/2019/ND-CP dated August 30, 2019, on sanctioning of administrative violations in the fields of chemicals and industrial explosive materials

1. To amend and supplement Point a Clause 2 Article 2 as follows:

“a) Economic institutions that are established under the Law on Enterprise, including: Sole proprietorships, joint stock companies, limited liability companies, and partnerships;”.

2. To add Point m after Point l Clause 3 Article 3 as follows:

“m) Forcible return of certificates of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading; licenses for producing, trading industrial chemicals restricted from production and trading; licenses for exporting, importing industrial precursors; licenses for exporting, importing Schedule 1 chemicals, Schedule 2 chemicals, Schedule 3 chemicals; licenses and certificates on management and use of industrial explosive materials, precursors of explosives that have been added, erased, or corrected in order to change the content for the agencies issuing the certificates or licenses.”.

3. To add Article 4a and Article 4b after Article 4 as follows:

“Article 4a. Regulations on completed administrative violations, in-progress administrative violations, and sanctioning of repeated administrative violations

1. Completed administrative violations and in-progress administrative violations shall be determined based on the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Sanctioning repeated administrative violations:

a) Organizations and individuals committing repeated administrative violations other than those specified at Point b of this Clause shall be sanctioned for every administrative violation without taking into account aggravating circumstances caused by repeated administrative violations when the decisions on sanctioning administrative violations are issued;

b) Organizations and individuals committing repeated administrative violations, for the acts of violation specified in Clauses 2 and 3 Article 6; Clause 2, Point a Clause 3 Article 13; Clause 5 Article 16; Clause 5 Article 17; Clause 2 Article 18; Article 21; Clause 2 Article 22; Clauses 1 and 3 Article 23; Point a Clause 2 Article 56 of this Decree shall not be sanctioned for every administrative violation but be applied aggravating circumstances for committing repeated administrative violations when decisions on sanctioning administrative violations are issued.

Article 4b. Execution of sanctioning forms, remedial measures, and determination of illicit profits earned through the commission of administrative violations

1. The execution of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with Section 2, Chapter III, Part II of the Law on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Records, files, documents, or other relevant papers recording the execution of sanctioning forms, remedial measures must be included in the dossiers on sanctioning of administrative violations in accordance with Article 57 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in this Decree are objects, money, valuable papers or other assets obtained from administrative violations committed by such individuals or organizations and shall be determined as follows:

a) Illicit monetary profit means entire amount of money an organization or individual has earned from administrative violations that is calculated by the amount of money obtained from the transfer, consumption of violating goods, and provision of violating services after deducting direct costs constituting goods and services based on dossiers and documents proving the legality and validity of those costs provided by the violating individual or organization. In case of transferring or consuming prohibited goods, counterfeit goods, smuggled goods or providing conditional business services, the amount of illicit monetary profits is the entire amount of money the individual or organization obtained from the transfer, consumption or provision of such goods or services;

b) Illicit profits in the form of valuable papers are all valuable papers that violating organizations and individuals obtained from administrative violations. In case valuable papers have been transferred, the illicit profits shall be determined by the actual amount collected at the time of transfer. In case valuable papers have been dispersed or destroyed, the illicit profits shall be determined according to the book value of the organization issuing the valuable papers at the time of dispersion or destruction.

c) Illicit profits that are objects or other assets gained by the violating organizations or individuals through the commission of administrative violations mean other assets according to the Civil Code.

In case objects or other assets are not prohibited goods, counterfeit goods, or smuggled goods that have been transferred, sold, or disposed, the illicit profits shall be determined by an amount equivalent to the market value of the assets of the same type or determined according to the book value of the assets (if the market value is unavailable) or determined by the monetary value of the assets stated in the export declaration or the import declaration (for imports and exports) of the violating organizations or individuals, after deducting the direct costs constituting the goods, based on the dossiers and documents proving the legality and validity of such costs.

In case other objects or assets are prohibited goods, counterfeit goods, or smuggled goods that have been transferred or sold, the illicit profits shall be the total amount of money received by the such organizations or individual when they make the transfer.”.

4. To amend and supplement a number of clauses of Article 5 as follows:

a) To amend Clause 3 as follows:

“3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of using open-air chemical storage tanks without surrounding embankments or other technical measures to prevent chemicals from release into the environment.”;

b) To add Clause 4a after Clause 4 as follows:

“4a. Application of regulations on violations, fine levels, additional sanctions, and remedial measures specified in the Decree on sanctioning of administrative violations in the field of labor to sanction violations relating to periodical inspection for machines, equipment and supplies subject to strict requirements on occupational safety and health in chemical production and trading.”

5. To amend, supplement, and repeal a number of clauses of Article 14 as follows:

a) Amend to Clause 2:

“2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of failing to have a place to store dangerous chemicals for use.”;

b) To repeal Clause 3.

6. To amend, supplement, and repeal a number of clauses of Article 15 as follows:

a) To amend Clause 2 and add Clause 2a after Clause 2 as follows:

“2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to archive information about chemicals used for production of other products and goods.

2a. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to assign persons in charge of chemical safety in facilities using chemicals for production of other products and goods.”;

b) To repeal Clause 4.

7. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 16 as follows:

a) To amend Clause 1 and Clause 2 as follows:

“1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of adding, erasing, or modifying to change the content of the certificate of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of:

a) Leasing, lending, mortgaging, pledging, selling, or transferring certificates of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading;

b) Renting, borrowing, receiving the mortgaged, receiving the pledged, purchasing, receiving the transferred certificates of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading.”;

b) To repeal Clause 3;

c) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of producing or trading chemicals subject to conditional production and trading at the location, or producing or trading chemicals subject to conditional production and trading with a scale or type, other than those recorded in the certificate of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading.”;

d) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading from 1 to 3 months for the acts of violation specified at Point a Clause 2 of this Article, and from 3 to 6 months for the acts of violation specified in Clause 5 of this Article.”;

dd) To amend and supplement Clause 8 as follows:

“8. Remedial measures:

a) Forcible return of the certificate of eligibility for producing, trading industrial chemicals subject to production and trading which was modified, corrected, or erased to the agency issuing the certificate, for the acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in Clauses 2, 5 and 6 of this Article.”.

8. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 17 as follows:

a) To amend Clauses 1 and 2 as follows:

“1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of correcting, modifying, or erasing the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of:

a) Leasing, lending, mortgaging, pledging, selling, or transferring the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading;

b) Renting, borrowing, receiving the mortgaged, receiving the pledged, purchasing, receiving the transferred certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading.”;

b) To repeal Clause 3;

c) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of producing or trading chemicals restricted from production and trading at a location, or producing or trading chemicals restricted from production and trading with a scale or type, other than those recorded in the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading.”;

d) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading from 3 to 6 months for the acts of violation specified at Point a Clause 2 of this Article, and from 6 to 12 months for the acts of violation specified in Clause 5 of this Article.”;

dd) To amend and supplement Clause 8 as follows:

“8. Remedial measures:

a) Forcible return of the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading which has been modified, erased, or corrected to the agency issuing such certificate, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in Clauses 2, 5 and 6 of this Article.”.

9. To amend and supplement Article 18 as follows:

“Article 18. Violation of regulations on control of industrial chemicals restricted from production and trading

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of selling industrial chemicals restricted from production and trading to organizations or individuals buying chemicals for use purpose but fail to meet regulations on the use of hazardous chemicals.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of selling industrial chemicals restricted from production and trading to organizations or individuals buying chemicals for commercial purposes but fail to meet the requirements for selling industrial chemicals restricted from production and trading according to regulations.

3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading from 3 to 6 months, for violations specified in Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in Clause 2 of this Article.”.

10. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 19 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of modifying, erasing, or correcting the license for import and export of industrial precursors.”;

b) To repeal Clause 3;

c) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Remedial measures:

a) Forcible return of the license for import and export of industrial precursors which has been modified, erased, or corrected to the agency issuing such license, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam, or forcible re-export of industrial precursors, for violations specified in Clause 2 of this Article.”.

11. To amend and supplement Point b Clause 5 Article 23 as follows:

“b) Forcible recall of domestically produced or imported chemicals which have been sold or circulated on the market without material safety data sheets made in Vietnamese language, for violations specified in Clause 4 of this Article.”.

12. To amend and supplement a number of clauses of Article 24 as follows:

a) To amend and supplement Clause 2 as follows:

“2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for the act of failing to declare accurate information about imported chemicals in the declaration of imported chemicals via the National Single Window Portal.”;

b) To add Clause 6a after Clause 6 as follows:

“6a. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of failing to declare imported chemicals according to regulations.”;

c) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Additional sanctions:

Suspension of the import of chemicals from 1 to 3 months, from the date the sanctioning decision takes effect, for violations specified in Clauses 3, 4 and 6a of this Article.”.

13. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 26 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of:

a) Storing hazardous chemicals that are materials, intermediate chemicals, and finished chemicals that have not been declared in the promulgated chemical incident prevention and response measures;

b) Storing hazardous chemicals that are materials, intermediate chemicals, and finished chemicals at a greater amount than what has been declared in the promulgated chemical incident prevention and response measures.”;

b) To repeal Clause 5.

14. To amend and supplement Article 27 as follows:

“Article 27. Violation of regulations on development of chemical incident prevention and response measures and plans

1. The following fines shall be imposed for violation of regulations on development of chemical incident prevention and response measures:

a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit industrial chemical incident prevention and response measures and decisions issuing the measures to the Department of Industry and Trade of province or city where chemical project is located within 10 business days, from the date of promulgating the decision issuing the measures, for monitoring and management;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for the act of preparing without each mandatory content of chemical incident prevention and response measures;

c) A fine of between VND 4,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit industrial chemical incident prevention and response measures and decisions issuing the measures to the Department of Industry and Trade of province or city where chemical project is located for monitoring and management;

d) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to store issued chemical incident prevention and response measures at the chemical facilities for organizations and individuals to use as a basis for performance of safety control at the facilities and submission to competent agencies at request;

dd) A fine of between VND 10,000,000 and VND 12,000,000 shall be imposed for the act of preparing chemical incident prevention and response measures and bringing the projects into operation without promulgating the decisions issuing measures;

e) A fine of between VND 12,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to supplement or modify the chemical incident prevention and response measures in case of any change during investment and activities relating to the contents set out in the measures;

g) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of bringing the projects into operation without preparing chemical incident prevention and response measures.

2. The following fines shall be imposed for violation of regulations on preparation of chemical incident prevention and response plans:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to store approved chemical incident prevention and response plans at the chemical facilities for organizations and individuals to use as a basis for performance of safety control at the facilities and submission to competent agencies at request;

b) A fine of between VND 15,000,000 and VND 17,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit reports to Ministry of Industry and Trade for consideration and decision in case of any changes during investment and activities related to the contents set out in the approved plans;

c) A fine of between VND 17,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of preparing chemical incident prevention and response plans and bringing the projects into operation without obtaining appraisal and approval from competent agencies;

d) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of bringing projects into operation without preparing chemical incident prevention and response plans in production, business, use, and storage of hazardous chemicals.

3. Additional sanctions:

Suspension of production or trading or use of hazardous chemicals from 1 to 3 months from the effective date of the sanctioning decision, for violations specified at Point g Clause 1 and Point d Clause 2 of this Article.”.

15. To amend and supplement Article 29 as follows:

“Article 29. Violation of regulations on reporting regime

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit general reports on annual chemical activities within the prescribed time limit.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for the act of engaging in chemical activities without submitting general reports on annual chemical activities via the national chemical database (chemicaldata.gov.vn) according to regulations, or failing to make extraordinary reports on chemical activities in case of any incident, suspension of chemical activities, or at the competent agencies’ requests.”.

16. To amend and supplement Clause 4 Article 30 as follows:

“4. Additional sanctions:

Suspension of production of Schedule 1 chemicals from 1 to 3 months from the effective date of the sanctioning decision, for violations specified in Clause 3 of this Article.”.

17. To amend and supplement a number of clauses of Article 31 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 and Clause 2 as follows:

“1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on modifying, erasing or editing the license for production of Schedule 1 chemicals, Schedule 2 chemicals, Schedule 3 chemicals, DOC or DOC-PSF chemicals.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the following acts:

a) Leasing, lending, mortgaging, pledging, selling, or transferring the license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals;

b) Renting, borrowing, receiving the mortgaged, receiving the pledged, purchasing, receiving the transferred license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals.”;

b) To amend and supplement Clause 5 and Clause 6 as follows:

“5. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences of administrative violations that are Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals, for violations specified in Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals from 1 to 3 months from the effective date of the sanctioning decision, for violations specified at Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of the license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals which has been modified, erased, or edited to the agency issuing such license, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in Clause 2 and Clause 4 of this Article.”.

18. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 32 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of editing, modifying, or erasing the permit for import or export of Schedule 1, Schedule 2, and Schedule 3 chemicals.”;

b) To repeal Clause 3;

c) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Remedial measures:

a) Forcible return of the permit for import or export of Schedule 1, Schedule 2, and Schedule 3 chemicals which has been modified, erased, or edited, to the agency granting such permit, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam, or forcible re-export of Schedule 1, Schedule 2, and Schedule 3 chemicals, for violations specified in Clause 2 of this Article.”.

19. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 51 as follows:

a) To repeal Point d Clause 5;

b) To amend and supplement Clause 6 as follows:

“6. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point a Clause 2 of this Article;

b) Forcible return of the license, certificate on management and use of industrial explosive materials and precursors of explosives to the agency issuing such license or certificate, for violations specified in Clause 3 of this Article.”.

20. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 58 as follows:

a) To amend Point c Clause 1 as follows:

“c) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 10,000,000;”;

b) To amend Point c Clause 2 as follows:

“c) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;”.

21. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 59 as follows:

a) To amend Point c Clause 1 as follows:

“c) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 1,000,000;”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Chief Inspectors of provincial-level Departments of Industry and Trade, provincial-level Departments of Health, provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development, provincial-level Departments of Science and Technology; directors of Sub-Departments of Regional Animal Health, Regional Animal Inspection Sub-Departments under Departments of Animal Health; directors of Regional Plant Inspection Sub-Departments under Departments of Plant Protection; directors of Central Region Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department, Southern Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department under the Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department; directors of the Sub-Departments of Cultivation and Plant Protection, Animal Husbandry, Veterinary Medicine, Fisheries, Agro-Forestry and Fishery Quality Management under Departments of Agriculture and Rural Development; director of Department of Standards Metrology and Quality under provincial-level Departments of Science and Technology; heads of specialized inspection teams of the Vietnam Chemicals Agency, Industrial Safety Techniques and Environment Agency, Health Environment Management Agency, Directorate of Fisheries, Directorate of Water Resources, National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Department of Animal Health, Department of Livestock Production, Plant Protection Department, Department of Crop Production; heads of specialized inspection teams of provincial-level Departments of Industry and Trade, provincial-level Departments of Health, provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development, provincial-level Departments of Science and Technology may:”;

c) To amend Point d Clause 2 as follows:

“d) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 50,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 100,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;”;

d) To amend Point d Clause 3 as follows:

“d) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 70,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 140,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;”;

dd) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. Chief Inspectors of the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Transport, Ministry of Science and Technology, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Information and Communications; Directors of the Vietnam Chemicals Agency, Industrial Safety Techniques and Environment Agency, Health Environment Management Agency; Directors General of the Directorate of Fisheries, Directorate of Water Resources, Directorate for Roads of Vietnam, Directorate for Standards, Metrology and Quality, Vietnam Environment Administration; Directors of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Department of Animal Health, Department of Livestock Production, Plant Protection Department, Department of Crop Production; Directors of Vietnam Railway Authority, Vietnam Inland Waterway Authority, Vietnam Maritime Administration, Civil Aviation Authority of Vietnam, Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety, Vietnam Telecommunication Authority, Authority of Broadcasting and Electronic Information, Authority of Press, Department of Publication, Printing and Distribution of Vietnam; Director of the Drug Administration of Vietnam, General Department of Preventive Medicine may:”.

22. To amend, supplement a number of points and clauses of Article 60 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

 “2. Chiefs of mobile police units at the company level, station chiefs and team commanders of those mentioned in Clause 1 of this Article may:”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Chiefs of commune-level police stations, chiefs of police stations and chiefs of police stations of border gates or export processing zones, heads of border-gate police stations of international airports, heads of mobile police battalions, and heads of marine squads may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 5,000,000;”;

d) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. Chiefs of district-level police stations; heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; heads of the professional divisions of the Traffic Police Department; heads of the professional divisions of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; and heads of divisions of provincial-level of Departments of Public Security, including heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Drug-Related Crimes, heads of Traffic Police Divisions, heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Road Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions, heads of Mobile Police Divisions, heads of Police Divisions for Environmental Crime Prevention and Combat, heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Divisions, heads of Economic Security Divisions, heads of Mobile Police Regiments, and heads of marine battalions may:”;

dd) To amend and supplement Point d Clause 4 as follows:

“d) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 20,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 40,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;”;

e) To amend and supplement Point d Clause 5 as follows:

“d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;”;

g) To amend and supplement the first paragraph of Clause 6 as follows:

“6. Director of the Economic Security Department, Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of the Investigating Police Department for Social Order-related Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Drug-Related Crimes, Director of the Traffic Police Department, Director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Combat Police Department, and Commander of the Mobile Police Department may:”.

23. To amend and supplement Article 61 as follows:

“Article 61. Competence of customs authorities

1. Customs officers on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Heads of customs teams and squads of Customs Branches; heads of groups under customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of customs teams of Post-Customs Clearance Inspection Branches may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000.

3. Heads of Customs Branches, heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, Heads of customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments, heads of Criminal Investigation Teams, heads of Anti-Smuggling Control Teams, chiefs of marine control flotillas, and heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points d, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.

4. The Director of the Anti-Smuggling Investigation Department and Director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Suspend the operation or deprive of the right to use the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals subject to conditional production and trading; license for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading; license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals; license and certificate on management and use of industrial explosive materials and precursors of explosives for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points d, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.

5. The Director General of Customs may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 100,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points d, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”.

24. To add Article 61a after Article 61 as follows:

“Article 61a. Competence of the Fisheries Resources Surveillance Force

1. Fisheries resources surveillance officers on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 2,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 4,000,000.

2. Heads of fisheries resources surveillance stations under Regional Fisheries Resources Surveillance Branches may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 20,000,000;

d) Apply remedial measures specified at Points a and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Heads of Regional Fisheries Resources Surveillance Branches may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 100,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, d, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.

4. The Director of Fisheries Resources Surveillance Department may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 100,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Suspend the operation or deprive of the right to use the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals subject to conditional production and trading; license for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading; license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals; license and certificate on management and use of industrial explosive materials and precursors of explosives for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, d, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”.

25. To amend, supplement a number of points and clauses of Article 62 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Heads of market surveillance teams and heads of professional divisions of the Market Surveillance Professional Department may:”;

b) To amend and supplement Point c Clause 2 as follows:

“c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;”.

26. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 63 as follows:

a) To add Clause 2a after Clause 2 as follows:

“2a. Heads of drug and crime prevention and combat task force teams under drug and crime prevention and combat task force regiments may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 10,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 10,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 20,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

d) Apply remedial measures specified at Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.”;

b) To amend and supplement Clause 3 and add Clause 3a after Clause 3 as follows:

“3. Chiefs of border-guard stations, heads of border-guard flotillas, and commanders of commanding boards of port border-gate guards at ports may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 20,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 20,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 40,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, c, d, and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.

3a. Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 50,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 50,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 100,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, c, d, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”;

c) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Commanders of provincial-level border guards; chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border-Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 100,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Suspend the operation or deprive of the right to use the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals subject to conditional production and trading; license for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading; license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals; license and certificate on management and use of industrial explosive materials and precursors of explosives for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, c, d, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”.

27. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 64 as follows:

a) To amend and supplement Point c Clause 4 as follows:

“c) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 20,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 40,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 5 as follows:

“5. Chiefs of coast guard fleets; heads of reconnaissance teams, and heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 5 as follows:

“c) Confiscate administrative violation material evidences and means of a value not exceeding VND 30,000,000 for administrative violations in chemical sector and VND 60,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;”;

d) To amend and supplement Clause 6 as follows:

“6. Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000 for administrative violations in chemical sector and up to VND 50,000,000 for administrative violations in industrial explosive material sector;

c) Deprive of the right to use the certificate of eligibility for producing or trading industrial chemicals subject to conditional production and trading; license for producing or trading industrial chemicals restricted from production and trading; license for production of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC, and DOC-PSF chemicals; license and certificate on management and use of industrial explosive materials and precursors of explosives;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, c, d, and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”.

28. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 65 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 1 as follows:

“a) Chairpersons of commune-level Commune-level People’s Committees shall, within their scope of management, sanction violations specified in Clauses 1 and 2 Article 5; Clause 1 Article 7; Clauses 1 and 2 Article 8; Point a Clause 1, Point a Clause 3, Clause 4 Article 11; Clauses 1 and 2 Article 12; Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 20; Article 21; Clause 1 Article 22; Clause 1 Article 23; Clause 1 Article 24; Points a and b Clause 1, Point a Clause 2 Article 25; Points a, b, and c Clause 1 Article 27; Article 28; Clause 1 Article 29; Clause 1 Article 30; Clause 1 Article 33; Clause 1 Article 34; Clause 1 Article 35; Article 36; Clauses 1 and 2 Article 38; Clause 1 Article 41; Clause 1 Article 43; Clause 1 Article 44; Clause 1 Article 47; Points a, b, and dd Clause 1 Article 49; Clause 1 Article 53; Clauses 1 and 2 Article 54; Clause 1 Article 56 and Clause 1 Article 57 of this Decree.”;

b) To amend and supplement Point b Clause 1 as follows:

“b) Chairpersons of district-level People’s Committees shall, within their scope of management, sanction violations specified Article 5; Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Clause 1, Points a, b, c, and d Clause 2, Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Clause 1 Article 19; Clauses 1, 2, and 3 Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Clause 1 Article 32; Article 33; Clauses 1, 2, and 3 Article 34; Article 35; Article 36; Article 37; Clauses 1 and 2, Points a, b, c, d, and dd Clause 3, Points a, b, c, d, and dd Clause 4, Clause 5 Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 43; Article 44; Article 45; Article 46; Article 47; Article 48; Article 49; Article 50; Clauses 1, 2, and 3 Article 51; Clauses 1, 2, and 3 Article 52; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 53; Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 Article 54; Clause 1, 2, and 3 Article 55; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 56 and Article 57 of this Decree.”;

c) To amend and supplement Point e Clause 2 as follows:

 “e) Chiefs of Inspectorates of provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development; Directors of regional Animal Health Sub-Departments, Directors of regional Animal Quarantine Sub-Departments of the Department of Animal Health; Directors of regional Plant Quarantine Sub-Departments of the Plant Protection Department; Director of Central Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-department, Director of Southern Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-department under the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department; Directors of Sub-Departments for Crop Production and Plant Protection, Livestock Production, Animal Health, Fisheries, Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance of the provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Directorate of Fisheries, National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Department of Animal Health, Department of Livestock Production, Plant Protection Department, Department of Crop Production; heads of specialized inspection teams of provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development shall sanction administrative violations specified in Article 14; Article 15; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; and Article 29 of this Decree in cultivation, animal production, aquaculture, animal health, plant quarantine, preservation and processing of agricultural, forestry, fishery, and food products;”;

d) To amend and supplement Point p Clause 2 as follows:

“p) Chief Inspectors of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Director General of the Directorate of Fisheries, Director of the Agro-Forestry-Fisheries Management Department, Director of the Department of Animal Health, Director of the Department of Livestock Production, Director of the Plan Protection Department, and Director of the Department of Crop Production shall sanction administrative violations specified in Article 14; Article 15; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28 and Article 29 of this Decree in cultivation, animal production, aquaculture, animal health, plant protection, preservation and processing agricultural, forestry, fishery, and food products;”;

dd) To amend and supplement Point q Clause 2 as follows:

“q) Chief Inspectors of the Ministry of Transport, Ministry of Science and Technology, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Information and Communications; Director General of Directorate for Roads of Vietnam, Director General of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality, Director General of the Vietnam Environment Administration; Director of the Vietnam Railway Authority, Director of the Vietnam Inland Waterway Authority, Director of the Vietnam Maritime Administration, Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Director of the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety, Director of the Vietnam Telecommunication Authority, Director of the Authority of Broadcasting and Electronic Information, Director of the Authority of Press, Director of the Department of Publication, Printing and Distribution of Vietnam, Director of the Drug Administration of Vietnam, Director of the General Department of Preventive Medicine shall sanction administrative violations specified in Chapter II of this Decree under Clause 4 Article 59 and their assigned functions, tasks, and powers.”

e) To amend and supplement Clause 3 as follows:

“3. Competence of the Public Security Force:

a) Policemen who are on duty shall sanction administrative violations specified in Clause 1 and Clause 2 Article 21, Article 36 of this Decree;

b) Heads of company-level mobile police units, station chiefs and team heads of the persons specified at Point a Clause 1 of this Article sanction administrative violations specified in Article 21; Clause 1 Article 23, Clause 1 Article 28; Article 36 of this Decree;

c) Chiefs of commune-level police stations, chiefs of police stations and chiefs of police stations of border gates or export processing zones, heads of border-gate police stations of international airports, heads of mobile police battalions, and heads of marine squads shall sanction administrative violations specified in Clause 1 Article 5; Article 21; Clause 1 Article 23; Clause 1 Article 28; Article 36; Clause 1 Article 38; Clause 1 Article 53; and Clause 1 Article 54 of this Decree in accordance with Clause 3 Article 60 and the assigned functions, tasks, and powers;

d) Chiefs of district-level police stations; heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; heads of the professional divisions of the Traffic Police Department; heads of the professional divisions of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; and heads of divisions of provincial-level of Departments of Public Security, including heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Drug-Related Crimes, heads of Traffic Police Divisions, heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Road Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions, heads of Mobile Police Divisions, heads of Police Divisions for Environmental Crime Prevention and Combat, heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Divisions, heads of Economic Security Divisions, heads of Mobile Police Regiments, and heads of marine battalions shall sanction violations specified in Clauses 1 and 2 Article 5; Clause 1 Article 6; Article 7; Clauses 1, 2, and 3 Article 8; Article 9; Points a and b Clause 1, Point a Clause 2, Clauses 3, 4, 5, and 6 Article 11; Article 12; Clause 1 Article 13; Clause 1 Article 14; Clauses 1, 2, and 3 Article 15; Clauses 1 and 4 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 18; Clause 1 Article 19; Clauses 1 and 2 Article 20; Article 21; Clause 1 Article 22; Clause 1 Article 23; Clauses 1, 2, and 3 Article 24; Points a, b, c, and d Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 25; Clause 1 Article 26; Points a, b, c, and d Clause 1 Article 27; Article 28; Article 29; Clauses 1 and 2 Article 30; Clauses 1 and 3 Article 31; Clause 1 Article 32; Clauses 1 and 2 Article 33; Clauses 1 and 2 Article 34; Article 35; Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, and 5 Article 38; Article 39; Article 40; Clauses 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Article 43; Article 44; Clause 1 Article 45; Article 46; Article 47; Points a, b, and dd Clause 1, Clauses 2 and 3 Article 49; Clause 1 Article 50; Clause 1 Article 51; Clause 1 Article 52; Clauses 1 and 2 Article 53; Clauses 1, 2, and 3 Article 54; Clause 2 Article 55; Clauses 1 and 2 Article 56; Clauses 1 and 2 Article 57 of this Decree in accordance with Clause 4 Article 60 and the assigned functions, tasks, and powers;

dd) Directors of provincial-level Departments of Public Security shall sanction administrative violations specified in Article 5; Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Clause 1, Points a, b, c, and d Clause 2, Clauses 3, 4, 5, 6, and 7 Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Clause 1 Article 19; Clauses 1, 2, and 3 Article 20; Article 21; Clause 1 Article 22; Clauses 1 and 3 Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Clause 1 Article 32; Article 33; Clauses 1, 2, and 3 Article 34; Article 35; Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, and 5 Article 38; Article 39; Article 40; Clause 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Article 43; Article 44; Article 45; Article 46; Article 47; Article 48; Points a, b, and dd Clause 1, Clauses 2, 3, 4, and 5 Article 49; Article 50; Clauses 1, 2, and 3 Article 51; Clauses 1, 2, and 3 Article 52; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 53; Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 Article 54; Clauses 1, 2, and 3 Article 55; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 56 and Article 57 of this Decree;

e) The Director of the Economic Security Department, Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Director of the Police Department for Drug-Related Crimes, Director of the Traffic Police Department, Director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Combat Police Department, and Commander of the Mobile Police Department shall sanction administrative violations specified in Article 5; Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Clause 1 Article 19; Clauses 1, 2, and 3 Article 20; Article 21; Clause 1 Article 22; Clauses 1 and 3 Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Clause 1 Article 32; Article 33; Article 34; Article 35; Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, and 5 Article 38; Article 39; Article 40; Clauses 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Article 43; Article 44; Article 45; Article 46; Article 47; Article 48; Points a, b, and dd Clause 1, Clauses 2, 3, 4, and 5 Article 49; Article 50; Article 51; Article 52; Article 53; Article 54; Clauses 1, 2, 3, and 5 Article 55; Article 56 and Article 57 of this Decree in accordance with Clause 6 Article 60 and the assigned functions, tasks, and powers.”;

g) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Competence of customs authorities:

a) Heads of customs teams and squads of Customs Branches; heads of groups under customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; and heads of customs teams of Post-Customs Clearance Inspection Branches shall sanction administrative violations specified in Clause 1 Article 24 and Clause 1 Article 42 of this Decree;

b) Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches; heads of customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of Criminal Investigation Teams; heads of Anti-Smuggling Control Teams; and heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department shall sanction administrative violations specified in Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 19; Clause 4 Article 20; Clauses 1, 2, 5, and 6 Article 24; Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 32; Clause 1 Article 42 of this Decree;

c) The Director of the Anti-Smuggling Investigation Department and Director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments shall sanction administrative violations specified Article 19; Clause 4 Article 20; Article 24; Article 32; Article 42; Clause 3 and Point a Clause 4 Article 55 of this Decree;

d) The Director General of Customs shall sanction administrative violations specified Article 19; Clause 4 Article 20; Clauses 1, 2, 5, and 6 Article 24; Article 32; Clause 1 Article 42; Clause 3 and Point a Clause 4 Article 55 of this Decree.”;

h) To add Clause 4a after Clause 4 as follows:

“4a. Competence of the Fisheries Resources Surveillance Force:

a) Heads of fisheries resources surveillance stations under Regional Fisheries Resources Surveillance Branches shall sanction administrative violations specified in Clauses 1 and 2 Article 8 of this Decree in fisheries;

b) Heads of Regional Fisheries Resources Surveillance Branches shall sanction administrative violations specified in Clauses 1 and 2 Article 8; Clause 2 Article 19; Article 32 of this Decree in fisheries;

c) The Director of Fisheries Resources Surveillance Department shall sanction administrative violations specified in Clauses 1 and 2 Article 8; Clause 2 Article 19; Article 32 of this Decree in fisheries.”;

i) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. Competence of the Market Management Force:

a) Market controllers who are on duty shall sanction administrative violations specified in Clause 1 and Clause 2 Article 21 of this Decree;

b) Heads of market surveillance teams and heads of professional divisions of the Market Surveillance Professional Department shall sanction administrative violations specified in Clauses 1 and 2 Article 5; Clauses 1 and 2 Article 8; Clause 1, Points a, b, c, and d Clause 2 and Clause 3 Article 11; Article 12; Clause 1, Point b Clause 3 Article 13; Clause 1, Point b Clause 2, Clauses 4 and 6 Article 16; Clause 1, Point b Clause 2, Clauses 4 and 6 Article 17; Clause 1 Article 18; Clause 1 Article 19; Clauses 1, 2, and 3 Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Clauses 5 and 6 Article 24; Article 26; Points a, b, c, d, dd, and e Clause 1, Points a, b, and c Clause 2 Article 27; Article 28; Article 29; Clauses 1 and 2 Article 30; Clause 1, Point b Clause 2, Clause 4 Article 31; Clause 1 Article 32; Clause 1 and 2 Article 33; Clause 1 Article 34; Clause 1 Article 35; Clause 1 Article 36; Clause 3 Article 37; Clauses 1, 2, and 5 Article 38; Clauses 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Clause 2 Article 43; Article 44; Article 45; Article 48; Clauses 1, 2, and 3 Article 49; Clause 1 Article 51; Clause 1 Article 52; Clause 1 and 2 Article 53; Clauses 1, 2, and 3 Article 54; Clauses 1 and 2 Article 55 of this Decree;

c) Directors of provincial-level Market Surveillance Departments, and the Director of the Market Surveillance Professional Department of the Vietnam Directorate of Market Surveillance shall sanction administrative violations specified in Article 5; Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Clauses 1, 2, and 3 Article 11; Article 12; Article 13; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Clauses 5, 6, and 6a Article 24; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Article 35; Article 37; Article 38; Article 39; Clause 2 Article 40; Article 41; Article 42; Article 43; Article 44; Article 45; Article 48; Clauses 1, 2, and 3 Article 49; Clauses 1, 2, and 3 Article 51; Clause 1 and Points a, c, and d Clause 3 Article 52; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 53; Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 Article 54; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 55 of this Decree;

d) The Director General of the Vietnam Directorate of Market Surveillance shall sanction administrative violations specified in Article 5; Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Clauses 1, 2, and 3 Article 11; Article 12; Article 13; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Clauses 5, 6, and 6a Article 24; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Article 35; Article 37; Article 38; Article 39; Clause 2 Article 40; Article 41; Article 42; Article 43; Article 44; Article 45; Article 48; Clauses 1, 2, and 3 Article 49; Article 51; Clause 1, Points a, c, and d Clause 3 Article 52; Article 53; Article 54 and Article 55 of this Decree.”;

k) To amend and supplement Clause 6 as follows:

“6. Competence of border guards:

a) Border-guard soldiers who are on duty shall sanction administrative violations specified in Clause 1 and Clause 2 Article 21 of this Decree;

b) Station chiefs or team commanders of border-guard soldiers shall sanction administrative violations specified in Article 21; Clause 1 Article 23; Clause 1 Article 42; Clause 1 Article 54 of this Decree;

c) Heads of drug and crime prevention and combat task force teams under drug and crime prevention and combat task force regiments shall sanction administrative violations specified in Clauses 1 and 2 Article 8; Clauses 1 and 2 Article 12; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 19; Clause 1 Article 20; Article 21; Clause 1 Article 23; Clause 1 Article 31; Clause 1 Article 32; Clause 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Clause 1 Article 44; Clauses 1, 2, and 3 Article 54; Clause 1 Article 56 of this Decree;

d) Chiefs of border-guard stations, heads of border-guard flotillas, and commanders of commanding boards of port border-gate guards at ports shall sanction administrative violations specified in Clauses 1, 2, and 3 Article 8; Article 12; Clause 1 Article 13; Clauses 1 and 2 Article 15; Clauses 1 and 4 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 and Point a Clause 2 Article 19; Clauses 1 and 2 Article 20; Article 21; Clause 1 Article 23; Clause 1 Article 31; Clause 1 and Point a Clause 2 Article 32; Clauses 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Article 44; Clause 1 Article 51; Clauses 1, 2, and 3 Article 54; Clause 2 Article 55; Clauses 1 and 2 Article 56 of this Decree;

dd) Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command shall sanction administrative violations specified in Article 8; Article 12; Article 13; Clauses 1, 2, and 2a Article 15; Clause 1, Point b Clause 2, Clause 4 and Clause 6 Article 16; Clause 1, Point b Clause 2, Clause 4 and Clause 6 Article 17; Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 19; Article 20; Article 21; Clauses 1, 3, and 4 Article 23; Clause 1, Point b Clause 2 and Clause 4 Article 31; Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 32; Clause 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Clause 1 Article 44; Clause 1 Article 51; Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 Article 54; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 55; Clauses 1 and 2 Article 56 of this Decree;

e) Commanders of provincial-level border guards; chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border-Guard High Command shall sanction administrative violations specified in Article 8; Article 12; Article 13; Clauses 1, 2, and 2a Article 15; Article 16; Article 17; Article 19; Article 20; Article 21; Clauses 1, 3, 4 Article 23; Article 31; Article 32; Clauses 2 and 3 Article 34; Clauses 1 and 3 Article 41; Article 42; Article 44; Article 51; Article 54; Article 55 and Article 56 of this Decree.”;

l) To amend and supplement Point dd, Point e, and Point g Clause 7 as follows:

 “dd) Chiefs of coast guard fleets; heads of reconnaissance teams, and heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard shall sanction administrative violations specified in Article 8; Article 12; Clauses 1 and 2 Article 13; Clauses 1, 2, and 2a Article 15; Clauses 1, 4, and 5 Article 16; Clauses 1 and 4 Article 17; Clause 1 and Point a Clause 2 Article 19; Clauses 1, 2, and 3 Article 20; Article 21; Clauses 1 and 3 Article 23; Clause 1 Article 31; Clause 1 and Point a Clause 2 Article 32; Clauses 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Article 43; Article 44; Clause 1 Article 51; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 54; Clauses 2 and 3 Article 55; Clauses 1, 2, and 3 Article 56 of this Decree;

e) Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard shall sanction administrative violations specified in Article 8; Article 12; Article 13; Article 15; Clauses 1 and 4 Article 16; Clauses 1 and 4 Article 17; Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 19; Article 20; Article 21; Clauses 1, 3, and 4 Article 23; Clauses 1 and 3 Article 31; Clause 1 and Points a and b Clause 2 Article 32; Clauses 1 and 3 Article 41; Clause 1 Article 42; Article 43; Article 44; Points b, c, and d Clause 1 Article 48; Clauses 1 and 3 Article 51; Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 Article 54; Clauses 2, 3, and 4 Article 55; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 56 of this Decree;

g) The Vietnam Coast Guard Commander shall sanction administrative violations specified in Article 8; Article 12; Article 13; Article 15; Clauses 1 and 4 Article 16; Clauses 1 and 4 Article 17; Articles 19, 20, and 21; Clauses 1, 3, and 4 Article 23; Clauses 1 and 3 Article 31; Articles 32 and 39; Clauses 2 and 3 Article 34; Clauses 1 and 3 Article 41; Article 42; Article 43; Article 44; Points b, c, and d Clause 1 Article 48; Clause 1, Points b and c Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 51; Article 54; Clauses 2, 3, and 4, Clause 5 Article 55; Article 56 of this Decree.”.

Article 2. Amending and supplementing the Government’s Decree No. 134/2013/ND-CP dated October 17, 2013, on sanctioning of administrative violations in the field of electricity, hydroelectric dam safety, economical and efficient use of energy

1. To amend the title of the Decree as follows:

“Decree on sanctioning of administrative violations in the field of electricity”.

2. To amend and supplement Article 1 as follows:

“Article 1. Scope of regulation

This Decree provides administrative violations, sanctioning forms and levels, remedial measures; procedures and competence to make written records of administrative violations, competence to sanction administrative violations in the field of electricity, including:

1. Provisions on electricity operation license.

2. Provisions on design, construction and installation, acceptance, and putting into operation of electricity works.

3. Provisions on electricity generation, transmission, and distribution.

4. Provisions on electricity purchase, wholesaling and retailing.

5. Provisions on use of electricity.

6. Provisions on electric safety: Implementation of safety measures when building electricity works; operation, repair, and maintenance of power plants, electricity transmission line, electrical substations, and electric equipment; inspection of electric equipment, tools, and materials; use of electricity in business, production, and daily activities.

7. Provisions on electric system regulation.

8. Provisions on electricity market.

9. Provisions on management of safety operation of dams and hydroelectric reservoirs.

10. Provisions on ensuring safety of hydroelectric dams and downstream areas.

11. Provisions on safety assurance of buffer zones of hydroelectric dams.

12. Provisions on energy auditing.

13. Provisions on economical and efficient use of energy in industrial production, construction, transport, and agricultural production.

14. Provisions on management and economical and efficient use of energy in major energy users.

15. Provisions on energy labeling in production, import, trading, and distribution of energy-consuming devices and equipment.

16. Provisions on production, import, circulation of energy-consuming devices and equipment included in the lists of energy-consuming devices and equipment subject to elimination and energy labeling.

17. Provisions on norms on energy use in production and trading.

18. Provisions on energy use and purchase reporting regime applicable to state budget-funded units.”.

3. To add Article 1a after Article 1 as follows:

“Article 1a. Subjects of application

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as organizations and individual) that commit administrative violations specified in this Decree within the territory of Vietnam.

Organizations that may be sanctioned for administrative violations specified in this Decree include:

a) Organizations conducting electricity activities, including: Electricity-generating units, Electricity-transmitting units; Electricity-distributing units, Electricity-wholesaling units, Electricity-retailing units, Electric system-regulating units, Electricity market transaction- administering units; Specialized electricity consultancy units;

b) Energy-auditing organizations; facilities providing energy auditing training and issuing energy auditor certificates; facilities providing energy management training and issuing energy management certificates;

c) Electricity-using customers, energy-using customers that are state agencies committing violations which are not within the assigned state management tasks; economic institutions established under the Law on Enterprises, the Law on Investment; cooperatives, cooperative unions; non-business units; people’s armed force units; political organizations, socio-political organizations, socio-politico-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; foreign enterprises operating in Vietnam and their branches or representative offices; international organizations and foreign organizations in Vietnam and their branches or representative offices;

d) Other organizations established in accordance with law provisions committing violations specified in this Decree.

2. Persons competent to make written records, and sanction administrative violations and other relevant individuals and organizations.”.

4. To amend and supplement Article 2 as follows:

“Article 2. Regulation on statute of limitations for handling administrative violations, completed administrative violations, in-progress administrative violations, and repeated administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of electricity, or economical and efficient use of energy is 1 year. For administrative violations relating to manufacturing and import of economical and efficient energy-consuming devices and equipment, the statute of limitations for sanctioning is 2 years.

2. Completed administrative violations and in-progress administrative violations shall be determined in accordance with the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Handling repeated administrative violations:

a) Organizations and individuals committing repeated administrative violations shall be applied aggravating circumstances for the persons competent to sanction administrative violations to consider issuing decisions on sanctioning administrative violations, except for the cases specified at Point b of this Clause;

b) For administrative violations which shall be sanctioned according the value, quantity, amount, or type of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations specified in this Decree, individuals or organizations committing repeated administrative violations shall be sanctioned for each violation and persons competent to sanction administrative violations for administrative violations shall not apply multiple aggravating circumstances when issuing decisions imposing penalties for each administrative violation.”.

5. To amend Article 3 as follows:

“Article 3. Sanctioning forms and levels

1. Principal sanctions:

a) Caution;

b) Fine.

2. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations (below collectively referred to as material evidences and means of administrative violations);

b) Deprivation of the right to use practice licenses for definite time;

c) Suspension of electricity activities for a definite time; suspension of energy labeling activities for a definite time.

3. Fine levels:

a) The maximum fine to be imposed in the field of electricity is VND 100,000,000 for individual and VND 200,000,000 for organization;

b) Fines specified in Chapter II of this Decree shall be imposed for administrative violations committed by individuals, except for those committed by organizations as prescribed in Article 5, Article 7, Article 8, Clause 2 thru Clause 6 Article 9, Article 10, Clause 4 and Clause 6 thru Clause 9 Article 11, Article 13, Article 14, Article 20, Clause 2 Article 21, Article 23 and Article 31 of this Decree.”.

6. To amend and supplement Article 4 as follows:

“Article 4. Remedial measures

1. Forcible restoration of the original state.

2. Forcible re-export of goods, articles or means.

3. Forcible destruction of goods or articles harmful to human health, domestic animals, plants and environment.

4. Forcible removal of infringing elements from goods, goods packages; elimination of electric generator sets.

5. Forcible recall of products or goods (in circulation) of inferior quality (including energy labels stuck on devices and equipment, or labelled products).

6. Forcible recall or re-selling of contributed capital or purchased shares of generating units.

7. Forcible return of issued license for electricity operations.

8. Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget or return to victims who suffer losses or whose objects have been misappropriated (including all costs incurred from the violations (if any)).

9. Forcible testing and inspection of equipment; quality inspection of partial or total construction which has been completed, tested for acceptance, handed over, or put into use.

10. Forcible replacement and installation of electric equipment and parts satisfying standards and technical regulations issued by competent agencies or forcible use of equipment that has been inspected and satisfies standards and technical regulations issued by competent state sagencies or forcible use of lighting equipment satisfying technical regulations on economical and efficient use of energy in public lighting.

11. Forcible investment and maintenance of normal operation of communication equipment, SCADA/EMS, electricity measurement, AGC, PSS systems.

12. Forcible maintenance of primary frequency control and voltage regulation.

13. Forcible selection of eligible and qualified organizations and individuals as prescribed.

14. Forcible additional installation of warning systems in downstream areas.

15. Forcible addition of signs and warnings to the scope of hydroelectric projects, warning buoys in the lake bed within the protection range of the dam upstream.

16. Forcible installation of operational monitoring, communication devices, and safety warning systems for dams and downstream side of dams.

17. Forcible compliance to regulations on the norms of energy use, technical regulations in designing, constructing, and using construction materials for energy efficiency.

18. Forcible cancellation of energy auditor certificates and disclosure of list of violating certificates to organizations issuing energy auditor certificates; forcible revocation of certificates, test results, energy management certificates, energy auditor certificates, and certificates of energy management course completion.

19. Forcible suspension of circulation of equipment, devices, and machinery.”.

7. To repeal the title of Section 1 “Section. Electricity sector” of Chapter II.

8. To amend and supplement Article 5 as follows:

“Article 5. Violation of regulation on electricity operation licenses

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to store the original copies of electricity operation licenses at the organizations’ headquarters or failing to store copies of electricity operation licenses at the organizations’ trade offices.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to makes repots within the time limit applicable to annual reporting regimes on operation in the licensed sector as prescribed;

b) Failing to carry out procedures for modifying electricity operation licenses within 30 days from the date of changing the names or addresses of the headquarters.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Engaging in electricity activities during the period in which the electricity operation license is missing or lost without reporting to the licensing agency;

b) Failing to report to the licensing agency at least 60 days prior to the cessation of electricity activities or transfer of electricity activities in case the electricity operation license remains valid.

4. A fine of between VND 90,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to carry out procedures for modifying the electricity operation license within 30 days from the date of modifying the electricity operation license, except for violations specified at Point b Clause 2 of this Article;

b) Failing to strictly comply with one of the contents stated in the electricity operation license, except for other activities specified in this Decree;

c) Arbitrarily repairing, leasing, lending or renting the electricity operation license.

5. A fine of between VND 120,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Providing untruthful and inaccurate dossiers of request for issuance, or modification of the license;

b) Conducting electricity activities when the electricity operation license has expired;

c) Failing to satisfy one of the conditions for conducting electricity activities as prescribed by law during the operation.

6. A fine of between VND 160,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Conducting electricity activities without electricity operation license, except for violations specified at Point b Clause 5 of this Article;

b) Conducting electricity activities during the period in which the electricity operation license is revoked by competent state agencies.

7. Remedial measures:

a) Forcible return of issued Electricity operation license for violations specified at Point c Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations which are the revenues that the violators gain from electricity activities during the violating period for forfeiture into the state budget, for violations specified at Point c Clause 4, Point b Clause 5, and Clause 6 of this Article.”.

9. To amend and supplement Article 6 as follows:

“Article 6. Violation of regulations on construction, installation of electricity works

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of preventing the organizations and individuals from repairing or constructing electricity works.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of installing, repairing, or relocating electricity works without obtaining approval of owners of the electricity works or units managing the operation of electricity works.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Installing and using materials, electric equipment which does not satisfy the design, standards and technical regulations issued by competent state agencies;

b) Arbitrarily issuing and forcibly applying standards related to construction and installation of electricity works which do not comply with standards and technical regulations issued by competent state agencies.

4. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violations:

a) Selecting ineligible organizations and individuals to provide consultancy in electricity or build electricity works;

b) Building or installing electricity works inconsistent to electricity development planning;

c) Commencing construction or building electricity works without obtaining construction permit as required or without satisfying requirements for commencing construction;

d) Failing to send reports to competent agencies after commencing construction;

dd) Putting work items or electricity works into operation and use without obtaining written approval of commissioning results issued by competent state agencies as prescribed by law.

5. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state for violations specified in Clause 2 and Point b Clause 4 of this Article;

b) Forcible replacement or installation of electric equipment and supplies satisfying standards and technical regulations issued by competent state agencies for violations specified at Point a Clause 3 of this Article;

c) Forcible selection of eligible and qualified organizations and individuals for violations specified at Point a Clause 4 of this Article;

d) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations which are the revenues that the violators gain from electricity generation for forfeiture into the state budget and forcible quality inspection of the part or entire work which has been completed or tested for acceptance, handed over, or put into operation, for violations specified at Point dd Clause 4 of this Article.”.

10. To amend and supplement Article 7 as follows:

“Article 7. Violations of regulations on electricity generation

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide information on electricity generation readiness, reserve capacity, implementation of operational methods of power plants, and information related to electricity generation for National electric system dispatching units, electricity market transaction-administering units or electricity-regulating agencies in accordance with Circulars regulating competitive electricity market, electricity transmission system, and electricity distribution system promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

2. A fine of between VND 60,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on Generating units committing one of the following acts of violations:

a) Failing to periodically test and inspect equipment as prescribed;

b) Using equipment that has not been tested or inspected or does not satisfy standards, technical regulations issued by competent state agencies, for power plants;

c) Failing to comply with procedures, standards, and technical procedures issued by competent state agencies regarding connection and operation of power plants, electricity grids.

3. A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on Generating units committing one of the following acts of violation:

a) Providing inaccurate information on readiness of generator sets and power plants;

b) Failing to invest in communication, SCADA/EMS, electricity measurement, AGC, and PSS systems as prescribed;

c) Failing to maintain normal operation of communication, SCADA/EMS, electricity measurement, AGC, PSS systems which have been invested as prescribed;

d) Failing to maintain the primary frequency control capacity as requested in writing by National electric system dispatching units;

dd) Failing to maintain voltage regulation capacity of the power plants as requested in writing by National electric system dispatching units.

4. Remedial measures:

a) Forcible testing and inspection of equipment; replacement of equipment not satisfying standards and technical regulations issued by competent state agencies and forcible return of illicit profits earned through the commission of administrative violations to victims who suffer losses or whose objects have been misappropriated (including all costs incurred from the violations (if any)) for violations specified at Point a and Point b Clause 2 of this Article; if the individual or institutional victims cannot be determined, such illicit profits shall be transferred to the state budget;

b) Forcible investment and maintenance of normal operation of communication devices, SCADA/EMS, electricity measurement, AGC, PSS systems for violations specified at Point b and Point c Clause 3 of this Article;

c) Forcible maintenance of primary frequency control capacity and voltage regulation capacity for violations specified at Point d and Point dd Clause 3 of this Article.”.

11. To amend and supplement Article 8 as follows:

“Article 8. Violation of regulations on electricity-transmitting activities

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide information on transmission capacity and operation modes of electricity grids, the readiness of equipment and information related to electricity-transmitting activities as requested in writing by National electric system dispatching units, electricity market transaction-administering units, or electricity-regulating agency.

2. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for Power transmitting units committing one of the following acts of violation:

a) Allowing connection to the electricity transmission grids of equipment which does not satisfy standards and technical regulations issued by competent state agencies;

b) Using electricity measuring devices which have not been inspected as prescribed or fail to satisfy standards and technical regulations applicable to electricity measuring devices issued by competent state agencies for electricity transmission grids.

3. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on Power transmitting units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to comply with procedures and technical regulations on operation of electricity grids;

b) Failing to provide electricity transmission service at request of units using electricity transmission grids, except for cases where electricity grids are overloaded as confirmed by electricity-regulating agencies;

c) Providing inaccurate information on operational status of electricity grids thereby causing damage to electricity-transmitting activities;

d) Failing to invest in communication, SCADA/EMS, electricity measurement systems as prescribed;

dd) Failing to maintain normal operation of communication, SCADA/EMS systems that have been invested as prescribed.

4. A fine of between VND 120,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed on Power transmitting units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to remedy and restore original operational status of electricity transmission grids thereby causing interruption to power supply or overload of electric equipment on electricity transmission grids within the time limit according to the Regulations on electricity transmission system promulgated by the Ministry of Industry and Trade without a legitimate reason;

b) Failing to suspend or request National electric system dispatching units to reduce transmission load in case of risk to human lives and safety of equipment;

c) Approving connection to load, power sources in a manner that overloads the line, high voltage transformer substations, ultra-high voltage transformer substations in normal operational conditions, unless otherwise approved by the competent state agencies.

5. A fine of between VND 160,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on Power transmitting units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to construct or delay construction of electricity grids from connection points of Electricity-generating units, Electricity-distributing units fully satisfying requirements and standards, technical regulations issued by the competent state agencies for connecting to the national electric system without a legitimate reason approved by Electricity-regulating agencies;

b) Failing to provide transmission service according to the Regulations on electricity transmission system of the Ministry of Industry and Trade, causing damage to Electricity-generating units, Electricity-distributing units, and users connecting directly to electricity transmission grids, except for cases where electricity grids are overloaded as confirmed by Electricity-regulating agencies;

c) Contributing capital to Electricity-generating units; purchase shares of Electricity-generating units.

6. Remedial measures:

a) Forcible testing and inspection of equipment and replacement of equipment that fails to satisfy standards and technical regulations issued by the competent state agencies for violations specified at Point b Clause 2 of this Article;

b) Forcible recall of contributed capital or purchased shares of Electricity-generating units for violations specified at Point c Clause 5 of this Article;

c) Forcible investment and maintenance of normal operation of communication devices, SCADA/EMS, electricity measuring devices for violations specified at Point d and Point dd Clause 3 of this Article.”.

12. To amend and supplement Article 9 as follows:

“Article 9. Violation of regulation on electricity distribution

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Removing or installing measuring devices on electricity grids when not being assigned to do so;

b) Failing to have record of removal or installation when installing or replacing electricity measuring devices or failing to obtain signatures of electricity-using customers’ representatives on the record;

c) Failing to obtain professional cards when calibrating measuring devices installed along electricity grids;

d) Failing to obtain the inspection certificate or inspection stamp or inspection seal when inspecting electricity measuring devices;

dd) Failing to commission within the time limit after installing, replacing, repairing, or calibrating electricity measuring devices.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on Electricity-distributing units failing to make reports on readiness, reserve capacity, and electricity distribution equipment, electricity use demand of their areas at request of National electric system dispatching units, Electricity market transaction-administering units, Electricity-regulating agencies, or competent state agencies.

3. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on Electricity-distributing units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to inspect, repair, or replace electricity measuring devices or failing to take replacement measures within 3 business days starting from the date of receiving the electricity buyers’ written request;

b) Failing to handle incidents within 2 hours from the date of discovering the incidents are discovered or receiving the electricity buyer’s notice of the incidents of electricity grids managed by the electricity sellers in order to restore electricity supply without a legitimate reason;

c) Failing to satisfy customer service quality requirements.

4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on Electricity-distributing units committing one of the following acts of violation:

a) Allowing the connection to electricity distribution grids of equipment that does not satisfy standards and technical regulations issued by competent state agencies;

b) Agreeing to connect to 100 kV electricity grids the transformer stations, power plants, or lines inconsistent with electricity development planning approved by competent state agencies;

c) Using electricity measuring devices that have not yet been inspected as prescribed or those that have been inspected but fail to satisfy standards and technical regulations issued by competent state agencies, for electricity measuring devices of electricity distribution grids;

d) Using electricity measuring devices failing to satisfy the National standards (TCVN) or those that are not inspected and sealed by state management agencies or designated metrology organizations;

dd) Failing to exercise the right to suspend or reduce electricity supply; failing to notify or failing to properly implement the notice according to the Regulations on procedures for suspending, reducing electricity supply promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

e) Suspending or reducing electricity supply for priority users in case of electricity shortage, except for cases of potential risk to safety of humans, electric equipment, or electricity systems.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on Electricity-distributing units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to provide electricity-using customers, electricity-retailing units, and electricity-wholesaling units the electricity distribution services which have satisfied standards, technical regulations issued by the competent state agencies, service quality and safety according to contracts, except for cases where electricity distribution grids are overloaded as confirmed by electricity-regulating agencies or authorized agencies;

b) Providing inaccurate information, affecting safety, causing damage to electricity distributing activities;

c) Failing to invest in communication, SCADA/EMS, electricity measurement systems as prescribed;

d) Failing to maintain normal operation of invested communication, SCADA/EMS systems as prescribed.

6. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on Electricity-distributing units committing one of the following acts of violation:

a) Arbitrarily discharging load or power sources; reducing electricity generation in contravention of plans approved by competent agencies;

b) Arbitrarily using electricity works beyond the management to supply electricity for other electricity-using customers;

c) Approving connection to load, power sources causing overload to the line, high voltage transformer substations, and ultra-high transformer substations in normal operational conditions, unless otherwise approved by the competent state agencies;

d) Suspending electricity supply due to technical errors as a result of violating the operational procedures or untested, uninspected equipment as prescribed.

7. Remedial measures:

a) Forcible testing and inspection of electricity measuring devices and replacement of instruments that fail to satisfy standards and technical regulations issued by the competent state agencies for violations specified at Point c and Point d Clause 4 of this Article;

b) Forcible investment and maintenance of normal operation of communication devices, SCADA/EMS, electricity measuring devices for violations specified at Point c and Point d Clause 5 of this Article.”.

13. To amend and supplement Article 10 as follows:

“Article 10. Violation of regulation on power purchase

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on Electricity-wholesaling units selling electricity with the price which is not prescribed by the competent agencies.

2. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on Electricity-generating units, Electricity-wholesaling units, and Electricity-retailing units purchasing electricity under the power purchase contracts that do not comply with the law on power purchase contracts with a definite term.

3. A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on Electricity-generating units, Electricity-wholesaling units, and Electricity-retailing units purchasing electricity with units that do not obtain an Electricity operation license.

4. A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed on Electricity-wholesaling units importing or exporting electricity without the competent state agencies’ permission.

5. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations that are the difference gained from selling electricity at a price higher than the prescribed price (including all costs incurred from the violations) to the victims for violations specified in Clause 1 of this Article. In case of unable to be determined the victims, such difference shall be transferred to the state budget;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget, for violations specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article.”.

14. To amend and supplement Article 11 as follows:

“Article 11. Violation of regulations on electricity retailing

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for the act of failing to publicly post at electricity trading locations the law provisions on electricity price tables, procedures for electricity supply, measurement, counting, inscription of meter figures, electricity charge collection and termination of electricity services, suspending and reducing electricity supply, electric safety instructions.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Repeating violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Posting incorrect electricity retailing price as prescribed.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of preventing persons on duty in inspecting, examining the electricity purchase.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on Electricity-retailing units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to sign power purchase contracts after 7 business days from the date the electricity buyers who buying electricity for domestic purposes fully satisfy requirements as prescribed and negotiate details in the draft contracts without a legitimate reason;

b) Using electricity measuring devices that have not yet been inspected as prescribed or those that have been inspected but fail to satisfy standards and technical regulations issued by competent state agencies for electricity measuring devices applicable to electricity distribution grids;

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of taking advantage of the occupation to harass electricity-using customers for personal gain.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on Electricity-retailing units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to sign power purchase contracts for non-domestic purposes after 7 business days from the date the electricity buyers fully satisfy requirements and negotiate details in the draft contracts without a legitimate reason;

b) Selling electricity without power purchase contracts with electricity-using customers.

7. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on Electricity-retailing units committing one of the following acts of violation:

a) Selling electricity at a price not regulated by the competent agencies;

b) Failing to exercise the right to suspend or reduce electricity supply; failing to notify or failing to comply with the notice according to the Regulations on procedures for suspending, reducing electricity supply promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

8. A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on Electricity-retailing units buying electricity from electricity units that do not obtain an Electricity operation license.

9. A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed on Electricity-wholesaling units exporting or importing electricity without the competent state agencies’ permission.

10. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned from selling electricity at a price higher than the prescribed price (including all costs incurred from the violations) to the victims who suffer losses or whose objects have been misappropriated, for violations specified at Point a Clause 7 of this Article. In case the victims is unable to be determinedd, such illicit profits shall be transferred to the state budget;

b) Forcible inspection of electricity measuring devices and replacement of instruments that fail to satisfy standards and technical regulations issued by the competent state agencies for violations specified at Point b Clause 4 of this Article;

c) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations to the state budget for violations specified in Clause 5 and Clause 9 of this Article.”.

15. To amend and supplement Article 12 as follows:

“Article 12. Violation of regulations on electricity use

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of preventing competent persons from inspecting the electricity use.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Accidentally causing error in electricity system of the electricity sellers;

b) Arbitrarily supplying electricity to other organizations and individuals.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for the act of installing, closing, opening, repairing, relocating, or replacing electric equipment and electricity works of the electricity sellers.

4. A fine of between VND 8,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of arbitrarily closing the circuit when electricity works of the electricity buyers have not been commissioned or during the period of suspending electricity supply as a result of violation of the law.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 14,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Damaging or relocating arbitrarily electricity measuring system (including meter protection boxes, seals, and electrical wiring diagrams);

b) Using equipment for the purpose of interfering and damaging data transmission equipment, measuring instruments, or protection equipment of electricity systems.

6. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on landlords charging tenants at a higher rate than the prescribed one in case of purchasing electricity according to the electricity retailing price for domestic, production, business, and service purposes.

7. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on big electricity-using customers committing one of the following acts of violation:

a) Failing to use electricity according to the request of National electric system dispatching units when the system’s capacity is limited; failing to take measures for ensuring voltage standards as agreed upon in power purchase contracts;

b) Using electrical appliances and connected equipment failing to satisfy standards and technical regulations issued by competent state agencies to connect to the national electricity grids;

c) Failing to follow operation orders of National electric system dispatching units;

d) Failing to cut electricity or reducing electricity use at the electricity sellers’ requests due to force majeure;

dd) Failing to invest in communication, SCADA/EMS, electricity measurement systems as prescribed;

e) Failing to maintain normal operation of invested communication systems, SCADA/EMS/DMS, and electricity measuring devices as prescribed.

8. The following fines shall be imposed for the act of electricity stealing in any form:

a) A fine of between VND 4,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of electricity stealing with the total stolen electricity value less than VND 1,000,000;

b) A fine of between VND 10,000,000 ands VND 20,000,000 shall be imposed for the act of electricity stealing with the total stolen electricity value from VND 1,000,000 to less than VND 2,000,000.

9. Upon discovering the act of electricity theft with the total stolen electricity value of VND 2,000,000 or higher, the competent persons currently receiving the case must transfer the case file to competent criminal procedure-conducting agencies for examination for penal liability in accordance with Clause 1, Clause 2, and Clause 4 Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations. In case the criminal procedure-conducting agencies issue decisions not to institute a criminal case, decisions to cancel decisions to institute criminal cases, decisions to stop investigation or decisions to stop criminal cases, decisions to cease a criminal case against the accused or exempt penal liability according to a court judgment, if the act of violation shows a sign of administrative violation, transfer the case files to persons competent to sanction administrative violations under Clause 3 Article 62 and Article 63 of the Law on Handling of Administrative Violations in order to sanction administrative violations according to the fine levels specified at Point b Clause 8 of this Article.

10. Additional sanctions:

Confiscation of material evidences and means of administrative violations for violations specified in Clause 5, Point b Clause 7, Clause 8, and Clause 9 of this Article.

11. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state for violations specified in Clause 3 and Clause 5 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through by commission of the administrative violations (including all costs incurred from the violation) to return to the victims who suffer losses or whose objects have been misappropriated for violations specified at Point a Clause 5, Clause 6, Clause 8, and Clause 9 of this Article. In case the victim is unable to be determined, the difference gained from selling at a higher rate than the prescribed one shall be transferred to the state budget for violations specified in Clause 6 of this Article;

c) Forcible use of equipment fully satisfying the standards and technical regulations issued by the competent state agencies for violations specified at Point b Clause 7 of this Article;

d) Forcible investment and maintenance of normal operation of communication devices, SCADA/EMS, electricity measuring devices for violations specified at Point dd and Point e Clause 7 of this Article.”.

16. To amend Article 13 as follows:

“Article 13. Violation of regulations on electric system regulation

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on National electric system dispatching units failing to regulate the electricity system in accordance with relevant procedures and regulations without a legitimate reason but have not yet caused any incident to the electricity system.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on Electricity-generating units, Electricity-transmitting units failing to report to National electric system dispatching units of incidents, abnormal working conditions of equipment that can potentially cause the power plants’ or electricity transmission grids’ suspension from operation.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on National electric system dispatching units committing one of the following acts of violation:

a) Regulating the electricity system in contravention of the approved operating plans, causing incidents along electricity system without a legitimate reason;

b) Violating the Operating procedures of national electric system promulgated by the Ministry of Industry and Trade, causing incidents along the electricity grid;

c) Failing to comply with the Incident response procedures of national electric system promulgated by the Ministry of Industry and Trade, causing the incident to affect a larger scale;

d) Contributing capital to Electricity-generating units; purchasing shares of Electricity-generating units.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on Electricity-distributing units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to follow dispatch orders of the National electric system dispatching units according to the Dispatching procedures of national electrical promulgated by the Ministry of Industry and Trade, except for the cases where the execution of dispatch orders will pose risk to humans and equipment;

b) Failing to comply with the Operating procedures of national electric system and Operating procedures of equipment promulgated by the Ministry of Industry and Trade, causing incidents along electricity distribution grids;

c) Failing to follow the Incident response procedures of national electric system promulgated by the Ministry of Industry and Trade, causing the incident to affect a larger scale.

5. A fine of between VND 180,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on Electricity-generating units and Electricity-transmitting units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to follow dispatch orders of the National electric system dispatching units according to the Dispatching procedures of national electrical promulgated by the Ministry of Industry and Trade, except for cases where the execution of dispatch orders will pose risk to humans and equipment;

b) Failing to comply with the Operating procedures of national electric system, Black start procedures, Incident response procedures of national electric system, Electricity restoration procedures of national electric system, Operating procedures of equipment and other relevant procedures, regulations promulgated by the Ministry of Industry and Trade, causing incidents within the power plants or electricity transmission grids.

6. Remedial measures:

Forcible sale of contributed or purchased capital of Electricity-generating units for violations specified at Point d Clause 3 of this Article.”.

17. To amend and supplement Article 14 as follows:

“Article 14. Violation of regulations on electricity market

1. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on Electricity transmission units failing to provide information on repair plans of electricity transmission grids to National electric system dispatching units, Electricity market transaction-administering units within the time limit according to the Regulations on competitive electricity market and Regulations on electricity transmission system promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

2. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on Electricity-generating units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to compile and send application dossiers for participation in electricity market according to the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

b) Failing to invest in connection system of electricity market according to the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

3. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on Electricity market transaction-administering units committing one of the following acts of violation:

a) Violating regulations on information disclosure under the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

b) Using input parameters and data in making annual electric system operating plans without obtaining the competent state agencies’ permission according to the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

4. A fine of between VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed on electricity-wholesaling units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to provide information or providing accurate information to make annual electric system operating plans and monthly, weekly electric system capacity mobilization schedules or settle disputes and handles violations in electricity market according to the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

b) Failing to comply with the order and procedures for appraising and approving power purchase agreements.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on Electricity market transaction-administering units, Electric system operating units committing one of the following acts of violation:

a) Violating regulations on information confidentiality specified in the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

b) Providing information serving supervision of electricity market, settlement of disputes, and handling of violation in electricity market in an inadequate or untimely manner according to the Regulations on competitive electricity market, Regulations on electricity market supervision, and Regulations on dispute settlement and violation handling promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

c) Violating the order, procedures and methods of calculating annual power output for Electricity-generating units according to the Regulations on competitive electricity market and Regulations on sample power purchase agreement promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

d) Losing data for compilation of electricity payment dossiers traded on the market during storage period according to the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

6. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on Electricity-transmitting units failing to provide accurate information to make annual electric system operating plans and monthly, weekly electric system mobilization schedules according to the Regulations on competitive electricity market and Regulations on transmission electricity system promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

7. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on Generating units committing one of the following acts of violation:

a) Failing to provide information or providing inaccurate information to make annual electric system operating plans and monthly, weekly electric system capacity mobilization schedules or settle disputes and handle violations in electricity market according to the Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

b) Agreeing with other Electricity-generating units on offers to have mobilization schedules prepared;

c) Directly or indirectly agreeing with other units in restricting or controlling offered capacity on the market to increase the price on the spot market and thereby affecting electricity supply security;

d) Agreeing with Electricity market transaction-administering units on offers to have mobilization schedules prepared in contravetion of regulations.

8. A fine of between VND 160,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed on Electricity market transaction-administering units, Electric system operating units committing one of the following acts of violation:

a) Interfering with the electricity market operation without complying with the Regulations on competitive electricity market and Regulations on transmission electricity system promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

b) Failing to comply with regulations on execution of mobilization schedules of electric generator sets under Regulations on electricity transmission system promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

c) Failing to comply with regulations on preparation of mobilization schedules of electric generator sets under Regulations on competitive electricity market and Regulations on electricity transmission system promulgated by the Ministry of Industry and Trade;

d) Negotiating with Electricity-generating units on offers to have mobilization schedules of electric generator sets of Electricity-generating units prepared in contravention of Regulations on competitive electricity market promulgated by the Ministry of Industry and Trade.

9. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations which are the money gained from the offers (including all costs incurred from the violations) forfeiture into the state budget for violations specified at Point b, Point c, and Point d Clause 7, and Point d Clause 8 of this Article.”.

18. To amend and supplement Article 15 as follows:

“Article 15. Violation of regulations on electric safety

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of obstructing others from performing their official duties.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Entering electrical substations or climbing a power pole when not on duty;

b) Planting trees or leaving trees violates the safe distance from overhead electricity lines and electrical substations;

c) Install TV antennas, clotheslines, scaffolding, signs, and advertising light boxes in locations where they can fall or collide with electricity grid;

d) Flying a kite or any object causing incidents along electricity grid;

dd) Failing to properly and adequately take safety measures before doing work on non-energized parts of the electric system;

e) Cutting or pruning trees to ensure the safety of the high-voltage electricity grid without notifying the management organization or tree owner according to regulations;

g) Obstructing the unit managing and operating the high-voltage electricity grid from inspecting or repairing damage to electrical substations and electricity transmission lines.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed one of the following acts of violation:

a) Using any components of electricity grid for other purposes without agreeing with units managing the operation of electricity grid;

b) Pouring, backfilling, and arranging materials, supplies, and equipment under the conductors of overhead electricity transmission lines and leaving the distance from the conductors to the materials, supplies, and equipment less than the electricity discharge safety distance according to the voltage grades;

c) Using any parts of dwelling houses or works, which are allowed to exist in the overhead electricity transmission line safety protection corridors for other purposes, which may encroach upon the electricity discharge safety distance according to the voltage grades;

d) Building or renovating houses, works situated within overhead electricity transmission line safety protection corridors without agreement or complying with existing agreements with units managing the operation of the electricity transmission lines to ensure safety in construction and renovation of houses, works;

dd) Loading goods, raw materials, planting trees, anchoring ships within the underground electric cable safety protection corridor;

e) Building houses or works interfering with entrances or air-ventilating holes of electrical substations, power plants;

g) Failing to properly take adequate construction measures when working with work items and equipment along electric system, except for violations specified at Point dd Clause 2 of this Article;

h) Failing to make list of electric equipment and instruments subject to inspection for monitor and management according to the Regulations on safety technical inspection of electric equipment and instruments;

i) Connecting, stealing electricity from a customer's meter to use this electricity as a source of electricity for another household;

k) Arbitrarily connecting or stealing electricity of a customer’s meter for purposes other than those specified in the signed contracts;

l) Arbitrarily repairing, replacing, maintaining, or altering circuits approved in the power purchase agreements before completing training courses regarding electrical engineering, civil electricity, and electric safety;

m) Causing explosions, fires, burning forests for farming, making the operation of the electricity grid unsafety.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Building works into the ground or dredging rivers, lakes, or ponds within underground electric cable safety protection corridor without informing units managing the operation of the cables;

b) Failing to install safety signs or signboards, warning signs with incorrect models for electricity transmission lines, electrical substations, and power plants according to the Regulations on electricity safety;

c) Cutting down and letting trees fall into the electricity grid;

d) Building houses or works on the underground electric cable safety protection corridor;

dd) Failing to obtain work slip or work order when performing work that must be done according to the work slip or work order;

e) Failing to retain work slip and work order as prescribed;

g) Failing to adequately and properly comply with work slip and work order;

h) Failing to properly take sufficient safety measures before conducting work close to electricity-carrying parts on electricity system;

i) Failing to take sufficient safety measures prior to working with electricity-carrying parts on electric system;

k) Failing to have sufficient technical design, construction drawing design, as-built dossiers, and other technical documents as prescribed by the law on construction and transfer to the managing and operating units;

l) Failing to carry out inspection and adjustment of each part and the entire system of equipment in the electricity generation, transmission and distribution technology line to ensure compliance with the standards and technical regulations issued by the competent state agency, parameters specified in the approved design.

5. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Digging or driving piles into the underground electric cable safety protection corridor;

b) Operating equipment, instrument, or vehicles or conducting other activities that may encroach upon electricity discharge safety distance according to the voltage grades;

c) Dismantling any component of electricity grid or power plant when not being assigned to do so;

d) Throwing any object and causing damage to electricity grid or power plant or causing incident to electricity grid or power plant;

dd) Employing electricity to trap, capture animals or to use as direct protective measures in contravention of law;

e) Failing to issue sufficient procedures and regulations on electric safety as prescribed;

g) Failing to take sufficient safety measures when working by work slip or work order and thereby causing incidents or accidents;

h) Employing or hiring persons not yet been trained in terms of electricity or electric safety, or not yet been granted with electric safety card, inspector card to manage operation, repair electricity grid, power plant, or conduct technical safety inspection of electric equipment and instruments;

i) Letting electricity transmission lines pass through residential areas, places where people often gather or carrying loads exceeding the prescribed standards;

k) Failing to have standards and technical regulations on electric safety issued by competent state agencies;

l) Failing to have procedures, regulations, and methods of organizing the implementation of regulations on electric safety at workplace and enterprises on the basis of standards and technical regulations on electric safety issued by competent state agencies;

m) Failing to make dossiers, information sheets, and technical documents relating to electric equipment and managing organizations as prescribed;

n) Failing to make statistics, monitor electricity-related incidents and violations of high-voltage electricity grid safety protection corridors under their management, and report the state management agencies of electricity operations and electricity use in localities.

6. A fine of between VND 70,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Designing, installing, and putting into use of electricity grid or power plant which does not satisfy regulations on electrical engineering and electric safety;

b) Failing to inspect and examine lightning-arresting and earthed system of power plant, electrical substations, and electricity transmission lines;

c) Storing or placing combustible, explosive, or corrosive substances within electricity grid safety protection corridors;

d) Failing to conduct technical safety inspection for electric equipment and instruments as prescribed;

dd) Conducting technical safety inspection for electric equipment and instruments without a Certificate of registration for electric equipment and instrument inspection, or with an invalid one;

e) Conducting technical safety inspection of electric equipment and instrument in excess of the scope stipulated in the Certificate of registration for electric equipment and instrument inspection;

g) Failing to dismantle, recall structures of electricity grid and return the premise within 6 months from the date the electricity grid is separated from the electric system.

7. A fine of between VND 90,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Digging and causing subsidence, tilt, or collapse of poles of electricity transmission lines or equipment of transformer stations, power plants;

b) Blasting causes damage to any part of electricity grid or power plant;

c) Using construction vehicles causes shock and damage to the electricity grid or power plant.

8. Additional sanctions:

Confiscation of material evidences and means of administrative violations, for violations specified in Clause 3; Point a, Point c, and Point d Clause 4; Points a, b, c, d, and dd Clause 5; Point c Clause 6; Point a and Point c Clause 7 of this Article.

9. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state for violations specified at Point b and Point c Clause 2; Clause 3; Point c and Point d Clause 4; Point a, Point c, Point d, and Point i Clause 5; Point c Clause 6 and Clause 7 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violation which are the profits gained from the inspection activities for forfeiture into the state budget for violations specified at Point dd and Point e Clause 6 of this Article.”.

19. To repeal the title of section 2 “Section 2. Safety of hydroelectric dam safety” in Chapter II.

20. To amend and supplement Article 16 as follows:

“Article 16. Violation of regulations on management and operation of hydroelectric dams and reservoirs

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to register safety of hydroelectric dams and reservoirs according to the law on dam safety management; failing to organize development and storage of construction completion dossiers before commissioning and putting the works into use.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of failing to have or organize implementation or comply with operational procedures of equipment and maintenance procedures of each hydroelectric work item and dam.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to report current conditions of hydroelectric dam and reservoir safety to the competent state agencies.

4. A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to maintain hydroelectric dams and equipment installed at hydroelectric dams as prescribed;

b) Failing to prepare human resources, supplies, materials, equipment, and necessities required for natural disaster response to ensure hydroelectricity safety and downstream areas and emergency response according to the approved plans;

c) Operating in contravention of the contents specified in the operation permit regarding hydroelectric dam and reservoir protection, except for cases where reservoir water surface is used for aquaculture, tourism, or entertainment purposes without the state management agencies’ written approval and being administratively sanctioned in the fields of water resources, natural resources or irrigation work operation and protection;

d) Failing to inspect and assess safety of dams and reservoirs;

dd) Failing to develop database on hydroelectric dams and reservoirs;

e) Failing to have backup power source or having a backup power source that cannot be used to operate the valves of the spillway.

5. A fine of between VND 90,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to inspect hydroelectric dams as prescribed;

b) Conducting unlicensed operations within the protected area of dams and reservoirs must have a license;

c) Failing to have operational procedures of hydroelectric dams or failing to review and revise operational procedures or failing to comply with operational procedures approved by competent agencies;

d) Failing to comply with the procedures and methods of closing, opening valves of water discharge structures according to the Regulations applicable to reservoirs and non-overflow dams.

6. Additional sanctions:

Suspension from electrical operation from 6 to 12 months for violations specified at Point a and Point c Clause 5 of this Article.”.

21. To amend and supplement Article 17 as follows:

“Article 17. Violation of regulations on safety assurance of hydroelectric dams and downstream areas

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to make natural disaster response plans for dams and downstream areas for the authorities competent to approve during construction process; failing to implement or failing to properly implement the natural disaster response plan for dams and downstream areas approved by competent authorities as prescribed;

b) Failing to make, approve, and implement natural disaster response plans during the operation of hydroelectric dams and reservoirs as prescribed.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to make or failing to implement the natural disaster response plans during operation or failing to review and approve annual natural disaster response plans during operation;

b) Failing to install or failing to annually review and install additional warning systems in downstream areas;

c) Failing to install signs or warnings about the scope of hydroelectric projects or warning buoys in the lake bed to protect the upstream of the dam;

d) Failing to organize inspection, or send reports to the state management agencies, or reporting incorrectly on activities within the protection scope of dams and hydroelectric reservoirs owned and managed.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to maintain communication and reports with the Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the competent state management agencies as prescribed;

b) Failing to warn and notify residents and local authorities in advance about hydroelectric reservoir flooding;

c) Failing to make or implement or improperly implementing a plan to respond to emergency situations of dams and hydroelectric reservoirs approved by competent state management agencies;

d) Failing to prepare or implement or improperly implementing a hydroelectric dam protection plan approved by a competent state management agency;

dd) Failing to prepare or implement or improperly implementing emergency response plans or failing to review, adjust or supplement emergency response plans and submit them to competent authorities for annual approval according to regulations;

e) Failing to develop a plan to place boundary markers to determine the hydroelectric dam's protection scope; failing to organize the placement of boundary markers and management of boundary markers; failing to hand over the boundary markers to the commune-level People's Committee where the dam is built for management;

g) Failing to develop plans to protect dams and hydroelectric reservoirs and submit them to competent authorities for approval according to regulations.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to develop annual emergency response plans or annual plans to review, adjust, supplement to respond to emergency situations and submit them to competent state agencies for approval;

b) Failing to install operational monitoring systems, information equipment, and safety warnings for the dam and its downstream areas.

5. Remedial measures:

a) Forcible additional installation of warning systems of downstream areas for violations specified at Point b Clause 2 of this Article;

b) Forcible addition of signs, warning the scope of hydroelectric projects, warning buoys in the lake bed and the upstream protection scope of the dam for violations at Point c, Clause 2 of this Article;

c) Forcible installation of operation monitoring system, information equipment, and safety warning for dams and downstream areas for violations specified at Point b Clause 4 of Article.”.

22. To amend and supplement Article 18 as follows:

“Article 18. Violation of regulations on safety assurance of buffer zones of hydroelectric dams

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of anchoring ships, boats, rafts, or rafts to hydroelectric dams or shoulders of hydroelectric dams, except for vessels serving inspection, maintenance, or repair of hydroelectric dams.

2. Additional sanctions:

Confiscation of instruments of administrative violations for violations specified in Clause 1 of this Article.”.

23. To repeal the title of section 3 “Section 3. Economical and efficient use of energy” in Chapter II.

24. To amend and supplement Article 19 as follows:

“Article 19. Violation of major energy users regarding energy auditing

1. A caution shall be imposed for the act of failing to fully implement the contents of the audit report according to the prescribed form.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to take remedial measures at request of competent state agencies;

b) Failing to comply with energy use reporting regime as prescribed.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of failing to perform energy auditing.”.

25. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 20 as follows:

a) To repeal Clause 4;

b) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. Remedial measures:

a) Forcible cancelation of energy auditor certificates and announcement of the list of violating certificates for violations specified at Point b, Point c, and Point d Clause 1, Clause 2 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through by the administrative violations to learners (including all costs incurred from the violation) for violations specified at Point b, Point c, and Point d Clause 1, Clause 2 of this Article; in case learners cannot be determined, the illicit profits shall be transferred to state budget;

c) Forcible revocation of the issued energy auditor certificates for violations specified in Clause 3 of this Article.”.

26. To amend a number of clauses of Article 21 as follows:

a) To amend Clause 2 as follows:

“2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on major energy users that self-conduct energy auditing or hire ineligible energy auditing organizations to conduct energy auditing (lacking energy auditors issued with energy auditor certificates or lacking technical equipment, instruments required for energy auditing operation).”;

b) To amend Clause 4 as follows:

“4. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the energy auditor certificates from 6 to 12 months for violations specified at Point b Clause 1 of this Article.”.

27. To amend and supplement Article 22 as follows:

“Article 22. Violation of regulations on economical and efficient use of energy in industrial manufacturing

A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement technical regulations, energy use norms, energy management measures and mandatory economical and efficient energy use technologies applied in design, construction, installation, and operation of equipment to save energy.”.

28. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 23 as follows:

a) To repeal Clause 3;

b) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Remedial measures:

Forcible removal of electric generator sets according to the roadmap regulated by the competent state agencies for violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.”.

29. To amend Clause 4 Article 24 as follows:

“4. Remedial measures:

Forcible use of lighting equipment which satisfies technical regulations on economical and efficient use of energy in public lighting for violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.”.

30. To amend Clause 2 Article 25 as follows:

“2. Remedial measures:

Forcible compliance with regulations on energy use norms and technical regulations in design, construction, and use of construction materials to save energy for violations specified in this Article.”.

31. To amend and supplement Article 26 as follows:

“Article 26. Violation of regulation on economical and efficient use of energy applicable to organizations and enterprises engaged in transport operations

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of using means of transport included in the List of devices and equipment subject to elimination.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to make reports on fuel and energy use as precribed.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of manufacturing equipment or means of transports that do not comply with technical regulations and energy use norms regarding economical and efficient use of energy in manufacturing equipment or means of transports.

4. A fine of between VND 90,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of importing equipment or means of transport that do not comply with technical regulations and energy use norms regarding economical and efficient use of energy applicable to equipment or means of transports.

5. Remedial measures:

a) Forcible termination of circulation of equipment and means of transport for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible re-export of imported equipment and means of transport for violations specified in Clause 4 of this Article;

c) Forcible destruction of imported equipment and means of transport for violations specified in Clause 4 of this Article, in case the re-export measure specified at Point b of this Clause cannot be implemented.”.

32. To amend and supplement Clause 3 Article 27 as follows:

“3. Remedial measures:

Forcible termination of circulation of equipment, machinery, and means for violations specified in this Article.”.

33. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 28 as follows:

a) To repeal Clause 3;

b) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Remedial measures:

a) Forcible revocation of the issued certificate of completion of energy management training course for violations specified at Point b, Point c, and Point d Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through by the administrative violations to learners (including all costs incurred from the violation) for violations specified at Point b, Point c, and Point d Clause 1, Clause 2 of this Article; in case learners cannot be determined, the illicit profits shall be transferred to state budget;

c) Forcible revocation of the issued certificate of energy management for violations specified in Clause 2 of this Article.”.

34. To amend and supplement Article 29 as follows:

“Article 29. Violation of regulations on energy management

1. Caution shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Heads of major energy users which fail to fully implement contents off the energy management model applicable to the major energy users;

b) Heads of state budget-funded organizations which fail to fully comply with regulations on management and economical, efficient use of energy, including: failing to develop and send annual plan on economical and efficient use of energy to state agencies managing energy in localities; violating regulations on reporting regime on energy use, failing to formulate regulations on energy saving in facilities, agencies, and units; failing to comply with the list of energy-efficient devices and equipment issued by the competent agencies in procurement and installation of energy-consuming devices and equipment.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to assign or assigning eligible persons to act as energy managers.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to make annual and 5-year plans on economical and efficient use of energy; failing to comply with the reporting regime as prescribed and failing to make reports on annual and 5-year plan implementation results.

4. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the certificate of energy managers from 6 to 12 months for violations specified in Clause 3 of this Article.”.

35. To amend and supplement Article 30 as follows:

“Article 30. Violation of regulations on energy labeling and use of energy labels

1. The act of failing to attach energy label on equipment and devices subject to energy labeling shall be sanctioned as follows:

a) A caution shall be imposed in case of first-time violation;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to attach energy labels on equipment and devices subject to energy labeling in case of repeated violations.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing make report or failing to truthfully send reports on quantity and type of equipment and devices subject to energy labeling, that are manufactured, imported, sold, and distributed, to the competent state agencies.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations of regulations on improper use of energy labels:

a) Attaching energy labels to means, equipment or packages of inappropriate sizes;

b) Changing the size of the energy label to increase or decrease out of proportion;

c) Obscuring or confusing the information recorded on the energy labels.

4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to announce energy use norms of equipment and devices;

b) Continuing to attach energy labels on equipment or devices without making re-announcement in case of any change to energy performance standards announced by competent authorities.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to provide information or providing inaccurate information on energy use norms on energy labels according to the dossiers of announcing energy use norms of equipment and devices (including product distribution business on technical platforms);

b) Propagandizing and advertising provide information about energy efficiency that is not true about the energy consumption of energy-consuming equipment and devices (including product distribution business on technical platforms).

6. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on applying energy labels to equipment and devices in contravention of the dossiers of disclosing energy use norms or applying energy labels to equipment and devices without disclosing energy labeling.

7. Additional sanctions:

Suspension of energy labeling operation from 4 to 6 months for violations specified in Clause 4 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible removal of elements of violations on devices, equipment, or packages for violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Forcible recall of products bearing energy labels for violations specified in Clause 6 of this Article.”.

36. To amend Clause 2 Article 31 as follows:

“2. Remedial measures:

a) Forcible revocation of issued certificates and test results for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through by the administrative violations (including all costs incurred from the violation) to the victims for violations specified in Clause 1 of this Article. In case the victim is unable to be determined, the illicit profits shall be transferred to the state budget.”.

37. To amend and supplement Article 32 as follows:

“Article 32. Violation of regulations on Lists of equipment and devices subject to energy labeling and minimum energy efficiency standards and the implementation roadmap

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the violation of regulations on minimum energy efficiency in manufacturing, import, trading, or distribution of energy-consuming equipment and devices under the List of equipment and devices subject to energy labeling.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of manufacturing or importing energy-consuming equipment or devices under the List of equipment and devices subject to elimination.

3. Additional sanctions:

Confiscation of material evidences, devices and means of administrative violations for violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

a) Forcible re-export of imported devices and equipment for violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Forcible destruction of imported equipment and devices for violations specified in Clause 2 of this Article if the forcible re-export measure specified at Point b of this Clause cannot be implemented.”.

38. To amend and supplement Chapter III as follows:

“Chapter III

COMPETENCE TO MAKE WRITTEN RECORDS AND SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 33. Competence to make written records of administrative violations

1. Persons competent to handle administrative violations are specified in Articles 34 thru 37 of this Decree.

2. Servicemen of the People’s Army or People’s Public Security Force, civil servants and public employees in specialized agencies in charge of state management in electricity, economical and efficient use of energy , who are on duty.

Article 34. Competence of Chairpersons of People’s Committees of all levels

Chairpersons of People’s Committees of all levels are competent to handle administrative violations occurring within their management, specifically:

1. Commune-level Chairpersons of People’s Committees may sanction violations specified in Clause 1 Article 6; Clause 1 thru Clause 3 Article 11; Clause 1, Clause 2 Article 12; Clause 1 Article 15 of this Decree;

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000 on individual violators and up to VND 10,000,000 on institutional violators;

2. District-level Chairpersons of People’s Committees may sanction violations specified in Clause 1 Article 6; Clause 1, 2 Article 9; from Clause 1 thru Clause 7 Article 11; Clause 1 thru Clause 6 and Clause 8 Article 12; Clause 1 thru Clause 4 Article 15; Clause 1, Clause 2 Article 16; Article 18; Clause 1, Clause 2 Article 19; Clause 1, Clause 2 Article 20; Article 21; Article 22; Article 24; Article 25; Clause 1 thru Clause 3 Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Clauses 1, 4, and 5 Article 30 and Article 31 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Deprive of the right to use certificates for a definite term;

dd) Suspend energy labeling activity for a definite term;

e) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

3. District-level Chairpersons of People’s Committees may sanction violations specified in Article 5; Article 6; Clause 1, 2, 3 Article 9; Clause 1 Article 10; Article 11; Article 12 and Articles 15 thru 32 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Deprive of the right to use certificates for a definite term;

dd) Suspend electricity-related activities, or suspend energy labeling activity for a definite term;

e) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

Article 35. Competence of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks in the fields of electricity, economical and efficient use of energy, who are on duty may impose caution for violations specified in Clause 1 Article 19, Clause 1 Article 29, and Point a Clause 1 Article 30 of this Decree.

2. Chief Inspectors of provincial-level Departments of Industry and Trade, Heads of provincial-level specialized inspection teams and Heads of specialized inspection teams of state management agencies assigned to perform specialized inspection in the fields of electricity, economical and efficient use of energy may impose sanction for violations specified in Clause 1 thru Clause 3 Article 5; Clause 1, Clause 2 Article 6; Clause 1 thru Clause 5 Article 9; Clause 1 thru Clause 7 Article 11; Clause 1 thru Clause 6 and Clause 8 Article 12; Clause 1 thru Clause 4 Article 15; Clause 1, Clause 2 Article 16; Clause 1 through Clause 3 Article 17; Article 18; Clause 1, Clause 2 Article 19; Clause 1, Clause 2 Article 20; Article 21; Article 22; Article 24; Article 25; Clause 1 thru Clause 3 Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Clause 1 thru Clause 5 Article 30; Article 31; Clause 1 Article 32 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000;

d) Deprive of the right to use certificates for a definite term;

dd) Suspend energy labeling activity for a definite term;

e) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

3. Chief Inspectors of provincial-level Departments of Construction may sanction violations specified at Point d and Point e Clause 2, Point d Clause 3 Article 15, Article 24, Article 25 of this Decree within their management:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000;

e) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

4. Chief Inspectors of provincial-level Departments of Transport may impose sanction for violations specified in Article 26 of this Decree within their management:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

b) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

5. Heads of ministerial-level specialized inspection teams of state management agencies in the fields of electricity, economical and efficient use of energy may sanction violations specified in Clause 1 thru Clause 4 Article 5; Clause 1 thru Clause 4 Article 6; Clause 1, Clause 2 Article 7; Clause 1 thru Clause 3 Article 8; Article 9; Clause 1, Clause 2 Article 10; Clause 1 thru Clause 7 Article 11; Clause 1 thru Clause 8 Article 12; Clause 1 thru Clause 4 Article 13; Clause 1 thru Clause 7 Article 14; Clause 1 thru Clause 5 Article 15; Clause 1 thru Clause 3 Article 16; Article 17 thru Article 22; Clause 1 Article 23; Article 24; Article 25; Clause 1 thru Clause 3 Article 26; Article 27 thru Article 32 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 70,000,000 on individual violators and up to VND 140,000,000 on institutional violators;

c) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 140,000,000;

d) Deprive of the right to use certificates for a definite term;

dd) Suspend energy labeling activity for a definite term;

e) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

6. Chief Inspector of the Ministry of Industry and Trade may sanction administrative violations on a nationwide scale:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Deprive of the right to use certificates for a definite term; suspend electricity-related activities or suspend energy labeling activity for a definite term;

dd) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

7. Chief Inspector of the Ministry of Construction may sanction violations specified at Point d and Point e Clause 3, Point d Clause 4 Article 15; Article 24; Article 25 of this Decree within their management:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

c) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

8. Chief Inspector of the Ministry of Transport may sanction violations specified in Article 26 of this Decree within their management:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

b) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

9. Director of the Electricity Regulatory Authority may sanction violations specified in Article 5 and Article 7 thru Article 14 of this Decree on a nationwide scale:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

c) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

10. The Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency may sanction violations specified in Article 15 thru Article 18 of this Decree on a nationwide scale:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

c) Suspend electricity-related activities for a definite term;

d) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

Article 36. Competence of the Public Security Force

The following persons, upon detecting violations specified in this Decree within their management, may:

1. Chiefs of district-level police stations may sanction violations specified in Clause 1 Article 6; Clause 3 Article 11; Clause 1 Article 12; Clause 1, Point a and Point d Clause 2; Point a, Point b, Point dd and Point m Clause 3 Article 15 of this Decree:

a) Impose a fine of up to VND 20,000,000 on individual violators and up to VND 40,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 40,000,000;

c) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

2. Directors of provincial-level Police Departments may sanction violations specified in Clause 1 Article 6, Clause 3 Article 11; Clause 1 Article 12; Clause 1, Point a and Point d Clause 2, Point a, Point b, Point dd and Point m Clause 3, Point a and Point c Clause 4 Article 15; Article 18 of this Decree:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

b) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

c) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

3. Director of Economic Security Department, Director of Police Department for Administrative Management of Social Order may sanction violations specified in Article 18 of this Decree on a nationwide scale:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

b) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations.

Article 37. Competence of Market Management Force

1. Market controllers who are on duty may impose caution for violations specified at Point a Clause 1 Article 30 of this Decree.

2. Heads of Market Surveillance Teams and Heads of Professional Divisions affiliated to the Market Surveillance Professional Department may sanction violations specified in Clause 1 thru Clause 3 Article 30 and Clause 1 Article 32 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 on individual violators and up to VND 50,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;

d) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

3. Directors of provincial-level Market Surveillance Departments, Director of the Market Surveillance Professional Department may sanction violations specified in Clause 1 thru Clause 5 Article 30 and Clause 1 Article 32 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Suspend energy labeling activity for a definite term;

dd) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

4. Director General of the Vietnam Directorate of Market Surveillance may sanction violations specified in Article 30 and Article 32 of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Suspend energy labeling activity for a definite term;

dd) Take remedial measures for violations within the sanctioning competence.

Article 38. Notifying relevant agencies and organizations of administrative violation handling results

1. Persons competent to sanction administrative violations shall be responsible for notifying agencies that issue Electricity operation license in writing to consider revocation of Electricity operation license in accordance with Article 37 and Article 38 of the Law on Electricity when handling administrative violations specified at Point c Clause 4 and Point a Clause 5 Article 5 of this Decree.

2. Persons competent to sanction administrative violations shall be responsible for notifying the electricity seller to cease or reduce electricity supply in accordance with the law on electricity immediately after making written record for violations specified in Clause 8 and Clause 9 Article 12 of this Decree.

3. Persons competent to sanction administrative violations shall be responsible for notifying agencies that accredit laboratories in writing to remove name of violating laboratories from the List of laboratories qualified for conducting energy efficiency tests when handling violations specified in Clause 1 Article 31 of this Decree.

4. Persons competent to sanction administrative violations shall be responsible for notifying agencies, organizations which have transferred written record and violation dossiers in writing about violation handling results.”.

39. To amend the title of Article 46: “Article 39. Effect”

40. To change Article 47 to Article 40 as follows:

“Article 40. Implementation responsibility

1. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Organize the implementation of this Decree;

b) Provide regulations on methods of determining stolen electricity output and illicit profits generated by electricity theft in order to return to the victims and methods of organizing, implementing sanctioning forms and remedial measures for electricity theft.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, Chairpersons of Provincial-level People’s Committees and centrally-run cities shall implement this Decree.”.

Article 3. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 98/2020/ND-CP dated August 26, 2020, providing penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights

1. To amend, supplement a number of points and clauses of Article 4 as follows:

a) To add Point l after Point k Clause 3 as follows:

“l) Forcible return of business license that has been erased or edited to change the content to the competent agency or person that issued the license.”

b) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“a) A maximum fine to be imposed in the commercial sector shall be VND 100,000,000 for individual violators and VND 200,000,000 for institutional violators; maximum fine to be imposed in the field of manufacturing and trading of counterfeit goods or prohibited goods and consumer’s right protection shall be VND 200,000,000 for individual violators and VND 400,000,000 for institutional violators;

b) Fine levels specified in Chapter II of this Decree are those applied to administrative violations committed by individual violators, except for administrative violations specified in Article 33, Article 35, Article 68, Article 70, Clauses 6, 7, 8, and 9 Article 73, Clauses 6, 7, and 8 Article 77 of this Decree. For organizations with the same acts of violation, the fine level shall be double the fine for individuals.”.

c) To add Clause 5 after Clause 4 as follows:

“5. The competence to impose fines of the titles specified in Chapter III of this Decree is that applied to one act of administrative violations committed by an individual violator; the competence to impose fines on organizations is twice the authority to impose fines on individuals.”.

2. To add Article 4a and Article 4b after Article 4 as follows:

“Article 4a. Regulations on completed administrative violations, in-progress administrative violations, and handling repeated administrative violations

1. Completed administrative violations and in-progress administrative violations shall be identified in accordance with the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Handling repeated administrative violations:

a) Organizations and individuals which commit repeated administrative violations shall be applied aggravating circumstances which will then be used by persons competent to sanction administrative violations when issuing decisions on sanctioning administrative violations, except for cases specified at Point b of this Clause;

b) Organizations and individuals which commit repeated administrative violations which will be sanctioned according to the value, quantity, amount, or type of administrative violation material evidences and means under this Decree shall be sanctioned for each violation and persons competent to handle administrative violations for administrative violations shall not apply multiple aggravating circumstances when issuing sanctioning decisions for each administrative violation.

Article 4b. Execution of sanctioning forms, remedial measures, and determination of illicit profits earned through the commission of administrative violations

1. The execution of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with Section 2 of Chapter III of the Second Part of the Law on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Other records, documents, files, or papers recording execution of sanctioning forms and remedial measures must be included in the dossiers on sanctioning of administrative violations in accordance with Article 57 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Illicit profits earned through the commission of administrative violations according to this Decree mean objects, money, valuable papers, or other assets gained from the administrative violations committed by the violators. Such illicit profits shall be determined as follows:

a) Illicit monetary profit means the money generated by the violators from the administrative violations and equals the money generated from the transfer or consumption of violating goods, or provision of violating services after deducting direct costs of goods and services based on dossiers and documents proving legitimacy of those costs provided by the violators. In case of transferring or consuming prohibited goods, counterfeit goods, smuggled goods or providing conditional business services, the amount of illicit profits obtained in money is the entire amount of money the individual or organization obtained from the transfer, consumption of goods or provision of services;

b) Illicit profit in the form of valuable papers means all valuable papers that the violators gain from the administrative violations. If valuable papers have been transferred, the illicit profit shall equal the money gained at the time of transfer; if valuable papers have been dispersed or disposed, the illicit profit shall equal book value of institutions issuing the valuable papers at the time of dispersal or disposal;

c) Illicit profits that are objects or other assets gained by the violators from the administrative violations mean other assets according to the Civil Code.

In case objects or other assets are not prohibited goods, counterfeit goods, or smuggled goods and have been transferred, sold, or destroyed, the illicit profits shall equal the monetary equivalence of market value of the same assets or book value of the assets (if market value is unavailable) or monetary value of the assets written on the export declarations, import declarations (for exports, imports) of the violators after deducting direct costs of goods based on documents proving legitimacy of the costs.

In case other objects or assets are prohibited goods, counterfeit goods, or smuggled goods and have been transferred or sold, the illicit profits shall equal total money received by the violators when they make the transfer.”.

3. To amend, supplement and repeal a number of clauses of Article 6 as follows:

a) To repeal Clause 6.

b) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Remedial measures:

a) Forcible return of business licenses that have been erased or modified to change the content to the competent agency or person that issued the licenses for violations specified in Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point b Clause 1, Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article.

4. To amend and repeal a number of points of Clause 11 Article 8 as follows:

a) To amend Point c as follows:

“c) Confiscation of means of transport used for carrying prohibited goods for violations specified in this Article in case the quantity, weight, value, or illicit profits of prohibited goods are among those specified in Clause 6, Clause 7, and Clause 8 of this Article;”;

b) To repeal Point d.

5. To amend Point b Clause 3 Article 9 as follows:

 “b) Suspension of practice certificate or license from 3 to 6 months for violations specified at Point e Clause 1 of this Article.”.

6. To amend and repeal a number of points of Clause 3 Article 10 as follows:

a) To amend Point c as follows:

“c) Deprivation of the right to use the practice certificate or license, or suspension of the production activities from 12 to 24 months for violations specified at Point e Clause 1 of this Article.”;

b) To repeal Point d.

7. To amend Point b Clause 3 Article 11 as follows:

“b) Deprivation of the right to use the practice certificate or license from 1 to 3 months for violations specified at Point e Clause 1 of this Article.”.

8. To amend and repeal a number of points of Clause 3 Article 12 as follows:

a) To amend Point c as follows:

“c) Deprivation of the right to use the practice certificate or license or suspension of production activities from 03 to 06 months for violations specified at Point e Clause 1 of this Article.”;

b) To repeal Point d.

9. To amend Point b Clause 3 Article 13 as follows:

“b) Deprivation of the right to use the practice certificate or license from 1 to 3 months for violations specified at Point h Clause 1 of this Article.”.

10. To amend and repeal a number of points of Clause 3 Article 14 as follows:

a) To amend Point c as follows:

“c) Deprivation of the right to use the practice certificate or license or suspension of production activities from 3 to 6 months for violations specified at Point h Clause 1 of this Article.”;

b) To repeal Point d.

11. To amend Point b Clause 4 Article 15 as follows:

“b) Confiscation of means of transports used in violations, for violations specified in this Decree in case the material evidence is valued at VND 200,000,000 or more.”.

12. Repeal Point b Clause 3 Article 18.

13. To amend Point b Clause 3 Article 19 as follows:

“b) Deprivation of the right to use the tobacco trading license from 1 to 3 months for violations specified at Point d and Point dd Clause 2 of this Article.”.

14. To amend Point b Clause 2 Article 20 as follows:

“b) Deprivation of the right to use the tobacco trading license for 3 to 6 months for violations specified at Point dd thru Point k Clause 1 of this Article.”.

15. To amend Clause 3 Article 21 as follows:

“3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the tobacco trading license from 1 to 3 months for violations specified from Point h thru Point o Clause 1 and Clause 2 of this Article.”.

16. To amend Point b Clause 2 Article 22 as follows:

 “b) Deprivation of the right to use the tobacco trading license from 1 to 3 months for violations specified at Point c, Point d, and Point dd Clause 1 of this Article.”.

17. To repeal Clause 1, Point a Clause 2 and Clause 2 Article 23.

18. To amend Clause 3 Article 26 as follows:

“3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the liquor trading license from 1 to 3 months for violations specified at Point b Clause 1 of this Article.”.

19. To amend Clause 3 Article 27 as follows:

“3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the liquor trading license from 1 to 3 months for violations specified at Point l Clause 1 of this Article.”.

20. To amend Clause 3 Article 28 as follows:

“3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the liquor trading license from1 to 3 months for violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article e in cases where the violating goods are valued at VND 50,000,000 or more.”.

21. To amend and supplement Article 30 as follows:

“Article 30. Other acts of violation related to trading in liquors and beers

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of failing to report or improperly reporting the production and trading of liquors with more than 5.5 percent alcohol by volume to the state agency competent to issue licenses as prescribed.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Selling liquors and beers using vending machines;

b) Employing persons under 18 years old in direct production or sale of liquors and beers.

3. Other violations according to the regulations on prevention and control of harms of liquor and beer abuse in terms of discount, sale, or supply of liquors and beers shall be sanctioned in accordance with Decree of the Government on sanctioning of administrative violations in the fields of medical sector.

4. Additional sanctions:

Confiscation of administrative violation material evidences and means for violations specified at Point a Clause 2 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point a Clause 2 of this Article.”.

22. To amend Clause 6 Article 31 as follows:

“6. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences for violations specified in this Article;

b) Deprivation of the right to use the certificates of eligibility for trading, business licenses, or practice certificates or suspension of the activities of trading violating goods from 6 to 12 months for violations specified in this Article.”.

23. To amend Point b Clause 4 Article 32 as follows:

“b) Deprivation of the right to use the business license or practice certificate from 3 to 6 months for violations specified in Clause 3 of this Article.”.

24. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 33 as follows:

a) To add Clause 1a and Clause 1b before Clause 1 as follows:

 “1a. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the act of reporting the results of promotion program to competent state agencies within 30 days from the last day of the report deadline.

1b. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of reporting the results of promotion program to competent state agencies after 30 days or later from the last day of the report deadline.”;

b) To amend Point d Clause 1 as follows:

“d) Failing to inform competent state agencies about time and location where evidence to determine the prize winning of goods before issuing proof of prize-winning or failing to make records of issuance of proof of prize winning to goods when conducting promotions of chance in which evidence of prize winning is issued together with goods;”;

c) To add Point i Clause 1 as follows:

“i) Organize competitions or prizes that are not open to the public or not witnessed by customers’ representatives or without informing the provincial-level Department of Industry and Trade where the competitions and prizes are organized before such competitions and prizes take place when conducting promotion programs in form of selling goods or providing services together with entry form for customers in order to choose the winner according to announced methods and prizes with the total value of VND 100,000,000 or more.”;

d) To amend Point c and Point d Clause 2 as follows:

“c) Failing to notify, notify changes (hereinafter referred to as notify) or failing to register, register changes (hereinafter referred to as register) to competent state agencies when conducting promotion or notifying or registering untruthfully;

d) Failing to notify or report the promotion results as prescribed, or notifying or reporting in contravention of regulations (except for the cases specified in Clause 1a of this Article) or failing to accurately notify or report;”;

dd) To repeal Point c Clause 3, Clause 4, and Point b Clause 6.

25. To amend and supplement a number of clauses of Article 35 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Untruthfully and inaccurately declaring contents of the dossiers when applying for organization of trade fairs and exhibitions;

b) Sending reports on results of trade fairs and exhibitions to competent state agencies within less than 30 days after the deadline.”;

b) To amend Point c and add Points d, dd, and e in Clause 2 as follows:

“c) Failing to publicly disclose and guarantee rights of traders participating in trade fairs and exhibitions when such trade fairs and exhibitions are subject to closure;

d) Failing to provide, or providing for traders participating in fairs and commercial exhibits with insufficient and inaccurate information relating the participation in trade fairs and exhibitions, and activities within the trade fairs and exhibitions’ framework in addition to displaying goods;

dd) Failing to provide, or providing insufficient and inaccurate information on displayed goods to organizers of trade fairs and exhibitions;

e) Sending reports on results of trade fairs and exhibitions to competent state agencies 30 days or later after the deadline.”;

c) To repeal Point Clause 3.

d) To add Point k Clause 4 as follows:

“k) Organizing trade fairs and exhibitions in Vietnam without satisfying, or fully satisfying the requirements and regulations on booths and services.”;

dd) To add Point g Clause 5 as follows:

“g) Using name or theme of trade fairs and exhibitions in Vietnam in contravention of tradition, ethics, or customs of Vietnam.”.

26. To amend Clause 4 Article 38 as follows:

“4. Remedial measures:

Forcible return of fabricated or erased, modified import permit or export permit to the competent agency or person granting the permit for violations specified in Clause 1 of this Article.”.

27. To add Point c after Point b Clause 7 Article 40 as follows:

“c) Forcible return of fabricated or erased, modified temporary import and re-export permit, temporary export and re-import permit to competent agencies and persons granting the permit for violations specified in Clause 1 of this Article.”.

28. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 41 as follows:

a) To repeal Point b Clause 6 Article 41;

b) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Remedial measures:

a) Forcible return of fabricated or erased, modified goods transit permit to competent agencies or persons granting the permit for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam, or forcible re-export of goods, for violations specified in Clause 4 and Clause 5 of this Article.”.

29. To amend Point b Clause 6 Article 43 as follows:

“b) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for operating duty-free shops from 1 to 3 months for violations specified in Clause 4 and Clause 5 of this Article.”.

30. To amend and supplement Clause 6 Article 44 as follows:

“6. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point a and Point b Clause 3, Clause 4 of this Article;

b) Forcible return of the erased or modified certificate of origin or documents of self-certification of origin to competent agencies and persons issuing certificates of origin or documents of self-certification of origin for violations specified in Clause 1 of this Article.”.

31. To amend Clause 4 Article 47 as follows:

“4. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the business license or practice certificate, or suspension of operation from 1 to 3 months for violations specified in Clause 3 of this Article.”.

32. To repeal Clause 7 Article 61.

33. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 62 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 1 as follows:

“a) Failing to add notification dossiers relating to e-commerce websites for sale that facilitate online ordering (hereinafter referred to as e-commerce websites for sale) or sale applications on mobile platform that facilitate online ordering (hereinafter referred to as sale applications);”;

b) To amend and supplement Point dd Clause 1 as follows:

“dd) Failing to disclose, or inadequately and inaccurately disclosing information on owners of the sales websites or applications; information on goods and services; information on number of certificate of eligibility for conducting business in case of goods and services that are required by the law to have certificate of eligibility for conducting business; information on prices; information on transport and delivery; information on general transaction conditions; and information on payment methods on the websites or applications;”;

c) To add Point g to Clause 1 as follows:

“g) Failing to provide information on business situations and make statistical reports on operation of the e-commerce websites or e-commerce applications within the time limit as prescribed or at request of competent state agencies.”.

d) To amend and supplement Point a Clause 3 as follows:

“a) Failing to notify e-commerce websites or sale applications to competent state agencies before selling goods or providing services for customers;”;

dd) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. Additional sanctions:

Suspension of e-commerce operations from 6 to 12 months for violations specified at Points c and d Clause 3; Points d, dd, e, and g Clause 4 of this Article.”.

34. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 63 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 1 as follows:

“a) Failing to have a mechanism to allow customers to read and present consensus on general transaction conditions before sending request for concluding contract for using online order functions on shopping websites or sale applications;”;

b) To add Point c Clause 2 as follows:

“c) Providing information, or trading goods or services without satisfying business conditions or failing to satisfy the law on trading such goods and services on the internet.”;

c) To amend Point dd Clause 3 as follows:

“dd) Failing to store information on transactions or data on each payment transaction made via the e-commerce website in accordance with the accounting law;”.

35. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 64 as follows:

a) To amend Point a Clause 1 as follows:

“a) Failing to publicize on the websites that provide e-commerce services or applications that provide e-commerce services procedures for receipt and responsibilities for handling customers’ complaints and mechanisms of settling disputes relating to contracts concluded online via the promotion websites or e-commerce service applications;”;

b) To add Point dd to Clause 1 as follows:

“dd) Failing to display Vietnamese transliterations or Latin characters with foreign sellers' proper names on websites providing e-commerce services or e-commerce service applications.”;

c) To add Point dd to Clause 2 as follows:

“dd) Providing inaccurate or false information in the application dossiers for establishment of websites providing e-commerce services or e-commerce service applications submitted to competent state agencies.”;

d) To add Point g and Point h after Point e Clause 3 as follows:

“g) Providing e-commerce services inconsistent with the application dossiers for establishment of websites providing e-commerce services or e-commerce service applications certified by competent state agencies;

h) Failing to comply with the procedures under the application dossiers for establishment of websites providing e-commerce services or e-commerce service applications certified by competent state agencies.”.

dd) To amend Point b Clause 5 as follows:

“b) Failing to assist competent state agencies in investigating, handling business activities violating the law, and settling disputes and complaints on the websites providing e-commerce services or e-commerce service applications;”;

36. To amend a number of points and clauses of Article 65 as follows:

a) To amend Point a and Point b Clause 1 as follows:

“a) Developing customer personal information protection policies in contravention of regulations;

b) Failing to develop or publicly display customer personal information protection policies on homepage of the websites providing e-commerce services or e-commerce service applications.”;

b) To amend Point a Clause 2 as follows:

“a) Failing to clearly display customer personal information protection policies or the link to customer personal information protection policies at the time on which the consumers' information is collected;”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Failing to disclose privacy policies for payment information of customers on the e-commerce websites or e-commerce applications that facilitate online payment.”;

d) To amend Clause as follows 5 as follows:

“5. Additional sanctions:

Suspension of e-commerce activities from 3 to 6 months for violations specified in Clause 4 of this Article.”.

37. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 66 as follows:

a) To amend Point a Clause 3 as follows:

“a) Failing to providing assessment, supervision and certification services in e-commerce in accordance with the application dossiers;”;

b) To add Point c after Point b Clause 3 as follows:

“c) Failing to publicly announce regulations, or announcing regulations with information different from that in the application dossiers for provision of e-commerce certification service certified by the competent state management agencies.”;

c) To amend Point a Clause 4 as follows:

“a) Providing assessment, supervision, or certification service in e-commerce without obtaining certification for the registration as prescribed;”;

d) To amend and supplement Point d Clause 4 as follows:

“d) Failing to provide e-commerce certification service in accordance with the operation schemes in the application dossiers for provision of e-contract certification service certified by the competent state management agencies;”

dd) To amend Point a Clause 6 as follows:

“a) Suspension of e-commerce authentication service froms 6 to 12 months for violations specified at Point b Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article;”

38. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 67 as follows:

a) To repeal Point a Clause 5;

b) To amend and supplement Clause 6 as follows:

“6. Remedial measures:

a) Forcible return of the license for representative office establishment which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point dd Clause 2 of this Article;

b) Forcible return of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point e Clause 3 of this Article.”.

39. To amend and supplement Article 68 as follows:

“Article 68. Violations regarding establishment and operation of representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam (hereinafter referred to as offices)

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of submitting reports on the office operations to competent state agencies less than 30 days after the prescribed deadline.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of submitting reports on the office operations to competent state at agencies at least 30 days after the deadline.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Untruthfully and inaccurately declaring information in the application dossiers for issuance, modification, re-issuance, or extension of the licenses for office establishment;

b) Failing to publicly announce the operation of offices in Vietnam after having the license for office establishment issued, re-issued, modified, or extended as prescribed;

c) Failing to carry out procedures for modifying license for office establishment within the time limit when changing heads of the office; changing location of the office’s headquarter; changing name or operation of licensed office; changing headquarter location of the foreign trade promotion organization; changing name or the registration country registered for establishment of a foreign trade promotion organization or changing the operation of the foreign trade promotion organization;

d) Fabricating, erasing or modifying the issued license for office establishment;

dd) Locating the office at a place other than the one written in the license for office establishment;

e) Subleasing the headquarter or performing the function of representing other foreign trade promotion organizations.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Failing to make reports, or failing to send reports within the time limit or failing to provide documents or explanation for issues relating to operation of the office at request of competent state agencies;

b) Operating in contravention of the contents stated in the license for office establishment;

c) The head of the office acts as head of another representative office of other foreign trader or organization in Vietnam;

d) Continuing operation after having the license for office establishment revoked by the licensing agency or expired and not yet extended;

dd) Continuing operation when the foreign trade promotion organization has terminated its operation.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a) Establishing representative office affiliated to another representative office of a foreign trade promotion organization in Vietnam;

b) Conducting activities relating to trade promotion in Vietnam without establishing an office in Vietnam according to regulations;

c) Illegally establishing an office in Vietnam;

d) Directly conducting activities in order to generate revenues in Vietnam.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of the license for office establishment which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point d Clause 3 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point e Clause 3 and Point d Clause 5 of this Article.”.

40. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 69 as follows:

a) To repeal Point a Clause 5;

b) To amend and supplement Clause 6 as follows:

“6. Remedial measures:

a) Forcible return of the license for branch establishment which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point dd Clause 2 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point dd Clause 3 and Clause 4 of this Article.”.

41. To amend and supplement a number of points and clauses of Article 73 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

“b) Providing false information about the benefits of participating in multi-level marketing, about the business's operations, about the features and uses of the goods, or providing information about food through the use of images, equipment, costumes, names, letters of medical units and facilities, doctors, pharmacists, medical staff, letters of thanks, thanks from patients, articles of doctors and pharmacists , medical staff or providing information about food with content posted, cited, quoted or commented on by patients describing foods that have therapeutic effects;”;

b) To replace the phrase “trader” with the phrase “enterprise” at Point i Clause 6; Point c, Point d, Point dd, Point n, and Point p Clause 7; Point d and Point e Clause 8;

c) To add Point t after Point s Clause 7 as follows:

“t) Failing to comply with the regulations on ensuring that at least 20% of the multi-level marketing revenues generated in a financial year comes from customers rather than multi-level marketing participants of an enterprise;”;

d) To replace the phrase “trader” with the phrase “enterprise” at Point i Clause 6; Point c, Point d, Point dd, Point n, and Point p Clause 7; Point d and Point e Clause 8;

dd) To amend Point e Clause 9 as follows:

“e) Providing false information, or causing confusion about functions, benefits of goods or operation of enterprises, or providing information on food by using images, equipment, outfits, name, newsletter of medical units and facilities, doctors, pharmacists, medical staff, thank-you notes, articles of doctors, pharmacists, medical staff, or providing information on food that includes uploaded, excerpted, cited, quoted or commented on by patients describing foods that have therapeutic effects;”;

42. To amend Point b Clause 5 Article 74 as follows:

“b) Suspension of operation from 1 to 3 months for violations specified in Clause 4 of this Article.”.

43. To amend and supplement Clause 2 Article 80 as follows:

“2. Persons of the People’s Army, the Public Security Forces, civil servants and public employees affiliated to agencies specified in Articles 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, and 87a of this Decree, who are on duty.”.

44. To amend and supplement Article 81 as follows:

“Article 81. Competence of Chairpersons of People’s Committees of all levels

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 10,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Point b Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 for violations specified in Section 2 and Section 9 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 50,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term, or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points b, c, dd, e, g, h, i, k, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount as prescribed by this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term, or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Take remedial measures specified in this Decree.”.

45. To amend and supplement Article 82 as follows:

“Article 82. Competence of Market Management Force

1. Market controllers who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Heads of market surveillance teams and heads of professional divisions of the Market Surveillance Professional Department may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;

d) Take remedial measures specified in this Decree, except for those specified at Point a Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Directors of Provincial-level Market Surveillance Departments and the Director of the Market Surveillance Professional Department under the Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term, or suspend the operation for a definite term;

dd) Take remedial measures specified in this Decree.

4. The Director of Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount prescribed by this Decree;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term, or suspend the operation for a definite term;

dd) Take remedial measures specified in this Decree.”.

46. To amend and supplement Article 83 as follows:

“Article 83. Competence of the Public Security Force

1. Policemen who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Heads of company-level mobile police units, station chiefs and team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1.500,000.

3. Chiefs of commune-level police stations, chiefs of police stations, chiefs of police offices of border gates, or export processing zones, heads of border-gate police offices of international airports, heads of mobile police battalions, and heads of marine squads may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 2.500,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 5,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Point b Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of district-level police offices; heads of professional divisions of the Internal Political Security Department; heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; heads of the professional divisions of the Traffic Police Department; heads of the professional divisions of the Department for Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat; heads of the professional divisions of the Immigration Department; and heads of divisions of provincial-level of Departments of Public Security, including heads of the Internal Political Security Divisions, heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Drug-Related Crimes, heads of Traffic Police Divisions, heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Road Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions, heads of Mobile Police Divisions, heads of Police Divisions for Environmental Crime Prevention and Combat, heads of Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions, heads of Immigration Divisions, heads of Economic Security Divisions, heads of External Security Divisions, heads of Mobile Police Regiments, and heads of marine battalions may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 for violations specified in Section 2 and Section 9 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 20,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations with the value of not exceeding VND 50,000,000 for violations specified in Section 2 and Section 9 Chapter II of this Decree; not exceeding VND 40,000,000 for other violations specified in this Decree;

dd) Apply the remedial measures specified at Points b, h, i, k, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Departments of Public Security may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 for violations specified in Section 2 and Section 9 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 50,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points b, e, h, i, k, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. The Director of the Internal Political Security Department, Director of the Economic Security Department, Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Director of the Police Department for Drug-Related Crimes, Director of the Traffic Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Combat Police Department, Director of the Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department, Director of the Internal Security Department, Commander of the Mobile Police Department, and Director of the Immigration Management Department may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount prescribed by this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points b, e, h, i, k, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.”

47. To amend and supplement Article 84 as follows:

 “Article 84. Competence of customs

1. Customs officers on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Heads of customs teams and squads of Customs Branches; heads of groups under customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of customs teams of Post-Customs Clearance Inspection Branches may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000.

3. Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches; heads of customs control teams of provincial, interprovincial or municipal Customs Departments; heads of Criminal Investigation Teams; heads of Anti-Smuggling Control Teams; chiefs of marine control flotillas, and heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, d, e, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Director of Anti-smuggling Department, Director of Post-Customs Clearance Inspection Department affiliated to General Department of Customs, directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate or suspend the operation temporarily;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, b, d, e, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Director General of Customs may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount prescribed by this Decree;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, d, e, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.”.

48. To amend and supplement Article 85 as follows:

“Article 85. Competence of Border Guards

1. Border Guard soldiers on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000.

2. Station chiefs or team commanders of those mentioned in Clause 1 of this Article may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000.

3. Heads of drug and crime prevention and combat task force teams under drug and crime prevention and combat task force regiments may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000;

c) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 20,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Point b Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of border-guard stations, heads of border-guard flotillas, and commanders of commanding boards of port border-gate guards at ports may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 for violations specified in Section 2 and Section 9 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 20,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; not exceeding VND 40,000,000 for other violations specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 50,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 200,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; not exceeding VND 100,000,000 for other violations specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Commanders of provincial-level border guards; chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border-Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount prescribed by this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and l Clause 3 Article 4 of this Decree.”.

49. To amend and supplement Article 86 as follows:

 “Article 86. Competence of Vietnamese marine police

1. Members of the Vietnam marine police who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,500,000.

2. Heads of professional operation teams of the Marine Police may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000.

3. Heads of professional operation squads of the Marine Police and heads of marine police stations may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point b Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Captains of Marine police flotillas may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 20,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; does not exceed VND 40,000,000 for other violations specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified at Points a and b Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Chiefs of coast guard fleets; heads of reconnaissance teams, and heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 30,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; not exceeding VND 60,000,000 for other violations specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified at Points a and b Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 50,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a and b Clause 3 Article 4 of this Decree.

7. The Vietnam Coast Guard Commander may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount prescribed by this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a and b Clause 3 Article 4 of this Decree.”.

50. To amend and supplement Article 87 as follows:

 “Article 87. Competence of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 1,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Point b Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chiefs of Inspectorates of provincial-level Departments; directors of regional Animal Health Sub-Departments and directors of regional Animal Quarantine Sub-Departments of the Department of Animal Health; directors of regional Plant Quarantine Sub-Departments of the Plant Protection Department; Director of the Central Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department and Director of the Southern Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department; directors of Food Safety and Hygiene Sub-Departments and directors of Population and Family Planning Sub-Departments of provincial-level Departments of Health; directors of Sub-Departments for Crop Production and Plant Protection, Livestock Production, Animal Health, Fisheries, Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance, Hydraulic Work, Dikes, Natural Disaster Prevention and Control, Forestry, and Agricultural Development of provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development; directors of Sub-Departments for Standards, Metrology and Quality of provincial-level Departments of Science and Technology; Director of the Central Sub-Department for Goods and Product Quality Management and Director of the Southern Sub-Department for Goods and Product Quality Management of the Department for Goods and Product Quality Management; and holders of equivalent titles of agencies assigned to perform the function of specialized inspection who are vested by the Government with the sanctioning competence may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000;

dd) Take remedial measures specified in this Decree.

3. The Director of the Department for Goods and Product Quality Management of the Directorate for Standards, Metrology and Quality; and holders of equivalent titles of agencies assigned to perform the function of specialized inspection who are vested by the Government with the sanctioning competence may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 140,000,000 for violations specified in Section 2 and Section 9 Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 70,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 280,000,000 for violations specified in Section 2 Chapter II of this Decree; not exceeding VND 140,000,000 for other violations specified in this Decree;

dd) Take remedial measures specified in this Decree.

4. Chiefs of Inspectorates of ministries and ministerial-level agencies, Director General of the Directorate for Standards, Metrology and Quality, Director General of the Vietnam Administration of Forestry, Director General of the Directorate of Fisheries; Director General of Geology and Minerals of Vietnam, Director General of the Vietnam Environment Administration, Director of the Department of Chemicals, Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency, Director of the Electricity Regulatory Authority of Vietnam, Director General of the Vietnam Trade Promotion Agency, Director General of the Vietnam E-Commerce and Digital Economy Agency, Director of the Vietnam Railway Administration, Director of the Vietnam Inland Waterways Administration, Director of the Vietnam Maritime Administration, Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Director of the Department of Animal Health, Director of the Plant Protection Department, Director of the Department of Crop Production, Director of the Department of Livestock Production, Director of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Director of the Department of Cooperatives and Rural Development, Director General of the Authority of Radio Frequency Management, Director General of the Authority of Telecommunications, Director General of the Authority of Broadcasting and Electronic Information, Director General of the Authority of Press, Director General of the Authority of Publication, Printing and Distribution, Director of the Drug Administration of Vietnam, Director of the Medical Services Administration, Director of the Health Environment Management Agency, Director of the General Department of Preventive Medicine, Director of the Vietnam Food Administration, and holders of equivalent titles of agencies assigned to perform the function of specialized inspection who are vested by the Government with the sanctioning competence may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

c) Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term;

d) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

dd) Take remedial measures specified in this Decree.

5. Heads of ministerial-level specialized inspection teams have the sanctioning competence provided in Clause 3 of this Article.

Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments and of state management agencies assigned to perform the function of specialized inspection have the sanctioning competence provided in Clause 2 of this Article.”.

51. To add Article 87a after Article 87:

“Article 87a. Competence of National Competition Committee

Chairperson of the National Competition Committee may:

1. Impose caution.

2. Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree.

3. Deprive of the right to use the license or practice certificate for a definite term or suspend the operation for a definite term.

4. Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations.

5. Take remedial measures specified in Clause 3 Article 5 of this Decree.”.

52. To add Clause 6a after Clause 6 Article 88 as follows:

 “6a. Chairperson of the National Competition Committee may sanction administrative violations and take remedial measures for violations specified in Section 9 Chapter II and Article 73 of this Decree within the competence specified in Article 87a of this Decree and the assigned tasks, functions, and powers.”.

Article 4. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 99/2020/ND-CP dated August 26, 2020, on sanctioning of administrative violations in the fields of petroleum and oil, gas trade

1. To add Point g after Point e Clause 3 Article 4 as follows:

“g) Forcible return of petrol and oil business license or gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license.”.

2. To add Article 4a and Article 4b after Article 4:

“Article 4a. Completed administrative violations, in-progress administrative violations, and sanctioning repeated administrative violations

1. Completed administrative violations and in-progress administrative violations shall be determined based on the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Sanctioning repeated administrative violations:

a) Organizations and individuals which commit repeated administrative violations shall be applied aggravating circumstances which will then be used by persons competent to sanction administrative violations when issuing decisions on sanctioning administrative violations, except for the cases specified at Point b of this Clause;

b) For administrative violations sanctioned according to the value, quantity, amount, or type of material evidences or means as prescribed by this Decree, the violator shall be sanctioned for each violation and the person competent to sanction administrative violations shall not apply multiple aggravating circumstances when issuing a sanctioning decision for each administrative violation.

Article 4b. Execution of sanctioning forms, remedial measures, and determination of illicit profits earned through the commission of administrative violations

1. The execution of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with Section 2, Chapter III, Part Two of the Law on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles of, and measures to implement, the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Records, documents, files, or other relevant papers recording execution of sanctioning forms, remedial measures must be included in the dossiers on sanctioning of administrative violations in accordance with Article 57 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in this Decree mean articles, money, valuable papers, or other assets gained from the administrative violations committed by the violators and shall be determined as follows:

a) Illicit monetary profit means the money generated by the violators from the administrative violations which is calculated by the money generated from the transfer or consumption of violating goods, provision of violating services after deducting direct costs of goods and services based on dossiers and documents proving legitimacy of those costs provided by the violators. In case of transfer or consumption of prohibited goods, counterfeit goods, smuggled goods, or provision of services subject to conditional business conditions, the illicit monetary profit means all money generated from the transfer, consumption or provision of such goods or services;

b) Illicit profit in the form of valuable papers means all valuable papers gained by the violators from the administrative violations. In case the valuable papers have been transferred, the illicit profit shall equal the money actually gained at the time of transfer. In case the valuable papers have been dispersed or disposed, the illicit profit shall be determined according to the book value of institutions issuing the valuable papers at the time of dispersal or disposal;

c) Illicit profits that are objects or other assets gained by the violators from the administrative violations mean other assets as prescribed in the Civil Code.

In case objects or other assets are not prohibited goods, counterfeit goods, or smuggled goods and have been transferred, sold, or disposed, the illicit profits shall equal the monetary equivalence of market value of the same assets or book value of the assets (if market value is unavailable) or monetary value of the assets written on the export declarations, import declarations (for exports, imports) of the violators after deducting direct costs of goods based on documents proving legitimacy of the costs.

In case objects or other assets are prohibited goods, counterfeit goods, or smuggled goods and have been transferred or sold, the illicit profits shall equal the total money received by the violators when the transfer is carried out.”.

3. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 20 as follows:

a) To repeal Point a Clause 6;

b) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Remedial measures:

a) Forcible return of petrol and oil business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point a Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article.”.

4. To repeal Clause 5 Article 21.

5. To add Point c after Point b Clause 3 Article 24 as follows:

“c) Entering into petrol and oil retail franchise contracts with an ineligible petrol and oil retail franchisees as prescribed.”.

6. To supplement and repeal a number of points and clauses of Article 36 as follows:

a) To repeal Point a Clause 5;

b) Add Point d after Point c Clause 6 as follows:

“d) Forcible return of gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point b Clause 4 of this Article.”.

7. To supplement and repeal a number of points and clauses of Article 38 as follows:

a) To repeal Point a Clause 5;

b) To Add Point c after Point b Clause 6 as follows:

“c) Forcible return of gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point b Clause 2 of this Article.”.

8. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 39 as follows:

a) To repeal Point a Clause 3;

b) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Forcible return of gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point b Clause 2 of this Article.”.

9. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 40 as follows:

a) To repeal Point a Clause 5;

b) To amend and supplement Clause 6 as follows:

“6. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified in Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article;

b) Forcible return of gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point a Clause 2 of this Article.”.

10. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 42 as follows:

a) To repeal Point a Clause 4;

b) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point b and Point c Clause 2, Clause 3 of this Article;

b) Forcible return of gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point b Clause 2 of this Article.”.

11. To amend, supplement and repeal a number of points and clauses of Article 43 as follows:

a) To amend Point a Clause 3 as follows:

“a) Confiscation of material evidences of administrative violations for violations specified at Point a Clause 1 and Clause 2 of this Article;”;

b) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations specified at Point dd Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Forcible return of gas business license which has been fabricated or erased or modified to competent agency or person issuing the license for violations specified at Point d Clause 1 of this Article.”.

12. To repeal Point b Clause 5 Article 44, Point b Clause 4 Article 45, Point b Clause 4 Article 46, Point a Clause 5 Article 52, and Point b Clause 4 Article 53.

13. To amend and supplement Article 56 as follows:

“Article 56. Competence of Chairpersons of People’s Committees at all levels

1. Chairpersons of Commune-level People’s Committees may:

a) Impose a fine of up to VND 5,000,000 on individual violators and up to VND 10,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 10,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point a Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license or gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, c, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license or gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Take remedial measures specified in this Decree.”.

14. To amend and supplement Article 57 as follows:

“Article 56. Competence of the Public Security force

1. Policemen who are on duty may impose a fine of up to VND 500,000 on individual violators and up to VND 1,000,000 on institutional violators.

2. Heads of company-level mobile police units, station chiefs and team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article may impose a fine of up to VND 1,500,000 on individual violators and up to VND 3,000,000 on institutional violators.

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police stations and chiefs of police offices of border gates or export processing zones, heads of border-gate police offices of international airports, heads of mobile police battalions, and heads of marine squads may:

a) Impose a fine of up to VND 2.500,000 on individual violators and up to VND 5,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 5,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point a Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of district-level police offices; heads of professional divisions of the Internal Political Security Department; heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; heads of the professional divisions of the Traffic Police Department; heads of the professional divisions of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; heads of the professional divisions of the Department for Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat; and heads of divisions of provincial-level of Departments of Public Security, including heads of the Internal Political Security Divisions, heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Drug-Related Crimes, heads of Traffic Police Divisions, heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Road Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions, heads of Mobile Police Divisions, heads of Police Divisions for Environmental Crime Prevention and Combat, heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Divisions, heads of Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions, heads of Economic Security Divisions, heads of External Security Divisions, heads of Mobile Police Regiments, and heads of marine battalions may:

a) Impose a fine of up to VND 25,000,000 on individual violators and up to VND 50,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 20,000,000 on individual violators and up to VND 40,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license or gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000 for violations specified in Chapter II of this Decree and not exceeding VND 40,000,000 for other violations specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Departments of Public Security may:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license or gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Decide on application of the sanction of expulsion;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. The Director of the Internal Political Security Department, Director of the Economic Security Department, Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Director of the Police Department for Drug-Related Crimes, Director of the Traffic Police Department, Director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Combat Police Department, Director of the Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department, Director of the Internal Security Department, and Commander of the Mobile Police Department may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

7. The director of the Immigration Management Department may impose sanctions according to Clause 6 of this Article and may decide on application of the sanction of expulsion.”.

15. To amend and supplement Article 58 as follows:

“Article 58. Competence of border guards

1. Border-guard soldiers who are on duty may impose a fine of up to VND 500,000 for individual violators and up to VND 1,000,000 for institutional violators.

2. Station chiefs or team commanders of those mentioned in Clause 1 of this Article may impose a fine of up to VND 2,500,000 on individual violators and up to VND 5,000,000 for institutional violators.

3. Heads of drug and crime prevention and combat task force teams under drug and crime prevention and combat task force regiments may:

a) Impose a fine of up to VND 10,000,000 on individual violators and up to VND 20,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 20,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points a Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of border-guard stations, heads of border-guard flotillas, and commanders of commanding boards of port border-gate guards at ports may:

a) Impose a fine of up to VND 25,000,000 on individual violators and up to VND 50,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 20,000,000 on individual violators and up to VND 40,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000 for violations specified in Chapter II of this Decree and not exceeding VND 40,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command may:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 200,000,000 for violations specified in Chapter II of this Decree and not exceeding VND 100,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Apply the remedial measures specified at Points a, b, d, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Commanders of provincial-level border guards; chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border-Guard High Command may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscation of material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, d, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.”.

16. To amend and supplement Article 59 as follows:

“Article 59. Competence of Vietnamese marine police

1. Marine policemen who are on duty may impose fines of up to VND 1,500,000 on individual violators and up to VND 3,000,000 on institutional violators.

2. Heads of professional operation teams of the Marine Police may impose a fine of up to VND 5,000,000 on individual violators and up to VND 10,000,000 on institutional violators.

3. Heads of professional operation squads of the Marine Police and heads of marine police stations may impose fines of up to VND 10,000,000 on individual violators and up to VND 20,000,000 on institutional violators.

4. Captains of marine police flotillas may:

a) Impose a fine of up to VND 25,000,000 on individual violators and up to VND 50,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 20,000,000 on individual violators and up to VND 40,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000 for violations specified in Chapter II of this Decree and not exceeding VND 40,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Chiefs of coast guard fleets; heads of reconnaissance teams, and heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard may:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 30,000,000 on individual violators and up to VND 60,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000 for violations specified in Chapter II of this Decree and not exceeding VND 60,000,000 for other violations specified in this Decree;

c) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard may:

a) Impose a fine of up to VND 100,000,000 on individual violators and up to VND 200,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

7. The Vietnam Coast Guard Commander may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.”.

17. To amend and supplement Article 60 as follows:

“Article 60. Competence of customs

1. Customs officers who are on duty may impose a fine of up to VND 500,000 on individual violators and VND 1,000,000 on institutional violators.

2. Heads of customs teams and squads of Customs Branches; heads of groups under customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; and heads of customs teams of Post-Customs Clearance Inspection Branches may impose a fine of up to VND 5,000,000 on individual violators and up to VND 10,000,000 on institutional violators.

3. Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches; heads of customs control teams of provincial, interprovincial or municipal Customs Departments; heads of Criminal Investigation Teams; heads of Anti-Smuggling Control Teams; chiefs of marine control flotillas, and heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department may:

a) Impose a fine of up to VND 25,000,000 on individual violators and up to VND 50,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points b, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. The Director of the Anti-Smuggling Investigation Department and Director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points b, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. The Director General of Customs may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

c) Apply the remedial measures specified at Points b, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.”.

18. To amend and supplement Article 61 as follows:

“Article 61. Competence of the Market Management Force

1. Market controllers who are duty may impose a fine of up to VND 500,000 on individual violators and up to VND 1,000,000 on institutional violators.

2. Heads of market surveillance teams and heads of professional divisions of the Market Surveillance Professional Department may:

a) Impose a fine of up to VND 25,000,000 on individual violators and up to VND 50,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points a, c, d, dd, e, and g Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Directors of provincial-level Market Surveillance Departments, and the Director of the Market Surveillance Professional Department of the Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Take remedial measures specified in this Decree.

4. The Director of Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Take remedial measures specified in this Decree.”.

19. To amend and supplement Article 62 as follows:

“Article 62. Competence of inspectorates

1. Inspectors, persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose a fine of up to VND 500,000 on individual violators and up to VND 1,000,000 on institutional violators;

b) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 1,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point a Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chief Inspectors of provincial-level Departments of Industry and Trade, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Science and Technology, Chief Inspectors of provincial-level Departments of Natural Resources and Environment; directors of Sub-Departments for Standards, Metrology and Quality of provincial-level Departments of Science and Technology; Director of the Central Sub-Department for Goods and Product Quality Management and Director of the Southern Sub-Department for Goods and Product Quality Management of the Department for Goods and Product Quality Management; and holders of equivalent titles of agencies assigned to perform the function of specialized inspection who are vested by the Government with the sanctioning competence may:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on individual violators and up to VND 100,000,000 on institutional violators;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000;

d) Take remedial measures specified in this Decree.

3. The Director of the Department for Goods and Product Quality Management of the Directorate for Standards, Metrology and Quality; and holders of equivalent titles of agencies assigned to perform the function of specialized inspection who are vested by the Government with the sanctioning competence may:

a) Impose a fine of up to VND 250,000,000 on individual violators and up to VND 500,000,000 on institutional violators for violations specified in Chapter II of this Decree; a fine of up to VND 70,000,000 on individual violators and up to VND 140,000,000 on institutional violators for other violations specified in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations with a value of not exceeding VND 500,000,000 for violations specified in Chapter II of this Decree and not exceeding VND 140,000,000 for other violations specified in this Decree;

d) Take remedial measures specified in this Decree.

4. Chiefs of Inspectorates of the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Science and Technology, Ministry of Natural Resources and Environment; Director General of Directorate for Standards, Metrology and Quality, Director General of General Department of Geology and Minerals of Vietnam, Director General of Vietnam Environment Administration, Director of Vietnam Chemicals Agency, Director of Industrial Safety Techniques and Environment Agency, and holders of equivalent titles of agencies assigned to perform the function of specialized inspection who are vested by the Government with the sanctioning competence may:

a) Impose fines of up to the maximum amount according to this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business license, gas business license for a definite term or suspend operation for a definite term;

c) Confiscate material evidences of administrative violations or means used for commission of administrative violations;

d) Take remedial measures specified in this Decree.

5. Heads of ministerial-level specialized inspection teams have the sanctioning competence specified in Clause 3 of this Article.

Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments and of state management agencies assigned to perform the function of specialized inspection have the sanctioning competence provided in Clause 2 of this Article.”.

20. To amend and supplement Article 63 as follows:

 “Article 63. Division of competence to sanction administrative violations of Chairpersons of People’s Committees, Public Security Force, Border Guards, Vietnamese marine police, Market Management Force, and Inspectorates

1. Division of competence to sanction of chairpersons of People’s Committees at all levels:

a) Chairpersons of Commune-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 21; Point a Clause 1 Article 31; Clause 1 Article 33; Clauses 1 and 3 Article 35; Clause 1 Article 46, Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 1 Article 56 of this Decree and the assigned powers, functions, and tasks;

b) Chairpersons of District-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 7; Clauses 1 and 2 Article 9; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 3 and 4 Article 20); Clauses 1, 2, and 3 Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Clause 1 Article 27; Article 28; Article 29; Article 31; Article 33; Article 34; Article 35; Clauses 1 and 2 Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, and 3 Article 38; Article 39; Clauses 1, 2, and 3 Article 40; Article 41; Article 42; Article 43; Clauses 1, 2 and 3 Article 44; Article 45; Article 46; Article 47; Article 48; Article 49; Article 50; Article 51; Clauses 1 and 2 Article 52; Article 53 and Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 2 Article 56 of this Decree and assigned powers, functions, and tasks;

c) Chairpersons of Provincial-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in this Decree (except for the  cases where foreigners commit violations specified in Clauses 4, 5, and 6 Article 6 and Clauses 5 and 6 Article 7) within the competence specified in Clause 3 Article 56 of this Decree and assigned powers, functions, and tasks.

2. Division of competence to sanction of the Public Security Force:

a) Policemen who are on duty are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point b Clause 1 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 1 Article 57 of this Decree and assigned powers, tasks, and functions;

b) Heads of company-level mobile police units, station chiefs and team heads of the persons specified at Point a of this Clause are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 35 and Point b Clause 1, Clause 2 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 2 Article 57 of this Decree and assigned powers, functions, and tasks;

c) Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police stations and chiefs of police offices of border gates or export processing zones, heads of border-gate police offices of international airports, heads of mobile police battalions, and heads of marine squads are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 35 and Clauses 1, 2, and 3 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 3 Article 57 of this Decree and assigned powers, functions, and tasks;

d) Chiefs of district-level police offices; heads of professional divisions of the Internal Political Security Department; heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; heads of the professional divisions of the Traffic Police Department; heads of the professional divisions of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; heads of the professional divisions of the Department for Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat; and heads of divisions of provincial-level of Departments of Public Security, including heads of the Internal Political Security Divisions, heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, chiefs of police offices for investigation of social order-related crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Drug-Related Crimes, heads of Traffic Police Divisions, heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Road Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions, heads of Mobile Police Divisions, heads of Police Divisions for Environmental Crime Prevention and Combat, heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Divisions, heads of Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions, heads of Economic Security Divisions, heads of External Security Divisions, heads of Mobile Police Regiments, and heads of marine battalions are competent to sanction administrative and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 7; Clause 1 Article 11; Article 12; Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 2, 3, and 4 Article 20); Clause 1 Article 21; Clause 1 Article 22; Article 25; Clause 1 Article 26; Clauses 1 and 2 Article 29; Points a, b, and c Clause 1 Article 31; Clauses 1, 2, and 3, Point a Clause 7, Clause 8 Article 33; Clauses 1 and 2 Article 34; Clauses 1, 3, and 4 Article 35; Clause 1 Article 39; Clause 1 Article 42; Points a, b, c, and d Clause 1 Article 43; Clause 1 Article 44; Clause 1 Article 45; Clause 1, Points a, b, d, and dd Clause 2, Point c Clause 3 Article 46; Clause 1, Points a and c Clause 2 Article 47; Clauses 1 and 2 Article 48; Clause 1 Article 49; Clauses 1 and 2 Article 50; Clause 1 Article 51; Clause 1 Article 52; Clause 1 Article 53 and Clauses 1, 2, 3, and 4, Points a and b Clause 5 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 4 Article 57 of this Decree and assigned powers, functions, and tasks;

dd) Directors of provincial-level Police Departments are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 7; Clauses 1 and 2 Article 9; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 3 and 4 Article 20); Clauses 1, 2, and 3 Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Clause 1 Article 27; Article 28; Article 29; Article 31; Article 33; Article 34; Article 35; Point b Clause 1, Clause 2 Article 36; Article 37; Points a and c Clause 1, Clauses 2 and 3 Article 38; Article 39; Clauses 1, 2, and 3 Article 40; Article 42; Article 43; Clauses 1, 2, and 3 Article 44; Article 45; Clause 1, Points a, b, d, and dd Clause 2, Points b and c Clause 3 Article 46; Article 47; Article 48; Article 49; Article 50; Article 51; Clauses 1 and 2 Article 52; Clause 1, Point c Clause 2, Clause 3 Article 53 and Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 5 Article 57 of this Decree and assigned powers, functions, and tasks;

e) The Director of the Internal Political Security Department, Director of the Economic Security Department, Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Director of the Police Department for Drug-Related Crimes, Director of the Traffic Police Department, Director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Combat Police Department, Director of the Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department, Director of the Internal Security Department, and Commander of the Mobile Police Department are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in this Decree except for those specified in Clause 2 Article 27; Point a Clause 1, Point a Clause 4 Article 36; Point b Clause 1 Article 38; Article 41; Point c Clause 2, Point a Clause 3 Article 46; Points a and b Clause 2 Article 53 and except for cases where foreigners commit violations specified in Clauses 4, 5, and 6 Article 6; Clauses 5 and 6 Article 7 of this Decree within the competence specified in Clause 6 Article 57 of this Decree and assigned powers, tasks, and functions;

g) The Director of Immigration Department is competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in this Decree (except for violations specified in Clause 2 Article 27; Point a Clause 1, Point a Clause 4 Article 36; Point b Clause 1 Article 38; Article 41; Point c Clause 2, Point a Clause 3 Article 46; Points a and b Clause 2 Article 53) within the competence specified in Clause 7 Article 57 of this Decree and assigned powers, tasks, and functions.

3. Division of competence to sanction of Border Guards:

a) Border-guard soldiers who are on duty are competent to sanction administrative violations specified at Point b Clause 1 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 1 Article 58 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers;

b) Station heads or team commanders of those as prescribed at Point a of this Clause are competent to sanction administrative violations specified in Clause 1 Article 35; Point b Clauses 1, 2, and 3 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 2 Article 58 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers;

c) Heads of drug and crime prevention and combat task force teams under drug and crime prevention and combat task force regiments are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point c Clause 1 Article 14; Points a and b Clause 1 Article 31, Clauses 1 and 2 Article 33; Clauses 1, 3, and 4 Article 35; Clauses 1, 2, 3, and 4, Points a and b Clause 5 Article 54 of this Decree;

d) Chiefs of border-guard stations, heads of border-guard flotillas, and commanders of commanding boards of port border-gate guards at ports are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 11; Point c Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 2, 3, and 4 Article 20); Article 25; Clause 1 Article 26; Points a, b, and c Clause 1 Article 31; Clauses 1, 2, and 3, Point a Clauses 7 and 8 Article 33; Clauses 1, 3, and 4 Article 35; Clause 1 Article 52 and Clauses 1, 2, 3, and 4, Points a and b Clause 5 Article 54 within the competence specified in Clause 3 Article 58 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers;

dd) Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1, Points a, c, and d Clause 2 Article 9; Clause 1, Points c and d Clause 2 Article 11; Article 13; Point c Clause 1, Clause 2 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Point a Clause 1 Article 18; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 Article 20; Clause 3, Clause 4 Article 22; Point a Clause 2 and Point b Clause 3 Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Clause 1 Article 27; Clause 1, Clause 3 Article 28; Article 31; Article 33; Article 35; Clauses 1 and 2 Article 52; Article 54 of this Decree;

e) Commanders of provincial-level border guards; chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border-Guard High Command are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clauses 2, 3, 4, 5, and 6 Article 6 (except for the cases where foreigners commit violations specified in Clauses 4, 5, and 6 Article 6); Clauses 4, 5, and 6 Article 7 (except for the cases where foreigners commit violations specified in Clauses 5 and 6 Article 7); Clause 2 Article 8; Clause 1, Points a, c, and d Clause 2, Clause 3 Article 9; Clause 1, Points c and d Clause 2 Article 11; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 20; Clauses 3 and 4 Article 22; Point a Clause 2 and Point b Clause 3 Article 24; Article 25; Article 26; Clauses 1, 2 Article 27; Clauses 1 and 3 Article 28; Article 31; Article 33; Article 35; Article 52 and Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 4 Article 58 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers.

4. Division of competence to sanction of the Vietnam Coast Guard:

a) Leaders of Coast Guard operation teams are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 21 of this Decree within the competence specified in Clause 1 Article 59 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers;

b) Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point c Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 21; Point a Clause 7 Article 33; Clause 1 Article 34; Clauses 1 and 4 Article 35 and Point b Clause 1 Article 47 of this Decree within the competence specified in Clause 2 Article 59 of this Decree and assigned tasks, powers, and functions;

c) Commanders of Coast Guard flotillas are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point d Clause 1 Article 11; Point c Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 2, 3, and 4 Article 20); Clause 1 Article 21; Article 25; Points a, b, and c Clause 1 Article 31; Clauses 1, 2, and 3, Point a Clause 7, Clause 8 Article 33; Clause 1 Article 34; Clauses 1 and 4 Article 35; Point b Clause 1 Article 47 and Clause 1 Article 52 of this Decree within the competence specified in Clause 3 Article 59 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers;

d) Chiefs of coast guard fleets; heads of reconnaissance teams, and heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for violations specified at Point b Clause 1 Article 9; Point d Clause 1 Article 11; Article 13; Point c Clause 1 Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 2, 3, and 4 Article 20); Clause 1 Article 21; Article 25; Clause 1 Article 26; Clause 1 Article 28; Points a, b, c, and d Clause 1 Article 31; Clauses 1, 2, 3, and 4, Point a Clause 7, Clause 8 Article 33; Clause 1 Article 34; Clauses 1 and 4 Article 35; Point b Clause 1 Article 47 and Clause 1 Article 52 of this Decree within the competence specified in Clause 4 Article 59 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers;

dd) Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point b Clause 1, Points a, c, and d Clause 2 Article 9; Point d Clause 1 Article 11; Article 13; Clause 1 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Article 18; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified at Point a Clause 2, Clauses 3 and 4 Article 20); Clauses 1 and 3 Article 21; Article 25; Clause 1 Article 26; Clauses 1 and 3 Article 28; Article 31; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 6, Point a Clause 7, Clause 8 Article 33; Clause 1 Article 34; Clauses 1 and 4 Article 35; Points a and b Clause 1 Article 47 and Clause 1 Article 52 of this Decree within the competence specified in Clause 5 Article 59 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers;

e) The Vietnam Coast Guard Commander is competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Clause 1 Article 6; Clauses 2 and 3, Point a Clause 4, Clause 6 Article 7 (except for the cases where foreigners commit violations specified in Clause 6 Article 7); Clause 2 Article 8; Point b Clause 1, Clause 2, Clause 3 Article 9; Point d Clause 1 Article 11; Article 13; Clause 1 Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified at Point a Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 20); Clauses 1, 3, and 4 Article 21; Article 25; Clause 1, Point b Clause 2 Article 26; Clause 3 Article 27; Article 28; Article 31; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 6, Point a Clause 7, Clause 8 Article 33; Clause 1 Article 34; Clause 1, 4 Article 35; Point b Clause 1, Clauses 2 and 3 Article 36; Points a and c Clause 1, Clauses 3 and 4 Article 38; Point b Clause 2, Point c Clause 3 Article 46; Point b Clause 1, Point a Clause 2 Article 47; Clauses 1 and 4 Article 52 of this Decree within the competence specified in Clause 6 Article 59 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers.

5. Division of competence to sanction of Customs:

a) Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches; heads of customs control teams of provincial, interprovincial or municipal Customs Departments; heads of Criminal Investigation Teams; heads of Anti-Smuggling Control Teams; chiefs of marine control flotillas, and heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations related to import, export, temporary import and re-export, temporary export and re-import, border-gate transfer of goods specified in Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 2, 3, and 4 Article 20); Article 25; Clause 1 Article 26; Points a, b, and c Clause 1 Article 31 and Clauses 1, 2, 3, 7, and 8 Article 33 of this Decree within the competence specified in Clause 1 Article 60 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers;

b) The Director of the Anti-Smuggling Investigation Department, Director of Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations related to import, export, temporary import and re-export, temporary export and re-import, border-gate transfer of goods specified in Article 18; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 3 and 4 Article 20); Article 25; Clause 1 Article 26; Clause 1 Article 27; Article 31 and Article 33 of this Decree within the competence specified in Clause 2 Article 60 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers;

c) Director General of Customs is competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations related to import, export, temporary import and re-export, temporary export and re-import, border-gate transfer of goods specified in Clause 1, Point b Clause 2, Clauses 3, 4, and 5 Article 20; Article 25; Article 26; Article 27; Article 31; Article 33, Points a and b Clause 4 Article 36 of this Decree within the competence specified in Clause 3 Article 60 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers.

6. Division of competence to sanction of the Market Surveillance Force:

a) Market controllers who are on duty are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point b Clause 1 Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 1 Article 61 of this Decree and assigned powers, tasks, and functions;

b) Heads of market surveillance teams and heads of professional divisions of the Market Surveillance Professional Department are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified at Point c Clause 1, Clause 2 Article 14; Clause 1 Article 15; Clause 1 Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 1 Article 19; Clause 1, Point b Clause 2 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 2, 3, and 4 Article 20); Clauses 1 and 2 Article 21; Clause 1 Article 22; Clause 1 Article 23; Clause 1 Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Clauses 1 and 2 Article 29; Points a, b and c Clause 1 Article 31; Clauses 1, 2, 3, 7, and 8 Article 33; Clauses 1 and 2 Article 34; Article 35; Points a and b Clause 2 Article 39; Article 41; Clause 1 Article 42; Points a and d Clause 1 Article 43; Clause 1 Article 44; Clause 1 Article 45; Clause 1 Article 46; Clause 2 Article 46; Clause 1, Points b and c Clause 2 Article 47; Clauses 1 and 2 Article 48; Clause 1 Article 49; Clauses 1 and 2 Article 50; Clause 1 Article 51; Clause 1 Article 52; Clause 1 Article 53 and Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 2 Article 61 and assigned functions, tasks, and powers;

c) Directors of provincial-level Market Surveillance Departments, and the Director of the Market Surveillance Professional Department of the Vietnam Directorate of Market Surveillance are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 20; Clause 5 Article 20 (except for the cases where the violators commit violations specified in Clauses 3 and 4 Article 20); Clauses 1, 2, and 3 Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Clause 1 Article 27; Article 28; Article 29; Article 31; Article 33; Article 34; Article 35; Clauses 1 and 2 Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, and 3 Article 38; Article 39; Clauses 1, 2, and 3 Article 40; Article 41; Article 42; Article 43; Clauses 1, 2, and 3 Article 44; Article 45; Article 46; Article 47; Article 48; Article 49; Article 50; Article 51; Clauses 1 and 2 Article 52; Article 53 and Article 54 of this Decree within the competence specified in Clause 3 Article 61 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers;

d) The Director General of the Vietnam Directorate of Market Surveillance is competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in Chapter III and Chapter IV of this Decree within the competence specified in Clause 4 Article 61 of this Decree and assigned functions, tasks, and powers.

7. Competent persons in specialized inspection of industry and trade, specialized inspection of price, specialized inspection of natural resources and environment and specialized inspection of science and technology are competent to sanction administrative violations and take remedial measures for administrative violations specified in this Decree within the competence specified in Article 62 of this Decree and assigned tasks, functions, and powers.”.

Article 5. Transitional provisions

For administrative violations in chemicals and industrial explosive materials; electricity, economical and efficient use of energy; commercial activities, production, trading of counterfeit goods, prohibited goods, and consumer’s right protection; oil and gas activities, trading of petrol, oil and gas which occur before the effective date of this Decree and are detected after the effective date of this Decree, the provisions of this Decree shall be applied for sanction if this Decree does not provide regulations on legal liability or prescribes less severe legal liability for violators.

Article 6. Effect and implementation responsibility

1. This Decree takes effect from the date of its signing.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities within their tasks and functions shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER



Le Van Thanh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 17/2022/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 17/2022/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Nghị định 17/2022 có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022.

Nghị định này có quy định gì mới đáng chú ý?

- Chủ trọ thu tiền điện cao hơn giá quy định bị phạt đến 30 triệu đồng 
(Trước đây, theo Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa với hành vi này là tối đa chỉ 15 triệu đồng)

- Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.

(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 500.000 - 01 triệu đồng)

- Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với các hành vi:

+ Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện.

+ Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.

(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 01 - 02 triệu đồng)

- Phạt từ 05 - 08 triệu đồng với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.

(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 02 - 04 triệu đồng)

 
 
 
văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất