1. Hàng kém chất lượng là gì?
Hàng kém chất lượng là tên gọi thông thường của hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo về chất lượng được quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung bởi khoản 79 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2022:
2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
3. Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.
Căn cứ quy định này, hàng hoá kém chất lượng là hàng không đảm bảo về chất lượng, là loại hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… Do đó, khi mua phải hàng kém chất lượng đồng nghĩa người mua bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp nên hoàn toàn có đủ cơ sở để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.
2. Khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng thế nào?
Dưới đây là chi tiết cách khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng. Cụ thể:
2.1 Điều kiện kiện đòi thường khi mua hàng kém chất lượng
Khoản 6 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ:
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
Do vậy, khi mua phải hàng hoá kém chất lượng, không đảm bảo đúng chất lượng, tính năng, công dụng, số lượng, giá cả hoặc nội dung đã được công bố, quảng cáo, cam kết hoặc niêm yết thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, trước khi khởi kiện, người mua có thể thương lượng với người bán để thực hiện hoà giải và hai bên tự thoả thuận về mức độ bồi thường cho nhau.
2.2 Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn khởi kiện trong đó ghi rõ hành vi vi phạm của người bán. Đồng thời, nêu rõ yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.
- Các tài liệu liên quan đến việc mua bán sản phẩm, hàng hoá của mình: Hoá đơn mua bán hàng hoá, phiếu thu tiền, chuyển khoản… về việc mua bán hàng hoá.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại và sản phẩm là hàng kém chất lượng: Hình ảnh hoặc video mô tả chi tiết sản phẩm kém chất lượng; phiếu khám hoặc chẩn đoán của bệnh viện, cơ sở y tế cùng đơn thuốc, viện phí… nếu hàng hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình; hoá đơn sửa chữa… nếu cần phải đi sửa lại hàng hoá…
- Giấy tờ chứng minh nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy xác nhận cư trú…
2.3 Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ Điều 26, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trường hợp khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng là Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bán cư trú, làm việc.
2.4 Thời hạn giải quyết
Để giải quyết thủ tục khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng, cần thực hiện các công việc sau đây:
- Chuẩn bị xét xử: Thời gian thực hiện công việc này là khoảng 04 tháng hoặc có thể gia hạn thêm 02 tháng nếu vụ án phức tạp.
- Toà án đưa vụ án ra xét xử: Thời hạn là 01 tháng kể từ ngày có quyết định, Toà án sẽ mở phiên toà giải quyết.
Ngoài ra, nếu có cách yếu tố khiến phiên toà bị hoãn, tạm ngừng thì thời gian này là không quá 01 tháng kể từ ngày có các quyết định này.
Do đó, thông thường, thời gian giải quyết vụ án khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại là khoảng 06 tháng; nếu có tình tiết phức tạp hơn thì có thể kéo dài không quá 07 tháng.
3. Bán hàng kém chất lượng, bị phạt thế nào?
3.1 Phạt hành chính
Căn cứ Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
STT |
Hành vi |
Mức phạt |
Giả giá trị sử dụng, công dụng (Điều 9) |
||
1 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 03 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng |
01 - 03 triệu đồng |
2 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng |
03 - 05 triệu đồng |
3 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 10 -dưới 20 triệu đồng |
05 - 10 triệu đồng |
4 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng |
10 - 30 triệu đồng |
5 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 30 -dưới 50 triệu đồng |
30 - 50 triệu đồng |
6 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên |
50 - 70 triệu đồng |
Giả mạo nhãn/bao bì hàng hoá (Điều 11) |
||
1 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị dưới 03 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp dưới 05 triệu đồng |
01 - 03 triệu đồng |
2 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 05 - dưới 10 triệu đồng |
03 - 05 triệu đồng |
3 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 10 -dưới 20 triệu đồng |
05 - 10 triệu đồng |
4 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 20 - dưới 30 triệu đồng |
10 - 20 triệu đồng |
5 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 30 -dưới 50 triệu đồng |
20 - 30 triệu đồng |
6 |
- Hàng giả tương đương hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc - Thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên |
30 - 50 triệu đồng |
3.2 Chịu trách nhiệm hình sự
Ngoài bị xử phạt hành chính, việc buôn bán hàng giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.
Cụ thể:
Khung |
Mức phạt |
Hành vi |
1 |
- 01 - 05 năm, hoặc - Phạt tiền từ 100 triệu - 01 tỷ đồng |
- Hàng giả tương đương hàng thật hoặc giá trị của hàng giả từ 30 - dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính hoặc chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm - Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ từ 31% - 60% - Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 100 triệu đồng - Gây thiệt hại về tài sản từ 100 - dưới 500 triệu đồng. |
2 |
05 - 10 năm |
- Có tổ chức. - Có tính chất chuyên nghiệp. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa trị giá từ 150 - dưới 500 triệu đồng. - Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng. - Làm chết người. - Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ từ 61% trở lên. - Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ cho hai người mà tổng tỷ lệ từ 61% - 121%. - Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng. - Buôn bán qua biên giới. - Tái phạm nguy hiểm. |
3 |
07 - 15 năm |
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng trở lên. - Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên. - Làm chết 02 người trở lên. - Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ cho hai người mà tổng tỷ lệ từ 121% trở lên. - Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên. |
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.