Cách tính tiền điện, nước nhà trọ theo quy định mới

Ngoài tiền thuê nhà, những người ở trọ hiện nay còn phải gánh thêm chi phí điện, nước do chủ nhà tự đặt ra với mức cao khó chấp nhận. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ mà người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi.


Cách tính tiền điện nhà trọ theo quy định mới

Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1062/QĐ-BTC với bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt mới như sau:

Định mức sử dụng điện

Giá bán lẻ điện

(đồng/kWh)

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.728

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.786

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

2.074

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.612

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.919

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

3.015

Theo Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT, sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT, tiền điện sinh hoạt tại các nhà trọ được tính như sau:

(1) Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, chỉ ký 01 hợp đồng mua bán điện duy nhất. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện của người thuê nhà.

(2) Trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức.

(3) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê không phải là một hộ gia đình):

- Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng:

  • Chủ nhà không thể kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
  • Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện: Cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể:

    + 01 người được tính là 1/4 định mức.

    + 02 người được tính là 1/2 định mức.

    + 03 người được tính là 3/4 định mức.

    + 04 người được tính là 01 định mức.

Khi có thay đổi số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Ví dụ về cách tính tiền điện:

Một phòng trọ có 04 người, tiêu thụ 200kWh/tháng. Tiền điện được tính như sau: 50kWh đầu (bậc 1) có giá là 1.728 đồng/kWh, tức 86.400 đồng; 50kWh tiếp theo (bậc 2) có giá là 1.786 đồng/kWh, tức 89.300 đồng; 100kWh tiếp theo (bậc 3) có giá là 2.074 đồng/kWh, tức 207.400 đồng.

Tổng tiền điện trong tháng của phòng trọ này là: 86.400 đồng + 89.300 đồng + 207.400 đồng = 383.100 đồng (chưa gồm thuế VAT).

Cách tính tiền điện, nước nhà trọ theo quy định mới

Cách tính tiền nước nhà trọ mới nhất

Khác với tiền điện, tiền nước được áp dụng theo quy định riêng của từng địa phương. Cụ thể như:

- Tại Hà Nội:

Theo Quyết định 38/2013/QĐ-UBND, giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường được tính như sau:

  • 10 m3 đầu tiên: 5.973 đồng/m3

  • Từ trên 10 m3 đến 20 m3: 7.052 đồng/m3

  • Từ trên 20 m3 đến 30 m3: 8.669 đồng/m3

  • Trên 30 m3: 15.929 đồng/m3

- Tại TP. Hồ Chí Minh:

Theo Quyết định 25/2019/QĐ-UBND, giá nước sạch sinh hoạt chưa có thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường được tính như sau:

  • Đến 4m3/người/tháng: 6.700 đồng/m3 (riêng hộ nghèo và cận nghèo là  6.300 đồng/m3)

  • Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng: 12.900 đồng/m3

  • Trên 6m3/người/tháng: 14.400 đồng/m3

Có thể thấy, pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ. Nếu thu tiền điện cao hơn quy định, chủ trọ có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã chiếm đoạt theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Trên đây quy định về cách tính tiền điện, nước nhà trọ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Giải mã ký hiệu đất SKC, SKK, SKX, TMD? Có bị thu hồi không?

Giải mã ký hiệu đất SKC, SKK, SKX, TMD? Có bị thu hồi không?

Giải mã ký hiệu đất SKC, SKK, SKX, TMD? Có bị thu hồi không?

Mỗi loại đất đều mang ký hiệu riêng và được thể hiện trên bản đồ địa chính. Tìm hiểu về ký hiệu các loại đất sẽ giúp người đọc nắm rõ được mục đích sử dụng của loại đất đó. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giải mã ký hiệu đất SKC, SKK, SKX, TMD.