Quyết định 862/QĐ-BCT 2016 áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời

thuộc tính Quyết định 862/QĐ-BCT

Quyết định 862/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:862/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Quốc Khánh
Ngày ban hành:07/03/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 23/3, áp thuế tự vệ tạm thời 23,3% với phôi thép

Từ ngày 22/03/2016, mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau sẽ được áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/03/2016 của Bộ Công Thương về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Trong đó, mức thuế tự vệ tạm thời 23,3% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng đối với phôi thép hợp kim và không hợp kim nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS 7207.11.00, 7207.19.00, 7207.20.29, 7207.20.99 và 7224.90.00. Mức thuế tự vệ tạm thời 14,2% được áp dụng với mặt hàng thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (bao gồm thép cuộn và thép thanh được làm từ phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam) dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Biện pháp tự vệ tạm thời nêu trên được áp dụng đến hết ngày 07/10/2016; trường hợp Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, biện pháp tự vệ tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực. Thông tin chi tiết về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài được quy định tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/03/2016.

Xem chi tiết Quyết định862/QĐ-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
Số: 862/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016
 
 
-----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Ngoại giao; Thông tin và Truyền Thông;
- Tổng cục Hải quan;
- Vụ CST (Bộ Tài chính);
- Bộ trư
ng Vũ Huy Hoàng;
- Các Thứ trưởng;
- Các Cục/Vụ: CNNg, XNK, ĐB, PC, TC;
- Lưu: VT, QLCT (04).
KT. BỘ TRƯNG
THỨ TRƯỞNG





Trần
Quốc Khánh
 
THÔNG BÁO
V/V TIẾN HÀNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ TẠM THỜI
(Kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07 tháng 3 năm 20
16 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
 
 
Theo quy định của Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam và Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài, mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể như sau:
Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau.
Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời bao gồm phôi thép hp kim và không hợp kim và các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim bao gồm thép cuộn và thép thanh được làm từ phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Các sản phẩm phôi thép và thép dài có đặc Điểm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời:
(1) Các phôi bằng thép hợp kim không phải là thép không gỉ, không có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng lớn hơn 2 lần chiều dày, có kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày <100mm hoặc="">180mm;
(2) Các Phôi thép hp kim không phải là thép không gỉ chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%;
(3) Thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14 mm;
(4) Thép chứa một trong các nguyên tố chứa hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%.
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng phôi thép và thép dài, để được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, khi nhập khẩu hàng hóa cần cung cấp cho cơ quan hải quan các giấy tờ phù hợp để chứng minh hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các tiêu chí được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ như trên.
Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mức thuế cụ thể như sau:
3.1. Mức thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép
Mức thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép là 23,3% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS cụ thể như sau:

STT
Mã HS
Mô tả
7207
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
1
7207.11.00
- - Mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày
2
7207.19.00
- - Loại khác
7207.20
- Có hàm lượng carbon từ 0,25% trở lên tính theo trọng lượng
3
7207.20.29
 - - - - Loại khác
4
7207.20.99
 - - - - Loại khác
7224
Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.
5
7224.90.00
- Loại khác
3.2. Mc thuế tự vệ tạm thời đối với thép dài
Mức thuế tự vệ tạm thời đối với thép dài là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS cụ thể như sau:

STT
Mã HS
Mô tả
7213
Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
1
7213.10.00
- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán
2
7213.91.20
 - - - Thép cốt bê tông
7214
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán.
7214.20
- Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán hoặc xoắn sau khi cán:
- - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng:
- - - Có mặt cắt ngang hình tròn:
3
7214.20.31
- - - - Thép cốt bê tông
4
7214.20.41
- - - - Thép cốt bê tông
7227
Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.
5
7227.90.00
- Loi khác
7228
Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bng thép hợp kim hoặc không hợp kim
7228.30
- Dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn:
6
7228.30.10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn
9811
 
7
9811.00.00
Thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo và/hoặc Crôm trừ chủng loại thép cán phẳng được cán nóng.
Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau, ngoại trừ các nước đang phát triển và kém phát triển có lượng xuất khẩu vào Việt Nam không quá 3% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ. Danh sách các quốc gia/vùng lãnh thđược miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được liệt kê tại Ph lc 1 của Thông báo này.
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng phôi thép và thép dài, để được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời như trên, khi nhập khẩu hàng hóa cần phải cung cấp cho cơ quan hải quan các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), trên đó ghi rõ hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia/vùng lãnh thcó trong danh sách tại Phụ lục 1 của Thông báo này;
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Mill-test certificate) do nhà sản xuất sản phẩm đặt tại các quốc gia/vùng lãnh thổ có trong danh sách tại Phụ lục 1 của Thông báo này ban hành.
Biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, tức là từ ngày 22/3/2016.
Biện pháp tạm thời được áp dụng trong Khoảng thời gian không vượt quá 200 ngày kể từ ngày có hiệu lực, tức là đến hết ngày 07/10/2016. Biện pháp tự vệ tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Trong trường hợp Quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho thấy việc thi hành biện pháp tự vệ tạm thời là chưa cần thiết hoặc mức thuế tự vệ cuối cùng thấp hơn mức thuế tự vệ tạm thời đã áp dụng thì Khoản chênh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên những thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích như trên trong vụ việc này, Cơ quan Điều tra đánh giá như sau:
- Ngành sản xuất trong nước là tập hợp những doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép dài trong nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả toàn ngành.
- Hàng hóa được sản xuất trong nước là hàng hóa tương tự của hàng hóa nhập khẩu.
- Khối lượng phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam tăng cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn Điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước đã chịu thiệt hại nghiêm trọng như giảm thị phần, công suất, doanh thu, lợi nhuận, nhân công, tồn kho tăng trong giai đoạn 2012- 2015, đặc biệt là năm 2015.
- Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
- Việc khng hoảng kinh tế tại Trung Quốc trong thời gian qua và sự dư thừa công suất cũng như sản lượng thực tế kết hợp với lượng tồn kho lớn của các sản phẩm thép của Trung Quốc; và việc một số quốc gia áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu được xem là “những diễn biến không lường trước” và là nguyên nhân lý giải sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Báo cáo sơ bộ (bản tóm tắt) của Cơ quan Điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương) được thể hiện tại Phụ lục 2 của Thông báo này.
Để ban hành Kết luận cuối cùng về vụ việc, Cơ quan Điều tra sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập chứng cứ, tài liệu nhằm đánh giá tổng thvề vụ việc. Cơ quan Điều tra sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan đến vụ việc trước khi kết thúc Điều tra. Thời gian tiến hành phiên tham vấn sẽ được thông báo cho các bên liên quan 30 ngày trước khi diễn ra phiên tham vấn. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên tham vấn, các bên liên quan phải gửi văn bản đăng ký tham gia phiên tham vấn cho Cơ quan Điều tra, trong đó nêu rõ những vấn đề cần tham vấn kèm theo lập luận bằng văn bản.
Các bên liên quan không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn. Nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của họ liên quan đến biện pháp tự vệ vẫn được bảo đảm.
Thông tin về quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).
Mọi thông tin liên lạc và bình luận xin gửi về:
Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 4) 222.05002 (Máy lẻ: 1035) (Chị Phan Mai Quỳnh)
Fax: (+84 4) 222.05003
Email: quynhpm@moit.gov.vn; hoặc ninhtt@moit.gov.vn.
 
(Kèm theo Thông báo về việc tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
Kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BCTngày 07 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
 
1. Tiểu vùng Sahara - Châu Phi

Angola
Madagascar
Nigeria
Benin
Malawi
Rwanda
Botswana
Mali
Sao Tome and Principe
Burkina Faso
Mauritania
Senegal
Burundi
Mauritius
Sierra Leone
Cabo Verde
Mozambique
Somalia
Cameroon
Namibia
South Africa
Central African Republic
Niger
South Sudan
Chad
Gabon
Sudan
Comoros
Gambia, The
Swaziland
Congo, Dem. Rep.
Ghana
Tanzania
Congo, Rep.
Guinea
Togo
Cote d'Ivoire
Guinea-Bissau
Uganda
Eritrea
Kenya
Zambia
Ethiopia
Lesotho
Zimbabwe
 
Liberia
 
2. Châu Á - Thái Bình Dương

American Samoa
Myanmar
Cambodia
Palau
Fiji
Papua New Guinea
Indonesia
Philippines
Kiribati
Samoa
Korea, Dem. Rep.
Solomon Islands
Lao PDR
Thailand
Malaysia
Timor-Leste
Marshall Islands
Tonga
Micronesia, Fed. Sts.
Tuvalu
Mongolia
Vanuatu
3. Châu Âu và Trung Á

Albania
Macedonia, FYR
Armenia
Moldova
Azerbaijan
Montenegro
Belarus
Romania
Bosnia and Herzegovina
Serbia
Bulgaria
Tajikistan
Georgia
Turkey
Kazakhstan
Turkmenistan
Kosovo
Ukraine
Kyrgyz Republic
Uzbekistan
4. Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê

Belize
Guyana
Bolivia
Haiti
Brazil
Honduras
Colombia
Jamaica
Costa Rica
Mexico
Cuba
Nicaragua
Dominica
Panama
Dominican Republic
Paraguay
Ecuador
Peru
El Salvador
St. Lucia
Grenada
St. Vincent and the Grenadines
Guatemala
Suriname
5. Trung Đông và Bắc Phi

Algeria
Libya
Djibouti
Morocco
Egypt, Arab Rep.
Syrian Arab Republic
Iran, Islamic Rep.
Tunisia
Iraq
West Bank and Gaza
Jordan
Yemen, Rep.
Lebanon
 
6. Nam Á

Afghanistan
Maldives
Bangladesh
Nepal
Bhutan
Pakistan
India
Sri Lanka
 
(Kèm theo Thông báo về việc tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
Kèm theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
 
BÁO CÁO SƠ BỘ
(Bản tóm tắt công khai)
 
1. Tng quan vvụ việc
Ngày 15 tháng 12 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Cơ quan Điều tra) - Bộ Công Thương nhận được Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hồ sơ), có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 (sau đây gọi tắt là Hàng hóa bị Điều tra), của 4 nhà sản xuất thép trong nước gồm Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Thép Việt Ý.
Ngày 18 tháng 12 năm 2015, Cơ quan Điều tra đã ban hành công văn 1120/QLCT-P2 xác nhận Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa bị Điều tra.
Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Cơ quan Điều tra đã gửi Bản câu hỏi Điều tra cho các bên liên quan. Thời hạn trả lời Bản câu hỏi Điều tra là 30 ngày kể từ ngày gửi Bản câu hỏi Điều tra, tức là trước 17h00 ngày 29 tháng 01 năm 2016. Ngoài ra, căn cứ theo đề nghị của một số doanh nghiệp liên quan, Cơ quan Điều tra đã xem xét việc gia hạn thời gian trả lời Bản câu hỏi Điều tra đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
Trên cơ sở xem xét, nghiên cứu thông tin từ các Bản trả lời câu hỏi Điều tra do các bên liên quan cung cấp, từ ngày 29 tháng 01 đến ngày 23 tháng 02 năm 2016, Cơ quan Điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự và hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước.
Theo quy định, các doanh nghiệp được gửi Bản câu hỏi Điều tra nhưng không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ bị coi là không hợp tác. Cơ quan Điều tra không xem xét các thông tin cung cấp bởi các Bên liên quan không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ.
2. Kết luận sơ bộ về tác động giá của hàng hóa nhập khẩu
Để phân tích tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu, Cơ quan Điều tra đã tiến hành tính toán giá bán của hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Việt Nam và so sánh với giá bán của hàng hóa trong nước (giá xuất xưởng) dựa trên số liệu do Tổng cục Hải quan cung cấp và Bản trả lời câu hỏi của các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất trong nước.
Giá bán hàng hóa nhập khẩu sẽ được tính dựa trên giá nhập khẩu bình quân (đã bao gồm thuế nhập khẩu) cộng với các chi phí nhập khẩu do các nhà nhập khẩu cung cấp. Cơ quan Điều tra đã dựa trên số liệu về lượng và trị giá nhập khẩu (đã bao gồm giá trị thuế nhập khẩu) do Tổng Cục hải quan cung cấp để tính toán giá nhập khẩu bình quân của hàng hóa bị Điều tra. Dựa trên phương pháp tính toán như trên, Cơ quan Điều tra đã tiến hành phân tích các tác động về giá của sản phẩm phôi thép và thép dài, cụ thể như sau:
2.1. Phôi thép
Về tác động ép giá, trong 3 năm từ 2012 - 2014, giá bán hàng hóa trong nước có xu hướng giảm, với tốc độ giảm chậm dần. Giá bán trong năm 2014 của hàng hóa trong nước có xu hướng giữ ở mức tương đối ổn định và chỉ giảm nhẹ trong khi đó giá bán của hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm tương đối nhanh. Chính vì vậy, nếu như năm 2012 và 2013, giá bán của hàng hóa nhập khẩu vẫn còn cao hơn giá bán trong nước, đến năm 2014 giá bán của hàng hóa nhập khẩu đã bắt đầu thấp hơn giá bán trong nước.
Tuy nhiên đến năm 2015, giá bán hàng nhập khẩu bất ngờ giảm nhanh và mạnh hơn với mức giảm là gần 30% (tốc độ giảm nhanh nhất trong giai đoạn 2012 - 2015), và Điều này đã gây sức ép lớn tới giá bán của hàng hóa trong nước. Mặc dù trong năm 2015, giá bán trong nước đã giảm đi đáng kể trước sức ép của hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên vẫn cao hơn so với giá bán của hàng hóa nhập khẩu. Điều này đã cho thấy tác động ép giá của hàng hóa nhập khẩu đối với giá bán hàng hóa trong nước.
Về tác động kìm giá, trong 3 năm từ 2012 - 2014, giá bán trong nước biến động theo xu hướng chung đó là chi phí sản xuất có xu hướng giảm nhanh hơn so với giá bán trong nước. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi đột ngột vào năm 2015, trong khi chi phí sản xuất trong nước chỉ giảm nhẹ so với năm 2014, giá bán trong nước đã phải giảm rất sâu. Với mức giảm đó, có thể thấy giá bán trong nước so với chi phí sản xuất có mức chênh lệch rất ít trong năm 2015, và các doanh nghiệp sản xuất trong nước hầu như không có lãi. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành sản xuất trong nước trong năm 2015. Theo như phân tích trên, Cơ quan Điều tra xác định có hiện tượng kìm giá đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
2.2. Thép dài
Trong 3 năm từ 2012 - 2014, giá bán hàng hóa trong nước có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó giá bán của hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm tương đối nhanh. Vì vậy, mặc dù năm 2012 giá bán của hàng hóa nhập khẩu vẫn còn cao hơn giá bán trong nước, đến năm 2013 và 2014, giá bán của hàng hóa nhập khẩu đã bắt đầu thấp hơn giá bán trong nước.
Đến năm 2015, giá bán hàng nhập khẩu bất ngờ giảm nhanh hơn với mức giảm là hơn 20% và cũng là năm có tốc độ giảm nhanh nhất trong giai đoạn 2012 - 2015. Trước sức ép mạnh của hàng nhập khẩu trong năm 2015, giá bán hàng hóa trong nước cũng đã giảm sâu để có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên giá bán hàng hóa sản xuất trong nước vẫn cao hơn so với giá hàng hóa nhập khẩu. Điều này đã cho thấy tác động ép giá của hàng hóa nhập khẩu đối với giá bán hàng hóa trong nước.
Đối với tác động kìm giá, trong 3 năm từ 2012 - 2014, giá bán trong nước biến động theo xu hướng chung đó là chi phí sản xuất có xu hướng giảm nhanh hơn so với giá bán trong nước. Trái ngược với xu hướng này, năm 2015 trong khi chi phí sản xuất trong nước chỉ giảm nhẹ so với năm 2014, giá bán trong nước đã giảm mạnh tới gần 25%. Với mức giảm giá bán nhanh hơn chi phí sản xuất đã cho thấy những khó khăn và áp lực cạnh tranh của Ngành sản xuất trong nước để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
3. Kết luận sơ bộ về gia tăng tương đối và tuyệt đối của hàng nhập khẩu so với hàng hóa sản xuất trong nước
Về mặt tuyệt đối, theo số liệu nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu phôi thép vào Việt Nam tăng liên tục từ 348,872 tấn năm 2013 lên đến 592,033 tấn năm 2014 (tăng 69.70%) và tăng đến mức 1,885,981 tấn năm 2015 (tăng 218% so với năm 2014 và tăng 440% so với năm 2013). Đối với thép dài, có thể thấy rằng, lượng nhập khẩu vào Việt Nam tăng liên tục từ 387,448 tấn năm 2012 lên đến 665,679 tấn năm 2013; tăng tiếp tục lên mức 872,119 tấn năm 2014 và tăng đến mức 1,282,090 tấn năm 2015 (tăng 231% so với năm 2012).
Về mặt tương đối, trong giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ gia tăng của phôi thép nhập khẩu luôn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lượng bán hàng trên thị trường nội địa của ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt trong năm 2015, tốc độ gia tăng phôi thép nhập khẩu từ các quốc gia/vùng lãnh thổ là 218% trong khi tổng lượng bán hàng trên thị trường nội địa của ngành sản xuất trong nước chỉ tăng [5-10] % so với năm trước, dẫn đến việc hàng hóa nhập khẩu tăng tương đối hơn 200% so với hàng hóa bán ra của ngành sản xuất trong nước trên thị trường nội địa.
Đối với thép dài, trong giai đoạn 2012 - 2015, tốc độ gia tăng lượng nhập khẩu thép dài luôn cao hơn so với tốc độ gia tăng lượng bán hàng nội địa của ngành sản xuất trong nước. Cụ thể, tốc độ gia tăng bán hàng nội địa của ngành sản xuất trong nước đạt cao nhất là năm 2015 ở mức [15-25] % so với năm 2014, trong khi tổng lượng thép dài nhập khẩu năm 2015 tăng đến mức 47.01% so với năm 2014, dẫn đến tốc độ gia tăng hàng nhập khẩu tăng tương đối hơn 20% so với tốc độ gia tăng lượng bán hàng nội địa của ngành sản xuất trong nước.
4. Kết luận sơ bộ về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Theo quy định tại Điều 4.2 Hiệp định về các biện pháp tự vệ, khi xem xét thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan Điều tra đánh giá tất cả các yếu tố như: thị phần, sự thay đổi về bán hàng, sản xuất, năng suất, năng suất sử dụng, lợi nhuận, lỗ và việc làm. Sau khi xem xét và phân tích các yếu tố trên, Cơ quan Điều tra kết luận sơ bộ như sau:
- Giá hàng hóa nhập khẩu đã gây ra tác động ép giá và kìm giá đối với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
- Sản lượng sản xuất của phôi thép có sự gia tăng nhẹ trong năm 2015 nhưng tốc độ tăng trưởng giảm rõ rệt so với các năm trước
- Công suất sử dụng của ngành phôi thép tăng trong giai đoạn 2012-2014 nhưng đã giảm mạnh trong năm 2015,
- Lượng bán hàng phôi thép có sự gia tăng trong năm 2015, tuy nhiên, tốc độ này vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng cầu trong nước.
- Tương tự như phôi thép, đối với mặt hàng thép dài, mặc dù ngành sản xuất trong nước có sự gia tăng về lượng bán hàng, tuy nhiên tốc độ này vẫn thấp hơn so mới mức tăng của lượng tiêu thụ trên thị trường.
- Tình hình tồn kho của phôi thép và thép dài diễn biến rất phức tạp và đặc biệt nghiêm trọng năm 2015. Lượng tồn kho phôi thép năm 2015 tăng 37% so với năm 2014, trong khi đó lượng tồn kho thép dài tăng 39% so với năm 2014, chiếm gần 10% tổng lượng sản xuất của toàn ngành năm 2015.
- Thị phần của mặt hàng phôi thép và thép dài đã liên tục giảm trong giai đoạn 2013-2015 và giảm xuống thấp nhất vào năm 2015. Trong khi đó thị phần của hàng nhập khẩu lại tăng liên tục trong giai đoạn 2012-2015.
- Mặc dù lượng bán hàng trong nước của phôi thép và thép dài đều tăng lên trong năm 2015, nhưng doanh thu bán hàng năm 2015 vẫn giảm so với năm 2014.
- Đối với chỉ số về lợi nhuận, các nhà sản xuất phôi thép đã lỗ mạnh trong năm 2015, mặc dù trước đó, năm 2014 vẫn có lợi nhuận. Riêng với thép dài, lợi nhuận năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014 cũng như so với cả giai đoạn 2012-2014.
- Số lượng người lao động tăng đều qua các năm từ 2012-2014, tuy nhiên, năm 2015, bắt đầu có dấu hiệu giảm nhẹ trong đối với cả ngành phôi thép và thép dài.
- Bên cạnh đó, một số chỉ số chưa cho thấy thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước: sản lượng sản xuất của thép dài, công suất sử dụng của thép dài và chỉ số về tiền lương.
Như vậy, xét một cách tổng thể, hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất trong nước không có nhiều biến động và tương đối ổn định trong giai đoạn 2011-2014. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015, qua việc phân tích các chỉ số đánh giá thiệt hại đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước đều đã sụt giảm rất rõ ràng, Điều này cho thấy ngành sản xuất trong nước đã phải đối mặt với thiệt hại nghiêm trọng.
5. Kết luận sơ bộ về mối quan hệ nhân quả
Từ các thông tin, chứng cứ Cơ quan Điều tra thu thập được và những phân tích, đánh giá nêu trên cho thấy có mối liên quan khá rõ ràng của việc hàng nhập khẩu thuộc gia tăng đột biến và thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước, cụ thể như sau:
- Thị phần của ngành sản xuất trong nước đối với cả phôi thép và thép dài đều sụt giảm tương ứng với thị phần gia tăng của hàng nhập khẩu;
- Lượng cầu của toàn thị trường tăng đều trong giai đoạn 2012-2014 và đặc biệt tăng khá mạnh trong năm 2015, tuy nhiên lượng sản xuất trong nước đối với thép dài chỉ tăng tương ứng với lượng tăng cầu, trong khi đó lượng sản xuất phôi thép trong nước thậm chí còn tăng thấp hơn mức độ tăng của tổng cầu, chứng tỏ lượng cầu trên thị trường không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
- Trong giai đoạn 2012-2015, năng suất lao động của cả sản xuất phôi thép và thép dài đều tăng cao, cho thấy không phải thiệt hại của ngành sản xuất trong nước đến từ năng suất lao động kém;
- Xuất khẩu thép của ngành sản xuất trong nước tương đối ổn định trong giai đoạn 2012-2015 và chỉ chiếm [3-6] % doanh thu của tất cả các nhà sản xuất trong nước. Như vậy xuất khẩu không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước;
- Các yếu tố khác như khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm... của ngành sản xuất trong nước đều ổn định trong thời gian qua và không ảnh hưởng gì đến thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, nhập khẩu gia tăng nhanh và đột biến là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước đối với cả sản xuất phôi thép và thép dài.
6. Kết luận sơ bộ về các diễn biến không lường trước
Việc khủng hoảng kinh tế tại Trung Quốc trong thời gian qua và sự dư thừa công suất cũng như sản lượng thực tế kết hợp với lượng tồn kho lớn của các sản phẩm thép của Trung Quốc;
Trong năm 2015 Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã liên tục phá giá đồng nhân dân tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Giá các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng rẻ đi tương đối so với các nước khác, dẫn đến khó khăn cho ngành sản xuất nói chung và ngành thép nói riêng trong việc cạnh tranh thép xuất khẩu của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc một số quốc gia áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu được xem là “những diễn biến không lường trước” và là nguyên nhân lý giải sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được
Như các thông tin đã nêu trong Mục trên, hàng hóa nhập khẩu gia tăng đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Điều này được thể hiện qua sự sụt giảm thị phần, lợi nhuận, công suất, nhân công và sự gia tăng hàng tồn kho. Đặc biệt, sự sụt giảm này được thể hiện rõ rệt trong năm 2015 và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nếu tình hình này tiếp diễn, ngành sản xuất phôi thép và thép dài trong nước sẽ không tránh khỏi việc tiếp tục bị mất thị phần khiến doanh thu, lợi nhuận giảm và sản xuất bị đình đốn.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Decision No. 862/QD-BCT datedMarch 07, 2016 of the Ministry of Industry and Trade onapplication of temporary safeguard measures

Pursuant to the Ordinance No. 42/2002/PL-UBTVQH10 dated May 25, 2002 of the Standing Committee of the National Assembly on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 150/2003/ND-CP dated December 08, 2003 detailing the implementation of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2012/ND-CP dated November 12, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Decision No. 848/QD-BCT dated February 05, 2013 of the Minister of Industry and Trade defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Vietnam Competition Authority (VCA);

At the request of the Director General of the Vietnam Competition Authority,

DECIDES:

Article 1.Temporary safeguard measures shall apply to the import of steel blanks and long steels from different countries/territories into Vietnam with contents detailed in the Notice enclosed to this Decision.

Article 2.Procedures for applying temporary safeguard measures shall comply with the law on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam.

Article 3.This Decision takes effect after 15 days as of the signing date.

Article 4.The General Director of Vietnam Competition Authority and Heads of relevant units/parties are responsible for executing this Decision.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Quoc Khanh

 

 


NOTICE

OF THE ENFORCEMENT OF TEMPORARY SAFEGUARD MEASURES
(Enclosed to Decision No. 862/QD-BCT dated March 07, 2016 of the Minister of Industry and Trade)

Pursuant to the Ordinance No. 42/2002/PL-UBTVQH10 dated May 25, 2002 of the Standing Committee of the National Assembly on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam and the Government’s Decree No. 150/2003/ND-CP dated December 08, 2003 detailing the implementation of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam, the Ministry of Industry and Trade does announce detailed contents of applying temporary safeguard measures against the import of steel blanks and long steels with HS codes: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 into Vietnam. To be specific:

1.Basic information

On December 25, 2015, the Ministry of Industry and Trade has promulgated the Decision No. 14296/QD-BCT on investigation into the safeguard measures against the import of steel blanks and long steels from different countries/territories into Vietnam.

2. Imported products against which temporary safeguard measures are applied

Imported products against which temporary safeguard measures are applied include alloy and non-alloy steel blanks, and alloy and non-alloy long steel products, including coils and bars of steel that are made of steel blanks, imported into Vietnam with the following HS codes: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.

Steel blanks and long steel products that have the following specifications shall not apply temporary safeguard measures:

(1) Alloy steel blanks, which are not stainless steel, do not have rectangular (and square) cross-section, have a width exceeding twice of the thickness and average dimensions of width and thickness not exceeding 100mm or exceeding 180mm;

(2) Alloy steel blanks, which are not stainless steel containing one of the following elements in the specified proportions (%) as follows: C > 0.37%; Si > 0.60%; Cr > 0.60%; Ni > 0.60%; Cu > 0.60%;

(3) Plain round bars of steel whose nominal diameter exceeds 14 mm;

(4) Steel products that contain one of the following elements in the specified proportions (%) as follows: C > 0.37%; Si > 0.60%; Cr > 0.60%; Ni > 0.60%; Cu > 0.60%.

For being exempted from temporary safeguard measures, importers of steel blanks and long steel products must provide documents proving that their imported products have satisfied specifications for being exempted from temporary safeguard measures as stated above to the customs authorities.

3.Temporary safeguard tax rates

The Ministry of Industry and Trade shall impose temporary safeguard measures under form of import surcharges on imports into Vietnam, against which temporary safeguard measures are applied with specific tax rates as follows:

3.1. Temporary safeguard tax rate applicable to steel blanks

The temporary safeguard tax rate imposed on steel blanks shall be23.3%and apply under form of import surcharges to products imported to Vietnam with specific HS codes as follows:

No.

HS code

Description

7207

Semi-finished products of iron or non-alloy steel

1

7207.11.00

- -Of rectangular (including square) cross-section, the width measuring less than twice the thickness

2

7207.19.00

- -Other

7207.20

-Containing by weight 0.25% or more of carbon

3

7207.20.29

 - - - - Other

4

7207.20.99

 - - - - Other

7224

Other alloy steel in ingots or other primary forms; semi-finished products of other alloy steel.

5

7224.90.00

-Other

3.2. Temporary safeguard tax rate applicable to long steel products

The temporary safeguard tax rate applicable to long steel products shall be14.2%and apply under form of import surcharge to products imported to Vietnam with specific HS codes as follows:

No.

HS code

Description

7213

Bars and rods, hot-rolled, in irregularly wound coils, of iron or non-alloy steel.

1

7213.10.00

-Containing indentations, ribs, grooves or other deformations produced during the rolling process

2

7213.91.20

 - - - Of a kind used for concrete reinforcement (rebars)

7214

Other bars and rods of iron or non-alloy steel, not further worked than forged, hot-rolled, hot-drawn or hot-extruded, but including those twisted after rolling.

7214.20

-Containing indentations, ribs, grooves or other deformations produced during the rolling process or twisted after rolling:

- -Containing by weight less than 0.6% of carbon:

- - - Of circular cross-section:

3

7214.20.31

- - - - Of a kind used for concrete reinforcement (rebars)

4

7214.20.41

- - - - Of a kind used for concrete reinforcement (rebars)

7227

Bars and rods, hot-rolled, in irregularly wound coils, of other alloy steel.

5

7227.90.00

-Other

7228

Other and rods of other alloy steel; angles, shapes and sections, of other alloy steel; hollow drill bars and rods, of alloy or non-alloy steel

7228.30

-Other bars and rods, not further worked than hot-rolled, hot-drawn or extruded:

6

7228.30.10

- -Of circular cross-section

9811

 

7

9811.00.00

Alloy steel containing Boron and/or Chromium, other than categories of flat-rolled steel products that are hot-rolled.

4. Countries/territories that are exempted from temporary safeguard measures

Pursuant to Article 13 of the Government’s Decree No. 150/2003/ND-CP dated December 08, 2003 detailing the implementation of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam, temporary safeguard measures shall be imposed on products imported from all countries/territories to Vietnam, except for developing countries and less-developed countries whose quantity of products exported to Vietnam does not exceed 3% of total quantity of products imported to Vietnam from all countries/territories. List of countries/territories that are exempted from temporary safeguard measures is stated in the Annex 1 of this Notice.

For being exempted from temporary safeguard measures as stated above, importers of steel blanks and long steel products must provide the documents proving origin of their imported products to the customs authorities, including:

-Certificate of Origin, in which imported products are specified to have origin from countries/territories stated in the Annex 1 of this Notice;

-Mill-test certificate issued by the manufacturer whose production activities occur in countries/territories stated in the Annex 1 of this Notice.

5.Effective date of temporary safeguard measures

Temporary safeguard measures shall begin to take effect after 15 days from the date on which the Ministry of Industry and Trade made the decision on application of temporary safeguard measures; in other words, fromMarch 22, 2016.

6. Duration of temporary safeguard measures

Temporary safeguard measures shall apply for up to 200 days as of its effective date; in other words, untilOctober 07, 2016. Temporary safeguard measures shall also cease to have effect if the Minister of Industry and Trade makes a decision on application of official safeguard measures.

In case the final decision granted by the Minister of Industry and Trade defines that the application of temporary safeguard measures is unnecessary or the last safeguard tax rate is lower than the applied safeguard tax rate, the different amount of such tax shall be returned to the taxpayers as regulated by laws.

7.Grounds for applying temporary safeguard measures

Based on the information provided by relevant parties and the aforesaid analysis on this matter, the investigation authority gives assessments as follows:

-Domestic production sector that is composed of domestic manufacturers of steel blanks and long steel products holds more than 50% of total output of the whole sector.

-Domestically produced goods are like imported products.

-Quantity of steel blanks and long steel products imported to Vietnam manifests the increase in both absolute and relative terms during the investigation.

-Domestic production sector has incurred serious damage such as reduction of market share, capacity, revenue, profit and workforce and increase of inventories in the period 2012 - 2015, especially in 2015.

-The increase of import volume of goods causes serious damage to the domestic production sector.

-The China’s economic crisis during the past period and the excess of production capacity and real output associated with the large amount of Chinese steel inventories; and the event that some countries apply safeguard measures against imported steel blanks and long steel products are considered as “unforeseen developments" and causes of sudden increase of the import volume into Vietnam.

Preliminary report (summary) of the investigation authority (the Vietnam Competition Authority – the Ministry of Industry and Trade) is specified in the Annex 2 of this Notice.

8.Subsequent procedures

For the purpose of bringing this matter into a conclusion, the investigation authority shall continue to work with relevant parties to collect more evidence and documents for carrying out a general assessment on this matter. The investigation authority shall conduct a public hearing with parties related to this matter before the investigation comes into an end. Time of the public hearing shall be informed to concerned parties by 30 days before such public hearing takes place. Concerned parties must send letters of registration for participating in the public hearing to the investigation authority within 10 days before the conducting date of such public hearing, in which questionable matters and written arguments thereof must be specified.

Concerned parties may be absent from the public hearing. If either party is absent from the public hearing, such party’s benefits that accrue from safeguard measures are still ensured.

9.Contact information

The information about the decision on application of temporary safeguard measures against the import of steel blanks and long steel products is available at the website of the Ministry of Industry and Trade (http://www.moit.gov.vn) and the website of the Vietnam Competition Authority (http://www.vca.gov.vn or http://www.qlct.gov.vn).

Concerned information and comments should be sent to:

The Trade Remedies Investigation Division - the Vietnam Competition Authority - the Ministry of Industry and Trade

Address: 25 Ngo Quyen Street, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam

Tel.: (+84 4) 222.05002 (Ext. 1035) (Ms. Phan Mai Quynh)

Fax: (+84 4) 222.05003

Email: quynhpm@moit.gov.vn; or ninhtt@moit.gov.vn.

 

ANNEX 1

(Attached with the Notice of the enforcement of temporary safeguard measures

Enclosed to the Decision No. 862/QD-BCT dated March 07, 2016 of the Minister of Industry and Trade)

1.Sub-Saharan Africa

Angola

Madagascar

Nigeria

Benin

Malawi

Rwanda

Botswana

Mali

Sao Tome and Principe

Burkina Faso

Mauritania

Senegal

Burundi

 Mauritius

Sierra Leone

Cabo Verde

Mozambique

Somalia

Cameroon

Namibia

South Africa

Central African Republic

Niger

South Sudan

Chad

Gabon

Sudan

Comoros

Gambia, The

Swaziland

Congo, Dem. Rep.

Ghana

Tanzania

Congo, Rep.

Guinea

Togo

Cote d Ivoire

Guinea-Bissau

Uganda

Eritrea

Kenya

Zambia

Ethiopia

Lesotho

Zimbabwe

 

Liberia

 

2.Asia Pacific

American Samoa

Myanmar

Cambodia

Palau

Fiji

Papua New Guinea

Indonesia

Philippines

Kiribati

Samoa

Korea, Dem. Rep.

Solomon Islands

Lao PDR

Thailand

 Malaysia

Timor-Leste

Marshall Islands

Tonga

Micronesia, Fed. Sts.

Tuvalu

Mongolia

Vanuatu

3.Europe and Central Asia

Albania

Macedonia, FYR

 Armenia

Moldova

Azerbaijan

Montenegro

Belarus

Romania

Bosnia and Herzegovina

Serbia

Bulgaria

Tajikistan

Georgia

Turkey

Kazakhstan

Turkmenistan

Kosovo

Ukraine

Kyrgyz Republic

Uzbekistan

4.Latin America and Caribbean

Belize

Guyana

Bolivia

Haiti

Brazil

Honduras

Colombia

Jamaica

Costa Rica

Mexico

Cuba

 Nicaragua

 Dominica

Panama

Dominican Republic

Paraguay

Ecuador

Peru

El Salvador

St. Lucia

Grenada

St. Vincent and the Grenadines

Guatemala

Suriname

5.Middle East and North Africa

 Algeria

 Libya

Djibouti

Morocco

Egypt, Arab Rep.

Syrian Arab Republic

Iran, Islamic Rep.

Tunisia

Iraq

West Bank and Gaza

Jordan

Yemen, Rep.

Lebanon

 

6.South Asia

Afghanistan

Maldives

Bangladesh

Nepal

Bhutan

Pakistan

India

Sri Lanka

 

ANNEX 2

(Attached with the Notice of the enforcement of temporary safeguard measures

Enclosed to the Decision No. 862/QD-BCT dated March 07, 2016 of the Minister of Industry and Trade)

PRELIMINARY REPORT

(Public summary)

1. Overview

On December 15, 2015, the Vietnam Competition Authority (referred to as the investigation authority) – the Ministry of Industry and Trade has received the applications for imposition of safeguard measures on the import of steel blanks and long steel products into Vietnam (referred to as the application) with the following HS codes: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 (referred to as products under investigation), submitted by 4 domestic steel manufacturers, including Hoa Phat Steel Joint Stock Company, Southern Steel Company (SSC), Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Corporation (TISCO) and Vietnam Italy Steel Joint Stock Company.

 On December 18, 2015, the investigation authority has promulgated the Official Dispatch No. 1120/QLCT-P2 to confirm that the application is sufficient and valid.

 On December 25, 2015, the Minister of Industry and Trade has signed the Decision No. 14296/QD-BCT to carry out the investigation into safeguard measures against products under investigation.

On December 30, 2015, the investigation authority has sent questionnaires to concerned parties. Time-limit for answering the questionnaire is 30 days as of the sending date of questionnaires; in other words, by 17:00 o clock on January 29, 2016. Moreover, based on suggestions of certain concerned enterprises, the investigation authority has given extension for answering questionnaire to each specific enterprise.

The investigation authority has conducted the on-spot investigation into domestic producers of like and directly competing products from January 29, 2016 to February 23, 2016 on the grounds of consideration and study on information included in questionnaires provided by concerned parties.

Enterprises that have received questionnaires but failed to answer or partially answered the questionnaire are considered as uncooperative as regulated. The investigation authority did not consider information provided by concerned parties who fail in cooperation or give partial cooperation.

2.Preliminary conclusion of effects on price of imported products

For the purpose of carrying out the analysis on effects on price of imported products, the investigation authority has calculated and compared the selling price of imported products on the Vietnam’s market with that of domestically produced goods (ex-factory price) on the grounds of figures provided by the General Department of Vietnam Customs and questionnaire responses of importers and domestic producers.

The selling price of imported products shall be calculated by adding the average import price (including import tax) and import expenses provided by importers. The investigation authority has considered figures of volume and value of imported goods (including import tax amount) provided by the General Department of Vietnam Customs to work out the average import price of products under investigation. The investigation has carried out the analysis on effects on price of steel blanks and long steel products on the grounds of the aforesaid methods of calculation. To be specific:

2.1. Steel blanks

 In terms of price squeeze, the selling price of domestic goods trended to decline at gradual rate in 3 years from 2012 to 2014. In 2014, the selling price of domestic goods trended to keep stable price and slightly declined while the selling price of imported products trended to decline rapidly. Therefore, the selling price of imported products in 2014 started to be lower than that of domestic goods although the selling price of imported products was still higher than that of domestic goods in 2012 and in 2013.

However, the selling price of imported products in 2015 suddenly and rapidly declined by almost 30% (the fastest rate of decline in the period 2012 – 2015) and resulted in causing high pressure on the selling price of domestic goods. Though the domestic selling price in 2015 has significantly declined under the pressure of imported products, it was still higher than the selling price of imported products. Such facts demonstrated that imported products put a squeeze on the selling price of domestic goods.

In terms of price manipulation, the domestic selling price has changed according to the general trend in which production costs trended to decline at a more rapid rate compared to that of the domestic selling price in 3 years from 2012 to 2014. However, this trend has suddenly changed in 2015. Though domestic production costs only declined in a slight rate compared to that in 2014, the domestic selling price deeply nosedived. Such rate of decline showed that there was a very little difference between the domestic selling price and production costs in 2015, and domestic producers almost earned no profit. Such facts caused the influence on business results of domestic production sector in 2015. Based on the aforesaid analysis, the investigation authority uncovered the manipulation of the price of domestic goods.

2.2. Long steel products

The selling price of domestic goods trended to decline insignificantly while the selling price of imported products trended to decline rapidly in 3 years from 2012 to 2014. Therefore, the selling price of imported products in 2013 and in 2014 started to be lower than that of domestic goods although the selling price of imported products in 2012 was still higher than that of domestic goods.

Until 2015, the selling price of imported products suddenly dropped down by more than 20% and this was the fastest rate of decline in the period 2012 – 2015. Under the high pressure of imported products in 2015, the domestic selling price also declined significantly to compete with imported products. However, the selling price of domestic goods was still higher than that of imported products. Such facts demonstrated that imported products put a squeeze on the selling price of domestic goods.

In terms of price manipulation, the domestic selling price has changed according to the general trend in which production costs trended to decline at a more rapid rate compared to that of the domestic selling price in 3 years from 2012 to 2014. Contrary to this trend, domestic production costs in 2015 only declined in a slight rate compared to that in 2014 and the domestic selling price deeply nosedived by nearly 25%. The fact that the rate of decline of the selling price was more rapid than that of production costs showed that the domestic production sector was facing difficulties and pressure on competition with imported products.

3.Preliminary conclusion on relative and absolute increase of imported products compared to domestic goods

In terms of absolute increase, based on import figures provided by the General Department of Vietnam Customs, the volume of imported steel blanks into Vietnam continuously increased from 348,872 metric tons in 2013 to 592,033 metric tons in 2014 (increased by 69.70%) and reached 1,885,981 metric tons in 2015 (increased by 218% compared to that in 2014 and by 440% compared to that in 2013). The volume of imported long steel products into Vietnam also continuously increased from 387,448 metric tons in 2012 to 665,679 metric tons in 2013, and reached 872,119 metric tons in 2014 and 1,282,090 metric tons in 2015 (increased by 231% compared to that in 2012).

In terms of relative increase, the rate of increase of the volume of imported steel blanks was always higher than that of domestic producers’ sales in the domestic market in the period 2013 – 2015. Especially in 2015, the volume of steel blanks imported from countries/territories increased by 218% while domestic producers’ total sales in the local market only increased by [5-10] % compared to that of the previous year, leading to the relative increase of imported products by more than 200% compared to that of domestic producers sales in the domestic market.

The rate of increase of the volume of imported long steel products was always higher than that of domestic producers’ sales in the domestic market in the period 2013 – 2015. The highest rate of increase of domestic producers’ sales in the domestic market reached [15-25] % in 2015 compared to that of 2014 while total volume of imported long steel products in 2015 increased by 47.01% compared to that of 2014, leading to the relative increase of imported products by more than 20% compared to that of domestic producers sales in the domestic market.

4.Preliminary conclusion on damage of domestic production sector

The investigation authority has carried out assessment on all factors, including market share, changes of sales, production, capacity, capacity utilization, profit, loss and employment while the investigation authority carried out the assessment on serious damage or threats causing serious damage to domestic production as regulated in Article 4.2 of the Agreement on safeguard measures. After considering and analyzing the aforesaid factors, the investigation authority came to the preliminary conclusion as follows:

-The price of imported products caused the squeeze and curb on the price of domestic like products;

-The production output of steel blanks increased slightly in 2015 but the growth rate thereof declined considerably compared to that of previous years.

-Steel blank production increased in the period 2012 – 2014 but significantly declined in 2015;

-Sales of steel blanks increased in 2015 but this rate of increase was still lower than the growth rate of total domestic demand.

-In the same way to steel blanks, although domestic producers’ sales of long steel products increased, this rate of increase was still lower than that of consumption volume in the market.

-Buildup of unsold steel blanks and long steel products in 2015 is very serious. Buildup of unsold steel blanks in 2015 increased by 37% compared to that of 2014 while buildup of unsold long steel products increased by 39% compared to that of 2014, accounting for nearly 10% of total production output of the whole sector in 2015.

-The market share of steel blanks and long steel products continuously declined in the period 2013-2015 and fell to the bottom in 2015. But the market share of imported products continuously increased in the period 2012-2015.

-Although domestic producers’ sales of steel blanks and long steel products increased in 2015, sales in 2015 declined in comparison with that in 2014.

-In terms of profits, producers of steel blanks sustained heavy loss in 2015 although they still earned profits in 2014. Profits on long steel products in 2015 significantly declined in comparison with that in 2014 as well as that in the period 2012 – 2014.

-The number of workers increased from 2012 to 2014 but it started to decline slightly in 2015 in the whole sector of steel blanks and long steel products.

-Additionally, certain indexes did not show heavy damage or threads causing serious damage to domestic production sector, including: production output of long steel products, long steels production and wage index.

Thus, in general, business activities of domestic production sector underwent insignificant progress and were relatively stable in the period 2011 - 2014. However, the analysis on indexes for assessing damage demonstrated that all business activities of domestic production sector in 2015 started to decline considerably. This fact showed that the domestic production was facing serious damage.

5.Preliminary conclusion on relationship between cause and effect

The information and evidence collected by the investigation authority and aforesaid analysis and assessment demonstrated the clear relationship between the sudden increase of the volume of imported products and serious damage to the domestic production. To be specific:

-The market share hold by domestic producers of both steel blanks and long steel products declined in proportion to the increasing market share of imported products;

-The quantity demanded of the whole market increased in the period 2012-2014 and significantly increased in 2015. However, the domestic production output of long steel products only increased in proportion to an increase in quantity demanded though the increased of the domestic production output of steel blanks was even lower than that of total demand, proving that the quantity demanded in the market did not cause damage to the domestic production;

-In the period 2012 – 2015, the labour productivity in the production of both steel blanks and long steel products considerably increased, proving that damage to the domestic production were not caused by the poor labour productivity;

-Domestic steel producers’ export volume was relatively stable in the period 2012-2015 and only held about [3-6] % of revenue of all domestic producers. Thus, the export did not cause damage to domestic production;

-Other factors such as science, technology and product quality, etc. of domestic producers were stable during the past period and caused no damage to the domestic production.

As a result, sudden and rapid increase of imported products was the main cause of serious damage to the domestic producers of both steel blanks and long steel products.

6.Preliminary conclusion on unforeseen developments

The China’s economic crisis during the past period and the excess of production capacity and real output associated with the large amount of Chinese steel inventories;

In 2015, the Central Bank of China has continuously devalued the renminbi to enhance the export of China. The price of exported products of China was also relatively cheaper than that of other countries, leading to difficulties of our production industry in general and the steel industry in particular in competition with exported steel products of China.

Additionally, the event that some countries applied safeguard measures against imported steel blanks and long steel products was also considered as “unforeseen developments" and causes of sudden increase of the volume of imported products into Vietnam.

The late enforcement of temporary safeguard measures caused serious and irremediable damage to the domestic producers

According to the information stated in the above parts, the increase of imported products has caused serious damage to domestic producers. This was proved by the decline of the market share, profit, capacity, workforce and the increase of steel inventories. Especially, this decline was significant in 2015 and trended to be more considerable in the next period. If this situation continues, the market share held by domestic producers of steel blanks and long steel products shall continuously fall down, leading decline of revenue and profits and bring production to a standstill.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 862/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất